You are on page 1of 10

(I) Kiến tập kho lẻ:

1. Quy trình cấp phát thuốc:


2. Cách sắp xếp thuốc trong kho:
 Các thuốc trong kho được sắp xếp theo chức năng dược lý.
 Các nhóm thuốc được bố trí sắp xếp theo thứ tự ABC.
 Một số nhóm thuốc có tại kho: thuốc tim mạch, thuốc hô hấp…
 Kho được sắp xếp theo nguyên tắc 3 dễ:
 Dễ thấy.
 Dễ lấy.
 Dễ kiểm tra.
3. Nhiệt độ bảo quản thuốc trong kho:
 Nhiệt độ bảo quản trong kho ≤ 30ºC, độ ẩm ≤ 75%.
 Các thuốc tiêm truyền cần được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2-8ºC.
Một vài loại thuốc được bảo quản lạnh như: Geloplasma, Esmeron....
 Các thiết bị giúp bảo đảm về nhiệt độ và độ ẩm khi bảo quản thuốc: quạt thông
gió, điều hòa không khí, nhiệt kế, ẩm kế...
4. Quản lý và cấp phát thuốc gây nghiện, hướng thần:
 Thuốc gây nghiện, hướng thần cất trong tủ riêng, có chìa khóa (người giữ chìa
khóa với trình độ tối thiểu phải là dược sĩ đại học).
 Quy trình cấp phát thuốc gây nghiện, hướng thần:
 Nhân viên kế toán,viện phí căn cứ vào đơn thuốc hướng thần và thuốc tiền chất
để in bảng kê sử dụng thuốc trên phần mềm VNPT- His.
 Bảng kê phải có đầy đủ chữ kí của nhân viên kế toán, của bệnh nhân (hoặc
ngừời nhà bệnh nhân) và dược sĩ duyệt đơn thuốc trên phần mềm VNPT- His.
 Từ chối duyệt thuốc nếu phát hiện có vấn đề sai sót trong đơn thuốc, phải thông
báo lại với bác sĩ kê đơn, phối hợp với bác sĩ kê đơn trong việc điều chỉnh đơn
thuốc hoặc thay thế thuốc
 Thuốc được soạn theo nội dung in hoặc ghi trên đơn thuốc tổng hợp, gồm: tên
thuốc, số lượng thuốc, số khoản thuốc
 Thuốc sau khi soạn được kiểm lại và cho vào trong bao bì trước khi trao đến
tay bệnh nhân( hoặc người nhà bệnh nhân).
 Hướng dẫn và tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân ( hoặc người nhà bệnh
nhân).
 Sau khi người bệnh nhận thuốc: phải yêu cầu người bệnh kiểm tra lại thuốc
trước khi ra về để trành trường hợp khiếu nại về sau.
5. LASA:
6. Thuốc kiểm soát đặc biệt:
 Thuốc kiểm soát đặc biệt gồm: thuốc hướng thần, thuốc gây nghiện, thuốc tiền
chất, thuốc dạng phối hợp, thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất
thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực.
 Thuốc hướng thần: thuốc không hoặc ít gợi nhớ.
o Chứa một hoặc nhiều dược chất hướng thần hoặc thuốc có chứa dược chất
hướng thần phối hợp với tiền chất dùng làm thuốc.
o Chứa dược chất hướng thần (có hoặc không có dược chất gây nghiện, tiền chất
dùng làm thuốc) phối hợp với dược chất khác không phải là dược chất gây
nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, trong đó nồng độ, hàm
lượng dược chất hướng thần lớn hơn nồng độ, hàm lượng quy định (Phụ lục V
của Thông tư 20/2017/TT-BYT) và nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện
(nếu có) nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV kèm
theo Thông tư 20/2017/TTBYT).
 Thuốc gây nghiện: thuốc gây gợi nhớ và gây cảm giác khó chịu, bức rức khi
không được tiếp ứng kịp thời.
o Chứa một hoặc nhiều dược chất gây nghiện hoặc thuốc chứa dược chất gây
nghiện phối hợp với dược chất hướng thần và có hoặc không có tiền chất dùng
làm thuốc.
o Chứa dược chất gây nghiện (có hoặc không có dược chất hướng thần, tiền chất
dùng làm thuốc) phối hợp với dược chất khác không phải là dƣợc chất gây
nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm
lượng dược chất gây nghiện lớn hơn nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện
lớn hơn nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư
20/2017/TT-BYT).
 Thuốc tiền chất:
o Chứa một hoặc nhiều tiền chất dùng làm thuốc.
o Chứa tiền chất dùng làm thuốc (có hoặc không có dược chất gây nghiện, dược
chất hướng thần) phối hợp với dược chất khác không phải là dược chất gây
nghiện, dược chất hướng thần.
 Thuốc dạng phối hợp:
o Chứa dược chất gây nghiện; hoặc dược chất gây nghiện phối hợp với dược chất
hướng thần có hoặc không có tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm

2
lượng của dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm
thuốc đều nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV, V
và VI kèm theo Thông tư 20/2017/TT-BYT.
 Chứa các dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng
thần, tiền chất dùng làm thuốc:
o Các thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất
bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực được lựa chọn theo nguyên tắc
quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược.
 Các yêu cầu liên quan quản lý thuốc kiểm soát đặc biệt:
 Sàn xuất và pha chế thuốc:
o Việc sản xuất, pha chế các thuốc phải kiểm soát đặc biệt bao gồm thuốc phóng
xạ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược
bệnh viện.
 Bảo quản:
o Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu, đào
tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương
mại khác phải tuân thủ yêu cầu về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu
làm thuốc trong đó:
▫ Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là
dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải
được bảo quản tại kho, tủ riêng có khóa chắc chắn và không được để cùng các
thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác. Nếu không có kho, tủ riêng, thuốc gây
nghiện có thể để cùng tủ, giá, kệ chung với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất
nhưng phải sắp xếp riêng biệt cho từng loại thuốc, có biển hiệu rõ ràng để tránh
nhầm lẫn; Thuốc hướng thần sắp xếp trong quầy, tủ của trạm y tế cấp xã, trạm
xá phải có khóa chắc chắn và có phân công người quản lý, cấp phát, theo dõi sổ
sách.
▫ Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có
chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất phải để khu
vực riêng biệt, không được để cùng các thuốc khác .
▫ Thuốc phóng xạ phải được bảo quản tại kho, tủ có khóa chắc chắn, đảm bảo an
toàn bức xạ và an ninh, chống phơi nhiễm bức xạ môi trường theo đúng quy
định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.

3
▫ Thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc phải để khu vực riêng biệt, không được
để cùng các thuốc khác, phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, dễ quan sát
trong khu vực bảo quản.
▫ Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất ở tủ thuốc trực, tủ thuốc
cấp cứu phải được để ở một ngăn hoặc ô riêng, không được để cùng các thuốc
khác và do điều dưỡng viên trực giữ, cấp phát theo y lệnh. Tủ thuốc trực, tủ
thuốc cấp cứu có khóa chắc chắn, số lượng, chủng loại thuốc phải kiểm soát
đặc biệt để tại tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu do người đứng đầu cơ sở quy
định bằng văn bản. Khi đổi ca trực, người giữ thuốc của ca trực trước phải bàn
giao số lượng thuốc và sổ theo dõi thuốc cho người giữ thuốc của ca trực sau.
Khi bàn giao, người giao và người nhận phải ký nhận đầy đủ trên sổ theo dõi
thuốc.
o Người quản lý thuốc phải có trình độ đào tạo phù hợp với loại thuốc, nguyên
liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt, cụ thể như sau:
▫ Đối với thuốc gây nghiện, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện,
người quản lý tại khoa dược bệnh viện phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành
dược trở lên, người quản lý tại các cơ sở khác quy định tại khoản 2 Điều 2
Thông tư 20/2017/TTBYT phải có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở
lên.
▫ Đối với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất
hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, người quản lý phải có bằng tốt nghiệp
trung cấp ngành dược trở lên.
▫ Đối với thuốc phóng xạ, ngƣời quản lý phải có bằng tốt nghiệp trung cấp
ngành dược trở lên hoặc bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên, đã qua đào tạo
về an toàn bức xạ và được người đứng đầu cơ sở giao nhiệm vụ bằng văn bản +
Sản xuất pha chế: Việc sản xuất, pha chế các thuốc phải kiểm soát đặc biệt bao
gồm thuốc phóng xạ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 22/2011/TT-BYT
ngày 7 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt
động của khoa dược bệnh viện.
 Cấp phát, sử dụng, hủy thuốc:
o Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc thay thế: việc cấp phát, sử dụng thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y
tế hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
 Một số loại thuốc kiểm soát đặc biệt như:
 Thuốc gây nghiện: Cocaine, Morphine, Fentanyl....
 Thuốc hướng thần: Clobazam, Ketamin ….

4
 Thuốc tiền chất: Ephedrine, Vingomin …
7. Theo dõi hạn dùng của thuốc: nguyên tắc FIFO
 FIFO (First In First Out): thuốc nhập kho trước thì sẽ xuất kho trước.
(II) Kiến tập quầy thuốc bảo hiểm y tế:
1. Quy trình cấp phát thuốc BHYT:
 Kê đơn: bác sĩ khám bệnh và kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Dược sĩ kiểm tra
bảo đảm lợi ích kinh tế cho bệnh nhân, tiến thấp, hiệu quả cao.
 In và kiểm tra phiếu in nhiệt thuốc (In-kiểm tra phiếu in nhiệt thuốc lần 1):
 In phiếu in nhiệt thuốc khi bác sĩ đã kết thúc khám và kê toa thuốc trên phần
mềm hệ thống.
 Kiểm tra các thông tin có trên phiếu in nhiệt:
o Họ tên bệnh nhân, giới tính, số vạch.
o Số thẻ bảo hiểm y tế.
 Kiểm tra chuyên môn:
o Kiểm tra phù hợp giũa chẩn đoán và thuốc được kê.
o Kiểm tra số ngày điều trị, số lượng thuốc, liều dùng.
o Tên bác sĩ điều trị.
o Trùng thuốc hoặc nhóm dược lý (nếu có)
o Tương tác thuốc (nếu có).
 Chia toa thuốc theo số thứ tự chẵn, lẻ và dịch vụ (ưu tiên).
 Kiểm tra số khoản giữa phiếu phát thuốc và số lượng thuốc với dữ liệu trên
phần mềm.
 Thu tiền, nhập máy nhận phiếu in nhiệt thuốc phòng tài chính kế toán: nhân
viên phòng tài chính kế toán nhập máy và thu tiền.
 Phát thuốc (Phát thuốc-kiểm tra phiếu in nhiệt thuốc lần 2): dược sĩ trung học
được phân công giữ từng nhóm thuốc cấp phát và thực hiện các công việc sau:
 Phát thuốc theo đúng nhóm thuốc được giao. Thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu.
 Kiểm tra liều dùng, số lượng thuốc phù hợp số ngày điều trị, trùng nhóm dược
lý hoặc tương tác (nếu có) của nhóm thuốc được phân công giữ.
 Kiểm thuốc (Kiểm thuốc-kiểm tra phiếu in nhiệt thuốc trước khi giao): dược sĩ
trung học được phân công trực khâu kiểm thuốc thực hiện các công việc sau:

5
 Kiểm thuốc đã được soạn dùng với thuốc trên phiếu phát thuốc theo thứ tự từ
trên xuống. Thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu.
 Ký tên kiểm khâu phát ra trên phiếu in nhiệt.
 Giao thuốc (Giao thuốc-kiểm tra phiếu phát thuốc sau cùng): dược sĩ trung học
được phân công trực khâu phát ra thực hiện các công việc sau:
 Nhận phiếu in nhiệt của bệnh nhân đối chiếu với phiếu in nhiệt từ lâm sàng (số
thứ tự, tên, tuổi, khoản thuốc, số lượng thuốc).
 Thu hồi vỏ một số thuốc và nắp CAP theo quy định và tiến hành giao thuốc.
 Kiểm tra sự trùng khớp và đóng dấu “Đã giao thuốc, vui lòng kiểm tra thuốc
trước khi rời quầy” trên đơn thuốc trong sổ khám bệnh của bệnh nhân.
 Yêu cầu bệnh nhân kiểm tra lại thuốc trước khi ra về.
 Các sai sót có thể gặp trong quá trình cấp phát thuốc:
 Sai số lượng.
 Sai hàm lượng.
 Sai thuốc.
 Đối chiếu sai.
 Các sai sót hay gặp khi duyệt đơn thuốc:
 Sai số lượng.
 Sai hàm lượng.
 Lạm dụng thuốc đắt tiền.
 Lạm dụng cơ chế điều trị.
 Chung nhóm tác dụng vật lý.
 Các vấn đề về công việc:
 Trung bình 1 ngày bệnh viện có 2000 đơn thuốc, với 28800s (8 tiếng làm việc)
thì 1 đơn thuốc chỉ được phép hoàn thành trong 14,4 giây. Vấn đề trên khiến
cho các dược sĩ cấp phát thuốc tại quầy thuốc phải đạt sự tập trung và hành
động nhanh nhất có thể, đat độ chính xác cao. Phải tranh thủ thời gian, đơn nhỏ
bù cho đơn lớn.
 Đòi hỏi mỗi dược sĩ tại quầy thuốc phải biết nhìn thuốc vì “nhìn thuốc được là
chẩn đoán được”.
 Cung ứng thuốc đúng đối tượng.
2. Cách sắp xếp thuốc trong kho:
 Các thuốc trong kho được sắp xếp theo chức năng dược lý.
 Các nhóm thuốc được bố trí sắp xếp theo thứ tự ABC.

6
 Một số nhóm thuốc có tại kho: thuốc tim mạch, thuốc hô hấp…
 Kho được sắp xếp theo nguyên tắc 3 dễ:
 Dễ thấy.
 Dễ lấy.
 Dễ kiểm tra.
3. Nhiệt độ bảo quản thuốc trong quầy:
 Nhiệt độ bảo quản trong kho ≤ 30ºC, độ ẩm ≤ 75%.
 Các thiết bị giúp bảo đảm về nhiệt độ và độ ẩm khi bảo quản thuốc: quạt thông
gió, điều hòa không khí, nhiệt kế, ẩm kế...
4. Quản lý và cấp phát thuốc gây nghiện, hướng thần:
 Thuốc gây nghiện, hướng thần cất trong tủ riêng, có chìa khóa (người giữ chìa
khóa với trình độ tối thiểu phải là dược sĩ đại học).
 Quy trình cấp phát thuốc gây nghiện, hướng thần:
 Nhân viên kế toán,viện phí căn cứ vào đơn thuốc hướng thần và thuốc tiền chất
để in bảng kê sử dụng thuốc trên phần mềm VNPT- His.
 Bảng kê phải có đầy đủ chữ kí của nhân viên kế toán, của bệnh nhân (hoặc
ngừời nhà bệnh nhân) và dược sĩ duyệt đơn thuốc trên phần mềm VNPT- His.
 Từ chối duyệt thuốc nếu phát hiện có vấn đề sai sót trong đơn thuốc, phải thông
báo lại với bác sĩ kê đơn, phối hợp với bác sĩ kê đơn trong việc điều chỉnh đơn
thuốc hoặc thay thế thuốc
 Thuốc được soạn theo nội dung in hoặc ghi trên đơn thuốc tổng hợp, gồm: tên
thuốc, số lượng thuốc, số khoản thuốc
 Thuốc sau khi soạn được kiểm lại và cho vào trong bao bì trước khi trao đến
tay bệnh nhân( hoặc người nhà bệnh nhân).
 Hướng dẫn và tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân ( hoặc người nhà bệnh
nhân).
 Sau khi người bệnh nhận thuốc: phải yêu cầu người bệnh kiểm tra lại thuốc
trước khi ra về để trành trường hợp khiếu nại về sau.
5. LASA:
6. Theo dõi hạn sử dụng của thuốc:
FIFO (First In First Out): thuốc nhập kho trước thì sẽ xuất kho trước.
(III) Suy nghĩ của bản thân về đợt thực tế và định hướng nghề nghiệp:
 Định hướng nghề nghiệp:

7
 Sau một ngày kiến tập tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chúng em đã có thêm
nhiếu góc nhìn về công việc của khoa Dược tại đây, cũng như là có được các
kinh nghiệm quý giá của các thế hệ trước chia sẻ lại cho chúng em. Các cách
thức hoạt động của có nhiều sự đa dạng như quầy cấp phát thuốc, kho chẵn,
lẻ..v...v...Mỗi công việc đều có mức độ quan trọng cao và không thể thiếu đối
với bộ máy hoạt động chung của bệnh viện. Tại quầy cấp phát thuốc, tốc độ
làm việc luôn ở trạng thái tốt và nhanh nhất, đòi hỏi sự tập trung cao độ, sự tỉ
mĩ, cẩn thận trong từng sự lựa chọn thuốc cho bệnh nhân để sai sót luôn luôn ở
mức thấp nhất. Tại khoa dược lâm sàng, các dược sĩ thường xuyên hội chẩn
cùng bác sĩ cho các bệnh nhân tại các khu nội, ngoại trú, tham khào, xem xét
các hồ sơ bệnh án của các đối tượng có bệnh và cùng bác sĩ đưa ra các phương
án giải quyết, đồng thời cũng tư vấn riêng về các vấn đề sức khỏe cho các bệnh
nhân cần hội chẩn tại phòng làm việc của mình, điển hình như đã có một ca
bệnh tim mạch cần tư vấn về sức khỏe cũng như sử dụng thuốc tại phòng thực
tập. Về công việc tại kho chẵn lẻ, nơi đây sẽ phân phát thuốc cho các khoa,
kiểm soát thuốc toàn diện vế chất lượng, số lượng, hạn dùng..v.v...Với sự quan
sát cá nhân của em, các anh chị tại khoa dược làm việc trong sự đam mê của
bản thân, luôn thể hiện niềm vui trong công việc, họ hòa đồng với các sinh
viên, tận tình trả lời các câu hỏi thắc mắc, mang lại cảm giác hết sức tích cực
về công việc của mình, gián tiếp truyền ngọn lửa nghề cho chúng em. Những
lời động viên, khích lệ đã được truyền tới mọi cá nhân của nhóm kiếm tập, tạo
nên một quyển sách hành trang miễn phí nhưng cực kì ý nghĩa và quan trọng để
sau này chúng em bước vào nghề càng thêm vững chắc, vững vàng.
 Nếu có cơ hội được chọn làm một công việc tại khoa dược Bệnh Viện Nguyễn
Tri Phương, cá nhân em sẽ chọn làm tại quấy cấp phát thuốc tại bệnh viện. Vì
bản thân em yêu thích các làm việc nhanh nhẹn của từng anh chị tại khoa và
khả năng tập trung tốt của em cũng là bước đệm để nắm bắt nó một cách dễ
dàng. Tuy nhiên cũng cần có các năng lực cơ bản khác để trở thành một cá
nhân xuất sắc cho cộng việc này như:
o Sự cẩn thận và tỉ mĩ.
o Kiến thức chuyên môn tốt, kỹ thuật nhanh nhẹn
o Trình độ giao tiếp tốt.
o Tôn trọng các giá trị đạo đức của nghề.
o Trình độ Tiếng Anh cao.
o Kỹ năng lắng nghe.
o Sự ham học hỏi, và không ngừng tìm hiểu các già trị thực tế của thuốc thay đổi
theo thời gian trên toàn thế giới..v.v...

8
 Về kế hoạch chuẩn bị trước khi ra trường, cá nhân em vẫn chưa viết nên sự
hoàn chỉnh cho kế hoạch đó, nhưng trước hết cần nắm bắt vững các kiến thức
cơ bản của tất cả các môn học tại trường và bám sát vào các môn được xem là
thế mạnh mà ngành nghề em thích (kinh tế dược) cần thiết. Kế tiếp, tìm hiểu,
học hỏi về các tài liệu về thuốc trong nước và trên khắp thế giới, muốn tham
khảo các tài liệu nước ngoài thì chúng ta cũng không thể để trình độ tiếng Anh
thấp được, phải trau dồi thêm ngôn ngữ Anh, nó cực kì quan trọng cho công
việc sau này vì không chỉ dừng lại ở mức để tìm hiểu tài liệu. Đạo đức công
việc luôn đặt lên hàng đầu, giữ cái tâm song hành với nghề, mất đi chữ tâm,
chữ tín thì chúng ta không còn xứng đáng là “thầy thuốc” nữa.
 Phản hồi về đợt thực tế:
 Kỉ niệm ấn tượng nhất về đợt thực tế ờ bệnh viện là những phút giây trao đổi
đậm chất đời thường với bác dược sĩ Phi. Với kinh nghiệm 30 năm làm việc tại
bệnh viện, cùng sự trải nghiệm về cuộc sống của mình, bác Phi đã đem lại
những cái nhìn tốt đẹp nhất, những kinh nghiệm sâu sắc nhất về nghành nghề
của em chọn sau này. Sau khoảng thời gian quan sát và trao đổi các vấn đề học
tập tại nhà thuốc, dược sĩ Phi đã tụ nhóm của chúng em lại để cùng nhau trao
đổi về các nội dung kiến tập. Trong quá trình đó, ngoài các vấn đề về buổi thực
tập, bác Phi đã nói về hành trình bước vào nghành Dược, những buồn vui,
những vết gợn trong nghề của mình. Bắt đầu bằng những câu hỏi về quê quán
của từng cá nhân sinh viên, dược sĩ Phi làm cho em thật sự bất ngờ về trình độ
hiểu biết của rất nhiều nền văn hóa khác nhau trải khắp mọi miển đất nước như
các đặc sản quê hương mỗi người là gì? Về vị trí địa lý, về cuộc sống, về xã
hội..v...v.. Từ các kiến thức ấy, bước đệm cho việc điều trị cho các trường hợp
bệnh nhân đến từ những nơi khác nhau được hình thành rõ rệt, tạo nên giá trị
riêng và tầm quan trọng vô bờ cho hai từ “dược sĩ”, tạo niềm tin yêu, mối liên
kết tốt đẹp giữa bệnh nhân và người thầy thuốc sau này. Ngạn ngữ Anh có câu:
”Tri thức trờ thành tàn ác nếu mục tiêu không có đạo đức”. Đúng vậy, đạo dức
sẽ khẳng định cho bộ mặt của một con người, có tài không có đức cũng vô
nghĩa. Bác Phi đã dặn dò em phải giữ đạo đức khi bước vào nghề, cái nghề mà
liên quan đến mạng sống con người sẽ không dành cho kẻ hám lợi, tham danh,
bước vào rồi thì phải làm mọi thứ tốt đẹp nhất cho các bệnh nhân, những tấm
thân cần sự cứu giúp bằng tất cả mọi giá. Tầm hiểu biết lớn lao gói gọn trong
một con người, chẳng biết bác đã trải qua những gì để có được những giá trị
quý báu như thế, giá như có thêm thời gian thì tốt hơn biết bao, để có thể được
hỏi nhiều hơn, để nghe nhiều hơn một chút nữa.....
 Ưu điểm của đợt thực tế:
 Cho sinh viên cái nhìn mới, tổng quan đối với ngành nghề đang theo học.
 Lắng nghe và học tập được những kinh nghiệm thực tế của các bậc tiền bối đi
trước.

9
 Hiểu biết thêm được giá trị và tầm quan trọng không thể thiếu của ngành.
 Lĩnh hội thêm những kiến thức chi tiết về từng lĩnh vực của ngành.
 Quan sát được quá trình hoạt động thực tế diễn ra từng ngày của nghề.
 Truyền lửa.
 Chỉ ra con đường rèn luyện cho từng cá nhân, phấn đấu và không ngừng phát
triển.

10

You might also like