You are on page 1of 44

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /2017/TT-BYT Hà Nội, ngày tháng năm 2017

THÔNG TƯ
Quy định quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Căn cứ Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 04 năm 2016;


Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Y tế;
Căn cứ Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày tháng năm 2016 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dược;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý dược,
Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Danh mục dược chất gây nghiện, danh mục dược chất hướng thần, danh
mục tiền chất dùng làm thuốc;
2. Việc sản xuất, pha chế, sử dụng thuốc phải kiểm soát đặc biệt trong các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích
thương mại;
3. Chế độ hồ sơ sổ sách đối với cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc phải kiểm
soát đặc biệt
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức,cá nhân trong và ngoài
nước có hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc phải kiểm soát đặc biệt tại Việt
Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm các cơ sở có hình thức tổ chức được
quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật số 40/2009/QH12 về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại là các cơ sở
nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành Y dược đã được cơ quan có thẩm quyền cấp
phép.
Điều 4. Phân loại thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất,
thuốc dạng phối hợp chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp chứa
dược chất hướng thần,thuốc dạng phối hợp chứa tiền chất.
1. Thuốc gây nghiện là thuốc đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Thuốc chỉ chứa một hoặc nhiều dược chất gây nghiện hoặc thuốc chứa
dược chất gây nghiện phối hợp với dược chất hướng thần hoặc tiền chất dùng
làm thuốc quy định tại Phụ lục I, II, III của Thông tư này.
b) Thuốc có chứa dược chất gây nghiện phối hợp với dược chất khác
không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm
thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện lớn hơn nồng độ, hàm
lượng quy định tại Phụ lục IVcủa Thông tư này.
2. Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện là thuốc đáp ứng
đồng thời các điều kiện sau đây:
a) Thuốc có chứa dược chất gây nghiện; hoặc dược chất gây nghiện phối
hợp với dược chất hướng thần và/hoặc tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng
độ, hàm lượng các dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng
làm thuốc đều nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV,
Phụ lục V, Phụ lục VI của Thông tư này;
b) Thuốc có chứa các dược chất khác không phải là dược chất gây
nghiện,dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc;
3. Thuốc hướng thần là thuốc đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Thuốc chỉ chứa một hoặc nhiềudược chất hướng thần hoặc thuốc có
chứa dược chất hướng thần phối hợp với tiền chất dùng làm thuốc được quy
định tại Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư này.
b) Thuốc có chứadược chất hướng thần phối hợp với dược chất khác
không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm
thuốc, trong đó nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần lớn hơn nồng độ,
hàm lượng quy định tại Phụ lục V của Thông tư này.
4. Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần là thuốc đáp ứng
đồng thời các điều kiện sau đây:
a) Thuốc có chứa dược chất hướng thần hoặc dược chất hướng thần phối
hợp với tiền chất dùng làm thuốc trong đónồng độ, hàm lượng các dược chất
hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc đều nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm
lượng quy định tại Phụ lục V và Phụ lục VI của Thông tư này;
b) Thuốc có chứa các dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện,
dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc;
5. Thuốc tiền chất là thuốc đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Thuốc chỉ chứa một hoặc nhiềutiền chất dùng làm thuốc quy định tại
Phụ lục III của Thông tư này.
b) Thuốc có chứa tiền chất dùng làm thuốc phối hợp với dược chất khác
không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm
thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng tiền chất dùng làm thuốc lớn hơn nồng độ,
hàm lượng quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này.
6. Thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất là thuốc đáp ứng đồng thời các
điều kiện sau đây:
a) Thuốc có chứa tiền chất dùng làm thuốc, trong đó nồng độ, hàm lượng
tiền chất dùng làm thuốc nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại
Phụ lục VI của Thông tư này;
b) Thuốc có chứa các dược chất khác không phải là dược chất gây
nghiện,dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.
Điều 5. Danh mục dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền
chất dùng làm thuốc
1. Ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Phụ lục I: Danh mục dược chất gây nghiện;
b) Phụ lục II: Danh mục dược chất hướng thần;
c) Phụ lục III: Danh mục tiền chất dùng làm thuốc;
d) Phụ lục IV: Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện trong
thuốc dạng phối hợp;
đ) Phụ lục V: Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần trong
thuốc dạng phối hợp;
e) Phụ lục VI: Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng tiền chất dùng làm thuốc
trong thuốc dạng phối hợp;
2. Căn cứ vào tình hình thực tiễn, từng giai đoạn cụ thể, Bộ Y tế ban hành sửa
đổi, bổ sung Danh mục dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng
làm thuốc để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân.
Chương II
BẢO QUẢN, PHA CHẾ, CẤP PHÁT, SỬ DỤNG, GIAO NHẬN, VẬN
CHUYỂN THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT TẠI CÁC CƠ SỞ
KHÁM CHỮA BỆNH VÀ CÁC CƠ SỞ CÓ HOẠT ĐỘNG DƯỢC
KHÔNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
Điều 6. Bảo quản.
1. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và thuốc dạng phối
hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất
hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là
dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.
a) Nhân sự: Thủ kho quản lý thuốc gây nghiện, nguyên liệu làm thuốc là
dược chất gây nghiện phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược. Nếu thủ kho
có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược hoặc cao đẳng ngành dược phải được
người đứng đầu cơ sở ủy quyền bằng văn bản.Mỗi lần ủy quyền không quá 12
tháng.Thủ kho quản lý thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc
là dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc tại khoa dược phải tốt nghiệp
trung cấp ngành dược hoặc cao đẳng ngành dược.
b) Cơ sở vật chất: kho bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần,
thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng
thần, tiền chất dùng làm thuốc phải tuân thủ các quy định về “Thực hành tốt bảo
quản thuốc”, có các biện pháp bảo đảm an toàn, không để thất thoát.
c) Kho, tủ bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất,
nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất
dùng làm thuốc có khoá chắc chắn. Nếu không có kho, tủ riêng, thuốc gây
nghiện có thể để chung với thuốc hướng thần và thuốc tiền chất nhưng phải sắp
xếp riêng biệt để tránh nhầm lẫn.Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây
nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối
hợp có chứa tiền chất phải để khu vực riêng.
d) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất ở tủ thuốc trực, tủ
thuốc cấp cứu phải được để ở một ngăn hoặc ô riêng do điều dưỡng viên trực
giữ và cấp phát theo y lệnh, tủ có khoá chắc chắn. Số lượng, chủng loại thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất để tại tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp
cứu do người đứng đầu cơ sở quy định bằng văn bản. Khi đổi ca trực, người giữ
thuốc của ca trực trước phải bàn giao thuốc và sổ theo dõi cho người giữ thuốc
của ca trực sau.
đ) Thuốc hướng thần phải được sắp xếp trong quầy, tủ của trạm y tế xã
phải có khoá chắc chắn, do y sỹ hoặc người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành
dược quản lý, cấp phát và theo dõi sổ sách.
2. Thuốc phóng xạ.
a) Có giấy phép tiến hành các công việc bức xạ do Bộ Khoa học và Công
nghệ cấp.
b) Kho, tủ bảo quản thuốc phóng xạ phải có khoá chắc chắn, đảm bảo an
toàn bức xạ và an ninh, chống phơi nhiễm bức xạ môi trường.
c) Người quản lý, theo dõi phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp
ngành dược trở lên và đã qua đào tạo về an toàn bức xạ được uỷ quyền bằng văn
bản của người đứng đầu cơ sở uỷ quyền, mỗi lần uỷ quyền không quá 12 tháng.
3. Thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất thuộc danh
mục dược chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực
a) Nhân sự: Thủ kho là người có trình độ hiểu biết cần thiết về dược, về
nghiệp vụ bảo quản: phương pháp bảo quản, phương pháp quản lý sổ sách theo
dõi xuất nhập, chất lượng thuốc.
b) Cơ sở vật chất: kho bảo quản phải tuân thủ các quy định về “Thực
hành tốt bảo quản thuốc”, có các biện pháp bảo đảm an toàn, không để thất
thoát.
c) Thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất thuộc danh
mục dược chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải được sắp xếp
gọn gàng, tránh nhầm lẫn, dễ quan sát, đảm bảo luân chuyển thường xuyên để
tránh hết hạn dùng.
d) Số lượng, chủng loại thuốc độc, thuốc thuộc danh mục dược chất bị cấm
sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực để tại tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu do
người đứng đầu cơ sở quy định bằng văn bản. Khi đổi ca trực, người giữ thuốc
của ca trực trước phải bàn giao thuốc và sổ theo dõi cho người giữ thuốc của ca
trực sau.
Điều 7.Pha chế.
1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở có hoạt động dược không vì mục
đích thương mại khi tiến hành pha chế các thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải
đáp ứng các quy định tại Điều 12, Điều 18 của Thông tư số 22/2011/TT-BYT
ngày 10/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa
Dược bệnh viện và các quy định sau:
a) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất khi pha chế xong
phải được đóng gói, dán nhãn để tránh nhầm lẫn. Nhãn phải có đầy đủ thông tin
sau: Tên cơ sở, tên thuốc, dạng bào chế, dược chất, nồng độ hoặc hàm lượng,
người pha chế, ngày pha chế, hạn dùng của thuốc.
b) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và thuốc dạng phối
hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất
hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chấtphải được để bảo quản ở tủ
riêng; có các biện pháp, trang thiết bị để đảm bảo an toàn, chống thất thoát.
c) Thuốc phóng xạ pha chế xong phải được dán nhãn để tránh nhầm lẫn.
Nhãn phải có đầy đủ các thông tin sau: Tên cơ sở, tên thuốc, đồng vị phóng xạ
dạng bào chế, hoạt độ phóng xạ, tên đồng vị phóng xạ, tên chất mang, người
pha, ngày và giờ đối chiếu, ngày và giờ pha chế, thời hạn sử dụng.
d) Thuốc phóng xạ sau khi pha chế phải được bảo quản trong hộp chì che
chắn bức xạ riêng biệt, có ký hiệu riêng; có các biện pháp, trang thiết bị để bảo
đảm an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở có hoạt động dược không vì mục
đích thương mại đủ điều kiện pha chế được mua được nguyên liệu làm thuốc là
dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, nguyên
liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất thuộc danh mục dược chất bị cấm sử
dụng trong một số ngành, lĩnh vực từ các cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu được phép
cung ứng để thực hiện việc pha chế thuốc ở cơ sở mình;
b) Thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh pha chế chỉ bán, cấp phát theo
đơn cho người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú của chính cơ sở đó;
c) Thuốc do cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại pha
chế chỉ được phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của chính cơ
sở, không được dùng cho người và không được lưu hành trên thị trường.
d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được pha chế các thuốc có công thức,
quy trình pha chế, tiêu chuẩn chất lượng được người đứng đầu cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh phê duyệt. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách
nhiệm về tính an toàn và hiệu quả của thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh pha
chế;
đ) Không được pha chế thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền có chứa dược chất
gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc
Điều 8. Cấp phát, sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh.
1. Khoa dược cấp phát thuốc phải kiểm soát đặc biệt cho các khoa điều trị
theo Phiếu lĩnh thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và trực tiếp cấp phát
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất cho người bệnh điều trị
nội, ngoại trú.
2. Trưởng khoa dược hoặc người tốt nghiệp đại học dược được trưởng khoa
ủy quyền bằng văn bản, dược sỹ trung học phụ trách khoa được giám đốc ủy
quyền bằng văn bản ký duyệt Phiếu lĩnh thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và
thuốc tiền chất của các khoa điều trị, phòng khám và cho ca trực của khoa dược.
3. Trưởng khoa điều trị, trưởng phòng khám ký duyệt Phiếu lĩnh thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất cho khoa, phòng mình.
4. Tại các khoa điều trị, phòng khám, sau khi nhận thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần và thuốc tiền chất, thuốc độc thuốc thuộc danh mục dược chất bị
cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực từ khoa dược, người được phân công
nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng thuốc trước
lúc tiêm hoặc phát, hướng dẫn sử dụng cho người bệnh và phải trực tiếp cấp
phát cho người bệnh.
5. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất, thuốc độc, thuốc
thuộc danh mục dược chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực do
không sử dụng hết hoặc do người bệnh chuyển viện hoặc tử vong, khoa điều trị
phải làm giấy trả lại khoa dược. Trưởng khoa dược căn cứ điều kiện cụ thể để
quyết định tái sử dụng hoặc huỷ theo quy định và lập biên bản lưu tại khoa
dược.
6. Khoa dược phải theo dõi và ghi chép đầy đủ số lượng thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần và thuốc tiền chất, thuốc độc, thuốc thuộc danh mục dược chất
bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực xuất, nhập, tồn kho theo Mẫu số 1
ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Thuốc hướng thần thuộc chương trình sức khỏe tâm thần cộng đồng tại
tuyến y tế xã, phường, huyện phải do người có trình độ chuyên môn từ dược tá
hoặc từ y sỹ trở lên quản lý, cấp phát và theo dõi sổ sách.
8. Khoa dược bệnh viện có khoa Y học hạt nhân thực hiện cấp phát thuốc
phóng xạ cho khoa Y học hạt nhân và không được trực tiếp cấp phát thuốc cho
người bệnh.
9. Trưởng khoa Y học hạt nhân hoặc dược sĩ đại học đã có chứng chỉ đào
tạo về dược phóng xạ hoăc cử nhân hoá phóng xạ hoặc bác sỹ chuyên ngành Y
học hạt nhân được trưởng khoa uỷ quyền bằng văn bản ký duyệt phiếu lĩnh
thuốc phóng xạ và chất phóng xạ để pha chế, sản xuất thuốc của khoa Y học hạt
nhân.
Khi nhận thuốc từ khoa dược, dược sĩ đại học đă có chứng chỉ đào tạo về
dược phóng xạ hoặc cử nhân hoá phóng xạ hoặc bác sỹ chuyên ngành Y học hạt
nhân được phân công nhiệm vụ phải kiểm tra, đối chiếu tên thuốc phóng xạ, thời
điểm đối chiếu, loại chất mang, hạn sử dụng, số lượng thuốc, hoạt độ trước lúc
đưa vào lưu giữ, pha chế hoặc sử dụng cho người bệnh.
Thuốc phóng xạ không sử dụng hết khoa Y học hạt nhân phải theo dõi, lưu
trữ tại khoa và có biện pháp bảo quản an toàn theo đúng quy định. Trưởng khoa
Y học hạt nhân căn cứ điều kiện cụ thể để quyết định tái sử dụng hoặc huỷ theo
quy định.
Khoa Y học hạt nhân phải theo dõi và ghi chép đầy đủ số lượng thuốc
phóng xạnhập, tồn kho theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Bác sĩ chuyên khoa Y học hạt nhân kê đơn thuốc phóng xạ cho bệnh
nhân, chịu trách nhiệm về chỉ định, liều dùng, đường dùng, cách tiến hành, đánh
giá kết quả, xử lý các biến chứng (nếu có) khi sử dụng thuốc phóng xạ.
11. Cán bộ hóa dược phóng xạ: chịu trách nhiệm tiếp nhận, lưu trữ, cấp
phát thuốc phóng xạ từ nguồn cung cấp cho đơn vị mình sử dụng. Thực hiện y
lệnh pha chế, tách chiết, đánh dấu thuốc phóng xạ, theo y lệnh của bác sỹ khi có
chỉ định sử dụng thuốc phóng xạ cho chẩn đoán, điều trị bệnh.
12. Cán bộ an toàn bức xạ: theo dõi, kiểm tra, bảo đảm công tác an toàn
bức xạ trong cơ sở có sử dụng thuốc phóng xạ cho chẩn đoán, điều trị bệnh.
13. Thủ trưởng đơn vị Y học hạt nhân là người chịu trách nhiệm trực tiếp,
toàn diện về mọi mặt khi đơn vị sử dụng thuốc phóng xạ cho chẩn đoán, điều trị
bệnh.
Điều 9. Giao nhận, vận chuyển
Việc giao nhận, vận chuyển thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải tuân thủ
theo đúng các quy định tại Điều 47 Nghị định số..../2017/NĐ
ngày....tháng....năm 2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật dược 2016 và Thông tư số 23/2012/TT-BKHCN về hướng dẫn vận
chuyển an toàn vật liệu phóng xạ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Chương III
SẢN XUẤT, GIAO NHẬN, VẬN CHUYỂN, CUNG ỨNG THUỐC
PHÓNG XẠ TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH, CƠ SỞ HOẠT
ĐỘNG KHÔNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
Điều 10. Sản xuất thuốc phóng xạ.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có máy gia tốc vòng (Cyclotron) chỉ được
sản xuất thuốc phóng xạ sau khi có giấy phép sản xuất của Bộ Y tế và giấy phép
tiến hành các công việc bức xạ của Bộ Khoa học Công nghệ.
2. Cơ sở hoạt động không vì mục đích thương mại có máy gia tốc vòng
(Cyclotron) chỉ được sản xuất thuốc phóng xạ sau khi có giấy phép tiến hành các
công việc bức xạ của Bộ Khoa học Công nghệ.
3. Thuốc phóng xạ do cơ sở khám chữa bệnh sản xuất ra chỉ được bán, cấp
phát theo đơn cho người bệnh điều trị hoặc chẩn đoán của chính cơ sở.
4. Thuốc phóng xạ do cơ sở khám chữa bệnh sản xuất chỉ được cung ứng
cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong trường hợp số lượng thuốc sản xuất
phục vụ cho công tác điều trị của cơ sở mình nhiều hơn nhu cầu và sau khi có
công văn chấp thuận của Bộ Y tế.
5. Thuốc phóng xạ do cơ sở hoạt động không vì mục đích thương mại chỉ
được sử dụng cho nghiên cứu, đào tạo của cơ sở mình, không được lưu hành
trên thị trường.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp phép sản xuất thuốc phóng xạ
1. Đơn đề nghị cấp phép sản xuất thuốc phóng xạ của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy phép tiến hành các công việc bức xạ
do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Hồ sơ kỹ thuật bao gồm:
a) Sơ đồ khu vực sản xuất, kho bảo quản, phòng kiểm nghiệm đáp ứng
nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc”;
b) Danh mục trang thiết bị;
c) Danh mục các thuốc dự kiến sản xuất.
Điều 12. Trình tự, thủ tục cho phép sản xuất thuốc phóng xạ
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về
Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.
2. Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan cấp phép gửi cho cơ sở đề nghị Phiếu
tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp phép thành lập Hội đồng thẩm định
và tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung
hoặc không chấp thuận, cơ quan cấp phép có văn bản gửi cơ sở nêu rõ lý do.
4. Khi nhận được văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ đề nghị cấp phép,
cơ sở phải bổ sung, sửa đổi theo đúng các nội dung đã được ghi trong văn bản
quy định tại khoản 3 Điều này và gửi về cơ quan cấp phép. Cơ quan cấp phép
gửi cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo
Thông tư này.
5. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung, sửa đổi,
trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp phép, cơ quan
cấp phép thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc không chấp thuận, cơ quan cấp
phép có văn bản gửi cơ sở nêu rõ lý do.
6. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định thực tế. Trường
hợp kết quả thẩm định đáp ứng yêu cầu, cơ quan cấp phép có công văn chấp
thuận việc ; Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc không chấp thuận, cơ
quan cấp phép phải có văn bản gửi cơ sở nêu rõ lý do.
7. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ
sung , nếu cơ sở không nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung hoặc 6 tháng kể từ ngày cơ sở
nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ không còn giá trị.
Điều 13. Hội đồng thẩm định cấp phép sản xuất thuốc phóng xạ
1. Thành phần của Hội đồng tư vấn
Hội đồng tư vấn gồm đại diện Lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược, Cục
Quản lý Khám Chữa bệnh, các cơ quan có liên quan và các chuyên gia về lĩnh
vực phóng xạ.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Hội
đồngtư vấn.
Điều 14. Hồ sơ đề nghị chuyển nhượng thuốc phóng xạ
1. Đơn đề nghị chuyển nhượng thuốc phóng xạ của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hợp đồng chuyển nhượng giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnhtrong đó
cam kết giá cung cấp là giá thành sản xuất để bù đắp chi phí sản xuất.
3. Báo cáo việc sản xuất, sử dụng thuốc phóng xạ đề nghị chuyển nhượng
tại cơ sở trong vòng 01 năm gần nhất, trong đó nêu cụ thể hàng tháng về công
suất máy, khả năng sản xuất, số lượng thuốc sản xuất, số lượng bệnh nhân sử
dụng, số lượng thuốc sản xuất nhưng không sử dụng có đóng dấu xác nhận của
cơ sở đề nghị.
Điều 15. Trình tự, thủ tục cho phép chuyển nhượng thuốc phóng xạ
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về
Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.
2. Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan cấp phép gửi cho cơ sở đề nghị Phiếu
tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế sẽ có công văn
chấp thuận việc chuyển nhượng của cơ sở. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ
sung hoặc không chấp thuận, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế có văn bản gửi cơ sở
nêu rõ lý do.
4. Khi nhận được văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ đề nghị cấp phép,
cơ sở phải bổ sung, sửa đổi theo đúng các nội dung đã được ghi trong văn bản
quy định tại khoản 3 Điều này và gửi về cơ quan cấp phép. Cơ quan cấp phép
gửi cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo
Thông tư này.
5. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung, sửa đổi,
trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị, Cục Quản lý Dược
- Bộ Y tế sẽ có công văn chấp thuận việc chuyển nhượng của cơ sở. Trường hợp
có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc không chấp thuận, Cục Quản lý Dược - Bộ Y
tế có văn bản gửi cơ sở nêu rõ lý do.
6. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ
sung , nếu cơ sở không nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung hoặc 3 tháng kể từ ngày cơ sở
nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ không còn giá trị.
Chương IV
HỒ SƠ, SỔ SÁCH VÀ LƯU TRỮ ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH, SỬ
DỤNG THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
Điều 16. Hồ sơ sổ sách đối với cơ sở sản xuất
1. Cơ sở sản xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất,
nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất
dùng làm thuốc phải lập và ghi chép đầy đủ các loại sổ theo dõi sau đây:
a) Sổ theo dõi pha chế thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất
theo Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Sổ theo dõi xuất, nhập thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền
chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền
chất dùng làm thuốc theo Mẫu số 1 ban hành kèm theoThông tư này;
c) Phiếu xuất kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo
Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở sản xuất thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc
dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền
chất, thuốc độc,nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất thuộc danh mục
dược chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải ghi chép đầy đủ vào
sổ theo dõi nhập, xuất thuốc theo Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ sở sản xuất thuốc phóng xạ phải lập và ghi chép đầy đủ các loại sổ
theo dõi sau đây:
a) Sổ theo dõi sản xuất, pha chế các thuốc phóng xạ theo Mẫu số 8 ban
hành kèm theo Thông tư này;
b) Sổ theo dõi xuất, nhập thuốc phóng xạ theo quy định tại Mẫu số 1 ban
hành kèm theo Thông tư này;
c) Phiếu xuất kho thuốc phóng xạ theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông
tư này;
d) Hồ sơ thải vật liệu phóng xạ;
đ) Hồ sơ chiếu xạ cá nhân: hồ sơ hiện tại, hồ sơ lịch sử công việc;
e) Hồ sơ giám sát khu vực: hồ sơ suất liều khu vực bao quanh, hồ sơ tẩy xạ;
g) Hồ sơ hiệu chuẩn dụng cụ đo;
h) Hồ sơ thống kê nguồn;
i) Hồ sơ kiểm tra xem xét lại chương trình an toàn bức xạ;
k) Báo cáo sự cố tai nạn;
l) Hồ sơ đào tạo và đào tạo lại nhân viên bức xạ;
m) Hồ sơ sức khoẻ của nhân viên bức xạ.
Điều 17. Hồ sơ sổ sách đối với cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu
1. Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc
tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần,
tiền chất dùng làm thuốc phải lập và ghi chép đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo
dõi sau đây:
a) Sổ theo dõi xuất, nhập thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền
chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền
chất dùng làm thuốc theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phiếu xuất kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo
Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Các chứng từ liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất.
2. Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây
nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối
hợp có chứa tiền chất, thuốc độc,nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất
thuộc danh mục dược chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải lập
và ghi chép đầy đủ các hồ sơ sau đây:
a) Sổ theo dõi nhập khẩu, xuất khẩu thuốc dạng phối hợp có chứa dược
chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng
phối hợp có chứa tiền chất, thuốc độc,nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược
chất thuộc danh mục dược chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực
theo Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chứng từ liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thuốc dạng
phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất
hướng thần, thuốc dạng phối hợp, thuốc độc,nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc
và dược chất thuộc danh mục dược chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh
vực có chứa tiền chất.
3. Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc phóng xạ phải lập và ghi chép đầy đủ
các hồ sơ sau đây:
a) Sổ theo dõi xuất, nhập thuốc phóng xạ thực hiện theo Mẫu số 1 ban hành
kèm theo Thông tư này;
b) Phiếu xuất kho thuốc phóng xạ theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông
tư này;
c) Các chứng từ liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thuốc
phóng xạ.
Điều 18. Hồ sơ sổ sách đối với cơ sở bán buôn
1. Cơ sở bán buôn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất phải
lập và ghi chép đầy đủ các hồ sơ sau đây:
a) Sổ theo dõi xuất, nhập thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền
chất theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phiếu xuất kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất heo
Mẫu số 6 Thông tư này;
c) Các chứng từ liên quan đến việc mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần, thuốc tiền chất.
2. Cơ sở bán buôn bán thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện,
thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có
chứa tiền chất, thuốc độc,nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất thuộc
danh mục dược chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải lập và
ghi chép đầy đủ các hồ sơ sau đây:
a) Sổ theo dõi xuất, nhập thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây
nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối
hợp có chứa tiền chất, thuốc độc,nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất
thuộc danh mục dược chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực theo
Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chứng từ liên quan đến việc mua bán thuốc dạng phối hợp có chứa dược
chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng
phối hợp có chứa tiền chất, thuốc độc,nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược
chất thuộc danh mục dược chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực.
3. Cơ sở bán buôn thuốc phóng xạ phải lập và ghi chép đầy đủ các loại sổ
theo dõi sau đây:
a) Sổ theo dõi xuất, nhập thuốc phóng xạ thực hiện theo quy định tại mẫu
số 1 của Thông tư này;
b) Phiếu xuất kho thuốc phóng xạ theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông
tư này;
c) Các chứng từ liên quan đến việc mua bán thuốc phóng xạ.
Điều 19. Hồ sơ sổ sách đối với cơ sở bán lẻ
1. Nhà thuốc bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất
phải lập và ghi chép đầy đủ các loại hồ sơ sau đây:
a) Sổ theo dõi xuất, nhập thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền
chất theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phiếu xuất kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất của
nơi cung cấp thuốc;
c) Đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần lưu tại cơ sở sau khi bán;
d) Biên bản nhận thuốc gây nghiện theo Mẫu số 9 ban hành kèm theo
Thông tư này;
đ) Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng theo Mẫu số 10 ban hành kèm
theo Thông tư này.
2. Các cơ sở bán lẻ khác phải lập và ghi chép đầy đủ Sổ theo dõi thông tin
chi tiết khách hàng theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này (trừ thuốc
độc, thuốc thuộc danh mục dược chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh
vực).
Điều 20. Hồ sơ sổ sách đối với cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở hoạt động
không vì mục đích thương mại
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở hoạt động không vì mục đích
thương mại phải lập và ghi chép đầy đủ các loại sổ theo dõi sau đây:
1. Sổ theo dõi số lượng, chủng loại, hoạt độ, kiểm định chất lượng của các
thuốc phóng xạ từng mẻ pha chế;
2. Sổ pha chế thuốc phóng xạ;
3. Sổ kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc;
4. Quy trình pha chế thuốc phóng xạ theo đơn.
Điều 21. Lưu giữ hồ sơ, sổ sách
1. Cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, sử dụng, pha
chế, cấp phát, cơ sở cung ứng dịch vụ liên quan đến thuốc, nguyên liệu làm
thuốc phải kiểm soát đặc biệt (trừ thuốc phóng xạ) phải lưu giữ chứng từ, tài liệu
liên quan đến thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian ít nhất hai năm kể từ
ngày thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hạn dùng. Đơn thuốc gây nghiện, đơn
thuốc hướng thần lưu giữ theo quy định tại “Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú” do Bộ Y tế ban hành.
2. Các cơ sở sản xuất, điều chế, pha chế, xuất nhập khẩu, kinh doanh, pha
chế thuốc phóng xạ phải lưu giữ chứng từ, tài liệu liên quan đến thuốc phóng xạ
trong thời gian ít nhất năm năm kể từ ngày thuốc hết hạn dùng.
3. Hết thời hạn lưu trữ trên, người đứng đầu cơ sở lập hội đồng để hủy, lập
biên bản hủy và lưu biên bản hủy tại cơ sở.

ChươngVI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực thi hành


1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... tháng ... năm ...
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02/06/2014
của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm
thần và tiền chất dùng làm thuốc.
Điều 23. Điều khoản tham chiếu
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được
viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp
dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều 24. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Vụ trưởng các Vụ,
Cục trưởng các Cục, Tổng cục trưởng Tổng cục dân số thuộc Bộ Y tế, Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về
Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG


- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, THỨ TRƯỞNG
Cổng TTĐTCP);
- Bộ Công Thương;
- Bộ Tài chính (Tổng Cục Hải Quan);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến;
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Sở Y tế các tỉnh TP trực thuộc TW;
- Tổng Công ty dượcVN, các Doanh nghiệp xuất
nhập khẩu trực tiếp thuốc, Viện kiểm nghiệm
thuốc TW, Viện KN thuốc TP.HCM, Viện KĐ
Quốc gia Vắc xin & SPYT;
- Hiệp hội SXKDDVN;
- Y tế các ngành;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, QLD(02b).
Phụ lục I

DANH MỤC DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN


(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
STT TÊN QUỐC TẾ TÊN KHOA HỌC
(5 , 6 )- 4,5- epoxy-3- methoxy-17
1. ACETYLDIHYDROCODEIN
methyl- morphinan-6-yl-acetat
N-1-2-(4-ethyl-4,5- dihydro-5-oxo-1
H-tetrazol-1-yl) ethyl-4-
2. ALFENTANIL
(methoxymethyl)-4-piperidinyl- N-
Phenylpropanamide
- 1,3- dimethyl-4- phenyl-4-
3. ALPHAPRODINE
propionoxypiperidine
1- para-aminophenethyl-4-
4. ANILERIDINE phenylpiperidine-4- carboxylic acid
ethyl ester)
(1-(3- cyano- 3,3- diphenylpropyl)- 4
5. BEZITRAMIDE (2- oxo- 3- propionyl-1-
benzimidazolinyl)- piperidine)
(-)- 17- (cyclobutylmethyl)
6. BUTORPHANOL
morphinan- 3,14 diol
(-)-2- (- Dimethylamino-3-
7. CIRAMADOL
hydroxybenzyl) Cyclohexanol
Methyl ester của benzoylecgonine
8. COCAINE

9. CODEINE (3- methylmorphine)


((+)-4 2- methyl-4- oxo-3,3- diphnyl-
10. DEXTROMORAMIDE 4 (1- pyrrolidinyl)- butyl-
morpholine)
(-)- 13 - Amino- 5,6,7,8,9,10,11 ,
11. DEZOCIN 12 octahydro- 5- methyl-5, 11-
methanobenzo- cyclodecen-3- ol
(1- (3 cyano- 3,3- Diphenylpropyl)- 4-
12. DIFENOXIN
Phenylisonipecotic acid
DIHYDROCODEIN 6- hydroxy- 3- methoxy-N- methyl-
13.
4,5- epoxy- morphinan
14. DIPHENOXYLATE 1-(3-cyano-3,3-diphenylpropyl)-4-
phenylpiperidine-4-carboxylic acid
ethyl ester
4,4- Diphenyl-6- Piperidino-3-
15. DIPIPANONE
heptanone.
(3,4- Dimethoxy- 17- Methyl
16. DROTEBANOL
morphinan-6 , 14 diol)
17. ETHYL MORPHIN 3- Ethylmorphine
FENTANYL (1- Phenethyl-4-N-
18.
Propionylanilinopiperidine)
19. HYDROMORPHONE (Dihydromorphinone)
(4- meta- hydroxyphenyl-1- methyl-4-
20. KETOBEMIDON
propionylpiperidine)
(3- Heptanone, 6- (dimethylamino)-
21. LEVOMETHADON
4,4- Diphenyl, (R)
((-)- 3- hydroxy- N-
22. LEVORPHANOL
methylmorphinan)
(3(3- Ethyl-1- methylperhydroazepin-
23. MEPTAZINOL
3- yl) phenol
(6- dimethylamino- 4,4- diphenyl-3-
24. METHADONE
heptanone)
Morphinan-3,6 diol, 7,8-didehydro-
25. MORPHINE
4,5- epoxy-17 methyl - (5 , 6 )
26. MYROPHINE MyristylBenzylmorphine
17- Cyclobutylmethyl- 7,8- dihydro-
27. NALBUPHIN
14- hydroxy- 17- normorphine
Morphinan- 6- ol, 7,8- Dihydrro- 4,5-
epoxy- 3- methoxy- 17- methyl- 3-
28. NICOCODINE
pyridin mecarboxxylate (ester), ( 5,
6)
29. NICODICODINE 6- Nicotinyldihydrocodeine
30. NICOMORPHINE 3,6- Dinicotinylmorphine)
31. NORCODEINE N- Dimethylcodein
32. OXYCODONE (14- hydroxydihydrocodeinone)
33. OXYMORPHONE (14- hydroxydihydromorphinone)
(1- methyl-4- phenylpiperidine-4-
34. PETHIDINE
carboxylic acid ethyl ester)
35. PHENAZOCINE (2’- Hydroxy-5,9- Dimethyl-2-
Phenethyl-6,7- Benzomorphan)
36. PHOLCODIN (Morpholinylethylmorphine)
(1-(3- cyano-3,3- diphenylpropyl-4-
37. PIRITRAMIDE (1- piperidino)- piperidine- 4-
carboxylic acid amide)
( N- ( 1- Methyl- 2 piperidinoethyl-
38. PROPIRAM
N- 2- pyridyl Propionamide)
1-(2-methoxy carbonylethyl)-4-
39. REMIFENTANIL (phenylpropionylamino)piperidine-4-
carboxylic acid methyl ester
(N-4- (methoxymethyl)-1- 2- (2-
40. SUFENTANIL thienyl)- ethyl-4- piperidyl-
propionanilide)
41. THEBACON ( Acetyldihydrocodeinone)
(+)-1- ( 2R*,6S*,11S*)- 1,2,3,4,5,6-
hexahydro- 8- hydroxy- 3,6,11-
42. TONAZOCIN MESYLAT trimethyl- 2,6- methano-3-
Benzazocin- 11- yl-3-one-
methanesulphonate
(+)- Trans- 2- Dimethylaminomethyl-
43. TRAMADOL 1-(3- methoxy phenyl) cyclohexan-1-
ol

* Danh mục này bao gồm cả:


- Các Ester và Ether của các chất trong bảng này nếu chúng không xuất
hiện trong Bảng khác, khi có thể tồn tại các chất ester và ether đó.
- Muối của các chất ghi trong Bảng này, bao gồm cả muối của ester, ether và
những đồng phân của các chất trên, khi các muối đó có thể hình thành và tồn tại.
Phụ lục II

DANH MỤC DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN


(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017
của Bộ trưởng Bộ Y tế)

T TÊN THÔNG
TÊN QUỐC TẾ TÊN KHOA HỌC
T DỤNG KHÁC
1.
ALLOBARBITAL 5,5-diallylbarbituric acid

8- chloro -1- methy -6- phenyl


2.
ALPRAZOLAM – 4H -s- triazolo [4,3-a] [1,4]
benzodiazepine
3. 2-(diethylamino)
AMFEPRAMONE Diethylpropion
propiophenone
4. 2- amino-5- phenyl- 2-
AMINOREX
oxazoline
5. 5-ethyl-5-isopentylbarbituric
AMOBARBITAL
acid
6. 5,5-diethylbarbituric acid
BARBITAL

7. N-benzyl-N, -
BENZFETAMINE Benzphetamine
dimethylphenethylamine
7-bromo-1,3-dihydro-5-(2-
8.
BROMAZEPAM pyridyl)-2H-1,4-
benzodiazepin-2-one
2- bromo-4-(o-chlorophenyl)-
9. 9 methyl-6H-thieno(3,2-f)-s-
BROTIZOLAM
triazolo( 4,3- )(1,4)
diazepine
21-cyclopropyl-7-a[(S)-1-
hydroxy-1,2,2-
10.
BUPRENORPHINE trimethylpropyl]-6,14-endo-
ethano-6,7,8,14-tetrahydro
oripavine
11. 5-allyl-5-isobutylbarbituric
BUTALBITAL
acid
12.
BUTOBARBITAL 5-butyl-5- ethylbarbituric acid
7-chloro-1,3-dihydro-3-
hydroxy-1-methyl-5-phenyl-
13. 2H-1,4-
CAMAZEPAM
benzodiazepin-2-one
dimethylcarbamate (ester)
7-chloro-2-(methylamino)-5-
14.
CHLODIAZEPOXID phenyl-3H-1,4-
benzodiazepine-4-oxide
15. (+)-norpseudo- (+)-(R)--[(R)-1-
CATHINE
ephedrine aminoethyl]benzyl alcohol
7-chloro-1-methyl-5-phenyl-
16.
CLOBAZAM 1H-1,5-benzodiazepin-2,4
(3H,5H) dione
5- (o-chlorophenyl)-1,3-
17.
CLONAZEPAM dihydro-7- nitro- 2H -1,4 -
benzodiazepine-2 –one
7- chloro - 2,3 - dihydro - 2 -
18. oxo -5-phenyl-1H-1,4-
CLORAZEPATE
benzodiazepine -3-carbocilic
acid
5-(o-chlorophenyl)-7-ethyl-
19. 1,3 dihydro-1 methyl-2H-
CLOTIAZEPAM
thieno[2,3e]-1,4 -diazepin -2-
one
10-chloro-11b-(o-
chlorophenyl)2,3,7,11b-
20.
CLOXAZOLAM tetrahydrooxazolo-[3,2-d]
[1,4]benzodiazepin-6(5H) –
one
7-chloro-5- (o-chlorophenyl)-
21.
DELORAZEPAM 1,3 dihydro-2H-1,4
benzodiazepin-2 – one
7-chloro-1,3-dihydro-1-
22.
DIAZEPAM methyl-5-phenyl-2H-1,4
benzodiazepin-2 – one
8-chloro-6-phenyl-4H-s-
23.
ESTAZOLAM triazolo[4,3-]
[1,4]benzodiazepin
24. ETHCHLORVYNOL 1 - chloro -3- ethyl -1- penten
-4 - yn -3-ol
25. 1- ethynylcyclohexanol
ETHINAMATE
carbamate
ethyl -7- chloro -5- (0-
fluorophenyl) -2,3 - dihydro -
26. ETHYLLOFLAZEPA
2 - oxo -1H-1,4 -
TE
benzodiazepine -3-
carboxylate
N-
27. N-ethyl--
ETILAMFETAMINE ethylamphetami
methylphenethylamine
ne
28. N- ethyl-3- phenyl-2-
FENCAMFAMIN
norbornanamine
(+) –3-  (-
29.
FENPROPOREX methylphenethyl) amino
propionitrile
7-chloro -5- (o-fluorophenyl)
30.
FLUDIAZEPAM -1,3-dihydro -1- methyl- 2H -
1,4- benzodiazepin -2- one
5-(o-fluorophenyl) -1,3 -
31.
FLUNITRAZEPAM dihydro-1- methyl -7- nitro-
2H-1,4 benzodiazepin -2- one
7-chloro-1-[2-
(diethylamino)ethyl] -5-(o-
32.
FLURAZEPAM fluorophenyl)-1,3-dihydro-
2H-1,4-benzodiazepin -2 –
one
33. 2-ethyl-2-phenylglutarimide
GLUTETHIMID

7-chloro-1,3- dihydro -5-


34. phenyl-1-(2,2,2 -
HALAZEPAM
trifluoroethyl)-2H-1,4-
benzodiazepin -2 – one
10-bromo-11b -(o-
fluorophenyl)- 2,3,7,11b
35.
HALOXAZOLAM tetrahydrooxazolo [3,2-d]
[1,4] benzodiazepin -6 (5H) –
one
11-chloro -8,12b - (dihydro -
36. 2,8 - dimethyl - 12b - phenyl -
KETAZOLAM
4H -[1,3] oxazino[3,2-d][1,4]
benzodiazepin-4,7 (6H)-dione
37. (+) –2- (2-Clorophenyl)-2-
KETAMIN
methylaminocyclohexanone.
38. (-)-N,N-dimethyl-1,2-
LEFETAMIN SPA
diphenylethylamine
(2S)-2,6-diamino-N-[(1S)-1-
39. LISDEXAMFETAMI methyl-2-phenylethyl]
NE hexanamide
dimethanesulfonate
6-(o-chlorophenyl)-2,4-
dihydro-2-[(4-methyl-1-
40. piperazinyl) methylene]
LOPRAZOLAM
-8-nitro-1H-imidazol[1,2-]
[1,4] benzodiazepin -1 –one
7-chloro-5-(o-chlorophenyl)-
41.
LORAZEPAM 1,3-dihydro-3-hydroxy-2H-
1,4 benzodiazepin -2 – one
7-chloro-5-(o-chlorophenyl)-
42. 1,3-dihydro-3-hydroxy-1-
LORMETAZEPAM
methyl-2H-1,4 benzodiazepin
-2 – one
5-(p-chlorophenyl)- 2,5-
43.
MAZINDOL dihydro -3H-imidazo[2,1-a]
isoindol-5-ol
7-chloro-2,3-dihydro-1-
44.
MEDAZEPAM methyl-5-phenyl-1H-1,4
benzodiazepine
45. N-(3- chloropropyl)-  -
MEFENOREX
methylphenethylamine
46. 2-methyl-2-propyl - 1,3-
MEPROBAMAT
propanediol, dicarbamate
3- ( methylphenethyl)- N-
47.
MESOCARB (phenylcarbamoyl) sydnone
imine
48. METHYLPHENIDAT Methyl  -phenyl-2-
E
piperidineacetate
49. METHYLPHENO- 5-ethyl-1-methyl -5-
BARBITAL phenylbarbituric acid
50. 3,3 diethyl-5- methyl-2,4
METHYPRYLON
piperydine- dione
8- chloro- -6- (o-
51. fluorophenyl) -1-methyl-4H-
MIDAZOLAM
imidazol[1,5-a][1,4]
benzodiazepine
1,3 dihydro -1- methyl-7-
52.
NIMETAZEPAM nitro-5-phenyl-2H-1,4
benzodiazepin-2-one
53. 1,3 dihydro -7-nitro-5-phenyl-
NITRAZEPAM
2H-1,4 benzodiazepin-2-one
7-chloro- 1,3 dihydro-5-
54.
NORDAZEPAM phenyl-2H-1,4 benzodiazepin-
2-one
7-chloro- 1,3 dihydro-
55.
OXAZEPAM 3hydroxy-5- phenyl-2H-1,4
benzodiazepin-2-one
10-chloro--2,3,7,11b-
56. tetrahydro-2-methyl-11b-
OXAZOLAM
phenyloxazolo[3,2-d] [1,4]
benzodiazepin-6(5H) –one
(2R*,6R*,11R*)-1,2,3,4,5,6-
57. hexahydro-6,11-dimethyl-3-
PENTAZOCIN
(3-methyl-2-butenyl)-2,6-
methano-3-benzazocin-8-ol
58. 5-ethyl-5-(1-methylbutyl)
PENTOBARBITAL
barbituric acid
59. (+)-(2S,3S)-3,4-dimethyl-2-
PHENDIMETRAZIN
phenylmorpholine
60. 5-ethyl-5-phenylbarbituric
PHENOBARBITAL
acid
61.
PHENTERMIN ,- dimethylphenethylamine

62. PINAZEPAM 7-chloro-1,3-dihydro-5-


phenyl-1-(2-propynyl)-2H-
1,4-benzodiazepin-2-one
7-chloro -1- (cyclopylmethyl)
63.
PRAZEPAM - 1,3 - dihydro -5- phenyl -
2H- 1,4-benzodiazepin-2-one
64. 4’-methyl-2-(1-pyrrolidinyl)
PYROVALERONE
valerophenone
65. SECBUTABARBITA 5-sec-butyl-5-ethylbarbituric
L acid
7- chloro - 1,3 - dihydro -3-
66. hydroxy-1 -methyl-5-phenyl -
TEMAZEPAM
2H- 1,4-benzodiazepin -2-
one
7-chloro-5-(1-cyclohexen-1-
67.
TETRAZEPAM yl)-1,3dihydro-1-methyl-2H-
1,4 benzodiazepin -2- one
8-chloro-6-(o-chlorophenyl)-
68.
TRIAZOLAM 1-methyl-4H-s-triazolo[4,3-]
[1,4] benzodiazepin
69. 5-(1-methylbutyl)-5-
VINYLBITAL
vinylbarbituric acid
N,N,6- trimethyl-2-p-
70.
ZOLPIDEM tolylimidazol 1,2-
pyridine-3- acetamide

* Danh mục này bao gồm các muối của các chất ghi trong Bảng này, khi
các muối đó có thể hình thành và tồn tại.
Phụ lục III

DANH MỤC TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC


(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017
của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT TÊN QUỐC TẾ TÊN KHOA HỌC

([R-(R*, S*)]--[1-
1. EPHEDRINE (methylamino)ethyl]-
Benzenemethanol

2. N-ETHYLEPHEDRIN 1-Ethylephedrin

N-METHYLEPHEDRIN/
(1R, 2S)-2- (dimethylamino)-1-
3. METHYLEPHEDRIN/
phenyl- propanol
DL-METHYLEPHEDRIN

[S-(R*, R*)]--[1-
4. PSEUDOEPHEDRINE (methylamino)ethyl]-
Benzenemethanol

Ergoline-8-carboxamide,9,10-
5. ERGOMETRINE didehydro-N-(2-hydroxy-1-
methylethyl)-6-methy- [8 (s)].

Ergotaman-3’,6’,18’-trione,12’-
6. ERGOTAMINE hydroxy-2’-methyl-5’-
(phenylmethyl)-(5)

N- Ethyl methyl amino – phenyl –


7.
ETHYLPSEUDOEPHEDRIN propane - 1 - ol

N-
Dimethylamino – phenyl –
8. METHYLPSEUDOEPHEDRI
propane – 1 - ol
N
* Danh mục này bao gồm các muối của các chất ghi trong Bảng này, khi
các muối đó có thể hình thành và tồn tại.
Phụ lục IV

BẢNG GIỚI HẠN NỒNG ĐỘ, HÀM LƯỢNG DƯỢC CHẤT GÂY
NGHIỆN TRONG THUỐC DẠNG PHỐI HỢP
(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)

HÀM LƯỢNG DƯỢC NỒNG ĐỘ DƯỢC


CHẤT TÍNH THEO CHẤT TÍNH THEO
DẠNG BAZƠ TRONG DẠNG BAZƠ TRONG
TÊN DƯỢC CHẤT
STT 1 ĐƠN VỊ SẢN PHẨM SẢN PHẨM CHƯA
THUỐC GÂY NGHIỆN CHIA LIỀU
ĐÃ CHIA LIỀU
(Tính theo mg) (Tính theo %)
ACETYLDIHYDROCO
1. 100 2,5
DEIN
2. COCAINE 0,1
3. CODEINE 100 2,5
Không quá 0,5 mg
Difenoxin và với ít nhất
4. DIFENOXIN 0,025 mg Atropin Sulfat
trong 1 đơn vị sản phẩm
đã chia liều.
Không quá 2,5 mg
Difenoxylat và với ít
5. DIPHENOXYLATE nhất 0,025 mg Atropin
Sulfat trong một đơn vị
sản phẩm đã chia liều.
6. DIHYDROCODEIN 100 2,5
7. ETHYL MORPHIN 100 2,5
8. NICODICODIN 100 2,5
9. NORCODEIN 100 2,5
10. PHOLCODIN 100 2,5
11. PROPIRAM 100 2,5
0,2 morphin tính theo
12. MORPHINE morphin base tinh
khiết
13. TRAMADOL 37,5
Phụ lục V

BẢNG GIỚI HẠN NỒNG ĐỘ, HÀM LƯỢNG DƯỢC CHẤT HƯỚNG
THẦN TRONG THUỐC DẠNG PHỐI HỢP
(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017của
Bộ trưởng Bộ Y tế)

HÀM LƯỢNG TỐI ĐA


TÊN CHẤT HƯỚNG THẦN
STT CÓ TRONG MỘT ĐƠN VỊ
VÀ TIỀN CHẤT
ĐÃ CHIA LIỀU (mg)
1. ALLOBARBITAL 10
2. ALPRAZOLAM 0,25
3. AMOBARBITAL 10
4. BARBITAL 10
5. BROMAZEPAM 1
6. BROTIZOLAM 0,25
7. BUTOBARBITAL 10
8. CAMAZEPAM 5
9. CHLODIAZEPOXID 5
10. CLOBAZAM 5
11. CLONAZEPAM 0,5
12. CLORAZEPAT 10
13. CLOTIAZEPAM 5
14. DIAZEPAM 5
15. ESTAZOLAM 0,5
16. FLUDIAZEPAM 0,5
17. FLUNITRAZEPAM 0,5
18. FLURAZEPAM 5
19. HALAZEPAM 5
20. KETAZOLAM 5
21. LOPRAZOLAM 0,25
22. LORAZEPAM 0,5
23. LORMETAZEPAM 0,25
24. MEPROBAMAT 100
25. MEDAZEPAM 5
26. METHYLPHENOBARBITAL 10
27. MIDAZOLAM 5
28. NITRAZEPAM 5
29. NORDRAZEPAM 0,25
30. OXAZEPAM 10
31. PARAZEPAM 5
32. PENTOBARBITAL 10
33. PHENOBARBITAL 25
34. SECBUTABARBITAL 10
35. TEMAZEPAM 25
36. TETRAZEPAM 5
37. VINYLBITAL 10
38. CLOXAZOLAM 1
39. DELORAZEPAM 0,25
40. ETHYLCLOFLAZEPAT 0,25
41. NIMETAZEPAM 0,25
42. OXAZOLAM 5
43. PINAZEPAM 1
Phụ lục VI
BẢNG GIỚI HẠN HÀM LƯỢNG TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC
TRONG THUỐC DẠNG PHỐI HỢP
(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017
của Bộ trưởng Bộ Y tế)

HÀM LƯỢNG NỒNG ĐỘ


TỐI ĐA CÓ TỐI ĐA CÓ
TRONG MỘT TRONG
STT TÊN TIỀN CHẤT
ĐƠN VỊ ĐÃ MỘT ĐƠN
CHIA LIỀU VỊ CHƯA
(mg) CHIA LIỀU

1. EPHEDRINE 50 1,5%

2. ERGOMETRINE 0,125

3. N- ETHYLEPHEDRIN 12,5

N-METHYLEPHEDRIN/ 31,1
4. METHYLEPHEDRIN/
DL-METHYLEPHEDRIN

5. ERGOTAMINE 01

6. PSEUDOEPHEDRINE 120 0,5%


Mẫu số 1
Tên cơ sở
Địa chỉ:
Điện thoại:

SỔ THEO DÕI XUẤT - NHẬP THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN,
THUỐC TIỀN CHẤT, THUỐC PHÓNG XẠ
(Bắt đầu sử dụng từ....đến......)
SỔ THEO DÕI XUẤT - NHẬP THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN, TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC, THUỐC
PHÓNG XẠ, CHẤT MANG

Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng,: .........................................................


Đơn vị tính: ..........................................................................................

Số chứng Số lượng
Ngày
Nơi xuất, nhập từ xuất, Nhập Xuất Còn lại Số lô, hạn dùng Ghi chú
tháng
nhập
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

* Sổ được đánh số trang từ 01 đến hết, và đóng dấu giáp lai


* Mỗi thuốc phải dành một số trang riêng, số trang nhiều hay ít tuỳ loại thuốc xuất, nhập nhiều hay ít.
* Đối với thuốc phóng xạ không cần ghi hạn dùng
Mẫu số 2. Đơn đề nghị cấp phép sản xuất thuốc phóng xạ
…(1)… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: ...../….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
V/v đề nghị sản xuất thuốc phóng
xạ (Địa danh), ngày… tháng… năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP SẢN XUẤT THUỐC PHÓNG XẠ
Kính gửi: Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế
I. Thông tin chung:
1. Tên cơ sở:……………(1)………………………………………………….…
2. Địa chỉ:………………(3)…………………………………………………….
3. Tên người đại diện pháp luật:…………………………………………………
4. Điện thoại: …………………. Fax:………………………
5.Hình thức sản xuất:……………………(4)…………………………………..
II.Nội dung đề nghị:
Cơ sở đề nghị sản xuất thuốc phóng xạ để phục vụ cho nhu cầu điều trị cho bệnh
nhân của chính cơ sở
III. Tài liệu kèm theo
1. Giấy phép tiến hành các công việc bức xạ do cơ quan có thẩm quyền cấp đối
với cơ sở đề nghị kinh doanh thuốc phóng xạ.
3. Sơ đồ khu vực sản xuất, kho bảo quản, phòng kiểm nghiệm.
4. Danh mục trang thiết bị.
5. Danh mục các thuốc dự kiến sản xuất.
IV. Cam kết của cơ sở:
Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin, số liệu đưa ra tại hồ sơ là hoàn toàn
trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai phạm.
Kính đề nghị ….(3)…. sớm xem xét và cho phép cơ sở…(1)..được sản xuất
thuốc phóng xạ để phục vụ nhu cầu điều trị của cơ sở.
Xin trân trọng cám ơn./.
Nơi nhận: …….,Ngày tháng năm
- Như trên; Người đại diện pháp luật/Người được ủy quyền
- …(5)…
Ký,ghi rõ họ tên, chức danh
- Lưu …
đóng dấu (nếu có)

Ghi chú:
(1) Tên cơ sở đề nghị.
(2) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.
(3) Địa chỉ có thể gửi qua bưu điện.

(4) Hình thức sản xuất: bằng máy cyclotron hay lò hạt nhân phóng xạ………………….
(5) Nơi nhận khác nếu có.
Mẫu số 3. Phiếu tiếp nhận hồ sơ
……(1)………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

(Địa danh), Ngày tháng năm


………
PHIẾU TIẾP NHẬN
HỒ SƠ…………………………(2)……………………….
1. Đơn vị nộp:
2. Hình thức nộp: Trực tiếp Bưu điện
Nộp lần đầu Nộp bổ sung
3. Số văn bản của đơn vị(nếu có):
4. Danh mục tài liệu(3):.......................................................................

Ghi chú:
- Phiếu tiếp nhận hồ sơ được trả trong ngày làm việc
- Phiếu tiếp nhận này chỉ có giá trị xác nhận cơ sở đã nộp hồ sơ tại…..(1)
……

NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
(2) Tên thủ tục hành chính
(3) Các tài liệu tương ứng theo thủ tục hành chính được quy định tại Luật Dược và Nghị
định này (liệt kê chi tiết hoặc danh mục kèm theo)
Mẫu số 4. Đơn đề nghị chuyển nhượng sản xuất thuốc phóng xạ
…(1)… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: ...../….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
V/v đề nghị sản xuất thuốc phóng
xạ (Địa danh), ngày… tháng… năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NHƯỢNG THUỐC PHÓNG XẠ
Kính gửi: Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế
I. Thông tin chung:
1. Tên cơ sở:……………(1)………………………………………………….…
2. Địa chỉ:………………(2)…………………………………………………….
3. Tên người đại diện pháp luật:…………………………………………………
4. Điện thoại: …………………. Fax:………………………
5.Hình thức sản xuất:……………………(3)…………………………………..
II.Nội dung đề nghị:
Cơ sở…(1)……. đề nghị được chuyển nhượng thuốc phóng xạ do cơ sở sản xuất
cho cơ sở……(4)…… Địa chỉ……..(2)…….. để phục vụ cho nhu cầu điều trị
cho bệnh nhân của cơ sở ……..(4)…..với giá cung cấp bằng giá thành sản xuất
để bù đắp chi phí sản xuất của cơ sở.
III. Tài liệu kèm theo
1. Hợp đồng chuyển nhượng của hai cơ sở
2. Báo cáo sản xuất, sử dụng thuốc phóng xạ đề nghị chuyển nhượng tại cơ sở
chuyển nhượng trong vòng 01 năm gần nhất.
IV. Cam kết của cơ sở:
Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin, số liệu đưa ra tại hồ sơ là hoàn toàn
trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai phạm.
Kính đề nghị Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế sớm xem xét và cho phép cơ sở
….(1)….chuyển nhượng thuốc phóng xạ để phục vụ nhu cầu điều trị của cơ sở.
Xin trân trọng cám ơn./.
Nơi nhận: …….,Ngày tháng năm
- Như trên; Người đại diện pháp luật/Người được ủy quyền
- …(5)…
Ký,ghi rõ họ tên, chức danh
- Lưu …
đóng dấu (nếu có)

Ghi chú:
(1) Tên cơ sở đề nghị.
(2) Địa chỉ có thể gửi qua bưu điện.
(3) Hình thức sản xuất: bằng máy cyclotron hay lò hạt nhân phóng xạ………………….
(4) Cơ sở nhận thuốc phóng xạ
(5) Nơi nhận khác nếu có.
Mẫu số 5. Sổ pha chế thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất
Tên cơ sở

SỐ PHA CHẾ THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT
(Bắt đầu sử dụng từ......đến......)
SỐ PHA CHẾ THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT

Số lượng thuốc Số lượng thuốc


Công thức pha chế Họ và tên Họ và tên
Ngày Số thứ Tên thuốc - nồng thành phẩm thu thành phẩm thu
(cho 01 lô sản người pha người kiểm Ghi chú
tháng tự độ, hàm lượng được theo lý được trên thực
phẩm) chế soát
thuyết tế
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

* Sổ được đánh số trang từ 01 đến hết, và đóng dấu giáp lai


Mẫu số 6. Phiếu xuất kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ
Tên cơ sở:
Địa chỉ:

PHIẾU XUẤT KHO THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN,


THUỐC TIỀN CHẤT, THUỐC PHÓNG XẠ

Xuất cho cơ sở:


Địa chỉ:

Tên thuốc, nồng độ, Đơn vị Số lô sản xuất, Tên nhà sản xuất, nước
STT Số lượng xuất Ghi chú
hàm lượng tính hạn dùng sản xuất

Người giao Người nhận Ngày.... tháng.... năm....


(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Người đứng đầu cơ sở
hoặc Người được uỷ quyền

*Mẫu này có thể sử dụng để:


* Xuất nội bộ cơ sở.
* Xuất cho đơn vị khác:
- Ghi rõ tên người nhận thuốc, số chứng minh thư nhân dân
- Cơ sở có thể dùng hoá đơn tài chính thay cho mẫu số 6 nhưng tối thiểu phải có đủ các thông tin quy định tại mẫu này hoặc
kèm theo Phiếu báo lô.
* Thuốc phóng xạ không cần ghi thông tin về hạn dùng
Mẫu số 7
SỔ THEO DÕI XUẤT, NHẬP THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN, THUỐC DẠNG
PHỐI HỢP CÓ CHỨA DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN, THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA TIỀN CHẤT

Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng………………………………………………………………………………………………………..…


Đơn vị tính: ……………………………………………………………………………………………………………………………
Nhà sản xuất:………………………………………………………………………………………………………………………………

Số chứng Số lượng
Ngày
Nơi xuất, nhập từ xuất, Số lô, hạn dùng Ghi chú
tháng Nhập Xuất Còn lại
nhập
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

* Nếu lập sổ thì sổ được đánh số trang từ 01 đến hết, và đóng dấu giáp lai
Mẫu số 8. Sổ pha chế thuốc phóng xạ
Tên cơ sở

SỐ PHA CHẾ THUỐC PHÓNG XẠ


(Bắt đầu sử dụng từ......đến......)
SỐ PHA CHẾ THUỐC PHÓNG XẠ

Số lượng Chất
Số lượng thuốc
thuốc thành Họ và tên Họ và tên lượng
Ngày Số thứ thành phẩm thu Ghi
Tên thuốc Hoạt độ phẩm thu người pha người kiểm thuốc
tháng tự được theo lý chú
được trên chế soát pha
thuyết
thực tế chế
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

* Sổ được đánh số trang từ 01 đến hết, và đóng dấu giáp lai


Mẫu số 9. Biên bản nhận thuốc gây nghiện
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN NHẬN THUỐC GÂY NGHIỆN


1. Tên người giao:
- Địa chỉ:
- Số CMT/Thẻ căn cước/Hộ chiếu/Các giấy tờ tương đương khác:
Nơi cấp: Ngày cấp:
2. Tên cơ sở bán lẻ:
- Chủ nhà thuốc:
- Địa chỉ:
3. Danh mục mặt hàng nhận:

TT Tên thuốc,dạng bào Đơn vị Số Lý do nhận Ghi chú


chế, nồng độ/ hàm tính lượng lại
lượng, quy cách đóng
gói
1
2
4. Thời gian giao nhận: (Các) mặt hàng trên được giao, nhận vào...giờ...phút
ngày......tháng .... năm ........

5. Địa điểm giao nhận (Ghi chi tiết địa chỉ thực tế giao nhận):

Biên bản này được hai bên thống nhất và lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
......., ngày tháng năm........
BÊN GIAO BÊN NHẬN
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu số 10. Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng
Tên cơ sở

SỐ THEO DÕI THÔNG TIN CHI TIẾT KHÁCH HÀNG


(Bắt đầu sử dụng từ......đến......)

42
SỐ THEO DÕI THÔNG TIN CHI TIẾT KHÁCH HÀNG

Hoạt chất, Đơn vị


Ngày Số thứ Tên thuốc. Quy Ghi
nồng độ/ hàm tính Số lượng bán Tên khách hàng Địa chỉ
tháng tự cách đóng gói chú
lượng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

* Sổ được đánh số trang từ 01 đến hết, và đóng dấu giáp lai

43
44

You might also like