You are on page 1of 20

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2017

Thông tư Số: 20/2017/TT-BYT


QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DƯỢC VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ
54/2017/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 05 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THUỐC
VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
Căn cứ Luật số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 04 năm 2016 về dược;
Căn cứ Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 08 năm 2012 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật dược và
Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ về thuốc và
nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Điều 3. Phân loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt
Chương II. BẢO QUẢN, SẢN XUẤT, PHA CHẾ, CẤP PHÁT, SỬ DỤNG,
HUỶ, GIAO NHẬN, VẬN CHUYỂN, BÁO CÁO VỀ THUỐC, NGUYÊN LIỆU
LÀM THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
Điều 4. Bảo quản
Điều 5. Sản xuất, pha chế
Điều 6. Cấp phát, sử dụng, huỷ thuốc
Điều 7. Giao nhận, vận chuyển giữa các cơ sở
Điều 8. Báo cáo
Chương III. CUNG CẤP THUỐC PHÓNG XẠ
Điều 9. Cung cấp thuốc phóng xạ
Điều 10. Hồ sơ đề nghị cung cấp thuốc phóng xạ
Điều 11. Trình tự, thủ tục cho phép cung cấp thuốc phóng xạ
Chương IV. HỒ SƠ, SỔ SÁCH VÀ LƯU GIỮ CHỨNG TỪ, TÀI LIỆU
CÓ LIÊN QUAN VỀ THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC PHẢI KIỂM
SOÁT ĐẶC BIỆT
Điều 12. Hồ sơ, sổ sách đối với cơ sở sản xuất
Điều 13. Hồ sơ, sổ sách đối với cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 14. Hồ sơ sổ sách đối với cơ sở bán buôn
Điều 15. Hồ sơ sổ sách đối với cơ sở bán lẻ
Điều 16. Hồ sơ sổ sách đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc,
kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, kinh doanh dịch vụ thử tương
đương sinh học của thuốc, kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm
Điều 17. Hồ sơ sổ sách đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai
nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt
động dược không vì mục đích thương mại khác
Điều 18. Lưu giữ hồ sơ, sổ sách
Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2017.
Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp
Điều 21. Điều khoản tham chiếu
Điều 22. Trách nhiệm thi hành
DANH MỤC PHỤ LỤC
TT SỐ PHỤ LỤC TÊN PHỤ LỤC
1 Phụ lục I Danh mục dược chất gây ngiện
2 Phụ lục II Danh mục dược chất hướng thần
3 Phụ lục III Danh mục tiền chất dùng làm thuốc
4 Phụ lục IV Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng dược chất gây
nghiện trong thuốc dạng phối hợp
5 Phụ lục V Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng dược chất hướng
thần trong thuốc dạng phối hợp
6 Phụ lục VI Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng tiền chất dùng làm
thuốc trong thuốc dạng phối hợp
7 Phụ lục VII Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị
cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực
8 Phụ lục VIII Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là
dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất
dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ
9 Phụ lục IX Biên bản giao nhận thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược
chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng
làm thuốc
10 Phụ lục X Báo cáo xuất, nhập, tồn kho, sử dụng thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ,
thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất
11 Phụ lục XI Báo cáo tình hình sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng
phối hợp có chứa tiền chất
12 Phụ lục XII Báo cáo trong trường hợp thất thoát, nhầm lẫn thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc
phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất,
nguyên liệu làm thuốc chứa dược chất gây nghiện, dược
chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc
13 Phụ lục XIII Đơn đề nghị cung cấp thuốc phóng xạ
14 Phụ lục XIV Báo cáo sản xuất, sử dụng thuốc phóng xạ
15 Phụ lục XV Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị cung cấp thuốc phóng xạ
16 Phụ lục XVI Sổ theo dõi sản xuất, pha chế thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần, thuốc tiền chất
17 Phụ lục XVII Phiếu xuất kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần,
thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, nguyên liệu làm thuốc
là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền
chất dùng làm thuốc
18 Phụ lục XVIII Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc dạng phối hợp có
chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có
chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có
chứa tiền chất, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc,
thuốc và dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử
dụng trong một số ngành, lĩnh vực
19 Phụ lục XIX Sổ theo dõi sản xuất, pha chế thuốc phóng xạ
20 Phụ lục XX Biên bản nhận thuốc gây nghiện
21 Phụ lục XXI Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng
Số: 22/2011/TT-BYT Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2011

 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Chức năng của khoa Dược
Điều 3. Nhiệm vụ của khoa Dược
Chương II
ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT; CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ CỦA CÁC CHỨC
DANH TRONG KHOA DƯỢC
Điều 4. Địa điểm - cơ sở vật chất của khoa Dược
Điều 5. Biên chế khoa Dược
Điều 6. Cơ cấu tổ chức của khoa Dược
Điều 7. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của Trưởng khoa Dược
Điều 8. Yêu câu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược
Điều 9. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc
Điều 10. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của cán bộ thống kê dược
Điều 11. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác dược lâm sàng
Điều 12. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách pha chế thuốc
(nếu có thực hiện pha chế thuốc)
Điều 13. Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ khác
Chương III
HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA KHOA DƯỢC
Điều 14. Lập kế hoạch và tổ chức cung ứng thuốc
Điều 15. Theo dõi và quản lý nhập, xuất thuốc
Điều 16. Theo dõi, quản lý sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y
tế tiêu hao (nếu có)
Điều 17. Quy định về bảo quản thuốc
Điều 18. Tổ chức pha chế thuốc, sản xuất, chế biến thuốc dùng trong bệnh viện
Điều 19. Thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc
Điều 20. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại
các khoa và Nhà thuốc trong bệnh viện
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05 tháng 07 năm 2011.
Điều 22. Trách nhiệm thi hành

TT SỐ PHỤ LỤC TÊN PHỤ LỤC


1 Phụ lục I Thẻ kho
2 Phụ lục II Dự trù thuốc
3 Phụ lục III Báo cáo công tác khoa Dược bệnh viện
4 Phụ lục IV Báo cáo sử dụng thuốc
5 Phụ lục V Báo cáo sử dụng kháng sinh
6 Phụ lục VI Báo cáo sử dụng hoá chất
7 Phụ lục VII Báo cáo sử dụng vật tư y tế tiêu hao
8 Phụ lục VIII Biên bản kiểm kê thuốc
9 Phụ lục IX Biên bản kiểm kê hoá chất
10 Phụ lục X Biên bản kiểm kê vật tư y tế tiêu hao
11 Phụ lục XI Biên bản xác nhận thuốc/hoá chất/vật tư y tế tiêu hao
mất/hỏng/vỡ
12 Phụ lục XII Biên bản thanh lý thuốc
13 Phụ lục XIII Sổ họp Hội đồng thuốc và điều trị
14 Phụ lục XIV Sổ kiểm nhập thuốc/hoá chất/vật tư y tế tiêu hao
15 Phụ lục XV Sổ pha chế thuốc
MARKETING DƯỢC
Trình bày khái niệm, mục tiêu, vai trò, các chính sách của Maketing Dược

Khái niệm:
Marketing Dược thực chất là tổng hợp các chính sách chiến lược marketing của thuốc
nhằm thoả mãn nhu cầu của bệnh nhận, nhằm phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Ngoài các mục tiêu, chức năng của marketing thông thường, do đặc thù riêng của
ngành, yêu cầu marketing dược có nhiệm vụ: thuốc được bán ra đúng loại thuốc,
đúng giá, đúng số lượng, đúng lúc và đúng nơi.
Mục tiêu:
- Mục tiêu sức khoẻ: chất lượng tốt, hiệu quả, an toàn.
- Mục tiêu kinh tế:
+ Lợi nhuận: đạt lợi nhuận lớn nhất.
+ Lợi thế cạnh tranh: có thị phần nhiều nhất.
+ An toàn trong kinh doanh: rủi ro ít nhất.
Vai trò:
- Trong quản lý vĩ mô: là thị trường - công cụ quản lý của Nhà nước.
- Trong quản lý vi mô: quyết định chiến lược marketing của công ty.
Chức năng:
- Làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu thị trường.
- Chức năng phân phối.
- Chức năng tiêu thụ hàng hoá.
- Chức năng yểm trợ.
Chính sách:
- Chính sách sản phẩm
+ Chiến lược phát triển sản phẩm mới.
+ Chiến lược phát triển theo danh mục sản phẩm.
+ Chiến lược triển khai theo chu kỳ sống sản phẩm.
+ Chiến lược duy trì sản phẩm bằng các sản phẩm sóng đôi.
+ Chiến lược bám đuôi các sản phẩm bán chạy trên thị trường.
+ Chiến lược phân biệt đầu tư đối với các sản phẩm.
- Chính sách giá
+ Chiến lược một giá.
+ Chiến lược giá linh hoạt
+ Chiến lược giá hớt váng.
+ Chiến ngự trị
+ Chiến lược giá xâm nhập.
+ Chiến lược định giá ảo
- Chính sách phân phối
+ Chiến lược phân phối mạnh
+ Chiến lược phân phối chọn lọc
+ Chiến lược phân phối độc quyền
- Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
+ Chiến lược kéo
+ Chiến lược đẩy
Yêu cầu:
- Đúng loại thuốc
- Đúng giá
- Đúng số lượng
- Đúng lúc
- Đúng nơi

QUY TRÌNH VÀ KỸ NĂNG BÁN HÀNG


Trình bày kỹ năng bán hàng và quy trình bán hàng dược phẩm chuyên nghiệp

Khái niệm:
Bán hàng là hoạt động thực hiện trao đổi sản phẩm hay dịch vụ của người bán chuyển
cho người mua để nhận lại tiền hay vật phẩm hoặc giá trị trao đổi đã thoả thuận.
Vai trò:
- Luân chuyển hàng hoá
- Lưu thông tiền tệ
- Cân bằng lượng cung cầu
- Thoả mãn nhu cầu của người mua và người bán
Nhiệm vụ:
- Thăm dò
- Xác định mục tiêu
- Cung cấp thông tin
- Bán hàng
- Chăm sóc khách hàng
- Thu thập thông tin
- Phân phối hàng
Lợi ích
- Đối với doanh nghiệp: tồn tại và phát triển
- Đối với khách hàng: đáp ứng nhu cầu
- Đối với bản thân: phục vụ người khác, kiếm sống và phục vụ bản thân
Kỹ năng bán hàng - quy trình bán hàng chuyên nghiệp
* Phẩm chất của nhân viên bán hàng
- Trung thực, tin cậy
- Lịch sự, vui vẻ
- Biết lắng nghe và hợp tác
- Thái độ làm việc tích cực
- Tận tuỵ với công việc
- Tự tin
- Ham học hỏi
- Kiên trì
* Quy trình bán hàng chuyên nghiệp
- Chuẩn bị cuộc trình dược
- Mở đầu cuộc trình dược (tạo ấn tượng thân thiện)
- Tìm hiểu các mối quan tâm (tư vấn và tìm hiểu nhu cầu)
- Trình bày đặc tính, lợi ích (trình bày và thuyết phục khách hàng)
- Phản hồi các câu hỏi và quan ngại (thống nhất mua hàng)
- Kết thúc đề nghị sử dụng sản phẩm
- Theo dõi và xây dựng mối quan hệ
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Trình bày khái niệm, bản chất của tài chính doanh nghiệp, chi phí trong doanh
nghiệp, cách thức hoạch toán giá thành sản phẩm

Khái niệm:
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phản ánh sự vận
động và chuyển hoá các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử
dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Chức năng:
- Chức năng phân phối
- Chức năng giám đốc tài chính
Vai trò
- Là công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính
- Sử dụng vốn tiết kiệm và có hiểu quả
- Kích thích, thúc đầy sản xuất kinh doanh
- Kiểm tra các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Chi phí trong doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí sản xuất: hình thành giá thành sản phẩm tại công xưởng
- Chi phí bán hàng (lưu thông): giúp hàng hoá bán ra thị trường
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí chung cho cả doanh nghiệp, không
trực tiếp tham gia vào sản xuất hoặc bán hàng.
Hoạch toán giá thành sản phẩm
- Chính sách giá cả
Mục tiêu:
- Phản ánh các chi phí, các lợi nhuận của NSX
- Mang ý nghĩa lớn lao về sự nhân đạo
- Phục vụ cho điều trị bệnh tật
- Chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đạt được các mục tiêu lợi nhuận của doanh
nghiệp
- Những lý luận cơ bản về hạch toán giá thành sản phẩm
Chi phí trong kinh doanh bao gồm: CP sản xuất, CP bán hàng, CP quản lý
doanh nghiệp

+ Phân loại chi phí trong doanh nghiệp:


* PL theo nội dung kinh tế: 5 loại
CP vật tư mua ngoài
CP tiền lương và các khoảng trích theo lương
CP khấu hao tài sản cố định
CP dịch vụ mua ngoài
CP khác bằng tiền
* PL theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí
CP vật tư trực tiếp
CP nhân công trực tiếp
CP sản xuất chung
CP bán hàng
CP quản lý doanh nghiệp
* PL theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh
CP cố định
CP biến đổi
- CP sản xuất:
Được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và lao động để sản
xuất sản phẩm trong 1 thời kỳ nhất định
Là các CP phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản
xuất sản phẩm
- Chi phí lưu thông:
Được thể hiện bằng tiền của hao phí lao động trong quá trình đưa sản phẩm từ
nơi sản xuất đến tay người dùng
Phân loại:
* Theo tính chất:
CP lưu thông bổ sung
CP lưu thông thuần tuý
* Theo mối quan hệ với doanh số:
CP lưu thông trực tiếp
CP lưu thông gián tiếp
* Theo công dụng
CP vận chuyển
CP chọn lọc và đóng gói
CP hư hao trong phạm vi định mức
CP quản lý hành chính
Các chỉ tiêu đánh giá CPLT
+ Tổng mức phí
+ Tỷ suất phí
+ Tỷ trọng phí
+ Mức độ hạ thấp CPLT
+ Mức tiết kiệm và mức vượt chi
Các yếu tố ảnh hưởng đến CPLT
+ Doanh số
+ Cước phí vận chuyển hàng hoá
+ Tổ chức lao động hợp lý
+ Giá cả hàng hoá
- Giá thành sản phẩm
Được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản lao động sống và lao động vật hoá có
liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
Phân loại GTSP:
* Xét theo thời điểm và nguồn vốn
+ Giá thành kế hoạch
+ Giá thành định mức
+ Giá thành thực tế
* Xét theo phạm vi phát sinh
+ GT sản xuất
+ GT tiêu thụ
Chức năng của GTSP
+ Là thước đo bù đắp chi phí
+ Lập giá
+ Đòn bẩy kinh tế
Những nhân tố ảnh hưởng đến nội dung và tổ chức hạch toán giá thành sản
phẩm
+ Sự tác động của cơ chế quản lý kinh tế
Chịu tác động của giải pháp kinh tế cụ thể mà từng doanh nghiệp
đã lựa chọn
Chịu tác động của các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính
gắn liền với từng giai đoạn nhất định
Chịu tác động các quy luật kinh tế đang tồn tại và vận động một
cách khách quan trong bản thân nền kinh tế
+ Sự tác động của nhân tố kỹ thuật đến hạch toán giá thành: được biểu
hiện trên nhiều mặt:
Tác động đến việc đổi mới TSCĐ: nhằm hiện đại hoá và tăng
cường sức sản xuất
Tác động đến đối tượng lao động
Tác động đến người lao động: đòi hỏi tính chất chuyên môn hoá
cao hơn, tăng cường trình độ lành nghề
Tác động đến việc thay đổi hoặc hoàn thiện quy trình công nghệ
Làm cho cho hệ thống quản lý được tăng cường và hoàn thiện
+ Nhóm nhân tố thuộc về phương pháp hạch toán
Phân loại chi phí sản xuất
Phân tích chi phí theo đối tượng tính giá thành
Vận dụng các phương pháp tính giá thành
PP hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp
+ PP kê khai thường xuyên: là pp theo dõi tình hình hiện có, biến đổi
tăng giảm vật tư hàng hoá 1 cách liên tục trên sổ sách
+ PP kiểm kê định kỳ: là pp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực
tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
- Phân tích hoà vốn
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động kinh
doanh đã bỏ ra
PP xác định điểm hoà vốn
+ Sản lượng hoà vốn: điểm hoà vốn là giao điểm của đường biểu diễn
doanh thu với đường biểu diễn tổng chi phí
+ Doanh thu hoà vốn: là doanh thu ở mức tiêu thụ hoà vốn
+ Doanh thu an toàn: là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện so với
doanh thu hoà vốn
Điều kiện để sử dụng phương pháp phân tích điểm hoà vốn
+ Biến thiên của chi phí và thu nhập phải tuyến tính
+ Tổng chi phí phải được phân chia chính xác thành định phí và biến phí
+ Kết cấu bán hàng không thay đổi trong quá trình phân tích
+ Tồn kho không đổi khi xác định hoà vốn
+ Các yếu tố tác động đến quá trình kinh doanh không đổi
+ Chỉ số giá cả không thay đổi

CHỨC NĂNG VÀ KỸ NĂNG CỦA QUẢN TRỊ

Phân tích các chức năng, kỹ năng của một nhà quản trị trong một đơn vị hành
nghề Dược

4 chức năng:

Chức Mô tả
năng

Hoạch Các mục tiêu:


định - Tổng quát
- Các chiến lược bộ phận
- Lâu dài, trước mắt
Chiến lược, các chiến thuật hỗ trợ trong các chiến lược, các giải
pháp, các chính sách, các lĩnh vực.
Hoạch định sự phát triển của các yếu tố 4M (Manpower, Money,
Material, Management)
Các nhiệm vụ cụ thể là: Dự đoán, thiết lập mục tiêu, nghiên cứu,
xây dựng các chiến lược, phát triển các chính sách.

Tổ chức Tạo ra cơ cấu và xây dựng mối quan hệ giữa quyền hạn và trách
nhiệm. Phát triển tổ chức, nhân sự, xây dựng mối quan hệ, quy chế
làm việc giữa các bộ phận. Lựa chọn hình thức cơ cấu tổ chức thích
hợp.
Những công việc cụ thể: thiết kế tổ chức, chuyên môn hoá công
việc, mô ta công việc, chi tiết hoá công việc, mở rộng kiểm soát,
thống nhất mệnh lệnh, phối hợp sắp xếp, thiết kế công việc và phân
tích công việc, nhân sự.

Điều hành Điều hành gồm quá trình ra quyết định chỉ huy hoạt động của con
(lãnh đạo) người, cụ thể là lãnh đạo, liên lạc các nhóm làm việc chung, thay
đổi cách hoạt động, uỷ quyền, nâng cao chất lượng công việc, thoả
mãn công việc, thoả mãn nhu cầu, thay đổi tổ chức, tinh thần của
nhân viên và tinh thần quản lý. Điều hành kế hoạch phối hợp trong
công việc, ra quyết định điều hành 4M xoay quanh việc điều hành
thực hiện mục tiêu, chiến lược, chiến thuật, chính sách, giải pháp.
Kiểm soát Kiểm soát liên quan đến tất cả các hoạt động quản lý nhẳm đảm bảo
(kiểm tra) cho kết quả thực tế phù hợp, nhất quán với kết quả đã được hoạch
định. Kiểm soát trên cơ sở xây dựng những chỉ tiêu kiểm tra, đánh
giá cụ thể cho từng chức trách nhiệm vụ trong doanh nghiệp.
Những hoạt động chủ yếu gồm: kiểm tra chất lượng, kiểm soát tài
chính, bán hàng, hàng tồn kho, chi phí, phân tích những thay đổi,
thưởng, phạt.

3 kỹ năng:
- Kỹ năng về chuyên môn: đó là những kỹ năng cần thiết của nhà quản trị để thực
hiện một công việc cụ thể
- Kỹ năng về nhân sự: kỹ năng về nhân sự liên quan đến khả năng tổ chức động viên
và điều khiển nhân sự
- Kỹ năng về tư duy: đây là kỹ năng quan trọng đối với các nhà quản trị, đặc biệt là
nhà quản trị cấp cao nhất.

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THUỐC


VÀ DỤNG CỤ Y TẾ

Trình bày các tác hại, biện pháp phòng tránh của: độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng,
các khí/hơi trong không khí, tính chất lý hoá học của thuốc, hạn dùng của thuốc,
bao bì đóng gói dược phẩm, nấm mốc/vi khuẩn - sâu bọ - mối - chuột

Độ ẩm
Tác hại:
- Độ ẩm cao:
+ Gây hư hỏng các loại thuốc và hoá chất dễ hút ẩm
+ Là điều kiện cho các phản ứng thuỷ phân một số thuốc, hoá chất
+ Tạo điều kiện cho một số phản ứng hoá học xảy ra và toạ nhiệt rất
mạnh.
+ Làm mất nhanh tác dụng của các kháng sinh, vaccin,...
+ Làm han gỉ dụng cụ kim loại hoặc tạo điều kiện cho nấm mốc phát
triển
+ Làm hư hỏng đồ bao gói thuốc
+ Làm hư hỏng dược liệu thảo mộc, băng, bông, gạc,...
- Độ ẩm thấp
+ Muối kết tinh bị mất nước
+ Dụng cụ cao su, chất dẻo bị hư hỏng nhanh do hiện tượng lão hoá
Biện pháp chống:
- Thông gió
+ Thông gió tự nhiện
+ Thông gió nhân tạo
- Dùng chất hút ẩm
+ CaO - Vôi sống
+ Silicagel (keo thuỷ tinh)
+ CaCl khan
- Tăng nhiệt độ của không khí
- Dùng máy hút ẩm - máy điều hoà độ ẩm
Nhiệt độ
Tác hại
- Nhiệt độ cao
+ Về phương diện vật lý: làm mất nước kết tinh một số hoá chất và làm
bốc hơi một số thuốc ở thể lỏng, làm hư hỏng một số loại thành phẩm
+ Về phương diện hoá học: làm cho tốc độ một số phản ứng xảy ra
nhanh hơn
+ Về phương diện sinh vật: là điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát
triển
- Nhiệt độ thấp
+ Các loại thuốc ở dạng nhũ tương dễ bị tách lớp
+ Một số thuốc dễ bị kết tủa
+ Dụng cụ cao su/chất dẻo bị cứng/giòn
Biện pháp chống nóng
- Thông gió
- Che chắn
- Dùng máy điều hoà nhiệt độ, máy lạnh
- Dùng nước, nước đá
Ánh sáng
Tác hại
- Làm biến đổi màu sắc thuốc và hoá chất
- Làm phân huỷ nhanh chóng nhiều thuốc, hoá chất
- Làm cho dụng cụ cao su, chất dẻo bị phai màu, cứng/giòn
Biện pháp khắc phục
- Đối với kho tàng: kho phải kín, tránh ánh sáng
- Trong sản xuất:
- Trong đóng gói, vận chuyển: chọn bao bì có màu,...
Các khí, hơi trong không khí
Tác hại
- O2, O3
Gây ra các phản ứng oxy hoá
- CO2
+ Gây carbonat hoá
+ Làm giảm độ clor của một số thuốc sát trùng
- Một số khí khác
Biện pháp khắc phục
- Tránh để tiếp xúc với môi trường có nhiều loại khí, hơi nói trên
Tính chất lý, hoá học của thuốc
Tỷ trọng của thuốc
Đối với thuốc có tỷ trọng khác nhau, cần chọn chai, lọ, đồ bao gói cho phù hợp
Tính chất dễ bay hơi
Cần bảo quản riêng và đồ bao gói phải thật kín và không được đóng đầy
Tính chất dễ cháy nổ
- Kho phải xây dựng theo cách riêng
- Hệ thống đèn chiếu sáng là loại phòng cháy nổ
- Cấm lửa tuyệt đối khi đến gần kho
- Dụng cụ mở thùng phải bằng nhựa, cao su
Hạn dùng của thuốc
Những yếu tố ảnh hưởng
- Bản chất của thuốc
- Kỹ thuật sản xuất
- Bao bì đóng gói
- Kỹ thuật bảo quản
Bảo quản thuốc có hạn dùng
- Theo dõi chặt chẽ hạn dùng của thuốc
- Phân loại thuốc để bảo quản
- Sắp xếp thuốc theo hạn dùng
- Xử lý thuốc sắp hết hạn dùng
Bao bì đóng gói
Kỹ thuật bao gói
- Thuốc cần tránh ánh sáng
Chọn loại hộp có màu, thể tích vừa phải, đóng đầy, nút kín
- Thuốc tránh nhiệt độ cao
Sử dụng bao bì có khả năng cách nhiệt
- Thuốc cần tránh ẩm, khí và chống bốc hơi
Có thể cho thêm chất hút ẩm trong bao bì
- Thuốc dạng lỏng
Phải chú ý đến các đặc tính lý hoá của chúng
+ Không đóng quá đầy
+ Chọn chai nút phù hợp cho từng loại
+ Trên bao bì có ký hiệu theo quy định
Nấm mốc, vi khuẩn - sâu bọ - mối -chuột
Nấm mốc, vi khuẩn
- Tác hại
Làm giảm chất lượng thuốc rất nhanh
- Cách phòng chống
Phòng nhiễm nấm mốc, vi khuẩn ở mọi khâu trong quá trình sản xuất và bảo
quản
Sâu bọ
Thường gặp trong dược liệu thảo mộc
- Cách khắc phục
Phòng nhiễm sâu bọ cho thuốc, dược liệu
Mối
- Sức phá hoại rất lớn
- Hoạt động kín đáo, khó phát hiện
- Sinh sản rất nhanh
- Biện pháp phòng chống
+ Tẩm phủ hoá chất diệt mối
+ Làm rãnh thoát nước, phát quang bụi rậm
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện mối
+ Diệt mối bằng phương pháp sinh học
Chuột
Là động vật gặm nhấm có tác hại rất lớn
- Biện pháp phòng chống
+ Loại bỏ chỗ ẩn nấp
+ Phát quang bụi rậm
+ Bịt kín các khe hở
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện
+ Nuôi mèo
+ Đánh bẫy/bã
CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THUỐC

Khái niệm đảm bảo chất lượng thuốc


Là tất cả những vấn đề có ảnh hưởng tới chất lượng một dược phẩm. Là toàn bộ các
kế hoạch được xếp đặt với mục đích đẻ đảm bảo các dược phẩm có chất lượng đáp
ứng được mục đích sử dụng của chúng
Mục tiêu công tác đảm bảo chất lượng thuốc
- Để người sử dụng được dùng thuốc đảm bảo chất lượng, hiệu quả
- Phát hiện thuốc không đạt tiêu chuẩn để xử lý
Hệ thống tiêu chuẩn nhằm đảo bảm chất lượng thuốc
- GMP (Good Manufacturing Practice)
Thực hành tốt sản xuất thuốc
- GLP (Good Laboratory Practice)
Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc
- GDP
Thực hành tốt phân phối thuốc
- GPP
Thực hành tốt quản lý nhà thuốc
- GSP
Thực hành tốt bảo quản thuốc
- GAP
Thực hiện tốt nuôi trồng dược liệu

You might also like