You are on page 1of 4

Câu 1: Làm rõ vai trò của sản xuất vật chất?

*Có 3 vai trò:

- Sản xuất vật chất là cơ sở để cho con người có thể sinh tồn
- Sản xuất vật chất là cơ sở để tạo ra các mối quan hệ trong xã hội
- Sản xuất vật chất giúp cho xã hội và bản thân con người cũng phát triển

Câu 2: Trình bày quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản
xuất.

Tất cả chúng ta đều biết, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt hợp thành
của phương thức sản xuất có tác động qua lại biện chứng với nhau. Việc đẩy quan hệ
sản xuất lên quá xa so với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
một hiện tượng tương đối phổ biến ở nhiều nước xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nguồn
gốc của tư tưởng sai lầm này là bệnh chủ quan, duy ý chí, muốn có nhanh chủ nghĩa
xã hội thuần nhất bất chấp qui luật khách quan. Về mặt phương pháp luận, đó là chủ
nghĩa duy vật siêu hình, quá lạm dụng mối quan hệ tác động ngược lại của quan hệ
sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự lạm dụng này biểu hiện ở
“Nhà nước chuyên chính vô sản có khả năng chủ động tạo ra quan hệ sản xuất mới để
mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất”.

Nhưng khi thực hiện người ta đã quên rằng sự “chủ động” không đồng nghĩa với sự
chủ quan tuỳ tiệ, con người không thể tự do tạo ra bất cứ hình thức nào của quan hệ
sản xuất mà mình muốn có. Ngược lại quan hệ sản xuất luôn luôn bị qui định một
cách nghiêm ngặt bởi trạng thái của lực lượng sản xuất, bởi quan hệ sản xuất với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất chỉ có thể mở
đường cho lực lượng sản xuất phát triển khi mà nó được hoàn thiện tất cả về nội dung
của nó, nhằm giải quyết kịp thời những mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất.

+ Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành biến đổi của quan hệ sản xuất: lực
lượng sản xuất là cái biến đổi đầu tiên và luôn biến đổi trong sản xuất con người
muốn giảm nhẹ lao động nặng nhọc tạo ra năng suất cao phải luôn tìm cách cải tiến
công cụ lao động. Chế tạo ra công cụ lao động mới. Lực lượng lao động qui định sự
hình thành và biến đổi quan hệ sản xuất ki quan hệ sản xuất không thích ứng với trình
độ, tính chất của lực lượng sản xuất thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại lực lượng sản
xuất thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất và ngược lại.

+ Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản
xuất khi đã được xác lập thì nó độc lập tương đối với lực lượng sản xuất và trở thành
những cơ sở và những thể chế xã hội và nó không thể biến đổi đồng thời đối với lực
lượng sản xuất. Thường lạc hậu so với lực lượng sản xuất và nếu quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ sản xuất, tính chất của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy sự
phát triển của lực lượng sản xuất.

Nếu lạc hậu so với lực lượng sản xuất dù tạm thời thì nó kìm hãm sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Sở dĩ quan hệ sản xuất có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với
lực lượng sản xuất vì nó qui định mục đích của sản xuất qui định hệ thống tổ chức
quản lý sản xuất và quản lý xã hội, qui định phương thức phân phối và phần của cải ít
hay nhiều mà người lao động được hưởng. Do đó nó ảnh hưởng tới thái độ tất cả
quần chúng lao động. Nó tạo ra những điều kiện hoặc kích thích hoặc hạn chế sự phát
triển công cụ sản xuất, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất hợp tác
phân công lao động quốc tế.

Câu 3: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng.

*Mỗi hình thái kinh tế-xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó. Do
đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có
mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định.

-Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy. Giai cấp nào chiếm địa vị thống
trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần. Quan hệ sản
xuất nào thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng. Mâu thuẫn
trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng.

Do đặc điểm nói trên, bất kỳ hiện tượng nào thuộc kiến trúc thượng tầng: nhà nước,
pháp luật, đảng phái chính trị, triết học, đạo đức,.. đều không thể giải thích từ chính
nó, bởi vì, chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ sở
hạ tầng quyết định.

Những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi
căn bản trong kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh
tế-xã hội và rõ rệt hơn khi chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh
tế-xã hội khác. Sự biến mất của một kiến trúc thượng tầng không diễn ra một cách
nhanh chóng, có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ còn tồn tại dai dẳng sau
khi cơ sở kinh tế của nó đã bị tiêu diệt. Có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ
được giai cấp cầm quyền mới sử dụng để xây dựng kiến trúc thượng tầng mới.

Do đó, tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng diễn ra rất
phức tạp trong quá trình chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-
xã hội khác.
-Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thể hiện ở
chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển
cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ.

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, kiến trúc thượng tầng bảo đảm sự thống trị chính
trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị trong kinh tế.

Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan
trọng, có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng. Nhà nước không chỉ dựa vào hệ tư
tưởng mà còn dựa vào chức năng kiểm soát xã hội để tăng cường sức mạnh kinh tế
của giai cấp thống trị. Ăngghen viết: “bạo lực (nghĩa là quyền lực nhà nước) cũng là
một lực lượng kinh tế”. Các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như triết học,
đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cũng tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng thường thường
phải thông qua nhà nước, pháp luật.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, chỉ có kiến trúc thượng tầng tiến bộ nảy sinh
trong quá trình của cơ sở kinh tế mới – mới phản ánh nhu cầu của sự phát triển kinh
tế, mới có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Nếu kiến trúc thượng tầng là sản
phẩm của cơ sở kinh tế đã lỗi thời thì gây tác dụng kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã
hội. Tất nhiên sự kìm hãm chỉ là tạm thời, sớm muộn nó sẽ bị cách mạng khắc phục.

Câu 4: Tồn tại xã hội? ý thức xã hội? mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội.

-Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ đời sống vật chất và những điều kiện sinh
hoạt vật chất của xã hội.

-Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các hình thái khác nhau của tinh
thần trong đời sống xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng,
thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống… của cộng đồng xã hội được sinh ra
trong quá trình xã hội tồn tại và phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn lịch sử
nhất định

*Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

-Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội.

+Tồn tại xã hội là cái thứ nhất, ý thức xã hội là cái thứ hai. Tồn tại xã hội quy định
nội dung, bản chất, xu hướng vận động của ý thức xã hội; ý thức xã hội phản ánh cái
lôgíc khách quan của tồn tại xã hội.
+Tồn tại xã hội thay đổi là điều kiện quyết định để ý thức xã hội thay đổi. Mỗi khi
tồn tại xã hội, đặc biệt là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận
xã hội cũng dần biến đổi theo.

+) Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội không giản đơn, trực tiếp mà thường thông
qua các khâu trung gian. Không phải bất kỳ tư tưởng, quan niệm, lý luận, hình thái ý
thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời
đại, mà chỉ khi xét cho đến cùng mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản
ánh, bằng cách này hay cách khác, trong các tư tưởng ấy. Như vậy, sự phản ánh tồn
tại xã hội của ý thức xã hội phải được xem xét một cách biện chứng.

You might also like