You are on page 1of 156

Phần thứ hai

TRUYỀN NHIỆT

Truyền nhiệt là môn khoa học nghiên cứu luật phân bố nhiệt độ và luật trao đổi
nhiệt giữa các vật hoặc các phần của một vật khi chúng có nhiệt độ khác nhau.
Có 3 phương thức trao đổi nhiệt cơ bản: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Trong
thực tế các phương thức trao đổi nhiệt trên ít xảy ra riêng lẻ mà thường xảy ra đồng
thời, gọi là trao đổi nhiệt phức hợp. Trong phần truyền nhiệt, chúng ta sẽ nghiên cứu các
quá trình trao đổi nhiệt cơ bản và trao đổi nhiệt phức hợp, sau đó đưa ra cơ sở lý thuyết
tính toán một thiết bị trao đổi nhiệt.

121
122
Chƣơng 5
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TRUYỀN NHIỆT

5.1. MÔ TẢ QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NHIỆT

5.1.1. Đặc điểm của quá trình trao đổi nhiệt


Quá trình trao đổi nhiệt chỉ xảy ra khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vật hoặc
giữa các phần khác nhau của vật. Khi đó các phân tử của vật có nhiệt độ cao hơn sẽ
truyền bớt động năng cho các phân tử của vật có nhiệt độ thấp hơn, có nghĩa là nhiệt
lƣợng truyền theo hƣớng từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp. Vì vậy quá trình
trao đổi nhiệt là một quá trình không thuận nghịch
Khi nhiệt độ hai vật bằng nhau, độ chênh nhiệt độ bằng 0, quá trình trao đổi nhiệt
không xảy ra, lƣợng nhiệt trao đổi bằng 0. Hai vật đó đƣợc gọi là hai vật cân bằng nhiệt.

5.1.2. Các phƣơng thức trao đổi nhiệt


Dựa vào phƣơng thức trao đổi động năng giữa các phân tử của hệ vật đang xét,
ngƣời ta chia ra ba phƣơng thức trao đổi nhiệt cơ bản: Dẫn nhiệt, trao đổi nhiệt đối lƣu và
trao đổi nhiệt bức xạ.
Dẫn nhiệt là hiện tƣợng trao đổi nhiệt do có sự tiếp xúc trực tiếp của các phần tử
vi mô của vật hoặc hệ vật khi chúng có nhiệt độ khác nhau. Do các phần tử vi mô (phân
tử, nguyên tử, electron tự do) luôn ở trạng thái động nên chúng trao đổi động năng cho
nhau: Các hạt có nội động năng nhỏ nhận năng lƣợng của những hạt có nội động năng
lớn nên cƣờng độ chuyển động nhiệt tăng lên và ngƣợc lại, các hạt có nội động năng lớn
truyền bớt năng lƣợng cho các hạt có nội động năng nhỏ nên cƣờng độ chuyển động
nhiệt giảm xuống. Cách thức truyền năng lƣợng phụ thuộc vào trạng thái của vật. Lan
truyền năng lƣợng trong chất khí nhờ vào quá trình khuếch tán phân tử; Trong chất lỏng
và chất rắn không kim loại là quá trình lan truyền sóng đàn hồi; Trong kim loại chủ yếu
là quá trình khuếch tán điện tử tự do, còn dao động đàn hồi của mạng tinh thể là thứ yếu.
Trao đổi nhiệt đối lƣu là quá trình truyền tải nhiệt nhờ vào sự di chuyển có hƣớng
của các phần tử vĩ mô của chất lƣu từ vùng có nhiệt độ này sang vùng có nhiệt độ khác.
Chất lƣu là những chất có khả năng lƣu động thành dòng nhƣ chất lỏng và chất khí, nghĩa
là đối lƣu chỉ có thể xảy ra ở trong chất lƣu và gắn liền với chuyển động có hƣớng của
bản thân chất lƣu đó. Đối lƣu luôn kèm theo dẫn nhiệt, bởi vì khi chất lƣu dịch chuyển,
luôn có sự va chạm, tiếp xúc của các phân tử với nhiệt độ khác nhau
Trao đổi nhiệt bức xạ là hiện tƣợng các phần tử vi mô (phân tử, nguyên tử, ion…)
bị kích hoạt và phát ra các hạt (bức xạ), truyền đi trong không gian dƣới dạng sóng điện
từ, mang năng lƣợng đến truyền cho các vật khác. Khác với hai phƣơng thức trên, trao
đổi nhiệt bức xạ có thể xảy ra giữa hai vật ở cách nhau rất xa, không cần sự tiếp xúc trực

123
tiếp hoặc thông qua môi trƣờng chất lỏng hoặc chất khí và luôn luôn xảy ra với sự
chuyển hóa giữa năng lƣợng nhiệt và năng lƣợng điện từ..
Quá trình trao đổi nhiệt thực tế có thể bao gồm hai hoặc cả ba phƣơng thức nói
trên đƣợc gọi là quá trình trao đổi nhiệt phức hợp.
Quá trình trao đổi nhiệt qua vách ngăn đƣợc gọi là quá trình truyền nhiệt.

5.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TRUYỀN NHIỆT

5.2.1. Trƣờng nhiệt độ và mặt đẳng nhiệt


5.2.1.1. Trường nhiệt độ
Trƣờng nhiệt độ là tập hợp các giá trị nhiệt độ tức thời tại mọi điểm M trong vật
khảo sát V trong khoảng thời gian Δη đang xem xét.
Trƣờng nhiệt độ viết dƣới dạng tổng quát:
t  t  M  x, y, z  ,  M  V;   (5-1)
hay t  t  x, y, z,   (5-2)
trong đó x, y, z: tọa độ điểm M thuộc vật V;
η: thời điểm thuộc khoảng thời gian khảo sát.
Do nhiệt độ của mỗi điểm tại mỗi thời điểm xác định là duy nhất nên trƣờng nhiệt
độ là trƣờng đơn trị.
Trƣờng nhiệt độ đƣợc phân loại theo theo hai đặc tính: thời gian và không gian.
Theo thời gian: Nếu trƣờng nhiệt độ không phụ thuộc thời gian, tức là mỗi điểm
M có nhiệt độ không đổi trong khoảng thời gian khảo sát, ta có trƣờng nhiệt độ ổn định.
t
Khi đó,  0 , trƣờng nhiệt độ có thể biểu diễn dƣới dạng:

t  t  x, y, z 
Ngƣợc lại, nếu trƣờng nhiệt độ phụ thuộc thời gian, tức là tồn tại ít nhất một điểm
M có nhiệt độ thay đổi theo thời gian trong khoảng thời gian khảo sát, ta có trƣờng nhiệt
độ không ổn định.
Quá trình truyền nhiệt trong trƣờng nhiệt độ ổn định gọi là truyền nhiệt ổn định;
ngƣợc lại, quá trình truyền nhiệt trong trƣờng nhiệt độ không ổn định gọi là truyền nhiệt
không ổn định.
Theo không gian: Trƣờng nhiệt độ có thể phụ thuộc vào 1 chiều, 2 chiều hay cả 3
chiều trong không gian, tƣơng ứng trƣờng nhiệt độ đƣợc gọi là trƣờng nhiệt độ 1 chiều,
trƣờng nhiệt độ 2 chiều hay trƣờng nhiệt độ 3 chiều, đƣợc biểu diễn tƣơng ứng t =
t(x,η), t = t(x,y,η) hay t = t(x,y,z,η).
Trong chƣơng trình Kỹ thuật nhiệt, ta thƣờng chỉ nghiên cứu trƣờng nhiệt độ ổn
định 1 chiều t = t(x).

124
5.2.1.2. Mặt đẳng nhiệt
Mặt đẳng nhiệt là tập hợp các điểm có cùng một nhiệt độ tại thời điểm đang xét.
t(x,y,z) = const tại  (5-3)
Do trƣờng nhiệt độ có tính đơn trị nên các mặt đẳng nhiệt khác nhau thì không cắt
nhau.
Khi cắt mặt đẳng nhiệt bằng mặt phẳng song song với 1 trong 3 mặt phẳng tọa độ,
ta có đƣờng đẳng nhiệt. Tƣơng tự nhƣ mặt đẳng nhiệt, các đƣờng đẳng nhiệt khác nhau
thì không cắt nhau.

5.2.2. Gradient nhiệt độ và dòng nhiệt


5.2.2.1. Gradient nhiệt độ
Điều kiện để diễn ra quá trình truyền nhiệt là có độ chênh nhiệt độ. Nhiệt độ
trong vật chỉ biến đổi theo phƣơng cắt mặt đẳng nhiệt; sự biến đổi mạnh nhất là theo
phƣơng pháp tuyến của các mặt đẳng nhiệt và
đƣợc đặc trƣng bởi đại lƣợng gọi là gradient
nhiệt độ.
Xét hai mặt đẳng nhiệt: mặt đẳng nhiệt
(t) có nhiệt độ t và mặt kia là (t‟) có nhiệt độ t
+ Δt (Δt > 0); M là một điểm bất kỳ nằm trên
mặt đẳng nhiệt (t). Δn là khoảng cách giữa
hai mặt đẳng nhiệt nói trên theo phƣơng pháp
tuyến tại điểm M. Khi đó
t t
lim   grad t (5-4)
n 0 n n
Viết dƣới dạng vector:
t
grad t  n0 (5-5)
n
Hình 5.1. Gradient nhiệt độ và dòng nhiệt

trong đó n 0 : vector đơn vị theo phƣơng pháp tuyến tại điểm M, có chiều hƣớng theo
chiều tăng của nhiệt độ.
Vậy vector gradient nhiệt độ tại điểm M có phƣơng theo phƣơng pháp tuyến,
chiều hƣớng theo chiều tăng của nhiệt độ, độ lớn bằng đạo hàm riêng của nhiệt độ theo
phƣơng pháp tuyến.
Trong hệ toạ độ vuông góc Oxyz, nếu biết trƣờng nhiệt độ t = t(x,y,z,η), vector
gradient nhiệt độ gradt đƣợc xác định theo công thức:
t t t
gradt  i j  k  t (5-6)
x y z

125
trong đó i, j, k là các vector đơn vị của các trục.
Trong nhiều tài liệu, để đơn giản, ngƣời ta bỏ từ vector, chỉ gọi đơn giản là
gradient nhiệt độ và trong biểu thức cũng bỏ luôn các vector đơn vị. Khi đó đối với
trƣờng nhiệt độ ổn định một chiều, gradt có dạng:
dt
gradt  (5-7)
dx
5.2.2.2. Dòng nhiệt và mật độ dòng nhiệt
Trong một vật hoặc hệ vật, khi có sự chênh lêch nhiệt độ giữa các điểm khác
nhau sẽ tồn tại các mặt đẳng nhiệt khác nhau và nhƣ vậy sẽ có một lƣợng nhiệt truyền từ
mặt đẳng nhiệt này sang mặt đẳng nhiệt khác.
Dòng nhiệt Q là lƣợng nhiệt truyền qua bề mặt đẳng nhiệt trong một giây, trên
phƣơng pháp tuyến với mặt đẳng nhiệt theo chiều giảm nhiệt độ.
Mật độ dòng nhiệt q là dòng nhiệt ứng với 1 đơn vị diện tích bề mặt đẳng nhiệt:
dQ
q , W/m2 (5-8)
dF
Nếu mật độ dòng nhiệt phân bố đều theo diện tích và không đổi theo thời gian thì:
Q
q , W/m2 (5-9)
F
Vector mật độ dòng nhiệt q là vector có phƣơng pháp tuyến với mặt đẳng nhiệt
theo chiều giảm nhiệt độ, độ lớn bằng mật độ dòng nhiệt.
Nhƣ vậy vector mật độ dòng nhiệt và vector gradient nhiệt độ là hai vector cùng
phƣơng ngƣợc chiều (Hình 5.1).
Do một vector có thể phân ra các thành phần theo ba trục trong hệ tọa độ vuông
góc nên có thể viết:
q  n0q  iqx  jq y  kqz (5-10)
Dòng nhiệt Q ứng với diện tích bề mặt đẳng nhiệt F đƣợc xác định theo công
thức:
Q   qdF , W (5-11)
F

Trƣờng hợp truyền nhiệt ổn định với mật độ dòng nhiệt q = const (mật độ dòng
nhiệt phân bố đều theo diện tích) thì:
Q=qF, W (5-12)
Lƣợng nhiệt truyền qua bề mặt đẳng nhiệt F với mật độ dòng nhiệt q = const
trong thời gian Δη đƣợc xác định theo công thức:
QΔη=qFΔη, J (5-13)

126
Chƣơng 6
DẪN NHIỆT ỔN ĐỊNH

6.1. ĐỊNH LUẬT FOURIER VÀ HỆ SỐ DẪN NHIỆT

6.1.1. Định luật Fourier


Định luật Fourier là định luật cơ bản của dẫn nhiệt, nó xác lập quan hệ giữa vectơ
mật độ dòng nhiệt q và vector gradient nhiệt độ gradt .
Năm 1822, căn cứ vào số liệu thực nghiệm, sau đó dựa vào thuyết động học phân
tử áp dụng cho khí lý tƣởng, nhà toán học và vật lý ngƣời Pháp Joseph Fourier đã chứng
minh định luật cơ bản của dẫn nhiệt mang tên ông: Vector mật độ dòng nhiệt tỷ lệ thuận
với vector gradient nhiệt độ.
Biểu thức của định luật có dạng vector nhƣ sau:
q  .gradt (6-1)
Dƣới dạng vô hƣớng:
t
q  .gradt  . , W/m 2 (6-2)
n

Trong công thức (6-1), dấu (-) biểu hiện vector mật độ dòng nhiệt và vector
gradient nhiệt độ ngƣợc chiều nhau.
Áp dụng công thức (5-6), dạng vector của định luật Fourier có thể mở rộng nhƣ
sau:
 t t t 
q  .gradt  .  i  j  k   qx  q y  qz (6-3)
 x y z 
trong đó:
t
q x  . i
x
t
q y  . j (6-3‟)
y
t
q z  . k
z
tƣơng ứng là vector mật độ dòng nhiệt theo ba hƣớng Ox, Oy, Oz.
Áp dụng (5-11), nhiệt lƣợng Q dẫn qua diện tích F của mặt đẳng nhiệt trong 1
giây đƣợc tính theo công thức:

t (6-4)
Q   . .dF, W
F
n
Khi gradt không đổi trên bề mặt F, công thức có dạng:

127
t
Q  .
.F, W (6-5)
n
Định luật Fourier là định luật cơ bản để tính lƣợng nhiệt trao đổi bằng phƣơng
thức dẫn nhiệt.
6.1.2. Hệ số dẫn nhiệt 
Trong các công thức trên hệ số tỷ lệ λ đƣợc gọi là hệ số dẫn nhiệt.

TINH THỂ
λ, Phi kim loại
W/mK Kim cƣơng
1000 Than chì
KIM LOẠI Silic
sạch
Bạc
HỢP KIM Đồng
HK nhôm Oxit bary
100 CHẤT RẮN
phi kim loại Sắt
Các oxit
HK đồng -
thiếc
10 Nicrom Mangan Thạch anh
CHẤT LỎNG
Thủy ngân
Đá

1 Nƣớc
CÁCH NHIỆT Thực phẩm
Phíp
Cao su
CHẤT KHÍ Dầu
0.1 Hydro Gỗ
Heli

Không khí Chất xốp


Cacbonic
0.01

Hình 6.1. Tổng quát về hệ số dẫn nhiệt của vật liệu

128
Từ (6-2) ta có:
q
 , W / mK (6-6)
gradt
Vậy, hệ số dẫn nhiệt λ là lƣợng nhiệt truyền qua một đơn vị diện tích bề mặt đẳng
nhiệt trong một đơn vị thời gian, khi gradient nhiệt độ bằng 1K/m.

Hệ số dẫn nhiệt λ đặc trƣng cho khả năng dẫn nhiệt của vật, λ càng lớn thì vật dẫn
nhiệt càng tốt. Giá trị của λ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ bản chất, kết cấu, độ ẩm, độ
xốp, nhiệt độ... của vật liệu, đƣợc xác định bằng thực nghiệm với từng vật liệu và cho sẵn
theo quan hệ với nhiệt độ tại bảng các thông số vật lý của vật liệu. Hình 6.1 cho ta cái
nhìn tổng quát về hệ số dẫn nhiệt của vật liệu.
Hệ số dẫn nhiệt của hầu hết các vật liệu phụ thuộc nhiệt độ theo công thức:
 = o(1 + bt) (6-7)
trong đó o: hệ số dẫn nhiệt tại 0 C; o

b: hệ số xác định theo thực nghiệm; b có thể âm hoặc dƣơng. Khi b < 0 hệ số dẫn
nhiệt giảm khi nhiệt độ tăng; Khi b > 0 hệ số dẫn nhiệt tăng khi nhiệt độ tăng.

Bảng 6.1. Hệ số dẫn nhiệt của một số vật liệu thƣờng gặp
Vật liệu t, 0C λ, W/mK Vật liệu t, 0C λ, W/mK
Nhựa đƣờng 0 ÷ 30 0,60 ÷ 0,74 Thép carbon 15 100 54,4
Giấy 20 0,14 Thép carbon 15 200 50,2
Beton đá dăm 0 1,28 Thép carbon 15 300 46,1
Beton xi măng 0 0,7 Thép carbon 30 100 50,1
Gỗ thông dọc thớ 20 ÷ 25 0,35 ÷ 0,72 Thép carbon 30 200 46,2
Gạch đỏ làm máy 0 0,77 Thép carbon 30 300 41,9
Gạch silicat 0 0,81 Hợp kim nhôm:
Thủy tinh: - 92%Al, 8% Mg 20 106
- kính 0 ÷ 100 0,78 ÷ 0,88 - 92%Al, 8% Mg 200 148
- thƣờng 20 0,74 - 80%Al, 20% Mg 20 161
- làm nhiệt kế 20 0,96 - 80%Al, 20% Mg 200 174
Sứ 95 1,04 Đồng thau:
Vữa trát tƣờng: - 90%Cu, 10%Zn 100 117
- vôi 0 0,7 - 70%Cu, 30%Zn 100 109
- cát - xi măng 0 1,2 - 60%Cu, 40%Zn 100 120

129
Kim loại sạch (trừ nhôm) thƣờng có λ giảm khi nhiệt độ tăng (b < 0), λ trong
khoảng 2,3 † 420W/mK. Đa số chất lỏng (trừ nƣớc và glycerin) thƣờng có λ giảm khi
nhiệt độ tăng (b < 0), λ trong khoảng 0,09 † 0,7W/mK. Các chất khí có λ tăng khi nhiệt
độ tăng (b > 0), λ trong khoảng 0,006 † 0,6W/mK. Vật liệu cách nhiệt và chịu lửa cũng
có λ tăng khi nhiệt độ tăng (b > 0); λ của vật liệu cách nhiệt nhỏ hơn 0,25W/mK. Vật
liệu xây dựng có λ = 0,023 † 0,29W/mK.
Hệ số dẫn nhiệt của hỗn hợp không thể tính theo thành phần tỷ lệ của hỗn hợp mà
phải xác định bằng phƣơng pháp thực nghiệm hoặc theo các công thức đặc biệt.
Trong khoảng nhiệt độ tính toán không lớn lắm có thể lấy hệ số dẫn nhiệt là hằng
số và bằng giá trị trung bình trong khoảng nhiệt độ đó.
Hệ số dẫn nhiệt của một số vật liệu thƣờng gặp đƣợc cho trong bảng 6.1

6.2. PHƢƠNG TRÌNH VI PHÂN DẪN NHIỆT

6.2.1. Ý nghĩa và nội dung của phƣơng trình vi phân dẫn nhiệt
Nghiên cứu một hiện tƣợng vật lý bất kỳ là tiến hành thiết lập mối quan hệ các
đại lƣợng, thông số đặc trƣng cho hiện tƣợng đó. Những hiện tƣợng vật lý phức tạp
thƣờng có các thông số phụ thuộc nhiều vào thời gian và không gian, do vậy ngƣời ta
thƣờng sử dụng phƣơng pháp toán – lý để xem xét hiện tƣợng, không phải trong toàn bộ
không gian và thời gian mà chỉ trong không gian và thời gian vô cùng nhỏ; Khi đó có thể
bỏ qua sự thay đổi của một vài đại lƣợng, thông số, nhờ vậy việc nghiên cứu sẽ đơn giản
hơn. Phƣơng trình nêu lên mối quan hệ giữa các đại lƣợng trong quá trình dẫn nhiệt trong
không gian và thời gian vô cùng nhỏ gọi là phƣơng trình vi phân dẫn nhiệt. Phƣơng trình
vi phân dẫn nhiệt là phƣơng trình cân bằng nhiệt cho một phân tố bất kỳ nằm hoàn toàn
bên trong vật dẫn nhiệt. Giải phƣơng trình vi phân dẫn nhiệt ta sẽ thu đƣợc trƣờng nhiệt
độ trong vật.

6.2.2. Thiết lập phƣơng trình vi phân dẫn nhiệt


Khi thiết lập phƣơng trình vi phân dẫn nhiệt chúng ta đƣa ra các giả thiết: Vật thể
là đồng chất, đẳng hƣớng; các đại lƣợng vật lý không đổi.
Xét cân bằng nhiệt cho phân tố dV bên trong vật dẫn, có khối lƣợng riêng ρ, nhiệt
dung riêng CV, hệ số dẫn nhiệt λ không đổi. Phân tố không có nguồn nhiệt bên trong.
Phân tố dV có dạng hình hộp chữ nhật với 3 cạnh dx, dy, dz song song với 3 trục
Ox, Oy, Oz. Lƣợng nhiệt dẫn vào các mặt của phân tố trong thời gian dη là dQ x, dQy,
dQz; Lƣợng nhiệt dẫn tử trong phân tố ra ngoài qua các mặt đối diện của phân tố trong
thời gian dη là dQx+dx, dQy+dy, dQz+dz.

130
Hình 6.2. Sơ đồ nghiên cứu phương trình vi phân dẫn nhiệt

Định luật bảo toàn năng lƣợng cho phân tố dV có thể phát biểu nhƣ sau: Biến
thiên nội năng của vật chất trong phân tố dQ (J) bằng hiệu lƣợng nhiệt vào và ra khỏi
phân tố trong khoảng thời gian dη theo phƣơng thức dẫn nhiệt dQ1 (J):
dQ = dQ1 (6-8)
Độ biến thiên nội năng dQ đƣợc xác định theo nhiệt động lực học cho phân tố thể
t
tích dV với sự biến thiên nhiệt độ trong khoảng thời gian dη đƣợc xác định theo

công thức:
t
dQ  dU  dVC v d (6-9)

Lƣợng nhiệt dẫn qua mặt có các cạnh dydz ứng với tọa độ x trong thời gian dη
theo phƣơng Ox là:
dQx=qxdydzdη (6-10)
trong đó qx: mật độ dòng nhiệt dẫn qua mặt dydz ứng với tọa độ x theo phƣơng Ox,
W/m2
Theo định luật Fourier, qx đƣợc xác định theo công thức:
t
q x   (6-11)
x
t
do đó dQ x   dydzd (6-12)
x
Lƣợng nhiệt dẫn qua mặt dydz ứng với tọa độ x + dx trong thời gian dη theo
phƣơng Ox là:
dQx+dx = qx+dxdydzdη (6-13)

131
trong đó qx+dx: Mật độ dòng nhiệt dẫn qua mặt dydz ứng với tọa độ x + dx theo phƣơng
Ox, W/m2.
Theo định luật Fourier qx+dx đƣợc xác định theo công thức:
  t 
q x dx    t  dx  (6-14)
x  x 
  t 
do đó dQx dx    t  dx  dydzd (6-15)
x  x 
Hiệu lƣợng nhiệt vào và ra khỏi phân tố trong khoảng thời gian dη theo phƣơng
thức dẫn nhiệt theo phƣơng Ox là:
2t
dQ1x  dQx  dQx dx   dxdydzd (6-16)
x 2
Tƣơng tự, hiệu lƣợng nhiệt vào và ra khỏi phân tố trong khoảng thời gian dη theo
phƣơng thức dẫn nhiệt theo phƣơng Oy, Oz là:
2t
dQ1y  dQ y  dQ y dy   dxdydzd (6-17)
y2
2t
dQ1z  dQz  dQz dz   dxdydzd (6-18)
z2
Tổng nhiệt lƣợng tích tụ trong phân tố theo cả 3 phƣơng Ox, Oy, Oz là:
 2t 2t 2t 
dQ1  dQ1x  dQ1y  dQ1z    2  2  2  dxdydzd (6-19)
 x y z 
 2t 2t 2t 
hay dQ1    2  2  2  dVd (6-20)
 x y z 
2t 2t 2t
Đặt 2 t    (6-21)
x 2 y2 z 2
là toán tử Laplace, ta có
dQ1  2 tdVd (6-22)
Thay thế (6-9), (6-22) vào (6-8) và biến đổi, ta có:
t  2
 t (6-23)
 Cv

Đặt a  , m2 /s : hệ số dẫn nhiệt độ hay hệ số khếch tán nhiệt. Hệ số này đặc
Cv
trƣng cho tốc độ lan truyền của trƣờng nhiệt độ. Hệ số a càng lớn thì sự san bằng nhiệt độ
trong vật xảy ra càng nhanh. Hệ số dẫn nhiệt độ đƣợc cho trong các bảng xác định bằng
thực nghiệm.
Từ (6-23) ta có phƣơng trình vi phân dẫn nhiệt trong vật có các thông số vật lý là
hằng số và không có nguồn nhiệt bên trong nhƣ sau:

132
t
 a 2 t (6-24)

Trong hệ tọa độ Descartes không gian 3 chiều, toán tử Laplace có dạng (6-21)
nên phƣơng trình vi phân dẫn nhiệt trong không gian 3 chiều có dạng:
t  2t 2t 2t 
 a 2  2  2  (6-25)
  x y z 

Trong hệ tọa độ trụ r, θ, z (hình 6.3), ta đổi tọa độ theo hệ:


x  r cos 

 y  r sin  (6-26)
z  z

biến đổi toán tử Laplace, ta có phƣơng


trình vi phân dẫn nhiệt trong hệ tọa độ trụ
có dạng :
t   2 t 1 t 1  2 t  2 t 
 a 2   2 2 2
  r r r r  z 
(6-27)

Hình 6.3. Hệ tọa độ trụ

6.3. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐƠN TRỊ

6.3.1. Phân loại các điều kiện đơn trị


Phƣơng trình vi phân dẫn nhiệt mô tả tổng quát hiện tƣợng dẫn nhiệt. Giải
phƣơng trình, ta sẽ có nghiệm tổng quát. Muốn có nghiệm cụ thể mô tả một trƣờng hợp
nhất định, cần bổ sung các điều kiện riêng mô tả trƣờng hợp đó dƣới dạng các biểu thức
toán học.
Tập hợp các điều kiện cho trƣớc, đủ để xác định nghiệm duy nhất của phƣơng
trình vi phân dẫn nhiệt gọi là các điều kiện đơn trị.
Có 4 loại điều kiện đơn trị sau:
a. Điều kiện hình học: cho biết mọi thông số hình học đủ để xác định vị trí, hình dạng,
kích thƣớc của vật thể.
b. Điều kiện vật lý: Cho biết các thông số vật lý phụ thuộc theo nhiệt độ tại mọi điểm
trong vật thể nhƣ khối lƣợng riêng ρ, hệ số dẫn nhiệt λ, nhiệt dung riêng C…
Trong các bài toán đơn giản, thƣờng các thông số vật lý là các hằng số không phụ
thuộc nhiệt độ và toạ độ trong vật.

133
c. Điều kiện thời gian: Cho biết trƣờng nhiệt độ tại thời điểm ban đầu η0 = 0, tức là
Khi η0 = 0 t = t(x,y,z) (6-28)
Do vậy điều kiện này còn gọi là điều kiện ban đầu.
Đối với một số bài toán, khi nhiệt độ ban đầu phân bố đều trong vật, điều kiện
thời gian đƣợc viết đơn giản nhƣ sau:
Khi η0 = 0 t = t0 = const (6-29)
Điều kiện thời gian cần phải có để giải bài toán dẫn nhiệt không ổn định; Còn đối
với bài toán dẫn nhiệt ổn định, điều kiện này không cần thiết.
d. Điều kiện biên: Cho biết luật phân bố nhiệt độ hoặc luật trao đổi nhiệt tại mọi điểm
trên mặt phân cách vật dẫn nhiệt với môi trƣờng (biên giới) tại mọi thời điểm khảo sát.

6.3.2. Các loại điều kiện biên


Ngƣời ta chia điều kiện biên thƣờng gặp trong các bài toán dẫn nhiệt ra bốn loại
sau đây:
a. Điều kiện biên loại 1
Cho biết luật phân bố nhiệt độ trên biên tại thời điểm bất kỳ trong khoảng thời gian
khảo sát.
tw1 = t(M,η) M  W1 ,    (6-30)
với W1: biên giới của vật với môi trƣờng;
Δη: khoảng thời gian khảo sát.
Trƣờng hợp đơn giản nhất của biên loại 1 là nhiệt độ tất cả mọi điểm trên biên
bằng nhau trong suốt thời gian khảo sát.
tw1 = t0 = const M  W1 ,   (6-31)
b. Điều kiện biên loại 2
Cho biết mật độ dòng nhiệt qua biên tại thời điểm bất kỳ trong khoảng thời gian
khảo sát.
qw2 = f(M,η) M  W2 ,   (6-32)
với W2: biên giới của vật với môi trƣờng;
Δη: khoảng thời gian khảo sát.
Trƣờng hợp đơn giản nhất của biên loại 2 là mật độ dòng nhiệt tất cả mọi điểm
trên biên bằng nhau trong suốt thời gian khảo sát.
qw2 = q0 = const M  W1 ,   (6-33)
Phƣơng trình cân bằng nhiệt trên biên loại 2: Mật độ dòng nhiệt trong điều kiện
biên bằng mật độ dòng nhiệt dẫn từ bên trong vật đến biên (Hoặc từ biên đi vào trong
vật)

134
 t 
q w 2     (6-34)
 dn  W2
c. Điều kiện biên loại 3
Cho biết luật trao đổi nhiệt giữa bề mặt biên với môi trƣờng và nhiệt độ môi
trƣờng tại thời điểm bất kỳ trong khoảng thời gian khảo sát.
Quá trình trao đổi nhiệt giữa bề mặt biên với môi trƣờng là tỏa nhiệt. Quá trình
này tuân theo công thức Newton:
q = αΔt, W/m2 (6-35)
2
trong đó α: hệ số tỏa nhiệt đối lƣu, W/m K;
Δt: độ chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt vật rắn và môi trƣờng chất lƣu, K;
q: mật độ dòng nhiệt của quá trình tỏa nhiệt, W/m2.
Phƣơng trình cân bằng nhiệt trên biên loại 3: Mật độ dòng nhiệt của quá trình tỏa
nhiệt giữa bề mặt biên với môi trƣờng bằng mật độ dòng nhiệt dẫn từ bên trong vật đến
biên (Hoặc từ biên đi vào trong vật)
 t 
  t w3  t f      (6-36)
 n  w3
trong đó tw3: nhiệt độ trên bề mặt biên, K;
tf: nhiệt độ môi trƣờng (Chất lƣu), K.
d. Điều kiện biên loại 4
Cho biết quy luật dẫn nhiệt qua bề mặt giữa 2 vật rắn tiếp xúc với nhau; xem sự
tiếp xúc là lý tƣởng.
Phƣơng trình cân bằng nhiệt trên biên loại 4: Mật độ dòng nhiệt dẫn đến biên từ
bên trong vật 1 bằng mật độ dòng nhiệt dẫn từ biên vào bên trong vật 2
 t   t 
1  1    2  2  (6-37)
 n w 4  n  w 4
Ngoài bốn điều kiện biên nói trên, còn có một số điều kiện biên khác khi trên
biên có sự trao đổi chất (chuyển pha) hoặc trao đổi nhiệt không tuyến tính (bức xạ nhiệt).

6.4. DẪN NHIỆT ỔN ĐỊNH KHI KHÔNG CÓ NGUỒN NHIỆT BÊN TRONG

6.4.1. Dẫn nhiệt qua vách phẳng


Trong phần này chúng ta chỉ nghiên cứu vách phẳng có chiều dài, chiều rộng lớn
hơn chiều dày rất nhiều, đƣợc xem nhƣ vách phẳng rộng vô hạn, ví dụ một tấm thép, một
bức tƣờng. Dẫn nhiệt ổn định qua vách phẳng là bài toán đơn giản nhất của truyền nhiệt.
Tuỳ theo kết cấu vách và điều kiện biên, bài toán dẫn nhiệt qua vách phẳng sẽ đƣợc phân
ra các loại: Dẫn nhiệt qua vách phẳng một lớp hoặc nhiều lớp, có biên loại 1 hoặc loại 3.
Trƣờng hợp dẫn nhiệt qua biên loại 3 chính là bài toán truyền nhiệt, sẽ đƣợc xét trong
chƣơng 9.

135
6.4.1.1. Dẫn nhiệt qua vách phẳng một lớp có hai biên loại 1
a. Bài toán
Cho một vách phẳng rộng vô hạn, chiều dày δ, làm bằng vật liệu đồng chất có hệ
số dẫn nhiệt λ = const, nhiệt độ tại hai bề mặt vách phân bố đều, bằng tw1, tw2 (tw1 > tw2)
và không đổi.
Tìm phân bố nhiệt độ trong vách và mật độ dòng nhiệt truyền qua vách.

b. Lời giải
Do vách phẳng rộng vô hạn và có nhiệt độ
hai bề mặt vách không đổi nên nhiệt độ chỉ thay
đổi theo bề dày của vách, vì vậy đây là bài toán
dẫn nhiệt ổn định một chiều, các mặt đẳng nhiệt
song song với nhau và song song với hai bề mặt
ngoài của vách.
Đặt trục tọa độ Ox nhƣ trên hình vẽ 6.4. Tại
vị trí x, ta tách hai mặt đẳng nhiệt cách nhau một
khoảng dx. Từ phƣơng trình vi phân dẫn nhiệt
Hình 6.4. Dẫn nhiệt qua vách trong hệ toa độ vuông góc (6-25), ta có phƣơng
phẳng một lớp, hai biên loại 1 trình vi phân dẫn nhiệt ổn định một chiều với hai
biên loại 1 nhƣ sau:
 d2t
 2 0 (6-38)
 dx

 t(0)  t (6-39)
 w1

 t()  t w 2 (6-40)
Nghiệm của phƣơng trình vi phân (6-38) có dạng:
t(x) = C1x + C2 (6-41)

Các hằng số C1, C2 đƣợc xác định theo điều kiện biên (6-39) và (6-40)
 t  0   C2  t w1 (6-42)

 1
 t     C1  C2  t w 2  C1   t w 2  t w1  (6-43)
 
Thay C1, C2 vào (6-41) ta đƣợc:
1
t  x   t w1   t w1  t w 2  x (6-44)

136
Nhƣ vậy phân bố nhiệt độ theo chiều dày vách phẳng có dạng một đƣờng thẳng
nối hai điểm có tọa độ (0 , tw1), (δ , tw2). Do ứng với mỗi giá trị x chỉ có một trị số nhiệt
độ nên các mặt đẳng nhiệt là các mặt phẳng song song với hai mặt bên.
Mật độ dòng nhiệt q dẫn qua vách đƣợc xác định theo định luật Fourier:
dt t w1  t w 2 t
q     , W/m2 (6-45)
dx  R

Nhƣ vậy, mật độ dòng nhiệt dẫn qua vách phẳng tỷ lệ thuận với độ chênh nhiệt độ
của hai bề mặt vách, hệ số dẫn nhiệt và tỷ lệ nghịch với chiều dày của vách phẳng. Mật
độ dòng nhiệt q không phụ thuộc vào tọa độ x, là hằng số với mọi mặt đẳng nhiệt trong
vách phẳng.

Trong biểu thức trên R  , m2K/W gọi là nhiệt trở dẫn nhiệt của vách phẳng

một lớp.
Lƣợng nhiệt Q dẫn qua vách phẳng với diện tích F, m2 trong khoảng thời gian η, s

t t
Q  Fq  F w1 w 2  , J (6-46)


6.4.1.2. Dẫn nhiệt qua vách phẳng nhiều lớp có hai biên ngoài loại 1
Vách phẳng nhiều lớp trong thực tế rất nhiều, ví dụ tƣờng nhà gồm một lớp vữa,
một lớp gạch rồi lại đến một lớp vữa; tƣờng bao kho lạnh có thể gồm các lớp vữa xi
măng, lớp gạch đỏ, lớp cách ẩm, lớp cách nhiệt, lớp vữa trát trên nền lƣới thép…
a. Bài toán
Cho một vách phẳng rộng vô hạn gồm n lớp, các lớp tiếp xúc lý tƣởng với nhau.
Mỗi lớp thứ i làm bằng một loại vật liệu đồng chất đẳng hƣớng, có chiều dày δ i, hệ số
dẫn nhiệt λi = const. Nhiệt độ tại hai mặt biên ngoài cùng không đổi, phân bố đều và
bằng tw0, twn (tw0 > twn).
Tính mật độ dòng nhiệt truyền qua vách và nhiệt độ các bề mặt tiếp xúc.
b. Lời giải
Ký hiệu nhiệt độ các bề mặt tiếp xúc giữa các lớp nhƣ hình 6.5, theo phƣơng trình
dẫn nhiệt qua vách phẳng một lớp, ta có mật độ dòng nhiệt truyền qua các lớp của vách
nhƣ sau:
t t
Lớp 1: q1  w0 w1 (6-47)
1
1
t w1  t w 2
Lớp 2: q2  (6-48)
2
2

137
t wn 1  t wn
Lớp n: q n  (6-49)
n
n
Khi quá trình dẫn nhiệt đã ổn
định, mật độ dòng nhiệt truyền qua các
lớp của vách là giống nhau và bằng mật
độ dòng nhiệt truyền qua vách.

Thiết lập dãy tỷ số bằng nhau, sau


đó cộng tử số cho nhau, mẫu số cho nhau,
ta đƣợc công thức tính mật độ dòng nhiệt
qua vách phẳng nhiều lớp:
Hình 6.5. Dẫn nhiệt ổn định qua vách
phẳng nhiều lớp

t w0  t w1 t w1  t w 2 t t
q   ...  wn 1 wn (6-49‟)
1 2 n
1 2 n
t w0  t wn t
q  n (6-50)
n
i
i 1 i
i 1
Ri

trong đó Ri là nhiệt trở dẫn nhiệt của lớp thứ i, m2K/W


Nhiệt độ các bề mặt tiếp xúc tw1, tw2, …,twn-1 có thể tính lần lƣợt bằng cách thay
giá trị q = q1 = q2 = … = qn đã biết vào các công thức (6-47)…(6-49). Nhiệt độ của bề
mặt tiếp xúc thứ i twi có thể tính dựa trên nhiệt độ bề mặt tiếp xúc thứ i-1:

t wi  t wi 1  qR i  t wi 1  q i (6-51)
i
Ngoài ra có thể dễ dàng thu đƣợc công thức sau để tính nhiệt độ của bề mặt tiếp
xúc thứ i, i = 1 † (n - 1) dựa trên nhiệt độ biên ngoài cùng:
i i j
t wi  t w0  q R j  t w0  q (6-52)
j1 j1 j
Phân bố nhiệt độ trong lớp thứ i là đƣờng thẳng, đƣợc xác định nhƣ trong bài toán
dẫn nhiệt qua vách phẳng với hai biên loại 1, có dạng:
1
t i (x)  t wi 1  (t wi 1  t wi )x (6-53)
i

138
trong đó x là tọa độ tƣơng đối với gốc x = 0 tại twi-1
Nhƣ vậy phân bố nhiệt độ trong vách phẳng nhiều lớp là đƣờng thẳng gẫy khúc
(hình 6.5).

6.4.2. Dẫn nhiệt qua vách trụ


Vách trụ đƣợc hiểu là hình trụ tròn, có đƣờng kính d1, d2 rất bé so với chiều dài,
ví dụ các ống dẫn hơi trong nhà máy, ống dẫn nƣớc nóng… Cũng tƣơng tự nhƣ đối với
vách phẳng, ta sẽ nghiên cứu dẫn nhiệt qua vách trụ một lớp và nhiều lớp.
6.4.2.1. Dẫn nhiệt qua vách trụ một lớp có hai biên loại 1
a. Bài toán
Cho vách trụ một lớp dài vô hạn (Chiều dài lớn hơn đƣờng kính rất nhiều) có bán
kính trong r1, bán kính ngoài r2, làm bằng vật liệu đồng chất có hệ số dẫn nhiệt λ = const,
nhiệt độ tại hai mặt biên bằng tw1, tw2 và không đổi (tw1 > tw2)
Yêu cầu tìm trƣờng nhiệt độ t(r) phân bố trong vách và nhiệt lƣợng qℓ truyền qua
1m dài mặt trụ.
b. Lời giải
Để dễ dàng tính toán, ta đặt mặt trụ vào hệ tọa độ trụ nhƣ hình 6.6. Do vách trụ
dài vô hạn, nhiệt độ tại hai mặt biên không đổi nên trƣờng nhiệt độ chỉ thay đổi theo
hƣớng bán kính mà không thay đổi theo hƣớng trục của mặt trụ, do vậy đây là bài toán
dẫn nhiệt ổn định một chiều với 2 biên loại 1. Áp dụng công thức (6-27) kết hợp với các
điều kiện biên ta có:

 d 2 t 1 dt
 2 0 (6-54)
 dr r dr

 t(r )  t (6-55)
 1 w1

 t(r2 )  t w 2 (6-56)
dt
Đặt u  , phƣơng trình (6-54) có dạng:
dr
du u du dr
  0 hay 
dr r u r
Lấy tích phân, ta đƣợc:
C1
ln u   ln r  ln C1  ln
r
dt C dr
u   1  dt  C1
dr r r
Hình 6.6. Dẫn nhiệt ổn định qua vách
trụ một lớp, hai biên loại 1

139
Lấy tích phân lần 2, ta đƣợc nghiệm tổng quát của (6-54) là:
t(r)=C1ln r+C2 (6-57)
Các hằng số C1, C2 xác định theo điều kiện biên (6-55) và (6-56)
 t t
 C1   w1 w 2 (6-58)
t(r1 )  t w1  C1 ln r1  C2  r
  ln 2
t(r2 )  t w 2  C1 ln r2  C2  r1
C2  t w1  C1 ln r1 (6-59)
Thay (6-58), (6-59) vào (6-57) ta có:
t t r
t(r)  t w1  w1 w 2 ln (6-60)
r2 r1
ln
r1
Vậy phân bố nhiệt độ trong vách trụ có dạng đƣờng cong logarit đi qua hai điểm
(r1, tw1), (r2, tw2 ). Do ứng với mỗi giá trị r chỉ có một trị số nhiệt độ nên các mặt đẳng
nhiệt là các mặt trụ đồng trục với vách trụ đang xét.
Theo định luật Fourier, mật độ dòng nhiệt qua 1m2 mặt đẳng nhiệt bán kính r bất
kỳ là:
dt   t w1  t w 2 
q    (6-61)
dr r
r ln 2
r1
Do đó dòng nhiệt Q dẫn qua bề mặt đẳng nhiệt hình trụ bán kính r bất kỳ, chiều
dài ℓ (m) là:
  t w1  t w 2 
Q  Fq  2r ,W (6-62)
r2
r ln
r1

t w1  t w 2
hay Q  2 (6-63)
r
ln 2
r1
Chia hai vế cho chiều dài vách trụ ℓ, ta đƣợc công thức tính nhiệt lƣợng qℓ truyền
qua 1m dài mặt trụ nhƣ sau:
Q t t t
q   w1 w 2  , W/m (6-64)
1 r2 R
ln
2 r1
1 r
trong đó R  ln 2 , mK/W (6-64‟)
2 r1
là nhiệt trở dẫn nhiệt của 1m dài của vách trụ.

140
. Giá trị nhiệt lƣợng truyền qua 1m dài mặt trụ qℓ = const (W/m) đối với mỗi mặt
trụ với điều kiện biên xác định nên qℓ là đại lƣợng đặc trƣng cho dẫn nhiệt ổn định qua
vách trụ, trong khi giá trị mật độ dòng nhiệt q = const (W/m 2) đối với vách phẳng nên q
là đại lƣợng đặc trƣng cho dẫn nhiệt ổn định qua vách phẳng.
6.4.2.2. Dẫn nhiệt qua vách trụ nhiều lớp
a. Bài toán
Cho vách trụ gồm n lớp dài vô hạn (Chiều dài lớn hơn bán kính các lớp rất
nhiều) có bán kính r0, r1,..., rn, các lớp đều làm bằng vật liệu đồng chất có hệ số dẫn
nhiệt λi = const; nhiệt độ tại hai mặt biên ngoài cùng không đổi, phân bố đều và bằng
tw0, twn (tw0 > twn).
Yêu cầu tìm nhiệt lƣợng qℓ truyền qua 1 m dài mặt trụ, nhiệt độ twi (i = 1 ÷ n -1)
tại các mặt tiếp xúc và phân bố nhiệt độ ti(r) trong mỗi lớp.
b. Lời giải
Ký hiệu nhiệt độ giữa các lớp nhƣ hình vẽ 6.7, theo phƣơng trình dẫn nhiệt qua vách trụ
một lớp, ta có dòng nhiệt truyền qua 1 m dài các lớp nhƣ sau:

Lớp 1:
(t  t )
q 1  w0 w1 (6-65)
1 r
ln 1
21 r0
Lớp 2:
(t t )
q 2  w1 w 2 (6-66)
1 r
ln 2
2 2 r1
Lớp n:
(t wn 1  t wn )
qn (6-67)
1 r
ln n
2 n rn 1
Hình 6.7. Dẫn nhiệt ổn định
qua vách trụ nhiều lớp

Ở điều kiện ổn định nhiệt, dòng nhiệt truyền qua 1 m dài các lớp của vách trụ là
giống nhau và bằng dòng nhiệt truyền qua 1 m dài của vách trụ qℓ. Thiết lập dãy tỷ số
bằng nhau, sau đó cộng tử số cho nhau, mẫu số cho nhau, ta đƣợc công thức tính dòng
nhiệt truyền qua 1 m dài của vách trụ nhiều lớp qℓ :
(t  t ) (t t ) (t t )
q  w0 w1  w1 w 2  ...  wn 1 wn (6-68)
1 r1 1 r2 1 rn
ln ln ln
21 r0 2 2 r1 2 n rn 1

141
t w0  t wn t
q  n
 n , W/m (6-69)
1 ri

i 1 2i
ln R
ri 1 i 1 i
trong đó Rℓi là nhiệt trở dẫn nhiệt của 1m dài lớp thứ i, mK/W.
Nhiệt độ các bề mặt tiếp xúc tw1, tw2, …,twn-1 có thể tính lần lƣợt bằng cách thay
giá trị qℓ = qℓ1 = qℓ2 = … = qℓn đã biết vào các công thức (6-65)…(6-67). Nhiệt độ của bề
mặt tiếp xúc thứ i twi có thể tính dựa trên nhiệt độ bề mặt tiếp xúc thứ i-1:
1 r
t wi  t wi1  q R i  t wi1  q ln i (6-70)
2i ri1
Ngoài ra có thể dễ dàng thu đƣợc công thức sau để tính nhiệt độ của bề mặt tiếp
xúc thứ i, i = 1 † (n - 1) dựa trên nhiệt độ biên ngoài cùng:
i i
1 rj
t wi  t w0  q R
j1
j  t w0  q  2
j1
ln
rj1
(6-71)
j

Phân bố nhiệt độ trong lớp thứ i có dạng đƣờng logarit, đƣợc xác định nhƣ trong
bài toán dẫn nhiệt qua vách trụ với hai biên loại 1, có dạng:
t t r
t i (r)  t wi 1  wi 1 wi ln (6-72)
ri r 
ln i 1
ri 1
trong đó r là bán kính mặt trụ đẳng nhiệt, ri-1 < r < ri
Nhƣ vậy phân bố nhiệt độ trong vách phẳng nhiều lớp là các đƣờng cong logarit
nối tiếp nhau (hình 6.7).

VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP CHƢƠNG 6

Ví dụ 6.1. Một bức tƣờng phẳng dày 10mm làm từ vật liệu có hệ số dẫn nhiệt 20W/mK.
Nhiệt độ một mặt tƣờng là 100oC, mặt bên kia là 90oC. Xác định mật độ dòng nhiệt qua
tƣờng và nhiệt độ tại mặt phẳng chia chiều dày bức tƣờng thành 2 phần bằng nhau.
Lời giải:
Đây là bài toán dẫn nhiệt qua vách phẳng một lớp
có biên loại 1.
Mật độ dòng nhiệt xác định theo (6-45):
t t 100  90
q  w1 w 2   20000W / m2
 10.103
 20

Nếu đặt tọa độ bức tƣờng nhƣ hình bên thì phân
bố nhiệt độ trong tƣờng sẽ theo công thức (6-44):

142
1
t  x   t w1   t w1  t w 2  x

trong đó tọa độ x theo bài toán là δ/2. Khi đó:

 1  t t 100  90
t    t w1   t w1  t w2   w1 w2   95o C
2  2 2 2

Ví dụ 6.2. Tƣờng lò là vách phẳng gồm 2 lớp: Lớp trong là gạch chịu lửa, có chiều dày
bằng 200mm, hệ số dẫn nhiệt là 2W/mK; Lớp ngoài là gạch cách nhiệt có hệ số dẫn nhiệt
trung bình là 0,1W/mK. Nhiệt độ mặt trong của vách là 800OC. Xác định bề dày của lớp
gạch cách nhiệt để tổn thất nhiệt qua tƣờng nhỏ hơn 1100W/m2 và nhiệt độ mặt ngoài
tƣờng không vƣợt quá 80OC.
Lời giải:
Đây là bài toán dẫn nhiệt qua vách phẳng hai lớp có
biên loại 1.
Khi tổn thất nhiệt qua tƣờng là 1100W/m2 và nhiệt
độ mặt ngoài tƣờng là 80OC, lớp gạch cách nhiệt sẽ
có độ dày là δ2. Áp dụng công thức (6-50):
t t
q  w02 w 2
i

i 1  i

800  80
1100 
200.103 2

2 0,1
δ2 = 0,055m

Khi bề dày của lớp gạch cách nhiệt tăng lên, tổn thất nhiệt qua tƣờng và nhiệt độ mặt
ngoài tƣờng sẽ giảm xuống. Do vậy δ2 > 0,055m.

Ví dụ 6.3. Ông dẫn hơi bằng thép đƣờng kính d1/d0 = 110/100mm, hệ số dẫn nhiệt
50W/mK đƣợc bọc một lớp cách nhiệt có hệ số dẫn nhiệt 0,1W/mK. Nhiệt độ mặt trong
của ống là 200oC; nhiệt độ mặt ngoài lớp cách nhiệt là 50oC. Xác định chiều dày lớp cách
nhiệt để tổn thất không vƣợt quá 300W/m và nhiệt độ bề mặt tiếp xúc giữa ống thép và
lớp cách nhiệt.
Lời giải:

143
Đây là bài toán dẫn nhiệt qua vách trụ hai lớp
có biên loại 1.
Khi tổn thất nhiệt qua ống có lớp cách nhiệt
là 300W/m và nhiệt độ mặt ngoài tƣờng là 50OC,
lớp cách nhiệt sẽ có độ dày là δ2. Áp dụng công
thức (6-69):
t w0  t w2
q 
1 r 1 r
ln 1  ln 2
21 r0 2 2 r1
r2  t t 1 r 
ln  2 2  w0 w2  ln 1 
r1  q 21 r0 

r2  200  50 1 110 
 2.3,14.0,1 
2.3,14.50 100 
ln ln
r1  300
r2
ln  0,314
r1
110 0,314
r2  r1e0,314  e  75mm
2
Chiều dày lớp cách nhiệt δ2:
110
2  r2  r1  75   20mm
2
Nhiệt độ bề mặt tiếp xúc giữa ống thép và lớp cách nhiệt tw1 đƣợc xác định dựa
vào điều kiện ổn định nhiệt: qℓ = qℓ1 = qℓ2 = const
t t
q  q 1  w0 w1
1 r
ln 1
21 r0
1 r
t w1  t w0  q ln 1
21 r0
1 110
t w1  200  300 ln  199,9o C
2.3,14.50 100
Vậy để tổn thất không vƣợt quá 300W/m chiều dày lớp cách nhiệt δ2 > 20mm.
Khi đó nhiệt độ 199,9 < tw1 < 200oC.

Ví dụ 6.4. Nƣớc chảy qua ống thép với tốc độ 0,1m/s, nhiệt độ đầu vào là 90oC. Ống
thép dài 30m, đƣờng kính d1/d0 = 50/40mm, hệ số dẫn nhiệt 55W/mK. Ống đƣợc bọc lớp
cách nhiệt dày 10mm, có hệ số dẫn nhiệt 0,1W/mK. Xem nhiệt độ bề mặt trong của ống

144
thép bằng nhiệt độ trung bình của nƣớc; nhiệt độ bề mặt ngoài của lớp cách nhiệt là
26oC. Tính nhiệt độ nƣớc ở đầu ra của ống.
Lời giải:
Phƣơng trình cân bằng nhiệt cho nƣớc chảy trong ống nhƣ sau: Lƣợng nhiệt
truyền qua ống bằng biến thiên enthalpy của chất lƣu chảy qua ống.
Lƣợng nhiệt truyền qua ống đƣợc xác định theo công thức dẫn nhiệt qua vách trụ
2 lớp, với nhiệt độ bề mặt trong của ống thép:
t1'  t1''
t w0  t1 
2
Áp dụng công thức (6-69):
t w0  t w2
q 
1 d 1 d
ln 1  ln 2
21 d 0 2 2 d1
Đối với ℓ m ống:
t w0  t w2
Qq 
1 d 1 d
ln 1  ln 2
21 d 0 2 2 d1

Biến thiên enthalpy của nƣớc chảy trong ống:


Q  G1Cp1  t1'  t1" 
trong đó lƣu lƣợng khối lƣợng G1 xác định theo công thức:
G1 = ρωf
với ρ: khối lƣợng riêng của nƣớc tại 90oC: ρ = 965,3kg/m3;

145
f: tiết diện dòng chảy,
2
d 
f   0 
 2
Cp1: nhiệt dung riêng của nƣớc ở nhiệt độ trung bình t1; Ban đầu lấy nhiệt dung
riêng ở nhiệt độ t‟1 để tính toán. Khi đó Cp1 = 4205J/kgK.
Từ đó ta có phƣơng trình:
t1'  t1''
 t w2 2
 d0 
1
2
d 1 d  2

    Cp1 t1'  t1" 
ln 1  ln 2
21 d 0 2 2 d1
90  t1''
 26 2
 0,04 
30.
1
2
50 1 70
 965,3.0,1.3,14. 
 2 
 
.4205. 90  t1" 
.ln  .ln
2.3,14.55 40 2.3,14.0,1 50
Giải ra, ta đƣợc:
t1"  83, 4o C
Khi đó, nhiệt độ trung bình của nƣớc trong ống là:
t1'  t1'' 90  83, 4
t1    86,7O C
2 2
Tại nhiệt độ, này nhiệt dung riêng của nƣớc là 4202J/kgK, chênh lệch nhỏ so với
giá trị ta đã chọn (4205J/kgK). Vậy nhiệt độ đầu ra của nƣớc là 83,4oC.

BÀI TẬP CHƢƠNG 6

6.1. Dẫn nhiệt ổn định qua vách phẳng 2 lớp. Lớp thứ 1 có δ1 = 300mm, λ1 = 1,2W/mK;
Lớp thứ 2 có δ2 = 100mm, nhiệt trở R2 = 1,5m2K/W. Nhiệt độ mặt trong t1 = 150oC, mặt
giữa t2 = 130oC. Nhiệt độ mặt ngoài t3 (oC) là:
a. 120,0;
b. 45,0;
c. 82,5;
d. 60,0. dung 10 oC

6.2. Một ống thép dài 11 m, đƣờng kính d2 / d1=130 / 60mm, λ1 = 51W/mK bọc 1 lớp
cách nhiệt dày 26 mm, λ2 = 0,07 W/mK. Nhiệt độ mặt trong tw1 = 145oC, mặt ngoài tw2 =
45oC. Dòng nhiệt dẫn qua ống (W) là:
a. 1432,6;
b. 8595,8;
c. 130,2;

146
d. 781,4.

6.3. Vách phẳng hai lớp diện tích 50m2 có độ chênh nhiệt độ 150oC, chiều dày và hệ số
dẫn nhiệt tƣơng ứng của hai lớp là δ1 = 200mm, δ2 = 60mm và λ1 = 1 W/m.K, λ2 =
0.13W/m.K. Lƣợng nhiệt dẫn qua vách (MJ) trong 1 ngày đêm là:
a. 2816,3;
b. 149,1;
c. 40,8;
d. 979,5.

6.4. Dẫn nhiệt ổn định qua 1 ống trụ có đƣờng kính trong 100mm, chiều dày 50mm, λ =
0,5W/m.K. Nhiệt độ mặt ngoài ống 27oC. Nhiệt độ mặt trong ống (oC) là bao nhiêu, nếu
trong 1 phút nhiệt dẫn qua 10m chiều dài ống là 288kJ?
a. 155,4;
b. 221,6;
c. 133,0;
d. 89,0.

6.5.Vách trụ 1 lớp có nhiệt trở dẫn nhiệt là 0,9mK/W. Để tổn thất nhiệt giảm đi 6 lần khi
độ chênh nhiệt độ giữa 2 bề mặt không đổi cần thêm lớp thứ 2 có nhiệt trở dẫn nhiệt
(mK/W) bằng:
a. 4,50;
b. 0,30;
c. 5,40; 4,5
d. 0,15.

6.6. Ống trụ có đƣờng kính ngoài 410mm, hệ số dẫn nhiệt 1W/mK, nhiệt trở ứng với 1m
dài Rℓ=0.1mK/W. Đƣờng kính trong của ống (mm) là:
a. 142;
b. 360;
c. 219;
d. 268.

6.7. Để giảm tổn thất nhiệt qua mặt ngoài một thiết bị trao đổi nhiệt, nhà sản xuất quyết
định mua vật liệu cách nhiệt với λ‟ = 0,2W/mK. Tuy nhiên ngoài thị trƣờng chỉ có vật
liệu cách nhiệt với λ” = 0,1W/mK, nhƣng giá gấp rƣỡi loại 1. Vậy, mua loại vật liệu thứ
hai so với loại thứ nhất sẽ:
a. Đắt hơn 25%;
b. Rẻ hơn 25%;

147
c. Đắt hơn 50%;
d. Rẻ hơn 50%.

6.8. Vách phẳng làm từ vật liệu có λ = 20W/mK, dày 10mm. Mật độ dòng nhiệt
20000W/m2 đi vào một mặt của vách có nhiệt độ 100oC. Nhiệt độ chính giữa bức vách
(oC) là:
a. 85,4;
b. 95,0;
c. 70,2;
d. 80,0.
6.9. Vách trụ có đƣờng kính trong d1 = 40mm, dày 15mm, hệ số dẫn nhiệt 0,4W/mK.
Nhiệt độ bề mặt trong của vách là tw1 = 250 oC, nhiệt độ bề mặt ngoài của vách là tw2 =
20oC. Mật độ dòng nhiệt (W/m2) ứng với bề mặt phía ngoài của vách là:
a. 890,0;
b. 2234,5;
c. 5124,3;
d. 4697,1.

6.10. Ống dẫn hơi bàng kim loại có đƣờng kính ngoài d2 = 100mm bọc cách nhiệt có hệ
số dẫn nhiệt bằng 0,04W/mK. Nhiệt độ bề mặt trong của ống là 270oC, nhiệt độ bề mặt
ngoài của lớp cách nhiệt là 50oC. Tổn thất trên 1m ống là 150W/m. Bỏ qua nhiệt trở của
ống kim loại. Bề dày của lớp cách nhiệt (mm) là:
a. 67;
b. 35;
c. 51;
d. 22.

148
Chƣơng 7
TRAO ĐỔI NHIỆT ĐỐI LƢU

7.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

7.1.1. Định nghĩa và phân loại trao đổi nhiệt đối lƣu
Chất lỏng hoặc chất khí là những chất có khả năng chuyển động thành dòng, gọi
chung là chất lƣu. Trong trao đổi nhiệt đối lƣu, quá trình truyền tải nhiệt gắn liền với sự
chuyển dịch của chính chất lƣu, nghĩa là đối lƣu chỉ có thể xảy ra ở trong chất lƣu và gắn
liền với chuyển động có hƣớng của bản thân chất lƣu đó. Trao đổi nhiệt đối lƣu là quá
trình truyền tải nhiệt trong chất lƣu nhờ vào sự chuyển dịch các phần tử vĩ mô của chất
lƣu từ vùng có nhiệt độ này sang vùng có nhiệt độ khác.
Khi chất lƣu và một bề mặt vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau, các
phần tử chất lƣu ở sát bề mặt tiếp xúc sẽ trao đổi nhiệt theo phƣơng thức dẫn nhiệt với bề
mặt vật rắn. Khi đó nhiệt độ của lớp chất lƣu sẽ thay đổi, làm cho khối lƣợng riêng của
chất lƣu tại vị trí đó thay đổi. Sự chênh lệch về khối lƣợng riêng của chất lƣu tại bề mặt
tiếp xúc với khối lƣợng riêng các vị trí xa bề mặt tiếp xúc làm xuất hiện chuyển động tạo
thành dòng đối lƣu, đồng thời mang nhiệt đi. Nhƣ vậy quá trình trao đổi nhiệt giữa bề
mặt vật rắn và chất lƣu là một quá trình phức tạp bao gồm quá trình dẫn nhiệt qua lớp
chất lƣu và truyền nhiệt đối lƣu do các phần tử vĩ mô của chất lƣu mang nhiệt đi.
Quá trình trao đổi nhiệt giữa bề mặt vật rắn với chất lƣu đƣợc gọi là tỏa nhiệt đối
lƣu, hay đơn giản hơn, gọi là tỏa nhiệt. Trong kỹ thuật nhiệt nhiều khi thuật ngữ trao đổi
nhiệt đối lƣu cũng thƣờng đƣợc dùng để chỉ quá trình tỏa nhiệt.
Tùy theo nguyên nhân gây chuyển động của chất lƣu mà tỏa nhiệt đối lƣu đƣợc
phân ra làm hai loại:
- Tỏa nhiệt tự nhiên là hiện tƣợng tỏa nhiệt khi chất lƣu chuyển động tự nhiên do có
độ chênh mật độ (khối lƣợng riêng) giữa các vùng có nhiệt độ khác nhau.
- Tỏa nhiệt cƣỡng bức là hiện tƣợng tỏa nhiệt khi chất lƣu chuyển động cƣỡng bức
dƣới tác dụng của ngoại lực (bơm, quạt, máy nén, …). Tỏa nhiệt trong không khí có gió
thổi cũng là tỏa nhiệt cƣỡng bức, mặc dù gió là một hiện tƣợng tự nhiên.
Thực tế, trong tỏa nhiệt cƣỡng bức luôn có mặt tỏa nhiệt tự nhiên vì trong chất lƣu
luôn có những phần tử có các nhiệt độ khác nhau, do vậy luôn xuất hiện chuyển động tự
nhiên. Nếu độ chênh nhiệt độ giữa bề mặt vật và chất lƣu nhỏ, có thể bỏ qua ảnh hƣởng
của đối lƣu tự nhiên; Ngƣợc lại, nếu độ chênh nhiệt độ lớn, cần tính đến ảnh hƣởng của
đối lƣu tự nhiên.

7.1.2. Công thức Newton và hệ số tỏa nhiệt


Công thức Newton dùng để xác định mật độ dòng nhiệt q (W/m 2) trong trao đổi
nhiệt đối lƣu giữa bề mặt vật rắn có nhiệt độ tw với chất lƣu có nhiệt độ tf. Theo Newton,

149
mật độ dòng nhiệt q tỷ lệ thuận với độ chênh nhiệt độ Δt giữa bề mặt vật rắn và chất lƣu.
Để tiện tính toán độ chênh nhiệt độ Δt luôn lấy giá trị dƣơng. Công thức Newton có
dạng:
  t f  t w  khi t f >t w

q  t   (7-1)
  t w  t f  khi t w >t f
Khi đó dòng nhiệt Q trao đổi giữa bề mặt tiếp xúc có diện tích F và chất lƣu có
dạng:
Q=αFΔt, W (7-2)
2
Hệ số tỷ lệ α có thứ nguyên W/m K đƣợc gọi là hệ số trao đổi nhiệt đối lƣu hay
hệ số tỏa nhiệt.
Q q
  , W/m2K (7-3)
Ft t
Vậy hệ số trao đổi nhiệt đối lƣu hay hệ số tỏa nhiệt α là lƣợng nhiệt truyền qua
một đơn vị diện tích bề mặt trao đổi nhiệt trong một đơn vị thời gian khi độ chênh nhiệt
độ giữa bề mặt vách và chất lƣu là 1 độ.
Trong thực tế ngƣời ta dễ dàng xác định đƣợc F, tw, tf nên nội dung cơ bản của
việc tính toán quá trình tỏa nhiệt đối lƣu là xác định hệ số tỏa nhiệt α. Giá trị của α phụ
thuộc vào nhiều thông số của môi trƣờng chất lƣu và bề mặt, đƣợc xác định chủ yếu bằng
các công thức thực nghiệm.

7.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tỏa nhiệt đối lƣu
Quá trình trao đổi nhiệt đối lƣu gắn liền với chuyển động của chất lƣu nên những
nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển động của chất lƣu đều ảnh hƣởng đến quá trình trao đổi
nhiệt đối lƣu.
7.1.3.1. Các thông số hình học của mặt tỏa nhiệt
Vị trí, hình dạng, kích thƣớc của mặt toả nhiệt ảnh hƣởng tới dòng chuyển động
của chất lƣu, do đó sẽ ảnh hƣởng tới hệ số tỏa nhiệt. Bề mặt tỏa nhiệt có thể nằm ngang,
đứng hay nghiêng; vị trí tƣơng đối giữa dòng chảy và bề mặt trao đổi nhiệt có thể khác
nhau, ví dụ chất lƣu có thể chảy trong ống hoặc ngoài ống, cắt ngang vuông góc với
chùm ống hoặc tạo với chùm ống một góc khác 900. Bề mặt tỏa nhiệt có thể có dạng hình
trụ, mặt phẳng, mặt cầu. Chiều cao, chiểu rộng hoặc đƣờng kính của bề mặt tỏa nhiệt
cũng có thể khác nhau. Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hƣởng đến chế độ thủy động của
dòng chảy, do đó cũng quyết định tính chất, cƣờng độ của trao đổi nhiệt đối lƣu.
7.1.3.2. Các thông số vật lý của chất lưu
Bản chất vật lý của chất lƣu ảnh hƣởng đến chuyển động của chất lƣu cũng nhƣ
ảnh hƣởng đến quá trình dẫn nhiệt qua lớp biên nhiệt nằm sát bề mặt tỏa nhiệt, nên cũng
ảnh hƣởng đến hệ số tỏa nhiệt.

150
Các thông số vật lý ảnh hƣởng đến chuyển động của chất lƣu bao gồm khối lƣợng
riêng ρ (kg/m3), độ nhớt động học ν (m2/s), hệ số giãn nở nhiệt β (K-1).
Chất lƣu là môi chất thực, khi các lớp chất lƣu cạnh nhau chuyển động với những
vận tốc khác nhau, giữa chúng sẽ sinh ra lực nội ma sát s:

s , Pa (7-4)
n
trong đó μ = ρν: độ nhớt động lực của chất lƣu, Pa.s;

: Biến thiên vận tốc của các lớp chất lƣu theo phƣơng vuông góc với mặt
n
phẳng chuyển động (gradient vận tốc), s-1.
Lực nội ma sát hạn chế sự tăng tốc độ của dòng chảy, do đó làm giảm cƣờng độ
tỏa nhiệt; Đối với những chất lƣu ở thể lỏng nhƣ nƣớc, dầu truyền nhiệt, khi nhiệt độ
tăng độ nhớt động lực giảm nên lực nội ma sát giảm, chất lƣu có thể đối lƣu mạnh hơn
làm cƣờng độ tỏa nhiệt tăng lên.
Trong chất lƣu, khi các vùng có nhiệt độ khác nhau, do hiện tƣợng giãn nở nhiệt
sẽ xuất hiện trƣờng mật độ không đồng đều, làm xuất hiện dòng chuyển động tự nhiên.
Hệ số giãn nở nhiệt lớn thì khả năng trao đổi nhiệt đối lƣu càng lớn. Chất lƣu có hệ số
giãn nở nhiệt lớn có khả năng trao đổi nhiệt đối lƣu tốt.
Hệ số giãn nở nhiệt β dùng để đánh giá tính giãn nở vì nhiệt độ của chất lƣu theo
công thức (p = const):
1   
     , K-1 (7-5)
  t p
Một cách gần đúng có thể viết:

 (7-6)
T
Đối với chất lòng, hệ số giãn nở nhiệt khá nhỏ (Ngoại trừ vùng gần điểm tới hạn).
Đối với một số chất lỏng (nhƣ nƣớc khi nhiệt độ nhỏ hơn 4oC), hệ số giãn nở nhiệt có thể
có giá trị âm.
Hệ số giãn nở nhiệt là thông số vật lý đƣợc xác định bằng thực nghiệm. Đối với
môi chất thể khí nhƣ khói, không khí, có thể xem khí lý tƣởng, hệ số giãn nở nhiệt đƣợc
xác định theo công thức:
1
 (7-7)
T
trong đó T: nhiệt độ của chất khí, K.

Các thông số vật lý của chất lƣu ảnh hƣởng đến quá trình dẫn nhiệt qua lớp biên

nhiệt: hệ số dẫn nhiệt λ (W/mK), hệ số khuyếch tán nhiệt a  , m2/s.
C

151
7.1.3.3. Nguyên nhân gây ra chuyển động
Nhƣ trong phần phân loại tỏa nhiệt đối lƣu đã nói, chuyển động của chất lƣu có
thể do các nguyên nhân khác nhau.
Chuyển động tự nhiên do độ chênh mật độ giữa các vùng có nhiệt độ khác nhau
trong bản thân chất lƣu gây ra. Trong trọng trƣờng, lực nâng P làm chất lƣu chuyển động
đƣợc xác định bằng công thức:
P = gΔρ, N/m3 (7-8)
2
Trong đó g: gia tốc trọng trƣờng, m/s ;
Δρ: độ chênh mật độ giữa các vùng có nhiệt độ khác nhau, kg/m3.
Độ chênh mật độ giữa các vùng theo (7-6) lại phụ thuộc vào hệ số giãn nở nhiệt β
và độ chênh nhiệt độ Δt, nên có thể nói tỏa nhiệt tự nhiên phụ thuộc vào tích số gβΔt, tức
là phụ thuộc vào bản chất của chất lƣu và độ chênh nhiệt độ giữa bề mặt vật rắn và chất
lƣu.
Chuyển động cƣỡng bức của chất lƣu do lực từ bên ngoài nhƣ bơm, quạt, máy
nén, gió … gây ra. Trong đối lƣu cƣỡng bức luôn có mặt đối lƣu tự nhiên do trong chất
lƣu luôn tồn tại sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng. Ảnh hƣởng của đối lƣu tự nhiên
đến chuyển động của chất lƣu nói chung phụ thuộc vào chế độ chuyển động cƣỡng bức
của chất lƣu.
7.1.3.4. Chế độ chuyển động
Theo tính chất chuyển động của chất lƣu, ngƣời ta chia chế độ chảy làm ba loại
a. Chảy tầng: Các phần tử trong dòng chảy chuyển động theo quỹ đạo song song
với nhau và song song với bề mặt vách, cùng hƣớng với dòng; các phần tử trong mỗi lớp
không chuyển động xáo trộn sang nhau. Trong chế độ chảy tầng, trao đổi nhiệt thực hiện
chủ yếu bằng phƣơng thức dẫn nhiệt giữa các lớp. Do hệ số dẫn nhiệt của các chất lƣu
thƣờng không lớn nên cƣờng độ tỏa nhiệt đối lƣu khi chảy tầng thƣờng thấp.
b. Chảy rối: Các phần tử trong dòng chảy rối chuyển động xáo trộn, không theo
các đƣờng dòng riêng biệt mặc dù xu hƣớng chung vẫn chuyển động theo hƣớng của
dòng chảy. Do ma sát giữa chất lƣu và bề mặt vật rắn nên ở sát bề mặt vật rắn luôn tồn
tại một lớp mỏng chất lƣu chảy tầng, gọi là lớp đệm tầng. Độ dày của lớp đệm tầng phụ
thuộc vào độ nhớt và vận tốc của chất lƣu. Tốc độ càng cao, độ nhớt càng bé thì chiều
dày lớp đệm càng bé, dẫn đến tăng cƣờng độ dẫn nhiệt qua lớp đệm. Ngoài ra do các
phần tử trong dòng chảy rối chuyển động xáo trộn nên nhiệt dẫn qua lớp đệm nhanh
chóng đƣợc vận chuyển vào dòng chất lƣu, làm tăng cƣờng độ tỏa nhiệt đối lƣu. Trong
tỏa nhiệt đối lƣu cƣỡng bức, nhiệt độ giữa các vùng trong chất lƣu phân bố khá đồng đều.
c. Chảy quá độ: Là chế độ chảy trung gian giữa chảy tầng và chảy rối, trong đó
dòng chảy khi có tính chất chảy tầng, khi có tính chất chảy rối.
Osborne Reynolds (1842–1912) khi nghiên cứu thủy khí động lực học đã nhận
thấy chế độ chảy không những phụ thuộc vào vận tốc mà còn phụ thuộc vào độ nhớt

152
động học của chất lƣu. Ông đƣa ra tiêu chuẩn không thứ nguyên mang tên ông, gọi là
tiêu chuẩn Reynolds Re:

Re  (7-9)

Trong đó ω : tốc độ dòng chảy, m/s;
ℓ: kích thƣớc định tính, m;
ν: độ nhớt động học, m2/s.
- Khi Re < 2300: Chảy tầng;
4
- Khi 2300 ≤ Re < 10 : Chảy quá độ;
4
- Khi Re ≥ 10 : Chảy rối.

7.2. CÁCH XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TOẢ NHIỆT ĐỐI LƢU

7.2.1. Hệ phƣơng trình vi phân tỏa nhiệt


Để xác định đƣợc hệ số tỏa nhiệt α cần thiết lập mối quan hệ của α với các yếu tố
ảnh hƣởng đến nó, nghĩa là thiết lập phƣơng trình:
α = f(ℓ, , , a, , g, ,Δt, ) (7-10)
Mối quan hệ đó đƣợc thể hiện qua hệ phƣơng trình vi phân tỏa nhiệt, bao gồm
phƣơng trình truyền nhiệt, phƣơng trình năng lƣợng, phƣơng trình chuyển động và
phƣơng trình liên tục.
7.2.1.1. Phương trình truyền nhiệt:
Mật độ dòng nhiệt do tỏa nhiệt từ vách tới chất lƣu bằng mật độ dòng nhiệt do dẫn
nhiệt qua lớp biên nhiệt:
 t 
t     (7-11)
 n n 0
  t 

t  n n 0
hay (7-12)

Vậy muốn xác định đƣợc hệ số tỏa nhiệt cần biết gradient nhiệt độ trong lớp biên.
Để xác định gradient nhiệt độ trong lớp biên cần có phƣơng trình dẫn nhiệt trong lớp
biên.
7.2.1.2. Phương trình dẫn nhiệt trong lớp biên:
Còn gọi là phƣơng trình năng lƣợng, là phƣơng trình thể hiện định luật bảo toàn
năng lƣợng cho một phân tố bất kỳ nằm trong dòng chất lƣu (Xét trƣờng hợp không
có nguồn nhiệt trong): Độ tăng entanpi của phân tố bằng hiệu dòng nhiệt vào và ra khỏi
phân tố. Phƣơng pháp thiết lập tƣơng tự nhƣ phƣơng trình vi phân dẫn nhiệt, ta có:
dt t t t t
  x  y  z  a2 t (7-13)
d  x y z

153
Vế trái là đạo hàm toàn phần của nhiệt độ;  là toán tử Laplace, ý nghĩa tƣơng tự
trong phƣơng trình vi phân dẫn nhiệt.
Trong phƣơng trình (7-13) xuất hiện các thành phần ωx, ωy, ωz của vector tốc độ
 . Do vậy cần có thêm phƣơng trình để xác định tốc độ của phân tố theo thời gian và
không gian. Đó là phƣơng trình chuyển động.
7.2.1.3. Phương trình chuyển động:
Còn gọi là phƣơng trình cân bằng động lực học chất lỏng, hay phƣơng trình
Naver – Stockes, đƣợc thiết lập trên cơ sở phƣơng trình cân bằng lực tác dụng lên phân
tố. Theo định luật 2 Newton, lực quán tính bằng tổng các lực tác dụng lên phân tố gồm
lực trọng trƣờng, lực áp suất và lực ma sát:
d
  g  p  2  (7-14)
d
Trong phƣơng trình (7-14) xuất hiện thêm một biến số mới là áp suất p. Do vậy
cần tìm thêm phƣơng trình thứ 4 để khép kín hệ phƣơng trình. Đó là phƣơng trình liên
tục

7.2.1.3. Phương trình liên tục:


Phƣơng trình liên tục biểu thị sự biến thiên khối lƣợng trong một phân tố:

 div()  0 (7-15)

Với chất lỏng không chịu nén nhƣ nƣớc hoặc dầu,  = const, phƣơng trình liên
tục có dạng:
div  0 (7-16)
tức là:
x y z
  0 (7-17)
x y z

7.2.2. Các tiêu chuẩn đồng dạng và phƣơng trình tiêu chuẩn của toả nhiệt đối
lƣu
Để xác định hệ số tỏa nhiệt α, có thể dùng phƣơng pháp giải tích và phƣơng pháp
thực nghiệm.
Trong phƣơng pháp giải tích, ta cần giải hệ phƣơng trình vi phân tỏa nhiệt gồm
bốn phƣơng trình đã nêu trên đây. Kết hợp với các điều kiện đơn trị gồm điều kiện hình
học, điều kiện vật lý, điều kiện ban đầu và điều kiện biên, ta sẽ tìm đƣợc các hằng số tích
phân và nghiệm của bài toán sẽ là giá trị α xác định. Nhƣ vậy về mặt nguyên tắc, có thể
tìm hệ số tỏa nhiệt α bằng phƣơng pháp giải tích. Tuy nhiên việc này chỉ có thể thực hiện
đƣợc với những bài toán có hàng loạt giả thiết đã đƣợc đơn giản hóa.

154
Để xác định hệ số tỏa nhiệt bằng thực nghiệm, ta cần xây dựng thí nghiệm để đo
các giá trị cần thiết, từ đó có thể xác định đƣợc α. Tuy nhiên, theo phƣơng pháp này, kết
quả đo chỉ đúng với hiện tƣợng thí nghiệm mà không thể áp dụng cho rất nhiều trƣờng
hợp khác trong thực tế. Để mở rộng kết quả thực nghiệm, cần sử dụng lý thuyết đồng
dạng.
7.2.2.1. Khái niệm đồng dạng

Bản chất của phƣơng pháp đồng dạng là


từ các kết quả thực nghiệm, ngƣời ta khái quát và
lập công thức tính cho các trƣờng hợp tổng quát
đồng dạng với các thực nghiệm đã tiến hành.
Phƣơng pháp đồng dạng dựa trên nguyên
tắc cơ bản của đồng dạng hình học nhƣ sau: Khi
hai vật thể hình học đồng dạng với nhau thì tỷ số
hai kích thƣớc tƣơng ứng bất kỳ là không đổi. Tỷ
số đó đƣợc gọi là hằng số đồng dạng hình học.
Hình 7.1. Đồng dạng hình học Trong hình 7.1, hai hình hộp đồng dạng
với nhau thì:
x ' y' z' '
    C  const (7-18)
x y z
Khi 2 vật thể đồng dạng hình học với tỷ số Cℓ thì tỷ số các diện tích hoặc thể tích
tƣơng ứng là:
F'
 C2 (7-19)
F
V'
 C3 (7-20)
V
Từ đồng dạng hình học có thể rút ra kết luận: nếu một hình ban đầu không thể đo
trực tiếp đƣợc thì vẫn có thể khảo sát tính chất của nó thông qua hình thứ hai đồng dạng
với nó nếu biết đƣợc hằng số đồng dạng.
Từ khái niệm đồng dạng hình học dẫn đến đồng dạng của hai trƣờng vật lý: Hai
trƣờng của một đại lƣợng vật lý θ[M(x,y,z),η] đƣợc gọi là đồng dạng với nhau nếu tỷ số
hai giá trị θ tại hai điểm tƣơng ứng bất kỳ trong không gian, thời gian là không đổi:
 '  ' M '  C x,C y,C z  ,C 
  C  const, (M, ) (7-21)
  M  x, y, z  , 
trong đó Cℓ: tỷ số đồng dạng hình học;
Cη: tỷ số thời gian. Hai khoảng thời gian η và η‟ đƣợc xem nhƣ tƣơng ứng với
nhau nếu 2 khoảng thời gian cùng gốc thời gian 0 và thỏa mãn η‟ = Cη η;
Cθ: tỷ số đồng dạng trƣờng.

155
Vậy để hai trƣờng vật lý đồng dạng, cần có 3 hằng số C  , C  , C 
Cho hai hiện tƣợng vật lý cùng chịu ảnh hƣởng của n đại lƣợng vật lý 1, 2, …,
i, …, n, cùng đƣợc mô tả bởi phƣơng trình F(1, 2, …, i, …, n) = 0. Hai hiện tƣợng
vật lý đồng dạng với nhau nếu hai trƣờng của mỗi đại lƣợng vật lý cùng tên đồng dạng
nhau:
i' i M  C x,C y,C z  ,C 
'

`   Ci (M, ), i  1  n (7-22)


i i M  x, y, z  , 
Vậy hai hiện tƣợng vật lý chỉ đồng dạng khi đồng dạng về hình học, và cần (n+2)
hằng số đồng dạng, trong đó bao gồm Cℓ, Cη, và n hằng số Cθi
Hằng số đồng dạng Cθi là hệ số tỷ lệ giữa hai đại lƣợng cùng tên tƣơng ứng và có
đặc điểm là phải thỏa mãn chính ngay mối quan hệ giữa các đại lƣợng mô tả quá trình,
nên chúng có quan hệ ràng buộc nhau và không thể chọn tùy ý.
7.2.2.2. Các tiêu chuẩn đồng dạng
Từ hệ phƣơng trình vi phân mô tả hai hiện tƣợng đồng dạng ta có thể rút ra các tổ
hợp không thứ nguyên của các đại lƣợng vật lý, phản ánh mối quan hệ ràng buộc giữa
các hằng số đồng dạng và có giá trị nhƣ nhau. Tổ hợp không thứ nguyên đó gọi là tiêu
chuẩn đồng dạng.
Ví dụ khi hai hiện tƣợng toả nhiệt đồng dạng thì theo phƣơng trình truyền nhiệt
(7-11) ta có:
t
t   (7-23)
n
t
và  ' t '   ' (7-24)
n '
là tƣơng đƣơng nhau. Thay các thông số i'  Ci i vào (7-24), ta có:
C Ct t
C.Ct t   (7-25)
C n
Do phƣơng trình (7-25) tƣơng đƣơng với phƣơng trình (7-23) , nên chia hai
phƣơng trình cho nhau, ta có:
CC
C Ct   t (7-26)
C
C C   '  '    ' 
 1       (7-27)
C       

' ' 
Suy ra   idem (7-28)
' 
Tổ hợp không thứ nguyên

156

Nu  (7-29)

có giá trị nhƣ nhau (idem) cho hai hiện tƣợng đồng dạng, đƣợc gọi là tiêu chuẩn Nusselt,
trong đó α: Hệ số tỏa nhiệt đối lƣu, W/m2K;
ℓ: kích thƣớc định tính, m;
λ: hệ số dẫn nhiệt của chất lƣu, W/mK.
Tiêu chuẩn Nusselt đặc trƣng cho cƣờng độ tỏa nhiệt đối lƣu giữa bề mặt vật rắn
và chất lƣu, là tỷ lệ giữa lƣợng nhiệt tỏa từ bề mặt vật rắn với lƣợng nhiệt dẫn qua lớp
chất lƣu với chiều dày ℓ.
Xét tƣơng tự với các phƣơng trình khác trong hệ phƣơng trình vi phân toả nhiệt,
có thể dẫn ra các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn Prandtl Pr:

Pr  (7-30)
a
trong đó ν: độ nhớt động học, m2/s;
a: hệ số dẫn nhiệt độ hay hệ số khuếch tán nhiệt của chất lƣu, m2/s.
Tiêu chuẩn Prandl là một tiêu chuẩn vật lý không thứ nguyên, đặc trƣng cho quan
hệ giữa độ dày của lớp biên thủy lực và biên nhiệt.
Tiêu chuẩn Reynolds Re:

Re  (7-31)

trong đó ω: tốc độ dòng chảy, m/s;
ℓ: kích thƣớc định tính, m;
ν: độ nhớt động học, m2/s.
Tiêu chuẩn Reynolds đặc trƣng cho chế độ dòng chảy, là tỷ lệ lực quán tính của
dòng chảy và lực nội ma sát.
Tiêu chuẩn Grashof Gr:
g 3t
Gr  (7-32)
2
trong đó g: gia tốc trọng trƣờng, m/s2;
β: hệ số giãn nở nhiệt của chất lƣu, K-1;
ℓ: kích thƣớc định tính, m;
Δt: độ chênh nhiệt độ giữa bề mặt vách chất rắn và chất lƣu, K;
ν: độ nhớt động học của chất lƣu, m2/s.
Tiêu chuẩn Grashof đặc trƣng cho quan hệ giữa lực nâng do độ chênh nhiệt độ và
lực ma sát.
Trên đây là 4 tiêu chuẩn đồng dạng chính thƣờng đƣợc sử dụng trong các bài toán
tỏa nhiệt đối lƣu; Ngoài ra còn nhiều tiêu chuẩn khác nữa.
Các tiêu chuẩn đồng dạng đƣợc phân ra 2 loại:

157
- Tiêu chuẩn xác định chỉ chứa các thông số đã cho trong điều kiện đơn trị, ví dụ
 g 3t
tiêu chuẩn Pr  và Gr  chứa các thông số vật lý và hình học đã biết trƣớc
a 2
nên Pr, Gr là tiêu chuẩn xác định;
- Tiêu chuẩn chƣa xác định có chứa một thông số chƣa biết, ví dụ tiêu chuẩn

Nu  chứa hệ số tỏa nhiệt  chƣa biết, là ẩn số trong các bài toán tỏa nhiệt nên Nu là

tiêu chuẩn chƣa xác định.
Tiêu chuẩn Re là tiêu chuẩn xác định khi toả nhiệt cƣỡng bức vì trong tỏa nhiệt
đối lƣu cƣỡng bức, giá trị tốc độ ω của chất lƣu đƣợc biết trƣớc; Ngƣợc lại Re là tiêu
chuẩn chƣa xác định trong toả nhiệt tự nhiên do giá trị tốc độ ω của chất lƣu chƣa biết.
7.2.2.3. Lý thuyết đồng dạng
Lý thuyết đồng dạng là lý thuyết thực nghiệm. Khi tiến hành thực nghiệm cần
biết:
- Những đại lƣợng nào cần đo đạc trong thực nghiệm?
- Xử lý kết quả thực nghiệm nhƣ thế nào?
- Có thể mở rộng kết quả thu đƣợc ra những hiện tƣợng nào?
Cơ sở của lý thuyết đồng dạng gồm ba định lý (còn gọi là nguyên lý) đồng dạng
trả lời cho các câu hỏi trên.
Định lý 1: Khi hai hiện tƣợng đồng dạng, các tiêu chuẩn đồng dạng cùng tên sẽ
bằng nhau.
Hai hiện tƣợng đồng dạng đƣợc mô tả bằng các phƣơng trình vi phân giống nhau,
do vậy có thể rút ra những tiêu chuẩn đồng dạng giống nhau và có giá trị bằng nhau
(idem) nhƣ đã đề cập trong phần khái niệm về tiêu chuẩn đồng dạng trên đây.
Định lý 2: Các tiêu chuẩn đồng dạng rút ra từ hệ phƣơng trình vi phân cũng là các
tiêu chuẩn đồng dạng thu đƣợc từ nghiệm của hệ phƣơng trình vi phân đó.
Điều này cũng có nghĩa là nghiệm của hệ phƣơng trình vi phân có thể biểu diễn
nhƣ hàm số của các tiêu chuẩn đồng dạng của hệ phƣơng trình vi phân. Khi giải hệ
phƣơng trình vi phân không thể xuất hiện thêm một tiêu chuẩn đồng dạng mới hoặc biến
mất một tiêu chuẩn đồng dạng dạng thu đƣợc từ hệ phƣơng trình vi phân ban đầu. Trong
các tiêu chuẩn đồng dạng rút ra từ hệ phƣơng trình vi phân ban đầu luôn có các tiêu
chuẩn chƣa xác định (ví dụ trong hệ phƣơng trình vi phân tỏa nhiệt là tiêu chuẩn Nu) và
tiêu chuẩn xác định (ví dụ các tiêu chuẩn Re, Gr, Pr…). Giữa các tiêu chuẩn xác định và
tiêu chuẩn chƣa xác định luôn tồn tại mối liên hệ, mà nghiệm của phƣơng trình vi phân
nằm trong tiêu chuẩn chƣa xác định. Nhƣ vậy để tìm nghiệm của phƣơng trình vi phân có
thể không cần phải giải phƣơng trình vi phân mà chỉ cần xác định mối quan hệ giữa các
tiêu chuẩn đồng dạng, cụ thể Nu = f(Re, Gr, Pr)

158
Định lý 3: Điều kiện cần và đủ để các hiện tƣợng đồng dạng là các điều kiện đơn
trị của các hiện tƣợng đó nhƣ nhau và các tiêu chuẩn đồng dạng đƣợc tạo thành từ các
điều kiện đơn trị đó bằng nhau.
Các tiêu chuẩn đồng dạng đƣợc tạo thành từ các điều kiện đơn trị chính là các
tiêu chuẩn xác định. Hai hiện tƣợng đồng dạng cùng có các tiêu chuẩn giống nhau; mối
liên hệ giữa các tiêu chuẩn đó giống nhau và các tiêu chuẩn bằng nhau về trị số.
Trở lại các câu hỏi nêu ra ở đầu đề mục, theo viện sỹ Liên Xô (cũ) M.A.
Mikheev, khi tiến hành thực nghiệm, theo định lý 1, cần đo tất cả các đại lƣợng vật lý có
trong các tiêu chuẩn đồng dạng của hiện tƣợng đang nghiên cứu. Theo định lý 2, kết quả
thực nghiệm đã đo đạc cần đƣợc xử lý trong các tiêu chuẩn đồng dạng và xây dựng mối
quan hệ giữa các tiêu chuẩn đồng dạng (xây dựng phƣơng trình tiêu chuẩn). Theo định lý
3, phƣơng trình tiêu chuẩn có thể áp dụng cho các hiện tƣợng đồng dạng với hiện tƣợng
đã nghiên cứu, trong phạm vi cụ thể mà nhà khoa học đã tiến hành thực nghiệm để xây
dựng nên phƣơng trình tiêu chuẩn.
7.2.2.4. Phương trình tiêu chuẩn của toả nhiệt đối lưu
Quá trình tỏa nhiệt đối lƣu ổn định đƣợc đặc trƣng bởi các tiêu chuẩn Nu, Re, Gr,
Pr. Mối quan hệ của các tiêu chuẩn trên gọi là phƣơng trình tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn Nu
chứa hệ số tỏa nhiệt α cần tìm luôn là tiêu chuẩn chƣa xác định. Vì vậy cần tìm mối quan
hệ giữa tiêu chuẩn Nu và các tiêu chuẩn khác. Dạng tổng quát của phƣơng trình tiêu
chuẩn tỏa nhiệt đối lƣu là:
Nu = f(Re, Gr, Pr)
Phƣơng trình tiêu chuẩn thƣờng đƣợc tìm dƣới dạng tích các lũy thừa nhƣ sau:
Nu = CRemGrnPrp
trong đó m, n, p là các hằng số đƣợc xác định bằng thực nghiệm.
Phƣơng trình tiêu chuẩn tỏa nhiệt đối lƣu sẽ có dạng đặc biệt trong các trƣờng
hợp sau đây:
a. Khi đối lƣu tự nhiên hoàn toàn, vận tộc chuyển động của chất lƣu chƣa xác
định, Re là ẩn số phụ thuộc Gr, nên phƣơng trình tiêu chuẩn sau khi khử Re = f(Gr) sẽ có
dạng:
Nu = CGrnPrp
Khi đối lƣu tự nhiên trong chất lƣu ở pha khí, có thể coi Pr = const, phƣơng trình
tiêu chuẩn có dạng:
Nu = CGrn
b. Khi đối lƣu cƣỡng bức mạnh, Re > 104, có thể xem Gr = const, phƣơng trình
tiêu chuẩn dạng:
Nu = CRemPrp
Khi chất khí đối lƣu cƣõng bức mạnh, có thể coi Pr = const, phƣơng trình tiêu
chuẩn có dạng:
Nu = CRem

159
Trong các công thức tỏa nhiệt đối lƣu đôi khi thêm các thành phần nhƣ tỷ lệ
Prf/Prw để xét tới ảnh hƣởng chiều của dòng nhiệt; hệ số εℓ để hiệu chỉnh ảnh hƣởng của
chiều dài kênh, ống dẫn chất lƣu, hệ số εθ để hiệu chỉnh ảnh hƣởng của góc tới của chất
lƣu bên ngoài ống với trục của ống… đến hệ số tỏa nhiệt.
7.2.2.5. Kích thước định tính và nhiệt độ định tính
Trong công thức một vài tiêu chuẩn đồng dạng của tỏa nhiệt đối lƣu nhƣ Re, Nu
có giá trị ℓ gọi là kích thƣớc định tính hay kích thƣớc xác định. Đây là kích thƣớc đặc
trƣng cho một hiện tƣợng tỏa nhiệt. Khi xử lý số liệu thực nghiệm, các nhà khoa học
khác nhau có thể chọn các kích thƣớc định tính khác nhau, tuy nhiên việc lựa chọn phải
có cơ sở. Do vậy, trong các phƣơng trình tiêu chuẩn, ngƣời ta phải nêu rõ kích thƣớc
định tính. Ví dụ trong trao đổi nhiệt đối lƣu tự nhiên của một tấm hoặc một ống đứng với
môi trƣờng chất lƣu, kích thƣớc định tính là chiều cao của tấm hoặc ống; Trƣờng hợp
trao đổi nhiệt đối lƣu cƣỡng bức, chất lƣu chảy trong ống, kích thƣớc định tính là đƣờng
kính trong của ống. Nếu ống không tròn mà tiết diện có hình dạng bất kỳ thì kích thƣớc
định tính là đƣờng kính tƣơng đƣơng:
4F
d td  ,m (7-33)
U
trong đó F: tiết diện ngang của dòng chất lƣu, m2;
U: chu vi ƣớt, m
Khi xác định các tiêu chuẩn đồng dạng cần biết các thông số vật lí của chất lƣu
nhƣ λ, ν, ρ, a… Các thông số vật lí nói trên đều thay đổi theo nhiệt độ, mà nhiệt độ của
chất lƣu thay đổi theo cả tiết diện và cả chiều dài của dòng chảy. Khi xây dựng công thức
tỏa nhiệt, các nhà thực nghiệm thƣờng chọn một nhiệt độ trung bình nào đó để xác định
các thông số vật lý trong các tiêu chuẩn đồng dạng. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ định tính
hay nhiệt độ xác định. Việc chọn nhiệt độ nào làm nhiệt độ định tính tùy thuộc vào nhà
thực nghiệm khi xét ảnh hƣởng của nhiệt độ đến quá trình tỏa nhiệt. Điều đó dẫn đến một
tiêu chuẩn với các nhiệt độ định tính khác nhau sẽ cho giá trị khác nhau. Do đó trong
phƣơng trình tiêu chuẩn bao giờ cũng chỉ rõ kích thƣớc định tính và nhiệt độ định tính.
Nhiệt độ định tính đƣợc ký hiệu bằng các chỉ số dƣới của các tiêu chuẩn đồng dạng nhƣ
w, f, m.
Khi tiêu chuẩn đồng dạng có chỉ số w, ví dụ Prw, cần tra cứu các thông số vật lý
trong tiêu chuẩn đó theo nhiệt độ tw là nhiệt độ trung bình của bề mặt tỏa nhiệt.
Khi tiêu chuẩn đồng dạng có chỉ số f, ví dụ Nuf, Ref, Grf, Prf, cần tra cứu các
thông số vật lý trong các tiêu chuẩn đó theo nhiệt độ tf là nhiệt độ trung bình của dòng
chất lƣu. Nếu biết nhiệt độ đầu vào t 'f và đầu ra t ''f của dòng chất lƣu thì nhiệt độ trung
bình tf có thể đƣợc tính theo công thức:
t 'f  t ''f
tf  (7-34)
2

160
Khi tiêu chuẩn đồng dạng có chỉ số m, ví dụ Num, Grm, Prm, cần tra cứu các thông
số vật lý trong các tiêu chuẩn đó theo nhiệt độ tm là nhiệt độ trung bình giữa nhiệt độ
vách và nhiệt độ trung bình của dòng chất lƣu:
t t
tm  w f (7-35)
2

7.2.3. Phƣơng pháp xác định hệ số tỏa nhiệt đối lƣu


7.2.3.1. Bài toán
Bài toán tỏa nhiệt thƣờng đƣợc phát biểu nhƣ sau: Cho bề mặt tỏa nhiệt có các
thông số hình học (vị trí, hình dạng, kích thƣớc) xác định, nhiệt độ bề mặt tw, tiếp xúc
trực tiếp với môi trƣờng chất lƣu (nƣớc, khói, không khí, dầu truyền nhiệt…) có nhiệt độ
tf. Nếu là bài toán tỏa nhiệt đối lƣu tự nhiên sẽ cho biết môi trƣờng chất lƣu yên tĩnh;
Nếu là bài toán tỏa nhiệt đối lƣu cƣỡng bức sẽ cho biết chất lƣu chuyển động dƣới tác
dụng của ngoại lực (bơm, quạt, máy nén, gió…) với tốc độ ω. Nếu là bài toán chuyển pha
sẽ cho biết quá trình xảy ra là sôi hay ngƣng… Yêu cầu xác định hệ số tỏa nhiệt α.
7.2.3.2. Các bước giải bài toán
Bước 1: Xác định mô hình tỏa nhiệt: tự nhiên hay cƣỡng bức. Nếu tỏa nhiệt tự
nhiên, xem điều kiện của bài toán để biết không gian tỏa nhiệt vô hạn hay hữu hạn. Nếu
tỏa nhiệt cƣỡng bức xem kỹ tƣơng quan vi trí của chất lƣu đối với bề mặt trao đổi nhiệt
(chất lƣu chảy trong ống hay ngoài ống, qua chùm ống hay ống đơn…). Sau khi xác định
đƣợc mô hình bài toán tỏa nhiệt, tìm kiếm trong các tài liệu tham khảo phƣơng trình tiêu
chuẩn tƣơng ứng với mô hình đó để tính hệ số tỏa nhiệt.
Bước 2. Xem xét kỹ phƣơng trình tiêu chuẩn đã chọn để biết kích thƣớc định tính là
gì; Theo các chỉ số của các tiêu chuẩn đồng dạng để biết nhiệt độ định tính, từ đó tra cứu
các thông số vật lý và tính các tiêu chuẩn đồng dạng. Đối với tỏa nhiệt cƣỡng bức, thông
thƣờng cần xác định tiêu chuẩn Re trƣớc, sau đó dựa trên tiêu chuẩn Re đã tính toán sẽ
chọn phƣơng trình tiêu chuẩn Nu = f(Re, Gr, Pr) để tính hệ số tỏa nhiệt.
Bước 3. Thay các tiêu chuẩn đồng dạng đã tính toán vào phƣơng trình tiêu chuẩn
Nu = f(Re, Gr, Pr) đã chọn để xác định Nu
Bước 4. Tính hệ số tỏa nhiệt α theo công thức
Nu
 (7-36)

Lƣu ý hệ số dẫn nhiệt λ trong công thức trên là hệ số dẫn nhiệt của chất lƣu ở
nhiệt độ định tính, xác định theo chỉ số của tiêu chuẩn Nu; Kích thƣớc định tính ℓ đƣợc
xác định trong bƣớc 2.

7.3. MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH HỆ SỐ TRAO ĐỔI NHIỆT ĐỐI LƢU
THƢỜNG GẶP

161
7.3.1. Trao đổi nhiệt đối lƣu tự nhiên
7.3.1.1. Trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên trong không gian vô hạn
Có thể hiểu không gian vô hạn là không gian đủ lớn để trong đó chỉ xảy ra một
hiện đốt nóng hoặc làm nguội chất lƣu; tức là không gian trong đó không tồn tại song
song hai quá trình vừa đốt nóng, vừa làm nguội chất lƣu và hai quá trình này ảnh hƣởng
trực tiếp đến nhau.
Phƣơng trình tiêu chuẩn của tỏa nhiệt tự nhiên trong không gian vô hạn có thể thu
đƣợc bằng phƣơng pháp giải tích; tuy nhiên do lời giải có một số giả thiết và chỉ giải với
trƣờng hợp chảy tầng nên trong tính toán thực tế, ngƣời ta dùng công thức thực nghiệm
trên cơ sở nhiều kết quả thí nghiệm đối với những vật có hình dạng, kích thƣớc khác
nhau nhƣ đối với dây và ống có đƣờng kính 0,015 † 245mm, mặt cầu có đƣờng kính 30 †
16000mm, tấm phẳng và ống có chiều cao 250 † 6000mm; các chất lƣu khác nhau nhƣ
không khí, N2, CO2, nƣớc, dầu… Các công thức thực nghiệm có dạng tổng quát:
Nu m  C  Grm Prm  
n
(7-37)
trong đó C, n: Các giá trị thực nghiệm, đƣợc xác định theo bảng 7.1, phụ thuộc vào tích
số Grm.Prm;
ε: Hệ số chỉ ảnh hƣởng chiều dòng nhiệt và tính chất vật lý của chất lƣu (Chủ yếu
là độ nhớt) theo nhiệt độ.
0,25
 Pr 
 f  (7-38)
 w
Pr
Đối với chất khí, vì tiêu chuẩn Pr ít phụ thuộc vào nhiệt độ nên ε = 1.
Tích số Gr.Pr còn gọi là tiêu chuẩn Rayleigh Ra
Các thông số vật lý trong các tiêu chuẩn Num, Grm, Prm đƣợc tra theo nhiệt độ
định tính tm theo (7-35); Prf tra theo nhiệt độ trung bình của chất lƣu tf.
Kích thƣớc định tính:
Đối với ống hay tấm đặt đứng, kích thƣớc định tính là chiều cao h;
Đối với ống nằm ngang, kích thƣớc định tính là đƣờng kính ngoài;
Đối với tấm nằm ngang, kích thƣớc định tính là chiều rộng của tấm;
Đối với mặt cầu, kích thƣớc định tính là đƣờng kính.
Bảng 7.1. Giá trị C và n trong công thức (7-37)
Hình dạng bề
Trạng thái chuyển động Ram=GrmPrm C n
mặt tỏa nhiệt
- Trạng thái chảy màng <1.10-3 0,5 0
- Quá độ từ chảy màng sang 1.10  5.10
-3 2
1,18 1/8
Mặt phẳng
chảy tầng
hoặc mặt trụ
- Chảy tầng 5.102  2.107 0,54 1/4
- Chảy quá độ và chảy rối 2.107  1.1013 0,135 1/3

162
Mặt cầu 0,49 1/4

Đối với tấm nằm ngang có bề mặt đốt nóng quay lên trên thì hệ số tỏa nhiệt tính
theo công thức trên cần tăng thêm nằm ngang có bề mặt đốt nóng quay xuống dƣới thì hệ
số tỏa nhiệt tính theo công thức trên cần giảm 30%.
7.3.1.2. Trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên trong không gian hữu hạn
Không gian hữu hạn là không gian trong đó quá trình đốt nóng hoặc làm nguội
chất lƣu xảy ra không độc lập, nghĩa là các quá trình này ảnh hƣởng lẫn nhau, ví dụ quá
trình trao đổi nhiệt giữa hai vách phẳng có nhiệt độ tw1 và tw2 khác nhau, ở giữa là lớp
không khí. Không khí sát bề mặt nóng đối lƣu tự nhiên lên trên, trong khi không khí sát
bề mặt lạnh đối lƣu tự nhiên xuống dƣới. Hai dòng không khí này có thể cản trở chuyển
động của nhau. Vì tính chất phức tạp của quá trình nên để tính toán trao đổi nhiệt giữa
hai bề mặt, một cách gần đúng, ta tính bằng công thức dẫn nhiệt qua lớp chất lƣu có hai
biên loại một và hệ số dẫn nhiệt tƣơng đƣơng td: sửa kích thƣớc font
 td   f dl (7-39)
trong đó λf: hệ số dẫn nhiệt của chất lƣu, W/mK;
εdl: hệ số đối lƣu, phụ thuộc vào đối lƣu tự nhiên.
dl  C(Gr f Prf )n (7-40)

Bảng 7.2. Giá trị C và n trong công thức (7-40)


(GrfPrf) C n
3
< 10 1 0
10  10
3 6
0,105 0,3
10 10
6 10
0,4 0,2

Theo Mikheev, độ chênh nhiệt độ trong công thức xác định tiêu chuẩn Gr là:
t  t w1  t w2 (7-41)
Kích thƣớc định tính là khoảng cách δ giữa hai mặt phẳng song song hoặc hiệu 2
bán kính của 2 đƣờng tròn đối với khe hình vành khăn.
Nhiệt độ định tính tf là nhiệt độ trung bình của chất lƣu trong khe hẹp:
t t
t f  w1 w2 (7-42)
2
Lƣợng nhiệt truyền từ mặt nóng đến mặt lạnh với khe hẹp phẳng đƣợc xác định
theo công thức:

q  td  t w1  t w2  , W/m2 (7-43)

trong đó δ là khoảng cách giữa hai mặt phẳng, m.

163
Với khe hình vành khăn:
t w1  t w 2
q  , W/m (7-44)
1  r2 
ln  
2 td  r1 
Một cách gần đúng, theo Mikheev có thể áp dụng công thức sau để xác định hệ số
đối lƣu εdl
dl  0,18  Grf Prf 
0,25
(7-45)

7.3.2. Trao đổi nhiệt đối lƣu cƣỡng bức


7.3.2.1. Chất lưu chảy ngang qua ống đơn
Cho ống trụ đơn có đƣờng kính ngoài d, nhiệt độ bề mặt ngoài ống là t w. Khi chất
lƣu nhiệt độ tf chảy bên ngoài ống trụ với vận tốc ω, lệch một góc θ so với trục ống thì
công thức thực nghiệm có dạng:
0,25
 Prf 
Khi Ref  10 10 : 3
Nu f  0,50 Re Pr
0,5
f f
0,38
   (7-46)
 Prw 
0,25
 Prf 
Khi Ref  10  2.10 : Nu f  0, 25Re Pr
3 5 0,6
f f
0,38
   (7-47)
 Prw 
0,25
 Prf 
Khi Ref  2.10 10 : Nu f  0,023Re Pr
5 7 0,8
f f
0,4
   (7-48)
 Prw 

Hệ số hiệu chỉnh εθ kể đến ảnh


hƣởng của góc va đập của dòng chất lƣu
đối với ống đơn.
Khi dòng chất lƣu chảy vuông
góc với trục ống (θ = 90o) εθ = 1.
Hình 7.2. Hệ số hiệu chỉnh εφ Khi θ < 90o hệ số hiệu chỉnh εθ đƣợc
đối với ống đơn xác định theo đồ thị (hình 7.2).

Trong các công thức trên, kích thƣớc định tính là đƣờng kính ngoài của ống; Thành
phần Prf/Prw xác định ảnh hƣởng chiều dòng nhiệt đến hệ số tỏa nhiệt. Trong các bài
toán, khi bỏ qua ảnh hƣởng chiều dòng nhiệt, tỷ số Prf / Prw = 1.
7.3.2.2. Chất lưu chảy ngang qua chùm ống

164
Trong thực tế ta thƣờng gặp trƣờng hợp chất lƣu chuyển động ngang qua chùm
ống, nhƣ trong bộ sấy không khí, dàn nóng, lạnh của máy điều hòa nhiệt độ… Chùm ống
gồm các ống có cùng đƣờng kính ngoài d, có thể bố trí theo hai cách: song song hoặc so
le với các bƣớc ống ngang S1 và bƣớc ống dọc S2 (Hình 7.3). Tốc độ của chất lƣu ω là
tốc độ tại tiết diện hẹp nhất, cũng có nghĩa là tốc độ lớn nhất của chất lƣu khi đi qua
chùm ống.

Hình 7.3. Bố trí chùm ống

Khi Re = 103 ÷ 105 công thức xác định hệ số tỏa nhiệt theo các dãy trong chùm
ống có dạng tổng quát nhƣ sau:
0,25
 Prf 
Nu f  C Re Pr
n
f f
0,33
  i s   (7-49)
 Prw 

Bảng 7.3. Giá trị C, n và các hệ số hiệu chỉnh trong công thức 7-48
Chùm ống
Hệ số
song song so le
C 0,26 0,41
n 0,65 0,6
1/6
0,15 S 
S  S1 / S2  2  s   1 
εs s   2   S2 
d
S1 / S2  2  s  1,12

εi ε 1 = 0,6; ε2 = 0,9; ε3 = … = εn = 1 ε 1 = 0,6; ε2 = 0,7; ε3 = … = εn = 1

Trong công thức trên kích thƣớc định tính là đƣờng kính ngoài của ống d; nhiệt
độ định tính xác định theo chỉ số của các tiêu chuẩn.

165
Hệ số εi xét ảnh hƣởng thứ tự dãy ống i tới hệ số tỏa nhiệt của dãy. Dãy ống thứ 2
có hệ số tỏa nhiệt cao hơn dãy thứ nhất do xuất hiện các xoáy sinh ra từ dãy trƣớc, làm
tăng cƣờng độ trao đổi nhiệt. Từ dãy ống thứ 3 trở đi, hệ số tỏa nhiệt lớn hơn hai dãy đầu
và có giá trị ổn định.
Hệ số hiệu chỉnh εs xét tới ảnh hƣởng của bƣớc ống. Cách bố trí chùm ống so le
hay song song với các bƣớc ống ngang S1 và bƣớc ống dọc S2, đƣờng kính ngoài của ống
d quyết định tính chất thủy động của dòng chảy, do đó quyết định cƣờng độ trao đổi
nhiệt.
Hệ số hiệu chỉnh εθ xét ảnh hƣởng góc va đập của dòng chất lƣu đối với chùm
ống. Hệ số εθ có thể tra theo bảng 7.4

Bảng 7.4. Hệ số hiệu chỉnh εφ xét ảnh hƣởng góc va đập trong công thức 7-46
θ 90 80 70 60 50 40 30 20 10
εθ 1,00 1,00 0,98 0,94 0,88 0,78 0,67 0,52 0,42

Hệ số tỏa nhiệt trung bình của chùm ống đƣợc xác định phụ thuộc theo hệ số tỏa
nhiệt của các dãy ống và số lƣợng dãy ống n nhƣ sau:
1  2   n  2  3
 (7-50)
n
trong đó α1, α2, α3 là hệ số tỏa nhiệt của dãy số 1, 2 và từ dãy 3 trở đi.
7.3.2.3. Chất lưu chảy trong ống
Cho ống trụ có chiều dài ℓ, đƣờng kính trong d, nhiệt độ bề mặt trong của ống tw.
Khi chất lƣu có nhiệt độ tf chảy với vận tốc ω bên trong ống , công thức thực nghiệm có
dạng:
0,25
 Pr 
khi Re  2300 : Nu f  0,15Re 0,33
f Prf
0,43 0,1
Gr  f 
f  (7-51)
 PrW 
  d 2/3   f 
0,14

khi 2300  Re  10 : Nu f  0,116  Re  125  Pr 1      


4 2/3 1/3
(7-52)
      w 
f f

0,25
 Prf 
khi Re  10 : 4
Nu f  0,021Re Pr
0,8
f f
0,43
   (7-53)
 PrW 
Trong các công thức trên, kích thƣớc định tính là đƣờng kính trong của ống; nhiệt
độ định tính xác định theo chỉ số của các tiêu chuẩn.
Hệ số hiệu chỉnh theo chiều dài εℓ xác định theo tỷ số chiều dài ống và đƣờng
kính trong nhƣ sau:
Khi ℓ/d ≥ 50 εℓ = 1;

166
Khi ℓ/d < 50 εℓ tra theo bảng 7.5 đối với trƣờng hợp chảy tầng (công thức 7-51)
và bảng 7.6 đối với trƣờng hợp chảy rối (công thức 7-53).
Nếu ống cong với bán kính cong R, chẳng hạn tại đoạn cút hoặc ống xoắn ruột
gà, hệ số tỏa nhiệt trong ống cong là:
d
R  R  (1  1,77 ) (7-53)
R
trong đó α là hệ số tỏa nhiệt khi ống thẳng, tính theo các công thức 7-51…7-53 nêu
trên, d là đƣờng kính trong của ống.

Bảng 7.5. Hệ số hiệu chỉnh εℓ xét ảnh hƣởng chiều dài ống trong công thức 7-51
ℓ/d 1 2 5 10 15 20 30 40 50
εℓ 1,9 1,7 1,44 1,28 1,18 1,13 1,05 1,03 1

Bảng 7.6. Hệ số hiệu chỉnh εℓ xét ảnh hƣởng chiều dài ống trong công thức 7-53
Tỷ lệ chiều dài ống và đƣờng kính trong ℓ/d
Re
1 2 5 10 15 20 30 40 50
104 1,65 1,50 1,34 1,23 1,17 1,13 1,07 1,03 1
2.104 1,51 1,40 1,27 1,18 1,13 1,10 1,05 1,02 1
4
5.10 1,34 1,27 1,18 1,13 1,10 1,08 1,04 1,02 1
5
10 1,28 1,22 1,15 1,10 1,08 1,06 1,03 1,02 1
6
10 1,14 1,11 1,08 1,05 1,04 1,03 1,02 1,01 1

7.3.3. Trao đổi nhiệt đối lƣu khi chuyển pha


7.3.3.1. Trao đổi nhiệt đối lưu khi sôi
Hệ số tỏa nhiệt đối lƣu khi sôi đƣợc xác định cho từng loại chất lòng khác nhau,
Đối với nƣớc ở chế độ sôi bọt, áp suất từ 0,2 đến 100bar, hệ số tỏa nhiệt có thể xác định
theo công thức Mikheyev nhƣ sau:
  3,14q 0,7 p 0,15 (7-55)
hoặc   46( t w  t s ) 2,33 p 0,5 (7-56)
trong đó p: áp suất tuyệt đối khi sôi, bar;
q: phụ tải nhiệt, W/m2;
tw: nhiệt độ của bề mặt tỏa nhiệt, oC;
ts: nhiệt độ bão hòa tại áp suất p, oC.
7.3.3.2. Trao đổi nhiệt đối lưu khi ngưng
Nhà bác học ngƣời Đức W. Nusselt năm 1919 đã nghiên cứu về chế độ chảy của
chất lỏng ngƣng tụ trên vách đứng. Ông đƣa ra một số giả thiết để đơn giản hóa rồi giải
bài toán xác định hệ số tỏa nhiệt trung bình bằng phƣơng pháp giải tích.

167
Công thức xác định hệ số tỏa nhiệt trung bình khi ngƣng trên vách đứng có dạng:
gr3
  0,943 4 (7-57)
th
trong đó ρ: khối lƣợng riêng của lỏng ngƣng, kg/m3;
λ: hệ số dẫn nhiệt của lỏng ngƣng, W/mK;
ν: độ nhớt động lực của lỏng ngƣng, m2/s;
Các thông số trên đƣợc xác định ở nhiệt độ định tính tm=(ts+tw)/2;
Δt = ts - tw: độ chênh giữa nhiệt độ ngƣng tụ môi chất và nhiệt độ của vách, oC
ts: nhiệt độ ngƣng tụ, oC;
tw: nhiệt độ của bề mặt trao đổi nhiệt, oC;
g: gia tốc trọng trƣờng, m/s2;
r: nhiệt ngƣng tụ của lỏng ngƣng, xác định theo nhiệt độ ngƣng tụ ts, J/kg
h: chiều cao của vách đứng, m
Khi vách có chiều cao h đặt nghiêng so với phƣơng trọng lực 1 góc θ, hệ số tỏa
nhiệt trung bình trên vách nghiêng αθ là:
   4 cos (7-58)
với α là hệ số tỏa nhiệt trung bình khi ngƣng trên vách đứng theo công thức (7-55).
Công thức xác định hệ số tỏa nhiệt trung bình khi ngƣng bên ngoài ống nằm
ngang có dạng:
gr3
  0,72 4 (7-59)
td
Trong công thức (7-58), d là đƣờng kính ngoài của ống; các thông số vật lý còn
lại xác định nhƣ trong công thức (7-57).
Các công thức (7-57), (7-59) cho kết quả gần đúng. Các nhà khoa học Liên Xô
(cũ) đã xác định hệ số tỏa nhiệt khi ngƣng trong thực tế thƣờng lớn hơn hệ số tỏa nhiệt
theo các công thức Nusselt quãng 20% do ảnh hƣởng của chuyển động dạng sóng của
lỏng ngƣng.

VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP CHƢƠNG 7

Ví dụ 7.1. Vách một thiết bị trao đổi nhiệt có dạng hình trụ đứng đƣờng kính 3,5m, cao
10m, nhiệt độ bề mặt ngoài là 55oC. Tính tổn thất nhiệt ra môi trƣờng không khí yên
tĩnh, biết nhiệt độ trung bình của môi trƣờng là 25oC.
Lời giải: Đây là bài toán xác định hệ số tỏa nhiệt tự nhiên trong không gian vô hạn từ bề
mặt vách đứng, do vậy sử dụng các công thức (7-37), (7-38) và bảng 7.1.
Kích thƣớc định tính là chiều cao của vách, ℓ = h = 3,5m

168
t f  t w 25  55
Nhiệt độ định tính là t m    400 C
2 2
  16,96.106 m 2 / s

Các thông số vật lý của không khí tại nhiệt độ tm: Pr  0, 699
  2, 76.102 W / mK

Hệ số giãn nở nhiệt xác định theo công thức (7-7):
1 1
 
Tm 40  273
Tiêu chuẩn Grashof xác định theo công thức (7-32):
g 3t
Gr 
2
với độ chênh nhiệt độ giữa vách và không khí Δt = tw - tf = 55 – 25 = 30oC
Từ đó tiêu chuẩn Rayleigh có giá trị:
g 3t 9,81.103.30
Ra m   Gr Pr m  Pr  .0,699  2, 28.1012
2  
2
(40  273) 16,96.106
Tra bảng 7.1 theo giá trị Ram, ta có các hệ số C = 0,135; n = 1/3; ε = 1 đối với
chất khí; Từ đó công thức xác định tiêu chuẩn Nusselt:


Nu m  C  Grm Prm    0,135. 2, 28.1012 
1/3
 1776,8
n

1776,8.2,76.102
Nu m m
   4,9W / m2 K
10
Lƣợng nhiệt tổn thất qua bề mặt vách ra không khí xác định theo công thức
Newton (7-2):
Q  Ft  4,9.3,14.3,5.10. 55  25  16,16kW

Ví dụ 7.2. Ở xứ lạnh, để giảm bớt lƣợng nhiệt thất thoát từ trong nhà ra ngoài trời, ngƣời
ta thƣờng làm cửa sổ gổm hai lớp kính song song, ở giữa là lớp không khí. Xác định mật
độ dòng nhiệt tổn thất qua cửa số, biết nhiệt độ bề mặt 2 lớp kính là 20oC và 0oC; khoảng
cách giữa 2 lớp kính là 10cm.
Lời giải: Đây là bài toán tỏa nhiệt tự nhiên trong không gian hữu hạn; nên ta áp dụng các
công thức (7-39) đến (7-44).
Xem nhiệt độ hai bề mặt của mỗi lớp kính là nhƣ nhau.
Kích thƣớc định tính là bề dày lớp không khí, ℓ = δ = 0,10m
Nhiệt độ định tính là nhiệt độ trung bình của lớp không khí:
t t 20  0
t f  w1 w2   10o C
2 2

169
  14,16.106 m 2 / s

Các thông số vật lý của không khí tại nhiệt độ tf: Pr  0, 705
  2,51.102 W / mK

Hệ số giãn nở nhiệt xác định theo công thức (7-7):
1 1
 
Tf 10  273
Tiêu chuẩn Grashof xác định theo công thức (7-32):
g 3t
Gr 
2
với độ chênh nhiệt độ giữa hai lớp vách Δt = tw1 - tw2 = 20 - 0 = 20oC
Từ đó tiêu chuẩn Rayleigh có giá trị:
g 3t 9,81.0,13.20
Ra f   Gr Pr f  Pr  .0,705  2, 44.106
2  
2
(10  273) 14,16.106
Tra bảng 7.2 theo giá trị Raf, ta có các hệ sô C = 0,105; n = 0,3; Từ đó theo công
thức xác định hệ số đối lƣu εdl:

 
0,3
dl  C(Gr f Prf )n  0,105. 2, 44.106  7,58

 td  f dl  2,51.102.7,58  0,19W / mK


Mật độ dòng nhiệt tổn thất qua cửa số:
 0,19.20
q  td  t w1  t w2    38W / m2
 0,1

Ví dụ 7.3. Trị số α của chất lỏng khi chảy tầng trong ống thay đổi nhƣ thế nào khi đƣờng
kính ống tăng lên 2 lần và lƣu lƣợng không đổi? Biết nhiệt độ trung bình của chất lỏng và
nhiệt độ mặt trong của ống không đổi. Bỏ qua ảnh hƣởng của chiều dài ống.
Lời giải:
Mô hình tỏa nhiệt đối lƣu cƣỡng bức, chất lƣu chảy trong ống.
Dùng chỉ số “1” để ký hiệu các thông số, tiêu chuẩn đồng dạng trong trƣờng hợp
đầu và chỉ số “2” để ký hiệu các thông số, tiêu chuẩn đồng dạng trong trƣờng hợp sau,
khi đƣờng kính ống tăng lên 2 lần.
Phƣơng trình tiêu chuẩn của mô hình tỏa nhiệt đối lƣu cƣỡng bức, chất lƣu chảy
tầng trong ống (7-51) đối với trƣờng hợp đầu có dạng:
0,25
 Pr 
Nu f1  0,15Re 0,33
f1 Pr0,43
f1
0,1
Gr  f 1 
f1
 PrW1 
Đối với trƣờng hợp sau:

170
0,25
 Pr 
Nu f2  0,15Re 0,33
f2 Pr 0,43
f2
0,1
Gr  f 2 
f2
 PrW2 
Lấy tỷ lệ tiêu chuẩn Nu trong hai trƣờng hợp, thay các công thức xác định tiêu
chuẩn Nu, Re, Gr vào phƣơng trình, ta có:
0,1
1 1  1 1  g1 31t1 
0,33 0,25
  Prf 1 
    Prf 1     Pr 
0,43
Nu f1 1  12 
  1     W1 
Nu f2  2 2  2 2   Prf 2   g2 2 t 2
3
  Prf 2 
2      22   Pr 
 2     W2 
Do nhiệt độ trung bình của chất lỏng và nhiệt độ mặt trong của ống không đổi nên
các thông số vật lý của 2 trƣờng hợp không đổi, tiêu chuẩn Pr không đổi:
1  2 ; 1  2 ; Prf 1  Prf 2 ; PrW1  PrW2 ; 1  2 ; t1  t 2

nên ta có:
0,33 0,1
1    3

1
 1 1
 
1
 (*)
2 2  2 2  
3
2 
Lƣu lƣợng chất lỏng chảy trong ống xác định theo công thức:
G=ωρf
trong đó ρ: khối lƣợng riêng của chất lỏng, kg/m3;
2
d
f: tiết diện của ống, f    
2
Do lƣu lƣợng trong 2 trƣờng hợp không đổi, nên ta có tỷ lệ lƣu lƣợng nhƣ sau:
2
d 
11  1  2
G1  2 1  d1 
1   
G2  d2 
2
2  d 2 
12   
 2
2
1  d1 
hay   (**)
2  d 2 
Biết kích thƣớc định tính trong mô hình tỏa nhiệt đối lƣu cƣỡng bức, chất lƣu
chảy tầng trong ống là đƣờng kính trong ℓ1 = d1 ; ℓ2 = d2; kết hợp với (**), biến đổi (*)
thu đƣợc:
1,03
1  1 
   =21,03 = 0,49
2  2 
hay  2  2,041

171
Vậy khi đƣờng kính ống tăng lên 2 lần và lƣu lƣợng không đổi, trị số α của chất
lỏng khi chảy tầng trong ống tăng lên 2,04 lần.

BÀI TẬP CHƢƠNG 7

7.1. Hệ số tỏa nhiệt của không khí chuyển động trong ống đƣợc xác định theo phƣơng
trình tiêu chuẩn Nuf = 0,018Re0,8, kích thƣớc định tính là đƣờng kính trong của ống. Khi
đƣờng kính tăng lên 2 lần, các điều kiện khác giữ nguyên thì:
a. α2 = 0,87α1;
b. α2 = 3,48α1;
c. α2 = 1,74α1;
d. α2 = 0,57α1.

7.2. Hệ số tỏa nhiệt của hơi Freon khi ngƣng màng bên ngoài ống nằm ngang (dài 1,5m;
đƣờng kính ngoài 50mm) là 2000W/m2K. Khi ống đặt đứng, còn các điều kiện khác
không thay đổi thì hệ số tỏa nhiệt (W/m2K) là:
a. 4681;
b. 3574;
c. 1119;
d. 855.

7.3. Không khí chuyển động trong đƣờng ống có đƣờng kính trong 92mm, dài 10m; nhiệt
độ bề mặt trong ống là 40oC, nhiệt độ của dòng không khí là 200oC, hệ số tỏa nhiệt đối
lƣu là 43W/m2K. Dòng nhiệt trao đổi (W) của không khí với bề mặt ống là:
a. 457;
b. 19875;
c. 4571;
d. 6880.

7.4. Hơi nƣớc ngƣng tụ trên bề mặt ngoài ống đứng cao 2m. Để hệ số tỏa nhiệt tăng gấp
1,5 lần, vách ống cần có độ cao (m) bằng bao nhiêu khi giữ nguyên các điều kiện tỏa
nhiệt khác?
a. 2,45;
b. 1,33;
c. 10,13;
d. 0,40.

7.5. Cho vách phẳng 3 lớp: δ1 = 20mm, λ1 = 20W/mK; λ2 = 5 + 0,05.t (W/mK); δ3 =


60mm, λ3 = 10W/mK. Nhiệt độ hai bề mặt ngoài cùng là tw0 = 10oC, tw3 = 60oC; nhiệt độ

172
môi trƣờng tiếp xúc lớp thứ 3 là 150 oC, hệ số tỏa nhiệt α2 = 18W/m2K. Bề dày lớp thứ 2
δ2 (m) là:
a. 0,202;
b. 0,350;
c. 0,252;
d.0,305.

7.6. Không khí chuyển động trong ống có đƣờng kính trong là 80mm, dài 5m, nhiệt độ
không khí là 60oC, tốc độ 15m/s. Bỏ qua chiều dòng nhiệt. Hệ số tỏa nhiệt đối lƣu
(W/m2K) của không khí trong ống là:
a. 45,16;
b. 20,50;
c. 60,27;
d. 15,15.

7.7. Vách buồng sấy gồm 2 lớp: Lớp kim loại có δ1 = 5mm, λ1 = 50W/mK; Lớp bông
thủy tinh có δ2 = 60mm, λ2 = 0,052+0,00064t, (W/mK). Nhiệt độ mặt trong của vách
buồng sấy là tw0 = 150oC. Nhiệt độ không khí ngoài buồng là 15oC, hệ số tỏa nhiệt từ bề
mặt vách ngoài vào không khí là 10W/m2K. Nhiệt độ bề mặt ngoài của vách (oC) là
a. 24;
b. 36;
c. 40;
d. 45.
7.8. Hai hiện tƣợng đối lƣu cƣỡng bức nƣớc chảy trong ống đồng dạng với nhau. Trong
hiện tƣợng đầu, nƣớc có nhiệt độ tf1 = 20oC; trong hiện tƣợng thứ hai, nƣớc có nhiệt độ
tf2 = 3tf1 = 60oC. Nếu tốc độ nƣớc trong trƣờng hợp thứ hai gấp 2 lần trong trƣờng hợp
đầu thì tỷ số đƣờng kính ống trong hai trƣờng hợp d2/d1 là:
a. 1,6;
b. 0,56;
c. 1,25;
d. 0,24.

7.9. Nƣớc sôi bọt trong ống có áp suất 40bar, nhiệt độ bề mặt ống là 258 oC. Mật độ dòng
nhiệt (kW/m2) là:
a. 167;
b. 453;
c. 238;
d. 370.

173
7.10. Nƣớc sôi bọt trên bề mặt đốt của lò hơi. Diện tích bề mặt đốt bằng 1,80m2, nhiệt độ
bề mặt đốt bằng 152oC.Áp kế lò hơi chỉ 3,4bar. Lƣợng hơi tạo ra trong 1 giờ (kg/h) là:
a. 54;
b. 85;
c. 97;
d. 14.

174
Chƣơng 8
TRAO ĐỔI NHIỆT BỨC XẠ

8.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

8.1.1. Đặc điểm của quá trình trao đổi nhiệt bức xạ
8.1.1.1. Khái niệm trao đổi nhiệt bức xạ
Mọi vật trong tự nhiên có nhiệt độ trên không độ tuyệt đối, do vậy các hạt tích
điện nhƣ electron, ion trong vật luôn giao động, chuyển động; Quá trình này luôn phát ra
không gian xung quanh năng lƣợng dƣới dạng sóng điện từ, nghĩa là nội năng của vật
biến thành năng lƣợng sóng điện từ lan truyền ra không gian theo mọi phƣơng với vận
tốc ánh sáng. Khi gặp các vật khác, một phần hoặc toàn bộ năng lƣợng đó bị hấp thụ và
biến thành nội năng của vật hấp thụ; nội năng đó lại đƣợc phát đi tiếp dƣới dạng năng
lƣợng của các dao động điện từ. Quá trình cứ thế tiếp diễn. Nhƣ vậy, một vật không chỉ
phát ra năng lƣợng bức xạ mà còn hấp thụ năng lƣợng bức xạ từ vật khác đến nó. Khi các
vật có nhiệt độ khác nhau, vật có nhiệt độ cao không những truyền năng lƣợng bức xạ
đến vật có nhiệt độ thấp mà còn nhận năng lƣợng bức xạ từ vật có nhiệt độ thấp đến bản
thân nó; Tuy nhiên kết quả của việc trao đổi năng lƣợng tƣơng hỗ đó vẫn tuân thủ
nguyên lý của nhiệt động học, tức là kết quả của quá trình truyền năng lƣợng vẫn theo
chiều từ vật có nhiệt độ cao đến vật có nhiệt độ thấp và lƣợng năng lƣợng đó bằng hiệu
năng lƣợng do hai vật phát ra, đến nhau và bị hấp thụ. Quá trình trao đổi nhiệt tƣơng hỗ
giữa các vật bằng phƣơng pháp bức xạ nhƣ trên gọi là quá trình trao đổi nhiệt bức xạ.
Vậy trao đổi nhiệt bức xạ là hiện tƣợng lan truyền nội năng giữa vật phát bức xạ và vật
hấp thụ bức xạ bằng sóng điện từ. Khi nhiệt độ các vật bằng nhau, trị số năng lƣợng bức
xạ bằng năng lƣợng hấp thụ, ta nói các vật ở trạng thái cân bằng.
Các sóng điện từ giống nhau về bản chất, khác nhau ở bƣớc sóng. Bƣớc sóng 
trong khoảng (0, ∞) μm. Theo độ dài tăng dần của các bƣớc sóng ngƣời ta chia sóng điện
từ thành:
- Tia vũ trụ và tia γ với  = (10-10 ÷ 10-6)μm;
- Tia Röntgen (hay tia X) với  = (10-6 ÷ 2.10-2)μm;
- Tia tử ngoại với  = (0,02 ÷ 0,4)μm;
- Tia ánh sáng với  = (0,4 ÷ 0,76)μm;
- Tia hồng ngoại với  = (0,76 ÷ 400)μm;
- Sóng vô tuyến với  > 0,2mm.
Trong kỹ thuật nhiệt, chúng ta chỉ khảo sát những tia mà ở nhiệt độ thƣờng gặp,
chúng có hiệu ứng nhiệt cao (nhũng tia mà vật có thể hấp thụ đƣợc và biến thành nhiệt
năng). Đó là ánh sáng trắng và những tia hồng ngoại (λ = 0,4 ÷ 400μm), gọi là các tia
nhiệt. Quá trình phát sinh và truyền những tia nhiệt ấy gọi là quá trình bức xạ nhiệt.

175
Các vật đều có khả năng hấp thụ và bức xạ. Chất rắn và chất lỏng có khả năng
hấp thụ và bức xạ khá lớn, có quang phổ bức xạ liên tục. Quá trình hấp thụ và bức xạ của
các chất này xảy ra trên bề mặt của vật với bề dày từ 1μm đến 1mm, nên có thể xem hiện
tƣợng bức xạ tại các vật này nhƣ hiện tƣợng bề mặt. Chất khí có khả năng hấp thụ và bức
xạ nhỏ, quang phổ bức xạ chọn lọc (không liên tục). Quá trình hấp thụ và bức xạ xảy ra
trong toàn bộ thể tích của chất khí.
8.1.1.2. Đặc điểm của quá trình trao đổi nhiệt bức xạ
Để trao đổi nhiệt bức xạ xảy ra cần có môi trƣờng thuận lợi cho việc truyền sóng
điện từ giữa hai vật, tốt nhất là chân không hoặc khí loãng, ít hấp thụ bức xạ. Khác với
dẫn nhiệt và trao đổi nhiệt đối lƣu, trao đổi nhiệt bức xạ có các đặc điểm riêng nhƣ sau:
- Trong quá trình trao đổi nhiệt bức xạ luôn có sự chuyển hoá năng lƣợng: Từ nội
năng thành năng lƣợng điện từ khi bức xạ và từ năng lƣợng điện từ thành nội năng khi
hấp thụ.
- Quá trình trao đổi nhiệt bức xạ giữa hai vật có thể xảy ra khi chúng cách nhau
rất xa (Ví dụ mặt trời và trái đất) mà không cần sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua
chất trung gian. Môi trƣờng truyền sóng tốt nhất là chân không.
- Cƣờng độ trao đổi nhiệt bức xạ không chỉ phụ thuộc vào độ chênh nhiệt độ nhƣ
phƣơng thức dẫn nhiệt hoặc trao đổi nhiệt đối lƣu mà còn phụ thuộc đáng kể vào nhiệt độ
của vật phát bức xạ. Nhiệt độ vật phát xạ càng cao thì vai trò của trao đổi nhiệt bức xạ
càng lớn so với các phƣơng thức trao đổi nhiệt khác.

8.1.2. Các đại lƣợng đặc trƣng cho bức xạ


8.1.2.1. Dòng bức xạ Q
Dòng bức xạ Q (còn gọi là công suất bức xạ toàn phần, dòng bức xạ toàn phần)
của bề mặt F là tổng năng lƣợng bức xạ phát đi từ mọi điểm trên bề mặt F theo mọi
phƣơng của không gian bán cầu trong 1 giây. Dòng bức xạ có thứ nguyên là W.
Dòng bức xạ Q đặc trựng cho tổng công suất bức xạ của mặt F, phụ thuộc vào
diện tích F và nhiệt độ T của bề mặt, Q = Q(F,T)
8.1.2.2. Cường độ bức xạ E
Cƣờng độ bức xạ E (còn gọi là mật độ bức xạ, năng suất bức xạ, cƣờng độ bức xạ
toàn phần) của điểm M trên mặt F là dòng bức xạ Q trên một đơn vị diện tích bề mặt dF
bao quanh M:
Q
E  , W/m2 (8-1)
dF
Cƣờng độ bức xạ E đặc trƣng cho công suất phát bức xạ toàn phần của điểm M
trên bề mặt F, phụ thuộc vào vị trí M và nhiệt độ T tại M: E = E(M,T)
Do đó dòng bức xạ Q đƣợc tính theo công thức:
Q   EdF
F
(8-2)

176
Khi cƣờng độ bức xạ E không đổi tại mọi điểm trên bề mặt F:
Q = FE (8-3)
8.1.2.3. Cường độ bức xạ đơn sắc E
Cƣờng độ bức xạ đơn sắc E tại bƣớc sóng  của điểm M trên bề mặt F là cƣờng
độ bức xạ ứng với một khoảng hẹp chiều dài bƣớc sóng.
dE 2Q
E   , W/m3 (8-4)
d dFd
Vậy cƣờng độ bức xạ của bề mặt F trong dải sóng (1 ÷ 2) là
1
E   E d (8-5)
1

8.1.3. Các hệ số đặc trƣng cho vật hấp thụ và bức xạ


8.1.3.1. Các hệ số đặc trưng cho vật hấp thụ A, R, D

Khi dòng bức xạ Q chiếu tới bề mặt F của vật,


Q sẽ bị tách ra 3 phần: phần QA bị vật hấp thụ để
tăng nội năng, phần QR phản xạ lại môi trƣờng, phần
QD khúc xạ qua vật ra môi trƣờng khác (Hình 8.1).

Theo định luật bảo toàn năng lƣợng, ta có:


Q = QA + QR +QD (8-6)

Đƣa về dạng không thứ nguyên:


Q Q Q
1  A R D (8-7)
Q Q Q
Hình 8.1. Dòng bức xạ tới vật

Ký hiệu A = QA / Q là hệ số hấp thụ, đặc trƣng khả năng hấp thụ bức xạ tới bề mặt F của
vật;
R = QR / Q là hệ số phản xạ, đặc trƣng khả năng phản xạ lại bức xạ tới bề mặt F
của vật;
D = QD / Q là hệ số xuyên qua (còn gọi là hệ số trong suốt), đặc trƣng khả năng
cho dòng bức xạ xuyên qua vật.
Do vậy
A  R  D=1 (8-8)
Các hệ số A, R, D phụ thuộc vào bản chất của vật, chiều dài bƣớc sóng, nhiệt độ
và trạng thái bề mặt của vật.
Theo giá trị của A, R, D ta phân vật hấp thụ ra các loại sau:

177
- Vật đen tuyệt đối là vật có A = 1, nghĩa là vật có khả năng hấp thụ toàn bộ năng
lƣợng bức xạ tới vật. Các đại lƣợng đặc trƣng cho bức xạ của vật đen tuyệt đối có chỉ số
dƣới là 0, ví dụ E0, Eλ0
- Vật trắng tuyệt đối là vật có R = 1, nghĩa là vật có khả năng phản xạ toàn bộ
năng lƣợng bức xạ tới bề mặt vật.
- Vật trong tuyệt đối là vật có D = 1, nghĩa là vật có khả năng cho toàn bộ năng
lƣợng bức xạ tới xuyên qua nó.
Vật đen tuyệt đối, vật trắng tuyệt đối, vật trong tuyệt đối là những khái niệm lý
tƣởng, không có trong tự nhiên, nhƣng có những vật gần nhƣ có thể đáp ứng những khái
niệm đó. Ví dụ sắt, gang có bề mặt sần sùi, bị ô xy hóa có hệ số hấp thụ tới 0,96; Mặt trời
có thể xem nhƣ vật đen tuyệt đối. Các chất khí một hay hai nguyên tử nhƣ He, O2, N2, H2
có D≈1, chân không nhân tạo, khoảng không giữa các thiên thể có thể xem là những vật
trong tuyệt đối. Kim loại đánh bóng, gƣơng có R  0,95 có thể xem nhƣ những vật trắng
tuyệt đối.
- Vật đục là vật có D = 0, nghĩa là vật không cho bức xạ xuyên qua, ví dụ kim
loại, bê tông, các chất lỏng. Khi đó A + R = 1, do vậy các vật đục nếu có khả năng phản
xạ tốt thì khả năng hấp thụ kém và ngƣợc lại.
- Vật xám là vật có A, D, R không phụ thuộc vào chiều dài bƣớc sóng, Aλ = const.
Đây cũng là khái niệm lý tƣởng, tuy nhiên trong thực tế kỹ thuật khá nhiều vật liệu thỏa
mãn gần đúng yêu cầu này nhƣ các vật liệu cách nhiệt, vật liệu xây dựng… Trong giáo
trình kỹ thuật nhiệt thƣờng nghiên cứu về các vật đục, xám.
- Vật màu là những vật hấp thụ chọn lọc theo từng giải bƣớc sóng  của bức xạ
tới. Các vật có màu sắc, các chất khí hơn 1 nguyên tử là những vật màu, quang phổ bức
xạ hay hấp thụ của chúng là những vạch màu.
8.1.3.2. Hệ số bức xạ hay độ đen  của vật bức xạ
Thực nghiệm cho thấy, cƣờng độ bức xạ đơn sắc E của mọi vật thực luôn không vƣợt
quá cƣờng độ bức xạ đơn sắc E0 của vật đen tuyệt
đối, cũng nhƣ cƣờng độ bức xạ E của mọi vật thực
luôn không vƣợt quá cƣờng độ bức xạ E0 của vật
đen tuyệt đối. Để đặc trƣng cho cƣờng độ bức xạ
của vật thực so với vật đen tuyệt đối, ta định nghĩa:
Hệ số bức xạ đơn sắc tại  (hay độ đen tại
) :
E (,T)
   1 (8-9)
E0 (,T)

Hình 8.2. Cường độ bức xạ hiệu dụng


và dòng nhiệt trao đổi bức xạ

178
Hệ số bức xạ ( hay độ đen) của vật :
E(T)
  1 (8-10)
E0 (T)
Nếu vật là vật xám thì  =  <1

8.1.4. Cƣờng độ bức xạ hiệu dụng và dòng nhiệt trao đổi bức xạ
Xét sự trao đổi nhiệt bức xạ giữa 1m2 vật đục, có D = 0, A + R = 1, với môi
trƣờng có bức xạ tới Em.
Khi môi trƣờng chiếu tới 1m2 bề mặt vật đục tia bức xạ có cƣờng độ tới Em, vật
đục sẽ hấp thụ năng lƣợng EA = AEm và phản xạ một lƣợng ER = REm = (1 - A)Em. Lúc
đó ta định nghĩa cƣờng độ bức xạ hiệu dụng Ehd và dòng nhiệt trao đổi bức xạ qhq nhƣ
sau:
8.1.4.1. Cường độ bức xạ hiệu dụng Ehd là tổng cƣờng độ bức xạ riêng E của vật
và cƣờng độ phản xạ ER :
Ehd = E + ER = E + (1-A)Em , W/m2 (8-11)
2
Ehd chính là cƣờng độ bức xạ biểu kiến phát từ 1m bề mặt vật, có thể đo đƣợc.
8.1.4.2. Dòng nhiệt trao đổi bức xạ (hay dòng bức xạ hiệu quả) qhq của 1m2 bề
mặt vật với môi trƣờng là trị tuyệt đối của hiệu số cƣờng độ bức xạ riêng E và lƣợng
nhiệt mà 1 m2 bề mặt vật hấp thụ EA=AEm:
qhq = E – EA  E – AEm , W/m2 (8-12)
qhq = E – AEm = E – AEm khi E>AEm hay vật phát bức xạ
qhq = E  AEm = AEm  E khi E<AEm hay vật thu bức xạ
Từ các biểu thức định nghĩa của Ehd va qhq ta có thể thu đƣợc biểu thức sau:
E 1 
Ehd   q hq   1 (8-13)
A A 
với dấu (+) khi vật thu bức xạ, dấu (-) khi vật phát bức xạ.
Nếu xét trao đổi nhiệt bức xạ trên toàn bộ diện tích F của mặt vật đục, bằng cách
nhân các biểu thức trên với diện tích F, ta có dòng bức xạ hiệu dụng và lƣợng nhiệt trao
đổi bức xạ
8.1.4.3. Dòng bức xạ hiệu dụng (hay công suất bức xạ hiệu dụng) Qhd của F là
Qhd = EhdF = Q +QR, W (8-11*)
với Q = EF là dòng bức xạ (hay công suất bức xạ toàn phần riêng) của vật V.
8.1.4.4. Lượng nhiệt trao đổi bức xạ [W] của F với môi trƣờng là
Qhq = qhqF = Q – AQm = F E – AEm, W (8-12*)
Quan hệ giữa Qhd, Qhq, Q, A là
Q 1 
Qhd   Qhq   1 (8-13*)
A A 

179
với dấu (+) khi vật thu bức xạ, dấu (-) khi vật phát bức xạ
8.2. CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA BỨC XẠ

8.2.1. Định luật Planck


Dựa vào thuyết lƣợng tử, năm 1900 Max Planck, nhà vật lý lý thuyết ngƣời Đức
đã đƣa ra định luật cơ bản của bức xạ, xác định mối quan hệ giữa cƣờng độ bức xạ đơn
sắc của vật đen tuyệt đối E 0 với chiều dài bƣớc sóng  và nhiệt độ tuyệt đối T của nó:
C1 5
E0  , W/m3 (8-14)
 C 
exp  2   1
  T 
trong đó :
C1: Hằng số thứ nhất của bức xạ, C1=3,7418.10-16W/m2 ;
C2: Hằng số thứ hai của bức xạ, C2=1,4388.10-2 mK;
λ: chiều dài bƣớc sóng, m;
T : nhiệt độ tuyệt đối của vật, K.

Hình 8.3. Quan hệ E0λ = f(λ,T) của vật đen tuyệt đối

Từ biểu thức (8-14), ta có thể thiết lập đồ thị E0λ = f(λ,T) (Hình 8.3). Khi λ → 0
hoặc λ → ∞, cƣờng độ bức xạ đơn sắc tiến đến 0, đồ thị E0λ = f(λ,T) có dạng hình

180
chuông. Khi nhiệt độ T tăng, cƣờng độ bức xạ đơn sắc E 0 tăng rất nhanh và có giá trị
đáng kể trong miền λ = (0,4 † 10) m , phù hợp với các kết quả thực nghiệm

8.2.2. Định luật Wien


Ứng với mỗi nhiệt độ T xác định, cƣờng độ bức xạ đơn sắc của vật đen tuyệt đối
E0λ đạt giá trị cực đại tại bƣớc sóng λm thỏa mãn điều kiện:
E 0
0 (8-15)

 C  1 C 
hay exp   2    2   1  0 (8-16)
 mT  5   mT 
2,90.103
tức là tại m  , m (8-17)
T
Công thức trên đƣợc chứng minh từ định luật Plank; tuy nhiên từ năm 1893,
Wilhelm Wien, nhà vật lý ngƣời Đức bằng thực nghiệm đã tìm ra công thức đó, nên đƣợc
gọi là định luật Wien. Trên hình 8.3, các điểm cực đại của E0λ ở các nhiệt độ T khác nhau
đƣợc biểu diễn bằng đƣờng đứt đoạn.

8.2.3. Định luật Stefan – Boltzmann


Định luật Stefan – Boltzmann xác định mối quan hệ giữa cƣờng độ bức xạ E0 với
nhiệt độ của vật đen tuyệt đối.
Áp dụng công thức (8-5) và (8-14) đối với vật đen tuyệt đối:
 
C1. 5
E0   E0 d   d (8-18)
0 exp 
C2 
 T   1
0
 
Thực hiện tích phân và thay các hằng số C1, C2, thu đƣợc:
E0 = ζ0T4 (8-19)
-8 2 4
với ζ0 : hằng số bức xạ của vật đen tuyệt đối, ζ0 = 5,67.10 W/m K
Từ đó định luật Stefan – Boltzmann có thể phát biểu: Cƣờng độ bức xạ của vật
đen tuyệt đối tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối mũ 4.
Định luật này do Joseph Stefan và Ludwig Boltzmann, hai nhà vật lý ngƣời Áo
tìm ra trƣớc Planck bằng thực nghiệm (năm 1879) và bằng lý thuyết nhiệt động học bức
xạ (năm 1884), sau đó nó đƣợc coi nhƣ là một hệ quả của định luật Planck.
Kết hợp hai công thức (8-10) và (8-19), ta thu đƣợc công thức tính cƣờng độ bức
xạ của vật xám:
E = εζ0T4 , W/m2 (8-20)
trong đó ε: độ đen của vật xám.
Công thức (8-20) đôi khi đƣợc sử dụng dƣới dạng:

181
4
 T 
E  C0   (8-21)
 100 
trong đó C0: hệ số bức xạ của vật đen tuyệt đối, C0 = 5,67W/m2K4

8.2.4. Định luật Kirchhoff


Gustav Kirchhoff, nhà vật lý ngƣời Đức, năm 1862 đã khảo sát quan hệ giữa hệ
số bức xạ  và hệ số hấp thụ A của vật đục hay vật thực. Ông đã thiết lập mô hình vật lý
đơn giản sau:
Xét hệ đoạn nhiệt gồm 2 tấm phẳng đặt song song kẹp giữa hai gƣơng phản xạ lý tƣởng
(R = 1) (Hình 8.4). Tấm thứ nhất là một vật đen tuyệt đối có hệ số hấp thụ A = 1, nhiệt
độ T0 và cƣờng độ bức xạ E0. Tấm thứ hai là một vật thực bất kỳ hệ số hấp thụ A < 1, độ
đen ε, nhiệt độ T và cƣờng độ bức xạ E. Hai tấm trao đổi nhiệt bức xạ qua môi trƣờng
trong tuyệt đối.
Vật đục phát ra cƣờng độ bức xạ E, và bị vật đen tuyệt đối hấp thụ hoàn toàn.
Vật đen phát ra E0, bị vật đục hấp thụ một lƣợng AE0, còn lại (1 - A)E0 phản xạ lại và
bị vật đen thu hoàn toàn.
Nếu T > T0 thì theo (8-12), dòng nhiệt trao đổi
bức xạ là:
qhq = E – AE0 (8-22)
Khi cân bằng nhiệt T=T0 thì dòng nhiệt trao
đổi bức xạ bằng 0:
qhq = 0 = E – AE0 (8-23)
hay E = A.E0 (8-24)
Từ đó định luật Kirchhoff có thể phát biểu
nhƣ sau: Tại cùng một nhiệt độ, tỷ số giữa
cƣờng độ bức xạ và hệ số hấp thụ là nhƣ nhau
cho mọi vật và bằng cƣờng độ bức xạ của vật
đen tuyệt đối tại nhiệt độ đó.
Hình 8.4. Mô hình vật lý chứng minh E/A = E0 = f(T) (8-25)
định luật Kirchhoff Kết hợp (8-25) với (8-10), ta có
A= (8-26)
tức là: hệ số hấp thụ của một vật bằng chính độ đen của vật đó, hay nói cách khác, đối
với tất cả các vật đục “khả năng nhận” bằng “khả năng cho” bức xạ.

8.3. TRAO ĐỔI NHỆT BỨC XẠ GIỮA HAI VẬT TRONG MÔI TRƢỜNG TRONG
SUỐT
Môi trƣờng trong suốt là các môi trƣờng nhƣ chân không, môi trƣờng chứa các chất
khí một, hai nguyên tử; Môi trƣờng không trong suốt nhƣ môi trƣờng có chứa các chất

182
khí có ba nguyên tử trở lên nhƣ sản phẩm cháy, hơi nƣớc...Các vật trao đổi nhiệt bức xạ
trong bài này đều là các vật đục (D = 0).

8.3.1. Trao đổi nhiệt bức xạ giữa hai mặt phẳng song song rộng vô hạn
Hai mặt phẳng song song rộng vô hạn trong thực tế có thể là hai tấm thép hoặc hai
bức tƣờng đặt song song với nhau, khoảng cách giữa các mặt đó nhỏ hơn rất nhiều so với
chiều dài, chiều rộng của mặt.
8.3.1.1. Khi không có màn chắn bức xạ
Bài toán: Cho hai mặt phẳng song song đặt
cách nhau một khoảng cách nào đó, ở giữa
là môi trƣờng trong suốt (D = 1). Mặt 1 có
các thông số T1, ε1; Mặt 2 có các thông số
T2, ε2 (T1 > T2 và không đổi trong quá trình
truyền nhiệt). Xác định dòng nhiệt trao đổi
Hình 8.5. Bài toán trao đổi nhiệt bức xạ bức xạ giữa hai mặt.
giữa hai mặt phẳng song song
Lời giải:
Vì hai tấm phẳng rộng vô hạn và đặt trong môi trƣờng trong suốt nên toàn bộ bức
xạ phát từ tấm này đều đến tấm kia và ngƣợc lại. Do vậy dòng nhiệt trao đổi bức xạ giữa
hai mặt hƣớng từ tấm 1 sang tấm 2 (Vì T1 > T2) và đƣợc tính theo công thức:
q12=Ehd1-Ehd2 (8-27)
trong đó
E hd1  E1  R1E hd2  E1  (1 - A1 )Ehd2
 (8-28)
E hd2  E 2  R 2 E hd1  E 2  (1 - A 2 )Ehd1
Giải hệ phƣơng trình, ta có
 E1  E 2 - A1.E 2
E hd1  A  A  A .A
 1 2 1 2
 (8-29)
E hd2  E1  E 2 - A 2 .E1
 A1  A 2  A1.A 2
Thay vào 8-27, ta thu đƣợc biểu thức q12 nhƣ sau
E1 E 2

A 2E1 - A1E 2 A1 A 2
q12   (8-30)
A1  A 2  A1A 2 1

1
1
A1 A 2
Mặt khác theo định luật Stefan – Boltzmann cho vật xám (8-20), ta có
E1 = 10T14 , E 2 = 20T24 (8-31)
Theo định luật Kirchhoff (8-26), ta có

183
A1 = ε1, A2 = ε2 (8-32)

q12 

0 T14  T24 
nên , W/m2 (8-33)
1 1
 1
1 2
Đặt:
1
1 1 
 qd     1 (8-34)
 1 2 
và gọi là độ đen quy dẫn của hệ, ta có
q12  qd 0  T14  T24  , (8-35)
Dòng nhiệt trao đổi bức xạ giữa hai mặt q12 cũng có thể đƣợc tính theo công thức (8-12)
nhƣ sau
q12 = E1 - A1Ehd2 (8-36)
Thay giá trị Ehd2 trong công thức (8-29) vào công thức (8-36) và biến đổi tƣơng tự,
ta cũng thu đƣợc công thức (8-35).
Công thức 8-35 đôi khi đƣợc sử dụng dƣới dạng
 T1 4  T2 4 
q12  qdC0      (8-37)
 100   100  

trong đó C0 : hệ số bức xạ của vật đen tuyệt đối, C0 = 5,67W/m2K


8.3.1.2. Khi có n màn chắn bức xạ
Để giảm trao đổi nhiệt bức xạ giữa các bề mặt có nhiệt độ khác nhau, ngƣời ta sử
dụng các màn chắn bức xạ, có thể là những tấm kim loại mỏng, có khả năng phản xạ lớn
và đƣợc đặt song song giữa các bề mặt. Không gian giữa các màn chắn thƣờng là chân
không để giảm trao đổi nhiệt đối lƣu. Kết cấu cách nhiệt kiểu này thƣờng dùng trong kỹ
thuật lạnh sâu để cách nhiệt cho các bình chứa khí hóa lỏng có nhiệt độ thấp. Trong cuộc
sống hàng ngày, màn chắn bức xạ sử dụng khá thông dụng nhƣ rèm cửa, mành che nắng,
trần nhà...
Bài toán: Cho hai mặt phẳng song song song rộng vô hạn đặt cách nhau một khoảng
cách nào đó. Mặt 1 có các thông số T1, ε1, mặt 2 có các thông số T2, ε2 (T1 > T2 và không
đổi trong quá trình truyền nhiệt). Ở giữa hai mặt là môi trƣờng trong suốt (D=1) có n
màn chắn mỏng có D = 0 với độ đen lần lƣợt là εm1, εm2,…, εmn. Xác định dòng nhiệt
trao đổi bức xạ giữa 2 mặt.
Lời giải: Ký hiệu q1,m1, qm1,m2, …, qmn,2 tƣơng ứng là dòng nhiệt trao đổi bức xạ giữa
mặt phẳng thứ nhất và màn chắn 1, màn chắn 1 và màn chắn 2, ... , màn chắn n và mặt
phẳng thứ 2. Vì các màn chắn mỏng nên nhiệt độ hai mặt màn chắn nhƣ nhau, ký hiệu

184
nhiệt độ của màn chắn lần lƣợt là Tm1, Tm2,…,
Tmn. Khi đó dòng nhiệt trao đổi bức xạ giữa 2
mặt song song kế tiếp nhau đƣợc xác định
theo công thức (8-33):

q1,m1 
 
0 T14  Tm1
4

(8-38)
1 1
 1
1 m1
Hình 8.5. Bài toán trao đổi nhiệt bức xạ
giữa hai mặt phẳng song song có màn chắn

q m1,m2 
0 Tm1
4
 Tm2
4

(8-39)
1 1
 1
m1 m2

q mn,2 

0 Tmn
4
 T24 
(8-40)
1 1
 1
mn 2
Khi ổn định nhiệt ta có dãy tỷ lệ thức q1,m1 = qm1,m2 = … = qmn,2 và cũng bằng dòng nhiệt
trao đổi bức xạ giữa hai mặt phẳng q12. Do đó, theo tính chất của tỷ lệ thức, cộng các tử
số với nhau, mẫu số với nhau, ta có

q1,2 

0 T14  T24 
, W/m2 (8-41)
1 1  2 n

 1    1
1 2 i 1   mi 
Khi đặt n màn chắn có độ đen giống nhau εm1 = εm2 = … = εmn = εm thì

q1,2 

0 T14  T24 
(8-42)
1 1  2 
  1  n   1
1 2  m 
So sánh (8-33) và (8-42), ta thấy so với khi không đặt màn chắn, khi có màn chắn, dòng
nhiệt trao đổi bức xạ giảm:
 2 
n   1

N  1  m  (lần) (8-43)
1 1
 1
1 2

185
1
 1 1  n  2 
Đặt qd     1     1  (8-44)
 1 2  i 1  mi  
là độ đen quy dẫn của hệ, ta có
q1,2  qd 0  T14  T24  (8-45)

8.3.2. Trao đổi nhiệt bức xạ giữa hai vật bao nhau
Trong kỹ thuật, chúng ta thƣờng gặp các trƣờng hợp cần tính toán lƣợng nhiệt trao
đổi bức xạ giữa hai vật bao nhau nhƣ máy móc với các bức tƣờng, trần, nền của phòng,
ống dẫn hơi với 4 mặt của kênh dẫn... Trong giáo trình cơ sở chúng ta chỉ xét bài toán ổn
định nhiệt với vật bị bao không lõm (vật mà tiếp tuyến tại mỗi điểm bất kỳ trên bề mặt
của nó không cắt chính bề mặt đó), vật bao không lồi (vật mà tiếp tuyến tại mỗi điểm bất
kỳ trên bề mặt của nó nằm hoàn toàn bên trong
hoặc trên bề mặt vật đó).
8.3.2.1. Khi không có màn chắn bức xạ
Bài toán: Tính lƣợng nhiệt trao đổi bức xạ Q12
(W) giữa mặt kín không lõm có diện tích F1, độ
đen ε1, nhiệt độ T1 qua môi trƣờng chân không và
mặt kín không lồi có diện tích F2, độ đen ε2, nhiệt
độ T2 bao quanh F1 (T1 > T2 và không đổi trong
quá trình truyền nhiệt).

Hình 8.6. Bài toán trao đổi nhiệt


bức xạ giữa hai mặt bao nhau

Lời giải:
Vì F1 không lõm nên 100% dòng bức xạ hiệu dụng của F1 chiếu đến F2:
Q1  2 = Qhd1 (8-46)
Vì F2 không lồi nên chỉ một phần θ21<1 của dòng bức xạ hiệu dụng của F2 chiếu tới F1:
Q2  1= θ21Qhd2 (8-47)
Giá trị θ21 gọi là hệ số góc bức xạ trung bình của vật 2 lên vật 1, bằng tỷ số giữa dòng
bức xạ hiệu dụng phát đi từ mặt thứ 2 đến đƣợc mặt thứ nhất và toàn bộ dòng bức xạ hiệu
dụng phát đi từ mặt thứ 2.
Lƣợng nhiệt trao đổi bức xạ từ F1 đến F2 là:
Q12 = Q1  2 - Q2  1 =Qhd1 - θ21Qhd2 (8-48)
Vì T1 > T2 nên xét hiệu quả trao đổi bức xạ, vật 1 phát bức xạ và vật 2 thu bức xạ, do vậy
áp dụng (8-13‟) cho toàn diện tích các mặt 1 và 2, ta có:

186
Q1  1 
Qhd1   Q12   1 (8-49)
A1  A1 
Q2  1 
Qhd2   Q12   1 (8-50)
A2  A2 
trong đó Q1, Q2 là dòng bức xạ (công suất bức xạ toàn phần) của vật 1 và vật 2.
Theo định luật Kirchhoff (8-26), ta có:
A1 = ε1, A2 = ε2 (8-51)
Thay (8-49) … (8-51) vào (8-48), ta có:
Q  1  Q 1 
Q12   1  Q12   1  21  2  Q12   1 (8-52)
 1  1   2  2  
Giải phƣơng trình này tìm Q12, thu đƣợc:
Q1 Q
 21 2
1 2
Q12  (8-53)
1 1 
 21   1
1  2 
Dòng bức xạ Q1, Q2 của vật 1 và vật 2 xác định theo định luật Stefan –
Boltzmann cho vật xám (8-20) cho toàn bộ diện tích bề mặt mỗi vật, ta có:
Q1  FE
1 1  F110 T1
4
(8-54)
Q2  F2 E2  F220T24 (8-55)
Hệ số góc bức xạ trung bình từ mặt 2 lên mặt 1 θ21 đƣơc xác định từ điều kiện
cân bằng nhiệt: khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ bề mặt 2 vật là nhƣ nhau T1 = T2 = T , do đó
lƣợng nhiệt trao đổi bức xạ Q12 = 0, kết hợp với (8-53)...(8-55), suy ra:
F1 –θ21F2 = 0 (8-56)
F
hay 21  1 (8-57)
F2
Vậy công thức tính Q12 là:

Q12 

F10 T14  T24  , [W] (8-58)
1 F1  1 
   1
1 F2  2 
1
1 F  1 
Đặt qd    1   1 
 1 F2  2  
gọi là độ đen quy dẫn của hai vật bao nhau, ta có:
Q12  qd F10  T14  T24  , [W] (8-59)
Công thức (8-58) còn có thể viết dƣới dạng:

187
Q12 

0 T14  T24  (8-60)
1 11 
   1
F11 F2  2 
Từ công thức (8-58), có thể rút ra các nhận xét sau:
- Trƣờng hợp cực đoan, khi F1 = F2. Rõ ràng, trƣờng hợp này chỉ xảy ra khi hai
vật có bán kính vô cùng lớn, có nghĩa là hai mặt phẳng bọc nhau thành hai mặt phẳng
song song rộng vô hạn. Chia hai vế của công thức (8-58) cho F1, ta thu đƣợc công thức
(8-35) là công thức tính dòng trao đổi bức xạ của hai mặt phẳng song song.
- Trƣờng hợp F1 << F2 nhƣ trong trƣờng hợp ống dẫn hơi chạy trong phòng rộng;
khi đó F1/F2 ≈ 0, công thức (8-58) trở thành:
Q12  F110  T14  T24  (8-61)
8.3.2.2. Khi có n màn chắn bức xạ
Để giảm lƣợng nhiệt trao đổi bức xạ, ngƣời ta đặt giữa mặt phát và mặt thu bức
xạ các màn chắn bức xạ mỏng có hệ số trong suốt bằng 0 và độ đen nhỏ.
Bài toán: Tính lƣợng nhiệt trao đổi bức
xạ Q12 (W) từ mặt kín không lõm có
diện tích F1, độ đen ε1, nhiệt độ T1 tới
mặt kín không lồi có diện tích F2, độ đen
ε2, nhiệt độ T2 bao quanh F1 (T1>T2 và
không đổi trong quá trình truyền nhiệt).
Môi trƣờng truyền bức xạ giữa 2 vật
trong suốt và có đặt n màn chắn bức xạ
mỏng diện tích Fmi, có độ đen
εmi, i 1, n  chen giữa hai vật.
Hình 8.6. Bài toán trao đổi nhiệt bức Lời giải: Ký hiệu Q1,m1, Qm1,m2, …,
xạ giữa hai vật bao nhau có n màn chắn Qmn,2 tƣơng ứng là lƣợng nhiệt trao đổi
bức xạ
giữa mặt thứ nhất và màn chắn 1, màn
chắn 1 và màn chắn 2, ..., màn chắn n và mặt phẳng thứ 2.
Vì các màn chắn mỏng nên nhiệt độ hai mặt của màn chắn là nhƣ nhau, ký hiệu nhiệt độ
của các màn chắn lần lƣợt là Tm1, Tm2,…, Tmn. Khi đó lƣợng nhiệt trao đổi bức xạ giữa 2
mặt kế tiếp bao nhau đƣợc xác định theo (8-60):
0 (T14  Tm1
4
)
Q1,m1  (8-62)
1 1  1 
   1
1F1 Fm1  m1 

188
0 (Tm1
4
 Tm2
4
)
Qm1,m2  (8-63)
1 1  1 
   1
m1Fm1 Fm2  m2 
0 (Tmn
4
 T24 )
Qmn,2  (8-64)
1 11 
   1
mn Fmn F2  2 
Khi ổn định nhiệt ta có dãy tỷ lệ thức Q1,m1 = Qm1,m2 = … = Qmn,2 và cũng bằng lƣợng
nhiệt trao đổi bức xạ giữa hai mặt phẳng Q12. Do đó, theo tính chất của tỷ lệ thức, ta khử
các ẩn Tmi trung gian bằng cách cộng tử số của các phân thức với nhau, mẫu số của các
phân thức với nhau, thu đƣợc:

Qn=

0 T14  T24  ,W (8-65)
 1 11  n 1  2 
    1      1
 1F1 F2  2   i 1 Fmi  mi 
Qua công thức trên ta thấy màn chắn có hiệu quả càng lớn khi tăng số lƣợng màn, giảm
độ đen các màn và màn chắn đặt càng gần vật nóng (có diện tích càng nhỏ) càng tốt.
Công thức (8-65) có thể xem nhƣ công thức tổng quát của các trƣờng hợp trao đổi nhiệt
bức xạ giữa 2 mặt bao nhau và song song, có và không có màn chắn.

VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP CHƢƠNG 8

Ví dụ 8.1. Mặt trời đƣợc xem nhƣ vật đen tuyệt đối, có dạng hình cầu đƣờng kính
1,391.109m, nhiệt độ bề mặt 5700oC. Tìm cƣờng độ bức xạ của mặt trời, dòng bức xạ
toàn phần mặt trời phát ra trong một đơn vị thời gian và chiều dài bƣớc sóng ứng với
cƣờng độ bức xạ đơn sắc lớn nhất do mặt trời phát ra.
Lời giải:
Vì mặt trời đƣợc xem nhƣ vật đen tuyệt đối nên giá trị cƣờng độ bức xạ (khả
năng bức xạ) của mặt trời xác định dựa trên định luật Stefan – Boltzmann:
E0 = ζ0T4 = 5,67.10-8.(5700 + 273)4 = 72,17.106W/m2

Xem cƣờng độ bức xạ không đổi trên bề mặt mặt trời, khi đó dòng bức xạ toàn
phần mặt trời phát ra trong một đơn vị thời gian đƣợc xác định:
Q = FE = πD2E = 3,14.(1,391.109)2.72,17.106. = 4,38.1026W
Chiều dài bƣớc sóng ứng với cƣờng độ bức xạ đơn sắc lớn nhất xác định dựa trên
định luật Wien:
2,90.103 2,90.103
m    0, 486m
T 5700  273

189
Ví dụ 8.2. Viên thiên thạch nhỏ hình cầu quay trong không gian vũ trụ trên quỹ đạo gần
trái đất. Tìm nhiệt độ của viên thiên thạch khi ánh sáng mặt trời chiếu vào, biết mật độ
dòng bức xạ tới vật là 1,55kW/m2. Tính cho hai trƣờng hợp :
a. Vật có độ đen là 0,1; hệ số hấp thụ là 0,2.
b. Vật là vật xám.
Lời giải:
Viên thiên thạch nằm trong không gian vũ trụ nên chỉ có phƣơng thức trao đổi
nhiệt bức xạ xảy ra.
Ở trạng thái ổn định nhiệt, dòng nhiệt vật hấp thụ đƣợc bằng dòng nhiệt vật bức
xạ ra không gian:
AEmFn = εζ0FT4
trong đó Fn: diện tích bề mặt hứng nắng vuông góc với dòng bức xạ tới vật;
F: diện tích bề mặt vật.
Đối với hình cầu đƣờng kính d, tỷ lệ hai diện tích nói trên là:
d 2
Fn 1
 42 
F d 4
Khi đó
1 1 1
 A.E m .Fn  4  1550.A  4  A 4
T   8   288  
 .0 .F   5, 67.10 .4.  

Trường hợp a, vật có độ đen là ε = 0,1; hệ số hấp thụ là A = 0,2


1
 0, 2  4
T  288    342K; t = 69oC
 0,1 
Trường hợp b, vật là vật xám, ε = A
T = 288K; t = 15oC

Ví dụ 8.3. Nhiệt độ của hai tấm phẳng đặt trong môi trƣờng trong suốt lần lƣợt bằng
1270C và 3270C, độ đen của hai tấm ε1 = ε2 = 0,8. Giữa hai tấm có đặt một màn chắn
song song có độ đen bằng εm = 0,05.
a. Tính mật độ dòng nhiệt trao đổi bằng bức xạ và nhiệt độ của màn chắn.
b. Nếu muốn mật độ dòng nhiệt giảm 79 lần thì số màn chắn là bao nhiêu?
Lời giải:
a. Dòng nhiệt trao đổi bức xạ giữa hai mặt phẳng song song có màn chắn xác định theo
công thức:

190
  .  327  273  127  273 
8 4 4
0 T14  T24 5,67.10
   145,6W / m2
q 
1 1 2 1 1 2
 1  1  1 1
1 2 m 0,8 0,8 0,05

Gọi nhiệt độ màn chắn là Tm. Tm xác định từ điều kiện ổn định nhiệt: Dòng nhiệt
trao đổi bức xạ giữa hai mặt phẳng song song có màn chắn q bằng dòng nhiệt trao đổi
bức xạ giữa mặt phẳng thứ nhất và màn chắn q1m:

q  q1m 

0 T14  Tm4 
1 1
 1
1 m
1
 4 1 1  1 4
Tm  T1  q1m    1 
  1 m  0 
1
  1 1  1 4
Tm   327  273  145,6.    1 .
4
8 
  0,8 0,05  5,67.10 
Từ đó Tm = 528K; tm = 255oC
b. Lƣợng nhiệt trao đổi bức xạ khi không có màn chắn xác định theo công thức:

q

0 T14  T24 
1 1
 1
1 2

Lƣợng nhiệt trao đổi bức xạ khi có n màn chắn với độ đen giống nhau xác định theo công
thức:

qm 

0 T14  T24 
1 1  2 
  1  n   1
1 2  m 
Lập tỷ lệ q/qm:


0 T14  T24 
1 1  2 
 1 n   1
1  2 
 1  m 
q

qm 
0 T14  T241 1
 1
 2   2
1 1 1
  1  n   1
1  2  m 

191
 q  1 1   1 1 
  1   1  79  1 .    1
 2 
n   m  1  0,8 0,8   3 màn
q

2 2
1 1
m 0,05

Ví dụ 8.4. Xác định tổn thất nhiệt bức xạ của một ống thép có đƣờng kính d = 50mm, dài
ℓ = 10m, nhiệt độ bề mặt ống t1 = 2270C trong hai trƣờng hợp:
a. Ống đặt trong phòng rộng có nhiệt độ bề mặt tƣờng bao bọc t2 = 270C.
b. Ống đặt trong cống có tiết diện hình vuông cạnh là 200 mm và nhiệt độ vách cống t2 =
270C.
Biết độ đen của ống thép ε1 = 0,95 và của vách cống ε2 = 0,8
Lời giải:
a. Trƣờng hợp trao đổi nhiệt bức xạ giữa ống thép có diện tích bề mặt rất bé so với diện
tích bề mặt tƣờng bao quanh nó, công thức (8-61) xác định lƣợng nhiệt có dạng:

Q12  F110  T14  T24 

Diện tích F1 là diện tích bề mặt vật bị bao, trong bài này là ống thép, xác định:
F1=ℓπd

Q12  F110  T14  T24   d10  T14  T24 

Q12  10.3,14.0,05.0,95.5,67.108.  227  273   27  273 


4 4
 
Q12 = 4600W
b. Trƣờng hợp trao đổi nhiệt bức xạ giữa ống thép bề mặt ống cống bao quanh nó, công
thức (8-60) xác định lƣợng nhiệt trao đổi bức xạ có dạng:

Q12 

0 T14  T24 
1 11 
   1
F11 F2  2 
với F1=ℓπd
F2= ℓ4a
Từ đó:

192
Q12 

0 T14  T24 
1 1 1 
   1
d1 4 a  2 

5,67.108.  227  273   27  273 


4 4

Q12   
1 1  1 
   1
10.3,14.0,05.0,95 4.10.0, 2  0,8 
Q12  4396W

Ví dụ 8.5. Dây dẫn nằm ngang , đƣờng kính 0,5mm, điện trở suất 1,2Ωmm2/m đặt trong
không khí có nhiệt độ 27oC, gió thổi ngang với tốc độ 4m/s. Độ đen của dây dẫn là 0,9.
Tính dòng điện cho phép chạy qua dây để nhiệt độ bề mặt dây không vƣợt quá 527oC.
Lời giải:
Phƣơng trình cân bằng nhiệt cho trƣờng hợp này nhƣ sau: Lƣợng nhiệt do dòng
điện chạy qua dây dẫn sinh ra bẳng tổng dòng nhiệt đối lƣu và bức xạ vào môi trƣờng. Ta
cần xác định từng phần của phƣơng trình cân bằng nhiệt.
a. Lượng nhiệt do dòng điện chạy qua dây dẫn sinh ra QI: xác định theo công thức
. 2 4. 2
QI  RI 2  I  2I
s d
b. Tính hệ số tỏa nhiệt đối lưu từ bề mặt dây dẫn vào không khí:
Mô hình tỏa nhiệt: đối lƣu cƣỡng bức, chất lƣu chảy ngoài ống đơn.
Kích thƣớc định tính là đƣờng kính dây ℓ = d = 0,5.10-3m.
Nhiệt độ định tính là nhiệt độ của không khí tf = 27oC
  15, 72.106 m 2 / s

Các thông số vật lý của không khí tại nhiệt độ tf: Pr  0, 702
  2, 67.102 W / mK

Thông số vật lý của không khí tại nhiệt độ tw : Prw = 0,690
 4.0,5.103
Tiêu chuẩn Ref    127, 4
f 15,72.106
Khi đó chọn phƣơng trình tiêu chuẩn (7-46) đối với trƣờng hợp chất lƣu chảy ngoài
ống đơn với Ref = 10 ÷ 103, ta có công thức:
0,25
 Pr 
Nu f  0,50 Re Pr  f  
0,5
f f
0,38

 Prw 
Xem không khí thổi vuông góc với dây dẫn, do vậy εθ = 1.
0,25
 0, 702 
Nu f  0,50.127, 4 .0, 702
0,5 0,38
.  5
 0, 690 

193
Hệ số tỏa nhiệt đối lƣu xác định từ tiêu chuẩn đồng dạng Nu:
Nu f f 5.2, 67.102
dl     3
 264W / m2 K
0,5.10
c. Tính hệ số tỏa nhiệt bức xạ từ bề mặt dây dẫn vào không khí:
Xem dây dẫn bức xạ nhiệt từ bề mặt có nhiệt độ Tw = 527 + 273 = 800K vào mặt
bao rộng vô hạn xung quanh có nhiệt độ bằng nhiệt độ không khí Tf = 27 + 273 = 300K.
Lƣợng nhiệt bức xạ trao đổi giữa bề mặt dây dẫn với môi trƣờng xung quanh xác
định theo công thức (8-61):
Qbx  F w 0  Tw4  Tf4 
Hệ số tỏa nhiệt bức xạ đƣợc xác định theo công thức:

 bx 
Qbx


 w 0 Tw  Tf 4 4

F  Tw  Tf   Tw  Tf 

 bx 

0,9.5, 67.108 8004  3004   41W / m K
2

800  300 
d. Phương trình cân bằng nhiệt
QI  Fph  t w  t f 
với ph  dl   bx
Diện tích bề mặt ℓ m dây dẫn:
F  d
Từ đó phƣơng trình cân bằng nhiệt có dạng:
4 2
I  d  dl   bx  t w  t f 
d 2
2d3  dl  bx  t w  t f 
I
4

 
3,142. 0,5.103 .  264  41 .  527  27 
3

I  6,3A
4.1, 2.106
Vậy dòng điện chạy qua dây không vƣợt quá 6,3 A để nhiệt độ bề mặt không
vƣợt quá 527oC.

BÀI TẬP CHƢƠNG 8

8.1. Nếu đặt thêm 1 màn chắn có độ đen ε giữa 2 tấm phẳng song song cũng có độ đen ε,
nhiệt lƣợng trao đổi bằng bức xạ giữa 2 tấm phẳng song song sẽ:
a. Giảm 2 lần;
b. Giảm 3 lần;

194
c. Giảm 4 lần;
d. Tăng 3 lần.

8.2. Ống thép có đƣờng kính d = 90mm, chiều dài ℓ = 13m, độ đen 0,8, nhiệt độ bề mặt
327oC đƣợc đặt trong 1 ống cống kích thƣớc (0,2 * 0,2)m cùng ℓ, độ đen 0,9, nhiệt độ
27oC. Độ đen quy dẫn là:
a. 0,85;
b. 0,10;
c. 0,78;
d. 0,73.

8.3. Bức xạ có cƣờng độ bằng 72kW/m2 tới vật xám bị hấp thụ 38kW/m2. Nhiệt độ của
vật bằng 1100K. Cƣờng độ bức xạ riêng (kW/m2) của vật là:
a. 20,7;
b. 43,8;
c. 83,0;
d. 34,0.

8.4. Bức xạ có cƣờng độ bằng 62kW/m2 tới vật xám bị hấp thụ 34kW/m2. Nhiệt độ của
vật bằng 1100K. Độ đen của vật là:
a. 0,27;
b. 0,40;
c. 0,25;
d. 0,55.

8.5. Bề mặt vật xám có độ đen 0,8. Cƣờng độ bức xạ hiệu dụng của bề mặt đo đƣợc là
5200W/m2; cƣờng độ bức xạ tới bề mặt là 5300W/m2. Nhiệt độ bề mặt vật (oC) là:
a. 493;
b. 277;
c. 217;
d. 640.

8.6. Vật có nhiệt độ 727oC, độ đen 0,7. Khả năng bức xạ (kW/m2) của vật là:
a. 57,9;
b. 40,5;
c. 39,7;
d. 60,1.

195
8.7. Dây dẫn nằm ngang, đƣờng kính 0,5mm, điện trở suất 1,2Ω.mm2/m đặt trong không
khí yên tĩnh. Độ đen của dây dẫn là 0,9. Khi nhiệt độ bề mặt dây là 527oC, dòng điện
chạy (A) qua dây có giá trị:
a. 6,91;
b. 5,50;
c. 4,14;
d. 7,67.

8.8. Phích nƣớc đựng đá có đƣờng kính trong 100 mm, diện tích bề mặt thủy tinh mỗi lớp
F1  F2 = 0,15m2, độ đen 0,02, giữa 2 mặt là lớp chân không. Nút phích nhựa rỗng, dày
20mm, đƣờng kính bằng 100mm. Nhiệt độ mặt trong của phích bằng nhiệt độ nƣớc đá
đang tan, nhiệt độ mặt ngoài của phích bằng nhiệt độ môi trƣờng là 35 oC. Lƣợng nhiệt
truyền qua phích (W) là:
a. 0,65;
b. 0.90;
c. 1,21;
d. 0,50.

8.9. Một thiết bị trao đổi nhiệt gắn trên vệ tinh cần thải ra khỏi bề mặt của nó lƣợng nhiệt
1000W/m2. Bề mặt của thiết bị có độ đen 0,95. Cƣờng độ bức xạ mặt trời tới vuông góc
với bề mặt thiết bị bằng 1000W/m2. Nhiệt độ của bề mặt thiết bị (K) là:
a. 350;
b. 431;
c. 470;
d. 510.

8.10. Lò sƣởi dầu có dạng hình hộp chữ nhật kim loại dẹt đặt đứng, bề dày rất nhỏ so với
chiều cao và chiều dài, bên trong chứa dầu đƣợc đun nóng bằng nhiệt trở. Lò đƣợc sơn
và có độ đen 0,4, chiều cao 0,8m, dài 1m. Nhiệt độ bề mặt là 65oC, nhiệt độ môi trƣờng
xung quanh 15oC. Dòng nhiệt lò truyền vào môi trƣờng xung quanh (W) là:
a. 689;
b. 478;
c. 513;
d. 412.

196
Chƣơng 9
TRUYỀN NHIỆT TRONG THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT

9.1. TRAO ĐỔI NHIỆT PHỨC HỢP VÀ TRUYỀN NHIỆT

9.1.1. Khái niệm về trao đổi nhiệt phức hợp và truyền nhiệt
Trao đổi nhiệt phức hợp là hiện tƣợng trao đổi nhiệt trong đó có hai hoặc cả 3
phƣơng thức trao đổi nhiệt cơ bản cùng xẩy ra. Đó là hiện tƣợng trao đổi nhiệt giữa vật
rắn với các môi trƣờng khác nhau mà nó tiếp xúc.
9.1.1.1. Khái niệm về trao đổi nhiệt phức hợp
Nếu một vật rắn V tiếp xúc với 4 môi trƣờng có đặc trƣng pha khác nhau: rắn (r),
lỏng (l), khí (k) và chân không (c) tại 4 bề mặt Fr, Fl, Fk và Fc thì:
- Trong V chỉ xẩy ra hiện tƣợng dẫn
nhiệt đơn thuần (q) và thay đổi nội năng
(Vu).
- Trên Fr chỉ xẩy ra hiện tƣợng dẫn
nhiệt giữa Fr và môi trƣờng rắn (qr).
- Trên Fl xẩy ra hiện tƣợng toả nhiệt
giữa Fl và chất lỏng (ql) là chủ yếu, có thể
bỏ qua trao đổi nhiệt bức xạ vì chất lỏng có
khả năng hấp thu tia bức xạ nhiệt rất mạnh
nên lớp chất lỏng gần vách đã hấp thụ và
mang đi theo dòng đối lƣu.
- Trên Fc chỉ xẩy ra hiện tƣợng trao đổi
nhiệt bức xạ giữa Fc và môi trƣờng (q). Hình 9.1. Trao đổi nhiệt giữa vật V
và 4 môi trường đặc trưng
- Chỉ trên Fk mới xẩy ra đồng thời 2 hiện tƣợng toả nhiệt đối lƣu (qđl) và trao đổi
nhiệt bức xạ (qbx) với chất khí.
Mật độ dòng nhiệt trao đổi bằng tổng mật độ dòng đối lƣu và dòng bức xạ:
q = qđl + qbx (9-1)
q = đl(TW - Tk) + qd0(TW4 - Tk4), W/m2 (9-2)
Khi ở nhiệt độ không cao lắm, nếu coi trao đổi nhiệt đối lƣu là chủ yếu thì mật độ
dòng nhiệt đƣợc tính theo công thức Newton:
q = (TW - Tk), W/m2 (9-3a)
trong đó hệ số toả nhiệt  là hệ số toả nhiệt phức hợp, bằng tổng của hệ số toả nhiệt đối
lƣu và hệ số toả nhiệt bức xạ:
 = đl + bx, W/m2K
(hệ số toả nhiệt bức xạ là phần thêm vào để kể đến ảnh hƣởng của trao đổi nhiệt bức xạ).

197
Biến đổi (9-2) ta có:
4
T¦W  Tk4
q = đl(TW - Tk) + qd0 (TW - Tk)
T¦W  Tk
 T 4  Tk4 
q =  dl   qd 0 W  (TW - Tk) (9-3b)
 TW  Tk 

4
T¦W  Tk4
bx = qd0 , W/m2K, đƣợc gọi là hệ số toả nhiệt bức xạ.
T¦W  Tk
9.1.1.2. Truyền nhiệt và phương trình cân bằng nhiệt khi ổn định nhiệt
Truyền nhiệt là quá trình trao đổi nhiệt phức hợp giữa 2 chất lỏng (khí) có nhiệt
độ khác nhau qua bề mặt vách ngăn cách. Quá trình này thƣờng hay gặp trong thực tế và
trong các thiết bị trao đổi nhiệt.
Quá trình này bao gồm ba bƣớc trao đổi nhiệt:
- Trao đổi nhiệt đối lƣu giữa chất lỏng nóng với bề mặt vách ngăn.
- Dẫn nhiệt qua vách ngăn.
- Trao đổi nhiệt đối lƣu giữa bề mặt vách ngăn với chất lỏng lạnh.
Khi vách ngăn ổn định nhiệt thì lƣợng nhiệt trao đổi trong ba bƣớc trên là bằng
nhau. Hệ phƣơng trình mô tả lƣợng nhiệt Q truyền từ chất lỏng nóng (1) đến chất lỏng
lạnh (2) sẽ có dạng:
Q = Q1w1 = Q = Q2w2 (9-4)

9.1.2. Truyền nhiệt qua vách phẳng


9.1.2.1. Truyền nhiệt qua vách phẳng một lớp
* Bài toán: Cho 1 vách phẳng rộng vô hạn, dày  (0  x  ), làm bằng vật liệu
đồng chất có hệ số dẫn nhiệt  = const, một mặt tiếp xúc với chất lỏng 1 có nhiệt độ tf1
với hệ số toả nhiệt 1, một mặt tiếp xúc với chất lỏng 2 có nhiệt độ tf2 với hệ số toả nhiệt
2 (giả sử tf1 > tf2) và không đổi. Tìm mật độ dòng nhiệt q truyền qua vách.
* Giải: Gọi tw1, tw2 là nhiệt độ các bề mặt vách tiếp xúc với chất lỏng (tw1 > tw2).
Toả nhiệt từ chất lỏng nóng đến vách đƣợc tính theo công thức Newton:
1
q = 1(tf1 – tW1)  t f1  t W1  q
1
Dẫn nhiệt qua vách đƣợc tính theo công thức Fourier:
 
q   t W1  t W 2   t W1  t W 2  q
 
Toả nhiệt từ vách đến chất lỏng lạnh đƣợc tính theo công thức Newton:
1
q = 2(tW2 - tf2)  t W2  t f 2  q
2

198
Giải hệ 3 phƣơng trình này ta đƣợc:
 1  1 
tf1  tf 2  q    
 1   2 
Dòng nhiệt truyền qua vách phẳng một lớp là:
tf1  tf 2
q (9-5a)
 1  1 
   
 1   2 
1
Ký hiệu k  gọi là hệ số truyền
 1  1 
   
 1   2  Hình 9.2. Bài toán
nhiệt qua vách phẳng, W/m2K, ta có: vách phẳng một lớp

q  k  t f1  t f 2  (9-5b)

 1  1 
Đại lƣợng     đƣợc gọi là nhiệt trở truyền nhiệt của vách phẳng, m2K/W.
 1   2 

9.1.2.1. Truyền nhiệt qua vách phẳng


nhiều lớp
* Bài toán: Cho vách phẳng n lớp, chiều
dày và hệ số dẫn nhiệt của mỗi lớp tƣơng ứng là i
và i, 2 mặt bên tiếp xúc với hai chất lỏng có nhiệt
độ cho trƣớc bằng tf1 , tf2 và không đổi, (giả sử tf1 >
tf2). Hệ số toả nhiệt từ chất lỏng nóng đến vách là
1, hệ số toả nhiệt từ vách đến chất lỏng lạnh là 2.
Tìm mật độ dòng nhiệt q qua vách. Hình 9.3. Bài toán
vách phẳng nhiều lớp
* giải:
Chứng minh tƣơng tự nhƣ trên và lƣu ý ở đây vách phẳng là hai lớp nên chỉ khác
trên là nhiệt trở vách phẳng hai lớp, ta đƣợc dòng nhiệt qua vách nhiều lớp là:
q  k  t f1  t f 2  (9-6)
1
Trong đó k  gọi là hệ số truyền nhiệt của vách n lớp, W/m2K.
 1 n
 1 
   
 1 i 1 i  2 

9.1.3. Truyền nhiệt qua vách trụ


9.1.3.1. Truyền nhiệt qua vách trụ một lớp

199
* Bài toán: Cho 1 vách trụ một lớp đƣờng
kính trong là d1, đƣờng kính ngoài là d2, làm bằng
vật liệu đồng chất có hệ số dẫn nhiệt  = const, mặt
trong tiếp xúc với chất lỏng nóng có nhiệt độ tf1 với
hệ số toả nhiệt 1, mặt ngoài tiếp xúc với chất lỏng
lạnh có nhiệt độ tf2 với hệ số toả nhiệt 2 (giả sử tf1
> tf2 và không đổi). Tìm dòng nhiệt ql truyền qua
1m chiều dài vách trụ.
* Giải: Gọi tw1, tw2 là nhiệt độ các bề mặt vách tiếp
xúc với chất lỏng (tw1 > tw2).
Với 1m chiều dài vách trụ dòng nhiệt cũng
đƣợc tính riêng cho từng lớp: Hình 9.4. Bài toán
vách trụ 1 lớp
ql  1d1  t f1  t W2 
(t W1  t W2 )
ql 
1 d
ln 2
2 d1
ql  2 d2  t W2  t f 2 
Giải hệ 3 phƣơng trình này ta đƣợc:
 1 1 d 1 
tf1  tf 2  q   ln 2  
 1d1 2 d1  2 d 2 
Và dòng nhiệt ql truyền qua 1m chiều dài vách trụ là:
(t f 1  t f 2 )
q1  , (W/m), (9-7a)
1 1 r2 1
 ln 
2r11 2 r1 2r2  2
1
Ký hiệu k l  là hệ số truyền nhiệt của 1m dài vách trụ, ta
 1 1 d 1 
  ln 2  
 1d1 2 d1  2 d 2 
có:
ql  k l  t f 1  t f 2  (9-7b)
Khi đó nhiệt trở truyền nhiệt của vách trụ một lớp là:
1  1 1 d 1  mK
Rl    ln 2  ,
k l  1d1 2 d1  2 d 2  W

200
9.1.3.2. Bài toán truyền nhiệt vách trụ n lớp
Hình 9.5. mô tả bài toán truyền nhiệt qua
vách trụ nhiều lớp. Tƣơng tự nhƣ bài toán trên,
nhƣng ở đây vách trụ có nhiều lớp, hệ số dẫn nhiệt
tƣơng ứng là 1, 2, 3, . . . , đƣờng kính tƣơng ứng
là d1, d2, d3. . . ,
Bài toán đƣợc giải tƣơng tự nhƣ bài toán
(9.1.3.1.), dòng nhiệt ql truyền qua 1m dài là:
(t f 1  t f 2 )
q1  n
, (W/m).
1 1 ri 1 1
 ln 
2r11 i 1 2i ri 2rn 12
(9-8) Hình 9.5. Bài toán
vách trụ nhiều lớp

9.1.4. Tăng cƣờng truyền nhiệt và cách nhiệt


9.1.4.1. Tăng cường truyền nhiệt
Trong các bài toán truyền nhiệt phức hợp, ta cần phân tích các thành phần ảnh
hƣởng đến hệ số truyền nhiệt, xem thành phần nào ảnh hƣởng nhiều nhất để tăng cƣờng
thành phần đó lên thì mới đạt hiệu quả cao.
Nếu xét hệ số truyền nhiệt k của vách phẳng một lớp chẳng hạn:
1
k (9-9)
 1  1 
   
 1   2 
1  1
để tăng k thì cần giảm các thành phần nhiệt trở , và , tức là tăng 1 ,  2 và ,
1  2

giảm , tuy nhiên cần phân tích xem tăng thành phần nào là có lợi nhất. Nếu coi là rất

nhỏ có thể bỏ qua, khi đó chỉ còn lại:

k 1 2 , (9-10)
1  2
Nếu 1 >>  2 thì k =  2 , nghĩa là hệ số truyền nhiệt k chỉ có thể bằng hoặc nhỏ hơn hệ
số toả nhiệt nhỏ nhất. Vì vậy để tăng k thì cần phải tăng hệ số toả nhiệt nhỏ nhất hoặc
làm cánh phía này.
Muốn tăng cƣờng trao đổi nhiệt đối lƣu ta có thể tăng tốc độ dòng, tăng mức độ
rối của dòng.
Muốn tăng cƣờng trao đổi nhiệt bức xạ, ta cần tăng độ đen của vật.
Muốn tăng cƣờng dẫn nhiệt ta giảm chiều dày vách hoặc dùng vật liệu có hệ số
dẫn nhiệt lớn.

201
9.1.4.2. Tăng cường cách nhiệt
Trong các thiết bị thực tế (nhƣ đối với các thiết bị nhiệt) nhiều khi ta muốn giảm
mật độ dòng nhiệt. Khi đó cần thiết phải có thêm một lớp vật liệu có hệ số dẫn nhiệt rất
thấp, đƣợc gọi là vật liệu cách nhiệt.
Khi bọc cách nhiệt, đối với vách
phẳng thì chiều dày lớp cách nhiệt càng
tăng thì nhiệt trở vách càng tăng, nhƣng
đối với vách trụ thì bọc thêm lớp cách
nhiệt có thể làm giảm nhiệt trở của vách.
Giả sử vách trụ có đƣờng kính d1/d2, bọc
thêm lớp cách nhiệt có đƣờng kính dcn, khi
1 d
đó nhiệt trở dẫn nhiệt ln cn tăng
2 cn d2
1 Hình 9.6. Đường kính tới hạn của vách trụ
lên, nhƣng nhiệt trở toả nhiệt có
2 dcn
thể giảm, vì thế nhiệt trở tổng có thể giảm.
Nhiệt trở tổng của vách trụ là:
1 1 d 1 d 1
Rl   ln 2  ln cn  (9-11)
1d1 21 d1 2 cn d2 2 dcn
Lấy đạo hàm theo đƣờng kính cách nhiệt ta đƣợc:
d(R l ) 1 1
 
d(d cn ) 2 cn d cn 2 d2cn
Nhiệt trở tổng sẽ nhỏ nhất khi đạo hàm bằng không:
d(R l ) 1 1
  =0
d(d cn ) 2 cn d cn 2 d2cn
Đƣờng kính cách nhiệt ứng với Rl nhỏ nhất gọi là đƣờng kính cách nhiệt tới hạn
dcn, khi đó tổn thất nhiệt sẽ là lớn nhất, đƣờng kính cách nhiệt tới hạn bằng:
2 cn
d th  (9-12)
2
2 dth
Hay: 2
 cn
Nhƣ vậy, khi cách nhiệt cần lƣu ý phải tính sao cho dcn  dth. Với vật liệu cách
nhiệt đã cho, cần tính chiều dày lớp cách nhiệt để đƣờng kính lớp cách nhiệt lớn hơn tới
hạn.

202
9.2. THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT

9.2.1. Định nghĩa và phân loại


Thiết bị trao đổi nhiệt là thiết bị trong đó thực hiện quá trình trao đổi nhiệt giữa
các chất mang nhiệt, thƣờng là chất lỏng, khí hoặc hơi.
Theo đặc điểm trao đổi nhiệt, thiết bị trao đổi nhiệt đƣợc chia ra 4 loại: loại vách
ngăn, loại hồi nhiệt, loại hỗn hợp và thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống nhiệt.
Trong thiết bị trao đổi nhiệt loại vách ngăn, chất lỏng nóng bị ngăn cách hoàn
toàn với chất lỏng lạnh bởi bề mặt vách hoặc vách ống và quá trình trao đổi nhiệt giữa
chất lỏng nóng và chất lỏng lạnh đƣợc thực hiện theo kiểu truyền nhiệt nhƣ đã giới thiệu
ở mục (9.1).
Trong thiết bị trao đổi nhiệt loại hồi nhiệt, vách trao đổi nhiệt đƣợc quay để nó
tiếp xúc với chất lỏng nóng và chất lỏng lạnh một cách tuần hoàn, khiến cho quá trình
trao đổi nhiệt luôn ở chế độ không ổn định, và nhiệt độ trong vách luôn dao động tuần
hoàn theo chu kỳ quay.
Trong thiết bị trao đổi nhiệt loại hỗn hợp, chất lỏng nóng pha trộn trực tiếp vào
chất lỏng lạnh, khiến cho quá trình trao đổi chất luôn xẩy ra đồng thời với quá trình trao
đổi nhiệt giữa hai chất này.
Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống nhiệt là một tổ hợp nhiều ống nhiệt. Ống nhiệt là
một ống đƣợc hàn kín hai đầu, trong có chứa một lƣợng chất lỏng nhất định, ống đƣợc
chia làm 3 phần: phần sôi, phần đoạn nhiệt và phần ngƣng. Chất lỏng trong phần sôi sẽ
sôi và biến thành hơi khi nhận nhiệt từ môi chất nóng, chuyển động qua phần đoạn nhiệt
(không trao đổi nhiệt) lên phần ngƣng nhả nhiệt cho môi chất lạnh và ngƣng tụ lại. Chất
lỏng ngƣng tụ sẽ quay lại phần sôi nhờ lực trọng trƣờng, lực mao dẫn hay lực ly tâm và
lặp lại quá trình. Nhƣ vậy ống nhiệt đã thực hiện quá trình trao đổi nhiệt giữa chất lỏng
nóng và chất lỏng lạnh nhờ “dẫn” một lƣợng nhiệt từ đầu này đến đầu kia ống.
Việc cách li hoàn toàn chất cần gia công với chất tải nhiệt là yêu cầu phổ biến của
nhiều quá trình công nghệ, do đó thiết bị trao đổi nhiệt loại vách ngăn đƣợc sử dụng rộng
rãi trong sản xuất.

9.2.2. Các phƣơng trình cơ bản để tính nhiệt cho thiết bị trao đổi nhiệt
Tính nhiệt cho thiết bị trao đổi có thể là tính thiết kế, có thể là tính kiểm tra. Tính
thiết kế là cho trƣớc các thông số môi chất, dựa vào đó cần tính toán để xác định các
thông số cấu tạo của thiết bị nhằm đảm bảo đƣợc các thông số môi chất đã cho; còn tính
kiểm tra là cho trƣớc cấu tạo thiết bị, dựa trên các thông số cấu tạo đã có để tính toán
kiểm tra xem có thể đảm bảo đƣợc các thông số môi chất cần thiết hay không.
Ngƣời ta thƣờng qui ƣớc dùng chỉ số 1 và 2 chỉ chất lỏng nóng và chất lỏng lạnh,
dâu („) và (“) để chỉ thông số vào và ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt.

203
Việc tính nhiệt cho thiết bị trao đổi nhiệt luôn dựa vào 2 phƣơng trình cơ bản:
Phƣơng trình cân bằng nhiệt tổng quát và phƣơng trình truyền nhiệt.
9.2.2.1. Phương trình cân bằng nhiệt
Trên thực tế, ngƣời ta thƣờng tính nhiệt cho thiết bị trao đổi nhiệt khi nó đã làm
việc ổn định, và không có tổn thất nhiệt ra môi trƣờng (Qm = 0) thì lƣợng nhiệt môi chất
nóng nhả ra bằng nhiệt lƣợng môi chất lạnh nhận vào, phƣơng trình cân bằng nhiệt có
dạng:
I1 = I2 , hay Q = G1( i1‟ - i1”) = G2(i2” – i2‟), W (9-13)
Nếu chất lỏng không chuyển pha thì phƣơng trình CBN có dạng:
Q = G1Cp1(t1‟ – t1”) = G2Cp2(t2” – t2‟), W (9-14)
Trong đó: G1, G2 là lƣu lƣợng khối lƣợng của môi chất nóng và lạnh, kg/s;
Cp1, Cp2 là nhiệt dung riêng khối lƣợng đẳng áp của môi chất nóng và lạnh,
J/kg.K.
Nếu gọi GCp = fCp = W là đƣơng lƣợng nƣớc hay nhiệt dung toàn phần của
môi chất thì phƣơng trình trên có dạng:
W1(t1‟ – t1”) = W2(t2” – t2‟), W (9-15)
Ở dạng vi phân, trên mỗi phân tố diện tích dF của mặt trao đổi nhiệt, thì phƣơng
trình cân bằng nhiệt có dạng:
- W1dt1 = W2dt2, W (9-16)
9.2.2.2. Phương trình truyền nhiệt
Dạng vi phân: Lƣợng nhiệt Q truyền từ chất lỏng nóng t1 đến chất lỏng lạnh t2
qua bề mặt diện tích trao đổi nhiệt dFx của vách có dạng:
Q = k(t1 - t2)dFx = ktxdFx , W
trong đó: k là hệ số truyền nhiệt qua vách, thƣờng đƣợc coi là không đổi trên toàn
2
mặt F, W/m K;
tx = (t1 - t2) là độ chênh nhiệt độ giữa chất lỏng nóng và lạnh trên mặt
dFx;
Lấy tích phân trên toàn diện tích F thì lƣợng nhiệt Q truyền qua của vách là:
Q   kt x dFx  kFt , W (9-17)
F
F
1
F 0
với: t  t x (Fx )dFx gọi là độ chênh nhiệt độ trung bình giƣa hai môi chất trên mặt

F của thiết bị.

9.2.3. Xác định độ chênh trung bình t


Theo chiều chuyển động của hai chất lỏng, thiết bị trao đổi nhiệt loại vách ngăn
đƣợc chia ra 3 kiểu chính: kiểu song song cùng chiều, song song ngƣợc chiều và kiểu
giao nhau (song song hỗn hợp). Các sơ đồ chuyển động đƣợc giới thiệu ở hình 9.7.

204
9.2.3.1. Sơ đồ môi chất chuyển động song song cùng chiều
Khảo sát thiết bị trao đổi nhiệt có diện tích Fx, ta tách ra một phân tố dF để xét.
Dọc theo phân tố dF nhiệt độ của các môi chất thay đổi dt1 và dt2.

Hình 9.7. Sơ đồ chuyển động cuả chất lỏng trong thiết bị trao đổi nhiệt vách ngăn

Phƣơng trình truyền nhiệt tƣơng ứng với phân tố diện tích dF là:
dQ = kdF∆tx
Phƣơng trình cân bằng nhiệt là:
dQ = -W1dt1 = W2dt2
Biến thiên nhiệt độ dt1 và dt2 có thể xác định:
dt1 = -dQ/W1
dt2 = dQ/W2
 1 1 
Từ đó ta có: dt1  dt 2      dQ
 W1 W2 
 1 1 
hay d(t1  t 2 )      kdFt x
 W1 W2 
d(t x )  1 1 
Vì (t1 –t2) = ∆tx nên     kdF
t x  W1 W2 
 1 1 
Kí hiệu m      ta có:
 W1 W2 
d(t x )
 mkdF (9-18)
t x
Nếu m và k không đổi, lấy tích phân lên ta có:
t x
dt x F


t 0 t x
  mk 0 dFx , hay:
dt x
ln  mkFx
t x

205
Suy ra:
t x  t1e mkFx (9-19)
t 2  t1e mkF (9-20)
Độ chênh nhiệt độ trung bình dọc theo toàn bộ diện tích bề mặt trao đổi nhiệt sẽ
bằng:
F
1
t   t x dF
F0
F
1
t   t1e mkFdF
F0
t1
t  (e mkF  1)
mkF
Cuối cùng ta có độ chênh nhiệt độ trung bình logarit giữa hai môi chất:
t  t 2
t cc  1 (9-21)
t1
ln
t 2
với t1 = t1‟ - t2‟ ; t 2 = t1”- t2”
9.2.3.2. Sơ đồ môi chất chuyển động song song ngược chiều
Trong trƣờng hợp môi chất chuyển động song song ngƣợc chiều, các bƣớc tính
toán cũng tiến hành tƣơng tự và lƣu ý thêm rằng:
 1 1 
m   (9-22)
 W1 W2 
Với t1 = t1‟ – t2”; t 2 = t1”- t2‟ là độ chênh nhiệt độ tại hai đầu mặt truyền nhiệt.
Cuối cùng ta có:
t1  t 2
t nc  (9-23)
t
ln 1
t 2
9.2.3.3. Các sơ đồ khác
Biểu thức t của các sơ đồ khác (song song đổi chiều, giao nhau 1 hay n lần)
đƣợc tính theo sơ đồ song song ngƣợc chiều rồi nhân với hệ số t cho từng sơ đồ bởi đồ
thị:
t cn  t nc .t
Trong đó: t nc là độ chênh nhiệt độ trung bình logarit khi chuyển động ngƣợc chiều;
 t  f (P, R) là hệ số hiệu chỉnh theo P và R phụ thuộc sơ đồ cụ thể nhƣ hình
9.8.

206
t "2  t '2 t 2 t 1'  t 1" t 1
trong đó P   và R  
t 1'  t '2 t max t "2  t '2 t 2

a)

b)

c)

d)
Hình 9.8. Đồ thị xác định hệ số hiệu chỉnh ε∆t = f(R,P)

207
VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP CHƢƠNG 9

Ví dụ 9.1. Một tƣờng lò bên trong là gạch chịu lửa, dày 250mm, hệ số dẫn nhiệt bằng
0,348 W/mK, bên ngoài là lớp gạch đỏ dày 250mm, hệ số dẫn nhiệt bằng 0,695W/mK.
Khói trong lò có nhiệt độ 1300oC, hệ số toả nhiệt từ khói đến gạch là 34,8W/m2K; nhiệt
độ không khí xung quanh bằng 30oC, hệ số toả nhiệt từ gạch đến không khí là 11,6
W/m2K.
Tìm mật độ dòng nhiệt truyền qua tƣờng lò và nhiệt độ tiếp xúc giữa hai lớp gạch.
Lời giải
Mật độ dòng nhiệt truyền qua tƣờng lò:
q  k( t f 1  t f 2 )
1 1
với: k 
1 1  2 1 1 0,250 0,250 1
     
1 1  2  2 34,8 0,348 0,695 11,6
k = 0,838W/m2K
q = 0,838.(1300 – 30) = 1064W/m2K
Nhiệt độ bề mặt tƣờng phía khói:
1 1 o
t W1  t f1  q  1300  1064  1269 C,
1 34,8
Nhiệt độ tiếp xúc giữa hai lớp gạch:
 0, 250
t W2  t W1  q 1  1269 1064
1 0,348
tW2 = 504oC.

Ví dụ 9.2. Một ống dẫn hơi làm bằng thép, đƣờng kính 200/216mm, hệ số dẫn nhiệt bằng
46W/mK, đƣợc bọc bằng một lớp cách nhiệt dày 120mm, có hệ số dẫn nhiệt bằng
0,116W/mK. Nhiệt độ của hơi bằng 300oC. Hệ số toả nhiệt từ hơi đến bề mặt trong của
ống bằng 116W/m2K; nhiệt độ không khí xung quanh bằng 25oC, hệ số tỏa nhiệt từ mặt
ngoài đến môi trƣờng 10W/m2K . Xác định tổn thất nhiệt trên 1 m chiều dài ống và nhiệt
độ bề mặt lớp cách nhiệt.
Lời giải
Tổn thất nhiệt trên 1m chiều dài ống theo (9-7):
q1  k 1 (t f 1  t f 2 ) , W/m
1
k1  , W/mK
1 1 d 1 d 1
 ln 2  ln 3 
1d1 2i di 2 2 d 2 2 d3
d1 = 0,2 m; d2 = 0,216m
d3 = d2 + 2 = 0,216 + 2.0,12 = 0,456m.

208
1
k1 
1 1 216 1 456 1
 ln  ln 
116.3,14.0,2 2.3,14.216 200 2.3,14.0,116 216 10.3,14.0.456
k1 = 0,9W/mK,
ql = 0,9.(300-25) = 247,5W/m
Nhiệt độ bề mặt lớp cách nhiệt xác định từ điều kiện ổn định nhiệt:
ql = q13 = d3(tW3-tf2)
q 247,5
t W3  t f 2  l  25 
d3 10.3,14.0, 456
tW3 = 42oC.

Ví dụ 9.3. Một thiết bị trao đổi nhiệt chất lỏng nóng đƣợc làm nguội từ 300oC đến
200oC, chất lỏng lạnh đƣợc đốt nóng từ 25oC đến 175oC. Tính độ chênh nhiệt độ trung
bình trong các trƣờng hợp sau:
a) chất lỏng chuyển động song song cùng chiều.
b) chất lỏng chuyển động song song ngƣợc chiều.
Lời giải
a) Trƣờng hợp chất lỏng chuyển động song song cùng chiều:
t1 = t1‟ - t2‟ = 300 –25 = 275oC
t2 = t1” - t2” = 200 – 175 = 25oC
t1  t 2 275  25
t cc    104 o C
t1 275
ln ln
t 2 25
b) Trƣờng hợp chất lỏng chuyển động song song ngƣợc chiều:
t1 = t1‟ – t2” = 300 – 175 = 125oC
t2 = t1”- t2‟ = 200 – 25 = 175oC
t1  t 2 125  175
t nc    149o C
t1 125
ln ln
t 2 175

Ví dụ 9.4. Trong một thiết bị trao đổi nhiệt trong một giờ cần làm nguội 275kg chất lỏng
nóng từ 120oC đến 50oC, chất lỏng nóng có nhiệt dung riêng Cp1 = 3,04kJ/kgK. Chất
lỏng lạnh (chất cần gia nhiệt) có lƣu lƣợng 1000kg/h, nhiệt độ vào thiết bị là 100C, nhiệt
dung riêng Cp2 = 4,18kJ/kgK. Biết hệ số truyền nhiệt k = 1160W/m2K. Tính diện tích
truyền nhiệt của thiết bị trong các trƣờng hợp sau:
a) chất lỏng chuyển động song song cùng chiều.
b) chất lỏng chuyển động song song ngƣợc chiều.
Lời giải
Nhiệt lƣợng do chất lỏng nóng nhả ra:

209
Q = G1Cp1(t1‟ – t1”)
275
Q .3,04.10 3.(120  50)  16255,5 W
3600
Nhiệt độ ra của chất lỏng lạnh xác định từ phƣơng trình cân bằng nhiệt:

Q = G1Cp1(t1‟ – t1”) = G2Cp2(t2” – t2‟),

G1Cp1 (t '1  t"1 )


t"2  t '2 
G 2Cp2
Độ chênh nhiệt độ trung bình khi chuyển động song song cùng chiều:
t1 = t1‟ - t2‟ = 120 – 25 = 110oC
t2 = t1” - t2” = 50 – 24 = 26oC

t1  t 2 110  26
t cc    58,3o C
t1 110
ln ln
t 2 26
Diện tích bề mặt truyền nhiệt khi chuyển động song song cùng chiều:
Q = kFcctcc
Q 16255 2
F   0,24 m
k.t cc 1160.58,3
Độ chênh nhiệt độ trung bình khi chuyển động song song ngƣợc chiều:
t1 = t1‟ – t2” = 120 – 24 = 96oC
t2 = t1”- t2‟ = 50 – 10 = 40oC
t  t 2 96  40
t nc  1   64o C
t1 96
ln ln
t 2 40
Diện tích bề mặt truyền nhiệt khi chuyển động song song ngƣợc chiều:
Q = kFncTnc
Q 16255
Fnc    0, 22m2
kt nc 1160.64

BÀI TẬP CHƢƠNG 9

9.1. Hai chất lỏng trao đổi nhiệt qua vách ngăn phẳng dày 10mm có hệ số dẫn nhiệt
0,5W/mK. Hệ số tỏa nhiệt ở 2 bề mặt vách α1 = 10W/m2.K và α2 = 20W/m2K. Hệ số
truyền nhiệt k [W/m2K] có trị số:
a) 0,17;
b) 5,88;

210
c) 80,00;
d) 0,05.

9.2. Hai chất lỏng trao đổi nhiệt qua vách ngăn phẳng dày 50mm có hệ số dẫn nhiệt
0,5W/mK. Hệ số tỏa nhiệt ở 2 bề mặt vách α1 = 10W/m2K và α2 = 20W/m2K, chênh lệch
nhiệt độ giữa 2 chất lỏng là 100oC. Lƣợng nhiệt truyền qua vách [W/m2] là:
a) 400,00;
b) 25,00;
c) 4000,00;
d) 1,00.

9.3. Hai chất lỏng trao đổi nhiệt qua vách ngăn phẳng có δ = 10mm, λ = 0,5W/mK. Chất
lỏng thứ nhất có tf1 = 150oC, α1 = 10W/m2K; Chất lỏng thứ hai có tf2 = 50oC, α2 =
20W/m2K. Nhiệt độ bề mặt vách tiếp xúc với chất lỏng thứ 2 tw2 [oC] là:
a) 91;
b) 85;
c) 65;
d) 79.

9.4. Hai chất lỏng trao đổi nhiệt qua vách ngăn phẳng có δ = 10mm, λ = 0,5W/mK. Chất
lỏng thứ nhất có tf1 = 150oC, α1 = 10W/m2K; Chất lỏng thứ hai có tf2 = 35oC, α2 =
20W/m2K. Nhiệt độ bề mặt vách tiếp xúc với chất lỏng thứ 1 tw1 [oC] là:
a) 69;
b) 82;
c) 76;
d) 59.

9.5. Tƣờng phòng kích thƣớc 4x5 m, dày 250 mm có λ = 0,7W/mK. Ngoài phòng có
nhiệt độ 35oC, hệ số tỏa nhiệt đối lƣu 20W/m2K; Trong phòng có nhiệt độ 25oC, hệ số
tỏa nhiệt đối lƣu 20W/m2K. Lƣợng nhiệt [kJ] truyền qua vách trong 1 giờ là:
a) 101,43;
b) 6560,00;
c) 2015,15;
d) 1419,72.

9.6. Ống dẫn hơi có đƣờng kính d2/d1 = 216/200mm, λ = 46,44W/mK. Nhiệt độ của hơi
là 300oC, hệ số tỏa nhiệt đối lƣu là 116W/m2K; Nhiệt độ của không khí là 25oC, hệ số tỏa
nhiệt đối lƣu là 9,86W/m2K. Nhiệt trở truyền nhiệt trên 1m ống [mK/W] là;
a) 6,12;

211
b) 0,16;
c) 0,11;
d) 9,06.

9.7. Ống dẫn hơi có đƣờng kính d2/d1 = 216/200 mm, λ = 50W/mK. Nhiệt độ của hơi là
300oC, hệ số tỏa nhiệt đối lƣu là 120W/m2K; Nhiệt độ của không khí là 25oC, hệ số tỏa
nhiệt đối lƣu là 10W/m2K. Lƣợng nhiệt truyền qua 10m ống [kW] là:
a) 10,73;
b) 11,59;
c) 17,09;
d) 22,32.

9.8. Nƣớc chảy trong ống thép (d1/d2 = 40/50mm, λ = 55W/mK, ℓ = 30m) lƣu lƣợng
0,54kg/s, α1 = 4000W/m2K, nhiệt độ đầu vào t' = 200oC. Ống bọc cách nhiệt với λcn =
0,1W/mK, δcn = 100mm. Không khí bên ngoài có tf2 = 0oC, α2 = 20W/m2K. Nhiệt độ đầu
ra của nƣớc [oC] là
a) 179;
b) 199;
c) 161;
d)145.

9.9. Nƣớc chảy trong ống thép (d1/d2 = 50/60mm, λ = 46W/mK, ℓ = 10m) lƣu lƣợng
36kg/h, nhiệt độ đầu vào 100oC. Ống bọc cách nhiệt với λcn = 0,10W/mK, δcn = 10mm,
nhiệt độ mặt ngoài là 25oC. Xem nhiệt độ mặt trong tw0 = (t'+t'')/2. Nhiệt độ đầu ra t" của
nƣớc [oC] là
a) 62;
b) 55;
c) 50;
d) 69.

212
ĐÁP SỐ CÁC BÀI TẬP
Đáp số bài tập chƣơng 1:
1.1: c; 1.2: a; 1.3: d; 1.4: b 1.5: b 1.6: d 1.7: a; 1.8: a; 1.9: b; 1.10: c;
1.11: d; 1.12: a; 1.13: a; 1.14: b; 1.15: c;
Đáp số bài tập chƣơng 2:
2.1: d; 2.2: b; 2.3: c; 2.4: a; 2.5: b; 2.6: a; 2.7: b; 2.8: a; 2.9: d; 2.10: c;
2.11: c; 2.12: c; 2.13: a; 2.14: b; 2.15: b; 2.16: c; 2.17: c; 2.18: a; 2.19: c;
2.20: b; 2.21: a; 2.22: c.
Đáp số bài tập chƣơng 3:
3.1: b; 3.2: d; 3.3: d; 3.4: a; 3.5: a; 3.6: c; 3.7: a; 3.8: c; 3.9: a; 3.10: a;
3.11: b; 3.12: d; 3.13: c; 3.14: a; 3.15: c.
Đáp số bài tập chƣơng 4:
4.1: c; 4.2: a; 4.3: c; 4.4: b; 4.5: d; 4.6: d; 4.7: c; 4.8: b; 4.9: a; 4.10: d;
4.11: d; 4.12: a; 4.13: c; 4.14: b; 4.15: d; 4.16: b.
Bài tập chƣơng 6:
6.1: b; 6.2: a; 6.3: d; 6.4: c; 6.5: a; 6.6: c; 6.7: b; 6.8: b; 6.9: d; 6.10: d
Bài tập chƣơng 7:
7.1: a; 7.2: c; 7.3: b; 7.4: d; 7.5: a; 7.6: a; 7.7: b; 7.8: d; 7.9:c; 7.10: a
Bài tập chƣơng 8:
8.1: a; 8.2: c; 8.3: b; 8.4: d; 8.5: b; 8.6: c; 8.7:c; 8.8:a; 8.9:b; 8.10: a
Đáp số bài tập chƣơng 9:
9.1: b; 9.2: a; 9.3: d; 9.4: b; 9.5: d; 9.6: b; 9.7: c; 9.8: b; 9.9: d.

2d1 = d2
t1 = 1,5t2

213
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Thông số nhiệt động của nƣớc sôi và hơi bão hòa (Theo nhiệt độ);
Phụ lục 2. Thông số nhiệt động của nƣớc sôi và hơi bão hòa (Theo áp suất);
Phụ lục 3. Thông số nhiệt động của nƣớc chƣa sôi và hơi quá nhiệt;
v [m3/kg]; i [kJ/kg]; s [kJ/kgK];
Phụ lục 4. Nhiệt dung riêng khối lƣợng đẳng áp của nƣớc chƣa sôi và hơi quá nhiệt,
kJ/(kgK);
Phụ lục 5 . Tính chất vật lý của nƣớc ở trạng thái bão hòa;
Phụ lục 6 . Tính chất vật lý của hơi nƣớc ở trạng thái bão hòa;
Phụ lục 7. Các tính chất nhiệt vật lý của không khí khô (p = 0,101 MPa);
Phụ lục 8. Tính chất vật lý của khói (p=0,101 MPa; rCO2=0,13; rH2O=0,11; rN2=0,76);
Phụ lục 9. Các tính chất nhiệt vật lý của NH3 lỏng bão hòa;
Phụ lục 10. Các tính chất nhiệt vật lý của NH3 hơi bão hòa;
Phụ lục 11. Các tính chất nhiệt vật lý của R12 lỏng bão hòa;
Phụ lục 12. Các tính chất nhiệt vật lý của R22 hơi bão hòa;
Phụ lục 13. Tính chất nhiệt vật lý của dung dịch muối NaCl;
Phụ lục 14. Các tính chất nhiệt vật lý của dung dịch muối CaCl2;
Phụ lục 15. Tính chất nhiệt vật lý của một số vật liệu;
Phụ lục 16. Hệ số dẫn nhiệt của thép phụ thuộc nhiệt độ;
Phụ lục 17. Hệ số dẫn nhiệt của một số hợp kim phụ thuộc nhiệt độ;
Phụ lục 18. Độ đen, bức xạ toàn phần định mức của vật liệu;
Phụ lục 19. Đồ thị i-s;
Phụ lục 20. Đồ thị ẩm độ T-d;
Phụ lục 21. Đồ thị logp-i của R12;
Phụ lục 22. Đồ thị logp-i của R22;
Phụ lục 23. Đồ thị logp-i của R134a ;
Phụ lục 24. Đồ thị logp-i của R401A;
Phụ lục 25. Đồ thị logp-i của R401B;
Phụ lục 26. Đồ thị logp-i của R401C;
Phụ lục 27. Đồ thị logp-i của R402A;
Phụ lục 28. Đồ thị logp-i của R402B;
Phụ lục 29. Đồ thị logp-i của R404A;
Phụ lục 30. Đồ thị logp-i của R407A;
Phụ lục 31. Đồ thị logp-i của R407B;
Phụ lục 32. Đồ thị logp-i của R407C;
Phụ lục 33. Đồ thị logp-i của R707;
Phụ lục 34. Đồ thị hệ số nén áp suất thấp 0 < Pr < 1;
Phụ lục 35. Đồ thị hệ số nén áp suất cao 0 < Pr < 40.

214
PHỤ LỤC
Nguồn từ [TL 2]; [TL 6]; [TL 8].

Phụ lục 1. Thông số nhiệt động của nƣớc sôi và hơi bão hòa (Theo nhiệt độ)
t, P, v', v", i', i", r, s', s",
o
C bar m3/kg m3/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kgK kJ/kgK

5 0,008726 0,0010001 147,02 21,0 2 510,1 2 489,1 0,0763 9,0249


10 0,012282 0,0010003 106,31 42,0 2 519,2 2 477,2 0,1511 8,8998
15 0,017057 0,0010009 77,881 63,0 2 528,4 2 465,4 0,2245 8,7804
20 0,023392 0,0010018 57,761 83,9 2 537,5 2 453,5 0,2965 8,6661
25 0,031697 0,0010030 43,341 104,8 2 546,5 2 441,7 0,3673 8,5568
30 0,042467 0,0010044 32,882 125,7 2 555,6 2 429,8 0,4368 8,4521
35 0,056286 0,0010060 25,208 146,6 2 564,6 2 417,9 0,5052 8,3518
40 0,073844 0,0010079 19,517 167,5 2 573,5 2 406,0 0,5724 8,2557
45 0,095944 0,0010099 15,253 188,4 2 582,5 2 394,0 0,6386 8,1634
50 0,12351 0,0010121 12,028 209,3 2 591,3 2 382,0 0,7038 8,0749
55 0,15761 0,0010145 9,5649 230,2 2 600,1 2 369,9 0,7680 7,9899
60 0,19946 0,0010171 7,6677 251,2 2 608,8 2 357,7 0,8312 7,9082
65 0,25041 0,0010199 6,1938 272,1 2 617,5 2 345,4 0,8935 7,8296
70 0,31201 0,0010228 5,0397 293,0 2 626,1 2 333,1 0,9550 7,7540
75 0,38595 0,0010258 4,1291 314,0 2 634,6 2 320,6 1,0156 7,6812
80 0,47415 0,0010290 3,4053 334,9 2 643,0 2 308,1 1,0754 7,6110
85 0,57867 0,0010324 2,8259 355,9 2 651,3 2 295,4 1,1344 7,5434
90 0,70182 0,0010359 2,3591 377,0 2 659,5 2 282,6 1,1927 7,4781
95 0,84609 0,0010396 1,9806 398,0 2 667,6 2 269,6 1,2502 7,4150
100 1,0142 0,0010435 1,6719 419,1 2 675,6 2 256,5 1,3070 7,3541
105 1,2090 0,0010474 1,4185 440,2 2 683,4 2 243,2 1,3632 7,2951
110 1,4338 0,0010516 1,2094 461,4 2 691,1 2 229,7 1,4187 7,2380
115 1,6918 0,0010559 1,0359 482,6 2 698,6 2 216,0 1,4735 7,1827
120 1,9867 0,0010603 0,89130 503,8 2 705,9 2 202,1 1,5278 7,1291
125 2,3222 0,0010649 0,77011 525,1 2 713,1 2 188,0 1,5815 7,0770
130 2,7026 0,0010697 0,66808 546,4 2 720,1 2 173,7 1,6346 7,0264
135 3,1320 0,0010747 0,58180 567,8 2 726,9 2 159,1 1,6872 6,9772
140 3,6150 0,0010798 0,50852 589,2 2 733,4 2 144,2 1,7393 6,9293
145 4,1563 0,0010850 0,44602 610,7 2 739,8 2 129,1 1,7909 6,8826
150 4,7610 0,0010905 0,39250 632,3 2 745,9 2 113,7 1,8420 6,8370
155 5,4342 0,0010962 0,34650 653,9 2 751,8 2 097,9 1,8926 6,7926
160 6,1814 0,0011020 0,30682 675,6 2 757,4 2 081,9 1,9428 6,7491
165 7,0082 0,0011080 0,27246 697,3 2 762,8 2 065,4 1,9926 6,7066
170 7,9205 0,0011143 0,24262 719,2 2 767,9 2 048,7 2,0419 6,6649
175 8,9245 0,0011207 0,21660 741,2 2 772,7 2 031,6 2,0909 6,6241
180 10,026 0,0011274 0,19386 763,2 2 777,2 2 014,0 2,1395 6,5841

215
185 11,233 0,0011343 0,17392 785,3 2 781,4 1 996,1 2,1878 6,5447

t, P, v', v", i', i", r, s', s",


o
C bar m3/kg m3/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kgK kJ/kgK

190 12,550 0,0011414 0,15638 807,6 2 785,3 1 977,7 2,2358 6,5060


195 13,986 0,0011488 0,14091 829,9 2 788,9 1 958,9 2,2834 6,4679
200 15,547 0,0011565 0,12722 852,4 2 792,1 1 939,7 2,3308 6,4303
205 17,240 0,0011645 0,11509 875,0 2 794,9 1 919,9 2,3779 6,3932
210 19,074 0,0011727 0,10430 897,7 2 797,4 1 899,6 2,4248 6,3565
215 21,055 0,0011813 0,094689 920,6 2 799,4 1 878,8 2,4714 6,3202
220 23,193 0,0011902 0,086101 943,6 2 801,1 1 857,4 2,5178 6,2842
225 25,494 0,0011994 0,078411 966,8 2 802,3 1 835,4 2,5641 6,2485
230 27,968 0,0012090 0,071510 990,2 2 803,0 1 812,8 2,6102 6,2131
235 30,622 0,0012190 0,065304 1 013,8 2 803,3 1 789,5 2,6561 6,1777
240 33,467 0,0012295 0,059710 1 037,5 2 803,1 1 765,5 2,7019 6,1425
245 36,509 0,0012404 0,054658 1 061,5 2 802,3 1 740,8 2,7477 6,1074
250 39,759 0,0012517 0,050087 1 085,7 2 801,0 1 715,3 2,7934 6,0722
255 43,227 0,0012636 0,045941 1 110,1 2 799,1 1 689,0 2,8391 6,0370
260 46,921 0,0012761 0,042175 1 134,8 2 796,6 1 661,8 2,8847 6,0017
265 50,851 0,0012892 0,038748 1 159,8 2 793,5 1 633,7 2,9304 5,9662
270 55,028 0,0013030 0,035622 1 185,1 2 789,7 1 604,6 2,9762 5,9304
275 59,463 0,0013175 0,032767 1 210,7 2 785,1 1 574,4 3,0221 5,8943
280 64,165 0,0013328 0,030154 1 236,7 2 779,8 1 543,2 3,0681 5,8578
285 69,145 0,0013491 0,027758 1 263,0 2 773,7 1 510,7 3,1143 5,8208
290 74,416 0,0013663 0,025557 1 289,8 2 766,6 1 476,8 3,1608 5,7832
295 79,990 0,0013846 0,023531 1 317,0 2 758,6 1 441,6 3,2076 5,7449
300 85,877 0,0014042 0,021663 1 344,8 2 749,6 1 404,8 3,2547 5,7058
305 92,092 0,0014252 0,019937 1 373,1 2 739,4 1 366,3 3,3024 5,6656
310 98,647 0,0014479 0,018339 1 402,0 2 727,9 1 325,9 3,3506 5,6243
315 105,56 0,0014724 0,016856 1 431,6 2 715,1 1 283,4 3,3994 5,5816
320 112,84 0,0014991 0,015476 1 462,1 2 700,7 1 238,6 3,4491 5,5373
325 120,51 0,0015283 0,014189 1 493,4 2 684,5 1 191,1 3,4997 5,4911
330 128,58 0,0015606 0,012984 1 525,7 2 666,2 1 140,5 3,5516 5,4425
335 137,07 0,0015967 0,011852 1 559,3 2 645,6 1 086,3 3,6048 5,3910
340 146,00 0,0016375 0,010784 1 594,4 2 622,1 1 027,6 3,6599 5,3359
345 155,40 0,0016846 0,0097698 1 631,4 2 595,0 963,6 3,7175 5,2763
350 165,29 0,0017401 0,0088009 1 670,9 2 563,6 892,7 3,7783 5,2109
355 175,70 0,0018078 0,0078660 1 713,7 2 526,4 812,7 3,8438 5,1377
360 186,66 0,0018945 0,0069449 1 761,5 2 481,0 719,5 3,9164 5,0527
365 198,22 0,0020156 0,0060044 1 817,6 2 422,0 604,4 4,0011 4,9482
370 210,43 0,0022221 0,0049462 1 892,6 2 333,5 440,9 4,1142 4,7996
373,94 220,62 0,0030370 0,0031761 2 075,5 2 099,7 24,2 4,3934 4,4308

216
Phụ lục 2. Thông số nhiệt động của nƣớc sôi và hơi bão hòa (Theo áp suất)
P, t, v', v", i', i", r, s', s",
o
bar C m3/kg m3/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kgK kJ/kgK

0,010 6,97 0,0010001 129,18 29,3 2513,7 2484,4 0,1059 8,9749


0,015 13,02 0,0010007 87,962 54,7 2524,7 2470,1 0,1956 8,8270
0,020 17,50 0,0010014 66,990 73,4 2532,9 2459,5 0,2606 8,7227
0,025 21,08 0,0010021 54,242 88,4 2539,4 2451,0 0,3119 8,6422
0,030 24,08 0,0010028 45,655 101,0 2544,9 2443,9 0,3543 8,5766
0,035 26,67 0,0010034 39,468 111,8 2549,6 2437,7 0,3907 8,5213
0,040 28,96 0,0010041 34,792 121,4 2553,7 2432,3 0,4224 8,4735
0,045 31,01 0,0010047 31,132 130,0 2557,4 2427,4 0,4507 8,4314
0,050 32,88 0,0010053 28,186 137,8 2560,8 2423,0 0,4763 8,3939
0,055 34,58 0,0010059 25,763 144,9 2563,8 2418,9 0,4995 8,3600
0,060 36,16 0,0010064 23,734 151,5 2566,7 2415,2 0,5209 8,3291
0,065 37,63 0,0010070 22,010 157,6 2569,3 2411,7 0,5407 8,3008
0,070 39,00 0,0010075 20,525 163,4 2571,8 2408,4 0,5591 8,2746
0,075 40,29 0,0010080 19,234 168,8 2574,1 2405,3 0,5763 8,2502
0,080 41,51 0,0010085 18,099 173,9 2576,2 2402,4 0,5925 8,2274
0,085 42,66 0,0010089 17,095 178,7 2578,3 2399,6 0,6078 8,2060
0,090 43,76 0,0010094 16,200 183,3 2580,3 2397,0 0,6223 8,1859
0,095 44,81 0,0010098 15,396 187,6 2582,1 2394,5 0,6361 8,1669
0,10 45,81 0,0010103 14,671 191,8 2583,9 2392,1 0,6492 8,1489
0,11 47,68 0,0010111 13,412 199,7 2587,2 2387,6 0,6737 8,1155
0,12 49,42 0,0010119 12,359 206,9 2590,3 2383,4 0,6963 8,0850
0,13 51,04 0,0010126 11,463 213,7 2593,1 2379,5 0,7172 8,0570
0,14 52,55 0,0010133 10,691 220,0 2595,8 2375,8 0,7366 8,0312
0,15 53,97 0,0010140 10,020 225,9 2598,3 2372,4 0,7548 8,0071
0,16 55,31 0,0010147 9,4309 231,6 2600,7 2369,1 0,7720 7,9847
0,17 56,59 0,0010153 8,9089 236,9 2602,9 2366,0 0,7882 7,9636
0,18 57,80 0,0010160 8,4433 241,9 2605,0 2363,1 0,8035 7,9437
0,19 58,95 0,0010166 8,0254 246,8 2607,0 2360,2 0,8181 7,9250
0,20 60,06 0,0010171 7,6482 251,4 2608,9 2357,5 0,8320 7,9072
0,25 64,96 0,0010198 6,2034 271,9 2617,4 2345,5 0,8931 7,8302
0,30 69,10 0,0010222 5,2286 289,2 2624,6 2335,3 0,9439 7,7675
0,35 72,68 0,0010244 4,5252 304,3 2630,7 2326,4 0,9876 7,7146
0,40 75,86 0,0010264 3,9931 317,6 2636,1 2318,5 1,0259 7,6690
0,45 78,71 0,0010282 3,5761 329,6 2640,9 2311,3 1,0601 7,6288
0,50 81,32 0,0010299 3,2401 340,5 2645,2 2304,7 1,0910 7,5930
0,60 85,93 0,0010331 2,7318 359,8 2652,9 2293,0 1,1452 7,5311
0,70 89,93 0,0010359 2,3649 376,7 2659,4 2282,7 1,1919 7,4790
0,80 93,49 0,0010385 2,0872 391,6 2665,2 2273,5 1,2328 7,4339
0,90 96,69 0,0010409 1,8695 405,1 2670,3 2265,2 1,2694 7,3942
1,0 99,61 0,0010431 1,6940 417,4 2674,9 2257,5 1,3026 7,3588
1,1 102,29 0,0010453 1,5496 428,8 2679,2 2250,4 1,3328 7,3268
1,2 104,78 0,0010473 1,4284 439,3 2683,1 2243,8 1,3608 7,2976
1,3 107,11 0,0010492 1,3254 449,1 2686,6 2237,5 1,3867 7,2708
1,4 109,29 0,0010510 1,2366 458,4 2690,0 2231,6 1,4109 7,2460

217
P, t, v', v", i', i", r, s', s",
o
bar C m3/kg m3/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kgK kJ/kgK

1,5 111,35 0,0010527 1,1594 467,1 2693,1 2226,0 1,4335 7,2229


1,6 113,30 0,0010544 1,0914 475,3 2696,0 2220,7 1,4549 7,2014
1,7 115,15 0,0010560 1,0312 483,2 2698,8 2215,6 1,4752 7,1811
1,8 116,91 0,0010576 0,97753 490,7 2701,4 2210,7 1,4944 7,1620
1,9 118,60 0,0010591 0,92930 497,8 2703,9 2206,1 1,5127 7,1440
2,0 120,21 0,0010605 0,88574 504,7 2706,2 2201,6 1,5301 7,1269
2,1 121,76 0,0010619 0,84619 511,3 2708,5 2197,2 1,5468 7,1106
2,2 123,25 0,0010633 0,81012 517,6 2710,6 2193,0 1,5628 7,0951
2,3 124,69 0,0010646 0,77709 523,7 2712,7 2188,9 1,5782 7,0802
2,4 126,07 0,0010659 0,74672 529,6 2714,6 2185,0 1,5930 7,0660
2,5 127,41 0,0010672 0,71870 535,4 2716,5 2181,2 1,6072 7,0524
2,6 128,71 0,0010685 0,69276 540,9 2718,3 2177,4 1,6210 7,0393
2,7 129,97 0,0010697 0,66869 546,3 2720,0 2173,8 1,6343 7,0267
2,8 131,19 0,0010709 0,64627 551,5 2721,7 2170,3 1,6472 7,0146
2,9 132,37 0,0010720 0,62536 556,5 2723,3 2166,8 1,6597 7,0029
3,0 133,53 0,0010732 0,60579 561,5 2724,9 2163,4 1,6718 6,9916
3,1 134,65 0,0010743 0,58744 566,3 2726,4 2160,1 1,6835 6,9806
3,2 135,74 0,0010754 0,57020 570,9 2727,9 2156,9 1,6950 6,9700
3,3 136,81 0,0010765 0,55397 575,5 2729,3 2153,8 1,7061 6,9597
3,4 137,85 0,0010775 0,53866 580,0 2730,6 2150,7 1,7169 6,9498
3,5 138,86 0,0010786 0,52420 584,3 2732,0 2147,7 1,7275 6,9401
3,6 139,85 0,0010796 0,51051 588,6 2733,3 2144,7 1,7378 6,9307
3,7 140,82 0,0010806 0,49754 592,7 2734,5 2141,8 1,7478 6,9215
3,8 141,77 0,0010816 0,48523 596,8 2735,7 2138,9 1,7576 6,9126
3,9 142,70 0,0010826 0,47353 600,8 2736,9 2136,1 1,7672 6,9039
4,0 143,61 0,0010836 0,46239 604,7 2738,1 2133,3 1,7766 6,8954
4,1 144,50 0,0010845 0,45178 608,6 2739,2 2130,6 1,7858 6,8872
4,2 145,38 0,0010855 0,44166 612,3 2740,3 2127,9 1,7948 6,8791
4,3 146,24 0,0010864 0,43199 616,0 2741,3 2125,3 1,8036 6,8712
4,4 147,08 0,0010873 0,42275 619,7 2742,4 2122,7 1,8122 6,8635
4,5 147,91 0,0010882 0,41390 623,2 2743,4 2120,2 1,8206 6,8560
5,0 151,84 0,0010926 0,37480 640,2 2748,1 2107,9 1,8606 6,8206
5,5 155,46 0,0010967 0,34259 655,9 2752,3 2096,5 1,8972 6,7885
6,0 158,83 0,0011006 0,31558 670,5 2756,1 2085,6 1,9311 6,7592
6,5 161,99 0,0011044 0,29258 684,2 2759,6 2075,4 1,9626 6,7321
7,0 164,95 0,0011080 0,27276 697,1 2762,7 2065,6 1,9921 6,7070
7,5 167,76 0,0011114 0,25550 709,4 2765,6 2056,3 2,0198 6,6835
8,0 170,41 0,0011148 0,24033 721,0 2768,3 2047,3 2,0460 6,6615
8,5 172,94 0,0011180 0,22688 732,1 2770,8 2038,6 2,0708 6,6408
9,0 175,36 0,0011212 0,21487 742,7 2773,0 2030,3 2,0944 6,6212
9,5 177,67 0,0011242 0,20409 752,9 2775,2 2022,3 2,1169 6,6027
10 179,89 0,0011272 0,19435 762,7 2777,1 2014,4 2,1384 6,5850
11 184,07 0,0011330 0,17744 781,2 2780,7 1999,5 2,1789 6,5520
12 187,96 0,0011385 0,16325 798,5 2783,8 1985,3 2,2163 6,5217

218
P, t, v', v", i', i", r, s', s",
o
bar C m3/kg m3/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kgK kJ/kgK

13 191,61 0,0011438 0,15117 814,8 2786,5 1971,7 2,2512 6,4936


14 195,05 0,0011489 0,14077 830,1 2788,9 1958,8 2,2839 6,4675
15 198,30 0,0011539 0,13170 844,7 2791,0 1946,3 2,3147 6,4431
16 201,38 0,0011587 0,12373 858,6 2792,9 1934,3 2,3438 6,4200
17 204,31 0,0011634 0,11667 871,9 2794,5 1922,6 2,3715 6,3983
18 207,12 0,0011679 0,11036 884,6 2796,0 1911,4 2,3978 6,3776
19 209,81 0,0011724 0,10470 896,8 2797,3 1900,4 2,4229 6,3579
20 212,38 0,0011768 0,099581 908,6 2798,4 1889,8 2,4470 6,3392
21 214,87 0,0011810 0,094934 920,0 2799,4 1879,4 2,4701 6,3212
22 217,26 0,0011852 0,090695 931,0 2800,2 1869,2 2,4924 6,3040
23 219,56 0,0011894 0,086812 941,6 2800,9 1859,3 2,5138 6,2874
24 221,80 0,0011934 0,083242 952,0 2801,5 1849,6 2,5344 6,2714
25 223,96 0,0011974 0,079947 962,0 2802,0 1840,1 2,5544 6,2560
26 226,05 0,0012014 0,076897 971,7 2802,5 1830,7 2,5738 6,2411
27 228,09 0,0012053 0,074065 981,2 2802,8 1821,5 2,5925 6,2266
28 230,06 0,0012091 0,071428 990,5 2803,0 1812,5 2,6107 6,2126
29 231,99 0,0012129 0,068967 999,5 2803,2 1803,6 2,6284 6,1990
30 233,86 0,0012167 0,066664 1008,4 2803,3 1794,9 2,6456 6,1858
32 237,46 0,0012241 0,062475 1025,5 2803,2 1777,8 2,6787 6,1604
34 240,90 0,0012314 0,058761 1041,8 2803,0 1761,1 2,7102 6,1362
36 244,19 0,0012385 0,055446 1057,6 2802,5 1744,9 2,7403 6,1131
38 247,33 0,0012456 0,052468 1072,8 2801,8 1729,0 2,7690 6,0910
40 250,36 0,0012526 0,049777 1087,4 2800,9 1713,5 2,7967 6,0697
42 253,27 0,0012595 0,047333 1101,6 2799,9 1698,2 2,8232 6,0492
44 256,07 0,0012663 0,045103 1115,4 2798,7 1683,2 2,8488 6,0294
46 258,78 0,0012730 0,043060 1128,8 2797,3 1668,5 2,8736 6,0103
48 261,40 0,0012797 0,041181 1141,8 2795,8 1654,0 2,8975 5,9917
50 263,94 0,0012864 0,039446 1154,5 2794,2 1639,7 2,9207 5,9737
55 269,97 0,0013029 0,035642 1184,9 2789,7 1604,8 2,9759 5,9307
60 275,59 0,0013193 0,032449 1213,7 2784,6 1570,8 3,0274 5,8901
65 280,86 0,0013356 0,029728 1241,2 2778,8 1537,7 3,0760 5,8515
70 285,83 0,0013519 0,027380 1267,4 2772,6 1505,1 3,1220 5,8146
75 290,54 0,0013682 0,025331 1292,7 2765,8 1473,1 3,1658 5,7792
80 295,01 0,0013847 0,023528 1317,1 2758,6 1441,5 3,2077 5,7448
85 299,27 0,0014013 0,021926 1340,7 2751,0 1410,3 3,2478 5,7115
90 303,35 0,0014181 0,020493 1363,7 2742,9 1379,2 3,2866 5,6790
95 307,25 0,0014352 0,019203 1386,0 2734,4 1348,4 3,3240 5,6472
100 311,00 0,0014526 0,018034 1407,9 2725,5 1317,6 3,3603 5,6159
110 318,08 0,0014885 0,015994 1450,3 2706,4 1256,1 3,4300 5,5545
120 324,68 0,0015263 0,014269 1491,3 2685,6 1194,3 3,4965 5,4941
130 330,86 0,0015665 0,012785 1531,4 2662,9 1131,5 3,5606 5,4339
140 336,67 0,0016097 0,011489 1570,9 2638,1 1067,2 3,6230 5,3730
150 342,16 0,0016570 0,010340 1610,2 2610,9 1000,7 3,6844 5,3108
160 347,36 0,0017095 0,0093081 1649,7 2580,8 931,1 3,7457 5,2463
170 352,29 0,0017693 0,0083693 1690,0 2547,4 857,4 3,8077 5,1785

219
P, t, v', v", i', i", r, s', s",
o
bar C m3/kg m3/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kgK kJ/kgK
180 356,99 0,0018395 0,0074987 1732,0 2509,5 777,5 3,8717 5,1055
190 361,47 0,0019255 0,0066726 1776,9 2465,4 688,5 3,9396 5,0246
200 365,75 0,0020386 0,0058583 1827,1 2411,4 584,3 4,0154 4,9299
210 369,83 0,0022119 0,0049877 1889,4 2337,5 448,1 4,1093 4,8062
220 373,71 0,0027504 0,0035766 2021,9 2164,2 142,3 4,3109 4,5308

220
Phụ lục 3. Thông số nhiệt động của nƣớc chƣa sôi
và hơi quá nhiệt v [m3/kg]; i [kJ/kg]; s [kJ/kgK]
p, bar t, oC 20 40 60 80 100 120 140

0,01 v 135,22 144,47 153,72 162,96 172,19 181,43 190,66


0,01 i 2538,2 2575,7 2613,2 2650,8 2688,5 2726,4 2764,5
0,01 s 9,0604 9,1841 9,3002 9,4099 9,5138 9,6128 9,7073

0,02 v 67,570 72,210 76,839 81,463 86,084 90,704 95,323


0,02 i 2537,7 2575,3 2613,0 2650,6 2688,4 2726,3 2764,5
0,02 s 8,7390 8,8634 8,9798 9,0896 9,1937 9,2927 9,3872

0,03 v 0,0010018 48,122 51,212 54,298 57,381 60,462 63,543


0,03 i 83,9 2575,0 2612,7 2650,5 2688,3 2726,3 2764,4
0,03 s 0,2965 8,6754 8,7921 8,9021 9,0063 9,1054 9,2000

0,04 v 0,0010018 36,078 38,399 40,716 43,030 45,342 47,653


0,04 i 83,9 2574,7 2612,5 2650,3 2688,2 2726,2 2764,3
0,04 s 0,2965 8,5418 8,6588 8,7689 8,8732 8,9724 9,0670

0,05 v 0,0010018 28,851 30,711 32,566 34,419 36,269 38,119


0,05 i 83,9 2574,4 2612,3 2650,1 2688,0 2726,1 2764,2
0,05 s 0,2965 8,4379 8,5553 8,6656 8,7700 8,8692 8,9639

0,06 v 0,0010018 24,033 25,586 27,133 28,678 30,221 31,763


0,06 i 83,9 2574,0 2612,1 2650,0 2687,9 2726,0 2764,1
0,06 s 0,2965 8,3528 8,4706 8,5811 8,6856 8,7849 8,8796

0,07 v 0,0010018 20,592 21,925 23,253 24,578 25,901 27,223


0,07 i 83,9 2573,7 2611,9 2649,8 2687,8 2725,9 2764,1
0,07 s 0,2965 8,2807 8,3989 8,5096 8,6142 8,7136 8,8083

0,08 v 0,0010018 0,0010079 19,179 20,342 21,502 22,661 23,818


0,08 i 83,9 167,5 2611,6 2649,7 2687,7 2725,8 2764,0
0,08 s 0,2965 0,5724 8,3367 8,4476 8,5523 8,6517 8,7466

0,09 v 0,0010018 0,0010079 17,044 18,078 19,110 20,140 21,169


0,09 i 83,9 167,5 2611,4 2649,5 2687,6 2725,7 2763,9
0,09 s 0,2965 0,5724 8,2818 8,3928 8,4977 8,5972 8,6920

0,1 v 0,0010018 0,0010079 15,335 16,267 17,197 18,124 19,051


0,1 i 83,9 167,5 2611,2 2649,3 2687,4 2725,6 2763,8
0,1 s 0,2965 0,5724 8,2326 8,3438 8,4488 8,5484 8,6433

221
t,
p, bar o 20 40 60 80 100 120 140
C

0,2 v 0,0010018 0,0010079 0,0010171 8,1178 8,5857 9,0518 9,5167


0,2 i 83,9 167,6 251,2 2647,7 2686,2 2724,6 2763,1
0,2 s 0,2965 0,5724 0,8312 8,0202 8,1262 8,2265 8,3219

0,3 v 0,0010018 0,0010079 0,0010171 5,4011 5,7153 6,0275 6,3386


0,3 i 83,9 167,6 251,2 2646,0 2684,9 2723,6 2762,3
0,3 s 0,2965 0,5724 0,8312 7,8292 7,9364 8,0374 8,1333

0,4 v 0,0010018 0,0010079 0,0010171 4,0427 4,2800 4,5154 4,7496


0,4 i 84,0 167,6 251,2 2644,3 2683,7 2722,7 2761,5
0,4 s 0,2965 0,5724 0,8312 7,6925 7,8009 7,9027 7,9991

0,5 v 0,0010018 0,0010079 0,0010171 0,0010290 3,4188 3,6081 3,7962


0,5 i 84,0 167,6 251,2 335,0 2682,4 2721,7 2760,7
0,5 s 0,2965 0,5724 0,8312 1,0754 7,6952 7,7977 7,8946

0,6 v 0,0010018 0,0010079 0,0010171 0,0010290 2,8446 3,0032 3,1605


0,6 i 84,0 167,6 251,2 335,0 2681,1 2720,7 2759,9
0,6 s 0,2965 0,5724 0,8312 1,0754 7,6083 7,7116 7,8089

0,7 v 0,0010018 0,0010079 0,0010171 0,0010290 2,4344 2,5711 2,7065


0,7 i 84,0 167,6 251,2 335,0 2679,8 2719,7 2759,1
0,7 s 0,2965 0,5724 0,8312 1,0754 7,5343 7,6384 7,7363

0,8 v 0,0010018 0,0010078 0,0010171 0,0010290 2,1268 2,2470 2,3659


0,8 i 84,0 167,6 251,2 335,0 2678,5 2718,7 2758,3
0,8 s 0,2965 0,5724 0,8312 1,0754 7,4698 7,5747 7,6732

0,9 v 0,0010018 0,0010078 0,0010171 0,0010290 1,8875 1,9949 2,1010


0,9 i 84,0 167,6 251,2 335,0 2677,1 2717,6 2757,5
0,9 s 0,2965 0,5724 0,8312 1,0754 7,4126 7,5183 7,6173

1 v 0,0010018 0,0010078 0,0010171 0,0010290 1,6960 1,7932 1,8891


1 i 84,0 167,6 251,2 335,0 2675,8 2716,6 2756,7
1 s 0,2965 0,5724 0,8312 1,0754 7,3610 7,4676 7,5671

2 v 0,0010018 0,0010078 0,0010170 0,0010290 0,0010434 0,0010603 0,93528


2 i 84,1 167,7 251,3 335,1 419,2 503,8 2748,3
2 s 0,2965 0,5724 0,8311 1,0753 1,3069 1,5278 7,2312

3 v 0,0010017 0,0010077 0,0010170 0,0010289 0,0010434 0,0010603 0,61699


3 i 84,2 167,8 251,4 335,1 419,2 503,9 2739,4
3 s 0,2964 0,5723 0,8311 1,0752 1,3069 1,5277 7,0269

222
t,
p, bar o 20 40 60 80 100 120 140
C

4 v 0,0010017 0,0010077 0,0010169 0,0010289 0,0010433 0,0010602 0,0010797


4 i 84,3 167,9 251,5 335,2 419,3 503,9 589,2
4 s 0,2964 0,5723 0,8310 1,0752 1,3068 1,5276 1,7392

5 v 0,0010016 0,0010077 0,0010169 0,0010288 0,0010433 0,0010602 0,0010797


5 i 84,4 168,0 251,6 335,3 419,4 504,0 589,3
5 s 0,2964 0,5722 0,8310 1,0751 1,3067 1,5275 1,7391

10 v 0,0010014 0,0010074 0,0010167 0,0010286 0,0010430 0,0010599 0,0010794


10 i 84,9 168,4 252,0 335,7 419,8 504,3 589,6
10 s 0,2963 0,5720 0,8307 1,0748 1,3063 1,5271 1,7386

15 v 0,0010012 0,0010072 0,0010164 0,0010284 0,0010427 0,0010596 0,0010790


15 i 85,3 168,9 252,4 336,1 420,1 504,7 589,9
15 s 0,2962 0,5719 0,8304 1,0744 1,3059 1,5266 1,7381

20 v 0,0010009 0,0010070 0,0010162 0,0010281 0,0010425 0,0010593 0,0010787


20 i 85,8 169,3 252,8 336,5 420,5 505,1 590,3
20 s 0,2961 0,5717 0,8302 1,0741 1,3055 1,5262 1,7376

25 v 0,0010007 0,0010068 0,0010160 0,0010279 0,0010422 0,0010590 0,0010784


25 i 86,3 169,7 253,2 336,9 420,9 505,4 590,6
25 s 0,2960 0,5715 0,8299 1,0738 1,3051 1,5257 1,7371

30 v 0,0010005 0,0010066 0,0010158 0,0010276 0,0010420 0,0010588 0,0010781


30 i 86,7 170,2 253,7 337,3 421,3 505,8 590,9
30 s 0,2959 0,5713 0,8296 1,0734 1,3048 1,5253 1,7365

35 v 0,0010002 0,0010063 0,0010156 0,0010274 0,0010417 0,0010585 0,0010778


35 i 87,2 170,6 254,1 337,7 421,7 506,1 591,2
35 s 0,2958 0,5711 0,8294 1,0731 1,3044 1,5248 1,7360

40 v 0,0010000 0,0010061 0,0010153 0,0010272 0,0010415 0,0010582 0,0010775


40 i 87,7 171,1 254,5 338,1 422,0 506,5 591,6
40 s 0,2957 0,5709 0,8291 1,0728 1,3040 1,5244 1,7355

45 v 0,0009998 0,0010059 0,0010151 0,0010269 0,0010412 0,0010579 0,0010772


45 i 88,1 171,5 254,9 338,5 422,4 506,8 591,9
45 s 0,2956 0,5707 0,8288 1,0725 1,3036 1,5239 1,7350

50 v 0,0009996 0,0010057 0,0010149 0,0010267 0,0010410 0,0010577 0,0010769


50 i 88,6 172,0 255,3 338,9 422,8 507,2 592,2
50 s 0,2955 0,5705 0,8286 1,0721 1,3032 1,5235 1,7345

223
t,
p, bar o 20 40 60 80 100 120 140
C

55 v 0,0009993 0,0010055 0,0010147 0,0010265 0,0010407 0,0010574 0,0010765


55 i 89,1 172,4 255,8 339,3 423,2 507,5 592,5
55 s 0,2953 0,5703 0,8283 1,0718 1,3028 1,5230 1,7340

60 v 0,0009991 0,0010052 0,0010144 0,0010262 0,0010405 0,0010571 0,0010762


60 i 89,5 172,8 256,2 339,7 423,5 507,9 592,9
60 s 0,2952 0,5701 0,8280 1,0715 1,3024 1,5226 1,7335

65 v 0,0009989 0,0010050 0,0010142 0,0010260 0,0010402 0,0010568 0,0010759


65 i 90,0 173,3 256,6 340,1 423,9 508,2 593,2
65 s 0,2951 0,5699 0,8278 1,0712 1,3020 1,5221 1,7329

70 v 0,0009987 0,0010048 0,0010140 0,0010258 0,0010400 0,0010566 0,0010756


70 i 90,5 173,7 257,0 340,5 424,3 508,6 593,5
70 s 0,2950 0,5697 0,8275 1,0708 1,3017 1,5217 1,7324

75 v 0,0009984 0,0010046 0,0010138 0,0010256 0,0010397 0,0010563 0,0010753


75 i 91,0 174,2 257,4 340,9 424,7 508,9 593,9
75 s 0,2949 0,5695 0,8273 1,0705 1,3013 1,5213 1,7319

80 v 0,0009982 0,0010044 0,0010136 0,0010253 0,0010395 0,0010560 0,0010750


80 i 91,4 174,6 257,8 341,3 425,0 509,3 594,2
80 s 0,2948 0,5693 0,8270 1,0702 1,3009 1,5208 1,7314

85 v 0,0009980 0,0010041 0,0010133 0,0010251 0,0010392 0,0010557 0,0010747


85 i 91,9 175,1 258,3 341,7 425,4 509,6 594,5
85 s 0,2947 0,5691 0,8267 1,0699 1,3005 1,5204 1,7309

90 v 0,0009978 0,0010039 0,0010131 0,0010249 0,0010390 0,0010555 0,0010744


90 i 92,4 175,5 258,7 342,1 425,8 510,0 594,8
90 s 0,2946 0,5689 0,8265 1,0695 1,3001 1,5199 1,7304

95 v 0,0009975 0,0010037 0,0010129 0,0010246 0,0010387 0,0010552 0,0010741


95 i 92,8 175,9 259,1 342,5 426,2 510,3 595,2
95 s 0,2945 0,5687 0,8262 1,0692 1,2997 1,5195 1,7299

100 v 0,0009973 0,0010035 0,0010127 0,0010244 0,0010385 0,0010549 0,0010738


100 i 93,3 176,4 259,5 342,9 426,5 510,7 595,5
100 s 0,2944 0,5685 0,8259 1,0689 1,2994 1,5190 1,7294

110 v 0,0009969 0,0010031 0,0010122 0,0010239 0,0010380 0,0010544 0,0010732


110 i 94,2 177,3 260,4 343,7 427,3 511,4 596,1

224
t,
p, bar o 20 40 60 80 100 120 140
C
110 s 0,2941 0,5682 0,8254 1,0682 1,2986 1,5182 1,7284

120 v 0,0009964 0,0010026 0,0010118 0,0010235 0,0010375 0,0010539 0,0010726


120 i 95,2 178,1 261,2 344,5 428,1 512,1 596,8
120 s 0,2939 0,5678 0,8249 1,0676 1,2978 1,5173 1,7274

130 v 0,0009960 0,0010022 0,0010114 0,0010230 0,0010370 0,0010533 0,0010720


130 i 96,1 179,0 262,0 345,3 428,8 512,8 597,5
130 s 0,2937 0,5674 0,8244 1,0670 1,2971 1,5164 1,7264

140 v 0,0009955 0,0010018 0,0010109 0,0010226 0,0010365 0,0010528 0,0010714


140 i 97,0 179,9 262,9 346,1 429,6 513,5 598,1
140 s 0,2935 0,5670 0,8238 1,0663 1,2963 1,5155 1,7254

150 v 0,0009951 0,0010014 0,0010105 0,0010221 0,0010361 0,0010523 0,0010708


150 i 97,9 180,8 263,7 346,9 430,3 514,2 598,8
150 s 0,2932 0,5666 0,8233 1,0657 1,2956 1,5147 1,7244

160 v 0,0009947 0,0010009 0,0010101 0,0010217 0,0010356 0,0010517 0,0010702


160 i 98,9 181,7 264,5 347,6 431,1 515,0 599,5
160 s 0,2930 0,5662 0,8228 1,0650 1,2948 1,5138 1,7234

170 v 0,0009942 0,0010005 0,0010096 0,0010212 0,0010351 0,0010512 0,0010696


170 i 99,8 182,5 265,4 348,4 431,8 515,7 600,1
170 s 0,2928 0,5658 0,8223 1,0644 1,2941 1,5129 1,7224

180 v 0,0009938 0,0010001 0,0010092 0,0010208 0,0010346 0,0010507 0,0010691


180 i 100,7 183,4 266,2 349,2 432,6 516,4 600,8
180 s 0,2926 0,5654 0,8218 1,0638 1,2933 1,5121 1,7214

190 v 0,0009934 0,0009997 0,0010088 0,0010203 0,0010341 0,0010502 0,0010685


190 i 101,6 184,3 267,1 350,0 433,3 517,1 601,4
190 s 0,2923 0,5650 0,8212 1,0631 1,2926 1,5112 1,7205

200 v 0,0009929 0,0009992 0,0010084 0,0010199 0,0010337 0,0010496 0,0010679


200 i 102,6 185,2 267,9 350,8 434,1 517,8 602,1
200 s 0,2921 0,5646 0,8207 1,0625 1,2918 1,5104 1,7195

210 v 0,0009925 0,0009988 0,0010079 0,0010195 0,0010332 0,0010491 0,0010673


210 i 103,5 186,0 268,7 351,6 434,9 518,5 602,8
210 s 0,2919 0,5643 0,8202 1,0619 1,2911 1,5095 1,7185

220 v 0,0009921 0,0009984 0,0010075 0,0010190 0,0010327 0,0010486 0,0010668


220 i 104,4 186,9 269,6 352,4 435,6 519,2 603,4
220 s 0,2916 0,5639 0,8197 1,0612 1,2904 1,5087 1,7175

225
Phụ lục 3. Thông số nhiệt động của nƣớc chƣa sôi
và hơi quá nhiệt (Tiếp theo) v [m3/kg]; i [kJ/kg]; s [kJ/kgK]
t,
p, bar o 160 180 200 220 240 260 280
C

0,01 v 199,90 209,13 218,36 227,59 236,82 246,05 255,29


0,01 i 2802,8 2841,3 2880,0 2918,9 2958,1 2997,5 3037,1
0,01 s 9,7978 9,8846 9,9682 10,0488 10,1266 10,2019 10,2748

0,02 v 99,940 104,56 109,17 113,79 118,41 123,02 127,64


0,02 i 2802,7 2841,2 2880,0 2918,9 2958,0 2997,4 3037,1
0,02 s 9,4777 9,5646 9,6482 9,7288 9,8066 9,8819 9,9549

0,03 v 66,622 69,701 72,779 75,857 78,935 82,013 85,091


0,03 i 2802,7 2841,2 2879,9 2918,8 2958,0 2997,4 3037,0
0,03 s 9,2905 9,3774 9,4610 9,5416 9,6194 9,6948 9,7677

0,04 v 49,963 52,272 54,582 56,891 59,199 61,508 63,816


0,04 i 2802,6 2841,1 2879,9 2918,8 2958,0 2997,4 3037,0
0,04 s 9,1576 9,2445 9,3282 9,4088 9,4866 9,5619 9,6349

0,05 v 39,967 41,815 43,663 45,511 47,358 49,205 51,052


0,05 i 2802,6 2841,1 2879,8 2918,8 2957,9 2997,3 3037,0
0,05 s 9,0545 9,1415 9,2251 9,3057 9,3836 9,4589 9,5319

0,06 v 33,304 34,844 36,384 37,924 39,463 41,003 42,542


0,06 i 2802,5 2841,0 2879,8 2918,7 2957,9 2997,3 3036,9
0,06 s 8,9703 9,0572 9,1409 9,2215 9,2994 9,3747 9,4477

0,07 v 28,544 29,865 31,185 32,505 33,824 35,144 36,463


0,07 i 2802,4 2841,0 2879,7 2918,7 2957,9 2997,3 3036,9
0,07 s 8,8990 8,9860 9,0697 9,1503 9,2282 9,3035 9,3765

0,08 v 24,974 26,130 27,285 28,440 29,595 30,750 31,905


0,08 i 2802,4 2840,9 2879,7 2918,6 2957,8 2997,2 3036,9
0,08 s 8,8373 8,9243 9,0080 9,0886 9,1665 9,2419 9,3149

0,09 v 22,198 23,225 24,252 25,279 26,306 27,332 28,359


0,09 i 2802,3 2840,9 2879,6 2918,6 2957,8 2997,2 3036,9
0,09 s 8,7828 8,8698 8,9535 9,0342 9,1121 9,1875 9,2605

0,1 v 19,976 20,901 21,826 22,750 23,674 24,598 25,522


0,1 i 2802,2 2840,8 2879,6 2918,6 2957,8 2997,2 3036,8
0,1 s 8,7340 8,8211 8,9048 8,9855 9,0634 9,1388 9,2118

0,2 v 9,9808 10,444 10,907 11,370 11,833 12,295 12,758


0,2 i 2801,6 2840,3 2879,1 2918,2 2957,4 2996,9 3036,6

226
t,
p, bar o 160 180 200 220 240 260 280
C

0,2 s 8,4130 8,5003 8,5842 8,6650 8,7430 8,8185 8,8915

0,3 v 6,6489 6,9586 7,2679 7,5769 7,8857 8,1943 8,5027


0,3 i 2801,0 2839,8 2878,7 2917,8 2957,1 2996,6 3036,3
0,3 s 8,2248 8,3123 8,3964 8,4773 8,5554 8,6309 8,7040

0,4 v 4,9830 5,2158 5,4481 5,6802 5,9121 6,1437 6,3753


0,4 i 2800,3 2839,2 2878,2 2917,4 2956,7 2996,3 3036,0
0,4 s 8,0908 8,1786 8,2629 8,3439 8,4221 8,4977 8,5709

0,5 v 3,9834 4,1700 4,3563 4,5422 4,7279 4,9134 5,0988


0,5 i 2799,7 2838,7 2877,8 2917,0 2956,4 2996,0 3035,8
0,5 s 7,9867 8,0747 8,1591 8,2403 8,3186 8,3943 8,4676

0,6 v 3,3170 3,4729 3,6283 3,7835 3,9385 4,0932 4,2478


0,6 i 2799,0 2838,1 2877,3 2916,6 2956,0 2995,7 3035,5
0,6 s 7,9014 7,9897 8,0743 8,1556 8,2340 8,3097 8,3831

0,7 v 2,8410 2,9749 3,1084 3,2416 3,3746 3,5074 3,6400


0,7 i 2798,4 2837,6 2876,9 2916,2 2955,7 2995,4 3035,2
0,7 s 7,8291 7,9176 8,0024 8,0838 8,1623 8,2382 8,3115

0,8 v 2,4840 2,6014 2,7184 2,8352 2,9516 3,0680 3,1841


0,8 i 2797,7 2837,1 2876,4 2915,8 2955,4 2995,1 3034,9
0,8 s 7,7663 7,8551 7,9400 8,0216 8,1002 8,1761 8,2496

0,9 v 2,2063 2,3109 2,4151 2,5190 2,6227 2,7262 2,8295


0,9 i 2797,1 2836,5 2875,9 2915,4 2955,0 2994,8 3034,7
0,9 s 7,7108 7,7998 7,8849 7,9667 8,0454 8,1213 8,1948

1 v 1,9841 2,0785 2,1725 2,2661 2,3596 2,4528 2,5459


1 i 2796,4 2836,0 2875,5 2915,0 2954,7 2994,4 3034,4
1 s 7,6610 7,7503 7,8356 7,9174 7,9962 8,0723 8,1458

2 v 0,98430 1,0326 1,0805 1,1281 1,1753 1,2224 1,2694


2 i 2789,7 2830,4 2870,8 2911,0 2951,2 2991,4 3031,7
2 s 7,3290 7,4209 7,5081 7,5914 7,6712 7,7481 7,8223

3 v 0,65083 0,68389 0,71644 0,74864 0,78056 0,81230 0,84388


3 i 2782,6 2824,6 2866,0 2906,9 2947,6 2988,2 3028,9
3 s 7,1291 7,2239 7,3132 7,3979 7,4789 7,5566 7,6314

4 v 0,48394 0,50942 0,53434 0,55889 0,58315 0,60721 0,63111


4 i 2775,2 2818,6 2861,0 2902,7 2944,0 2985,1 3026,1

227
t,
p, bar o 160 180 200 220 240 260 280
C

4 s 6,9828 7,0809 7,1724 7,2587 7,3408 7,4194 7,4949

5 v 0,38366 0,40466 0,42503 0,44500 0,46468 0,48414 0,50343


5 i 2767,4 2812,4 2855,9 2898,4 2940,3 2981,9 3023,3
5 s 6,8655 6,9672 7,0611 7,1491 7,2324 7,3119 7,3881

10 v 0,0011017 0,19442 0,20600 0,21697 0,22755 0,23787 0,24800


10 i 675,8 2777,4 2828,3 2875,6 2921,0 2965,2 3008,7
10 s 1,9423 6,5857 6,6955 6,7934 6,8837 6,9683 7,0484

15 v 0,0011013 0,0011270 0,13244 0,14063 0,14830 0,15564 0,16275


15 i 676,1 763,4 2796,0 2850,2 2900,0 2947,5 2993,4
15 s 1,9417 2,1389 6,4537 6,5658 6,6649 6,7556 6,8402

20 v 0,0011010 0,0011265 0,0011561 0,10217 0,10849 0,11440 0,12005


20 i 676,4 763,7 852,6 2821,7 2877,2 2928,5 2977,2
20 s 1,9411 2,1382 2,3301 6,3868 6,4972 6,5952 6,6850

25 v 0,0011006 0,0011261 0,0011556 0,0011899 0,084437 0,089553 0,094351


25 i 676,7 763,9 852,8 943,7 2852,3 2908,2 2960,2
25 s 1,9405 2,1375 2,3293 2,5175 6,3555 6,4624 6,5581

30 v 0,0011003 0,0011257 0,0011550 0,0011893 0,068227 0,072888 0,077156


30 i 677,0 764,2 853,0 943,8 2824,6 2886,4 2942,2
30 s 1,9399 2,1368 2,3285 2,5165 6,2275 6,3458 6,4485

35 v 0,0010999 0,0011253 0,0011545 0,0011887 0,0012292 0,060886 0,064813


35 i 677,3 764,5 853,2 944,0 1037,5 2862,9 2923,1
35 s 1,9393 2,1361 2,3277 2,5156 2,7016 6,2393 6,3502

40 v 0,0010996 0,0011249 0,0011540 0,0011881 0,0012284 0,051777 0,055495


40 i 677,6 764,7 853,4 944,1 1037,6 2837,2 2902,9
40 s 1,9388 2,1354 2,3269 2,5147 2,7005 6,1384 6,2594

45 v 0,0010992 0,0011244 0,0011535 0,0011874 0,0012276 0,044573 0,048186


45 i 677,8 765,0 853,6 944,2 1037,6 2808,6 2881,3
45 s 1,9382 2,1348 2,3261 2,5138 2,6994 6,0397 6,1737

50 v 0,0010988 0,0011240 0,0011530 0,0011868 0,0012268 0,0012755 0,042275


50 i 678,1 765,2 853,8 944,4 1037,7 1134,8 2858,1
50 s 1,9376 2,1341 2,3254 2,5129 2,6983 2,8839 6,0909

55 v 0,0010985 0,0011236 0,0011525 0,0011862 0,0012261 0,0012744 0,037368

228
t,
p, bar o 160 180 200 220 240 260 280
C

55 i 678,4 765,5 854,0 944,5 1037,7 1134,7 2832,9


55 s 1,9370 2,1334 2,3246 2,5119 2,6972 2,8825 6,0094

60 v 0,0010981 0,0011232 0,0011521 0,0011856 0,0012253 0,0012734 0,033200


60 i 678,7 765,7 854,2 944,7 1037,8 1134,6 2805,2
60 s 1,9364 2,1327 2,3238 2,5110 2,6961 2,8812 5,9276

65 v 0,0010978 0,0011228 0,0011516 0,0011850 0,0012245 0,0012723 0,0013326


65 i 679,0 766,0 854,4 944,8 1037,8 1134,5 1236,6
65 s 1,9358 2,1321 2,3230 2,5101 2,6950 2,8799 3,0678

70 v 0,0010974 0,0011224 0,0011511 0,0011844 0,0012237 0,0012713 0,0013311


70 i 679,3 766,2 854,6 945,0 1037,9 1134,5 1236,3
70 s 1,9352 2,1314 2,3223 2,5092 2,6939 2,8785 3,0661

75 v 0,0010971 0,0011220 0,0011506 0,0011838 0,0012230 0,0012703 0,0013297


75 i 679,6 766,5 854,8 945,1 1038,0 1134,4 1236,1
75 s 1,9347 2,1307 2,3215 2,5083 2,6929 2,8772 3,0644

80 v 0,0010967 0,0011216 0,0011501 0,0011832 0,0012222 0,0012693 0,0013282


80 i 679,9 766,8 855,1 945,3 1038,0 1134,3 1235,8
80 s 1,9341 2,1301 2,3207 2,5074 2,6918 2,8759 3,0627

85 v 0,0010964 0,0011212 0,0011496 0,0011826 0,0012215 0,0012683 0,0013268


85 i 680,2 767,0 855,3 945,4 1038,1 1134,3 1235,5
85 s 1,9335 2,1294 2,3200 2,5065 2,6907 2,8746 3,0610

90 v 0,0010960 0,0011208 0,0011491 0,0011820 0,0012207 0,0012673 0,0013254


90 i 680,5 767,3 855,5 945,6 1038,2 1134,2 1235,3
90 s 1,9329 2,1288 2,3192 2,5057 2,6897 2,8733 3,0594

95 v 0,0010957 0,0011204 0,0011487 0,0011814 0,0012200 0,0012663 0,0013240


95 i 680,8 767,6 855,7 945,7 1038,2 1134,2 1235,1
95 s 1,9323 2,1281 2,3184 2,5048 2,6886 2,8720 3,0577

100 v 0,0010954 0,0011200 0,0011482 0,0011808 0,0012192 0,0012653 0,0013226


100 i 681,1 767,8 855,9 945,9 1038,3 1134,1 1234,8
100 s 1,9318 2,1274 2,3177 2,5039 2,6876 2,8708 3,0561

110 v 0,0010947 0,0011192 0,0011472 0,0011797 0,0012178 0,0012634 0,0013199


110 i 681,7 768,3 856,4 946,2 1038,5 1134,0 1234,4
110 s 1,9306 2,1261 2,3162 2,5021 2,6855 2,8682 3,0529

229
t,
p, bar o 160 180 200 220 240 260 280
C

120 v 0,0010940 0,0011184 0,0011463 0,0011785 0,0012163 0,0012615 0,0013173


120 i 682,3 768,9 856,8 946,5 1038,6 1134,0 1233,9
120 s 1,9295 2,1248 2,3147 2,5004 2,6834 2,8657 3,0498

130 v 0,0010933 0,0011176 0,0011453 0,0011774 0,0012149 0,0012596 0,0013147


130 i 682,9 769,4 857,2 946,8 1038,8 1133,9 1233,5
130 s 1,9283 2,1235 2,3132 2,4986 2,6814 2,8632 3,0466

140 v 0,0010926 0,0011168 0,0011444 0,0011763 0,0012135 0,0012578 0,0013121


140 i 683,5 769,9 857,7 947,2 1039,0 1133,9 1233,1
140 s 1,9272 2,1222 2,3117 2,4969 2,6794 2,8608 3,0436

150 v 0,0010920 0,0011160 0,0011435 0,0011751 0,0012121 0,0012560 0,0013096


150 i 684,1 770,5 858,1 947,5 1039,1 1133,8 1232,8
150 s 1,9261 2,1209 2,3102 2,4952 2,6774 2,8584 3,0406

160 v 0,0010913 0,0011152 0,0011426 0,0011740 0,0012107 0,0012542 0,0013072


160 i 684,7 771,0 858,6 947,8 1039,3 1133,8 1232,5
160 s 1,9250 2,1197 2,3088 2,4935 2,6754 2,8560 3,0376

170 v 0,0010906 0,0011145 0,0011417 0,0011729 0,0012093 0,0012524 0,0013048


170 i 685,3 771,5 859,0 948,2 1039,5 1133,8 1232,1
170 s 1,9238 2,1184 2,3073 2,4918 2,6734 2,8536 3,0346

180 v 0,0010900 0,0011137 0,0011408 0,0011718 0,0012080 0,0012507 0,0013024


180 i 685,9 772,1 859,5 948,5 1039,7 1133,8 1231,8
180 s 1,9227 2,1171 2,3058 2,4902 2,6714 2,8513 3,0317

190 v 0,0010893 0,0011129 0,0011399 0,0011708 0,0012066 0,0012489 0,0013001


190 i 686,5 772,6 859,9 948,9 1039,9 1133,8 1231,6
190 s 1,9216 2,1159 2,3044 2,4885 2,6695 2,8489 3,0289

200 v 0,0010886 0,0011122 0,0011390 0,0011697 0,0012053 0,0012472 0,0012978


200 i 687,2 773,2 860,4 949,2 1040,1 1133,8 1231,3
200 s 1,9205 2,1146 2,3030 2,4868 2,6675 2,8466 3,0261

210 v 0,0010880 0,0011114 0,0011381 0,0011686 0,0012040 0,0012456 0,0012956


210 i 687,8 773,7 860,9 949,6 1040,4 1133,9 1231,0
210 s 1,9194 2,1133 2,3015 2,4852 2,6656 2,8444 3,0233

220 v 0,0010874 0,0011107 0,0011372 0,0011676 0,0012027 0,0012439 0,0012934


220 i 688,4 774,2 861,3 949,9 1040,6 1133,9 1230,8
220 s 1,9183 2,1121 2,3001 2,4836 2,6637 2,8421 3,0205

230
Phụ lục 3. Thông số nhiệt động của nƣớc chƣa sôi
và hơi quá nhiệt (Tiếp theo) v [m3/kg]; i [kJ/kg]; s [kJ/kgK]

t,
p, bar o 300 350 400 450 500 550 600
C

0,01 v 264,52 287,59 310,67 333,75 356,83 379,90 402,98


0,01 i 3077,0 3177,7 3280,1 3384,1 3489,8 3597,2 3706,3
0,01 s 10,3456 10,5142 10,6722 10,8212 10,9625 11,0971 11,2258

0,02 v 132,26 143,79 155,33 166,87 178,41 189,95 201,49


0,02 i 3076,9 3177,7 3280,1 3384,1 3489,8 3597,2 3706,3
0,02 s 10,0257 10,1943 10,3522 10,5013 10,6426 10,7772 10,9059

0,03 v 88,168 95,862 103,55 111,25 118,94 126,63 134,33


0,03 i 3076,9 3177,7 3280,0 3384,1 3489,7 3597,2 3706,3
0,03 s 9,8385 10,0071 10,1651 10,3141 10,4554 10,5900 10,7188

0,04 v 66,125 71,895 77,665 83,435 89,205 94,974 100,74


0,04 i 3076,9 3177,7 3280,0 3384,0 3489,7 3597,2 3706,3
0,04 s 9,7057 9,8743 10,0323 10,1813 10,3227 10,4573 10,5860

0,05 v 52,898 57,515 62,131 66,747 71,363 75,979 80,594


0,05 i 3076,9 3177,6 3280,0 3384,0 3489,7 3597,1 3706,3
0,05 s 9,6027 9,7713 9,9293 10,0783 10,2197 10,3543 10,4830

0,06 v 44,081 47,928 51,775 55,622 59,469 63,315 67,162


0,06 i 3076,8 3177,6 3280,0 3384,0 3489,7 3597,1 3706,3
0,06 s 9,5185 9,6871 9,8451 9,9942 10,1355 10,2701 10,3989

0,07 v 37,783 41,081 44,378 47,676 50,973 54,270 57,567


0,07 i 3076,8 3177,6 3280,0 3384,0 3489,7 3597,1 3706,3
0,07 s 9,4474 9,6160 9,7740 9,9230 10,0643 10,1990 10,3277

0,08 v 33,059 35,945 38,830 41,716 44,601 47,486 50,371


0,08 i 3076,8 3177,6 3280,0 3384,0 3489,7 3597,1 3706,3
0,08 s 9,3857 9,5543 9,7123 9,8614 10,0027 10,1373 10,2661

0,09 v 29,385 31,951 34,516 37,080 39,645 42,209 44,774


0,09 i 3076,8 3177,6 3280,0 3384,0 3489,7 3597,1 3706,3
0,09 s 9,3313 9,4999 9,6580 9,8070 9,9483 10,0830 10,2117

0,1 v 26,446 28,755 31,064 33,372 35,680 37,988 40,296


0,1 i 3076,7 3177,5 3279,9 3384,0 3489,7 3597,1 3706,3
0,1 s 9,2827 9,4513 9,6093 9,7584 9,8997 10,0343 10,1631

231
t,
p, bar o 300 350 400 450 500 550 600
C

0,2 v 13,220 14,375 15,530 16,684 17,839 18,993 20,147


0,2 i 3076,5 3177,4 3279,8 3383,8 3489,6 3597,0 3706,2
0,2 s 8,9624 9,1311 9,2892 9,4383 9,5797 9,7143 9,8431

0,3 v 8,8111 9,5816 10,352 11,122 11,892 12,661 13,431


0,3 i 3076,2 3177,2 3279,6 3383,7 3489,5 3596,9 3706,1
0,3 s 8,7750 8,9438 9,1019 9,2511 9,3925 9,5271 9,6559

0,4 v 6,6067 7,1850 7,7629 8,3405 8,9180 9,4954 10,073


0,4 i 3076,0 3177,0 3279,5 3383,6 3489,4 3596,8 3706,0
0,4 s 8,6419 8,8108 8,9690 9,1182 9,2596 9,3943 9,5231

0,5 v 5,2841 5,7470 6,2095 6,6718 7,1339 7,5959 8,0578


0,5 i 3075,8 3176,8 3279,3 3383,5 3489,2 3596,7 3706,0
0,5 s 8,5386 8,7076 8,8658 9,0150 9,1565 9,2912 9,4200

0,6 v 4,4024 4,7883 5,1739 5,5593 5,9444 6,3295 6,7145


0,6 i 3075,5 3176,6 3279,2 3383,3 3489,1 3596,6 3705,9
0,6 s 8,4541 8,6232 8,7815 8,9308 9,0722 9,2070 9,3358

0,7 v 3,7725 4,1035 4,4342 4,7646 5,0949 5,4250 5,7550


0,7 i 3075,3 3176,4 3279,0 3383,2 3489,0 3596,6 3705,8
0,7 s 8,3827 8,5518 8,7102 8,8595 9,0010 9,1357 9,2646

0,8 v 3,3002 3,5900 3,8794 4,1686 4,4577 4,7466 5,0354


0,8 i 3075,0 3176,2 3278,9 3383,1 3488,9 3596,5 3705,7
0,8 s 8,3207 8,4900 8,6484 8,7977 8,9393 9,0740 9,2029

0,9 v 2,9328 3,1905 3,4479 3,7051 3,9621 4,2189 4,4757


0,9 i 3074,8 3176,0 3278,7 3382,9 3488,8 3596,4 3705,6
0,9 s 8,2661 8,4354 8,5939 8,7432 8,8848 9,0196 9,1485

1 v 2,6389 2,8710 3,1027 3,3342 3,5656 3,7968 4,0279


1 i 3074,5 3175,8 3278,5 3382,8 3488,7 3596,3 3705,6
1 s 8,2171 8,3865 8,5451 8,6945 8,8361 8,9709 9,0998

2 v 1,3162 1,4330 1,5493 1,6655 1,7814 1,8973 2,0130


2 i 3072,1 3173,9 3277,0 3381,5 3487,6 3595,4 3704,8
2 s 7,8940 8,0643 8,2235 8,3733 8,5151 8,6501 8,7792

3 v 0,87534 0,95362 1,0315 1,1092 1,1867 1,2641 1,3414


3 i 3069,6 3172,0 3275,4 3380,2 3486,6 3594,5 3704,0

232
t,
p, bar o 300 350 400 450 500 550 600
C

3 s 7,7037 7,8749 8,0346 8,1848 8,3269 8,4622 8,5914

4 v 0,65488 0,71395 0,77264 0,83108 0,88936 0,94752 1,0056


4 i 3067,1 3170,0 3273,9 3379,0 3485,5 3593,6 3703,2
4 s 7,5677 7,7398 7,9001 8,0507 8,1931 8,3286 8,4579

5 v 0,52260 0,57014 0,61729 0,66421 0,71095 0,75757 0,80410


5 i 3064,6 3168,1 3272,3 3377,7 3484,4 3592,6 3702,5
5 s 7,4614 7,6345 7,7954 7,9464 8,0891 8,2247 8,3543

10 v 0,25798 0,28249 0,30659 0,33044 0,35411 0,37766 0,40111


10 i 3051,7 3158,2 3264,4 3371,2 3479,0 3588,1 3698,6
10 s 7,1247 7,3028 7,4668 7,6198 7,7640 7,9007 8,0309

15 v 0,16970 0,18658 0,20301 0,21918 0,23516 0,25102 0,26678


15 i 3038,3 3148,0 3256,4 3364,7 3473,6 3583,5 3694,6
15 s 6,9199 7,1035 7,2708 7,4259 7,5716 7,7093 7,8404

20 v 0,12550 0,13859 0,15121 0,16354 0,17568 0,18769 0,19961


20 i 3024,3 3137,6 3248,2 3358,1 3468,1 3578,9 3690,7
20 s 6,7685 6,9582 7,1290 7,2863 7,4335 7,5723 7,7042

25 v 0,098932 0,10978 0,12011 0,13015 0,13999 0,14970 0,15931


25 i 3009,6 3127,0 3240,0 3351,4 3462,6 3574,2 3686,8
25 s 6,6460 6,8424 7,0168 7,1765 7,3251 7,4651 7,5978

30 v 0,081175 0,090555 0,099377 0,10788 0,11619 0,12437 0,13244


30 i 2994,3 3116,1 3231,6 3344,7 3457,0 3569,6 3682,8
30 s 6,5412 6,7449 6,9233 7,0853 7,2356 7,3767 7,5102

35 v 0,068451 0,076804 0,084555 0,091977 0,099193 0,10627 0,11325


35 i 2978,4 3104,8 3223,0 3337,9 3451,5 3564,9 3678,8
35 s 6,4484 6,6601 6,8426 7,0071 7,1590 7,3012 7,4356

40 v 0,058868 0,066474 0,073432 0,080042 0,086441 0,092699 0,098857


40 i 2961,7 3093,3 3214,4 3331,0 3445,8 3560,2 3674,8
40 s 6,3638 6,5843 6,7712 6,9383 7,0919 7,2353 7,3704

45 v 0,051377 0,058425 0,064773 0,070756 0,076521 0,082141 0,087661


45 i 2944,1 3081,5 3205,6 3324,0 3440,2 3555,5 3670,8
45 s 6,2852 6,5153 6,7069 6,8767 7,0320 7,1765 7,3126

233
t,
p, bar o 300 350 400 450 500 550 600
C

50 v 0,045347 0,051971 0,057840 0,063325 0,068583 0,073694 0,078703


50 i 2925,6 3069,3 3196,6 3317,0 3434,5 3550,8 3666,8
50 s 6,2109 6,4515 6,6481 6,8208 6,9778 7,1235 7,2604

55 v 0,040374 0,046678 0,052161 0,057241 0,062087 0,066782 0,071373


55 i 2906,2 3056,8 3187,5 3309,9 3428,7 3546,0 3662,8
55 s 6,1396 6,3919 6,5938 6,7693 6,9282 7,0751 7,2129

60 v 0,036191 0,042253 0,047423 0,052168 0,056672 0,061021 0,065264


60 i 2885,5 3043,9 3178,2 3302,8 3422,9 3541,2 3658,8
60 s 6,0702 6,3356 6,5431 6,7216 6,8824 7,0306 7,1692

65 v 0,032609 0,038497 0,043408 0,047874 0,052088 0,056145 0,060095


65 i 2863,5 3030,6 3168,7 3295,5 3417,1 3536,4 3654,7
65 s 6,0018 6,2819 6,4953 6,6771 6,8397 6,9892 7,1287

70 v 0,029494 0,035265 0,039962 0,044190 0,048159 0,051966 0,055664


70 i 2839,8 3016,8 3159,1 3288,2 3411,3 3531,5 3650,6
70 s 5,9335 6,2303 6,4501 6,6351 6,7997 6,9505 7,0909

75 v 0,026744 0,032452 0,036970 0,040995 0,044751 0,048343 0,051823


75 i 2814,3 3002,7 3149,3 3280,7 3405,3 3526,7 3646,5
75 s 5,8644 6,1805 6,4070 6,5954 6,7620 6,9141 7,0555

80 v 0,024280 0,029978 0,034348 0,038197 0,041769 0,045172 0,048463


80 i 2786,4 2988,1 3139,3 3273,2 3399,4 3521,8 3642,4
80 s 5,7935 6,1319 6,3657 6,5577 6,7264 6,8798 7,0221

85 v 0,022038 0,027782 0,032029 0,035726 0,039137 0,042374 0,045497


85 i 2755,4 2972,9 3129,1 3265,6 3393,4 3516,9 3638,3
85 s 5,7193 6,0845 6,3259 6,5216 6,6925 6,8473 6,9905

90 v 0,0014024 0,025818 0,029963 0,033528 0,036795 0,039886 0,042860


90 i 1344,3 2957,2 3118,8 3257,9 3387,3 3511,9 3634,2
90 s 3,2529 6,0378 6,2875 6,4871 6,6601 6,8163 6,9605

95 v 0,0014002 0,024048 0,028111 0,031559 0,034700 0,037660 0,040501


95 i 1343,7 2940,9 3108,2 3250,2 3381,2 3506,9 3630,0
95 s 3,2506 5,9917 6,2502 6,4538 6,6291 6,7867 6,9319

100 v 0,0013980 0,022442 0,026439 0,029785 0,032813 0,035655 0,038377


100 i 1343,1 2924,0 3097,4 3242,3 3375,1 3501,9 3625,8

234
t,
p, bar o 300 350 400 450 500 550 600
C

100 s 3,2484 5,9458 6,2139 6,4217 6,5993 6,7584 6,9045

110 v 0,0013938 0,019627 0,023540 0,026716 0,029551 0,032192 0,034709


110 i 1342,0 2887,8 3075,1 3226,2 3362,6 3491,9 3617,5
110 s 3,2440 5,8541 6,1438 6,3605 6,5430 6,7050 6,8531

120 v 0,0013898 0,017223 0,021108 0,024151 0,026830 0,029304 0,031651


120 i 1340,9 2848,0 3051,9 3209,8 3350,0 3481,7 3609,0
120 s 3,2397 5,7607 6,0762 6,3027 6,4902 6,6553 6,8055

130 v 0,0013858 0,015120 0,019034 0,021976 0,024524 0,026860 0,029063


130 i 1339,9 2803,6 3027,6 3192,9 3337,1 3471,4 3600,5
130 s 3,2355 5,6635 6,0104 6,2475 6,4404 6,6087 6,7610

140 v 0,0013820 0,013232 0,017241 0,020105 0,022546 0,024763 0,026844


140 i 1339,0 2752,9 3002,2 3175,6 3324,1 3461,0 3591,9
140 s 3,2315 5,5595 5,9457 6,1945 6,3931 6,5648 6,7192

150 v 0,0013783 0,011481 0,015671 0,018478 0,020828 0,022945 0,024921


150 i 1338,1 2693,0 2975,5 3157,8 3310,8 3450,5 3583,3
150 s 3,2275 5,4435 5,8817 6,1433 6,3479 6,5230 6,6797

160 v 0,0013746 0,0097660 0,014281 0,017049 0,019324 0,021353 0,023237


160 i 1337,2 2617,0 2947,5 3139,6 3297,3 3439,8 3574,6
160 s 3,2236 5,3045 5,8177 6,0935 6,3045 6,4832 6,6422

170 v 0,0013711 0,0017270 0,013038 0,015784 0,017994 0,019948 0,021752


170 i 1336,4 1666,6 2917,8 3120,9 3283,6 3429,1 3565,9
170 s 3,2197 3,7701 5,7533 6,0449 6,2627 6,4451 6,6064

180 v 0,0013677 0,0017030 0,011915 0,014654 0,016810 0,018698 0,020431


180 i 1335,6 1658,7 2886,3 3101,7 3269,7 3418,3 3557,0
180 s 3,2160 3,7546 5,6881 5,9973 6,2222 6,4085 6,5722

190 v 0,0013643 0,0016826 0,010891 0,013639 0,015749 0,017579 0,019248


190 i 1334,8 1651,9 2852,8 3081,9 3255,6 3407,3 3548,2
190 s 3,2123 3,7410 5,6213 5,9504 6,1829 6,3732 6,5393

200 v 0,0013611 0,0016649 0,0099500 0,012720 0,014793 0,016571 0,018184


200 i 1334,1 1646,0 2816,8 3061,5 3241,2 3396,2 3539,2
200 s 3,2087 3,7288 5,5525 5,9041 6,1445 6,3390 6,5077

210 v 0,0013579 0,0016491 0,0090750 0,011885 0,013926 0,015658 0,017222


210 i 1333,5 1640,7 2778,0 3040,6 3226,6 3385,1 3530,2

235
t,
p, bar o 300 350 400 450 500 550 600
C

210 s 3,2051 3,7177 5,4807 5,8581 6,1071 6,3058 6,4771

220 v 0,0013548 0,0016349 0,0082550 0,011121 0,013137 0,014828 0,016346


220 i 1332,8 1635,9 2735,8 3019,0 3211,8 3373,8 3521,2
220 s 3,2016 3,7074 5,4050 5,8124 6,0704 6,2736 6,4475

236
Phụ lục 4. Nhiệt dung riêng khối lƣợng đẳng áp của nƣớc chƣa sôi
và hơi quá nhiệt, kJ/(kgK)
p, bar
t, oC
0,01 0,1 0,5 1 5 10 20 30 40 50 60 70 80

0,01 4,220 4,220 4,220 4,219 4,217 4,215 4,210 4,205 4,200 4,196 4,191 4,186 4,181
10 1,885 4,196 4,196 4,195 4,194 4,192 4,188 4,185 4,181 4,177 4,174 4,170 4,167
20 1,874 4,185 4,185 4,185 4,184 4,182 4,179 4,176 4,173 4,170 4,167 4,164 4,161
30 1,873 4,180 4,180 4,180 4,179 4,178 4,175 4,172 4,170 4,167 4,164 4,162 4,159
40 1,874 4,179 4,179 4,179 4,178 4,176 4,174 4,171 4,169 4,167 4,164 4,162 4,160
50 1,876 1,927 4,180 4,180 4,179 4,177 4,175 4,173 4,171 4,168 4,166 4,164 4,162

60 1,878 1,912 4,183 4,183 4,182 4,181 4,179 4,176 4,174 4,172 4,170 4,168 4,166
70 1,881 1,907 4,188 4,188 4,187 4,186 4,184 4,182 4,180 4,178 4,175 4,173 4,171
80 1,884 1,905 4,196 4,196 4,195 4,194 4,191 4,189 4,187 4,185 4,183 4,181 4,179
90 1,887 1,905 1,990 4,205 4,204 4,203 4,201 4,199 4,196 4,194 4,192 4,190 4,188
100 1,891 1,906 1,973 2,074 4,216 4,215 4,212 4,210 4,208 4,206 4,203 4,201 4,199

110 1,895 1,907 1,963 2,040 4,230 4,228 4,226 4,224 4,221 4,219 4,216 4,214 4,212
120 1,900 1,910 1,956 2,019 4,246 4,244 4,242 4,239 4,237 4,234 4,232 4,229 4,227
130 1,904 1,913 1,952 2,004 4,264 4,263 4,260 4,257 4,255 4,252 4,249 4,247 4,244
140 1,909 1,916 1,949 1,993 4,286 4,284 4,281 4,278 4,275 4,273 4,270 4,267 4,264
150 1,914 1,920 1,948 1,986 4,310 4,309 4,305 4,302 4,299 4,296 4,293 4,290 4,287

160 1,919 1,924 1,949 1,980 2,318 4,337 4,333 4,329 4,326 4,323 4,319 4,316 4,312
170 1,924 1,929 1,950 1,977 2,250 4,369 4,365 4,361 4,357 4,353 4,349 4,345 4,342
180 1,930 1,934 1,952 1,976 2,205 2,712 4,401 4,397 4,392 4,388 4,384 4,379 4,375
190 1,935 1,938 1,954 1,975 2,171 2,529 4,443 4,438 4,433 4,428 4,423 4,418 4,414
200 1,941 1,944 1,958 1,976 2,145 2,429 4,491 4,486 4,480 4,474 4,469 4,463 4,458

210 1,946 1,949 1,961 1,977 2,124 2,361 4,548 4,541 4,534 4,528 4,521 4,515 4,509
220 1,952 1,954 1,965 1,979 2,108 2,310 2,949 4,605 4,598 4,590 4,582 4,575 4,568
230 1,958 1,960 1,970 1,982 2,095 2,270 2,766 4,681 4,672 4,663 4,654 4,645 4,636
240 1,963 1,965 1,974 1,985 2,086 2,238 2,648 3,344 4,760 4,749 4,738 4,727 4,717
250 1,969 1,971 1,979 1,989 2,078 2,212 2,560 3,077 4,865 4,851 4,838 4,825 4,812

260 1,975 1,977 1,984 1,993 2,073 2,191 2,491 2,907 3,554 4,976 4,959 4,943 4,927
270 1,981 1,983 1,989 1,998 2,069 2,174 2,435 2,783 3,270 4,046 5,108 5,087 5,067
280 1,987 1,989 1,995 2,002 2,067 2,160 2,389 2,685 3,077 3,635 4,516 5,270 5,243
290 1,993 1,995 2,000 2,007 2,066 2,149 2,351 2,607 2,933 3,366 3,981 4,936 5,471
300 2,000 2,001 2,006 2,012 2,066 2,141 2,320 2,543 2,820 3,171 3,638 4,292 5,287

237
p, bar
t, oC
0,01 0,1 0,5 1 5 10 20 30 40 50 60 70 80

310 2,006 2,007 2,011 2,017 2,066 2,134 2,294 2,490 2,729 3,022 3,393 3,882 4,556
320 2,012 2,013 2,017 2,023 2,068 2,130 2,273 2,446 2,654 2,903 3,208 3,591 4,091
330 2,018 2,019 2,023 2,028 2,070 2,126 2,256 2,410 2,592 2,806 3,063 3,374 3,762
340 2,025 2,026 2,029 2,034 2,072 2,124 2,242 2,379 2,540 2,727 2,946 3,205 3,518
350 2,031 2,032 2,035 2,040 2,075 2,123 2,230 2,354 2,497 2,661 2,850 3,070 3,329

360 2,037 2,038 2,041 2,045 2,079 2,123 2,221 2,333 2,460 2,606 2,771 2,961 3,179
370 2,044 2,045 2,048 2,051 2,082 2,123 2,213 2,315 2,430 2,559 2,705 2,870 3,057
380 2,050 2,051 2,054 2,057 2,086 2,124 2,207 2,300 2,404 2,520 2,650 2,795 2,957
390 2,057 2,058 2,060 2,063 2,091 2,126 2,203 2,288 2,382 2,487 2,603 2,731 2,874
400 2,063 2,064 2,067 2,070 2,095 2,128 2,200 2,278 2,364 2,459 2,563 2,678 2,804

410 2,070 2,071 2,073 2,076 2,100 2,131 2,197 2,270 2,349 2,435 2,529 2,632 2,744
420 2,077 2,077 2,079 2,082 2,105 2,134 2,196 2,263 2,336 2,415 2,500 2,593 2,694
430 2,083 2,084 2,086 2,089 2,110 2,137 2,196 2,258 2,325 2,398 2,476 2,560 2,651
440 2,090 2,091 2,093 2,095 2,115 2,141 2,196 2,254 2,316 2,383 2,455 2,531 2,614
450 2,097 2,097 2,099 2,101 2,121 2,145 2,196 2,251 2,309 2,371 2,436 2,507 2,582

460 2,104 2,104 2,106 2,108 2,126 2,149 2,198 2,249 2,303 2,360 2,421 2,486 2,554
470 2,110 2,111 2,112 2,115 2,132 2,154 2,199 2,247 2,298 2,351 2,408 2,467 2,530
480 2,117 2,118 2,119 2,121 2,138 2,158 2,202 2,247 2,294 2,344 2,396 2,452 2,510
490 2,124 2,124 2,126 2,128 2,143 2,163 2,204 2,247 2,291 2,338 2,387 2,438 2,492
500 2,131 2,131 2,133 2,135 2,149 2,168 2,207 2,247 2,289 2,333 2,379 2,426 2,476

510 2,138 2,138 2,140 2,141 2,155 2,173 2,210 2,248 2,288 2,329 2,372 2,417 2,463
520 2,145 2,145 2,146 2,148 2,162 2,179 2,214 2,250 2,287 2,326 2,366 2,408 2,452
530 2,152 2,152 2,153 2,155 2,168 2,184 2,217 2,252 2,287 2,324 2,362 2,401 2,442
540 2,159 2,159 2,160 2,162 2,174 2,189 2,221 2,254 2,287 2,322 2,358 2,395 2,433
550 2,166 2,166 2,167 2,169 2,180 2,195 2,225 2,256 2,288 2,321 2,355 2,390 2,426

560 2,173 2,173 2,174 2,175 2,187 2,201 2,230 2,259 2,290 2,321 2,353 2,386 2,420
570 2,180 2,180 2,181 2,182 2,193 2,207 2,234 2,262 2,291 2,321 2,351 2,382 2,414
580 2,187 2,187 2,188 2,189 2,200 2,213 2,239 2,266 2,293 2,321 2,350 2,380 2,410
590 2,194 2,194 2,195 2,196 2,206 2,218 2,244 2,269 2,296 2,322 2,350 2,378 2,407
600 2,201 2,201 2,202 2,203 2,213 2,224 2,249 2,273 2,298 2,324 2,350 2,377 2,404

238
Phụ lục 4. Nhiệt dung riêng khối lƣợng đẳng áp của nƣớc chƣa sôi
và hơi quá nhiệt, kJ/(kgK) (tiếp theo)
p, bar
t, oC
90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200

0,01 4,177 4,172 4,168 4,163 4,159 4,154 4,150 4,146 4,142 4,137 4,133 4,129
10 4,163 4,160 4,156 4,153 4,149 4,146 4,143 4,139 4,136 4,133 4,129 4,126
20 4,158 4,155 4,152 4,149 4,147 4,144 4,141 4,138 4,136 4,133 4,130 4,127
30 4,157 4,154 4,152 4,149 4,147 4,144 4,142 4,139 4,137 4,134 4,132 4,130
40 4,157 4,155 4,153 4,150 4,148 4,146 4,144 4,141 4,139 4,137 4,135 4,133
50 4,159 4,157 4,155 4,153 4,151 4,149 4,147 4,144 4,142 4,140 4,138 4,136

60 4,163 4,161 4,159 4,157 4,155 4,153 4,151 4,149 4,147 4,145 4,143 4,141
70 4,169 4,167 4,165 4,163 4,161 4,159 4,157 4,155 4,153 4,151 4,149 4,147
80 4,176 4,174 4,172 4,170 4,168 4,166 4,164 4,162 4,160 4,158 4,156 4,154
90 4,186 4,184 4,181 4,179 4,177 4,175 4,173 4,171 4,169 4,167 4,165 4,163
100 4,197 4,194 4,192 4,190 4,188 4,186 4,184 4,182 4,180 4,177 4,175 4,173

110 4,210 4,207 4,205 4,203 4,201 4,198 4,196 4,194 4,192 4,190 4,187 4,185
120 4,225 4,222 4,220 4,217 4,215 4,213 4,210 4,208 4,206 4,203 4,201 4,199
130 4,242 4,239 4,237 4,234 4,232 4,229 4,227 4,224 4,222 4,219 4,217 4,214
140 4,261 4,258 4,256 4,253 4,250 4,248 4,245 4,242 4,240 4,237 4,235 4,232
150 4,284 4,281 4,278 4,275 4,272 4,269 4,266 4,263 4,260 4,257 4,255 4,252

160 4,309 4,306 4,302 4,299 4,296 4,293 4,290 4,286 4,283 4,280 4,277 4,274
170 4,338 4,334 4,331 4,327 4,324 4,320 4,317 4,313 4,310 4,306 4,303 4,300
180 4,371 4,367 4,363 4,359 4,355 4,351 4,347 4,343 4,340 4,336 4,332 4,328
190 4,409 4,404 4,400 4,395 4,391 4,386 4,382 4,378 4,374 4,369 4,365 4,361
200 4,452 4,447 4,442 4,437 4,432 4,427 4,422 4,417 4,412 4,408 4,403 4,398

210 4,503 4,497 4,491 4,485 4,479 4,473 4,468 4,462 4,457 4,451 4,446 4,441
220 4,561 4,553 4,547 4,540 4,533 4,526 4,520 4,514 4,507 4,501 4,495 4,489
230 4,628 4,620 4,612 4,604 4,596 4,588 4,580 4,573 4,566 4,558 4,551 4,544
240 4,707 4,697 4,687 4,678 4,669 4,659 4,651 4,642 4,633 4,625 4,617 4,608
250 4,800 4,788 4,777 4,765 4,754 4,743 4,732 4,722 4,712 4,702 4,692 4,682

260 4,912 4,897 4,883 4,869 4,855 4,842 4,829 4,816 4,804 4,792 4,780 4,769
270 5,048 5,029 5,011 4,994 4,977 4,960 4,944 4,928 4,913 4,898 4,884 4,870
280 5,218 5,193 5,169 5,147 5,125 5,104 5,083 5,064 5,044 5,026 5,008 4,991
290 5,436 5,402 5,370 5,340 5,311 5,283 5,256 5,230 5,205 5,182 5,159 5,137
300 5,730 5,682 5,636 5,592 5,551 5,513 5,476 5,441 5,408 5,376 5,346 5,317

239
p, bar
t, oC
90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200

310 5,558 6,078 6,007 5,941 5,880 5,823 5,769 5,719 5,672 5,628 5,586 5,546
320 4,767 5,747 7,406 6,462 6,361 6,268 6,184 6,106 6,035 5,968 5,907 5,849
330 4,260 4,923 5,858 7,331 7,161 6,983 6,829 6,693 6,572 6,463 6,364 6,274
340 3,902 4,389 5,024 5,897 7,195 9,488 8,065 7,744 7,485 7,269 7,085 6,924
350 3,637 4,012 4,478 5,075 5,873 7,006 8,789 12,413 9,687 8,999 8,494 8,106

360 3,433 3,732 4,092 4,531 5,082 5,798 6,774 8,193 10,547 15,820 13,638 11,460
370 3,271 3,517 3,805 4,145 4,553 5,054 5,687 6,517 7,657 9,327 12,169 18,660
380 3,140 3,347 3,584 3,856 4,174 4,550 5,000 5,554 6,254 7,171 8,419 10,221
390 3,032 3,209 3,408 3,633 3,889 4,184 4,526 4,929 5,410 5,999 6,738 7,693
400 2,943 3,096 3,266 3,455 3,667 3,906 4,178 4,488 4,846 5,265 5,760 6,360

410 2,867 3,001 3,149 3,311 3,490 3,688 3,910 4,159 4,439 4,757 5,121 5,541
420 2,803 2,922 3,051 3,191 3,345 3,513 3,699 3,903 4,130 4,383 4,665 4,982
430 2,749 2,854 2,968 3,091 3,225 3,370 3,527 3,699 3,887 4,094 4,321 4,572
440 2,702 2,796 2,898 3,007 3,124 3,250 3,386 3,533 3,692 3,865 4,052 4,257
450 2,662 2,747 2,838 2,935 3,039 3,150 3,269 3,396 3,532 3,679 3,837 4,007

460 2,627 2,704 2,786 2,874 2,966 3,065 3,170 3,281 3,400 3,526 3,661 3,806
470 2,597 2,667 2,742 2,821 2,904 2,992 3,085 3,184 3,288 3,398 3,515 3,640
480 2,571 2,635 2,703 2,775 2,850 2,929 3,013 3,100 3,193 3,290 3,393 3,501
490 2,548 2,608 2,670 2,735 2,803 2,875 2,950 3,029 3,112 3,198 3,289 3,384
500 2,529 2,583 2,640 2,700 2,763 2,828 2,896 2,967 3,041 3,119 3,200 3,284

510 2,512 2,562 2,615 2,670 2,727 2,787 2,849 2,913 2,981 3,051 3,123 3,199
520 2,497 2,544 2,592 2,643 2,696 2,751 2,807 2,866 2,928 2,991 3,057 3,125
530 2,484 2,528 2,573 2,620 2,669 2,719 2,771 2,825 2,881 2,939 2,999 3,061
540 2,473 2,513 2,556 2,599 2,644 2,691 2,739 2,789 2,840 2,894 2,948 3,005
550 2,463 2,501 2,541 2,581 2,623 2,667 2,711 2,757 2,805 2,853 2,904 2,955

560 2,454 2,490 2,527 2,565 2,605 2,645 2,686 2,729 2,773 2,818 2,864 2,912
570 2,447 2,481 2,516 2,551 2,588 2,626 2,664 2,704 2,745 2,786 2,829 2,873
580 2,441 2,473 2,506 2,539 2,573 2,609 2,645 2,682 2,720 2,758 2,798 2,839
590 2,436 2,466 2,497 2,528 2,561 2,594 2,627 2,662 2,697 2,734 2,771 2,808
600 2,432 2,460 2,489 2,519 2,549 2,580 2,612 2,644 2,678 2,711 2,746 2,781

240
Phụ lục 5 . Tính chất vật lý của nƣớc ở trạng thái bão hòa
o
t, C ρ, kg/m3 Cp, kJ/kgK λ.102, W/mK ν.106, m2/s Pr
0,01 999,8 4,220 56,2 1,792 13,45
10 999,7 4,196 58,2 1,306 9,42
20 998,2 4,185 59,9 1,003 6,99
30 995,6 4,180 61,5 0,801 5,42
40 992,2 4,179 62,9 0,658 4,34
50 988,0 4,180 64,0 0,553 3,57
60 983,2 4,183 65,1 0,474 3,00
70 977,7 4,188 66,0 0,413 2,56
80 971,8 4,196 66,7 0,364 2,23
90 965,3 4,205 67,3 0,325 1,96
100 958,4 4,217 67,8 0,294 1,75

110 950,9 4,230 68,1 0,268 1,58


120 943,1 4,246 68,4 0,246 1,44
130 934,8 4,265 68,5 0,228 1,33
140 926,1 4,286 68,5 0,212 1,23
150 917,0 4,310 68,4 0,199 1,15

160 907,5 4,338 68,2 0,188 1,08


170 897,5 4,369 67,9 0,178 1,03
180 887,0 4,406 67,5 0,170 0,98
190 876,1 4,447 66,9 0,162 0,94
200 864,7 4,494 66,3 0,156 0,91

210 852,7 4,548 65,6 0,150 0,89


220 840,2 4,611 64,8 0,145 0,87
230 827,1 4,683 63,9 0,140 0,85
240 813,4 4,767 62,9 0,137 0,84
250 798,9 4,865 61,8 0,133 0,84

260 783,6 4,981 60,6 0,130 0,84


270 767,5 5,119 59,2 0,127 0,84
280 750,3 5,286 57,8 0,125 0,86
290 731,9 5,492 56,2 0,122 0,88
300 712,1 5,752 54,5 0,121 0,91

310 690,7 6,088 52,6 0,119 0,95


320 667,1 6,541 50,6 0,117 1,01
330 640,8 7,189 48,5 0,116 1,10
340 610,7 8,217 46,1 0,115 1,25
350 574,7 10,102 43,6 0,114 1,52

241
Phụ lục 6 . Tính chất vật lý của hơi nƣớc ở trạng thái bão hòa
t, oC ρ, kg/m3 Cp, kJ/kgK λ.102, W/mK ν.106, m2/s Pr
0,01 0,00485 1,888 1,649 1843 1,02
10 0,00941 1,896 1,721 982,1 1,02
20 0,01731 1,906 1,795 551,3 1,01
30 0,03041 1,918 1,871 324,2 1,01
40 0,05124 1,932 1,948 198,8 1,01
50 0,08314 1,948 2,028 126,5 1,01
60 0,1304 1,966 2,110 83,22 1,01
70 0,1984 1,987 2,196 56,42 1,01
80 0,2937 2,012 2,286 39,29 1,02
90 0,4239 2,042 2,380 28,04 1,02
100 0,5981 2,077 2,479 20,45 1,02

110 0,827 2,121 2,585 15,21 1,03


120 1,122 2,174 2,696 11,52 1,04
130 1,497 2,237 2,815 8,867 1,05
140 1,966 2,311 2,942 6,925 1,07
150 2,548 2,396 3,077 5,480 1,09

160 3,259 2,492 3,222 4,389 1,11


170 4,122 2,599 3,377 3,553 1,13
180 5,158 2,716 3,542 2,905 1,15
190 6,395 2,846 3,719 2,397 1,17
200 7,860 2,990 3,910 1,993 1,20

210 9,59 3,150 4,114 1,670 1,23


220 11,61 3,328 4,334 1,408 1,26
230 13,98 3,528 4,572 1,195 1,29
240 16,75 3,755 4,832 1,019 1,33
250 19,97 4,012 5,116 0,873 1,37

260 23,71 4,308 5,430 0,751 1,41


270 28,07 4,655 5,781 0,649 1,47
280 33,16 5,070 6,179 0,562 1,53
290 39,13 5,581 6,637 0,488 1,60
300 46,16 6,223 7,175 0,424 1,70

310 54,53 7,051 7,824 0,369 1,81


320 64,62 8,157 8,635 0,321 1,96
330 77,02 9,738 9,696 0,280 2,16
340 92,73 12,24 11,17 0,242 2,46
350 113,6 16,64 13,45 0,209 2,94

242
Phụ lục 7. Các tính chất nhiệt vật lý của không khí khô (p = 0,101 MPa)
t, ρ, Cp , λ, a.106 μ.106 ν .106 Pr
3 2 2
ºC kg/cm kJ/kg.K W/m.K m /s Pa.s m /s
-50 1,584 1,013 2,04 12,7 14,6 9,23 0,728
-40 1,515 1,013 2,12 13,8 15,2 10,04 0,728
-30 1,453 1,013 2,20 14,9 15,7 10,80 0,723
-20 1,395 1,009 2,28 16,2 16,2 12,79 0,716
-10 1,342 1,009 2,36 17,4 16,7 12,43 0,712

0 1,293 1,005 2,44 18,8 17,2 13,28 0,707


10 1,247 1,005 2,51 20,0 17,6 14,16 0,705
20 1,205 1,005 2,59 21,4 18,1 15,06 0,703
30 1,165 1,005 2,67 22,9 18,6 16,00 0,701
40 1,128 1,005 2,76 24,3 19,1 16,96 0,699
50 1,093 1,005 2,83 25,7 19,6 17,95 0,698

60 1,060 1,005 2,90 27,2 20,1 18,97 0,696


70 1,029 1,009 2,96 28,6 20,6 20,02 0,694
80 1,000 1,009 3,05 30,2 21,1 21,09 0,692
90 0,972 1,009 3,13 31,9 21,6 22,10 0,690
100 0,946 1,009 3,21 33,6 21,9 23,13 0,688

120 0,898 1,009 3,34 36,8 22,8 25,45 0,686


140 0,854 1,013 3,49 40,3 23,7 27,80 0,684
160 0,815 1,017 3,64 43,9 24,5 30,09 0,682
180 0,779 1,022 3,78 47,5 25,3 32,49 0,681
200 0,746 1,026 3,93 51,4 26,0 34,85 0,680

250 0,674 1,038 4,27 61,0 27,4 40,61 0,677


300 0,615 1,047 4,60 71,6 29,7 48,33 0,674
350 0,566 1,059 4,91 81,9 31,4 55,46 0,676
400 0,524 1,068 5,21 93,1 33,0 63,09 0,678
500 0,456 1,093 5,74 115,3 36,2 79,38 0,687

600 0,404 1,114 6,22 138,3 39,1 96,89 0,699


700 0,362 1,135 6,71 163,4 41,8 115,40 0,706
800 0,329 1,156 7,18 188,8 44,3 134,80 0,713
900 0,301 1,172 7,63 216,2 46,7 155,10 0,717
1000 0,277 1,185 8,07 254,9 49,0 177,10 0,719
1100 0,257 1,179 8,50 276,2 51,2 199,30 0,722
1200 0,239 1,210 9,15 316,5 53,5 223,70 0,724

243
Phụ lục 8. Tính chất vật lý của khói (p=0,101 MPa; rCO2=0,13; rH2O=0,11; rN2=0,76)
t, oC ρ, kg/m3 Cp, kJ/kgK λ.102, W/mk ν.106, m2/s Pr
0 1,295 1,042 2,28 12,20 0,720
10 1,261 1,045 2,37 13,13 0,717
20 1,226 1,047 2,45 14,07 0,714
30 1,192 1,050 2,54 15,00 0,711
40 1,157 1,052 2,62 15,94 0,708
50 1,123 1,055 2,71 16,87 0,705
60 1,088 1,058 2,79 17,80 0,702
70 1,054 1,060 2,88 18,74 0,699
80 1,019 1,063 2,96 19,67 0,696
90 0,985 1,065 3,05 20,61 0,693
100 0,950 1,068 3,13 21,54 0,690

110 0,930 1,071 3,22 22,67 0,681


120 0,910 1,074 3,31 23,79 0,672
130 0,889 1,077 3,39 24,92 0,663
140 0,869 1,080 3,48 26,04 0,654
150 0,849 1,083 3,57 27,17 0,645
160 0,829 1,085 3,66 28,30 0,636
170 0,809 1,088 3,75 29,42 0,627
180 0,788 1,091 3,83 30,55 0,618
190 0,768 1,094 3,92 31,67 0,609
200 0,748 1,097 4,01 32,80 0,600

220 0,722 1,102 4,18 35,40 0,610


240 0,696 1,107 4,34 38,00 0,620
260 0,669 1,112 4,51 40,61 0,630
280 0,643 1,117 4,67 43,21 0,640
300 0,617 1,122 4,84 45,81 0,650

350 0,571 1,137 5,27 53,10 0,645


400 0,525 1,151 5,70 60,38 0,640
500 0,457 1,185 6,56 76,30 0,630
600 0,405 1,214 7,42 93,61 0,620
700 0,363 1,239 8,27 112,1 0,610

800 0,330 1,264 9,15 131,8 0,600


900 0,301 1,290 10,0 152,5 0,590
1000 0,275 1,306 10,9 174,3 0,580
1200 0,240 1,340 12,6 221,0 0,560

244
Phụ lục 9. Các tính chất nhiệt vật lý của NH3 lỏng bão hòa
t, ρ, Cp , λ, a.102 μ.106 ν.106 ζ.104 β.104 Pr
3 2 2 2
ºC kg/cm kJ/kgK kW/mK m /h kG.s/m m /s kG/m 1/K
-77,9 - 4,013 0,55 - 0,663 - 58,2 - -
-70 725,3 4,337 0,55 6,295 0,483 0,653 56,0 15,6 3,73
-60 713,8 4,37 0,552 6,374 0,388 0,533 52,4 16,1 3,01
-50 702,0 4,408 0,552 6,426 0,330 0,461 49,1 16,9 2,58
-40 690,0 4,437 0,551 6,481 0,291 0,414 45,7 17,7 2,30
-30 677,7 4,466 0,549 6,527 0,260 0,376 42,5 18,3 2,07
-20 665,0 4,508 0,544 6,534 0,237 0,342 39,2 19,3 1,88
-10 652,0 4,55 0,537 6,519 0,210 0,316 36,0 20,2 1,74
0 638,6 4,596 0,524 6,432 0,191 0,293 33,0 21,1 1,64
10 624,7 4,647 0,509 6,316 0,172 0,270 29,9 22,5 1,54
20 610,3 4,709 0,494 6,190 0,155 0,249 26,9 23,9 1,45
30 595,2 4,797 0,474 5,982 0,140 0,230 23,9 25,7 1,38
40 579,5 4,898 0,455 5,779 0,128 0,216 21,0 27,9 1,34
50 562,8 5,019 0,433 5,513 0,116 0,202 18,1 30,3 1,32
60 544,0 5,149 0,411 5,276 0,105 0,189 15,2 33,2 1,29
70 524,8 5,316 - - 0,094 0,176 - 36,8 -
80 504,2 5,53 - - 0,084 0,163 - 42,3 -
90 481,6 - - - 0,075 0,153 - - -
100 456,3 6,199 - - 0,065 0,140 - - -
132,4 242,0 - - - 0,027 0,109 - - -

Phụ lục 10. Các tính chất nhiệt vật lý của NH3 hơi bão hòa
t, ρ, Cp , λ, a.102 μ.106 ν.106 Pr
ºC kg/cm3 kJ/kgK kW/m.K m2/h kG.s/m2 m2/s
-70 0,121 - 1,30 - 0,741 63,12 -
-60 0,213 0,51 1,37 12,64 0,748 34,46 0,93
-50 0,381 0,52 1,44 7,17 0,780 20,07 1,01
-40 0,645 0,54 1,51 4,32 0,816 12,41 1,04
-30 1,038 0,57 1,51 2,71 0,852 8,04 1,07
-20 1,604 0,59 1,69 1,78 0,886 5,42 1,10
-10 2,390 0,62 1,78 1,20 0,928 3,81 1,14
0 3,452 0,65 1,90 0,85 0,975 2,77 1,18
10 4,859 0,69 2,04 0,61 1,010 2,04 1,21
20 6,694 0,73 2,19 0,45 1,065 1,56 1,25
30 9,034 0,79 2,36 0,33 1,153 1,28 1,34
40 12,005 0,85 2,57 0,25 1,199 0,98 1,40
50 15,75 0,92 2,88 0,20 1,332 0,83 1,50
60 20,35 1,00 - - 1,522 0,73 -
70 26,36 1,10 - - 1,747 0,65 -
80 33,90 1,29 - - 2,073 0,60 -

245
90 43,60 1,36 - - - - -
100 56,10 1,52 - - - - -
110 - 1,74 - - - - -
120 - 2,01 - - - - -
130 - 2,53 - - - - -
132,4 - - - - 2,662 0,11 -

Phụ lục 11. Các tính chất nhiệt vật lý của R12 lỏng bão hòa
t, ρ, Cp , λ, a.102 μ.106 ν.106 ζ.104 β.104 Pr
o
C kg/cm3 kJ/kgK kW/mK m2/h kG.s/m2 m2/s kG/m 1/K
-70 1489 0,95 0,124 3,16 0,661 0,434 23,5 15,69 3,94
-60 1465 0,984 0,12 1,00 0,484 0,323 21,9 16,91 3,88
-50 1439 1,017 0,116 2,86 0,404 0,275 20,5 19,50 3,46
-40 1411 1,047 0,112 2,71 0,358 0,249 18,8 19,84 3,31
-30 1382 1,08 0,108 2,60 0,326 0,232 17,2 20,82 3,20
-20 1350 1,114 0,104 2,48 0,301 0,218 15,5 23,74 3,17
-10 1318 1,147 0,1 2,38 0,282 0,210 13,9 24,52 3,18
0 1285 1,181 0,095 2,26 0,268 0,204 12,25 29,72 3,25
10 1249 1,214 0,091 2,16 0,254 0,199 10,60 29,53 3,32
20 1213 1,247 0,087 2,08 0,243 0,197 9,19 30,51 3,41
30 1176 1,277 0,083 1,98 0,234 0,196 7,74 33,70 3,55
40 1132 1,31 0,079 1,91 0,226 0,196 6,14 39,95 3,67
50 1084 1,344 0,074 1,84 0,217 0,196 4,76 45,50 3,78
60 1032 1,373 0,071 1,80 0,212 0,202 3,44 54,60 3,92
70 969 1,407 0,069 1,77 0,205 0,208 2,17 68,83 4,11
80 895 1,44 0,063 1,75 0,200 0,219 1,14 95,71 4,41

Phụ lục 12. Các tính chất nhiệt vật lý của R22 hơi bão hòa
t, ρ, Cp , λ, a.103 μ.106 ν .106 Pr
3 2 2
ºC kg/cm kJ/kgK kW/mK m /h kG.s/m m2/s
-100 0,120 0.502 0.0070 418,7 0,78 63,8 0,55
-80 0,563 0.519 0.0079 96,73 0,88 15,3 0,57
-60 1,869 0.54 0.0085 30,33 0,98 5,14 0,61
-50 3,096 0.553 0.0088 18,44 1,02 3,23 0,63
-40 48,78 0.569 0.0093 12,06 1,07 2,15 0,64
-30 7,407 0.586 0.0097 7,96 1,11 1,47 0,66
-20 10,76 0.603 0.0100 5,55 1,14 1,04 0,67
-10 15,29 0.62 0.0100 3,95 1,19 0,763 0,70
0 21,23 0.641 0.0110 2,83 1,22 0,563 0,72
10 28,90 0.67 0.0110 2,04 1,25 0,424 0,75
20 38,76 0.707 0.0114 1,49 1,30 0,329 0,79
30 51,55 0.754 0.0117 1,09 1,33 0,253 0,84

246
40 67,57 0.804 0.0121 0,80 1,37 0,199 0,90
50 88,50 0.858 - - - -
60 111,5 0.0128 - 1,42 0,125 -

Phụ lục 13. Tính chất nhiệt vật lý của dung dịch muối NaCl
ξ, td , ρ, t, C, λ, a.104 μ.104 ν.106 Pr
% ºC kg/m3 ºC kJ/kgK kW/mK m2/h kG.s/m2 m2/s
7 -4,4 1050 20 3,843 0,593 5,31 1,10 1,03 6,9
10 3,834 0,576 5,16 1,44 1,34 9,4
0 3,826 0,559 5,02 1,91 1,78 12,7
-4 3,818 0,556 5,00 2,20 2,06 14,8
11 -7,5 1030 20 3,696 0,593 5,33 1,17 1,06 7,2
10 3,684 0,57 5,15 1,55 1,41 9,9
0 3,675 0,556 5,03 2,06 1,87 13,4
-5 3,671 0,549 4,98 2,49 2,26 16,4
-7,5 3,671 0,545 4,96 2,70 2,45 17,8
13,6 -9,8 1100 20 3,608 0,593 5,40 1,25 1.12 7,4
10 3,6 0,567 5,15 1,65 1,47 10,3
0 3,587 0,553 5,07 2,19 1,95 13,9
-5 3,583 0,547 5,00 2,66 2,37 17,1
-9,8 3,579 0,54 4,94 3,50 3,13 22,9
16,2 -12,2 1120 20 3,533 0,573 5,21 1,34 1,20 8,3
10 3,525 0,569 5,18 1,76 1,57 10,9
0 3,508 0,544 5,00 2,89 2,58 18,6
-5 3,504 0,535 4,93 3,56 3,18 23,2
-12,2 3,499 0,533 4,90 4,30 3,84 28,3
18,8 -15,1 1140 20 3,462 0,581 5,32 1,46 1,26 8,5
10 3,453 0,566 5,17 1,89 1,63 11,4
0 3,441 0,55 5,05 2,61 2,25 16,1
-5 3,433 0,542 5,00 3,18 2,74 19,8
-10 3,428 0,533 4,92 3,95 3,40 24,8
-15 3,424 0,524 4,86 4,87 4,19 31,0
21,2 -18,2 1160 20 3,395 0,579 5,27 1,53 1,33 9,1
10 3,382 0,563 5,17 2,05 1,73 12,1
0 3,374 0,547 5,03 2,88 2,44 17,5
-5 3,366 0,538 4,96 3,51 2,96 21,5
-10 3,361 0,53 4,90 4,39 3,70 27,1
-15 3,357 0,522 ,85 5,38 4,55 33,9
-18 3,357 0,517 4,80 6,20 5,24 39,4

247
23,1 -21,2 1175 20 3,345 0,565 5,30 1,70 1,42 9,6
10 3,332 0,549 5,05 2,20 1,84 13,1
0 3,324 0,544 5,02 3,10 2,59 18,6
-5 3,319 0,536 4,95 3,82 3,20 23,3
-10 3,311 0,528 4,89 4,80 4,02 29,5
-15 3,307 0,52 4,83 5,86 4,90 36,5
-21 3,303 0,514 4,77 7,90 6,60 50,0

Phụ lục 14. Các tính chất nhiệt vật lý của dung dịch muối CaCl2
ξ, td , ρ, kg/m3 t, C, λ, a.104 μ.104 ν.106 Pr
% ºC ºC kJ/kgK kW/mK m2/h kG.s/m2 m2/s
9,4 -5,2 1080 20 3,642 0,584 5,35 1,26 1,15 7,8
10 3,633 0,57 5,23 1,58 1,44 9,9
0 3,625 0,556 5,11 2,20 2,00 14,1
-5 3,6 0,549 5,08 2,60 2,36 16,7
14,7 -10,2 1130 20 3,361 0,576 5,46 1,52 1,32 8,7
10 3,349 0,563 5,35 1,90 1,64 11,0
0 3,328 0,549 5,26 2,61 2,27 15,6
-5 3,315 0,542 5,20 3,10 2,70 18,7
-10 3,307 0,534 5,15 4,14 3,60 25,3
18,9 -15,7 1170 20 3,148 0,572 5,60 1,84 1,54 9,9
10 3,14 0,558 5,47 2,28 1,91 12,6
0 3,127 0,544 5,37 3,05 2,56 17,2
-5 3,098 0,533 5,34 3,50 2,94 19,8
-10 3,085 0,529 5,29 4,76 4,00 27,3
-15 3,064 0,523 5,28 6,27 5,27 35,9
20,9 -19,2 1190 20 3,077 0,569 5,59 2,04 1,68 10,9
10 3,056 0,555 5,50 2,50 2,06 13,4
0 3,043 0,542 5,38 3,34 2,76 18,5
-5 3,014 0,535 5,38 3,90 3,22 21,5
-10 3,014 0,527 5,30 5,17 4,25 28,9
-15 3,014 0,521 5,23 6,72 5,53 38,2
23,8 -25,7 1220 20 2,972 0,565 5,62 2,40 1,94 12,5
10 2,951 0,551 5,50 2,93 2,35 15,4
0 2,93 0,538 5,43 3,89 3,13 20,8
-5 2,909 0,53 5,38 4,50 3,63 24,4
-10 2,909 0,523 5,32 6,04 4,87 33,0
-15 2,909 0,517 5,27 7,70 6,20 42,5
-20 2,888 0,51 5,20 9,66 7,77 53,8

248
-25 2,888 0,503 5,15 11,80 9,48 66,5
25,7 -31,2 1240 20 2,888 0,562 5,66 2,68 2,12 13,5
10 2,888 0,548 5,50 3,28 2,51 16,5
0 2,867 0,535 5,43 4,34 3,43 22,7
-10 2,846 0,521 5,32 6,81 5,40 36,6
-15 2,846 0,514 5,25 8,53 6,75 46,3
-20 2,805 0,508 5,26 10,77 8,52 58,5
-25 2,805 0,501 5,20 13,16 10,40 72,0
-30 2,763 0,494 5,21 15,10 12,00 83,0
27,5 -38,6 1260 20 2,846 0,558 5,63 2,99 2,33 14,9
10 2,826 0,545 5,50 3,68 2,87 18,8
0 2,809 0,531 5,41 4,99 3,81 25,3
-10 2,784 0,519 5,33 7,67 5,97 40,3
-20 2,763 0,506 5,24 12,1 9,45 65,0
-25 2,742 0,499 5,20 15,0 11,70 80,7
-30 2,742 0,492 5,12 17,5 13,60 95,5
-35 2,721 0,486 5,12 22,0 17,10 120
28,5 -43,6 1270 20 2,805 0,557 5,62 3,20 2,47 15,8
0 2,78 0,529 5,40 5,22 4,02 26,7
-10 2,763 0,517 5,31 8,18 6,32 42,7
-20 2,721 0,505 5,25 12,9 10,0 68,8
-25 2,721 0,498 5,18 16,3 12,6 87,5
-30 2,7 0,491 5,16 19,2 14,9 103,5
-35 2,7 0,484 5,10 25,0 19,3 136,5
-40 2,679 0,478 5,07 31,0 24,0 171,0
29,4 -50,1 1280 20 2,805 0,555 5,57 3,4 2,65 17,2
0 2,754 0,528 5,40 5,6 4,30 28,7
-10 2,721 516 5,35 8,8 6,75 45,4
-20 2,679 0,503 5,28 14,1 10,8 73,4
-30 2,658 0,49 5,19 21,7 16,61 115,0
-35 2,637 0,483 5,15 26,0 19,9 139,0
-40 2,637 0,477 5,10 33,0 25,3 179,0
-45 2,616 0,47 5,06 41,0 31,4 223,0
-50 2,616 0,464 4,68 50,0 38,3 295,0
29,9 -55 1286 20 2,784 0,553 5,58 3,53 2,75 17,8
0 2,738 0,528 5,40 5,80 4,43 29,5
-10 2,7 0,515 5,34 9,22 7,04 47,5
-20 2,679 0,502 5,25 14,7 11,23 77,0
-30 2,658 0,488 5,16 23,0 17,6 123,0

249
-35 2,637 0,483 5,10 29,0 22,1 156,5
-40 2,637 0,476 5,06 36,0 27,5 196,0
-45 2,616 0,47 5,02 44,0 33,5 240,0
-50 2,198 0,463 4,96 52,0 39,7 290,0
-55 2,595 0,456 4,91 66,0 50,2 368,0

Phụ lục 15. Tính chất nhiệt vật lý của một số vật liệu
Vật liệu t, ρ, λ, C, a.103 θ,
3
ºC kg/m kW/mK kJ/kg.K m2/h %
Vật liệu xây dựng và cách nhiệt
-Nhôm lá 50 20 0.047 - - -
- Nhôm lá có dạng hạt 20 160 0.291 0.837 18,5 -
- Amiăng
+ Loại tấm 30 770 0,116 0,816 0,712 -
+ Loại sợi 50 470 0,11 0,816 1,04 -
- Tấm lợp xi măng amiăng - 1800 0,349 - - -
- Nhựa đƣờng 20 2110 0.698 2.093 0,57 -
- Keo -196 90 0,013 0,527 8,52 -
-80 90 0,019 0,753 10,2
-30 90 0,021 0,837 10,0
0 90 0,023 0,913 10,2
20 90 0,027 0,967 11,0
50 90 0,029 1,03 11,2
- Sơn bakelit 20 1400 0.291 - - -
- Bê tông 20 2300 1.279 1,13 1,77 -
- Bê tông khí - 600 0.116 - - -
- Bê tông thạch cao bằng:
+ Xỉ lò luyện kim - 1000 0,722 0.795 16,8 -
+ Xỉ than - 1300 0,588 0.795 19,4 -
- Bê tông xốp 90 400 0,126 0,837 13,8 1,5
25 360 0,095 0,795 12,2 1,5
-14 520 0,256 1,381 12,9 77,5
- Bông 50 50 0,064 1,829 25,4 -
9 50 0,053 1,679 23,0 -
-78 50 0,043 1,386 22,7 -
-196 50 0,027 0,883 21,9 -
- Phớt
+ Loại giấy - 300 0,058 - - -
+ Loại vải 30 330 0,052 - - -
- Cao xu tấm lƣu hóa 50 400 0,091 - - -
- Đất xét chịu lửa 450 1845 1.035 1.088 1,855 -
- Sỏi 20 1840 0,36 - - -
- Đất

250
+ Đất sét 18 2160 1,48 1,298 17,70 17,5
18 1500 0,186 0,712 6,4 0,0
-25 2160 1,907 0,921 22,6 17,5
+ Đất sét Cambri 18 1280 0,302 0,963 8,74 0,0
10 2000 1,337 1,381 17,4 12,8
-14 2000 1,105 1,13 17,5 12,8
+ Đất cát mịn 16 2000 2,244 1,549 26,2 25,0
0 1430 0,186 0,67 7,1 0,24
-25 2000 2,907 1,005 54,1 25,0
+ Đất cát chảy 17 1500 0,221 0,795 6,8 0,0
18 2200 1,5 1,674 14,7 35,0
-16 2200 2,674 1,13 39,0 35,0
+ Đất cát bang tích 17 1270 0,151 0,67 6,3 0
18 2020 1,36 1,926 12,6 35
-20 2020 1,698 1,172 25,8 35
+ Đất cát pha 24 1900 0,791 0,628 24,0 0,0
-10 2060 1,314 0,876 26,1 7,4
-14 2060 1,116 0,225 26,0 7,4
- Gỗ
+ Gỗ tạp 30 128 0,52 - - -
+ Gỗ sồi thớ ngang 20 800 0,207 1,758 0,53 -
+ Gỗ sồi thớ dọc 20 800 0,363 - - -
+ Gỗ thông thớ ngang 20 448 0,107 - - -
+ Gỗ thông thớ dọc 20 448 0,256 - - -
+ Mùn cƣa 20 200 0,698 - - -
+ Dăm bào 25 150 0,008 2,763 7,46 11,4
+ Tấm làm từ dăm bào - 150 0,058 2,512 5,6 -
- 250 0,076 2,512 4,3 -
- 500 0,163 2,512 3,9 -
- Các tông
+ Loại ẩm 150 0,064 1,456 10,5 -
+ Gợn sóng - 0,064 - - -
+ Loại thƣờng 700 0,174 1,456 6,1 -
+ Loại ép chặt 1000 0,233 1,456 5,7 -
+ Cao su tổng hợp 1600 0,214 1,561 3,1 -
- Thạch anh tinh thể
+ Loại trục ngang 0 2500 7,209 0,837 12,0 -
÷ 2800
+ Loại trục dọc 0 0 13,605 - - -
- Keramzit đổ thành đống - 1400 0,523 0,837 26,1 -
- Gạch
+ Gạch cách nhiệt 100 550 0,14 - - -
+ Gạch cacborundum - 1000 1.128 0,678 0,60 -
+ Gạch xây dựng 20 800 0,233 ÷ - - -
÷ 1500 0,291
- Clinke 30 1400 0,163 1.423 0,41 -
- Da 30 1000 0,159 - -
- Than cốc loại bột 100 449 0,191 1.214 0,125 -

251
- Mồ hóng 40 190 0.031 - -
- Nƣớc đá 0 920 2.25 2.26 3,89 -
- Vải dầu 20 1180 0.186 - -
- Ma nhê 85% (bột) 100 216 0.067 - -
- Phấn 50 2000 0.93 0.879 1,91 -
- Bông khoáng 100 100 0,052 0,837 22,1 -
50 100 0,049 0,804 22,0 -
0 100 0,044 0,728 21,8 -
-30 100 0,04 0,678 20,9 -
-80 100 0,033 0,594 19,7 -
-196 100 0,016 0,343 17,1 -
- Bông khoáng tẩm bitum 25 390 0,07 1,047 5,8 -
-50 20 0,035 1,264 50,0 -
-80 20 0,029 1,088 48,0 -
-196 20 0,014 0,578 42,8 -
- Câm thạch 90 2700 1,302 0,418 4,15 -
- Lớp cáu lò hơi 65 - 1,314 ÷ - - -
3,14
- Paraphin 20 920 0.267 - - -
- Giấy nhựa chống thấm - 600 0.174 1,456 7,1 -
- Cát
+ Cát khô 20 1500 0,326 0,795 9,85 -
+ Cát ẩm 20 1650 1,128 2,093 1,77 -
- Nhựa
+ Polystyrol 20 33 0,041 1,172 34,4 -
+ Polyclovinyl 20 50 0,043 1,172 26,7 -
- Xi măng pooclan 30 1900 0,302 1,13 0,506 -
- Li-e (bần, điền)
+ Loại hạt 20 45 0,038 - - -
+ Loại tấm 30 190 0,042 1,884 0,42 -
- Cao su 0 1200 0.163 1.381 0,353 -
- Giấy dầu - 600 0.174 1.465 0,71 -
- Đá phiến 100 2800 1.488 - -
- Mica - 290 0.581 0.879 8,2 -
- Tuyết - 560 0.465 2.093 1,43 -
- Thủy tinh 20 2500 0.744 0.67 0,16 -
- Bông thủy tinh 0 200 0.037 0.67 1,0 -
- Sợi thủy tinh 50 50 0,048 0,929 36,9 -
0 50 0,041 0,862 34,0
-30 50 0,037 0,804 33,1
-80 50 0,030 0,712 30,4
-196 50 0,0115 0,435 25,1
- Tấm cách điện sợi phíp 20 240 0,049 - - -
- Xêlulo 30 1400 0,209 - - -
- Selotec 20 215 0,047 - - -
- Sevelin 14 260 0,055 1.674 - -
- Vải bố xây dựng - 150 0,058 1.884 7,4 -

252
- Xỉ hạt - 574 0,133 0.858 9,7 -
- Bông xỉ 20 100 0,047 0,741 22,4 -
40 200 0,064 0,837 5,8
100 250 0,07 - -
170 300 0,083 0,837 11,4
320 300 0,094 0,837 13,5
490 300 0,107 0,921 14,0
- Vữa 20 1680 0.779 - - -
- Êbonít 20 1200 0.163 1.423 3,43 -
Kim loại
- Nhôm 0 2670 203.49 0.921 328 -
- Đồng thanh 20 8000 63.953 0.381 75 -
- Đồng thau 0 8600 85.464 0.377 95 -
- Đồng 0 8800 383.72 0.381 412 -
- Niken 20 9000 58.139 0.46 50,5 -
- Thiếc 0 7230 63.953 0.226 141 -
- Thủy ngân 0 13600 7.907 0.138 15,3 -
- Chì 0 11400 34.883 0.13 85 -
- Bạc 0 10500 458.13 0.234 670 -
- Thép 20 7900 45.348 0.046 45 -
- Kẽm 20 7000 1162.3 0.393 152 -
- Gang 20 7220 62.79 0.502 62,5 -

Phụ lục 16. Hệ số dẫn nhiệt của thép phụ thuộc nhiệt độ
Tên và mác thép λ, W/mK
Ở nhiệt độ t0C
100 200 300 400 500 600 700
Thép cacbon
15 54,4 50,2 46,1 41,9 37,7 33,5 -
30 50,1 46,2 41,9 37,7 35,5 29,3 -
Thép Crômmolipđen 37,7 35,6 33,5 - - - -
12MX: 1%Cr, 0,5%Mo;
Thép Crômnikenvonfram 15,5 - 18,1 - - 21,2 22,0
chịu nhiệt độ 69:
13+15%Cr, 13+15%Ni,
28%W;
Thep không rỉ Fe: 22,4 21,2 - 23,5 - 22,0 -
1,15%Co, 12÷14%Cr,
0,5%Mn;
Thép Crômniken không rỉ 16,0 17,5 19,2 20,8 22,3 23,8 25,5
chống axit 18%Cr, 9%Ni.

253
Phụ lục 17. Hệ số dẫn nhiệt của một số hợp kim phụ thuộc nhiệt độ
λ, W/mK
Tên hợp kim Ở nhiệt độ t0C
0 20 100 200 300 400 500 600
Hợp kim nhôm:
92%Al, 8%Mg; 102 106 123 148 - - - -
80%Al, 20%Si. 158 161 169 174 - - - -
Dura: (94÷96)%Al,
(3÷5%)Cu, 0,5%Mg 159 165 181 194 - - - -
Đồng Thau:
90%Cu, 10%Zn; 102 - 117 134 149 166 180 193
70%Cu, 30%Zn; 106 - 109 110 114 116 120 121
67%Cu, 33%Zn; 100 - 107 113 121 128 135 151
60%Cu, 40%Zn 106 - 120 137 152 169 186 200
NiCrôm:
90%Nl, 10%Cr;
80%Nl, 20%Cr;

Phụ lục 18. Độ đen, bức xạ toàn phần định mức của vật liệu
Tên vật liệu t, ºC ε
Nhôm nhẵn 50 ÷ 500 0,04 ÷ 0,06
Nhôm có bề mặt nhám 20 ÷ 50 0,06 ÷ 0,07
Đồng đỏ nhẵn 50 0,1
Đồng đỏ nhám 50 ÷ 150 0,55
Vonfram 200 0,05
Vonfram 600 ÷ 1000 0,1 ÷ 0,16
Vonfram 1500 ÷ 2200 0,24 ÷ 0,31
Sắt:
- điện phân, đƣợc đánh bóng cẩn thận 175 ÷ 225 0,025 ÷ 0,064
- hàn, đƣợc đánh bóng cẩn thận 40 ÷ 250 0,28
- đƣợc đánh bóng 425 ÷ 1020 0,144 ÷ 0,377
- sắt tấm chƣa gia công 925 ÷ 1150 0,87 ÷ 0,95
Thép:
- thép tấm đƣợc mài nhẵn 940 ÷ 1100 0,52 ÷ 0,61
- bị oxy hóa ở 600ºC 200 ÷ 600 0,79
- bị oxy hóa bề mặt xù xì 40 ÷ 370 0,94 ÷ 0,97
Gang:
- đƣợc đánh bóng 200 0,21
- đƣợc tiện 830 ÷ 990 0,60 ÷ 0,70
- bị oxy hóa ở 600ºC 200 ÷ 600 0,64 ÷ 0,78

254
- xù xì, bị oxy hóa nhiều 40 ÷ 250 0,96
Vàng đƣợc đánh bóng cẩn thận 225 ÷ 625 0,018 ÷ 0,035
Đồng thau:
- đƣợc đánh bóng cẩn thận, thành phần khối lƣợng: 245 ÷ 355 0,028 ÷ 0,031
73,2%Cu, 26,7%Zn
- đƣợc dát mỏng với bề mặt tự nhiên 22 0,06
- bị mờ đục 50 ÷ 350 0,22
- bị oxy hóa khi đốt nóng dƣới 600ºC 200 ÷ 600 0,61 ÷ 0,59
Đồng:
- điện phân, đƣợc đánh bóng cẩn thận 80 0,018
- đƣợc đánh bóng 115 0,023
- bị đốt nóng liên tục và bị phủ một lớp oxy dày 25 0,78
- bị oxy hóa khi đốt nóng dƣới 600ºC 200 ÷ 600 0,57 ÷ 0,55
Bạch kim tinh khiết đƣợc đánh bóng 225 ÷ 625 0,054 ÷ 0,105
Các chế phẩm từ bạch kim:
- sợi mảnh 25 ÷ 1230 0,036 ÷ 0,192
- dây 225 ÷ 1735 0,037 ÷ 0,182
Thủy ngân tinh khiết 0,100 0,09 ÷ 0,12
Bạc nguyên chất đƣợc đánh bóng 200 – 600 0,02 ÷ 0,03 -
Crôm 38 ÷ 5,38 0,08 ÷ 0,26
Các vật liệu chịu lửa, cách nhiệt, xây dựng:
- Cactông amian 24 0,96
- Gạch samôt 1100 0,75
- Gạch đỏ bề mặt xù xì 20 0,93
- Sứ có tráng men 20 0,92
- Vôi vữa trát xù xì 10 ÷ 90 0,91
Các loại vật liệu khác:
- Than đá đã chọn rửa (độ tro 0,9%) 125 ÷ 625 0,81 ÷ 0,79
- Nƣớc 0 ÷ 100 0,95 ÷ 0,963
- Bề mặt kim loại bị đánh ƣớt 20 0,980
- Sơn đen bóng phủ trên bề mặt thép 25 0,875
- Sơn đen không bóng 40 ÷ 95 0,96 ÷ 0,90
- Các loại sơn dầu màu sắc khác nhau 100 0,92 ÷ 0,96
- Sơn kim nhũ (nhôm) trên tấm thép không nhẵn bóng 20 0,39
- Cao su mềm đã tinh chế, màu xám 24 0,859
- Cao sucứng đã đƣợc mài bóng 23 0,945
- Thủy tinh 250 ÷ 1000 0,87 ÷ 0,72
- Xỉ lò hơi 0 ÷ 100 0,97 ÷ 0,93
- Xỉ lò hơi 200 ÷ 500 0,89 ÷ 0,70
- Xỉ lò hơi 600 ÷ 1200 0,76 ÷ 0,7
- Xỉ lò hơi 1400 ÷ 1800 0,69 ÷ 0,67
- Sắt tráng men màu trắng 20 0,9
- Muội đèn (mồ hóng) có hạt> 0,075mm 40 ÷ 360 0,945
- Muội đèn trên thủy tinh nƣớc 20 ÷ 200 0,66
- Muội đèn trên bề mặt cứng 50 ÷ 1000 0,96
- Thạch cao 20 0,903

255
Phụ lục 19. Đồ thị i-s của hơi nƣớc

256
Phụ lục 20. Đồ thị ẩm độ T-d

257
Phụ lục 21. Đồ thị lgp-i của R12

258
Phụ lục 22. Đồ thị lgp-i của R22

259
Phụ lục 23. Đồ thị lgp-i của R134a

260
Phụ lục 24. Đồ thị lgp-i của R401A

261
Phụ lục 25. Đồ thị lgp-i của R401B

262
Phụ lục 26. Đồ thị lgp-i của R401C

263
Phụ lục 27. Đồ thị lgp-i của R402A

264
Phụ lục 28. Đồ thị lgp-i của R402B

265
Phụ lục 29. Đồ thị lgp-i của R404A

266
Phụ lục 30. Đồ thị lgp-i của R407A

267
Phụ lục 31. Đồ thị lgp-i của R407B

268
Phụ lục 32. Đồ thị lgp-i của R407C

269
Phụ lục 33. Đồ thị lgp-i của R717

270
Phụ lục 34. Đồ thị hệ số nén áp suất thấp 0 < Pr < 1

271
Phụ lục 35. Đồ thị hệ số nén áp suất cao 0 < Pr < 40

272
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Lê Dần, Đặng Quốc Phú; Cơ sở kỹ thuật nhiệt; Nhà xuất bản Đại học và
GDCN, 1992;
2. Nguyễn Bốn, Hoàng Ngọc Đồng; Nhiệt kỹ thuật; Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội
1999;
3. Bùi Hải, Hoàng Ngọc Đồng; Bài Tập kỹ thuật nhiệt; Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật,
1999;
4. Phạm Lê Dần, Bùi Hải; Nhiệt động kỹ thuật; Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 2000;
5. Đặng Quốc Phú; Trần Thế Sơn, Trần Văn Phú; Truyền Nhiệt; Nhà xuất bản Giáo dục,
2007;
6. Võ Chí Chính, Hoàng Dương Hùng, Lê Quốc, Lê Hoài Anh; Kỹ thuật nhiệt; Nhà xuất
bản khoa học & kỹ thuật, 2006;
7. Phạm Lê Dần, Đặng Quốc Phú; Bài tập cơ sở kỹ thuật nhiệt; Nhà xuất bản Giáo dục,
2009 ;
8. Hà Mạnh Thư; Bài tập trắc nghiệm kỹ thuật nhiệt; Nhà xuất bản Bách khoa; năm
2008;
9. Исаченко В.П., Осипова В.А., Сукомел А.С.; Теплопередача; Энергоиздат, 1981;
10. Ерофеев В.Л., Семенов П.Д., Пряхин А.С.; Теплотехника. ИКЦ «Академкнига»,
2008;
11. Цветков Ф.Ф., Керимов Р.В., Величко В.И.; Задачник по тепломассообмену;
Издательский дом МЭИ 2008.
12. A.F. Mills; Heat and Mass Transfer; Irwin Chicago, London, Sydney, 1995;
13. Nguyễn Bốn, Bài giảng Cơ sở truyền nhiệt, Trƣờng Đại học Bách khoa, Đại học Đà
Nẵng năm 2010.

273
MỤC LỤC

Lời nói đầu ...................................................................................................... 03


Phần thứ nhất. Nhiệt động kỹ thuật.................................................................. 05
chƣơng 1. Khái niệm mở đầu........................................................................... 07
1.1. Khái niệm cơ bản ..................................................................................... 07
1.1.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu.................................................. 07
1.1.2. Khái niệm về nhiệt và công .................................................................. 07
1.1.3. Hệ nhiệt động ........................................................................................ 08
1.1.4. Trạng thái và thông số trạng thái của hệ nhiệt động ............................. 09
1.1.5. Quá trình nhiệt động của môi chất và các loại công ............................. 14
1.2. Phƣơng trình trạng thái của khí lý tƣởng ................................................. 17
1.2.1. Khí lý tƣởng và khí thực ........................................................................ 17
1.2.2. Phƣơng trình trạng thái của chất khí ...................................................... 17
1.2.3. Hỗn hợp khí lý tƣởng ............................................................................. 20
1.3. Nhiệt dung riêng của chất khí .................................................................. 24
1.3.1. Định nghĩa, phân loại và quan hệ giữa các loại nhiệt dung riêng .......... 24
1.3.2. Tính nhiệt lƣợng theo nhiệt dung riêng ................................................. 26
1.3.3. Sự phụ thuộc của nhiệt dung riêng vào nhiệt độ .................................... 27
1.3.4. Nhiệt dung riêng của hỗn hợp ................................................................ 28
Ví dụ và bài tập chƣơng 1 ................................................................................ 29
Chƣơng 2. Các định luật và các quá trình nhiệt động cơ bản .......................... 36
2.1. Định luật nhiệt động I ............................................................................... 36
2.1.1. Phát biểu định luật nhiệt động I ............................................................. 36
2.1.2. Các dạng biểu thức của định luật nhiệt động I ....................................... 36
2.2. Các quá trình nhiệt động cơ bản Của khí lý tƣởng ................................... 37
2.2.1. Cơ sở lí thuyết và nội dung khảo sát một quá trình nhiệt động ............. 37
2.2.2. Khảo sát quá trình đa biến ..................................................................... 38
2.2.3. Khảo sát các trƣờng hợp đặc biệt của quá trình đa biến ........................ 42
2.3. Định luật nhiệt động II .............................................................................. 51
2.3.1. Các loại chu trình nhiệt động và hiệu quả của nó .................................. 56
2.3.2. Một vài cách phát biểu của định luật nhiệt động II................................ 56
2.3.3. Entropi của hệ nhiệt động ...................................................................... 57
Ví dụ và bài tập chƣơng 2 ................................................................................ 58
Chƣơng 3. Các quá trình nhiệt động thực tế .................................................... 70
3.1. Hơi nƣớc và các quá trình của nó ............................................................. 70
3.1.1. Hơi nƣớc và ứng dụng ........................................................................... 70
3.1.2. Quá trình hoá hơi đẳng áp của nƣớc ...................................................... 70
3.1.3. Xác định các thông số trạng thái hơi nƣớc ............................................ 73
3.2. Không khí ẩm ............................................................................................ 77
3.2.1. Định nghĩa, tính chất và phân loại không khí ẩm .................................. 78
3.2.2. Các đại lƣợng đặc trƣng cho không khí ẩm ........................................... 79
3.2.3. Đồ thị i-d và ứng dụng ........................................................................... 80
3.3. Các quá trình nhiệt động thực tế ............................................................... 80
3.3.1. Quá trình sấy .......................................................................................... 80
3.3.2. Quá trình lƣu động ................................................................................. 81

274
3.3.3. Quá trình tiết lƣu .................................................................................... 86
3.3.4. Quá trình nén.......................................................................................... 87
Ví dụ và bài tập chƣơng 3 ................................................................................ 92
Chƣơng 4. các chu trình nhiệt động thực tế ..................................................... 98
4.1. Chu trình động cơ đốt trong ...................................................................... 98
4.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 98
4.1.2. Chu trình cấp nhiệt hỗn hợp ................................................................... 98
4.1.2. Các trƣờng hợp đặc biệt của động cơ đốt trong ..................................... 100
4.2. Chu trình nhà máy nhiệt điện .................................................................... 104
4.2.1. Chu trình Carno hơi nƣớc ...................................................................... 104
4.2.2. Chu trình nhà máy nhiệt điện dùng tuốc bin hơi nƣớc .......................... 104
4.2.3. Nhà máy điện dùng chu trình hỗn hợp Tuốc bin khí - hơi.................... 107
4.3. Chu trình thiết bị lạnh có máy nén hơi...................................................... 108
4.3.1. Sơ đồ thiết bị của chu trình lạnh máy nén hơi ....................................... 109
4.3.2. Hệ số làm lạnh ....................................................................................... 110
Ví dụ và bài tập chƣơng 4 ................................................................................ 111
Phần thứ hai. Truyền nhiệt .............................................................................. 121
Chƣơng 5. Các khái niệm cơ bản về truyền nhiệt ........................................... 123
5.1. Mô tả quá trình trao đổi nhiệt ................................................................... 123
5.1.1 Đặc điểm của quá trình trao đổi nhiệt .................................................... 123
5.1.2. Các phƣơng thức trao đổi nhiệt .............................................................. 124
5.2. Các khái niệm cơ bản của truyền nhiệt ..................................................... 124
5.2.1. Trƣờng nhiệt độ và mặt đẳng nhiệt ....................................................... 124
5.2.2. Gradient nhiệt độ và dòng nhiệt ............................................................ 125
Chƣơng 6. Dẫn nhiệt ổn định ........................................................................... 127
6.1. Định luật fourier và hệ số dẫn nhiệt ........................................................ 127
6.1.1. Định luật fourier ..................................................................................... 127
6.1.2. Hệ số dẫn nhiệt  ................................................................................... 128
6.2. Phƣơng trình vi phân dẫn nhiệt ................................................................. 130
6.2.1. Ý nghĩa và nội dung của phƣơng trình vi phân dẫn nhiệt ..................... 130
6.2.2. Thiết lập phƣơng trình vi phân dẫn nhiệt ............................................... 130
6.3. Các điều kiện đơn trị ................................................................................. 132
6.3.1. Phân loại các điều kiện đơn trị ............................................................... 133
6.3.2. Các loại điều kiện biên ........................................................................... 134
6.4. Dẫn nhiệt ổn định khi không có nguồn nhiệt bên trong ............................ 135
6.4.1. Dẫn nhiệt qua vách phẳng ..................................................................... 135
6.4.2. Dẫn nhiệt qua vách trụ .......................................................................... 139
Ví dụ và bài tập chƣơng 6 ................................................................................ 142
Chƣơng 7. Trao đổi nhiệt đối lƣu..................................................................... 149
7.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................ 149
7.1.1. Định nghĩa và phân loại trao đổi nhiệt đối lƣu ...................................... 149
7.1.2. Công thức Newton và hệ số trao đổi nhiệt ............................................. 149
7.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tỏa nhiệt đối lƣu ............................................ 150
7.2. Cách xác định hệ số toả nhiệt đối lƣu ...................................................... 153
7.2.1. Hệ phƣơng trình vi phân tỏa nhiệt ......................................................... 153
7.2.2. Các tiêu chuẩn đồng dạng và phƣơng trình tiêu chuẩn của toả nhiệ đối lƣu
.......................................................................................................................... 154
7.2.3. Phƣơng pháp xác định hệ số tỏa nhiệt đối lƣu ....................................... 161

275
7.3. Một số công thức trao đổi nhiệt đối lƣu thƣờng gặp ................................. 161
7.3.1. Trao đổi nhiệt đối lƣu tự nhiên ............................................................. 161
7.3.2. Trao đổi nhiệt đối lƣu cƣỡng bức .......................................................... 164
7.3.3. Trao đổi nhiệt đối lƣu khi chuyển pha .................................................. 165
Ví dụ và bài tập chƣơng 7 ................................................................................ 166
Chƣơng 8. Trao đổi nhiệt bức xạ ..................................................................... 175
8.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................ 175
8.1.1. Đặc điểm của quá trình trao đổi nhiệt bức xạ ........................................ 175
8.1.2. Các đại lƣợng đặc trƣng cho bức xạ ...................................................... 176
8.1.3. Các hệ số đặc trƣng cho vật hấp thu và bức xạ ...................................... 177
8.1.4. Cƣờng độ bức xạ hiệu dụng và dòng nhiệt trao đổi bức xạ ................... 179
8.2. Các định luật cơ bản của bức xạ ............................................................... 180
8.2.1. Định luật Planck ..................................................................................... 180
8.2.2. Định luật Wien ....................................................................................... 181
8.2.3. Định luật Stefan – Boltzmann ................................................................ 181
8.2.4 Định luật Kirrchoff ................................................................................. 182
8.3. Trao đổi nhệt bức xạ giữa hai vật trong môi trƣờng trong suốt ................ 182
8.3.1. Trao đổi nhệt bức xạ giữa hai mặt phẳng song song rộng vô hạn ......... 183
8.3. Trao đổi nhiệt bức xạ giữa hai vật bọc nhau ............................................. 186
Ví dụ và bài tập chƣơng 8 ................................................................................ 189
Chƣơng 9. truyền nhiệt trong thiết bị trao đổi nhiệt ........................................ 197
9.1. Trao đổi nhiệt phức hợp và truyền nhiệt ................................................... 197
9.1.1. Khái niệm về trao đổi nhiệt phức hợp và truyền nhiệt ........................... 197
9.1.2. Truyền nhiệt qua vách phẳng ................................................................. 198
9.1.3. Truyền nhiệt qua vách trụ ...................................................................... 199
9.1.4. Tăng cƣờng truyền nhiệt và cách nhiệt .................................................. 201
9.2. Thiết bị trao đổi nhiệt ................................................................................ 203
9.2.1. Định nghĩa và phân loại ......................................................................... 203
9.2.2. Các phƣơng trình cơ bản để tính nhiệt cho thiết bị trao đổi nhiệt.......... 203
9.2.3. Xác định độ chênh trung bình t .......................................................... 204
Ví dụ và bài tập chƣơng 9 ................................................................................ 208
Đáp số các bài tâp ............................................................................................ 213
Danh mục các phụ lục ...................................................................................... 214
Phụ lục ............................................................................................................. 215
Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 273
Mục lục ............................................................................................................ 274

276

You might also like