You are on page 1of 4

1.

Tính CPC:
CPC – Cost per Click: Chi phí cho một lượt click. Tức là sau khi mẫu quảng cáo
đó hiển thị cho 1000 người thì ta cần quan tâm là có bao nhiêu người trong số 1000
người đó click nào link trên mẫu quảng cáo. Chi phí cho mỗi lượt click đó chính là
CPC.
Dự tính được chi phí khi chạy Quảng cáo Google Adwords và số lượng khách
hàng có thể về website khi bạn hiểu được cách tính tiền.
Cách tính CPC = (Điểm chất lượng trang đích x Điểm chất lượng Mẫu QC x CTR
(tỉ lệ click chuột vào Mẫu QC) ) / Thứ hạng ( Tính $ theo thứ hạng dưới )
Giải thích rõ hơn các yếu tố này:
CPC = cost per click = giá trên 1 click chuột: tức số tiền bạn sẽ phải trả mỗi khi có
khách hàng thật và click vào quảng cáo của bạn.
Điểm chất lượng trang đích: đây là điểm số theo điểm SEO trên trang đích trong
trang web của bạn, đếm số này có thể tăng khi trang web của bạn lâu năm, có
nhiều người truy cập, có nhiều người tương tác, có nhiều thứ hạng cao trên top Tìm
kiếm Google, có liên kết nhiều,
Điểm chất lượng mẫu quảng cáo: đây là điểm số theo tiêu chí SEO với nội dung
mẩu quảng cáo bạn viết có chứa nhiều từ khóa mà bạn đang chạy hay không.
CTR = tỷ lệ click chuột khi xem mẫu quảng cáo: đây là phần trăm khi 100 người
nhìn thấy một quảng cáo của bạn thì sẽ được bao nhiêu người click chuột vào, để
người ta click chuột vào nhiều thì mẫu quảng cáo của bạn phải hấp dẫn, ở trên
Giang có hướng dẫn cách viết mẫu quảng cáo hấp dẫn rồi đó.
Thứ hạng: là vị trí mẫu quảng cáo của bạn xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm từ
khóa. vị trí càng cao thì giá càng cao. nhưng trong top 5 vị trí thì tỷ lệ khách hàng
xem là như nhau và tỷ lệ click chuột là như nhau Vì vậy đừng dại mà chiếm thứ
hạng 1-2, hãy chọn thứ hạng 3-4 thì sẽ tối ưu tiền hơn.
Khi bạn thay đổi giá thầu CPC thì thứ hạng sẽ thay đổi, bạn sẽ thay đổi đến khi nào
thứ hạng nằm trong nhóm 3-4 thì dừng
2. Công thức tính của CPA
CPA là từ viết tắt của Cost Per Action có nghĩa là chi phí cho mỗi lần thực hiện
hành động của khách hàng. Khi bạn chạy một chiến dịch quảng cáo, điều này nghĩa
là bạn mang mẫu quảng cáo của bạn đi tiếp cận mọi người.
Sau khi mọi người đọc mẫu quảng cáo của bạn và thực hiện mua hàng, điền thông
tin vào form hoặc cài đặt phần mềm thì ta gọi đó là một lượt thực hiện hành động.
Khi chiến dịch của bạn được hoàn thành, bạn lấy tổng ngân sách chi tiêu cho chiến
dịch đó chia cho số lần thực hiện hành động thì đó chính là Cost Per Action –
CPA.
CPA = Chi phí cho quảng cáo/Số lượng chuyển đổi
CPA được tính bằng cách chia chi phí cho quảng cáo cho Số lần hiển thị
(Impression), Tỷ lệ nhấp (Click-through-rate) và tỷ lệ chuyển đổi (Conversion
rate).
Như vậy: CPA = Chi phí cho nhà quảng cáo / (Số lần hiển thị quảng cáo x CTR x
CR)
Ví dụ: Giả sử, một chiến dịch quảng cáo đã được xem 5000 lần, nhận được 200 lần
nhấp và có tổng cộng 20 chuyển đổi. Tổng chi phí mà Advertiser quyết định trả là
200 đô la, thì CPA có thể được tính như sau: CTR = (200/5000) x 100 = 4% = 0,04
20 chuyển đổi
Vậy: CR = (20/200) x 100 = 10% = 0.10
Tổng chi phí cho nhà quảng cáo = $ 200
Như vậy: CPA = 200/20 = $ 10 CPA = 200 / (5000 x 0,04 x 0,10) = $ 10
3. Công GRP:
Gross Rating Point là trái tim của của đo lường offline media. GRP là chỉ số cho
biết số lượng khán giả, độ lớn của khán giả có thể tiếp cận được do một phương
tiện truyền thông cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định.
GRPs được tính như sau : GRP= Reach x Frequency x 100 Reach: đối tượng mục
tiêu / tổng dân số Average frequency : số lần tiếp cận, hoặc số lần quảng cáo được
phát
Ví dụ : một chiến dịch quảng cáo được phát (aired) 4 lần cho đối tượng là 100k
người trưởng thành ở Hồ Chí Minh. Tại Hồ Chí Minh có khoảng 4 triệu người
trưởng thành thì GRP sẽ là:
GRP= 4 x (100,000/4,000,000) x 100 = 10
4. Công thức Rating
Rating là một đơn vị đo lường khán giả truyền hình, dùng để chỉ số lượng khán giả
bình quân trên 1 phút của một phương tiện truyền thông (có thể là một chương
trình, một mẩu quảng cáo, một tập phim…), tính bằng % dân số.
Có 2 đơn vị thường dùng để biểu thị rating: thứ nhất là tỷ lệ phần trăm tương đối
(%) hoặc số tuyệt đối (000).
Ví dụ 1: Một bộ phim của đài truyền hình nếu có chỉ số rating là 1%, tức là có 1%
trên tổng số 120.6 triệu gia đình kia đón xem phim này, tương đương với 1.2 triệu,
cứ vậy mà nhân lên nếu rating cao hơn.

Variety cho biết trong năm 2018 - 2019, series phim truyền hình This Is Us season
3 & 4 của đài NBC (không phải là phim điện ảnh chiếu rạp This Is Us nha anh em)
là TV series có điểm số rating cao nhất, đạt 3.8%, nghĩa là có 3.8 x 120.6 triệu =
4.58 triệu gia đình đón xem phim này. Còn nếu tính điểm rating của phim bộ cao
nhất ở Mỹ thì đó là series Game of Thrones với rating trung bình 6.4
Ví dụ 2: Ở Cần Thơ, chương trình A có rating 5% hay 100 000. Nghĩa là ở Cần
Thơ, trung bình 1 phút có 100 000 người xem chương trình A, tương ứng 5% dân
số Cần Thơ.

Cùng với điểm rating, các đài truyền hình còn sử dụng một thuật ngữ nữa đó là
share và HUT, và nó thường đi cặp chung với nhau thành rating/share. Nếu như
rating là % gia đình đón xem phim đó, thì share là % người xem chương trình đó
ngay trong giờ phát sóng.
Lấy ví dụ, dung lượng thị trường là 10 triệu gia đình có TV. Vào 0h sáng ngày
12/6, có 6 triệu gia đình mở TV để xem đá banh trận Việt Nam gặp Malaysia, thì
HUT thời điểm này sẽ bằng 6/10 = 60%. Hiểu đơn giản thì HUT là số % gia đình
đang xem TV trên tổng số gia đình có TV.

Trong hàng trăm kênh truyền hình khác nhau, có 2 triệu gia đình (trong tổng thị
trường 10 triệu gia đình kể trên) mở kênh VTV3 và còn lại 4 triệu gia đình kia mở
kênh HTV2, thì rating của kênh VTV3 lúc này là 2/10 = 20% và rating của HTV2
sẽ là 4/10 = 40%.

You might also like