You are on page 1of 6

Phân phối, giá, hệ thống marketing rồi Kl

2.2.2 môi trường vi mô:


Là những lực lượng có quan hệ trực tiếp tới bản thân doanh nghiệp và các khả năng
phục vụ thị trường của nó
2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh.
 Ảnh hưởng trực tiếp

Ngành mì ăn liền là ngành phân tán bao gồm hơn 50 doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau.
Đa phần là các doanh nghiệp lớn trong nước, và chiếm phần nhỏ hơn là các doanh
nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước. Với khoảng 50 doanh nghiệp cùng
hàng trăm nhãn hiệu mỳ khác nhau, sức tiêu thụ hàng năm luôn tăng trưởng 3-4%, thị
trường mỳ gói tại Việt Nam nhưng còn nhiều sức ép và rủi ro. Sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt, khốc liệt hơn khi 4 nhãn hiệu lớn Vina Acecook, Masan Consumer,
Uniben, Asia Foods cùng nhau tăng tốc giành thị phần quảng cáo và chiến lược đa
dạng hóa sản phẩm. Họ chiếm khoảng hơn 80% thị phần còn lại là các doanh nghiệp
vừa vả nhỏ khác.
Đây là một ngành có rào cản nhập cuộc thấp và sản phẩm thuộc loại hàng sơ cấp và ít
có sự khác biệt. Các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau dựa trên giá cả là chủ yếu,
ngoài ra còn phụ thuộc khá nhiều vào sức mạnh của thương hiệu, khả năng nắm bắt
công nghệ mới để giảm chi phí hay hệ thống phân phối lớn mạnh, quảng cáo... Năng
lực cạnh tranh từ trung bình đến mạnh.
Nguy cơ:
- Cường độ cạnh tranh trong ngành rất mạnh và gay gắt: cạnh tranh với các doanh
nghiệp lớn như Masan, Asia Foods,... và hàng chục các doanh nghiệp trong và
ngoài nước khác.
- Cạnh tranh về giá, thị phần quảng cáo, công nghệ hiện đại, hệ thống phân phối,..
 Ảnh hưởng gián tiếp:

Theo dữ liệu từ Hiệp hội mỳ thế giới (WINA), trong 2 năm đại dịch Covid-19, tiêu thụ
mỳ gói tại Việt Nam tăng vọt. Vượt qua Ấn Độ và Nhật Bản, trong năm 2020, Việt
Nam trở thành quốc gia đứng thứ 3 về tiêu thụ sản lượng mỳ gói với 7 tỷ gói (tăng
29%) và năm 2021, Việt Nam tiêu thụ hơn 8,5 tỷ gói mỳ (tăng 22%). Xét về tốc độ
tăng trưởng, không có thị trường nào trong top 10 vượt được Việt Nam.

Theo tờ Koreal Herald của Hàn Quốc, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc về mức tiêu
thụ mì gói trên đầu người, trung bình 1 người Việt Nam ăn khoảng 87 gói mỳ mỗi năm
trong khi người Hàn Quốc trung bình có 73 gói. Mức tiêu thụ của mỗi người Việt Nam
đã tăng đều đặn từ 55 phần vào năm 2019, lên 72 phần 2020 và 87 phần vào năm
2021.
Một đại diện của Nongshim - doanh nghiệp Hàn Quốc kinh doanh mỳ tại Việt Nam
cho biết "Việt Nam có sức mua cao với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao. Ngoài
ra, mọi người có xu hướng ăn ở nhà hơn là ăn ở ngoài do COVID-19.".

Với một thị trường rộng mở và béo bở như vậy, Vina Acecook không thể không lưu
tâm đến các đối thủ có tiềm năng đang muốn gia nhập những bước chân đầu tiên vào
thị trường.

Đối thủ tiềm ẩn , canh tranh gián tiếp hay đối thủ cạnh tranh có tiềm năng là những từ
dùng để chỉ một đối thủ với khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị trường cụ
thể, trong tương lai song hiện tại chưa gia nhập.
Trong quản trị chiến lược, khái niệm này luôn được xét đến khi phân tích cạnh tranh
nhằm đánh giá các nhân tố bên ngoài có thể liên quan, tác động đến tổ chức, côngty tr
ong tương lai, nhằm ra quyết định chiến lược chính xác.
Một vài đối thủ tiềm ẩn của doanh nghiệp:
- Công ty Nissin Foods Holdings (Nhật).
- Tân binh Kinh Đô.
 Công ty Nissin Foods Holdings (Nhật).

 Tân binh Kinh Đô.


Ảnh hưởng của các đối thủ tiềm ẩn:

 Tạo áp lực gia nhập đối với doanh nghiệp.


 Sự gia nhập làm suy giảm lợi nhuận thị phần của Acecook.
 Sau khi gia nhập thành công họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh

 Sản phẩm thay thế:

Acecook là doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm – đây là một ngành
kinh doanh có năng lực cạnh tranh mạnh. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp phải những
đe dọa từ sản phẩm/dịch vụ thay thế.

Các sản phẩm thay thế là những sản phẩm truyền thống của Việt Nam như xôi,
bánh mì, bún, phở,... Hay các sản phẩm đóng gói khác như bột ngũ cốc, bánh mì đóng
gói. Các sản phẩm này cũng đảm được các tính năng tương tự mì ăn liền về sự tiện lợi
và chi phí. Trong khi hiện nay, nhiều người tiêu dùng tin rằng các sản phẩm nêu trên,
nếu so với mì ăn liền chúng có nguồn dinh dưỡng dồi dào hơn, không có nhiều chất
bảo quản. Ngoài ra, chi phí chuyển đổi sản phẩm thay thế khá tốn kém và mất nhiều
thời gian (nghiên cứu về sản phẩm). Chính vì thế các nhà sản xuất luôn phải cân nhắc
kỹ về giá thành đưa ra cho dù nhà sản xuất tập trung ở phân khúc nào.
Nguy cơ: Trên thị trường có nhiều sản thay thế đảm bảo sự tiện lợi và đem lại
nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe hơn.

2.2.2.2: Nhà cung ứng:


Là các tổ chức, cá nhân được xã hội cho phép cung cấp các nguồn lực cần thiết
cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh tạo ra sản phẩm và dịch vụ.
Tất cả những người tham gia vào việc cung cấp nguồn lực trong và ngoài doanh
nghiệp (bao gồm cả các hãng nghiên cứu quảng cáo, nhà in, cơ sở giáo dục và đào tạo,
tư vấn độc lập) đều được coi là nhà cung ứng của doanh nghiệp.
Những nhà cung ứng cung cấp cho doanh nghiệp Acecook các yếu tố liên quan
đến việc sản xuất như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, lao động, tài
chính,...
Doanh nghiệp luôn tìm kiếm những nhà cung ứng đảm bảo tối thiểu nhất về chi
phí có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác bằng sức mặc cả cao với lợi thế
doanh nghiệp lớn trong nước.
Một số nhà cung cấp của Acecook:
- Công ty TNHH bao bì nhựa Thái Dương: Bao bì, ly nhựa, dao, nĩa nhựa,….

- Công ty cổ phần bao bì Tân Thần Đồng II: Bao bì carton.


- Công ty bột mì Bình An: Bột mì chất lượng cho các hoạt động sản xuất lương
thực, thực phẩm.

Người cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm cho
hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước.

You might also like