You are on page 1of 26

Họ và tên: Trần Đình Cương

Lớp: Trung cấp Chính trị - Hành chính (H468)

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN


MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Câu 1: Trình bày hai 1.1. Khái niệm:


thuộc tính của hàng - Hàng hóa là sản phẩm của lao động dùng để thỏa mãn nhu cầu nào đó
hóa (giá trị sử dụng và của con người, thông qua trao đổi mua bán.
giá trị)? Liên hệ hàng - Hàng hoá phải có 03 đặc trưng là sản phẩm của lao động, để thỏa mãn
hoá SX ở VN? nhu cầu và đem ra mua bán.
- Hàng hóa có 2 loại:
+ Hàng hóa hữu hình: Là hàng hóa có hình dạng cụ thể, bằng mắt thường
người ta cũng cảm nhận được (lương thực, quần áo, tư liệu sản xuất...).
+ Hàng hóa vô hình (hàng hóa dịch vụ): Là hàng hóa không có hình dạng
cụ thể, sau khi tiêu dùng xong người ta mới cảm nhận được (dịch vụ vận tải,
dịch vụ chữa bệnh...)
1.2. Hai thuộc tính của hàng hóa:
- Đã là hàng hóa thì bất cứ hàng hóa nào cũng có 02 thuộc tính:
a) Giá trị sử dụng của hàng hóa:
- Là công dụng của hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người.
VD: Quạt để mát, ghế để ngồi, xe đạp để đi...
- Công dụng của hàng hóa bao gồm:
+ Thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định.
VD: Cơm để ăn, xi măng để xây dựng,...
- Giá trị sử dụng được phát hiện dần trong quá trình phát triển của tiến
bộ khoa học kỹ thuật
VD: Điện thoại di động: mới đầu chỉ nghe và gọi. Dần dần nhờ kỹ thuật
cải tiến có thêm chức năng chụp hình, lên mạng, xem phim...
- Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
VD: Gạo: lúc ban đầu là nấu thành cơm, sau này phát hiện thêm được
nấu thành rượu.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội thông qua trao
đổi, mua bán.
b) Giá trị của hàng hóa:
- Muốn biết giá trị của hàng hóa là gì, người ta phải thông qua giá trị trao
đổi.
- Giá trị trao đổi của hàng hóa là mối quan hệ về số lượng, là tỷ lệ trao
đổi giữa 02 hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.
VD: 2m vải = 10 kg thóc. Tức là 2 mét vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg
thóc.
2m vải = 10 kg thóc
5h 5h
(Hao phí lao động) (hao phí lao động)

-1-
Gọi là giá trị hàng hóa
→ Hàng hoá vải và thóc khác nhau nhưng có thể trao đổi với nhau được vì
giữa chúng có một cơ sở chung – vải và gạo đều là sản phẩm của lao động.
Trong quá trình sản xuất hàng hoá người lao động phải tiêu phí sức lao động
của mình. Người thợ dệt mất 5 giờ lao động để sản xuất ra vải và người nông
dân mất 5 giờ lao động để sản xuất ra thóc. Vì vậy, thực chất của sự trao đổi
lao động đã hao phí.
- Hai hàng hóa khác nhau (vải và thóc) có thể trao đổi được với nhau thì giữa
chúng phải có một cơ sở chung nào đó. Cái chung đó không phải là giá trị sử
dụng của chúng, bởi vì, giá trị sử dụng của vải là để mặc, hoàn toàn khác với
giá trị sử dụng của thóc là để ăn. Cái chung đó là: cả vải và thóc đều là sản
phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Nhờ có cơ sở chung đó
mà các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Vì vậy, người ta trao đổi hàng
hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những
hàng hóa ấy.
- Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh
trong hàng hóa. Giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thức biểu hiện ra bên
ngoài của giá trị, giá trị là nội dung,là cơ sở của giá trị trao đổi. Đồng thời, giá
trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Cũng chính vì
vậy, giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa.
1.3 Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa 02 thuộc tính: (SGK Tr.115)
Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống
nhất, vừa mâu thuẩn với nhau:
- Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: Vì chúng tồn tại đồng thời trong một
hàng hóa. Tức là một vật phẩm phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới trở thành
hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai thuộc tính trên thì vật phẩm không là hàng
hóa.
- Mâu thuẩn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:
+ Thứ nhất: Khi là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồnh nhất về
chất, nhưng khi là giá trị thì chúng lại đồng nhất về chất (đều là kết tinh của lao
động).
+ Thứ hai: Việc thực hiện hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị thường
không đồng thời về không gian và thời gian. Đứng về phía người sản xuất, cái
mà anh ta cần là giá trị, nhưng họ phải tạo ra giá trị sử dụng; ngược lại, người
tiêu dùng lại cần giá trị sử dụng nhưng anh ta phải có giá trị, tức là phải có tiền
đề thanh toán. Nó được thể hiện thành mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng,
giữa cung và cầu.
1.4 Suy nghĩ của bản thân về hàng hóa được sản xuất ra tại nước ta hiện
nay:
Đối với nền kinh tế của nước ta, sản xuất phải quan tâm đến giá trị sử
dụng tốt, giá thành phải hợp lý cho nên cần đổi mới kinh tế để sản xuất ra
nhiều hàng hóa đa dạng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, cụ thể như tìm hiểu thị
trường tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu
dùng nhằm để hàng hóa sản xuất ra bán được nhiều hơn.
Người sản xuất ra hàng hóa cần quan tâm đến giá trị hàng hóa đồng thời
phải quan tâm đến giá trị sử dụng nếu không sản phẩm làm ra sẽ không đáp
-2-
ứng được nhu cầu sử dụng và không bán được.
- Giá trị sử dụng phải làm cho hàng hóa tốt, bền, đẹp, có nhiều tính năng,
công dụng.
- Về giá trị, muốn thực hiện được giá trị tức là muốn bán được hàng hóa
thì phải làm sao cho giá trị cá biệt của nó thấp hơn giá trị xã hội thì mới có lãi,
do vậy phải đổi mới kỹ thuật và công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm các
nguồn lực trong sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động,…
Nhà nước phải có chính sách tạo điều kiện để các doanh nghiệp đổi mới
kỹ thuật công nghệ, cụ thể:
- Hợp lý hóa sản xuất, nâng cao tay nghề công nhân;
- Tăng năng suất lao động nhằm hạ thấp hao phí lao động cá biệt;
- Bán hàng hóa thu được lợi nhuận ngày càng cao.
a) Đẩy mạnh phân công lao động để phát triển kinh tế hàng hoá,
đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của xó hội.
b) Phải coi trọng cả hai thuộc tính của hàng hoá để không ngừng
cải tiến mẫu mó, nõng cao chất lượng, hạ giá thành.
Ở nước ta, nông nghiệp là chìa khoá của sự ổn định và phát triển đối với
người dân. Trong bối cảnh hội nhập WTO, nông nghiệp, nông thôn nước
ta sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển.
Nước ta có ưu thế xuất khẩu một số mặt hàng đang chiếm vị thế
khá quan trọng trên thị trường thế giới như: gạo (thứ 2 sau Thái Lan), cà
phê (thứ 2 sau Braxin), điều (thứ 2 sau Ấn Độ), tiêu (thứ nhất), cao su
(thứ 4 sau Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia), chè (thứ 6), sản phẩm gỗ…
Gia nhập WTO, sẽ càng có cơ hội tiếp cận thị trường của 152 quốc gia
thành viên của WTO (hiện nay WTO có 153 thành viên) do được hưởng
mức thuế ưu đãi của các nước này. 
Các cam kết về thể chế chính sách trong nước phù hợp với thông lệ
quốc tế bước đầu làm cho môi trường kinh doanh ngày càng thông
thoáng, bình đẳng và minh bạch hơn, tạo điều kiện cho nông nghiệp nói
chung, các doanh nghiệp và người nông dân nói riêng phát triển sản xuất
kinh doanh tốt hơn.
Thu hút được nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các
nhà kinh doanh nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Hiện nay, Việt
Nam có 781 dự án FDI đầu tư cho nông nghiệp với tổng vốn đăng ký trên
1,75 tỷ USD, đang góp phần phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm
sản, sản xuất cây, con giống chất lượng cao.
Tuy nhiên, thực tế những năm qua hàng nông sản của Việt Nam
đang gặp những thách thức lớn. Cụ thể là: 
Nước ta có một số ngành hàng ít có lợi thế phát triển, những ngành
hàng này tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng nhìn chung
giá thành cao hơn so với hàng nhập khẩu như sữa, đường, bông, ngô, đậu
tương… Một số ngành khác tuy không chủ trương phát triển để thay thế
nhập khẩu nhưng cũng có giá thành cao như chăn nuôi gia cầm, lợn, trâu,
bò. Khi giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng đã này làm cho nông dân gặp
-3-
rất nhiều khó khăn.
Quy mô sản xuất nông nghiệp theo hộ gia đình quá nhỏ bé (0,8
ha/hộ gia đình) nên nông dân không có điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật, hoặc áp dụng không đồng đều, khả năng tăng năng suất lao động
thấp. Đó là những khó khăn không nhỏ do phải cạnh tranh với hàng nông
sản nước ngoài khi phải mở cửa thị trường trong nước.  
Chất lượng nông sản nhìn chung thấp. Khả năng bảo đảm an toàn
vệ sinh thực phẩm không cao. Người tiêu dùng trong nước nhiều khi còn
lo ngại, không tin tưởng với cả hàng trong nước. Đó là điều kiện bất lợi
lớn hiện nay khi cạnh tranh với hàng nông sản ngoại nhập.  Có nhiều
nguyên nhân làm cho sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam còn
thấp. Nông sản hàng hoá tuy phong phú về chủng loại, sản lượng khá
nhưng sản xuất còn manh mún, năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng
không ổn định.
Cụ thể, chúng ta gặp khó khăn với các sản phẩm như sữa, thịt bò,
thịt lợn và gà công nghiệp. Điểm yếu kém chủ yếu ở khâu an toàn vệ sinh
thực phẩm và giá thành xuất khẩu cao, tỷ lệ thịt tương phẩm trong chăn
nuôi thấp hơn các nước trong khu vực…  
Còn với gia cầm, chúng ta có lợi thế về gà thả vườn, còn gà công
nghiệp gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, gà trong nước đắt hơn nước ngoài
từ 20-25%, trong khi dịch bệnh luôn tiềm ẩn, nhiều nguy cơ mất an
toàn…
  Về cây ăn quả, chúng ta đang phải cạnh tranh khốc liệt trên thị
trường quốc tế và ngay tại sân nhà, mặt hàng này phải đối mặt với sự tràn
ngập của trái cây ngoại nhập. Gần đây, các phương tiện thông tin đại
chúng đã cho thấy một nghịch lý đã xuất hiện ngay trên vựa trái cây đồng
bằng sông Cửu Long: các loại trái cây ngoại như xoài Thái, nhãn Thái,
nho Mỹ, táo Mỹ, quýt Trung Quốc tràn ngập, lấn át hàng nội.  
Tổng công ty rau quả Việt Nam cho rằng, chúng ta thua kém các
nước không chỉ ở chất lượng kém, kích cỡ không đồng đều mà còn nhiều
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Công nghệ bảo quản kém cũng khiến sản
phẩm dễ bầm dập, hao hụt nhiều. Chính các yếu tố này đã làm giảm khả
năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam.  
Sản xuất nông nghiệp nói chung, trong đó có cây ăn trái còn theo
phong trào. Thấy loại cây nào có giá thì ồ ạt trồng, rớt giá lại chặt. Sản
xuất thiếu ổn định, từ đó dẫn đến việc trái cây làm ra có chất lượng chưa
cao, không an toàn, quả không đồng đều.
Trước những khó khăn và thách thức đó, để tiếp tục phát triển kinh
tế nông nghiệp, chúng ta cần có những bước đi, giải pháp cụ thể và tập
trung cao ở khâu tổ chức thực hiện ở các địa phương trong thời gian tới.
 Một là, cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn. Tăng cường quyền tự chủ của hộ nông dân. Hộ gia đình nông
-4-
dân được giao đất, giao rừng với quyền sử dụng ngày càng được mở
rộng, chủ động quyết đinh về sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm,
được hỗ trợ về vốn và khoa học kỹ thuật để ngày càng phát triển vững
mạnh và hoạt động có hiệu quả.
Hai là, hướng dẫn nông dân trồng các cây ăn quả phù hợp với điều
kiện sinh thái. Chọn mua giống ở những địa chỉ đã được cơ quan quản lý
chuyên ngành nông nghiệp cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn giống.
Tham gia các lớp tập huẩn khuyến nông để thực hiện đúng quy trình kỹ
thuật.
  Đối với chăn nuôi, cần phải hình thành các trang trại chăn nuôi,
quy mô lớn. Tuy nhiên, phải có quy hoạch cũng như trợ giúp về khoa học
kỹ thuật của nhà nước.
  Ba là, cần phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa bốn nhà: nhà nước, nhà
khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Mặt khác, để phát triển nông
nghiệp, cần tạo ra những vùng chuyên canh rộng lớn, chứ không thể canh
tác theo kiểu làm vườn. Điều này người nông dân không thể làm lấy mà
phải có vai trò đạo diễn và tổ chức của nhà nước. Hơn nữa, cần gắn kết
chặt chẽ giữa giống, kỹ thuật chăm sóc và công nghệ sau thu hoạch.
  Bốn là, nhà nước nên hỗ trợ các hội nông dân thông qua phổ biến
các kinh nghiệm thành công và cung cấp dịch vụ tư vấn. Đào tạo kỹ thuật
về nâng cao chất lượng, hình thức và an toàn thực phẩm, giúp nông dân
tiếp cận các chương trình vay vốn có hiệu quả.
  Tóm lại, để nông nghiệp nước ta đứng vững và phát triển sau
khi gia nhập WTO, đòi hỏi chúng ta xây dựng mô hình nông nghiệp tiên
tiến. Đó là mô hình có các đặc trưng như: hạn chế tối đa tác hại của môi
trường và chủ động thời vụ; đáp ứng khá tốt nhu cầu sinh trưởng phát
triển của cây trồng, dùng giống phù hợp với nhu cầu thị trường trong
nước hoặc ngoài nước; sản xuất theo hướng công nghiệp, sản phẩm có
năng suất và chất lượng cao, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, một
phần cho xuất khẩu. So với lối canh tác phổ thông ở nước ta hiện nay thì
mô hình nông nghiệp tiên tiến sẽ đưa nông nghiệp phát triển cao hơn, có
thể sản xuất được những mặt hàng có chất lượng cao hơn, nhất là an toàn
thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Câu 2: Quy luật giá trị 3.1. Nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị:
và ý nghĩa của quy luật - Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông
giá trị trong phát triển hàng hóa.
kinh tế thị trường ở - Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa
VN? Tr 192 H & Đ trên cơ sở hao phí thời gian lao động xã hội cần thiết.
2010 - Quy luật giá trị có 02 yêu cầu:
+ Đối với sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu thời gain hao phí cá biệt luôn
luôn nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
+ Đối với lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu trao đổi phải dựa trên ngang
giá.
- Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị là thông qua giá cả lên xuống trên
-5-
thị trường.
3.2. Tác động của quy luật giá trị:
- Điều tiết sản xuất: Điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
VD: Lĩnh vực nông nghiệp: Ninh thuận, Bình Thuận trồng lúa. Nhiều
người nông dân nhận thấy trồng lúa không bằng trồng thanh long để thu lợi
nhuận cao nên bỏ trồng lúa, trồng thanh long → gọi là điều tiết sản xuất.
- Điều tiết lưu thông hàng hoá: Sự biến động của giá cả thu hút nguồn
hàng từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao. Như vậy, qui luật giá trị cũng
tham gia vào phân phối các nguồn hàng hóa cho hợp lý hơn giữa các vùng.
VD: Thanh Long được trồng ở Ninh Thuận, Bình Thuận được chở đến
TP.HCM bán có giá cả cao hơn → gọi là điều tiết lưu thông.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao
động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
+ Trong nền kinh tế hàng hóa, các hàng hóa được sản xuất ra trong
những điều kiện khác nhau nên hao phí lao động cá biệt khác nhau, ai có hao
phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hóa thì sẽ có lợi,
có nhiều lãi. Ngược lại thì sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế trong cạnh
tranh và tranh nguy cơ vỡ nợ, phá sản họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt
của mình hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy họ phải tìm
cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để tăng năng suất lao động.
VD: Việc trồng lúa nước của người nông dân bỏ ra hao phí lao động xã
hội cao do trình độ thấp và không áp dụng khoa học kỹ thuật → kích thích cơ
giới hoá, hoá học hoá thay đổi phương tiện sản xuất: máy cày, máy đập...
- Phân hóa người sản xuất nhỏ thành người giàu, người nghèo nảy
sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
+ Trong nền kinh tế hàng hóa, người sản xuất nào có giá trị cá biệt của
hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa thì người đó sẽ thu nhiều lãi,
nhanh chóng trở nên giàu có, ngược lại thì ở thế bất lợi, trở nên nghèo khó, phá
sản.
=> Chính các tác động của qui luật giá trị đã làm cho sản xuất hàng hóa
thực sự là khởi điểm ra đời của chủ nghĩa tư bản. Như vậy, quy luật giá trị vừa
có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng thời với việc thúc
đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, cần có những biện pháp để phát huy mặc tích
cực, hạn chế mặc tiêu cực của nó.
3.3. Ý nghĩa thực tiễn (Liên hệ với tình hình hiện nay ở nước ta):
- Qui luật giá trị là qui luật kinh tế khách quan nên đòi hỏi chúng ta phải
nắm bắt qui luật khách quan, tạo điều kiện cho qui luật khách quan hoạt động.
Bởi nó chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân
tố tích cực phát triển. Nó có tác dụng điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa,
đồng thời kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao
động, lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh. Những biểu hiện của nó như
giá cả, tiền tệ, giá trị hàng hóa là lĩnh vực tác động rất lớn tới đời sống kinh tế
xã hội
- Những tác động của qui luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa ở nước ta
hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tế hết sức to lớn:
+ Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa hình thức vận dụng tập trung nhất
-6-
của qui luật giá trị là hình thành giá cả hàng hóa, giá cả lấy giá trị làm cơ sở
phản ánh đầy đủ những tiêu hao về vật tư và sức lao động để sản xuất hàng
hóa, đó là nguyên tắc hình thành mối liên hệ giữa doanh nghiệp với thị trường,
giữa người sản xuất với nền kinh tế. Ngoài ra còn định hướng giá cả hàng hóa
xoay quanh giá trị để kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng cường quản lý, lợi dụng
sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị để điều tiết sản xuất và lưu thông, điều
chỉnh cung cầu và phân phối.
+ Điều này đã được nhà nước ta vận dụng dựa trên cơ sở là qui luật giá
trị để tác động vào những mục đích nhất định nhằm điều chỉnh và thúc đẩy nền
kinh tế phát triển, cụ thể như việc điều chỉnh giá cả xăng dầu, lương thực, đất
đai, … để giữ vững định hướng XHCN.
- Sự tác động của qui luật giá trị bên cạnh những mặt tích cực còn dẫn
đến sự phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng
trong xã hội. Để hạn chế tác động tiêu cực của qui luật giá trị:
+ Cần vận dụng tốt cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, để phát
huy vai trò tích cực của cơ chế thị trường và hạn chế mặc tiêu cực của nó để
thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo sự công bằng xã hội.
+ Vấn đề quan trọng là phải nhận thức và vận dụng qui luật giá trị bằng
các chính sách kinh tế phù hợp, trên cơ sở khoa học nhằm thực hiện có hiệu
quả những mục tiêu kinh tế, xã hội thông qua các chính sách xã hội như xóa
đói giảm nghèo, gia đình có công cách mạng, xây nhà tình thương, trợ cấp
những cán bộ công chức có bậc lương thấp (dưới 3.0), …
+ Thời gian qua, Đảng và nhà nước ta đã nhận thức đúng vấn đề, tầm
quan trọng trong việc đổi mới kinh tế, xã hội cũng như hiểu rõ vai trò và tác
dụng của qui luật giá trị mà từ đó thực hiện nhiều cuộc cải cách kinh tế tuân
theo những nội dung của qui luật giá trị, nhằm hình thành và phát triển nền
kinh tế hàng hóa XHCN đa dạng và đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Câu 3: Mâu thuẫn Tr 199 câu 7 H&Đ 2010. Công thức chung của tư bản: T – H – T’
công thức chung và lý  Vì sự vận động  của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng
luận hàng hoá sức lao khái quát đó, dù đó là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho
động? vay. Điều này rất dễ dàng nhận thấy trong thực tiễn, bởi vì hình thức vận động
của tư bản thương nghiệp là mua vào để bán ra đắt hơn, rất thích hợp với công
thức trên. Tư bản công nghiệp vận động phức tạp hơn, nhưng dù sao cũng
không thể tránh khỏi những giai đoạn T – H và H – T’. Còn sự vận động của tư
bản cho vay để lấy lãi chẳng qua chỉ là công thức trên được rút ngắn lại T – T’.
C.Mác chỉ rõ: “ Vậy T – H – T’ thực sự là công thức chung của tư bản, đúng
như nó trực tiếp thể hiện ra trong lĩnh vực lưu thông”.
+Công thức chung của tư bản:
Phân biệt: tiền thông thường (tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn) và
tiền là tư bản (trong lưu thông của tư bản): tiền trong lưu thông hàng hóa giản
đơn, vận động theo cộng thức (1) H-T-H’; tiền là tư bản vận động theo công
thức (2) T-H-T’.
Điểm giống nhau: Cả 2 sự vận động đều do 2 giai đoạn đối lập nhau là
mua và bán hợp thành, đều có 2 yếu tố tiền & hàng, đều có 2 người có wan hệ
kinh tế với nhau là người mua & người bán. Nhưng đó chỉ điểm jống nhau về
hình thức.
Điểm khác nhau về chất giữa 2 hình thức:
-7-
H-T-H’
T-H-T’
Điểm xuất phát & điểm kết thúc của quá trình vận động
Đều là hàng hóa, tiền đóng vai trò trung gian
Đều là tiền, hàng hóa đóng vai trò trung gian
-Trình tự vận động
Bắt đầu là việc bán, kết thúc = việc mua
Bắt đầu = việc mua, kết thúc = việc bán
-Mục đích vận động
Là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu
Là giá trị hơn nữa là giá trị tăng them
Giới hạn vận động
Có giới hạn
Ko có giới hạn
-tóm lại: công thức (2) phản ánh mục đích vận động là tiền với tư cách là
tư bản, nên lượng giá trị sau quay về phải lớn hơn giá trị ban đầu, vậy công
thức vận động đầy đủ của tư bản là T-H-T’, trong đó T’=T+Dt, (Dt là giá trị
thặng dư, kí hiệu là m). Như vậy công thức T-H-T’ là công thức chung của tư
bản, vì mọi tư bản đều vận động theo công thức này.
Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản 
Lý luận giá trị đã chứng minh rằng: Giá trị của hàng hóa do lao động của
những người sản xuất hàng hóa tạo ra trong sản xuất. Nhưng nhìn vào công
thức T-H-T’ người ta dễ lầm tưởng rằng tiền tệ cũng tạo ra giá trị khi vận động
trong lưu thông.
Thực chất thì bản thân tiền, dù ở ngoài hay ở trong lưu thông, cũng không
tự lớn lên được. Tiền không thể sinh ra tiền là điều hiển nhiên.
Còn lưu thông thuần túy, dù diễn ra ở bất cứ hình thức nào, kể cả việc
mua rẻ bán đắt, cũng không làm tăng thêm giá trị, không tạo ra giá trị thặng dư;
ở đây chỉ có sự phân phối lại lượng giá trị có sẵn trong xã hội mà thôi bởi nếu
mua rẻ thứ này thì sẽ lại phải mua đắt thứ kia; bán đắt thứ này thì lại phải bán
rẻ thứ khác, vì tổng khối lượng hàng và tiền trong toàn xã hội ở một thời gian
nhất định là một số lượng không đổi. Tuy vậy, không có lưu thông cũng không
tạo ra được giá trị thặng dư. Do đó, mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
là giá trị thặng dư không do lưu thông đẻ ra nhưng lại được tạo ra thông qua
lưu thông. Sở dĩ như vậy vì nhà tư bản tìm được trên thị trường một loại hàng
hóa đặc biệt có khả năng tạo ra giá trị thặng dư cho mình. Đó là hàng hóa sức
lao động.
Hàng hóa sức lao động. 
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người, là khả năng lao
động của con người. Sức lao động là yếu tố cơ bản của mọi
quá trình sản xuất. Nó chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện:
Người có sức lao động được tự do thân thể, được quyền làm chủ sức lao
động của mình để có thể đi làm thuê (bán sức lao động).
Họ không có tư liệu sản xuất và của cải khác để sinh sống, buộc phải đi
làm thuê, tức là bán sức lao động của mình. Sức lao động khi trở thành hàng
hóa, nó vừa có hai thuộc tính như hàng hóa thông thường vừa có đặc điểm
riêng.
-8-
Giá trị hàng hóa sức lao động cũng bằng lượng lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất ra nó. Nhưng việc sản xuất và tái sản xuất ra sức lao
động phải được thực hiện bằng cách tiêu dùng cho cá nhân. Vì vậy, lượng giá
trị hàng hóa sức lao động bằng lượng giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết về
vật chất và tinh thần để nuôi sống người công nhân, gia đình anh ta và chi phí
đào tạo công nhân theo yêu cầu của sản xuất. Vì vậy, giá trị hàng hóa sức lao
động phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia trong từng thời
kỳ nhất định.
Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động là công dụng của nó để thỏa mãn
nhu cầu người mua là sử dụng vào quá trình lao động. Khác với hàng hóa
thông thường, hàng hóa sức lao động khi được sử dụng, nó tạo ra một lượng
giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Đó chính là nguồn gốc của giá trị thặng
dư.
Hàng hóa sức lao động là điều kiện để chuyển hóa tiền tệ thành tư bản.
Đây cũng chính là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung
của tư bản. Như vậy, tiền tệ chỉ trở thành tư bản khi nó được sử dụng làm
phương tiện để mang lại giá trị thặng dư cho người có tiền và người có tiền
phải tìm được một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa sức lao động
Câu 5: Thực chất của 5.1/ Định nghĩa:
tích luỹ tư bản? Quan - Tích luỹ TB là quá trình biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản
hệ giữa tích luỹ, tích phụ thêm để mở rộng sản xuất.
tụ, tập trung tư bản? Tính tất yếu khách quan của tích luỹ TB:
- Đáp ứng nhu cầu của tái sản xuất mở rộng nền kinh tế TBCN;
- Để có ưu thế trong cạnh tranh;
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đổi mới công nghệ;
- Đảm bảo cho sự thống trị của giai cấp tư sản đối với giai cấp công
nhận.
5.2/ Thực chất của tích luỹ TB:
- Được thể hiện thông qua quá trình tái sản xuất TBCN.
a) Định nghĩa:
- Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại, biến đổi không
ngừng.
- Tái sản xuất gồm 03 mặt:
+ Tái sản xuất ra của cải vật chất.
+ Tái sản xuất ra sức lao động.
+ Tái sản xuất ta quan hệ sản xuất.
Ví dụ:
 Ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí để phục hồi lại sức lao động.
- 02 loại hình tái sản xuất:
+ Tái sản xuất giản đơn: Là quá trình sản xuất được lặp đi, lặp lại với quy
mô như cũ trong xã hội sản xuất nhỏ lẻ. Nhà TB tiêu dùng hết GTTD.
Ví dụ:
 Nhà TB đầu tư: 2000 c + 500 v + m = 100 %; Cuối năm thu được 2000
c + 500 v + 500 m → tiêu dùng hết.
+ Tái sản xuất mở rộng: Là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại với quy
mô lớn hơn trước. Nhà TB không tiêu dùng hết GTTD mà biến một phần
GTTD thành TB phụ thêm để mở rộng sản xuất.
-9-
Ví dụ:
 Nhà TB đầu tư: 2000 c + 500 v + m = 100 %; Cuối năm 1 thu được
2000c + 500v + 500 m → Trong đó: 500 m sẽ dùng tiêu dùng 250 m và
tái sản xuất mở rộng 250 m; Năm 2: 2200c + 550v + 550m → Trong
đó: Nhà TB lại tiếp tục dùng một phần tiêu dùng và một phần để tái sản
xuất mở rộng.
Tr 217: H& Đ 2010:
Trong nền kinh tê tư bản....
5.3. Quan hệ giữa tích luỹ, tích tụ, tập trung tư bản?
H&Đ 2010 tr 220
Câu 4: Trình bày và so 5.1. Trình bày và so sánh hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
sánh hai phương pháp * Trình bày phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tuyệt
sản xuất giá trị thặng
dư? Ý nghĩa của vấn đối:
đề nghiên cứu? + Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Là phương pháp
sản xuát giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động vượt quá thời
gian lao động tất yếu; trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời
gian lao động tất yếu không thay đổi.
·       Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là cơ sở chung của chế độ tư bản chủ
nghĩa. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa
tư bản, khi lao động còn thấp.
·       Với lòng tham không đáy, nhà tư bản mọi cách kéo dài ngày lao động để
nâng cao trình độ bóc lột. Nhưng do giới hạn về ngày tự nhiên, về sức lực con
người nên không thể kéo dài vô hạn. Mặt khác, còn do đấu tranh quyết liệt
những giai cấp công nhân đòi rút ngắn thời gian lao động cũng không thể rút 
ngắn chỉ bằng thời gian lao động tất yếu. Một hình thức khác của sản xuất giá
trị thặng dư tuyệt đối là tăng cường lao động vì tăng cường lao động cũng
giống như kéo dài thời gian lao động trong ngày trong khi thời gian lao động
càn thiết không thay đổi.
VD: Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao
động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư.
m' = 4 / 4 x 100% = 100%
Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong khi thời gian tất yếu
không thay đổi, vẫn là 4 giờ.
Do đó tỷ suất giá trị thặng dư là:
m'= 6 / 4 x 100% = 150%
Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời
gian lao động tất yếu không thay đổi, thì thời gian lao động thặng dư tăng lên,
nên tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên. Trước đây tỷ suất giá trị thặng dư là
100%, thì bây giờ là 150%.
+ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Là phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách
hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian loa động thặng dư lên trong
điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động không thay đổi.
- 10 -
·       Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm bớt giá trị các tư liệu sinh
hoạt và dịch vụ cần thiết cho người công nhân. Muốn vậy, phải tăng năng suất
lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản
xuất tư liệu sản xuất để sản xuất ra các tuw liệu sản xuất tiêu dùng.
-        Giữa hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và sản xuất giá
trị thặng dư tuyệt đối có điểm giống nhau đều làm tăng thời gian lao động
thặng dư của người công nhân không chỉ đủ nuôi sông mình, mà còn tạo ra
phần thặng dư. Song, hai phương pháp này có sự khác nhau về cách thức làm
tăng thời gian lao động thặng dư.
VD: Giả sử ngày lao động là 8 giờ và nó được chia thành 4 giờ là
thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư.
Do đó tỷ suất giá trị thặng dư là:
m' = 4 / 4 x 100% = 100%
Giả định rằng ngày lao động không thay đổi, nhưng bây giờ
công nhân chỉ cần 2 giờ lao động đã tạo ra được một lượng giá trị mới bằng
với giá trị sức lao động của mình. Do đó tỷ lệ phân chia ngày lao động sẽ thay
đổi: 2 giờ là thời gian lao động tất yếu và 6 giờ là thời gian lao động thặng dư.
Do đó bây giờ tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là:
m' = 6 / 2 x 100% = 300%
* Mối quan hệ:
- Thực ra, hai phương pháp giá trị thặng dư không hề tách rời nhau, mà
chỉ trong mỗi thời kỳ khác nhau sự vận dụng hai phương pháp là nhiều hay ít
mà thôi. Trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản thì phương pháp gía trị tuyệt
đối được sử dụng nhiều hơn so với phương pháp gía trị thặng dư tương đối.
Còn trong thời kì sau của chủ nghĩa tư bản thì ngược lại. Trong xã hội hiện đại
ngày nay, việc nhà tư bản kết hợp tốt hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
đã tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản, bằng cách tăng
cường các phương tiện kỹ thuật và quản lý để bóc lột ngày càng nhiều sức lao
động làm thuê. Máy móc hiện đại được áp dụng, các lao động chân tay bị cắt
giảm nhưng điều đó không đi đôi với giảm nhẹ cường độ lao động của người
công nhân, mà trái lại do việc áp dụng máy móc không đồng bộ nên khi máy
móc chạy với tốc độ cao, có thể chạy với tốc độ liên tục buộc người công nhân
phải chạy theo tốc độ vận hành máy làm cho cường độ lao động tăng lên, năng
suất lao động tăng. Ngoài ra nên sản xuất hiện đại áp dụng tự động hoá cao
cường độ lao động người công nhân tăng lên với hình thức mới đó là cường độ
thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp, tạo ra sản phẩm chứa nhiều
chất xám có giá trị lớn. Nên sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện hiện đại
là sự kết hợp tinh vi của hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và
tương đối.
* Giống nhau: 
- 11 -
- Mục đích : làm tăng giá trị thặng dư và kéo dài thời gian lao động
thặng dư  đếu làm tăng  tỷ suất giá trụ thặng dư và năng cao trình độ bóc lột
của tư bản
* Khác nhau:
- PPSX GTTD tuyệt đối:
+ Tăng thời gian lao động giữ nguyên time lđ cần thiết 
+ Tăng cường độ lđ
+ Bị giới hạn bởi ngày lđ và thể chất tinh thần của người lđ
+ Áp dụng trong thời kỳ đầu của CNTB
- PPSX GTTD tương đối 
+ Giảm time lđ cần thiết giữ nguyên time lđ
+ Ttăng năng suất lao động 
+ Không bị giới hạn bởi ngày lđ và thể chất tinh thần của người lđ
+ áp dụng trong suốt thời kì của CNTB
5.2. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
- Việc nghiên cứu hai phương pháp SXGTTD tuyệt đối và tương đối nói
trên, khi gạt bỏ mục đích và tính chất của chủ nghĩa tư bản thì các phương pháp
sản xuất giá trị thặng dư, nhất là phương pháp SXGTTD tương đối và GTTD
siêu ngạch có thể vận dụng trong các doanh nghiệp ở nước ta nhằm kích thích
sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức
quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta, việc nghiên cứu
SX GTTD gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách phương thức làm tăng
của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện điểm xuất phát của nước
ta còn thấp, đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tận dụng triệt để các nguồn
lực, nhất là lao động và sản xuất kinh doanh. Về cơ bản lâu dài, cần phải coi
trọng việc tăng năng suất lao động xã hội, coi đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nền kinh tế quốc dân là giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động xã
hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 6: Chủ nghĩa tư 6.1/ Khái niệm CNTB độc quyền Nhà nước:
bản độc quyền nhà - CNTB độc quyền Nhà nước là sự liên kết sức mạnh giữa tổ chức độc
nước? quyền tư nhân với bộ máy nhà nước thành một cơ chế thống nhất nhằm bảo vệ
lợi ích của tư bản độc quyền và cứu nguy cho sự duyệt vong của CNTB.
6.2/ Nguyên nhân ra đời của CNTB độc quyền nhà nước:
Ngay trong CNTB độc quyền đã diễn ra quá trình tích tụ và tập trung tư
bản đẫn đến tập trung sản xuất và sự ra đời các doanh nghiệp quy mô lớn làm
cho tính xã hội hóa của lực lượng sản xuất tăng cao, mâu thuẩn với các hình
thức chiếm hữu độc quyền kiểu TBCN đối với tư liệu sản xuất. Để tồn tại và
tiếp tục phát triển đòi hỏi CNTB phải thích ứng với sự phát triển của LLSX
bằng các hình thức điều tiết xã hội đối với sản xuất, trong đó vai trò kinh tế nhà
nước được mở rộng và tăng cường. Nguyên nhân của sự mở rộng và tăng
- 12 -
cường vai trò kinh tế của nhà nước được thể hiện ở các điểm sau:
- Thứ nhất, do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ tạo ra
cấu trúc kinh tế đa ngành nghề. Vì chạy theo lợi nhuận độc quyền, các nhà tư
bản chỉ đầu tư vào các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, trong khi đó nền kinh tế
muốn phát triển ổn định thì các ngành trong cơ cấu kinh tế quốc dân cũng phải
phát triển cân đối. Trong đó các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như
đường xá, cầu cảng, trường học, bệnh viện… đều có vốn đầu tư lớn, vòng quay
vốn chậm, lợi nhuận thấp, đòi hỏi nhà nước tư sản, với tư cách là người đại
diện cho tập thể các nhà tư bản phải dùng ngân sách để đầu tư, từ đó vai trò
kinh tế của nhà nước được mở rộng
- Thứ hai, muốn cho nền kinh tế TBCN tăng trưởng cao và ổn định, nhà
nước phải dùng ngân sách đầu tư vào giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, đặc
biệt là đào tạo các nhà khoa học và tạo điều kiện vật chất đầy đủ để họ làm việc
và sáng tạo cũng như triển khai các thành tựu khoa học vào sản xuất và đời
sống.
- Thứ ba, do hàng loạt mâu thuẩn phát triển gây gắt trong CNTB đòi
hỏi nhà nước phải can thiệp giải quyết để bảo đảm CNTB tồn tại và phát
triển. Khi chủ nghĩa tư bản độc quyền phát triển, mâu thuẩn giữa giai cấp vô
sản và giai cấp tư sản ngày một gây gắt gây ra bùng nổ xã hội, dẫn đến nguy cơ
một cuộc cách mạng xã hội. Để bảo tồn quan hệ sản xuất TBCN, nhà nước tư
bản buộc phải can thiệt vào mối quan hệ giữa tư bản và lao động. Trong đó nhà
nước quy định mức lương, mức bảo hiểm xã hội tối thiểu và tạo lập những điều
kiện tự do dân chủ nhất định trong khuân khổ tư sản để làm dịu các đối kháng
giai cấp và xã hội, để nền kinh tế tiếp tục phát triển.
- Thứ tư, để bảo toàn và mở rộng quan hệ sản xuất TBCN, nhà nước tư
sản phải đi trước một bước, ký kết các hiệp định, viện trợ phát triển cho các
quốc gia chậm và đang phát triển, tạo ra môi trường cứng và mềm để các nhà
tư bản tăng cường buôn bán và đầu tư ra nước ngoài.
Với các lý do trên chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã phôi thai
ngay trong chủ nghĩa tư bản độc quyền và trở thành một hình thức đặc thù
trong tiến trình phát triển của CNTB.
6.3/ Những hình thức biểu hiện của CNTB độc quyền nhà nước:
- Thứ nhất, sự kết hợp về con người: Cách kết hợp: Một mặt các tổ chức
độc quyền cử người vào nắm những chức vụ then chốt trong bộ máy nhà nước
(tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng, tướng lĩnh quân đội, đô đốc các hạm
đội...). Mặt khác, các quan chức chính phủ lại trở thành thành viên quản trị của
những tập đoàn độc quyền người ta gọi là "chính phủ đằng sau lưng chính
phủ". Nếu không có sự kết hợp này thì sẽ không có các hình thức khác.
- Thứ hai, phát triển khu vực kinh tế nhà nước và sở hữu độc quyền nhà
nước. Sự ra đời của khu vực kinh tế nhà nước từ các nguyên nhân như sau:
+ Tính chật hẹp của sở hữu độc quyền TBCN tạo ra sự mâu thuẩn trong
nội bộ giai cấp tư bản độc quyền với không độc quyền. Sự xung đột lợi ích này
chỉ có thể điều chỉnh được thông qua mở rộng khu vực kinh tế của nhà nước tư
sản với tư cách là người đại diện tập thể cho các nhà tư bản
+ Sự thành công của các chính sách kinh tế mà nhà nước Mỹ áp dụng
trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho các quốc
- 13 -
gia tin vào vai trò to lớn của nhà nước trong phát triển kinh tế.
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ có thể tăng cường vai trò kinh tế
của nhà nước mới khôi phục lại được nền kinh tế và hàn gắn nhanh các vết
thương chiến tranh
+ Tính hiệu quả cao trong hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước thời
kỳ đầu ở các nước xã hội chủ nghĩa đã tạo ra “hiệu ứng làm mẫu” kích thích
khu vực kinh tế của nhà nước ở các nước tư bản phát triển.
Từ đó việc mở rộng khu vực kinh tế nhà nước đã làm cho sở hữu nhà
nước trong nền kinh tế TBCN chiếm vị trí quan trọng. Trong đó, nhà nước tư
sản sở hữu toàn bộ tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Sở hữu các động sản
và bất động sản phục vụ cho hoạt động của bộ máy nhà nước. Sở hữu kho bạc
và đặc biệt là sở hữu các doanh nghiệp do nhà nước đầu tư, phần lớn các doanh
nghiệp này nằm trong khu vực kết cấu hạ tầng của nền kinh tế và xã hội. Ngoài
ra, nhà nước còn độc quyền phát hành tiền tệ, tạo ra một phương tiện mạnh để
dịch chuyển tài sản từ dân cư vào tay nhà nước khi cần thiết.
- Thứ ba, sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản.
+ Mục đích:
 Để đảm bảo cho nền kinh tế tư bản phát triển bình thường.
 Khắc phục mặt trái của nền kinh tế thị trường.
+ Phương thức điều tiết kinh tế của nhà nước tư bản:
 Điều tiết bằng các chương trình và kế hoạch.
 Tăng chi ngân sách cho các nghiên cứu và phát triển.
 Tài trợ cho các nghiên cứu ứng dụng của các công ty tư nhân.
6.4/ Những hình thức biểu hiện mới của CNTB độc quyền nhà nước:
a) Về các đặc trưng kinh tế của CNTB độc quyền:
- Sự thống trị của các tổ chức độc quyền:
+ Tập trung sản xuất làm xuất hiện một số tập đoàn tư bản có quy mô rất
lới, phạm vi hoạt động rất rộng;
+ Qúa trình tập trung và phạm vi tập trung luôn diễn ra một cách xen kẽ
nhau;
+ Các tổ chức độc quyền có tính chất đa ngành là chủ yếu;
+ Các tổ chức độc quyền thường có xu hướng chuyển hóa thành các tổ
chức độc quyền xuyên quốc gia.
- Về tư bản tài chính:
+ Sự thâm nhập, dung hợp không chỉ dừng lại giữ tư bản độc quyền ngân
hàng với tư bản độc quyền công nghiệp mà còn có các ngành nghề lĩnh vực
khác nhau.
+ Tư bản tài chính tư nhân theo kiểu dòng tộc đã chuyển thành tư bản tài
chính tập thể và tư bản tài chính nhà nước.
+ Sự thống trị của tư bản tài chính từ chế độ tham dự sang chế độ ủy
nhiệm.
- Xuất khẩu tư bản:
+ Xuất khẩu tư bản tư nhân với của nhà nước tồn tại song hành với nhau;
+ Xuất khẩu tư bản lẫn vào nhau;
Ví dụ:
 Anh xuất khẩu sang Mỹ, Mỹ xuất khẩu sangPháp, …
- 14 -
+ Nguyên nhân:
 Phản ánh sự liên kết TBCN lẫn vào nhau để phát triển;
 Xuất khẩu này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh giữa các
nước TB với nhau. Sự cạnh tranh cũng rất lợi hại khi chủ thể sở tại dựng
mức thuế nhập khẩu cao gây bất lợi cho đối thủ.
- Sự phân chia thế giới về kinh tế (thực chất là phân chia thị trường):
+ Sự phân chia thị trường thế giới giữa các nước TB được chuyển sang
sự phân chia thị trường thế giới giữa một số tập đoàn TB lớn.
- Sự phân chia thế giới về lãnh thổ:
+ Từ sự xăm lược quân sự để giành đất, giành dân; hiện nay được chuyển
sang xăm lược kinh tế nhằm thống trị các nước khác.
b) Về CNTB độc quyền nhà nước:
- Xu hướng quốc hữu hóa và tư nhân hóa diễn ra xen kẽ nhau;
- Khi điều tiết kinh tế nhà nước gần đây ở các nước TB thể hiện tính linh
hoạt, mềm dẻo hơn;
- CNTB độc quyền nhà nước đang có xu hướng chuyển hóa thành CNTB
độc quyền nhà nước quốc tế, rõ nhất là Liên minh Châu Âu.
6.5/ Đánh giá vai trò, xu hướng vận động của CNTB độc quyền nhà nước:
a) Vai trò:
- CNTB đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát trie63nh của
ngành sản xuất hàng hóa:
+ Đã thực hiện cuộc cách mạng về công cụ lao động và việc tổ chúc lao
động xã hội;
+ Tạo ra bước nhảy vọt ề năng suất lao động xã hội;
+ Chuyển được nền sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu thành nền sản xuất
lớn, hiện đại.
- Trong quá trình phát triển, CNTB cũng tạo ra những tiền đề xã hội và
kinh tế cho một xã hội mới sau này:
+ Tạo ra đội ngũ người lao động có trình độ chuyên môn tay nghề rõ
ràng.
b) Xu hướng:
- CNTB thay thế cho chế độ phong kiến là một sự tiến bộ của lịch sử;
- Do biết tận dụng những tiến bộ của cuộc cách mạng KH – CN hiện đại
đồng thời do biết tự điều chỉnh, tự thích nghi nền CNTB sẽ còn tồn tại và phát
triển nhất định;
- Mặc dù vậy, xã hội TB vẫn không phải là xã hội tốt đẹp mà loài người hướng
tới và vói những mâu thuẫn nội tại cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội của
CNTB sớm muộn gì cũng sẽ làm cho xã hội ấy bị sụp đỗ và thay thế vao đó là
một xã hội tương lai tốt đẹp hơn.
Câu 7: Tất yếu khách Xuất phát từ một nước nông nghiệp có nền kinh tế lạc hậu, Đảng đã
quan của thời kỳ quá xác định con đường phát triển đất nước quá độ lên CNXH không qua chế
độ lên CNXH ỡ VN? độ TBCN. Mặc dù CNXH trên thế giới đang ở giai đoạn thoái trào, chúng
ta không còn có sự giúp đở của các nước XHCN tiên tiến nhưng chúng ta
vẫn có thể đứng vững và tin tưởng rằng con đường quá độ đi lên CNXH
bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta vẫn là con đường tất yếu và có khả năng
- 15 -
thực hiện là vì những điều kiện khách quan và chủ quan sau đây:
- Về khách quan : Thời đại ngày nay cũng là thời đại quá độ từ
CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, do đó Việt Nam lựa chọn
con đường đi lên CNXH là phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. Mặt
khác thế kỷ XXI là thế kỷ khoa học và công nghệ có những bước nhảy
vọt, kinh tế trí thức ngày càng có vai trò nổi bậc trong sự ảnh hưởng đến
quá trình lực lượng sản xuất của các quốc gia. Bên cạnh đó toàn cầu hóa
kinh tế là một xu hướng khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều các nước
tham gia. trong đó có nước ta. Chính những yếu tố khách quan này đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước
ta..
- Về chủ quan : chúng ta quá độ lên CNXH với sự lãnh đạo của
Đảng cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng giàu tinh thần
cách mạng gắn bó với quần chúng và là nhân tố vô cùng quan trọng.
Trong những thời điểm phong trào XHCN, phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế có sự khủng hoảng, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông âu
sụp đổ, Đảng ta vẫn vững vàng lãnh đạo nhân dân ta thực hiện đường lối
đổi mới vượt qua những hiểm nghèo đưa công cuộc xây dựng CNXH và
bảo vệ đất nước của nhân dân ta tiến lên một cách vững chắc. Kế thừa
truyền thống và những kinh nghiệm cách mạng đã tích lũy, trãi qua thể
nghiệm tìm tòi, qua việc phát huy trí tuệ của toàn Đảng toàn dân, Đảng ta
đã xây dựng được đường lối đổi mới đúng đắn hình thành những nét chủ
yếu quan niệm về xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng và con đường
xây dựng CNXH ở nước ta. Công cuộc đổi mới do Đảng chủ trương và tổ
chức thực hiện mấy năm qua đã thu được thành tựu to lớn có ý nghĩa rất
quan trọng. Nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn đất nước đã thoát khỏi
cuộc khủng hoảng KT-XH để từng bước vượt qua nước nghèo tiến lên
giàu mạnh nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đội ngũ cán bộ
Đảng viên của Đảng đại đa số đều là những người trung thành với sự
nghiệp cách mạng, nhất trí với đường lối của Đảng, có ý chí biến đường
lối đó thành hiện thực. Nhân dân ta cần cù, thông minh, sáng tạo rất cách
mạng, có lòng yêu nước gắn bó với chế độ, với Đảng. Bên cạnh đó, Việt
Nam là một nước có nhân lực dồi dào, tài nguyên đa dạng, chúng ta cũng
đã xây dựng CNXH được mấy chục năm và bước đầu đã xây dựng được
một số cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.
Như vậy, nước ta bỏ qua chế độ TBCN quá độ lên CNXH là sự lựa
chọn có tính chất lịch sử phù hợp với lợi ích dân tộc và nhân dân, phù
hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhưng làm cho CNXH trở thành
hiện thực ở một nước như nước ta thật không đơn giản. Hiện nay cuộc
khủng hoảng toàn diện và sâu sắc của CNXH hiện thực đang đặt CNXH
trước sự công kích gay gắt chưa từng có và từ chiều hướng này đã làm
nảy sinh những khuynh hướng dao động hoài nghi tậm chí phụ định khả
năng đi lên CNXH ở những nước còn lạc hậu về KT, trong khi đánh giá
- 16 -
đầy đủ những khó khăn hiện nay, nước ta vẫn kiên trì đi theo con đường
XHCN mà ND ta đã chọn lựa và thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện
sự nghiệp xây sựng đất nước. Để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh; xã hội công bằng dân chủ, văn minh theo con đường XHCN, điều
quan trọng nhất phải là cải tiến căn bản tình trạng kinh tế- xã hội kém
phát triển; đẩy mạnh CNH; HĐH đất nước; chiến thắng những cản trở
trong việc thực hiện mục tiêu đó trước hết là các thế lực thù địch chống
độc lập dân tộc và CNXH. Bài học kinh nghiệm đầu tiên của thắng lợi là:
" Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH."
Về mặt lịch sử, thời kỳ quá độ ở nước ta trãi qua 2 giai đoạn : giai
đoạn trước khi thống nhất đất nước năm 1975 và giai đoạn cả nước thống
nhất quá độ đi lên CNXH sau năm 1975
- Trước năm 1975, miền Bắc đã có trên 20 năm cải tạo xã hội cũ
và từng bước xây dựng các mặt xã hội mới. Trong những năm này, nhân
dân miền Bắc đã làm nhiều việc trong sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát
triển văn hóa. CN Mác Lênin đã thâm nhập vào quần chúng cách mạng
như một hệ tư tưởng chính thống; những tổ chức chính trị - xã hội rộng
lớn dưới sự lãnh đạo của chính đảng Mác Xít đã hoạt động và đạt những
thành tựu nhất định. Mặc dù có những mặt chưa hòan thiện trong tổ chức
và hoạt động của mình, chính quyền nhà nước do nhân dân lao động làm
chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt
đáng kể làm thay đổi bộ mặt dân chủ về chính trị - xã hội nước ta. Các
nhân tố đó bước đầu đã mang tính chất tiến bộ, tính chất XHCN và ngày
càng tăng lên quy mô tồn tại ngày càng mở rộng. Thêm vào đó, sự giúp
đỡ có hiệu quả cả về vật chất lẫn tinh thần của những nước XHCN anh
em cũng như sự cổ vũ của phong trào đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên
thế giới … mang lại cho chúng ta không ít những nhân tố thuận lợi cho
sự phát triển của đất nước. Những nhân tố bên trong và bên ngoài đó tạo
ra khả năng cho phép chúng ta bỏ qua chế độ TBCN, tiến lên CNXH.
Miền Nam trước ngày giải phóng đã đi vào quỹ đạo TBCN, đã
làm nảy sinh phát triển giai cấp tư sản, tư tưởng tư sản, sức mạnh của con
đường TBCN ở Miền Nam còn được nhân lên do bọn đế quốc xâm lược.
- Sau năm 1975, cả nước thống nhất quá độ đi lên CNXH. Tuy
nhiên nền kinh tế nước ta còn chưa thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
Sức mạnh của giai cấp tư sản vẫn còn được tiếp sức bởi sự ủng hộ của
giai cấp tư sản quốc tế và các thế lực phản động. Nền sản xuất nhỏ có lực
lượng xã hội đai diện là tầng lớp tiều tư sản thành thị và nông thôn, trong
đó đông đảo nhất là nông dân. Những lực lượng này không phải là tự
nhiên sẽ đi lên CNXH nếu không có sự tác động quản lý của Nhà nước
và sự lãnh đạo của Đảng. Tư tưởng tiểu tư sản xâm nhập mọi tầng lớp
nhân dân… Khuynh hướng phát triển TBCN tồn tại trong hầu hết tất cả
các nhân tố đó; tạo thành khả năng khách quan cho sự phát triển của
CNTB.
- 17 -
Từ những đặc điểm trên cho thấy ở nước ta hiện nay có sự đan xen,
thâm nhập lẫn nhau của nhiều yếu tố và khuynh hướng khác nhau, đối lập
nhau giữa TBCN với CNXH. Sự liên hệ, tác động qua lại giữa những
khuynh hướng đối lập vừa nêu tạo thành bản chất của toàn bộ thời kỳ quá
độ ở nước ta.
Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế, cải biến xã hội. Song, do nhận thức không đầy đủ
về hình thức, bước đi .. nên chúng ta cũng phạm phải một số sai lầm
nghiêm trọng, cộng với những di sản quá khứ nặng nề do chiến tranh để
lại và tác động tiêu cực của bối cảnh quốc tế đã đưa đất nước rơi vào tình
trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội những năm trước 1986.
Trên cơ sở nhìn thẳng vào những sai lầm đã mắc phải để sửa chữa,
khắc phục, Đại hội Đảng lần VI đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước. Việc thực hiện hóa đường lối đổi mới đã mang nhiều
thành tựu to lớn trên nhiều phương diện. Về lý luận : con đường đi lên
CNXH ngày càng được làm sáng tỏ hơn. Về Chính trị : định hướng
XHCN được vững vàng, vai trò lãnh đạo của Đảng được tăng cường, nhà
nước XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân ngày một củng cố.
Quan hệ quốc tế được mở rộng. Về kinh tế : chúng ta đã từng bước
chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý nhà nước theo định hướng XHCN; nền kinh tế có sự
phát triển nhanh và tương đối liên tục. Về văn hóa – tinh thần : CN Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng tỏ rõ sức sống vững bền, nhiều
nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước hình
thành.Thể chế chính trị ổn định, đất nước ta đã ra khỏi tình trạng khủng
hoảng về kinh tế - xã hội để bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH, đó
là thành tựu vĩ đại của hơn 15 năm đổi mới vừa qua.
*/ Những phương hướng cơ bản trong thời kỳ quá độ lên
CNXH ở nước ta
Để tiếp tục đưa cách mạng nước ta tiến lên, chúng ta phải tiếp tục
thực hiện có hiệu quả những phương hướng cơ bản sau :
Một là, "xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh
đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nguyên kỷ cương
xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích Tổ quốc và
của nhân dân".
Hai là, "phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo
hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là
nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và
cải thiện đời sống nhân dân".
Ba là, "phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập
- 18 -
từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa
dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày
càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình
thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế
là chủ yếu".
Bốn là, "tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng
và văn hóa làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ
Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và
phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong
nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội
dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình
độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng,
văn hóa phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và
những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ
nghĩa xã hội".
Năm là, "thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở
rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự
nghiệp dân giàu, nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình,
hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước; trung thành với chủ nghĩa quốc
tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất
cả các lực lượng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội trên thế giới".
Sáu là, "xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm
vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu
nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác,
củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo
vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng".
Bảy là, "xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách
nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta".
Đó là những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại, những quan điểm về hệ thống chính trị và vai
trò lãnh đạo của Đảng và cũng là định hướng cho quá trình quá độ đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện có hiệu quả những phương hướng
đó luôn luôn là nhiệm vụ cơ bản của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Câu 8: Trình bày I. Tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
những nội dung cơ bản kinh tế thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
về vấn đề các thành Nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH nên nền sản xuất còn
phần kinh tế trong thời nhiều thành phần kinh tế như kinh tế cá thể, tiểu thủ, KT tư bản tư nhân,
kì quá độ lên chủ các thành phần kinh tế này vẫn còn tác dụng đối với việc phát triển LLSX
nghĩa xã hội? Liên hệ
ở nước ta nên cần thiết phải tiếp tục duy trì. Bên cạnh đó do yêu cầu xây
với Việt Nam?
- 19 -
dựng CNXH cần phải xây dựng và phát triển các thành phần kinh tế mới
như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế CNTB nhà nước.
Do nhu cầu giải quyết việc làm cho lao động lớn ở nước ta.
Do yêu cầu của quy luật QH sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình
độ phát triển của LLSX quyết định. Do nước ta tồn tại nhiều trình độ
LLSX khác nhau, do dó đòi hỏi phải có nhiều hình thức sở hữu nhiều
thành phần kinh tế.
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội là cơ cấu kinh tế trong đó các thành thành phần kinh tế cùng tồn
tại và phát triển như một tổng thể, giữa chúng có quan hệ vừa hợp tác,
vừa cạnh tranh với nhau.
II. Thời kỳ qúa độ lên CNXH ở Việt Nam:
b. Đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ qúa độ là: sự tồn tại nền kinh tế
nhiều thành phần và tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác
nhau, nhưng vị trí, cơ cấu và tính chất của các giai cấp trong xa hội đã thay đổi
một cách sâu sắc.
- Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần về khách quan và lâu dài có lợi
cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế.
Tuy các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN
nhưng không phải là quá độ trực tiếp mà phải qua con đường gián tiếp với một
loạt những bước quá độ thích hợp thông qua chính sách "kinh tế mới"
Chính sách kinh tế mới có ý nghĩa to lớn về cả lý luận và thực tiễn. ở nước ta
khi bước vào thời kỳ đổi mới những quan điểm kinh tế của Đảng ta đã thể hiện
sự nhận thức và vận dụng chính sách kinh tế mới của Lênin phù hợp với điều
kiện và hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ quá độ ở nước ta.
2. Tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam:
a. Tính tất yếu:
Vận dụng lý luận của Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam Đảng ta đã xác định:
thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia xây dựng
CNXH dù điểm xuất phát ở trình độ cao hay thấp - vì vậy thời kỳ quá độ lên
CNXH ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử, bởi vì:
- Một là: Phát triển theo con đường XHCN là phù hợp với quy luật khách quan
của lịch sử: Loài người đã phát triển qua 5 hình thái kinh tế xã hội, sự biến đổi
đó là một quá trình lịch sử tự nhiên, đều tuân theo quy luật quan hệ sản xuất
phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Hai là: Phát triển theo con đường CNXH không chỉ phù hợp với xu thế của
thời đại mà còn phù hợp với đặc điểm cách mạng Việt Nam
+ Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta đã xác định, cách mạng Việt Nam sẽ
trải qua hai gia đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, và cách mạng
XHCN, như vậy cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân gắn liền với cách mạng
XHCN. Như vậy theo lý luận cách mạng không ngừng của Lênin thì cuộc cách
mạng XHCN là cuộc cách mạng hợp lôgic, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ,
làm cho cách mạng dân tộc dân chủ được thực hiện triệt để.
b. Đặc điểm:
Nếu như thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu với mọi quốc gia đi lên CNXH.
Nhưng nó lại có đặc điểm riêng đối với mỗi quốc gia. Dặc điểm đó xác định
- 20 -
nội dung, phương hướng, bước đi, biện pháp của thời kỳ quá độ ở mỗi nước.
- Đối với VIệt Nam: Cả hai giai đoạn 1954 khi miền Bắc quá độ lên CNXH và
từ sau năm 1975 cá nước quá dộ lên CNXH thì đặc điểm là:
+ Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN từ một xã hội vốn là thuộc
địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp.
+ Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh hậu quả để lại còn nặng nề.
+ Những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều.
+ Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội và nền
độc lập của nhân dân ta
( Cương lĩnh (bổ sung) xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH-
Văn kiện Đại hội Đảng XI- 2011).
Như vậy, Đặc điểm đặc trưng bao trùm nhất của thời kỳ quá độ ở nước ta
là bỏ qua chế độ TBCN. Nhưng bỏ qua chế độ TBCN không phải là phủ định
sạch trơn , đối lập CNXH với CNTB, bỏ qua cả những cái "không thể bỏ qua"
như đã từng xảy ra ở các nước XHCN trước đây. Quan điểm của Đại hội I X
Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: " Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của
quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN; Tiếp thu, kế thừa những
thành tựu mà nhân loại đã đạt được dứơi chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học
và cộng nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế
hiện đại"
Do vậy bỏ qua chế độ TBCN thưc chất là phát triển theo con đường " rút
ngắn" quá trình đi lên CNXH. Nhưng rút ngắn không phải là đốt cháy giai
đoạn, duy ý chí coi thường quy luật. Trái lại, phải tôn trọng quy luật khách
quan và biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, tận dụng thời
cơ và khả năng thuận lợi để tìm ra con đường, hình thức, bước đi thích hợp;
Phải biết kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được ở CNTB không chỉ
về LLSX, mà cả về QHSX, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng ( KTTT) .
Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là con đường rút ngắn để xây
dựng đất nước văn minh, hiện đại. Để thực hiện được con đường đó, trong điều
kiện kinh tế lạc hậu, nhưng nước ta vẫn có khả năng và tiền đề để quá dộ lên
CNXH, đó là khả năng khách quan và những tiền đề chủ quan ( xem giáo trình
T193-194).
3. Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để,
toàn diên xã hội cũ thành xã hội mới. Về kinh tế, những nhiệm vụ cơ bản là:
a. Phát triển LLSX, coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là
nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật của CNXH
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH theo Lênin, là nền sản xuất đaị cơ khí ở
trình độ hiện đại được áp dụng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân , kể cả trong
nông nghiệp.
- Ngày nay, cơ sỏ vật chất của CNXH phải thể hiện được những thành tựu tiên
tiến nhất của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công
nghệ sinh học, bởi vì chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ coa mới
tạo được năng suất lao động cao trong toàn bộ nề kinh tế quốc dân...
- Trong điều kiện của Việt Nam, qúa độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN khi
đất nước ta chưa có tiền đề về cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH do CNTB tạo
- 21 -
ra. Do đó phát triển lực lượng sản xuất nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH- HĐH) nói riêng trở thành nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kỳ quá
độ. Nó có tính chất quyết định đối với thắng lợi của CNXH ở Việt Nam.
- Đồng thời một nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác của phát triển lực
lượng sản xuất thực hiện CNH- HĐH là phát triển nguồn lực con người - lực
lượng sản xuất cơ bản của đất nước, yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế… Vì
vậy phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt
Nam. Chính vì vậy, quan điểm của Đảng ta đã thể hiện rõ: coi phát triển giáo
dục và đào tao, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH-
HĐH, là "quốc sách hàng đầu" trong chiến lược phát triển đất nước.
b. Xây dựng từng bước quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN
- Xây dựng quan sản xuất mới XHCN là một việc làm lâu dài, thận trọng
không thể nôn nóng, vội vàng, duy ý chí được. Vì vậy xây dựng quan hệ snả
xuất mới đinh hướng XHCN ở nước ta phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Một là: Quan hệ sản xuất mới được xây dựng phải dựa trên kết quả của sự
phát triển lực lượng sản xuất. "Bất kỳ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở
hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất
mới".
+ Hai là: Quan hệ sản xuất biểu hiện trên ba mặt: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ
chức quản lý và phân phối sản phẩm, do đó quan hệ sản xuất mới phải được
xây dựng một cách đồng bộ trên cả ba mặt đó.
+ Ba là: Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính đúng đắn của quan hệ sản xuất
mới theo đinh hướng XHCN là ở hiệu quả của nó: thúc đẩy phát triển lực
lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.
Đồng thời trong thời kỳ quá độ nước ta còn tồn tại nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế. Do đó, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo
định hướng XHCN đồng thời phải tôn trọng và sử dụng lâu dài và hợp lý cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần.
c. Mở rộng và nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế.
- Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế và sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ hiện đại, xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế
trở thành tất yếu đối với các quốc gia. Nền kinh tế nước ta không thể khép kín
mà tích cực mở rộng và ngày càng nâng cao hiệu qủa quan hệ kinh tế quốc tế.
+ Toàn cầu hóa kinh tế và cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tạo ra
những thách thức và nguy cơ cần đề phòng khắc phục; mặt khác, tạo ra cho
nước ta những cơ hội thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
đất nước theo con đường "rút ngắn". Đó là thu hút được các nguồn vốn từ bên
ngoài, tiếp thu được những công nghệ hiện đại, kinh nghiệp quản lý tiên tiến...
Vì vậy để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế quóc tế phải nâng cao
sức cạnh tranh quốc tế, khai thác thị ttrường thế giới, đa dạng hóa, đa phương
hóa quan hệ kinh tế với các tổ chức và quốc gia trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, phải xử lý đúng đắn các mối quan hệ giữa mở rộng kinh tế
quóc tế với độc lập tự chủ, bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia, giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc với tiếp thi tinh hóa văn hóa nhân loại.
II. Sở hữu về tư liệu sản xuất và thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ
lên CNXH ở Việt Nam.
1. Sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
- 22 -
- Sở hữu là một phạm trù kinh tế biểu hiện các quan hệ giã người với người đối
với việc chiếm hữu của cải vật chất, trước hết là đối với những tư liệu sản xuất
chủ yếu. Sở hữu tư liệu sản xuất quy định mục đích của sản xuất, hình thức tổ
chức sản xuất - kinh doanh, phương thức quản lý, phân phối sản phẩm và cơ
chế điều tiết chúng. Mỗi phương thức sản xuất có một hình thức sở hữu tư liệu
sản xuất đặc trưng
- Trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam có 3 loại hình sở huu cơ bản:
+ Sở hữu toàn dân.
+ Sở hữu tập thể.
+ Sở hữu tư nhân.
Mỗi loại hình sở hữu lại có nhiều hình thức sở hữu ở nhiều mức độ
chín muồi khác nhau. Các hình thức sở hữu TLSX tồn tại khách quan, lâu dài,
đan xen nhau, từ đó mà hình thành nhiều thành phần kinh tê, nhiều tổ chức liên
doanh, liên kết. Trong các hình htức sở hữu nói trên thì sở hữu công hữu những
TLSX chủ yếu là nền tảng, là đặc trưng của CNXH.
2. Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam:
a. Tính tất yếu khách quan và vai trò của nền kinh tế nhiều thành phần:
- Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chx với nhau,
tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành
phần kinh tế. Chúng cùng tồn tại và phát triển như một tổng thể, giữa chúng có
quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần làđặc trưng trong thời kỳ quá độ
lên CNXH là tất yếu khách quan. Bới vì:
+ Một số thành phần kinh tế của phương thức sản xuất cũ như: kinh tế cá thể,
tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân... để lại chúng đang còn có tác dụng đối với sự
phát triển LLSX.
+ Một số thành phần kinh tế mới hình thành trong quá trình cải tạo và xây dựng
quan hệ sản xuất mới như: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản Nhà
nước. Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mới tồn tại khác
quan, có quan hệ với nhau cấu thành cơ cấu kinh tế, trong thời kỳ quá độ lên
CNXH ở nước ta.
Sự tồn tại nền nhiều thành phần kinh tế là một hiện tượng khách quan
cho nên chúng đều có tác dụng tích cực đói với sự phát triển của LLSX. Những
thành phần kinh tế đặc trưng cho PTSX cũ chỉ mất đi khi không còn tác dụng
đối với sự phát triển LLSX.
Nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong
thời kỳ quá lên CNXH, suy cho dến cùng là do quy luật QHSX phải phù hợp
với tính chất và trình độ phát triển của LLSX quy định. Thời kỳ quá độ ở nước
ta do trình độ LLSX còn thấp, lại phân bố không đều giữa các ngành, vùng,
nên tất yếu còn tồn tại nhiều loại hình, hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh
tế.
- Vai trò của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần:
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là tất yếu khách quan, mà
còn là động lực thúc đẩy, kích thích sự phát triển LLSX xã hội. Bởi vì:
- Một là: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tức là tồn tại nhiều hình thức tổ
chức kinh tế, nhiều phương thức quản lý phù hợp với trình độ khác nhau của
- 23 -
LLSX. Vì vì vậy nó có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng
kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
- Hai là: Nền kinh tế nhiều thành phần làm phong phú và đa dạng các chủ thể
kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, toạ tiền đề để đẩy mạnh
cạnh tranh, khắc phục tình trnạg độc quyền. Điều đó góp phần vào việc nâng
cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, cải thiện và
nâng cao đời sống của nhân dân…
- Ba là: Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong
đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Đó là những " cầu nối", " trạm trung
gian" cần thiết để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên CNXH bỏ qua chế dộ
TBCN.
- Bốn là: Phát triên mạnh cá thành phần kinh tế à cùng với nó là các hình thức
sản xuất kinh doanh là một nội dung co bản của việc hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN nước ta.
- Năm là: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đáp ứng được nhiều lợi ích kinh
tế cảu các giai cấp tầng lớp xã hội, có tác dụng khai thác, sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực, các tiềm năng của đất nước: như sức lao động, vốn, tài nguyên
thiên nhiên, kinh nghiệm quản lý… Đồng thời cho phép khai thác kinh nghiệm
tổ chức quản lý và khoa học, công nghệ mới trên thế giới
b. Cơ cấu các thành phân kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH:
- Trên cơ sở nguyên lý ba thành phần kinh tế chủ yếu mà Lênin đã chỉ ra trong
thời kỳ quá độ: kinh tế XHCN, kinh tế cuả những người sản xuất hàng hóa nhỏ,
kinh tế tư bản tư nhân tùy hoàn cảnh cụ thể mà xác định cơ cấu thành phần cho
phù hợp.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã xác định có 5 thành
phần:
+ Kinh tế Nhà nước: giữ vai trò chủ đạo.
+ Kinh tế tập thể : không ngừng được củng cố và phát triển.
+ Kinh tế tư nhân ( cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) : là 1 trong những động lực
của nền kinh tế.
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài : được khuyến khích phát triển.
Nội dung, vai trò của các thành phần kinh tế như sau
* Kinh tế Nhà nước
Kinh tế Nhà nước dựa trên chế độ ở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. Kinh tế
Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và tài
sản thuộc sở hữu nhà nước...
Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò được
thể hiện:
Một là: Các doanh nghiệp Nhà nước giữ những vị trí then chốt ở những ngành,
những lĩnh vực kinh tế và địa bàn quan trọng. Đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa
học công nghệ,nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội
và chấp hành pháp luật.
Hai là: Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để nhà
nước thực hiện chức năng điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế, đồng thời nó hỗ
trợ va lôi cuốn các thành phân kinh tế khác cùng phát triển theo đinh hướng
- 24 -
XHCN.
Ba là: Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
* Kinh tế tập thể:
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã, dựa trên
hình thức sở hữu tập thể và sở hữu của các thành viên. Hợp tác xã được hình
thành trên cơ sở đóng góp cổ phần và tham gia lao động trực tiếp của xã viên.
Phân phối theo kết quả lao động,theo vốn góp, mức độ tham gia dịch vụ. Tổ
chức và họat động của HTX theo nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi
và quản lý dân chủ. Nhà nước giúp đỡ HTX đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học
công nghệ, mở rộng thị trường...
* Kinh tế tư nhân: Là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế
quốc dân.
Thành phần kinh tế tư nhân bao gồm:
- Kinh tế cá thể tiểu chủ:
- Kinh tế tư bản tư nhân:
Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Trong thời kỳ quá độ ở nước ta
thành phần này còn có vai trò đáng kể để phát triển lực lượng sản xuất. Vì vậy
nhà nước khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân phát triển rộng rãi trong các
ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm. Đồng thời tạo môi
trường pháp lý thuận lợi để nó hoạt động có hiệu quả.
* Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
c. Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế và định hướng XHCN của nền
kinh tế nhiều thành phần.
- Mối quan hệ: Các thành phần kinh tế không tồn tại độc lập mà đan xen vào
nhau, tác động qua lại với nhau, mỗi thành phần kinh tế dựa trên một hình thức
sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất và biểu hiện lợi ích của một giai cấp, tầng
lớp xã hôi nhất định. Vì vậy, các thành phần kinh tế vừa thống nhất vừa mâu
thuẫn với nhau:
+ Tính thống nhất:
Mỗi thành phần kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế nằm trong hệ thống
phân công xã hội có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Các thành phần kinh tế
đều hoạt động trong một môi trường thống nhất (các chính sách, pháp luật và
sự quản lý vĩ mô của nhà nước...) đều là nội lực của nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN.
Sự thống nhất không phải tự nhiên mà có mà phải trải qua hợp tác và đấu tranh,
đấu tranh để hợp tác tốt hơn.
+ Mâu thuẫn: Các thành phần kinh tế mang bản chất kinh tế và quan hệ kinh tế
khác nhau biểu hiện lợi ích kinh tế khác nhau, xu hướng vận động khác nhau.
Hơn nữa trong bản thân mỗi thành phần kinh tế cũng lại có những mâu thuẫn
(do sự vi phạm hợp đồng, lợi ích cục bộ, vi phạm bản quyền...) Những mâu
thuẫn của nền kinh tế nhiều thành phần chỉ được giải quyết dần dần trong quá
trình xã hội hhóa sản xuất theo định hướng XHCN.
- Định hướng XHCN nền kinh tế nhiều thành phần:
Để định hướng XHCN nền kinh tế nhiều thành phần cần phải:
- 25 -
+ Làm cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và nó cùng với kinh tế tập thể
dần dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế.
+ Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khai thác tối đa các
nguôn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội,
cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
+ Thực hiện nhiều hình thức phân phối lấy phân phối theo lao động và hiệu quả
kinh tế là chủ yếu; thừa nhận thuê mướn lao động nhưng không để nó trở thành
quan hệ thống trị.
+ Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước; phát huy mặt tích cực và
hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi
đôi với xóa đói giảm nghèo, không để chênh lệch quá lớn về mức sống và trình
độ phát triển giữa các vùng, các tầng lớp dân cư; kết hợp tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội trong từng bước phát triển.

- 26 -

You might also like