You are on page 1of 6

HƯỚNG DẪN ÔN THI HỌC PHẦN LÝ THUYẾT DỊCH

BỘ MÔN: DỊCH TIẾNG ANH

I. NHÓM CÂU HỎI 1

Nhóm câu hỏi 1 gồm các câu hỏi về lý thuyết, trải rộng từ bài 1 đến bài 6. Nhóm gồm 2 câu
hỏi nhỏ, trong đó có một câu tình huống phiên dịch, 1 câu định nghĩa kiểm tra những lý
thuyết đã học trong các bài học.

Để làm được bài thi, sinh viên cần nắm vững những nội dung sau trong mỗi bài.

SESSION 1: WHAT IS TRANSLATION

1. What is translation (1.1)

Sinh viên cần hiểu rõ và có khả năng trình bày được 1 định nghĩa về biên dịch (nêu được bản
chất và hình thức của biên dịch)

- Translation is the transfer of a message from a language to another in the written form or
by means of writing

- There are 2 forms of translation: oral translation and written translation

- In translating there is a process traversed by a translator, when translating the text, the
purpose of the translator is an idiomatic translation that makes an effort to communicate
the meaning of the SL text into the natural form of the receptor language. the translation
is closely related to the study of lexicon, grammatical structure, communication situation,
and cultural context of the SL text, then analyzed to determine its meaning. The meaning
that has been found is then re-expressed and built using appropriate lexicon and grammar
within language receptor as well as its cultural context. It is submitted based on the
following diagram
-

2. Dynamics of translation (1.4)

Sinh viên cần hiểu rõ và có khả năng trình bày 10 nhân tố có ảnh hưởng tới quá trình biên
dịch, nêu rõ những nhân tố này có tác động như thế nào và cung cấp ví dụ để mô tả các ảnh
hưởng của mỗi nhân tố.

10 nhân tố bao gồm: SL writer, SL norms, SL culture, SL setting and tradition, TL


readership, TL norms, TL culture, TL setting and tradition, The truth, Translator

- There are 10 basic factors that affect the dynamics of translation.


1. Source language writer

 The individual style or idiolect of the source language author. When should it be preserved,
(b) normalized?

For example: They are like Jack and Jill: trông họ thật xứng đôi với nhau

Jack and Jill come from 2 characters in the British rhyme, if the translators don’t normalized
them into Vietnamese, the reader won’t understand.

2. SL norms:

• The conventional grammatical and lexical usage for the text. It depends on the topic and
the situation.

3. Translation theories (1.3)


Sinh viên cần hiểu rõ và có khả năng trình bày một vài lý thuyết quan trọng về biên dịch,
trong đó đặc biệt chú ý tới lý thuyết Culture and Context của Peter Newmark

4. Pre-translation considerations (1.6)

Sinh viên nắm được những thao tác cần thực hiện và phân tích trước khi biên dịch bài khóa,
bao gồm đọc hiểu bài khóa, phân tích dự định của bài khóa, tác giả và người biên dịch, phân
tích các hình thức văn phong văn bản khác nhau, bối cảnh của bài khóa cần dịch cũng như
đánh giá chất lượng bài khóa trước khi biên dịch.

SESSION 2: TRANSLATION PROCESS


1. Approach (2.1)

Sinh viên cần nắm được 2 phương thức tiếp cận bản dịch (đọc  dịch và dịch  đọc), đặc
điểm (ưu điểm và nhược điểm) của mỗi phương thức và cách thức sử dụng các phương thức
này cho mỗi dạng bài khóa.

2. Levels of translation (2.1)

Sinh viên cần nắm được 4 cấp độ dịch khác nhau (textual level, referential level, cohesive
level and level of naturalness), đặc điểm và các thao tác cần thực hiện trong mỗi cấp độ biên
dịch (minh họa cho các thao tác này thông qua các ví dụ).

3. Translation methods (2.2 – V-diagram)

Sinh viên cần nắm vững định nghĩa, đặc điểm (thông qua các cách thao tác và xử lý nghĩa
của từ trong ngữ cảnh, trật tự tự, các yếu tố văn hóa, lựa chọn diễn đạt…) và ngữ cảnh sử
dụng của 8 phương pháp biên dịch: Word-for-word translation, Literal translation, Faithful
translation, Semantic translation, Communicative translation, Idiomatic translation, Free
translation, Adaptation. Trong mỗi phương pháp, sinh viên cần đưa ra được một ví dụ tiêu
biểu để minh họa cho phương thức và đặc điểm (chú ý ví dụ phải được dịch sang tiếng Việt).

Ngoài ra, sinh viên cần nắm vững phần so sánh giữa 2 phương pháp Semantic translation và
Communicative translation.

SESSION 3: TRANSLATION STRATEGIES

1. Language (3.1)

Sinh viên cần nắm vững các khái niệm ngôn ngữ liên quan đến biên dịch như word, syntax,
idiolect, dialect, slang, jargon, idiom: các khái niệm này nghĩa là gì và nó có ảnh hưởng như
thế nào đến việc biên dịch.

Sinh viên cần phân biệt được một số khái niệm dễ nhầm lẫn như idiolect – dialect, dialect –
accent, slang-jargon-idiom.

2. Translation strategies (3.2)

Sinh viên cần nắm được 6 chiến lược biên dịch cho các tình huống cụ thể, với mỗi chiến
lược, sinh viên phải mô tả được thao tác cần thực hiện và đưa ra một ví dụ cụ thể để minh
họa (lưu ý ví dụ phải được dịch ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh)

1. How to deal with non-equivalence at word level (gọi tên 6 chiến lược và đưa ví dụ mô tả)
2. How to deal with idioms and fixed expressions (gọi tên 4 chiến lược và đưa ví dụ mô tả)

3. How to deal with voice, number and person (mô tả điểm khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng
Anh trong mỗi một nhóm chiến lược)

4. How to deal with proper names (mô tả chung về nguyên tắc và cung cấp ví dụ về cách dịch
một số tổ chức lớn)

5. How to deal with non-subject sentences (mô tả 5 nguyên tắc và cung cấp ví dụ cho
mỗi nguyên tắc)

6. How to deal with newspaper headlines (mô tả 6 nguyên tắc và cung cấp ví dụ cho
mỗi nguyên tắc)

Lưu ý nguyên tắc 6 (dịch tiêu đề báo chí) sẽ được áp dụng cho câu hỏi 3 – thực hành biên
dịch 5 tiêu đề báo chí từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

SESSION 4: WHAT IS INTERPRETING

1. What is interpreting? (4.1)

Sinh viên cần hiểu rõ và có khả năng trình bày được 1 định nghĩa về phiên dịch (nêu được
bản chất và hình thức của phiên dịch)

2. Modes of interpreting (4.2)

Sinh viên cần phân biệt được hai loại hình phiên dịch: consecutive interpreting và
simultaneous interpreting, bao gồm đặc điểm và hình thức của hai loại hình, ngữ cảnh sử
dụng hai hình thức phiên dịch.

Sinh viên cũng cần nắm rõ các phẩm chất cần thiết đối với phiên dịch viên và các nhiệm vụ
phiên dịch viên cần thực hiện trước, trong và sau khi thực hiện nhiệm vụ phiên dịch.

SESSION 5: HELPFUL SKILLS

Sinh viên cần nắm rõ những kỹ năng cần thiết để trở thành một phiên dịch viên là lý giải về
vai trò của những kỹ năng này.

Các kỹ năng gồm: listening, public speaking, conversion, short memory và note taking.

Sinh viên cũng cần ghi nhớ các phương thức cần thực hiện để rèn luyện short memory và một
số điều cần lưu ý cũng như cách thức để luyện tập và thực hành note taking.
SESSION 6: CODE OF ETHICS

Sinh viên cần nắm rõ một số quy định về đạo đức nghề nghiệp đối với phiên dịch viên.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI NHÓM 1:

- Với câu hỏi tình huống phiên dịch, sinh viên căn cứ vào Session 4, 5 và 6 để trả lời câu hỏi
(nêu rõ các nhiệm vụ cần thực hiện)

- Với câu hỏi định nghĩa biên – phiên dịch, phương pháp biên dịch, chiến lược biên dịch, sinh
viên trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ các đặc điểm, thao tác và cách thức sử dụng của các
phương pháp và chiến lược (căn cứ vào slide bài giảng), đưa ra một ví dụ có tính điển hình để
minh họa (lưu ý ví dụ phải được dịch sang tiếng Việt để minh họa).

II. NHÓM CÂU HỎI 2

Nhóm câu hỏi 2 gồm 3 câu hỏi thực hành.

Câu 1 yêu cầu sinh viên dịch một đoạn văn ngắn (khoảng 110 – 130 từ) từ tiếng Anh sang
tiếng Việt. Tiêu chí để đánh giá bài biên dịch là tính chính xác trong thông tin và tính tự
nhiên trong sử dụng ngôn ngữ

Câu 2 yêu cầu sinh viên dịch 5 tiêu đề báo chí từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Sinh viên cần
tuân thủ các nguyên tắc dịch tiêu đề trong khi biên dịch (Chiến lược 6 – bài 3), bao gồm việc
dịch các động từ, cụm danh từ, lược bỏ các tiểu từ… khi dịch tiêu đề.

Câu 3 yêu cầu sinh viên quyết định xem 5 câu phát biểu là đúng (True) hay sai (False) so với
lý thuyết đã được học trong các bài từ Session 1 đến Session 6. Đề quyết định T-F, sinh viên
cần đọc kỹ các statement, bởi một sự khác biệt nhỏ về từ vựng có thể tạo nên sự thay đổi lớn
trong ngữ nghĩa của câu và khiến các statement thay đổi từ True sang False và ngược lại.

Mỗi câu hỏi nhỏ trong đề thi có trọng số 2 điểm. Thời gian làm bài thi là 75 phút.

Sinh viên không được sử dụng tài liệu và từ điển khi làm bài.

You might also like