You are on page 1of 2

- Oan gia trái chủ là những oan sai, nợ nần trước đó của bản thân.

Những nghiệp thiện,


ác trong quá khứ sẽ hình thành nên quả lành-dữ trong hiện tại và tương lai, vô hình tác
động lên đời sống của chúng ta. Những oan gia này sẽ tác động nên ta theo nhiều phương
diện.

- Oan gia này là vô hình thì theo thân chủ, chờ phước giảm thì báo oán gây bệnh tật, tác
động vào tâm làm cho luôn không tịnh, làm điều ác. Oan gia là hữu hình thì sẽ là người
trong gia đình, người quen sẽ đòi nợ chúng ta, gây cho ta sống lo lắng, buồn phiền. Phước
tận thì oan gia trái chủ đến đòi nợ, khi mà ta bệnh, làm ăn đi xuống, gia đình bất hoà thì
là do tội lỗi của mình gây ra.

- Để hoá giải oan gia trái chủ, trước phải thành tâm sám hối những tội lỗi trong quá khứ,
nguyện cởi bỏ oán hận, sau đó thành tâm làm điều thiện, giúp đỡ mọi người, kết duyên
lành rộng lớn. Cần nhận thức được rằng chỉ có thực hành Chánh pháp mới có thể cởi bỏ
oan gia trái chủ. Như vậy, cần phải có tin sâu vào nhân quả, sám hối những điều đã làm,
đã tạo trong thời gian trước của mình, vì họ mà ăn chay, niệm Phật, tụng kinh, trì chú hồi
hướng, cầu Phật hoá giải, biến ác duyên thành thiện duyên.

- Sám hối là hành động tự bản thân hổ thẹn, ăn năn với những hành động sai trái trước đó
ta đã tạo ra, giờ đây ta nguyện sửa đổi, không tái phạm.

- Chúng ta đã tạo rất nhiều nghiệp trong đời sống, từ kiếp này qua kiếp khác, kéo dài vô
tận trong mười điều ác. Những điều ác này tạp nên “Nghiệp lực” gây ra cho chúng ta
những sự buồn phiền tức là đang gánh quả báo. Sám hối nhiều là tốt nhưng chỉ có thể
giúp nghiệp nhẹ đi chứ không diệt hết được, đã gây ra điều ác phải chịu quả khổ .

- Có 2 cách sám hối: Sám hối sai lầm; Sám hối chân chính.

1. Sám hối sai lầm: Chỉ hành động đối phó bên ngoài, chứ bên trong không thật sự sám
hối. Ví dụ như là lấy công chuộc tội.
2. Sám hối chân chính: Phải làm theo những Pháp sám hối chân chính của Đạo Phật mà
thực hành. Các pháp sám hối: tuỳ vào chuyện, tuỳ vào lý lẽ, tuỳ vào độ cao thấp của pháp
mà sẽ ccó các pháp khác nhau nên mỗi người sẽ có pháp sám hối riêng.

* Tác pháp sám hối: phải lập giới đàn, thỉnh Tăng chứng minh gọi là Tác pháp. Khi vào
giới tràng, phải thành tâm tỏ bày tội lỗi thành khẩn, nguyện về sau không tái phạm.

*Thủ tướng sám hối: dành cho những người tu hành có trình độ cao, khó hơn pháp trước.
Người sám hối đến trước Tượng Phật, Bồ Tát thành tâm bái lễ, trình bày tội lỗi và nguyện
ăn năn từ bỏ.

*Hồng danh sám hối: Tổng cộng 108 lạy, ám chỉ 108 phiền não, thành tâm kính lễ, sẽ diệt
trừ được phiền não, tội lỗi gây ra.

*Vô sinh sám hối: rất cao và khó, người căn cao mới làm được. Gồm có quán tâm vô sinh
và quán pháp vô sinh, cần quan sát tự tâm mình cũng như quan sát chân tính.

- Cách thức sám hối: Vào ngày 14 và 30 mỗi tháng, đi chùa làm phước, bố thí, xin giới,
làm lễ sám hối, nghe Pháp, đứng trước điện Phật đọc lời sám hối hoặc tụng kinh sám hối.
Nếu không đi chùa được, có thể sám hối và xin giới ngay bàn thờ Phật trong nhà rồi
nguyện cho được trong sạch từ nay về sau.

- Kết quả sám hối đem lại phước báu: tiêu trừ tánh xấu; sống an vui, được giải thoát;
chuyển hoá nghiệp lực; tiêu trừ tội lỗi

- Có 3 cách để hết tội: Trả quả báo; Tạo nhiều phước lành; Giác ngộ.

- Có 10 cách tạo phước lành: Bố thí; Giữ giới; Thực hành thiền; Cung kính; Giúp đỡ
việc thiện; Hồi hướng; Hoan hỉ với phước của người khác; Thuyết pháp; Nghe pháp;
Chánh kiến.

You might also like