You are on page 1of 5

BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

1. Giới thiệu chung:


Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4,
với khuôn viên lên đến 18.000 m2 nằm ở vị trí ngã ba sông Sài Gòn, không gian rộng
rãi, thoáng mát. Bảo tàng đặt trong ngôi nhà trước đây là trụ sở của Tổng Công ty Vận
tải Hoàng đế (Messageries Impériales) một trong những công trình đầu tiên do thực
dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm
1862 và hoàn thành vào năm 1863 với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà
gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" một
kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên
trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) còn
được gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng được gọi là bến cảng nhà rồng.

Một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt liên quan đến cảng Sài Gòn và thành phố Hồ Chí Minh
đó là vào ngày 5/6/1911, Bác Hồ (lúc bấy giờ lấy tên là Văn Ba) đã xuống tàu Amiral
Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
Người đã đi qua Pháp và nhiều nước với nhiều châu lục khác nhau, để sau 30 năm trở
lại đất nước, trực tiếp lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên giải phóng dân tộc thoát
khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc giành độc lập thống nhất Tổ quốc.

Để ghi nhớ sự kiện trên, sau ngày đất nước thống nhất, ngôi Nhà Rồng được giữ lại
làm Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1995, Ủy ban Nhân dân TP.Hồ
Chí Minh quyết định đổi tên Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thành "Bảo tàng Hồ
Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh".

2. Tổng quan về bảo tàng:


Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng trên diện tích 12.000 mét vuông và gồm ba khu
vực chính:
-Khu vực trưng bày ngoài trời: Bao gồm các hình tượng và tác phẩm điêu khắc về Chủ
tịch Hồ Chí Minh, mô phỏng lại các cảnh quan tự nhiên và văn hóa truyền thống của Việt
Nam. Giữa sân Bảo tàng Hồ Chí Minh – CN.TPHCM, hướng ra sông Sài Gòn là tượng
“Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước” do điêu khắc gia Phạm Mười thực hiện,
khánh thành vào ngày 5/6/2003 nhân kỷ niệm 92 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu
nước.

-Khu vực tầng một nhà trưng bày: Gồm các phòng trưng bày về cuộc đời, sự nghiệp,
tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước khi tham quan bảo tàng có thể
dừng chân tại phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh để thắp nhang tưởng niệm Bác
Hồ.Kế tiếp là phòng chuyên đề Hồ Chí Minh – Hành trình của thời đại với hơn 200 tài
liệu, hiện vật chuyên đề giới thiệu về cuộc hành trình 30 năm đi tìm chân lí cứu nước của
HCM. Bảo tàng trưng bày chuyên đề nhằm tôn vinh và khẳng định những cống hiến vô
cùng to lớn của chủ tịch HCM với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc VN đồng thời góp
phần quan trọng vào lịch sử phong trào cộng sản, phong trào công nhân quốc tế và phong
trào giải phóng dân tộc thế giới. Chuyên đề Bác Hồ với Miền Nam- Miền Nam với Bác
Hồ là chuyên đề đặc trưng của bảo tàng Hồ Chí Minh. Sinh thời Bác luôn dành tình cảm
cho đồng bào Miền Nam. Tình cảm máu thịt sâu sắc của Bác Hồ với Miền Nam, Miền
Nam với Bác Hồ là chất xúc tác khiến cho cuộc CM chống pháp và Mĩ thành công.
Chuyên đề được bảo tàng trưng bày để tưởng nhớ, tô thắm cho tình yêu thương mặn nồng
của Bác với đồng bào Miền Nam, cũng như của người dân Nam bộ đối với Bác Hồ.
Ngoài những phòng trưng bày cố định, bảo tàng còn có các gian trưng bày khác như triển
lãm “ Đi qua cuộc chiến”; Xe ô tô Peogeot 404 do Việt kiều Pháp tặng Bác;Sài Gòn
những năm 1910;Việt Nam những tuyên ngôn độc lập;Tư tưởng đại đoàn kết của chủ tịch
Hồ Chí Minh.

-Khu vực tầng hai nhà trưng bày:

 Chuyên đề đền thờ Bác Hồ ở Nam bộ: Năm 1969 Bác Hồ mất giữa lúc Cách mạng
miền Nam đang trong giai đoạn gay go ác liệt. Cùng nỗi đau chung với cả nước,
đồng bào miền Nam lập đền thờ ở khắp các tỉnh thành với mong muốn có Bác ở
bên sát cánh, truyền thêm sức mạnh để qua giai đoạn cuối cùng của kháng chiến
và thực hiện mong muốn lúc sinh thời của Bác là đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ
tàn. Không chỉ xây dựng đền thờ để bà con có nơi sớm hôm thắp hương viếng bác
mà ngay tại gia đình những người dân với tấm lòng kính yêu bác cũng lập bàn thờ
thắp hương thờ cúng bác như thờ cúng người thân trong gia đình.
 Phòng trưng bày chủ đề thứ nhất cho ta có thêm tư liệu về thời thơ ấu và thanh
niên của chủ tịch Hồ Chí Minh- Bước đầu hoạt động dưới Cách Mạng. Chủ Tịch
HCM tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lenin và khẳng định con đường Cách mạng Việt
Nam (1890-1920). Chủ Tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu
nước, gốc nông dân. Thân phụ của người là cụ Nguyễn Sinh Sắc, đỗ phó bảng năm
190, tuy làm quan nhưng cụ vẫn sống thanh bạch, khiêm tốn, thương người nghèo.
Tư tưởng yêu nước tiến bộ và nhân cách cao thượng của cụ đã ảnh hưởng sâu sắc
đến chủ tịch HCM. Thân mẫu Chủ Tịch Hồ Chí Minh là cụ bà Hoàng Thị Loan,
một người nhân hậu, đảm đang, thương yêu chồng con hết mực. Mặc dù đã qua
đời khi còn rất trẻ nhưng cụ cũng đã để lại cho các con về hình mẫu một người
phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó. Từ nhỏ, Nguyễn Sinh Cung đã sớm được
cha giáo dục lòng yêu nước, thương người và thường được nghe cha đàm đạo việc
nước. Mặc dù rất kính trọng những nhà yêu nước lúc bấy giờ nhưng bác không đi
theo con đường cứu nước của các cụ mà quyết định sang các nước phương Tây nơi
có tư tưởng Tự do - Dân chủ - Bác ái và khoa học kĩ thuật hiện đại. Ngày
5/6/1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước với cái tên Văn Ba trên con tàu Amiral
Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn.
 Phòng trưng bày chủ đề thứ hai nói đôi nét về sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt
Nam: Qua yêu cầu thực tế của hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy
cần phải xúc tiến các hoạt động tuyên truyền, tổ chức nhằm thúc đẩy phong trào
cách mạng ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Năm 1923, Nguyễn Ái
Quốc sang Liên Xô, tham dự Đại hội I Quốc tế Nông dân, Đại hội V Quốc tế Cộng
sản và một số Đại hội quốc tế khác. Tại Đại hội V, Nguyễn Ái Quốc trình bày
tham luận của mình nêu lên những lập luận, quan điểm về vấn đề cách mạng ở
thuộc địa và được Đại hội chú ý quan tâm. Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc
sang Quảng Châu (Trung Quốc), tại đây Bác chọn một số thanh niên yêu nước vào
học tại các lớp huấn luyện chính trị nhằm đào tạo họ trở thành cán bộ cách mạng.
Tháng 6-1925 Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên,
theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Từ 3-2-1930 đến 7-2-1930, tại Cửu Long
(Hồng Kông), Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản được tiến hành dưới sự chủ
trì của Nguyễn Ái Quốc, đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử, là kết quả có được từ những điều kiện
khách quan trong và ngoài nước, từ sự hoạt động đấu tranh sôi nổi của Nguyễn Ái
Quốc trong các phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, là
kết quả của sự kiên trì học tập, nghiên cứu và rèn luyện về mặt tư tưởng chính trị,
đường lối, tổ chức.
 Phòng trưng bày thứ ba cho ta thêm thông tin về Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Sau khi
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động ở nhiều quốc
gia như Xiêm, Malaysia, Singapore và Hồng Kông. Sau đó, Người tiếp tục hoạt
động tại Liên Xô, học tập và công tác tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và
thuộc địa. Năm 1941, Người quay trở về Việt Nam và chọn Cao Bằng làm căn cứ
địa để phát động phong trào cách mạng. Tháng 8/1942, Người lấy tên là Hồ Chí
Minh và sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt
Nam. Tháng 12/1944, Người ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bảng Tuyên ngôn độc
lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục
lãnh đạo toàn dân đấu tranh xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền non trẻ.
Sau chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, Pháp rút khỏi Việt Nam, mở ra kỷ nguyên
giành độc lập trên toàn thế giới.
3. Nhận xét và bài học rút ra:
Sau khi tham quan và tìm hiểu về các thông tin của bảo tàng Hồ Chí Minh nhóm chúng
em rút ra được rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà doanh nhân cách mạng vĩ đại của
Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Ngoài ra Bác cũng là một “kim chỉ nam cho
hành động cách mạng Việt Nam” thông qua việc kế thừa tư tưởng Mác-Lênin để giải đáp
các vấn đề của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Chúng ta còn thấy rằng trong xuyên suốt
quá trình cách mạng thì tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ dẫn dắt chúng ta từ thắng lợi
này tới thắng lợi khác. Đồng thời liên hệ hiện thực Đảng và Nhân dân ta trên con đường
thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM


Họ và tên MSSV
Nguyễn Văn Hưng 21145150
Trần Hưng Phát ©
Phạm Hoà Hiêp
Võ Huỳnh Chí Hiếu
Nìm Quốc Huy
Huỳnh Quang Huy
Đặng Ngọc Chân
Kiều Oanh
Cao Hoàng Ngọc Trâm

You might also like