You are on page 1of 3

KẾ HOẠCH DẠY HỌC BÀI VẼ QUÊ HƯƠNG

I. KẾT QUẢ HỌC TẬP


- Nâng cao kĩ năng đọc thành tiếng, ngắt nhịp đúng chỗ. Có giọng đọc phù hợp với đặc điểm thơ
trữ tình: giọng đọc rõ ràng, giọng điệu nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm yêu thương quê hương rất
đỗi bình dị và hồn nhiên của bạn học sinh.
- Phát triển kĩ năng nắm chi tiết của bức tranh quê hương, nhận ra cách sử dụng biện pháp miêu tả
để mô tả đặc điểm màu sắc, vị trí, hình ảnh của ngôi nhà, bầu trời,…
- Phát triển kĩ năng suy luận dựa trên việc xâu chuỗi các chi tiết xuất hiện trong bức tranh quê
hương của bạn nhỏ, từ đó tìm ra vẻ đẹp của bức tranh quê hương.
- Phát triển kĩ năng nhận ra nghĩa của từ ngữ: sông máng, cây gạo bằng cách dựa vào hình ảnh;
bát ngát, chói ngời bằng cách nghe giảng giải trực tiếp; xanh ngắt, xanh màu ước mơ, xanh mát,
đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ chót bằng cách khai thác kinh nghiệm học sinh và đặt vào ngữ cảnh.
- Mở rộng hiểu biết về các cảnh đẹp quê hương, ý nghĩa của bài thơ là từ yêu nơi mình đang sống
và mở rộng thành yêu tổ quốc.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1. Hoạt động 1: Vào bài
- GV hỏi HS tựa bài học là gì?  Vẽ quê hương.
Khi vẽ một bức tranh về quê hương con sẽ vẽ những hình ảnh gì?
GV phác thảo bức tranh có những chi tiết HS nêu.
- Bức tranh cô đã vẽ trên bảng chỉ dùng phấn trắng thôi, khi vẽ thì con dùng màu gì?  Nhiều
màu: xanh, đỏ, tím, vàng,…
GV chiếu tranh lên ppt, HS xem bức tranh và trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài thơ đã dùng màu
nào để vẽ?  Xanh, đỏ
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
 Tìm và vẽ cảnh vật về quê hương của bạn nhỏ trong bài thơ và giải nghĩa từ khó cây gạo,
sông máng,…
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
- GV phát phiếu học tập và bút chì có hai đầu xanh, đỏ cho mỗi HS, yêu cầu HS hoạt động nhóm
4. HS tự đọc thầm trong nhóm, tìm những cảnh vật trong bài được bạn nhỏ vẽ bằng đầu bút chì
màu xanh / màu đỏ và điền vào phiếu. Sau đó, dùng bút chì màu vẽ hình bên cạnh (Hoạt động
nhóm 4 trong vòng 15 phút).
 Dự đoán câu trả lời của HS: Sông máng, cây gạo. Vì chưa thấy bao giờ

- GV mời HS khác giải thích được “sông máng, cây gạo”. GV đưa hình ảnh minh họa, giải thích
lại.

HS quan sát sau đó vẽ bổ sung vào phiếu học tập.


+ Cây gạo: Cây gạo là còn có tên gọi khác là Mộc Miên hay Hồng Miên, hoa có 5 cánh, màu đỏ,
nở vào tháng 3 hàng năm, khi thời tiết bắt đầu ấm lên.
+ Sông máng: Là sông do con người tự đào để lấy nước tưới ruộng hoặc để thuyền bè đi lại.
- Yêu cầu HS điền màu sắc miêu tả cho mỗi cảnh vật vào bên cạnh hình vẽ.

 Cảm nhận về sắc độ của từng cảnh vật


- Mỗi HS đọc bài thơ, và cho biết: Theo em, bức tranh của bạn nhỏ có mấy màu? Màu gì?
 Có 2 màu: xanh, đỏ.
 Có nhiều màu: xanh ngắt, xanh mát, đỏ tươi, đỏ thắm,…
 Có 2 màu nhưng nhiều cấp độ: đỏ (đỏ tươi, đỏ thắm,…), xanh (xanh mát, xanh ngắt).
- GV liên hệ với màu sắc HS vừa làm trong phiếu học tập: có 2 màu nhưng nhiều cấp độ. Hỏi HS:
Vì sao bạn nhỏ dùng các cấp độ màu sắc khác nhau để miêu tả về mỗi cảnh vật?

 Vì mỗi cảnh vật có một màu sắc khác nhau hoàn toàn, nếu nhìn kỹ thì cảnh vật có nhiều cấp
độ màu sắc khác nhau.

- Nếu chỉ miêu tả cảnh vật với 2 màu xanh và đỏ, thì bức tranh đẹp không? GV đọc toàn bài thơ
nhưng bỏ “xanh ngắt”, “đỏ thắm”,… mà thay bằng chỉ với hai chữ “xanh”, “đỏ”.
 Không hay
- Khi miêu tả về cảnh vật ta nên làm gì? Tại sao?
 Nên tả cảnh vật có nhiều sắc độ vì thể hiện sự đa dạng của cảnh vật trong bức tranh, trong
cuộc sống
 Nhận ra tình yêu quê hương của bạn nhỏ
- Nhắm mắt lại, nghe GV đọc lại bài thơ , tự hình dung trong đầu khung cảnh bức tranh mà bạn
nhỏ trong bài đã vẽ. Bạn nhỏ có thấy bức tranh quê hương của mình đẹp không? Câu nào cho
con thấy điều đó?
 Đẹp. Câu “Chị ơi bức tranh, quê ta đẹp quá”
- Vì sao bức tranh lại đẹp?
 Dự kiến câu trả lời của HS (có 3 ý kiến): Vì bạn nhỏ vẽ đẹp, Vì quê hương của bạn đó đẹp nên
tranh đẹp, Vì bạn nhỏ yêu quê hương của bạn ấy.
- GV dựa vào 3 ý kiến HS và giảng giải: Vẽ bức tranh đẹp khi yêu quê hương, vì khi yêu quê
hương thì sẽ dồn tất cả tình cảm của mình vào từng nét vẽ để vẽ nên 1 bức tranh đẹp. Ta chỉ thấy
quê hương đẹp chỉ khi ta yêu quê hương mình.
GV chốt: do đó, tất cả để tạo nên 1 bức tranh quê hương đẹp của bạn nhỏ đều xuất phát từ tình
yêu quê hương.
3. Hoạt động 3: Hình thành thái độ tích cực đối với quê hương, đất nước
- GV hỏi: Bạn nhỏ trong bài yêu quê hương đã vẽ nên một bức tranh quê hương rất đẹp. Con thì
sao?
 Dự kiến câu trả lời HS:
+ HS trả lời yêu quê hương vì đẹp, có ba mẹ, người dân tốt bụng…
+ HS trả lời không yêu quê hương vì không đẹp, ô nhiễm, xả rác,…)
- GV hỏi: Có bạn nào tự tin nói rằng mình chưa từng xả rác thì giơ tay! Xe máy, xe taxi thải ra
khói làm ô nhiễm môi trường, có bạn nào chưa bao giờ đi phương tiện giao thông này mà đi bộ
đến trường thì giơ tay!
 Dự kiến: HS không ai giơ tay, hoặc chỉ có 1-2 HS giơ tay
- Quê hương chúng ta không đẹp, ô nhiễm là do hoạt động của con người, trong đó có chúng ta. Vì
thế chúng ta cần làm gì để quê hương sạch đẹp hơn?  HS trả lời
- Với nhưng cách làm đó thì đất nước ta tươi đẹp hơn, hãy nhắm mắt lắng nghe GV đọc và cảm
nhận, tưởng tượng.
“Con đang đi trên một con đường, hai bên là hàng cây xanh tỏa bóng mát, có những khóm hoa
hồng tỏa hương thơm thoang thoảng xòe cánh nở đón lấy từng tia nắng ấm của mặt trời. Trên
cành cây chú chim ríu rít hót rộn ràng, dưới bãi cỏ xanh non mát rượi vẫn còn đọng lại hạt
sương sớm long lanh, con vươn vai hít từng hơi thở trong lành và lắng nghe những âm thanh
trong trẻo của thiên nhiên”
- HS vẫn nhắm mắt và nghe hỏi: Sống trong đất nước như thế thì thích không nào? Nếu thích thì
các con nắm bàn tay lại và giơ ngón tay cái hướng lên trên ,còn nếu không thích thì các con nắm
bàn tay lại và giơ ngón tay cái quay xuống dưới . Mở mắt ra và xem kết quả của cả lớp.
 Dự kiến: tất cả HS đều giơ tay
- Khi cô kể trong đầu chúng ta đều hiện lên một bức tranh và ai cũng yêu thích cả bởi vì đất nước
ấy rất đẹp. Bạn nhỏ trong bài cũng thế bạn thấy bức tranh quê hương mình đẹp vì bạn yêu quê
hương của bạn ấy.
Mỗi vùng, mỗi miền đều có cái đẹp, cái chưa đẹp. Dù quê hương mình còn khó khăn, kẹt xe,
ngập lụt,… Nhưng quê hương của chúng ta luôn luôn đẹp ở một góc nhìn nào đó, ở đó có gia
đình, mọi người gắn bó với ta, cho ta những kỉ niệm. Vì thế, bạn nhỏ giống như các con vậy, bạn
nhìn tranh và nói “quê ta đẹp quá” vì bạn nhỏ yêu quê hương. Quê mình chưa đẹp, còn khó
khăn thì các con cần cố gắng phấn đấu học tập để sau này giúp cho quê mình phát triển, hết kẹt
xe, ngập lụt nhé con!
4. Hoạt động 4: Cảm nhận bài thơ. Vẽ và chia sẻ về quê hương của mình
- GV hỏi HS thích hình ảnh nào trong bài thơ nhất? Vì sao?  HS trả lời
- HS đọc bài thơ diễn cảm theo cảm nhận của mình. Hoạt động nhóm 4, từng người trong nhóm
đọc sau đó cử 1 bạn lên đọc.
- HS vẽ quê hương của mình, sau đó đưa bức tranh lên và giới thiệu về quê hương mình ở đâu, có
những gì nổi bật, có những cảnh đẹp nào, thích nhất cảnh nào, vì sao,…
- Viết cảm nghĩ của mình sau khi học bài thơ “Vẽ quê hương” vào mặt sau của bức tranh mình
vừa vẽ.

You might also like