You are on page 1of 2

ĐIỂM YẾU:

Hệ thống xử lý chất thải chưa thực sự hoàn thiện, gây ô nhiễm môi
trường ở khu vực các xã xung quanh nhà máy:

Trang trại TH True Milk hiện có 3 vấn đề gây ô nhiễm chính cho bà con ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa
Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là điểm yếu đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của TH True Milk.

Ô nhiễm không khí: mùi hôi thối từ khu trang trại nuôi bò, khu chế biến thức ăn cho bò và khu xử lý chất
thải từ trang trại. Bên cạnh đó là ô nhiễm không khí do bụi, bụi từ nhà máy, từ xe chở hàng và chất thải.

Ô nhiễm tiếng ồn: ban ngày thì tiếng ồn do xe chạy trên quốc lộ 48E và xe chở nước phân thải đi tưới, đi
đổ, xe chở nguyên liệu, sản phẩm đi, đến. Ban đêm thì tiếng ồn do xe chở cỏ, nhập cỏ, mua sản phẩm
cùng với tiếng ồn từ nhà máy chế biến thức ăn khu trung tâm. Đây là điểm yếu đáng chú ý khi phân tích
mô hình SWOT của TH True Milk.

Ô nhiễm nguồn nước: Ở xóm Đông Lâm, nguồn nước ngầm trong khu vực đang bị ô nhiễm chắc chắn có
tác động từ trang trại bò sữa của TH. Bởi trước đây, theo phản ánh của người dân khi chưa có trang trại
bò sữa của TH True Milk, nước giếng khoan trong vắt, rất sạch, có thể dùng ăn uống sinh hoạt hàng
ngày, giờ đây khoan lên chỗ thì nước màu vàng, chỗ nước màu đen, thường sủi bọt, vẩn đục và có mùi
tanh. Đây là điểm yếu đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của TH True Milk.

Vẫn còn trường hợp thiếu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của nhân
viên:

Đầu năm 2018, một khách hàng tại Đắk Lắk phản ánh có dòi trong một thùng sữa TH true MILK mà
nguyên nhân được cho rằng là do quá trình vận chuyển khiến một góc thùng sữa bị móp.

Từ đó, bịch sữa bên trong bị vỡ, sữa xì ra ngoài để lâu ngày dẫn đến có dòi. Qua sự việc cho thấy sự
thiếu trách nhiệm của nhân viên bán hàng là không kiểm tra tình trạng thùng sữa đã bị móp méo trước
khi giao cho khách hàng từ đó gây mất đi phần nào uy tín trong lòng khách hàng. Đây là điểm yếu đáng
chú ý khi phân tích mô hình SWOT của TH True Milk.

Cơ cấu nguồn vốn còn phụ thuộc nhiều vào vốn vay:

Theo báo cáo tài chính riêng năm 2016 của TH, tại thời điểm cuối năm, vốn chủ sở hữu của TH là 2.385
tỷ đồng. Trong khi đó, vốn cổ phần của công ty này lên tới 3.800 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa, vốn sở hữu
của TH đã “âm” tới 1.415 tỷ đồng, tương ứng 37% vốn góp của cổ đông. Đây là điểm yếu đáng chú ý khi
phân tích mô hình SWOT của TH True Milk.
Thời điểm cuối năm cuối năm 2015, nợ phải trả tại TH True Milk lên tới 8.152 tỷ đồng, cao gấp 3,6 lần
vốn chủ sở hữu, đến năm 2016, nợ phải trả cao gấp 3,2 lần vốn chủ sở hữu. Đến 31/12/2016, tổng nợ
phải trả của TH True Milk dù giảm nhưng vẫn lên tới 7.621 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2016, TH True Milk vay các ngân hàng, tổ chức, cá nhân gần 5.000 tỷ đồng. Nợ dài hạn
đáo hạn vào các năm 2018, 2019, 2021 lần lượt là 2.000 tỷ đồng, 600 tỷ đồng, hơn 1.700 tỷ đồng và có
xu hướng ngày càng tăng. Lãi suất các khoản vay này cũng cao hơn mặt bằng chung khá nhiều do đó khả
năng TH True Milk sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ. Đây là điểm yếu đáng chú ý khi phân tích mô hình
SWOT của TH True Milk.

Chi phí vận hành hệ thống chăn nuôi bò sữa cao:

Để có được sản phẩm sữa tốt nhất, TH đã bỏ ra chi phí rất lớn để áp dụng máy móc, công nghệ hiện đại
trong trang trại bò sữa, giống bò sữa cao sản HF thuần chủng nhập khẩu từ nước ngoài.

Ước tính chi phí cho các hoạt động sản xuất, trang trại,… của TH lên đến hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm,
trong khi lãi ròng năm 2018 cao nhất là 450 tỷ. Đây là điểm yếu đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT
của TH True Milk.

Giá thành: Từ khi thành lập thì giá cả luôn là điểm yếu của TH True Milk so với những sản phẩm sữa khác
ví dụ như là Vinamilk, điều này gây khó khăn cho việc tiếp cận đến những tầng lớp trung bình và thấp –
chiếm tỷ trọng lớn khách hàng tại Việt Nam. Đây là điểm yếu đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT
của TH True Milk

https://brademar.com/phan-tich-mo-hinh-swot-
cua-th-true-milk-2/

You might also like