You are on page 1of 101

Đường sách TP.

HCM hay còn gọi là đường sách


Nguyễn Văn Bình nằm tại quận 1, ngay sát nhà
thờ Đức Bà, không chỉ là nét đẹp văn hóa của
TP.HCM nói riêng mà còn là nơi tôn vinh giá trị
văn hóa đọc của người Việt nói chung. Sau gần
ba tháng chuẩn bị kĩ công phu, chiều ngày 9/1
đường sách TP. HCM đã chính thức đi vào hoạt
động, không giống như những con đường khác
chỉ mở vào dịp Tết, đường sách này hoạt động
suốt năm, hứa hẹn sẽ là địa chỉ mới cho giới trẻ
Sài Thành. 
 
 
Theo đó, có 20 gian hàng sách được thiết kế phía
bên lề đường để trưng bày, bán sách và tổ chức
không gian giao lưu, tiếp xúc với cộng tác viên,
tác giả, bạn đọc của các đơn vị. Ngoài ra, bên
hông Bưu điện thành phố là hai khu cà phê sách
dành cho du khách, bạn đọc đến thưởng thức cà
phê bên các kệ sách.
 
 
 
Nhiều gian hàng cũng khá thu hút những bạn học
sinh, sinh viên
 
 
Khách tham quan xếp hàng để nhận những câu
thư pháp tặng tại gian hàng.
 
 
 
 
 Tượng đọc sách tại con đường sách của thành
phố.
 
 
 
 
Có rất nhiều khách nước ngoài cũng tìm đến đây.
 
Trong ngày đầu tiên khai trương con đường sách,
những cuốn sách cũ với sự đa dạng về các thể
loại đã chiếm được tình cảm của người đọc. Ước
tính đã có hàng trăm người đến với đường sách
chen nhau để lựa chọn những cuốn sách cũ được
bán đồng giá, những gian hàng trưng bày sách
mới mặc dù có giảm giá nhưng sức mua không
cao.
 
 
 
 Những cuốn sách cũ đã nhuốm màu thời gian
được trưng bày tại con đường sách.
 
 
 
 Gian hàng sách cũ đồng giá được nhiều người
quan tâm đặc biệt.
 
 
 
 

 
 Nhiều người thích thú tham quan con đường sách lần đầu tiên ở Sài Gòn.
 
 
Bên trong 1 nhà sách, bạn có thể chọn cuốn sách yêu thích và thư giãn.

Đường sách TP HCM là mô hình chuẩn để các


địa phương học tập
 07:00 08/01/2016

 Đường sách TP HCM hình thành đã mở ra không gian văn hóa, không gian thư
giãn lý tưởng cho các gia đình. Đường sách được đánh giá là sự kiện đáng nhớ của
ngành xuất bản năm 2015.

Dự kiến chính thức khai trương vào ngày 9/1 tới đây, đường sách TP HCM sẽ tập hợp 14
nhà xuất bản, công ty sách lớn trên cả nước như Fahasa, NXB Trẻ, Nhã Nam, Trí Việt…
Đường sách hứa hẹn sẽ có những tác động tích cực đến đời sống tinh thần của người dân
và sự phát triển của ngành xuất bản.
Trước thềm sự kiện, lãnh đạo các cơ quan quản lý về văn hoá và xuất bản đã có những chia
sẻ tâm huyết với Zing.vn về đường sách TP HCM.
Ông Nguyễn An Tiêm (Phó vụ trưởng, Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban tuyên giáo Trung
ương): "Sẽ mở rộng mô hình đường sách trên toàn quốc"
Theo quy hoạch xuất bản, in và phát hành
của Thủ tướng với ngành xuất bản thì mỗi
tỉnh, thành phố phải xây dựng ít nhất 1
trung tâm sách, đường sách. Điều này thể
hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước
với ngành xuất bản đồng thời khẳng định Ông Nguyễn An Tiêm - Phó vụ trưởng, Vụ Báo chí
vai trò, vị trí của ngành trong đời sống xã - Xuất bản, Ban tuyên giáo trung ương.

hội. Tôi rất mừng khi TP HCM đã đi đầu


trong việc thực hiện quy định của nhà nước khi xây dựng đường sách. Đây là hoạt động
lớn và tiêu biểu của ngành xuất bản.

Để có con đường sách TP HCM chứng tỏ chủ trương đúng đắn của lãnh đạo thành phố khi
coi trọng văn hóa đọc, nâng cao tri thức của người dân. Ở đây, tôi đánh giá cao sự phối
hợp chặt chẽ giữa Hội xuất bản Việt Nam, đặc biệt là anh Lê Hoàng, Phó chủ tịch, trưởng
đại diện văn phòng miền Nam và Sở thông tin và Truyền thông đã tham mưu tích cực với
lãnh đạo ủy ban, quyết liệt khi vào cuộc thì mới hiện thực hóa được đường sách. 

Tôi nghĩ đường sách TP HCM sẽ là mô hình chuẩn để các thành phố khác học tập thực
hiện. Sắp tới, tôi sẽ chỉ đạo các địa phương trên cả nước xây dựng lộ trình thực hiện những
trung tâm sách và đường sách. Khi sách đi sâu vào đời sống thì mới có thể nâng cao tri
thức, dân trí.

Ông Chu Văn Hòa - Cục trưởng Cục Xuất bản - In và Phát hành: "Đường sách góp
phần phát triển ngành xuất bản"

Sách là phương tiện để tiếp thu tri thức.


Một xã hội, đất nước có nền tảng văn hóa
thì dân trí mới cao. Đường sách TP HCM
ra đời là tín hiệu đáng mừng cho người
dân, những người yêu sách và những
người làm xuất bản. Ủng hộ việc thực
hiện đường sách và dành hẳn một con
Ông Chu Văn Hòa - Cục trưởng Cục Xuất bản - In và đường đẹp ngay trung tâm thành phố,
Phát hành.
điều này chứng tỏ lãnh đạo TP HCM quan tâm đến hoạt động văn hóa và đời sống tinh
thần của người dân. 

Mặt tích cực không thể không nhắc tới của đường sách là sự ảnh hưởng đến ngành xuất
bản Việt Nam. Sách muốn phát triển thì phải có độc giả. Việc tập trung các nhà xuất bản
uy tín tại đường sách là cơ hội để các đơn vị đưa sách gần hơn với người đọc cũng như
lắng nghe trực tiếp nhu cầu của độc giả. Không những thế, còn tạo điều kiện để các cơ
quan quản lý chất lượng, nội dung sách và hoạt động kinh doanh của những đơn vị xuất
bản, phát hành chặt chẽ, dễ dàng hơn. Khi các công ty hướng đến con đường làm ăn chân
chính, đầu tư những sản phẩm có chiều sâu thì người đọc sẽ được tiếp nhận những tác
phẩm giá trị. 

Ông Lê Thái Hỷ (Giám đốc Sở Thông tin


và Truyền thông TP HCM): "Đường sách
nâng cao chất lượng cuộc sống"

Được Ủy ban thành phố giao nhiệm vụ


thực hiện đường sách là niềm vui, tự hào
của Sở thông tin và Truyền thông. Công
trình này ngoài việc tăng cường sự phát
Ông Lê Thái Hỷ - Giám đốc Sở Thông tin và
triển của ngành xuất bản, mở ra không Truyền thông TP HCM.
gian thư giãn, văn hóa, còn góp phần cải
thiện chất lượng cuộc sống. 

Ở đô thị, đất chật, người đông, những không gian sinh hoạt chung ngày càng thu hẹp thì
việc dành hẳn con đường đất kim cương cho sách chứng tỏ thành phố không chỉ đặt mục
tiêu phát triển kinh tế, mà còn phát triển, cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Tôi tin đường sách ra đời sẽ là không gian lý tưởng cho các gia đình đến thư giãn, vui
chơi, đọc sách vào mỗi cuối tuần.

Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sách


Việt Nam tại đường sách TP.HCM
1book.vn April 17, 2017 Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sách Việt Nam tại đường sách TP.HCM2017-04-17T17:34:44+00:00Không
gian sách, Tin tức No Comment
Trong tuần lễ từ 20-26/4, sẽ có nhiều hoạt động tại đường sách TP.HCM kỷ niệm Ngày
sách Việt Nam 21/4 và Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4.
Với thông điệp “Kiến thức nền tảng – Vững chắc tương lai”, các hoạt động trong dịp này tại
đường sách TP.HCM nhằm tạo ra một không gian văn hoá đọc mới mẻ, hiện đại cho công
chúng.
Đặc biệt, Tuần lễ chào mừng Ngày sách Việt Nam 21/4 hướng đến đối tượng là các em
thiếu nhi và phụ huynh từ ngày 20/4 đến 26/4 mang chủ đề “Mở cửa tương lai”, với sự tham
gia của các gian hàng cùng nhiều chương trình talkshow, các buổi triễn lãm về sách hay và
ảnh đẹp Đường sách sẽ được tổ chức tại sân khấu Cafe Đẹp trong khuôn viên đườn sách.

Nhiều hoạt động sẽ được tổ chức trong tuần lễ chào mừng Ngày sách Việt Nam 21/4 tại
đường sách TP.HCM. Ảnh: Bá Ngọc.
Mở đầu cho tuần lễ hoạt động Chào mừng Ngày sách Việt Nam 21/4 là buổi Lễ khai mạc sẽ
diễn ra tại sân khấu chính của đường sách vào lúc 17h ngày Thứ năm 20/4/2017.
Trong khuôn khổ chương trình khai mạc này, BTC Công ty Đường sách sẽ phát động cuộc
thi Tủ sách gia đình – một hoạt động khá thú vị mang ý nghĩa thắp sáng tình yêu đọc sách
cho con trẻ trong mỗi gia đình sẽ được tổ chức từ ngày 20/4 đến tháng 10/2017. Cuộc thi sẽ
tập trung hướng đến các gia đình trẻ, khuyến khích xây dựng các tủ sách gia đình, tủ sách
trẻ thơ.
Trong lễ khai mạc còn diễn ra buổi lễ công bố kết quả và trao giải cuộc thi “Ảnh đẹp Đường
Sách” với chủ đề “Đường sách – Đường Tri Thức – Đường Tương Lai” do Hội nhiếp ảnh
TP.HCM, Công ty Đường sách và Canon tổ chức nhân dịp sinh nhật một năm đường sách.
10 tác phẩm xuất sắc đã được trao giải thưởng nhân ngày sách Việt Nam 20/4/2017.
Sẽ có hai hoạt động trưng bày và triển lãm tại đường sách dịp này.
Đó là Trưng bày “Sách hay – Sách đẹp năm 2016”, gồm các đầu các đầu sách hay, sách đẹp
của các NXB, các công ty sách được Hội Xuất bản Việt Nam trao giải thưởng Sách hay –
Sách đẹp năm 2016.
Triển lãm ảnh “Đường Sách – Đường Tri Thức- Đường Tương Lai” đợt 2 sẽ được diễn ra từ
ngày 20/4 đến ngày 26/4 tại khuôn viên Đường sách. 40 bức ảnh xuất sắc nhất của đợt 2 sẽ
được trưng bày cho công chúng chiêm ngưỡng, khách tham quan sẽ có cơ hội nhìn lại
chặng đường hoạt động đầy ý nghĩa của Đường Sách TP.HCM.
Chương trình Tuần lễ sách thiếu nhi với chủ đề “Vừng ơi! Mở cửa ra…” dành cho các em
thiếu nhi và phụ huynh. Các em và các bậc phụ huynh sẽ nhận được các hoạt động khuyến
mãi có mức chiết khấu 20% cùng những quà tặng lưu niệm.
Ngoài ra còn có nhiều buổi giao lưu, tọa đàm, talk show về sách và văn hóa đọc được tổ
chức trong dịp này.

Tổ chức đêm nhạc ủng hộ miền Trung


tại đường sách TP.HCM
1book.vn October 26, 2016 Tổ chức đêm nhạc ủng hộ miền Trung tại đường sách TP.HCM2016-10-26T14:47:53+00:00Không gian
sách, Tin tức No Comment

Ca sĩ Phạm Anh Khoa, Trang Nhung… sẽ tham gia đêm nhạc gây quỹ ủng hộ người dân bị
lũ lụt tại đường sách TP.HCM.
Những ngày qua người dân miền Trung phải oằn mình chống đỡ và khắc phục hậu quả lũ
lụt. Khắp cả nước, các tổ chức, cá nhân đều tích cực chung tay giúp người miền Trung vượt
qua khó khăn.
Hòa trong không khí đó, nhóm thiện nguyện Hạt giống tâm hồn thực hiện đêm nhạc Vì miền
trung thân yêu nhằm gây quỹ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt. Chương trình diễn ra vào lúc 17h
ngày 26/10.
Đây là chương trình mang phong cách nghệ thuật đường phố lần đầu được tổ chức tại
đường sách TP.HCM (đường Nguyễn Văn Bình, quận 1).
Nhóm Mắt Ngọc sẽ tham gia đêm nhạc đường phố tại đường sách.
Chương trình do Tùng John tổ chức, có sự tham gia của nhiều tên tuổi nổi tiếng như ca sĩ
Trang Nhung, nhóm Mắt Ngọc, Đồng Lan, ca sĩ khiếm thị Hà Chương, diễn giả Sơn Lâm,
nhạc sĩ Vũ Quốc Việt, quái kiệt Mai Đình Tới, ảo thuật gia Huỳnh Bảo Cường…
Ông Nguyễn Văn Phước, đại diện nhóm thiện nguyện Hạt giống tâm hồn cho biết, các nghệ
sĩ tham gia chương trình đều không nhận thù lao. Toàn bộ số tiền quyên góp được từ
chương trình sẽ giành ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt.
Trước đó, nhóm Hạt giống tâm hồn đã quyên góp được hơn 300 triệu đồng. Nhóm đã
chuyển trước 100 triệu đồng cho một nhóm nhà báo thiện nguyện đến miền Trung cứu trợ.
Số còn lại được lên kế hoạch giúp người dân khắc phục sau lũ vào những ngày cuối tháng
10.

Đường sách TP.HCM và cú hích với văn hóa


đọc
 14:14 12/01/2018

 Những con số tăng trưởng và thực tế hoạt động nhộn nhịp của Đường sách TP.HCM
không chỉ khẳng định thành công của một mô hình văn hóa mà còn là dấu hiệu tích
cực của văn hóa đọc.

Trong hội nghị sơ kết 2 năm thành lập Đường sách TP.HCM tổ chức gần đây, những con
số được đưa ra cho thấy sự tăng trưởng rất khả quan của mô hình này.  

Theo đó, chỉ trong 2 năm doanh thu của các doanh nghiệp tại Đường sách đã đạt gần 67 tỷ
đồng. Bà Quách Thu Nguyệt, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sách TP.HCM
khẳng định đây là một thành công lớn đối với văn hoá đọc và các doanh nghiệp xuất bản.

Theo thống kê sơ bộ, Đường sách đã thu hút khoảng 3,9 triệu lượt người đến tham quan,
mua sắm trong suốt thời gian hoạt động. Mỗi dịp ra mắt sản phẩm xuất bản phẩm, độc giả
đã thể hiện sự quan tâm lớn và nhiệt tình đón nhận. 

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động gắn liền với các ngày kỷ niệm lớn trong năm của đất nước
và thành phố được tổ chức tại Đường sách. Có 267 sự kiện ra mắt, giới thiệu sách mới,
giao lưu các tác giả tác phẩm; 28 hoạt động chuyên đề gắn với các ngày kỷ niệm lớn trong
năm cùng 31 cuộc trưng bày, triển lãm sách, ảnh, tranh... đã được tổ chức thành công. 
Ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc Nhà xuất bản (NXB) Trẻ, vui mừng chia sẻ về sự phát
triển mạnh mẽ của hoạt động Đường sách thể hiện việc văn hóa đọc đã được thúc đẩy
mạnh mẽ.

"Sự ra đời của Đường sách TP.HCM bước đầu thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của
người dân thành phố, tạo nên một địa chỉ văn hóa, nơi sự học và tri thức được chia sẻ, văn
hóa đọc được khích lệ, cổ vũ", ông Minh Nhựt phát biểu.

Ông đồng thời khẳng định Đường sách TP.HCM đã trở thành điểm dừng chân thú vị cho
du khách trong và ngoài nước khám phá tinh thần và nét đặc thù văn hóa của người dân
Việt Nam nói chung và nhân dân TP.HCM nói riêng.

Ngoài phân phối các xuất bản phẩm mới, gian hàng với các cuốn cũ mang tên “Quán sách
mùa Thu” được thành lập vào cuối 2016 nhằm đáp ứng thú chơi sách, sưu tầm sách xưa cũ
của nhiều đối tượng độc giả. 

Đường sách đồng thời tổ chức khu vực vui chơi giải trí tại hai quán cà phê sách nhằm phục
vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của khách ghé thăm. Đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động
giao lưu, gặp gỡ của các đơn vị, tác giả giới thiệu sách.

Sau thành công vượt trội trong thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho
biết sẽ nhân rộng mô hình Đường sách đến các quận huyện trên địa bàn thành phố. Trước
mắt sẽ thành lập Đường sách thứ hai tại khu vực quận 7. 

Bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân TP.HCM, đánh giá cao kết Đường
sách đạt được trong 2 năm hoạt động. Bà cho rằng kết quả khả quan này đến từ sự phối
hợp chặt chẽ của tập thể lãnh đạo, cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông cùng các đơn vị
liên quan và các nhà xuất bản trên địa bàn. 

Bà đề nghị các đơn vị cần tiếp tục khắc phục những mặt còn khiếm khuyết để phát triển
Đường sách TP.HCM theo hướng lâu dài và bền vững.

Đối với việc nhân rộng mô hình đường sách ở các địa bàn trong thành phố, bà Thu yêu cầu
Sở Thông tin và Truyền thông khảo sát thật kỹ phát triển mô hình sách mang đặc trưng của
địa phương.
Việc khảo sát kỹ càng nhằm tránh việc nhân rộng một cách tràn lan vì dân cư mỗi địa
phương đều có trình độ phát triển cũng như nhu cầu hưởng thụ văn hóa khác nhau

Đường sách đẹp nhất Sài thành khiến teen thích thú
12:15 PM | 10/01/2016

Đường sách Nguyễn Văn Bình giúp teen Sài thành từ nay lại có thêm một địa điểm thư giãn bổ
ích nằm ngay giữa trung tâm thành phố. 

Chiều ngày 9/1 đường sách TP HCM (đường Nguyễn Văn Bình, quận 1) chính thức đi vào hoạt
động thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ yêu sách. Đây là đường sách đầu tiên có quy mô
và hoạt động lâu dài, lại nằm ngay giữa trung tâm thành phố nên nhận được nhiều sự đón nhận
của người dân.
20 gian hàng sách được thiết kế bắt mắt phía bên lề đường để trưng bày, bán sách. Nơi đây sẽ
là không gian giao lưu giữa những người yêu sách, giữa tác giả sách và độc giả.... Bạn hoàn
toàn có thể tìm mua những cuốn sách mới hoặc sưu tầm những cuốn sách cũ tại đường sách
này. 

Đường sách vừa khai mạc đã thu hút nhiều sự quan tâm của người dân thành phố.
Sách được xếp lại kệ gọn gàng hai bên đường. Khách hàng có thể thoải mái lựa chọn, tìm mua
những cuốn sách yêu thích giữa một không gian thoáng đãng.

Các gian hàng tại các nhà sách được thiết kế bắt mắt thu hút bạn trẻ yêu sách ghé thăm quan. 
Không chỉ có các gian hàng sách, đường sách còn có các khu cà phê để mọi người cùng nhau
thư giãn, trò chuyện cùng bạn bè. 

Bạn hoàn toàn có thể đọc một cuốn sách hay hay ghé chân nghỉ ngơi sau khi lượn lờ một vòng
quanh đường sách tại các khu cà phê này. 
qua quảng cáo
Điểm đặc biệt của đường sách là không gian mở giúp mọi người đến đây gần nhau hơn.

Bạn trẻ học tập ngay tại đường sách.


Nhiều du khách nước ngoài thích thú trong ngày đầu đường sách khai mạc.
Những sạp sách cũ đồng giá vẫn thu hút sự quan tâm lớn của bạn trẻ.

Hiện nay con đường sách trên Nguyễn Văn Bình đang được xem là “điểm đến mới thú vị nhất Sài Gòn” cho bạn
trẻ tham quan, dạo chơi, tìm hiểu về nhiều thể loại văn học và chụp hình free.
Sau gần 3 tháng xây dựng, con đường sách nằm trên tuyến đường Nguyễn Văn Bình dài hơn 100m tại trung tâm quận 1
đã đưa vào hoạt động vào ngày 9/1. 
Chỉ trong vài ngày “khai pháo” con đường này liền “nổi như cồn” và thu hút hàng nghìn người đến check-in.
Không chỉ bắt gặp những người yêu văn học, bạn đọc mà còn có một lượng lớn giới trẻ đến tham quan, dạo chơi, chụp
choẹt.
Đường sách Sài Gòn quy tụ 20 gian hàng sách của những đơn vị xuất bản nổi tiếng như: Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM,
Văn hóa - Văn nghệ, Trẻ, Kim Đồng, Giáo dục, các công ty cổ phần sách - phát hành, công ty truyền thông tư nhân: Nhã
Nam, Phương Nam, Thái Hà, First News, Đông A, Đại học Hoa Sen, Trường Phát, Alphabooks...
Các nhà sưu tập sách cũ, sưu tập sách quý hiếm cùng nhiều cá nhân là tác giả, cây bút... cũng góp phần tạo nội dung hoạt
động sôi nổi ở đây.
Theo đó, đường sách được chia ra thành 3 khu vực khác nhau: Gian hàng sách, khu vực triển lãm, cà phê sách.
Phía bên lề đường để trưng bày, bán sách và tổ chức không gian giao lưu, tiếp xúc với cộng tác viên, tác giả và bạn đọc. 
Ngoài ra, bên phía Bưu điện thành phố là hai khu cà phê sách dành cho bạn đọc đến thưởng thức cà phê và đọc sách.
Đến đây bạn không chỉ được tìm hiểu về sự đa dạng của văn học mà còn được mua những cuốn sách mới “ra lò” với nhiều
ưu đãi hấp dẫn.
Điểm đặc biệt và “hot” nhất của đường sách Sài Gòn là những quầy sách cũ đồng giá.

Không chỉ bày bán sách mới, một số gian hàng nơi đây “chuyên” cung cấp những cuốn sách cũ rất đa dang về thể loại đã
tạo nên sức hút khó cưỡng cho nhiều bạn đọc. 
Ngoài ra, đường sách Sài Gòn cũng được xem là điểm tham quan lý tưởng cho những đối tượng đang trong giai đoạn
nghiên cứu về văn học.
Vì trên con đường sách này, bạn sẽ bắt gặp nhiều cuốn sách quý hiếm khó tìm nên bạn sẽ không cần phải tốn nhiều thời
gian cho một cuộc săn lùng ráo riết nào cả. 
Cuối tuần đi dạo, chụp choẹt, tham khảo một vài cuốn sách mới, mua vài cuốn sách cũ hay để tủ sách trong nhà thêm
phong phú hoặc ngồi nhâm nhi ly cà phê và cầm đọc cuốn sách yêu thích trong không gian mát mẻ thì còn gì tuyệt vời
bằng.

Đường sách TP HCM đi vào hoạt động từ ngày 9/1


Từ 15h ngày 9/1, đoạn đường Nguyễn Văn Bình dài khoảng 100m ở trung tâm TP HCM trở thành Đường
sách với nhiều hoạt động tôn vinh văn hóa đọc.
Khởi công xây đường sách TP HCM / Nhiều ý kiến ủng hộ xây 'Đường sách' cố định ở TP HCM
Sau gần ba tháng xây dựng, những hạng mục quan trọng của Đường sách Nguyễn Văn Bình, quận 1, TP
HCM đã hoàn tất, chờ mở cửa phục vụ độc giả. 

Tại buổi công bố thông tin ở Sở Thông tin - Truyền thông ngày 6/1, bà Quách Thu Nguyệt - một thành
viên xây dựng đề án Đường sách - xúc động chia sẻ: "Gần một năm kể từ khi ý tưởng về con đường hình
thành, các đơn vị xuất bản, giới chuyên môn và cơ quan chức năng đã trải qua chặng đường gian nan và
vất vả. Thậm chí có lúc như 'ngồi trên đống lửa' để triển khai đề án. Chúng tôi vui vì nhận được sự ủng
hộ lớn từ những anh em làm sách, người trong nghề, bạn đọc...".

Phối cảnh một góc Đường sách Nguyễn Văn Bình TP HCM.
Gần 20 đơn vị xuất bản cả nước có gian hàng trên trục đường Nguyễn Văn Bình, như: Nhà xuất bản
Tổng hợp TP HCM, Văn hóa - Văn nghệ, Trẻ, Kim Đồng, Giáo dục, các công ty cổ phần sách - phát hành,
công ty truyền thông tư nhân: Nhã Nam, Phương Nam, Thái Hà, First News, Đông A, Đại học Hoa Sen,
Trường Phát, Alphabooks... Các nhà sưu tập sách cũ, sưu tập sách quý hiếm cùng nhiều cá nhân là tác
giả, cây bút... cũng góp phần tạo nội dung hoạt động sôi nổi ở đây.

Theo ông Lê Hoàng - Phó chủ tịch Hội xuất bản Việt Nam - các đơn vị được chọn có gian hàng ở Đường
sách phải đáp ứng nhiều tiêu chí. Đơn vị đó phải đang trong quá trình hoạt động xuất bản - phát hành, có
bề dày về thương hiệu, có quá trình lâu năm trong xuất bản và có uy tín. Đồng thời, đơn vị có khả năng tổ
chức các hoạt động văn hóa liên quan đến sách chứ không chỉ xuất bản và bán sách. Họ cũng phải có
khả năng tài chính để xây gian hàng trên trục đường Nguyễn Văn Bình. Theo đó, chi phí xây dựng một
gian hàng với diện tích 4,5 x 4,5m (dành cho gian hàng không vướng cây xanh) là 476 triệu đồng và gian
hàng (vướng gốc cây) là hơn 387 triệu đồng.
Ông Lê Hoàng - Phó chủ tịch Hội xuất bản Việt Nam - chia sẻ niềm vui khi Đường sách chuẩn
bị đi vào hoạt động.
"Sách ở đường Nguyễn Văn Bình hoàn toàn có nguồn gốc. Các hoạt động văn hóa, giao lưu giới thiệu
tác giả, tác phẩm ở đây đều dựa trên cơ sở pháp lý. Chúng tôi mong muốn Đường sách khi đi vào hoạt
động sẽ góp phần tạo bầu không khí lành mạnh cho làng xuất bản Việt Nam", ông Lê Hoàng chia sẻ.
Từ 15h ngày 9/1, các hoạt động ở Đường sách bắt đầu trên các cụm không gian chính.

Đầu tiên là khu trưng bày, bán sách và không gian giao lưu, tiếp xúc, cộng tác viên, tác giả, bạn đọc của
các đơn vị. Con đường này có hai khu cà phê sách (bên hông Bưu Điện TP HCM), là nơi bạn đọc vui
chơi, thư giãn, hòa mình vào các hoạt động đọc sách, mượn sách, các chương trình giới thiệu tác phẩm
mới, giao lưu tác giả, bạn đọc, tọa đàm, các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật...  Tiếp đến là ba kios bán
sách, báo, tạp chí, vật phẩm văn hóa, khu sân chơi - đọc sách cho trẻ em. Bên cạnh đó là khu trưng bày,
triển lãm sách, báo, tranh ảnh, vật phẩm văn hóa theo chủ đề từng tháng, khu mua bán, trao đổi sách cũ,
các bộ sưu tập vật phẩm - ấn phẩm quý hiếm...

Độc giả tham gia Ngày Sách Việt Nam lần thứ hai được tổ chức trên đường Nguyễn Văn
Bình, quận 1, TP HCM.
Con đường này cũng là nơi để độc giả giao lưu, tiếp cận nhiều ấn phẩm hay, nhiều chương trình văn
hóa. Phong cách thiết kế gian hàng sách, khu giao lưu, cà phê sách được tập trung tối đa để làm sao tạo
sự thư giãn cho mọi người trong không gian mở, hài hòa với khung cảnh thiên nhiên. Trục đường
Nguyễn Văn Bình cũng được thiết lập wifi miễn phí phục vụ du khách.
Ông Dương Thanh Hoài - Giám đốc chi nhánh phía Nam của công ty sách Nhã Nam, đơn vị có gian hàng
ở Đường sách - chia sẻ: "Tôi rất vui khi cuối cùng Đường sách đã hoàn thành. Nếu mô hình này thành
công, nó sẽ là một mô hình tiêu biểu mỗi khi chúng ta nhắc đến sự bắt tay của đơn vị nhà nước và tư
nhân trong việc xã hội hóa các công trình văn hóa. Không chỉ riêng Nhã Nam mà nhiều đơn vị rất hào
hứng chờ ngày Đường sách đi vào hoạt động, phục vụ độc giả, cũng như mong mô hình này có thể được
nhân rộng ra nhiều địa phương".

Theo ông Lê Thái Hỷ - Giám đốc sở Thông tin - Truyền thông TP HCM, bên cạnh Đường sách Nguyễn
Văn Bình, ban tổ chức đang nỗ lực xây dựng một website về Đường sách. Website nhằm lan tỏa mô hình
Đường sách đến từng bạn đọc, kết nối và đón nhận những ý kiến, sự đóng góp xây dựng đời sống văn
hóa đọc ngày càng nâng cao.

Ngoài khánh thành Đường sách Nguyễn Văn Bình vốn mang tính chất hoạt động cố định, Sở Thông tin -
Truyền thông TP HCM và các đơn vị vẫn tiếp tục phối hợp để duy trì Lễ hội đường sách Bính Thân 2016
vào dịp Tết Nguyên đán. Lễ hội đường sách này nhằm phục vụ cho người dân thưởng lãm đường hoa
Nguyễn Huệ có thể ghé sang các gian hàng sách để tìm đến các ấn phẩm ưng ý. Lễ hội kéo dài 8 ngày
(từ ngày 5/2 đến ngày 12/2, tức từ 27 tháng Chạp đến mùng 5 Tết). Chương trình diễn ra tại ba trục
đường trung tâm của quận 1 là Mạc Thị Bưởi - Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế.

Lễ hội Đường sách 2016 có chủ đề: "TP HCM - Hòa bình, thịnh vượng và phát triển". Tại đây trưng bày
các ấn phẩm giới thiệu về thành tựu của thành phố trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội qua 40
năm đổi mới và phát triển, trưng bày các ấn phẩm về đại thi hào Nguyễn Du nhân kỷ niệm 250 ngày sinh
của ông, sách chủ đề về Biển đảo thiêng liêng...

Nhiều ý kiến ủng hộ xây 'Đường sách' cố định ở TP


HCM
Giới yêu sách khẳng định, một con đường chuyên về sách ở Sài Gòn sẽ góp phần mang đến bộ mặt văn
hóa, du lịch tích cực cho thành phố.
Giới yêu sách bàn việc xây 'Phố sách' ở Sài Gòn
Ngày 18/4, Ngày Sách Việt Nam lần thứ hai khai mạc trên đường Nguyễn Văn Bình, quận 1, TP HCM.
16h cùng ngày, buổi tọa đàm "Phố Sách Sài Gòn - TP HCM. Tại sao không?" diễn ra ở khuôn khổ sự
kiện. Chương trình thu hút nhiều nhà văn, nhà báo, bạn đọc, người sưu tầm, người bán sách cũ và các
đại diện Nhà xuất bản, đơn vị phát hành hoạt động lâu năm trong ngành.
Mọi người cùng đề xuất ý kiến, góp ý và chia sẻ cảm nhận xoay quanh các vấn đề: tại sao nên có một
phố sách ở TP HCM? Nội dung hoạt động của nơi này ra sao, quy mô như thế nào ? Đơn vị nào sẽ đứng
ra tổ chức các hoạt động để đảm bảo cho mô hình vận hành hiệu quả, lâu dài?...
Nhà văn Lê Văn Nghĩa (trái) cho rằng, xây dựng "Đường sách" góp phần cải thiện bộ mặt văn
hóa, du lịch của TP HCM.
Sau khi xem xét trên nhiều phương diện văn hóa, kinh tế, du lịch, phần lớn đại biểu chung nhau ý
kiến: Xây dựng một con đường sách cố định, mang nét riêng cho TP HCM là cần thiết.
Những năm qua, TP HCM có nhiều hoạt động ủng hộ văn hóa đọc, như: Đường Sách mỗi dịp xuân về,
các hội sách cũ, sách giảm giá lớn nhỏ được tổ chức rải rác suốt năm, Hội sách TP HCM tổ chức định kỳ
hai năm một lần... Trong lòng thành phố hiện tồn tại rất nhiều cửa hàng sách. Tuy vậy, các hoạt động trên
vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của bạn đọc về một môi trường văn hóa - giải trí gắn với thế giới
sách. Trong khi đó, thành phố đang hình thành những con đường chuyên dành riêng cho thời trang, cây
cảnh, cổ vật và nhiều mặt hàng kinh doanh... 
Nhiều người như Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt, ông La Văn Tiến - nhà sưu tập Truyện Kiều, Tiến sĩ Nguyễn
Thị Hậu, nhà báo Lê Văn Nghĩa... còn in đậm ký ức về một con đường sách Đặng Thị Nhu (góc đường
Ký Con, Calmette, quận 1) chuyên mua bán, trao đổi sách của Sài Gòn xưa vào thập niên 1980. Con
đường nhỏ dài khoảng 100 m từng là nơi lân la, gắn bó của nhiều người, mang phần hồn của phố thị Sài
Gòn hơn 300 năm tuổi. Ở đó, văn hóa đọc được tôn vinh một cách tự nhiên, sống động và gần gũi. Ngày
nay, nếu tái lập mô hình con đường này sẽ là một việc nhiều ý nghĩa trong giữ gìn và phát huy di sản tinh
thần của thành phố.
"Tôi nghĩ nên gọi là đường sách vì chữ 'đường' gắn bó với người dân Sài Gòn hơn chữ phố. Nếu ý tưởng
này thành hiện thực, đây sẽ là thương hiệu rất riêng cho địa chỉ văn hóa Sài Gòn", Tiến sĩ Nguyễn Thị
Hậu góp ý.

Ngồi ở hàng ghế khán giả, ông Lê Huỳnh Trí - người chủ của 10 tấn sách cũ tạo nên phong trào "cứu"
sách chú ý dư luận vừa qua - chăm chú lắng nghe ý kiến tọa đàm. Cũng như mọi người, ông tán đồng
hình thành đường sách cố định. Trong tình trạng đang chật vật tìm địa điểm bán sách, ông hy vọng biết
đâu đường sách là nơi ông có thể tiếp tục với nghề.
Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt là một trong số người phát động ý tưởng về đường sách cố định ở
TP HCM, học theo ý tưởng của các nước như: Nhật, Hàn Quốc, Pháp...
Vấn đề đặt vị trí đường sách ở đâu được nhiều đại biểu bàn thảo sôi nổi.Trong số vài phương án
lựa chọn như đường Trần Nhân Tôn (quận 5), đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1), đường Trần Huy
Liệu (quận Phú Nhuận)..., con đường Nguyễn Văn Bình (quận 1) được đánh giá là "địa điểm vàng".
Bà Xuân Hạnh - giám đốc NXB Văn hóa - Văn Nghệ - bày tỏ, vài ngày trước khi tọa đàm diễn ra, bà phản
đối dự án đường sách vì phần nào chưa hình dung ra được vị trí của nó. Nhưng đến khi khai mạc Ngày
sách Việt Nam, được dạo quanh, tận mắt nhìn thấy độc giả nô nức trong các quầy hàng, các kios sách để
tham quan, mua sắm... bà rất vui mừng vì không khí ở đây rất đẹp.

"Không gian đường Nguyễn Văn Bình nên thơ, yên tĩnh, rợp cây xanh và sáng sủa, các gian hàng được
tổ chức ở đây mang đến một nét sống động khác hẳn với Ngày sách Việt Nam năm ngoái diễn ra ở Nhà
văn hóa Thanh Niên. Vị trí đường Nguyễn Văn Bình sát bên Nhà thờ Đức Bà, Bưu Điện TP HCM, Nhà
văn hóa Thanh Niên, nên dễ thu hút khách du lịch hay các bạn trẻ", bà Hạnh nói. 

Ngày thường, khúc đường dài 100m này rất vắng lặng, chỉ để làm chỗ đậu xe. Không gian lãng mạn của
nó gợi cho mọi người nhiều ý tưởng về hình thành một đường sách hoài cổ. Nơi đó, vừa có phiên chợ
sách cũ, sách giảm giá, vừa có nơi giới thiệu các đầu sách mới, cũng là nơi bán tem cổ, có họa sĩ ngồi vẽ
tranh chân dung, thỉnh thoảng cuối tuần có nghệ sĩ hát rong... "Nếu chúng ta có thể thực hiện đường
sách ở đây, chúng ta chỉ mất đi một con đường vô hồn, đang chìm đắm trong sự âm thầm mà lại được
thêm một con đường đi bộ xanh mát, dễ thương...", nhà văn Lê Văn Nghĩa góp ý.

Dù vậy, bên những ý kiến chọn đường Nguyễn Văn Bình, cũng có các ý kiến phản biện lại mô hình
đường sách cố định. Nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc dẫn chứng, TP HCM từng thực hiện chợ đêm Sài
Gòn, từng có vài con đường ban đầu hình thành với đầy ắp ý tưởng về văn hóa, du lịch. Nhưng rốt cuộc,
những dự án này dần "chết" đi. Theo ông Quốc: "Khi thực hiện không thể chỉ duy ý chí mà còn phải tính
đến bài toán kinh tế cho người tham gia".
Độc giả tham gia Ngày Sách Việt Nam lần thứ hai được tổ chức trên đường Nguyễn Văn
Bình, quận 1, TP HCM.
Ông Quốc đưa ra phương án: đường sách không nên hoạt động tập trung cố định ở một chỗ mà nên luân
phiên, thay đổi ở nhiều địa điểm với thời gian được thống nhất giữa các đơn vị kinh doanh sách trên khắp
thành phố. Theo ông, việc tạo không gian mở, linh động giúp các đơn vị làm sách dễ tham gia hơn, không
buộc họ phải tách ra khỏi địa điểm hoạt động có sẵn. 

Còn ông Hoàng Nhơn, đại diện Nhà sách Khai Tâm góp ý: "Nếu Hội Xuất bản Việt Nam đứng ra chủ trì
dự án này, chúng tôi tha thiết mong có sự bình đẳng giữa đơn vị làm sách công cũng như tư. Ai có năng
lực thì cho người đó tham gia đường sách chứ nếu chỉ chiếu cố cho đơn vị xuất bản nhà nước thì rất
khó".

Ngồi ghế chủ tọa của chương trình là ông Lê Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam và bà Nguyễn
Thị Minh Phương - Phó Trưởng phòng Báo chí, Xuất bản (Sở Thông Tin và Truyền Thông). Đại diện hai
cơ quan chức năng, quản lý ghi nhận tất cả ý kiến đóng góp. Sắp tới, Hội Xuất bản tiếp tục có những buổi
gặp với giới làm sách để bàn thảo sâu nhằm hoàn chỉnh đề án đường sách, sau đó đề xuất lên Ủy Ban
Nhân Dân TP HCM

Giới yêu sách bàn việc xây 'Phố sách' ở Sài Gòn
Trong khuôn khổ Ngày sách Việt Nam lần hai, ban tổ chức có buổi gặp gỡ giữa độc giả và khoảng 50 đại
diện trong giới sách bàn về đề án mở khu phố tôn vinh văn hóa đọc.
Hồi ký căn cứ kháng chiến khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định  / Hà Nội mở hội sách lớn nhất từ trước tới nay
Tọa đàm "Phố sách Sài Gòn - TP HCM. Tại sao không?" sẽ diễn ra chiều 18/4. Sự kiện do Sở Thông tin
Truyền thông phối hợp với Hội Xuất bản tổ chức. Buổi này có sự tham gia của tác giả, người hoạt động
trong ngành làm sách như: Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt, nhà văn Lê Văn Nghĩa, nhà thơ Lê Minh Quốc,
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu... Ngoài ra, nhiều bạn đọc cũng có thể trực tiếp góp ý kiến, đề xuất về nội dung,
phương hướng hoạt động, ý tưởng thiết kế Phố sách.

Tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt - nguyên giám đốc NXB Trẻ - sẽ dành thời gian trình bày chi
tiết về đề án xây dựng Phố sách. Gần đây, trên trang cá nhân, bà Nguyệt nêu ý kiến về việc xây dựng
một con đường dành riêng cho sách ở trung tâm Sài Gòn. Ý kiến thu hút nhiều sự quan tâm, ủng hộ của
mọi người.
Độc giả tham gia Đường Sách vào dịp Tết. 
Vào thập niên 1980, tại Sài Gòn có đường Đặng Thị Nhu (góc đường Ký Con, Calmette) dài khoảng 100
m, từng được xem là phố sách. Phố này có hàng trăm gian hàng mua bán sách cũ, và là nơi giao lưu,
gặp gỡ giữa tác giả với bạn đọc, nơi trao đổi, chia sẻ sách quý của giới sưu tầm. Sau này, do nhu cầu
phát triển đô thị, đường sách Đặng Thị Nhu bị di dời, giải tỏa. Những gian hàng sách cũ tản mát về các
con đường: Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Huy Liệu, Trần Nhân Tông... 
Từ buổi tọa đàm, Sở Thông tin - truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và đơn vị làm sách cân nhắc tập
hợp, thống nhất các ý kiến để hiệu chỉnh, trình lên UBND thành phố xem xét, phê duyệt đề án Phố sách.

Tọa đàm là một trong số rất nhiều hoạt động sôi nổi của Ngày sách Việt Nam lần thứ hai, diễn ra tại
trục đường Nguyễn Văn Bình và trung tâm Bưu điện TP HCM, từ ngày 18 đến 21/4.
Ngày hội có các buổi giao lưu tác giả, tác phẩm, trưng bày giới thiệu sách hay, sách quý, sách ngoại văn,
triển lãm hình ảnh về những thành tựu của TP HCM trong quá trình hội nhập và phát triển. 

Công ty sách Phan Thị thiết kế không gian mở với tên gọi "Vườn mọt sách" tạo sân chơi cho độc giả trẻ
đến tham quan, mua sắm, đọc sách miễn phí. Tại đây còn diễn ra chương trình "đổi sách lấy sách". Số ấn
phẩm ban tổ chức quyên góp được dành tặng thư viện văn hóa xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.

Công ty sách Phương Nam là đơn vị có nhiều hoạt động giao lưu như: buổi giao lưu với tác giả trẻ Anh
Khang nhân dịp anh ra sách mới Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và em (18h, ngày 19/4), giao lưu tác giả Võ
Mỹ Linh với cuốn sách vừa phát hành Bên kia đồi (18h, ngày 20/4). NXB Kim Đồng có buổi giao lưu với
cây bút Phạm Tuyết Hường - tác giả cuốn Búp bê giấy (10h, ngày 19/4). Còn NXB Quân Đội Nhân Dân
có buổi trò chuyện về Cuộc đời và chiến trận của tướng Lê Nam Phong (19h, ngày 18/4)...
Dịp này, Thành Đoàn TP HCM cũng tổ chức tổng kết và trao giải 100 quyển sách cần đọc với thanh thiếu
niên.

Đường sách TP HCM thu 50 tỷ đồng trong năm


2017
Địa điểm văn hóa đọc được đánh giá có hoạt động quảng bá, kinh doanh sách hiệu quả. 
Đường sách TP HCM đi vào hoạt động từ ngày 9/1
Theo báo cáo của Văn phòng phía Nam Hội Xuất bản Việt Nam, doanh thu của các đơn vị có gian hàng
tại Đường Sách Nguyễn Văn Bình tăng gần gấp đôi năm 2016 (26,4 tỷ đồng). Thành tích này đạt được
nhờ số lượng khách ổn định.
Cụ thể, khoảng 2,4 triệu lượt người đến Đường sách trong năm qua. Trong đó, số lượt khách trung bình
vào các ngày thường là 5.000 - 6.000 người. Vào cuối tuần, con số này tăng lên đến 10.000 người.

Một bạn trẻ ở Đường sách Nguyễn Văn Bình, TP HCM. Ảnh: Mai Nhật.
Năm qua, 167 sự kiện giao lưu, giới thiệu tác phẩm cùng 16 triển lãm sách và ảnh được tổ chức tại
không gian này, góp phần quảng bá văn hóa đọc. Trong đó, một số hoạt động nổi bật theo chủ đề là
Đường Sách Xuân Đinh Dậu (tháng 1), chào mừng Ngày Sách Việt Nam (tháng 4), sự kiện Những ngày
văn học châu Âu (tháng 5), triển lãm "Về chốn thư hiên", "Việt Nam nhìn từ trên cao", "Âm thanh Hội
họa"...

Văn phòng phía Nam Hội Xuất bản Việt Nam cũng tích cực cải tạo không gian Đường sách, xây dựng
các tiểu cảnh, đặt thêm nhiều cây xanh trên lòng đường, hình thành nhiều chỗ dừng chân đọc sách cho
độc giả.

Đường sách TP HCM đi vào hoạt động từ ngày 9/1/2016. Nhiều đơn vị như Nhà xuất bản Tổng hợp TP
HCM, Nhà xuất bản Trẻ, Văn hóa - Văn nghệ, Trẻ, Kim Đồng, Giáo dục, các công ty cổ phần sách - phát
hành, công ty truyền thông tư nhân: Nhã Nam, Phương Nam, Thái Hà, First News, Đông A, Đại học Hoa
Sen, Trường Phát, Alphabooks... có gian hàng tại đây. Các nhà sưu tập sách cũ, sưu tập sách quý hiếm
cùng nhiều cá nhân là tác giả, cây bút... cũng góp phần tạo nội dung hoạt động sôi nổi ở địa điểm này.
Ngoài hoạt động mua bán, giới thiệu sách, ban tổ chức Đường sách còn tổ chức các buổi tọa đàm nêu
cao vấn đề chống lại các vi phạm về bản quyền, tư vấn phối hợp thực hiện các sự kiện văn hóa đọc.

Đường sách Sài Gòn đón hàng nghìn người ngày


khánh thành
Đông đảo người dân tìm đến để mua các ấn phẩm thú vị và dạo chơi, nghe hòa tấu, uống trà đạo trong
ngày đầu đường sách đi vào hoạt động.
Đường sách TP HCM đi vào hoạt động từ ngày 9/1 / Khởi công xây đường sách TP HCM
Chiều 9/1, đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1, TP HCM) đi vào hoạt động. Đường sách dài khoảng
100 m, quy tụ gian hàng của các đơn vị xuất bản và các công ty cổ phần sách - truyền thông tư nhân. Số
lượng khách tham quan trong ngày đầu tiên ước tính lên đến hàng nghìn người, bao gồm cả những lượt
khách đến trước giờ khánh thành.
Đường sách được xây dựng như một không gian giao lưu văn hóa, nâng cao thói quen đọc sách. Nhiều
đơn vị tổ chức các hoạt động giải trí, tạo sự thư giãn cho người đọc bên cạnh hoạt động trưng bày sách.
Điểm nhấn trong gian hàng của công ty First News là chương trình nhạc hòa tấu.

Chương trình hòa tấu thu hút nhiều du khách nước ngoài. 

Ở gian hàng của công ty Thái Hà Books, khách được đọc sách và thưởng thức trà đạo.
Một du khách người Tây Ban Nha hào hứng thưởng thức trà đạo sau khi được hướng dẫn chi tiết về
cung cách uống trà.

Hoạt động cho chữ thư pháp được tổ chức như một cách tôn vinh vẻ đẹp tiếng Việt trong ngày khánh
thành đường sách.
Gian thư pháp thu hút đông đảo bạn trẻ đến xin chữ.

Khu vực trưng bày của NXB Kim Đồng đặt sẵn nhiều bộ tô vẽ và được thiết kế như một sân chơi giúp các
bé thư giãn sau khi đọc sách.
Thành Việt, sinh viên Đại học Giao thông Vận Tải, chia sẻ anh rất háo hức đón chờ đường sách này ngay
từ khi biết đến dự án. "Văn hóa đọc của các bạn trẻ hiện tại còn khá nghèo nàn. Theo tôi, việc con đường
này ra đời cũng góp phần nâng cao thói quen đọc sách của người trẻ'', chàng trai tâm sự.
Khu vực bán - trao đổi sách cũ thu hút đông khách tham quan nhất. Gian hàng được bài trí theo từng
mức giá, người đọc có thể tìm mua với giá đa dạng từ vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn đồng tùy vào
độ hiếm của sách.

Nhiều người say sưa đọc bên một gian hàng sách cũ. "Việc xây dựng đường sách không chỉ giúp người
dân có thêm không gian giải trí, tìm đến sách vở mà còn là niềm tự hào về một nét văn hóa thú vị của TP
HCM", ông Nguyễn Văn Phước - giám đốc First News - nhận xét.

Đường sách Nguyễn Văn Bình - 'thiên đường' cho


dân săn sách cũ
''Chợ phiên sách cũ'' trưng bày hàng nghìn tác phẩm xưa với mức giá đa dạng từ 20.000 đồng đến hàng
trăm nghìn đồng.

Đường sách Sài Gòn đón hàng nghìn người ngày khánh thành  / Làng sách 2015 nhức nhối tranh chấp tác quyền,
vi phạm bản quyền
Trong sự kiện khánh thành đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1, TP HCM) ngày 9/1, khu vực trưng bày
sách cũ là một trong những gian hàng thu hút đông đảo khách tham quan. Gian có tên "chợ phiên sách
cũ" với số lượng hàng nghìn cuốn sách cổ hiếm, trở thành điểm hẹn mới cho dân sưu tầm ấn phẩm xưa.
Chợ phiên với hàng nghìn cuốn sách cũ được trưng bày theo từng mức giá khác nhau.
Ảnh: M.N.
Trước đây, ''chợ phiên sách cũ'' được tổ chức vào Ngày sách Việt Nam lần thứ hai tháng 4/2015 cũng tại
địa điểm trên. Tuy nhiên, với quy mô rộng mở của đường sách mới, độc giả ngỡ ngàng khi tham quan
những gian hàng bày bán nhiều đầu sách quý. 

Chợ phiên được sắp xếp thành ba gian, phân chia theo chủ yếu theo thể loại. Có gian trưng bày những
ấn phẩm sản xuất trong thời bao cấp, gồm nhiều bộ sách, tủ sách được khảo cứu, biên tập lần đầu trong
thời kỳ này, đa dạng về thể loại như dịch, nghiên cứu, sáng tác... Nhiều loại báo cũ như Lục Tỉnh Tân
Văn, Tri Tân... hay các từ điển xưa như Hán Việt Từ điển (1950), Từ điển Việt Nam (1958)... cũng được
bày bán cho độc giả muốn nghiên cứu tài liệu xưa. Không ít cuốn sách trong chợ phiên có thời gian ấn
hành trước năm 1945, được đánh giá là khá quý hiếm và vốn chỉ được bày bán, trao đổi trực tiếp giữa
các nhà sưu tầm.
Gian hàng sách cũ cũng được phân chia thành từng mức giá để đáp ứng túi tiền của từng độc giả, từ
đồng giá 19.000 đồng, 38.000 đồng... cho đến hàng trăm nghìn. Theo nhiều người sưu tầm sách cũ lâu
năm, giá những cuốn sách này chủ yếu được định giá theo số lượng còn hiện hành trên thị trường. Nhiều
ấn phẩm được in vào thời bao cấp, cho đến nay vẫn còn tái bản thì được bán với mức giá ưu đãi dành
cho học sinh, sinh viên. 
Sách giáo khoa Cung oán ngâm khúc  của dịch giả Văn Bình Tôn Thất Lương, xuất bản năm
1973 là một trong số sách hiếm ở chợ phiên. Ảnh: M.N.
Trên tay cầm cuốn Việt văn toàn thư (NXB Á Châu, 1961), ông Nguyễn Bình (nhà ở phường 2, quận 5)
cho biết đây là lần đầu ông đến một chợ phiên sách cũ và phát hiện nhiều đầu sách mình tìm kiếm đã lâu.
Theo ông Bình, sách được người đọc tìm đến vì màu giấy dễ đọc, không làm lóa mắt và đặc biệt là lối
viết, dịch khoáng đạt của người xưa - những cây bút kỳ cựu chứ không chỉ là "thợ dịch", "thợ viết".
Cũng theo độc giả 52 tuổi này, sách cổ có sức thu hút nhất ở giá trị thời gian. Đó có thể là dòng đề tặng
của chủ cuốn sách trước đó, hoặc bức thư, tấm ảnh được kẹp trong trang sách, hay những dòng đánh
giá viết bên lề sách. Người đọc sẽ hồi tưởng lại cuộc sống xa xưa và như sống lần nữa trong bối cảnh và
thời điểm sách được xuất bản.

Tham quan đường sách chiều 9/1, Ngọc Trâm, ĐH KHXH&NV TP HCM bất ngờ khi tìm thấy những cuốn
sách có giá rất rẻ, hợp với túi tiền ở khu sách cũ. Theo nữ sinh, không ít cuốn được bày bán với giá chỉ
khoảng 1/4, 1/5 so với sách tái bản mới nhất trên thị trường. "Tôi tìm được cuốn Văn xuôi lãng mạn Việt
Nam 1930-1945, xuất bản năm 1994 với giá chỉ hơn 30 nghìn đồng, rẻ 1/3 so với những cuốn in lại",
Trâm chia sẻ.
Có mặt tại chợ phiên, nhà thơ Lan Hinh, con gái dịch giả Á Nam Trần Tuấn Khải và là nhà nghiên cứu
sưu tầm sách cũ, cho biết bà xúc động khi thấy văn hóa đọc sách cũ được khơi dậy. Theo nhà thơ, cộng
đồng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ đang mắc hội chứng lười đọc sách, nhất là sách xưa, một phần vì chưa
tìm ra phương cách nào để thu hút họ tìm đến sách cũ và hiện tượng sách ngoại văn ngày càng tràn
ngập. Bà Lan Hinh là một trong những người đóng góp sách trong chợ phiên này.
Nhà thơ Lan Hinh trao đổi cùng một bạn trẻ về những thắc mắc với sách cũ. Ảnh: M.N.
"Tôi mong các nhà nghiên cứu chuyên môn, sưu tầm sách hãy tạo cơ hội trong những sự kiện thế này
cho người dân được tiếp cận sách của thế hệ trước. Hy vọng lớp sau vẫn được tiếp tục nghe những câu
chuyện về Tấm Cám, Phạm Công - Cúc Hoa, trao đổi thêm về văn hóa xưa và nay...", nhà thơ 79 tuổi gửi
gắm.

Top 10 sự kiện ấn tượng tại Đường Sách


2016
Trong số hơn 100 chương trình giao lưu, giới thiệu tác phẩm, tác giả, BTC chọn 10 chương trình ghi
dấu ấn, đậm tính nhân văn ,có tác động lan tỏa rộng rãi đến công chúng.

1/ Chương trình “Sách & Khởi Nghiệp”, ra mắt cuốn sách “Bánh răng khởi nghiệp” do First
News & 24H tổ chức trong Tháng 4/16, trong đợt hoạt động Kỷ niệm NGÀY SÁCH VIỆT
NAM.

Chương trình có sự tham dự của lãnh đạo TP, các doanh nghiệp tiêu biểu, các em HSSV tham dự
đông đảo. Tác động của chương trình này đã đánh thức và khơi gợi tinh thần khởi nghiệp nơi các bạn
trẻ TP.
2/ Chương trình triển lãm các mẫu thiết kế áo dài – Trình diễn thời trang bộ sưu tập áo dài của
nhà thiết kế Trịnh Hoàng Diệu, đêm nhạc tưởng niệm 15 năm ngày mất cố nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn: do Cà phê ĐẸP tổ chức vào đầu tháng 4/2016.

Chương trình có ý tưởng mới lạ, độc đáo,mang giá trị nghệ thuật truyền cảm hứng, tạo cảm xúc cho
khách tham dự.

3/ Chương trình “Sách và Khoa Học” với cuộc giao lưu, trò chuyện của GS Thiên văn học Trịnh
Xuân Thuận và nhóm chủ biên Tủ sách “Khoa học và khám phá” của Nhà Xuất Bản Trẻ.

Chương trình do NXB Trẻ tổ chức trong tháng 7/2016, đã truyền cảm hứng say mê hiểu biết và nghiên
cứu khoa học trong giới trẻ.
4/ Chương trình “Trăng Thu Mơ Ước” tạo sân chơi, chăm lo cho 1000 em thiếu nhi ở nhà mở,
mái ấm, các em có hoàn cảnh cơ nhỡ.

Chương trình có sự cộng hưởng, đồng hành từ nhiều mạnh thường quân, doanh nghiệp.Chương trình
đậm tính nhân văn và lan tỏa tinh thần chăm lo cho những mầm non tương lai.
Chương trình do Công ty Trường Phát & SÁCH 24H tổ chức trong tháng 9/2016.

5/ Chương trình “Triển lãm ảnh nghệ sĩ Sài Gòn xưa & giao lưu nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu”,
do Công ty Sách Phương Nam tổ chức trong tháng 10/2016.
Chương trình thể hiện ý tưởng độc đáo, các khung ảnh chụp các nghệ sĩ đẹp, trưng bày trong không
gian ấm cúng, lan tỏa được tình yêu nghệ thuật và say nghề của một nghệ sĩ nhiếp ảnh kỳ cựu của Sài
Gòn.

6/ Chương trình Trưng bày các sách quý và hoạt động chủ đề “Sự Tinh Tế Song Hành Cùng Tri
Thức” cùng với buổi Tọa đàm “Ấn bản đặc biệt – Nàng thơ của nhà sưu tập” cùng buổi đấu giá
hai cuốn sách quý cho cuộc vận động: “Một quyển sách, một hạt gạo cho khúc ruột miền
Trung”.

Chương trình do Quán Sách Mùa thu tổ chức trong tháng 11/2016 đã thu hút sự quan tâm của các nhà
sưu tập, những người yêu sách , gắn kết giữa những nhà sưu tập, người làm sách , doanh nghiệp cùng
hướng đến những hoạt động chia sẻ, chăm lo đến bà con miền Trung đang gặp khó khăn do thiên tại.

7/ Chuỗi các chương trình “The Sofa” chia sẻ những câu chuyện nghề nghiệp, giúp bạn đọc hiểu
thêm những câu chuyện bếp núc của nghề làm sách, những vấn đề liên quan đến thị trường và
xu hướng xuất bản.

Chương trình do Nhã Nam tổ chức theo chủ đề vào các ngày Chủ nhật hàng tháng .
8/ Tuần lễ hoạt động chủ đề “Văn học Châu Âu lần 1 tại TPHCM” trong tháng 5/16 do BĐH
Đường Sách phối hợp với Liên minh tổ hợp Cộng đồng Châu Âu& Đại sứ quán Pháp tại HN.

Sau Hà Nội thì Tp.HCM mà cụ thể là Đường Sách Tp.HCM là nơi tổ chức đầu tiên tuần lễ Văn học
Châu Âu này. Sự kiện này đã mở ra mối quan hệ và sự gắn kết với các nước thông qua con đường
ngoại giao văn hóa.
9/ Tuần lễ hoạt động chủ đề “Lịch xuân 2017- Những Sắc màu sáng tạo” do BĐH và các doanh
nghiệp kinh doanh lịch tổ chức tháng 10/2016.

Đây là cuộc trình diễn sản phẩm lịch đầu tiên tại Đường Sách ,nhằm khẳng định vai trò của sản phẩm
lịch trong đời sống – một sản phẩm văn hóa tinh thần đầy ý nghĩa của ngày tết truyền thống Việt Nam,
đồng thời qua đó tạo cú hích cho sự đua tranh lành mạnh và sáng tạo trong giới làm lịch.

10/Triển lãm “Trường Sa nơi ta đến” và Khánh thành Ngọn Hải Đăng thu nhỏ (hình ảnh bản
đồ đất nước với dải đất hình chữ S và các cụm đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

Hoạt động nhằm khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa – Hoàng Sa trước
nhân dân Việt trong và ngoài nước, trước du khách nước ngoài khi đặt chân đến Việt Nam.Biểu tượng
Ngọn hải đăng thu nhỏ với hình ảnh bản đồ Việt Nam là hình ảnh trực quan sinh động giáo dục lòng
yêu nước nơi các bạn trẻ HSSV.

Đường sách
ĐƯỜNG SÁCH TPHCM – CHỌN HẠT GIỐNG GIEO TÂM HỒN

Đường Sách TPHCM được thành lập theo Quyết định của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, chính thức
khai trương vào ngày 09/01/2016.

Đường Sách tọa lạc tại con đường Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TPHCM, tiếp giáp khu vực Công xã Paris,
Nhà thờ Đức Bà TPHCM, Bưu điện TPHCM và đường Hai Bà Trưng.
Trên con phố đi bộ hội tụ gần 20 đơn vị xuất bản cả nước, các công ty cổ phần sách – phát hành, các
công ty truyền thông, các Trường Đại học… cùng với các nhà sưu tập sách cũ, quý hiếm và tác giả, cây
bút…, góp phần tạo dựng các hoạt động sôi nổi, đậm nét văn hóa của thành phố tên Bác.

Với tôn chỉ hoạt động nhằm tôn vinh “Văn hóa đọc”, sách ở đường Nguyễn Văn Bình đảm bảo có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng; các hoạt động văn hóa, giao lưu giới thiệu tác giả, tác phẩm ở đây đều dựa trên cơ
sở pháp lý, tạo bầu không khí lành mạnh cho làng xuất bản Việt Nam.

Một số hình ảnh đường sách:


Tôn chỉ hoạt động
TẦM NHÌN
Đường Sách hướng đến :
– Một không gian ươm mầm cho tình yêu và thói quen đọc sách .
– Nơi cổ vũ những khát khao khám phá con đường kiến tạo tương lai bằng tri thức ; nơi ươm mầm cho
mọi ý tưởng sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp.

– Khắc họa những ấn tượng sâu đậm, những miền kí ức khó phai nơi mọi công dân Việt Nam, du khách
trong và ngoài nước đã từng sống , làm việc và đặt chân đến Đường Sách thành phố Hồ Chí Minh.

SỨ MỆNH
– Tạo mọi cơ hội thuận lợi và tốt đẹp nhất cho những người hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực xuất
bản được vinh danh với nghề; được giao lưu , học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp; được tự hào về
thương hiệu ,về những giá trị từ những sản phẩm văn hóa mang đến cho cộng đồng.
– Chung tay, góp phần thúc đẩy ngành xuất bản Việt Nam phát triển bền vững , cạnh tranh trong môi
trường kinh doanh, hội nhập toàn cầu.
– Tạo dựng môi trường , không gian học tập, vui chơi, thư giãn lý tưởng, khẳng định chất lượng sống của
một thành phố trẻ ,năng động, khát khao tri thức.

Đường sách TP.HCM đạt doanh thu 27 tỷ


đồng trong năm 2016
Đường sách TP.HCM được xây dựng trên đường Nguyễn Văn Bình, quận 1, TP.HCM, chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 9/1/2016.

Ngay từ khi thành lập, nơi đây được đánh giá là không gian văn hóa nổi bật của thành phố. Đường sách
trở thành không gian tri thức, nơi ươm mầm, lan tỏa thói quen, tình yêu với sách, là điểm hẹn, nơi thư
giãn của người thành phố và du khách nước ngoài.

Hai bên đường sách TP.HCM được bao phủ bởi hàng me xanh. Trong đó gồm 19 gian hàng sách, 2 quán
cà phê sách, khu sách cũ giữa lòng đường và 2 ki-ốt bán các vật phẩm văn hóa trên lề đường Bưu điện
Thành phố.
Trong báo cáo một năm hoạt động, ban quản lý cho biết doanh thu đường sách đạt con số ấn tượng –
gần 27 tỷ đồng với 500.000 bản sách được bán, thu hút hơn 1,5 triệu lượt người tới tham quan, mua
sắm.

Với ý nghĩa và thành tựu đạt được, đường sách được UBND TP.HCM đánh giá là một trong 10 sự kiện
nổi bật và tiêu biểu của thành phố trong năm 2016.

Ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội xuất bản Việt Nam, Trưởng văn phòng đại diện phía Nam nhận định:
“Các đơn vị xuất bản góp mặt trong đường sách không chỉ được quảng bá thương hiệu, xây dựng
thương hiệu tốt hơn mà còn kinh doanh có lợi nhuận. Ở đường sách mục tiêu về lợi nhuận kinh tế và xây
dựng không gian văn hóa hài hòa, không đối ngược”.
Ông khẳng định: “Đường sách được khởi xướng và hình thành từ tình yêu dành cho sách, từ tấm lòng vì
sự phát triển dân trí, vì một đô thị học tập, vì chất lượng sống của người dân thành phố. Chính sự gặp
nhau giữa chủ trương của Đảng và nguyện vọng của nhân dân, sự đồng thuận và đồng lòng ấy giúp
đường sách nhanh chóng được thực thi và hoạt động tốt”, ông nhấn mạnh.

TP.HCM sắp có đường sách thứ 2 ở quận 7


 19:55 25/12/2017

 Đường sách thứ 2 tại TP.HCM nằm trên con đường mang tên nhà nghiên cứu văn
hoá dân gian Nguyễn Đổng Chi được đầu tư kinh phí gần 14 tỷ đồng với 20 gian hàng
sách, quán cà phê.

UBND TP.HCM vừa chấp thuận đề án xây dựng đường sách TP.HCM trên đường Nguyễn
Đổng Chi (phường Tân Phú, quận 7). Thành phố cũng giao UBND quận 7 triển khai thực
hiện đề án theo phương thực xã hội hoá.

Đường sách thứ 2 của TP.HCM sẽ được đặt trên con đường mang tên nhà nghiên cứu văn
hoá dân gian Việt Nam Nguyễn Đổng Chi. Tổng kinh phí xây dựng đường sách gần 14 tỷ
đồng với 20 gian hàng sách được xây dựng bằng vật liệu lắp ghép. Ngoài ra, còn có quán
cà phê, nhà vệ sinh thông minh phục vụ nhu cầu người dân.
Ngoài đường sách Nguyễn Văn Bình và đường sách sắp ra mắt ở đường Nguyễn Đổng
Chi, TP.HCM cũng đang dự kiến mở them 3 đường sách nữa ở một số quận trên địa bàn
TP. Đường sách thứ 3 có thể sẽ được mở tại quận 5.

Đường sách đầu tiên của TP.HCM nằm trên đường Nguyễn Văn Bình, nối từ đường Hai
Bà Trưng ra Nhà thờ Đức Bà. Đường sách được khởi công tháng 10/2015 và hoàn thành
vào tháng 1/2016. Đường sách Nguyễn Văn Bình có chiều dài 144 m, lòng đường 8 m, vỉa
hè rộng 6 m, có 19 hàng sách, quán cà phê và khu vực triển lãm.

Một cuộc khảo sát của Ban quản lý đường sắt với 450 phiếu phát ra cho thấy hơn 58%
người được hỏi đến đường sách để mua sách, gần 50% đến tham quan và 36% đến đọc
sách. Có gần 19% người được hỏi trả lời đến đường sách để uống cà phê. 

TP.HCM có hội sách 20/11


 09:45 14/11/2017

 Hội sách nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam sẽ được tổ chức từ ngày 15 tới 20/11 tại
đường sách Nguyễn Văn Bình.

Tháng 11 luôn được coi là tháng để tri ân thầy cô giáo, những người có công trong sự
nghiệp trồng người. Hội sách 20/11 được tổ chức với mục đích tri ân những người thầy,
cùng độc giả bày tỏ lòng biết ơn, sự cảm kích đối với thầy cô giáo của mình.

Điểm thú vị nhất tại hội sách này là bán sách theo combo với tên "Những bài học cuối
tiết". Đây là loạt sách theo chủ đề môn học với kiến thức ngoài giáo trình, như những câu
chuyện thú vị mà thầy cô thường kể thêm cho học sinh mỗi cuối tiết. 

Ở mỗi combo, bạn đọc tìm được những cuốn sách theo chủ đề môn học. Như combo sách
toán học với những cuốn như Tình yêu và toán học (Edward Frenkel), Giáo sư và công
thức toán (Yoko Ogawa); combo sách vật lý với những cuốn như Tam thể (Lưu Từ
Hân), Các thế giới song song (Michio Kaku); combo sách triết học với các cuốn như Thế
giới của Sophie (Jostein Gaarder), Tôi là ai và nếu vậy thì bao nhiêu?(Richard David
Precht); hay các cuốn sách lịch sử như Sử ký (Tư Mã Thiên), Lịch sử nội chiến Việt Nam
từ 1779 đến 1802 (Tạ Chí Đại Trường); sách sinh học với các cuốn như Dị
chủng(Guiiermo Del Toro Chuck Hogan), Về bản tính người (Edward O. Wilson)… 
Trong sáu ngày diễn ra, Hội sách 20/11 sẽ bán sách với giá hấp dẫn: chiết khấu sách từ 30
- 50%, nhiều đầu sách bán đồng giá với các mức từ 10.000 đồng tới 35.000 đồng, cùng quà
tặng theo giá trị đơn hàng. 

Hai sự kiện xoay quanh chủ đề Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức trong khuôn khổ
Hội sách. Lúc 9h30, ngày 19/11 diễn ra workshop "Cùng tự tay nhào nặn nên những bông
hồng làm quà tặng cô thầy". Chương trình diễn ra tại sân khấu chính của Đường
sách Nguyễn Văn Bình, hướng dẫn làm hoa từ đất sét.

16h30 chiều cùng ngày, tọa đàm "Những điều thầy chưa kể" là câu chuyện, chia sẻ về việc
dạy văn và trồng người qua nhiều thế hệ. Chương trình có sự tham gia của nhà văn, dịch
giả, nhà nghiên cứu văn học Nhật Chiêu và Tiến sĩ Đào Lê Na. 

ch TP.HCM - Điểm hẹn cuối tuần của giới trẻ


 08:32 18/12/2016

 Kể từ khi Đường sách TP.HCM thành lập, nơi đây trở thành điểm vui chơi, thư giãn yêu
thích của nhiều người dân đặc biệt vào dịp cuối tuần.

Ngày cuối tuần, Đường sách Nguyễn Văn Bình ở


quận 1, TP.HCM luôn nhộn nhịp khách, trong đó
có cả các gia đình.

Sau một năm thành lập, Đường sách TP.HCM sôi


động hơn với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí mà
không đơn thuần chỉ là sách. Nơi đây còn trở
thành địa điểm yêu thích của các bạn trẻ đam mê
nhiếp ảnh.

Các hoạt động trưng bày triển lãm sách được tổ


chức thường xuyên vào cuối tuần.

Tác giả Nguyễn Phong Việt chia sẻ về tập thơ Về


đâu những vết thương trong buổi triển lãm chiều
17/12.

Đường sách còn có các buổi giao lưu ý nghĩa, thú


vị dành cho người mê sách.

Những ngày này, không khí Giáng sinh cũng tràn


ngập đường sách.

Cây thông Noel, những dòng chữ giáng sinh được


trang trí khắp các ngõ ngách khiến khu vui chơi
thêm phần sống động.

Anh Minh Hiếu (ngụ Hóc Môn, 10 năm trong nghề


vẽ chân dung) chọn nơi đây để làm việc kiếm
sống.
Cô dâu Anh Thơ và chú rể Văn Mạnh (Biên Hòa)
chọn đường sách là nơi lưu giữ những khoảnh
khắc đẹp cho bộ ảnh cưới của mình.

Chị Julia Mary (người Pháp) sau khi tham quan đã


lựa vòng băng đeo lên đầu để vui Giáng sinh.

Du khách nước ngoài dù không đọc được sách


tiếng Việt vẫn đến đây tham quan mua sách bởi
các gian hàng còn bán cả những tác phẩm xuất
bản bằng tiếng Anh.

Đây cũng là địa điểm giới trẻ Sài Gòn thường chọn
là nơi tham quan, lưu giữ những hình ảnh thân
thiết bên bạn bè

Doanh thu đường sách xuân Đinh


Dậu gấp đôi năm ngoái
02/02/2017 10:02 GMT+7

TTO - Sau tám ngày hoạt động đón khách dịp Tết Đinh Dậu 2017 tại cung đường Mạc Thị
Bưởi - Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế, đường sách tết đạt tổng doanh thu 3,37 tỉ đồng.

 Đường sách mở tiệc xuân 


 Lễ hội đường sách tết quyên góp sách cho trẻ em vùng lũ
 Đường hoa Nguyễn Huệ thêm 1 ngày, sách tết thêm 1 ngày
Khách du xuân chọn mua sách tại đường sách Nguyễn Văn Bình dịp Tết Đinh Dậu - Ảnh: TỰ TRUNG

Đường sách tết thu hút gần 1 triệu lượt bạn đọc đến với nhiều gian hàng, đặc biệt là các khu
vực triển lãm sách về Hồ Chủ tịch, trưng bày tác phẩm thư pháp Việt thể hiện các bài thơ
chúc tết của Bác Hồ, trưng bày các bản in thơ cách mạng, báo chí cách mạng từ nhiều thập
niên trước...

Bên cạnh đó, dịch vụ xe sách lưu động phục vụ bạn đọc khiếm thị tại đường sách cũng thu
hút trên 300.000 lượt bạn đọc.

Những đầu sách bán chạy trong dịp này gồm: Bên này thương bên kia, Caro vui như tết,
Ngày xưa có một chuyện tình, Nhân tố enzym, Hoàng tử bé, Lịch sử khai phá vùng đất Nam
bộ...
Các đơn vị có doanh thu cao tại đường sách tết năm nay là Fahasa (đạt 857 triệu đồng),
Phương Nam (830 triệu), Phan Thị (411 triệu).

Năm nay, chương trình xuân tại Đường sách TP.HCM (đường
Nguyễn Văn Bình) do Công ty sách Phương Nam và ban điều
hành đường sách tổ chức đạt doanh thu hơn 1 tỉ đồng, gấp đôi
năm ngoái.

Diễn ra từ 23 tháng chạp đến mùng 5 tết, đường sách Nguyễn Văn
Bình đón khoảng 100.000 lượt khách. Các nội dung gắn với nét
văn hóa Việt được đông đảo bạn đọc hâm mộ như: góc ông đồ cho
chữ ngày xuân, góc rơm rạ thôn quê, phên tre, lồng đèn...

Và những nội dung làm nên “phần hồn” cho đường sách cũng là
điểm nhấn cho du khách đến với đường sách ngày xuân như:
thưởng trà theo phong cách Việt, trình diễn âm nhạc dân tộc, biểu
diễn ca nhạc cung đình Huế, trò chuyện về thơ, trao đổi về văn hóa
dân tộc...

Đường sách: Một chuyển biến quan


trọng trong lịch sử TP.HCM
29/12/2016 15:41 GMT+7

TTO - Khởi từ ý tưởng của một số tác giả trên Tuổi Trẻ, Đường Sách TP.HCM ra đời vào
ngày 9-1-2016 vừa được UBND TP.HCM công bố là một trong 10 sự kiện nổi bật năm 2016
của thành phố.

 TP.HCM công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2016


 Đường sách trình diễn lịch xuân
 Khánh thành hải đăng chủ quyền giữa đường sách TP.HCM

Chương trình The Sofa với ý tưởng chia sẻ các việc cần làm để ra một cuốn sách được thực thi thành công
tại Đường Sách TPHCM trong năm qua - Ảnh: L.Điền

Với cái nhìn lạc quan, giới quan tâm đến hoạt động Đường Sách TP.HCM cho rằng Đường
Sách đang trở thành một điểm đến không thể thiếu của cư dân Thành phố.

Nơi sách mới chào sân


Đến nay, không chỉ các đơn vị xuất bản mà các tác giả sách, những nhà văn, nhà báo khi có
tác phẩm mới xuất bản đều gặp nhau ở chỗ: Hẹn ra Đường Sách để giới thiệu sách mới.

Thú vị hơn cả là sự ra đời Đường Sách TP.HCM được ghi nhận trong tập sách viết về Sài
Gòn của nhà báo Phúc Tiến như một sự kiện có tính chuyển biến quan trọng trong lịch sử
thành phố này từ thuở mới hình thành cho đến tận ngày nay. 

Và khi sách vừa in xong, tác giả Phúc Tiến đã cầm trên tay một quyển Sài Gòn không phải
ngày hôm qua còn nóng hổi hẹn ngay nhóm bạn thân thiết ra ngồi cà phê tại Đường Sách
để... khoe!
Hay như nhà báo Phạm Công Luận, tác giả của loạt sách khảo cứu và kể chuyện Sài Gòn
theo dòng cảm xúc Sài Gòn chuyện đời của phố, từ khi Đường sách TPHCM ra đời, anh
chọn hẳn không gian này làm nơi ra mắt sách. 

Thống kê ban đầu trong năm hoạt động đầu tiên 2016
cho thấy có hơn 100 cuộc ra mắt sách mới và giao lưu
với tác giả đã được tổ chức ở Đường Sách TP.HCM
Ban Điều hành Đường Sách

Mùa đông năm trước là tập 3 Sài Gòn chuyện đời của phố, và sắp tới đây, tập 4 bộ sách
này chắc chắn cũng sẽ “chào sân” với bạn đọc tại không gian Đường Sách.
Và không chỉ những tác giả trong nước khi có sách mới đều mong muốn “book được lịch” ra
mắt tại Đường Sách mà những trường hợp như Nguyễn Nhật Ánh, Tuấn Khanh, Vương Trí
Nhàn, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Đình Tư... mà cả học giả nước ngoài như Giáo sư
Larry Berman - tác giả quyển Điệp viên hoàn hảo - cũng chọn Đường Sách TPHCM làm nơi
giao lưu để thông báo về lần in mới có sửa chữa bổ sung của bản sách này.
Không những thế, các nhà nghiên cứu từ hải ngoại về ra mắt sách trong nước cũng chọn
Đường Sách bởi lợi thế không gian mở cùng với lượng bạn đọc đang có sẵn sự quan tâm
về sách.

Trong năm rồi có nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp từ Úc về ra mắt 3 đầu sách nghiên cứu
về Sài Gòn - Chợ Lớn; và nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính từ Mỹ về giao lưu ký tặng bạn
đọc tại Đường Sách loạt công trình 8 quyển của ông khảo cứu về thời Tây Sơn và quan hệ
Đại Việt - Thanh triều.

Điểm hẹn và chuyển tải những ý tưởng nhân văn

Chỉ sau ba tháng đi vào hoạt động, Đường Sách TPHCM đã chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa
Hội Xuất bản Việt Nam và đoàn lãnh đạo Hội Xuất bản Indonesia đồng thời ký kết văn bản
mở rộng hợp tác giữa hai Hội của hai nước.

Đến nay, Đường Sách trở thành không gian hội tụ quan trọng cho những cuộc gặp gỡ vượt
ra ngoài giới làm sách.

Một tuần lễ triển lãm áo dài và tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, những đợt triển lãm ảnh
nghệ thuật, phóng sự ảnh về biển đảo, về hoạt động cộng đồng, mới nhất là triển lãm tranh
và gốm Biên Hòa của nhóm nghệ nhân trẻ như gợi lại chút hồn Nam bộ trong những ngày
cuối năm...
Mới đây, Hội đồng Anh cũng chọn Đường Sách TPHCM để tổ chức hoạt động Shakespeare
sống mãi tưởng niệm 400 năm ngày văn hào William Shakespeare qua đời.
Xúc động nhất là ý tưởng chung tay gây quỹ Một quyển sách - một hạt gạo cho khúc ruột
miền Trung do Quán sách Mùa Thu và giới chơi sách tại TPHCM hẹn nhau đến Đường
Sách trong ngày 27-11 vừa qua để đấu giá sách quý hiếm. Tất cả tiền bán sách đấu giá sau
đó đã được chuyển đến đồng bào miền trung đang khó khăn vì lũ lụt.
Trong năm qua, Đường Sách cũng là nơi thực thi ý tưởng về chuỗi chương trình The
Sofa của Nhã Nam với chủ để Làm thế nào để xuất bản một cuốn sách: Trao đổi, chia sẻ
những vấn đề bên trong của công việc xuất bản sách, chẳng hạn câu chuyện bản quyền,
những mâu thuẫn khi biên tập, các quy định về thuần phong mỹ tục, các xu hướng xuất bản
hiện nay...
Ông Lê Hoàng - giám đốc Công ty Đường Sách TPHCM - nhận định rằng sau một năm hoạt
động, Đường Sách đã nằm ở tâm điểm chú ý của giới làm nghề xuất bản không chỉ tại
TP.HCM mà cả nước.

“Một hoạt động nổi bật về sách, có chiều sâu, có sức hút đối với cộng đồng bạn đọc, nếu
không diễn ra ở không gian Đường Sách thì còn ở đâu thích hợp bằng”, ông Lê Hoàng chia
sẻ.

Và TS Quách Thu Nguyệt - Phó giám đốc Công ty Đường Sách TPHCM - ghi nhận trong số
các mặt làm được của Đường Sách trong năm hoạt động đầu tiên, nổi bật có các điểm quan
trọng:

Đường Sách tạo ra không gian để các nhà xuất bản, các doanh nghiệp kinh doanh sách có
cơ hội chia sẻ, học hỏi, giao lưu, trao đổi những kinh nghiệm nghề nghiệp, quảng bá thương
hiệu, tiếp cận nhu cầu bạn đọc và xu hướng làm sách tiến bộ, xu hướng thị trường xuất bản
trong và ngoài nước, có điều kiện gắn kết, giao lưu với các nhà xuất bản, Hội nghề nghiệp
và ngành xuất bản thế giới.

Bên cạnh đó, Đường Sách là một không gian tri thức, nơi ươm mầm, lan tỏa thói quen, tình
yêu với sách, là một điểm hẹn của người thành phố, một địa chỉ dừng chân lý tưởng cho du
khách trong và ngoài nước.

“Đặc biệt cùng với sức lan tỏa các hoạt động của mình, Đường Sách TPHCM cũng trở
thành hình mẫu trong xây dựng và tổ chức hoạt động cho các tỉnh thành bạn trong việc hình
thành Đường Sách, Phố Sách, Vườn Sách”, bà Thu Nguyệt nhấn mạnh.

Trong năm 2016, Đường Sách TPHCM có:

- 15 cuộc triển lãm - trưng bày sách hay, sách đẹp; sách xưa/ quý
hiếm; sách chủ đề ; triển lãm ảnh, triển lãm tranh, triển lãm áo dài,
gốm…

- 18 đợt hoạt động chủ đề gắn với các đợt vận động chính trị, các
ngày kỷ niệm, các mùa của năm;

- Gần 1,5 triệu lượt đến với Đường Sách trong năm; trong đó ngày
thường có từ 4.000 - 4.500 lượt/ ngày; các ngày cuối tuần:5.000 -
6.000 lượt/ ngày.
- Thành phần khách đến Đường Sách: Học sinh, sinh viên: 30%, 
Thiếu nhi: 15%; Người lớn: 30% ; Khách nước ngoài: 25%.

(Thống kê của Công ty Đường Sách TPHCM)

Đường Nguyễn Văn Bình (Q.1, TP.HCM - kéo dài từ đường Hai Bà Trưng đến Công xã
Paris, bên hông Nhà thờ Đức Bà) chính thức trở thành Đường sách TP.HCM từ 15g ngày 9-
1-2016.

Đường sách được đánh dấu hai đầu bằng hai bức tượng điêu khắc Cô gái bên trang
sách và Suy ngẫm - hai tác phẩm được tuyển chọn từ Trại điêu khắc quốc tế TP.HCM.

Đường sách TP.HCM đi vào hoạt động


09/01/2016 16:57 GMT+7

TTO - Đúng 15g chiều 9-1, Đường sách TP.HCM tại đường Nguyễn Văn Bình (Q1) khai
mạc, đánh dấu thời điểm chính thức hoạt động và đáp ứng lòng mong mỏi của giới mê sách
và các đơn vị làm sách tại TP nhiều năm nay.

 Ngày 9-1 khánh thành đường sách bên hông Nhà thờ Đức Bà
 Triển lãm sách khi đường sách đang khởi công

Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND TP.HCM cắt băng khai trương đường sách Nguyễn Văn Bình, Q.1 chiều
9-1 -Ảnh: Thanh Tùng

Ngay trước giờ khai trương, một số gian hàng đã đi vào hoạt động, Nhã Nam mở cửa bán
sách từ sáng 9-1 và khu vực chợ phiên sách cũ bao gồm các tư nhân tham gia bán các
sách từ thời bao cấp, các bản sách quý từ trước 1945 và 1975 cũng “túc tắc” hoạt động từ
trưa 9-1.

Tổng thể 20 gian hàng làm nên một đường sách sinh động, mỗi gian hàng được tự do thiết
kế nội thất và các đơn vị tham gia đường sách sáng tạo để tạo nên những “mặt tiền” ấn
tượng, thu hút bạn đọc khi đến với đường sách.

Công chúng sẽ nhìn thấy sự dung dị trong trang trí của Nhã Nam, tính cách mạnh mẽ trong
dòng chữ “hạt giống tâm hồn” của gian hàng First News được cắm nổi bật trên nền đường,
thương hiệu sách 24h còn mới lạ nhưng trang trí bắt mắt…

Song song đó, khu vực cà phê sách ở phía lề đường bên hông Bưu Điện TP thực sự là
không gian hấp dẫn để khách tham quan, dạo mua sách xong sẽ dừng chân nơi đây đọc
sách và ngắm nhìn thành phố qua một đoạn đường ngập tràn sách.

Các em nhỏ thể hiện tiết mục văn nghệ trong chương trình -Ảnh: Thanh Tùng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Quách Thu Nguyệt, một trong những người đầu tiên nêu ý tưởng
cần có một đường sách cho cư dân Sài Gòn, nhắc lại rằng Sài Gòn - TP.HCM có một nền
tảng về báo chí và xuất bản từ lâu đời thông qua việc tiếp cận sách báo và công nghệ in ấn
từ phương Tây rất sớm. Do vậy, ở Sài Gòn có những người mê sách, nói như cụ Vương
Hồng Sển là quý sách còn hơn quý… vợ.

Và quả thực cho đến ngày nay có những người nổi tiếng, những gia đình nổi tiếng đều có tủ
sách riêng, và họ rất thành công. Cho nên, ý nguyện của những người tham gia đường sách
TP.HCM là khơi lại niềm đam mê sách, thậm chí khơi gợi bắt đầu từ những em thiếu nhi,
thông qua sân chơi đổi sách sẽ tổ chức để các em trao đổi sách với nhau, kết bạn và giao
lưu qua niềm đam mê đọc sách… từ đó mà nuôi dưỡng tâm hồn các thế hệ mai sau.

Ngay sau lễ khai trương đường sách, công ty Nhã Nam cũng tổ chức khai mạc triển lãm
“Thơ ca kháng chiến”, trưng bày các tư liệu, ấn phẩm từ thời chiến tranh, in ở chiến khu và
các vùng tạm chiếm.

Một loạt các sự kiện giao lưu giới thiệu tác giả tác phẩm cũng sẽ được tổ chức tại Đường
sách trong thời gian tới. 

Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND TP tham quan các gian hàng sách - Ảnh: Thanh Tùng
Độc giả xem sách tại đường sách Nguyễn Văn Bình, Q.1 trong ngày khai trương - Ảnh: Thanh Tùng

Đường sách mở tiệc xuân


24/01/2017 09:44 GMT+7

TTO - Người yêu sách tại TP.HCM năm nay tiếp tục có hai điểm đến thú vị để chơi xuân:
đường sách Nguyễn Văn Bình và đường sách Tết Đinh Dậu cạnh đường hoa.

 Đường sách TP.HCM đạt doanh thu hơn 26 tỉ đồng


 Đến đường sách trải nghiệm 'Lớn lên cùng sách'
 Diễn kịch Shakespeare tại Đường sách
Sắc màu xuân trên đường sách Nguyễn Văn Bình, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Chương trình Đường sách xuân Đinh Dậu tại đường sách Nguyễn Văn Bình do ban tổ chức
đường sách phối hợp cùng Công ty văn hóa Phương Nam tổ chức, với một loạt nội dung
mang đậm dấu ấn văn hóa Việt diễn ra từ ngày 20-1 (23 tháng chạp) tới 2-2-2017 (mùng 6
tháng giêng).

Song song với đường sách Nguyễn Văn Bình hoạt động xuyên Tết, đường sách Tết Đinh
Dậu 2017 do UBND TP.HCM và Sở Thông tin - truyền thông tổ chức thực hiện sẽ mở cửa
đón bạn đọc từ chiều 25-1 (28 tháng chạp) đến hết 31-1 (mùng 4 Tết).

Nhìn TP.HCM phát triển qua đường sách Tết

Đường sách Tết Đinh Dậu 2017 diễn ra trên các trục đường Mạc Thị Bưởi (đoạn từ đường
Đồng Khởi đến đường Nguyễn Huệ), đường Nguyễn Huệ (đoạn từ Mạc Thị Bưởi đến Ngô
Đức Kế) và đường Ngô Đức Kế (đoạn từ Đồng Khởi đến Nguyễn Huệ).

Với chủ đề Thành phố mang tên Bác - Khát vọng ngời sáng, đường sách Tết Đinh Dậu năm
nay có 14 đơn vị làm sách, kinh doanh, phát hành sách trên địa bàn thành phố cũng như ở
các tỉnh, thành khác cùng tham gia với 22 gian hàng.
Điểm nhấn quan trọng nhất của đường sách Tết năm nay là việc tổ chức quảng bá các tác
phẩm, ấn phẩm viết về Bác Hồ và các ấn phẩm có nội dung học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức và phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đường sách Tết được chia thành ba khu vực chủ đề: Tự hào thành phố mang tên Bác;
TP.HCM - thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình và Khát vọng tỏa
sáng.
Dịp này, Công ty sách Nhã Nam tiếp tục hoạt động triển lãm sách báo xưa, mà điểm nhấn
lần này là những tờ báo cách mạng như báo Nhân Dân với các ấn bản từ hơn 60 năm
trước...
NXB Tổng Hợp TP.HCM cũng cho biết nhân dịp Tết Đinh Dậu, NXB phát hành loạt sách mới
mừng xuân gồm: Đường thi quốc âm cổ bản (Nguyễn Xuân Diện, Trần Ngọc Đông sưu tầm
và biên soạn), Nguyễn Tài Cẩn - Học giả “bất yếm, bất quyện” (nhiều tác giả), Lịch sử khai
phá vùng đất Nam bộ (PGS Huỳnh Lứa chủ biên), Chuyện tình các danh nhân Việt Nam (2
tập - Lê Minh Quốc), Di sản Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh... được giảm giá 10-20%.
Thưởng trà, nghe nhạc tại đường sách Nguyễn Văn Bình

Không chỉ có sách, bạn đọc sẽ có dịp dạo qua 22 gian hàng sản phẩm văn hóa phục vụ Tết:
thiệp, bao lì xì, lịch, tranh gốm, đĩa gốm, đồ trang trí Tết; các loại trà Việt; bánh mứt... được
nghệ nhân Viên Trân làm hoàn toàn thủ công; các gian hàng hoa mai, hoa tươi ở hai đầu
đường sách.

Song song đó, chuỗi hoạt động với 16 sự kiện được tổ chức liên tục và xuyên suốt từ 23
tháng chạp đến hết mùng 5 Tết là một trong những điểm hấp dẫn nhất của TP.HCM trong
dịp xuân năm nay.

Trong đó liên quan đến văn hóa ẩm thực, tại đường sách có các hoạt động: chuyên đề Trà
Nhật và đồ dùng uống trà Nhật với Bảo Đình Trương Long (19h ngày 24-1); nghệ nhân Viên
Trân trò chuyện về Nghệ thuật và văn hóa ướp trà hương của Việt Nam (19h ngày 25-1);
nhà văn Nhật Chiêu trò chuyện về chủ đề Trà khan giọng tình (19h ngày 26-1).

Các chương trình âm nhạc cũng sẽ diễn ra tại đường sách dịp này: Nhạc cổ truyền Việt
Nam (19h mùng 1 và mùng 3 Tết); Guitar show do nhóm nhạc gồm 4 tay guitar của nghệ sĩ
Huỳnh Ngọc Chiến từ Quảng Nam vào Sài Gòn biểu diễn (19h mùng 5 Tết). Riêng “tiệc văn
chương” sẽ là chương trình Bói Kiều và bình Kiều với nhà văn Nhật Chiêu (19h ngày mùng
2 Tết).

Ngày 9-1 khánh thành đường sách


bên hông Nhà thờ Đức Bà
07/01/2016 10:17 GMT+7

TT - Tuyến đường Nguyễn Văn Bình tại trung tâm Q.1 (TP.HCM) sẽ chính thức trở thành
đường sách TP.HCM vào lúc 15g ngày 9-1, đánh dấu sự thành công của ý tưởng thực hiện
một con đường sách cho công chúng TP.HCM.

 Triển lãm sách khi đường sách đang khởi công


 19-12: khai mạc đường sách Sài Gòn
 Chọn những đơn vị tâm huyết vào Đường sách TP.HCM
Trưa 6-1, công nhân thi công hoàn thiện các hạng mục cuối cùng chuẩn bị cho ngày khánh thành đường
sách Nguyễn Văn Bình, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Quang Định

Tại cuộc họp báo sáng 6-1 công bố thông tin về lễ khánh thành đường sách, đại diện Công
ty TNHH tư vấn thiết kế kiến trúc và cảnh quan Thủy Anh (TA) - đơn vị chịu trách nhiệm thiết
kế, thi công đường sách - cho biết đường Nguyễn Văn Bình nằm trong không gian của nhà
thờ Đức Bà, Bưu điện TP.HCM và UBND Q.1 với những mảng màu và kiểu thức kiến trúc
xưa.

Nay thực hiện đường sách TP.HCM tại đây, TA chọn tông màu chuyển tiếp giữa xưa và
nay, kiểu dáng gian hàng và cách bố cục các không gian trong đường sách cũng được chú
ý để mang dáng dấp hiện đại và thể hiện sức trẻ của TP.

Đường sách được đánh dấu hai đầu (phía đường Hai Bà Trưng và phía nhà thờ Đức Bà)
bằng hai bức tượng điêu khắc Cô gái bên trang sách và Suy ngẫm - hai tác phẩm được
tuyển chọn từ Trại điêu khắc quốc tế TP.HCM vừa rồi.
Toàn bộ khu vực 20 gian hàng sách nằm trên lề đường sau lưng UBND Q.1, phía lề đường
đối diện (bên hông Bưu điện TP) là không gian cà phê sách. Đường sách còn có ba kiôt ở lề
đường mé trước Bưu điện TP, bày bán sách, báo, tạp chí, vật phẩm văn hóa...

Ngay khi cắt băng khánh thành đường sách vào chiều 9-1, nơi đây đồng thời cũng khai mạc
hoạt động đầu tiên là triển lãm chuyên đề Văn thơ kháng chiến do Nhã Nam đăng ký, kéo
dài đến ngày 17-1. Công chúng sẽ có dịp nhìn lại những ấn phẩm sách, báo từ thời chiến
tranh, in ở chiến khu và in ở vùng tạm chiếm.
Một số tư liệu quý hiếm cũng xuất hiện đợt này như bản thảo tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu
có bút tích sửa chữa, thủ bút của Tố Hữu; thơ vè kinh nghiệm chiến đấu của trung tướng
Vương Thừa Vũ...
Tiếp theo là triển lãm báo, tạp chí xuân cả xưa và nay với chủ đề Mừng xuân mừng Đảng
mừng đất nước nở hoa (từ ngày 18 đến 30-1), gồm các giai phẩm xuân trước và sau năm
1975, do Thư viện Khoa học tổng hợp và Hội Nhà báo TP.HCM thực hiện.
Các hoạt động của cụm tư nhân tại đường sách cũng dự kiến sẽ rất sinh động. Ngoài các
phiên chợ sách cũ của Nhã Nam và các nhà sưu tập, các thương hiệu sách trên mạng, công
chúng còn có dịp đến với hàng loạt cuộc giao lưu thú vị: giao lưu với hai nhà văn Nguyễn
Danh Lam và Trần Nhã Thụy vừa có tiểu thuyết đoạt giải năm 2015 (ngày 11-1); giao lưu
với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc xoay quanh các đầu sách của ông và câu chuyện đạo - đời của
một người từng trải (12-1); talkshow đạo diễn Lê Hoàng bàn về chuyện dạy sử và học sử do
Phương Nam Books tổ chức (13-1); tác giả Đàm Hà Phú từ Đồng Nai sẽ đến đường sách
để giao lưu tặng chữ ký cho quyển sách của anh - Sài Gòn bao nhớ (16-1); Phương Nam
Books sẽ tổ chức buổi giao lưu với nhóm tác giả viết về Sài Gòn gồm Phạm Công Luận,
Trọng Lee, Anh Khang (19-1); nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn sẽ có buổi nói chuyện, giao
lưu chủ đề Những chấn thương tâm lý hiện đại (23-1)...

Gần 10 tỉ đồng bước đầu để “sắm” một con đường sách

Sắm chỉ là cách ví von, bởi giá trị thực tế của công trình đường
sách TP.HCM chưa thể đo đếm được.

Đến nay, danh sách các đơn vị sẽ hiện diện tại đường sách đã có
ít thay đổi so với danh sách công bố ngày 13-11-2015, gồm các
nhà xuất bản: Tổng Hợp TP.HCM, Văn Hóa Văn Nghệ, Trẻ, Kim
Đồng, Giáo Dục; các công ty sách: Nhã Nam, Phương Nam, Thái
Hà, First News Trí Việt, Đông A, Xunhasaba, Trường Phát,
Alphabooks; Đại học Hoa Sen; Công ty truyền thông Le Bros; các
cơ quan tổ chức: Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM, Bưu điện
TP.HCM, các câu lạc bộ; và các nhà sưu tập sách báo.

Ông Lê Hoàng, phó trưởng ban điều hành đường sách, cho biết
các đơn vị tham gia gian hàng tại đường sách đã cùng góp vốn
thực hiện công trình với hơn 9,4 tỉ đồng.

Khi đường sách đi vào hoạt động, mỗi gian hàng hằng tháng phải
đóng một khoản phí ở hai mức 10 triệu đồng và 7,5 triệu đồng tùy
theo diện tích gian hàng lớn hay nhỏ. Số tiền phí này nhằm để
phục vụ vận hành đường sách như bảo vệ, vệ sinh, duy tu bảo
dưỡng các hạng mục...

Chọn những đơn vị tâm huyết vào


Đường sách TP.HCM
15/10/2015 13:37 GMT+7

TTO - Ông Lê Thái Hỷ - giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM - đã phát biểu như
vậy trong lễ khởi công xây dựng Đường sách TP.HCM diễn ra sáng 15-10 tại đường
Nguyễn Văn Bình (Q.1).

 TP.HCM đồng ý thực hiện đường sách Nguyễn Văn Bình


 TP.HCM ban hành kế hoạch đường sách Nguyễn Văn Bình
 Trình phương án thiết kế Đường sách Sài Gòn

Lãnh đạo Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM cùng đại diện Bộ Thông tin và truyền thông phát động khởi
công xây dựng Đường sách TP.HCM - Ảnh: L.Điền

Dự kiến đơn vị thi công và các bên liên quan sẽ “chạy nước rút” để kịp khánh thành vào
ngày 23-11 trong dịp kỷ niệm 75 năm ngày Nam kỳ khởi nghĩa.

Đến nay, vấn đề đặt ra là không gian đường sách Nguyễn Văn Bình chỉ giới hạn ở số lượng
19 gian hàng, trong khi số lượng các đơn vị đăng ký tham gia đường sách đã hơn 20 đơn vị.

Phát biểu bên lề buổi lễ khởi công, ông Lê Thái Hỷ cho biết đường sách được UBND
TP.HCM giao cho Sở Thông tin và truyền thông và Hội Xuất bản Việt Nam (văn phòng đại
diện tại TP.HCM) cùng tổ chức, vận hành.

Tiêu chí để tham gia đường sách phải là những đơn vị có năng lực và tâm huyết trong việc
làm sách, có ý tưởng và những dự án thiết thực trong xuất bản sách mới, có chương trình
kết nối sách (cả sách trong nước và sách nước ngoài) với người đọc bằng các sự kiện sẽ tổ
chức tại đường sách này.

rước thực tế số lượng các đơn vị đăng ký tham gia chắc chắn đông hơn con số 19 gian
hàng, ông Hỷ cho biết ban tổ chức sẽ phải làm việc kỹ hơn với các đơn vị đăng ký để cùng
thống nhất và thuyết phục nhau về việc “tham gia là phải hoạt động” cho mục tiêu kết nối
phát triển văn hóa đọc. 

Còn về ý tưởng của Sở Thông tin và truyền thông sẽ thành lập công ty để vận hành Đường
sách TP.HCM theo như nội dung tờ trình lên UBND TP trước đây, ông Hỷ cho biết sẽ thực
hiện trong tương lai. 
Tại lễ khởi công, đại diện các NXB tại TP.HCM, bà Thanh Thủy - giám đốc NXB Tổng Hợp
TP.HCM - phát biểu bày tỏ tin tưởng rằng sự chung tay chung lòng của các tổ chức và cá
nhân tích cực vào công trình đường sách này chắc chắn sẽ phát huy vai trò của cộng đồng
xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa cho TP.HCM.

19-12: khai mạc đường sách Sài Gòn


14/11/2015 05:31 GMT+7

TT - Đường sách Sài Gòn tại tuyến đường Nguyễn Văn Bình, Q.1 sẽ có 20 đơn vị tham gia.
Các đơn vị này vừa có phiên bốc thăm chọn vị trí gian hàng của mình vào sáng 13-11.

 Triển lãm sách khi đường sách đang khởi công


 Chọn những đơn vị tâm huyết vào Đường sách TP.HCM
 Trình phương án thiết kế Đường sách Sài Gòn

Mẫu thiết kế đường sách - Ảnh: L.Điền

Như vậy, đường sách sẽ có tổng cộng 20 gian hàng, tăng lên 1 so với dự tính ban đầu là 19
gian. Theo đó, ngoài 3 nhà xuất bản (NXB) của TP.HCM gồm NXB Tổng Hợp TP.HCM, NXB
Trẻ, NXB Văn Hóa Văn Nghệ; 17 đơn vị còn lại gồm: NXB Kim Đồng tại TP.HCM, NXB Sư
Phạm + Đại học Hoa Sen, Công ty Xuất nhập khẩu sách báo Việt Nam (Xunhasaba), Công
ty cổ phần XNK văn hóa Culturimex, Công ty TNHH MTV Sách và thương mại Hà Nội, Công
ty cổ phần Sách giáo dục tại TP.HCM, các công ty sách: Phương Nam, Thời Đại, Nhã Nam,
Thái Hà, Văn Lang, Gia Vũ, Trí Việt, Phan Thị, Anpha, Đông A, Lệ Chi.

Tiêu chí chọn lựa đơn vị tham gia đường sách được giám đốc Sở Thông tin và truyền thông
TP.HCM cho biết: ban điều hành đường sách nhấn mạnh ở năng lực tổ chức các sự kiện
xung quanh hoạt động xuất bản, phát hành, quảng bá sách, chứ không chỉ đơn thuần kinh
doanh bán sách tại đây.
Hiện tại kết quả bốc thăm đang được bảo lưu, các đơn vị tham gia đường sách được yêu
cầu chuẩn bị nội dung hoạt động từ ngày khánh thành đường sách đến hết năm.

Bên cạnh đó, thông tin từ các bên thi công đường sách cho biết tiến độ thi công sẽ không
kịp hoàn tất vào thời hạn ngày 23-11 như dự tính. Hiện tại Sở Thông tin - truyền thông và
Hội Xuất bản Việt Nam - văn phòng đại diện phía Nam - dự kiến sẽ khánh thành đường
sách vào ngày 19-12 năm nay.

Đường sách TP.HCM 2017: 2,4 triệu


lượt đến, doanh thu 50 tỷ
27/12/2017 13:29 GMT+7

Một góc Đường sách TP.HCM trong chương trình cuối năm - Ảnh: L.Điền

TTO - So với 1,5 triệu lượt người đến với Đường sách TP.HCM năm 2016, năm 2017 con
số này đã lên 2,4 triệu lượt người, cho thấy sức thu hút của Đường sách TP.HCM đối với
công chúng đang tăng mạnh.

 Đường sách Nguyễn Văn Bình tổ chức hoạt động cho thiếu nhi
 1 bãi giữ xe cho Đường sách TP.HCM được mở lại
 Khu sách cũ ở đường sách Nguyễn Văn Bình mất mỹ quan

Nhà văn Anh Khang (thứ 2 từ trái) ra mắt tác phẩm tại Đường sách thu hút rất đông bạn đọc - Ảnh: L.Điền

Đây là thông tin tại cuộc gặp gỡ giữa thứ trưởng - chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Hoàng
Vĩnh Bảo với các đơn vị làm sách tại TP.HCM sáng 27-12.

Đặc biệt, doanh thu Đường sách TP.HCM năm 2017 đạt gần 50 tỷ đồng, so với doanh thu
năm 2016 đạt gần 27 tỷ, chứng tỏ sức mua của thị trường sách tại TP.HCM cũng tăng đáng
kể.
Công ty Đường sách TP.HCM cho biết trong năm 2018 tới sẽ tiếp tục tổ chức và duy trì nhịp
độ phát triển của Đường sách TP.HCM bằng các chương trình hấp dẫn, thiết thực và có tính
khuyến đọc để tăng dần sức đọc sách trong cộng đồng cư dân.

Bà Huỳnh Thị Kim Phụng - đại diện công ty Sách 24h tại Đường sách TP.HCM nêu kiến
nghị cần lắp bảng thông báo điện tử cỡ lớn tại Đường sách để cập nhật các chương trình
diễn ra trong tuần, đồng thời hằng tuần cũng cập nhật các sách mới có bày bán tại Đường
sách để bạn đọc tiện theo dõi.

Tại cuộc găp gỡ có tính chất như một tọa đàm giữa các đơn vị làm sách tâm huyết, một số
vấn đề của ngành sách cũng được các đơn vị trình bày với chủ tịch Hội kiêm thứ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông, ông Hoàng Vĩnh Bảo.

Ông Nguyễn Minh Nhựt - giám đốc Nhà xuất bản Trẻ - trình bày ba kiến nghị: cần phải có
chính sách về sách thiếu nhi cho trẻ em Việt Nam trong thời hiện tại; phải xây dựng chiến
lược sách quốc gia của Việt Nam; và xem lại việc tổ chức giải thưởng sách của Hội Xuất
bản hiện đã được nâng lên thành giải sách quốc gia.

Đườ Doa Đư
ng sách mở tiệc xuân nh thu đường sách xuân Đinh Dậu ờng sách: Một chuyển biến quan
gấp đôi năm ngoái trọng trong lịch sử TP.HCM

"Chúng ta nói nhiều đến thời kỳ công nghiệp 4.0, nhưng hiện nay sách công nghệ ta đang đọc là loại
sách gì, ta còn thiếu, còn cần những loại nào? Chúng ta cần các loại sách nghiên cứu văn hóa để thấu
hiểu và giữ gìn vốn di sản văn hóa của chúng ta, nhưng viết một quyển sách văn hóa mất mười năm,
nhuận bút nhận được không đủ sống một tháng, thì phải cần có chiến lược sách quốc gia để bổ khuyết
những chỗ này".
Ông Nguyễn Minh Nhựt

Ông Nguyễn Hữu Hoạt - tổng giám đốc công ty Văn hóa Phương Nam - dẫn thông tin về
thói quen tặng sách cho người thân vào mỗi dịp lễ tết của người châu Âu, để bày tỏ ý định
muốn kêu gọi một phong trào "Ngày tết đọc sách" cho toàn dân.
Ông Hoạt cho biết phong trào này nếu thực hiện được cũng sẽ góp phần nâng cao sức đọc
trong cộng đồng cư dân cả nước. 
Riêng Văn phòng đại diện phía Nam tại TP.HCM của Hội Xuất bản Việt Nam cho biết trong
năm 2018 tới, sẽ tập trung tổ chức các hội thảo chuyên đề và tọa đàm trao đổi về nghiệp vụ
làm sách. 

Hiện đã có các chủ đề như: 

- Sự hội nhập và phát triển công nghệ tác động đến ngành xuất bản: Thuận lợi và thách
thức đối với ngành xuất bản Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Thực trạng và những kiến nghị nhằm thúc đẩy phong trào đọc sách của người dân Việt
Nam
- Việc hình thành thói quen đọc sách từ trẻ thơ như thế nào, và tìm kiếm những mô hình
khuyến đọc nào thích hợp cho học sinh trong các trường tiểu học và phổ thông hiện nay?

- Sự xâm hại bản quyền sách trên mạng Internet và các biện pháp đấu tranh

- Những giải pháp bán sách trên mạng hiệu quả của Fahasa, Phương Nam, Vinabook, Tiki,
Nhà xuất bản Trẻ, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM...

Ông Hoàng Vĩnh Bảo - chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam đã ghi nhận các ý kiến của những
đơn vị làm sách. Ông cũng cho rằng các hội thảo chuyên đề là cần thiết, bởi đây là kênh
góp ý tư vấn có chất lượng, xác đáng với thực trạng của ngành xuất bản, và có tính khả thi.

Trình phương án thiết kế Đường sách


Sài Gòn
27/09/2015 10:40 GMT+7

TT - Phương án thiết kế đường sách trên tuyến đường Nguyễn Văn Bình được Công ty
TNHH tư vấn thiết kế kiến trúc và cảnh quan Thủy Anh hỗ trợ.

 Đường sách Sài Gòn dự kiến ra mắt cuối năm nay


 Nhiều việc phải làm cho đường sách Sài Gòn
 Con đường sách nào cho Sài Gòn?

Mẫu thiết kế đường sách của Công ty Thủy Anh - Ảnh: L.Điền

Trong khi tờ trình về “Xây dựng đường sách TP.HCM trên đường Nguyễn Văn Bình, P.Bến
Nghé, Q.1” đang chờ ý kiến của UBND TP.HCM, một số phương án thiết kế đường sách
vừa được giới thiệu trong cuộc họp định kỳ hằng tháng do Văn phòng đại diện phía Nam Hội
Xuất bản Việt Nam tổ chức.
Phương án thiết kế đường sách trên tuyến đường Nguyễn Văn Bình được Công ty TNHH tư
vấn thiết kế kiến trúc và cảnh quan Thủy Anh hỗ trợ.

Tại cuộc họp sáng 25-9, bà Ái Thủy - đại diện Công ty Thủy Anh - trình bày phương án thiết
kế đường sách với công năng hoạt động tối thiểu đạt 13/24 giờ mỗi ngày. Trên lề đường
phía lưng UBND Q.1 sẽ là dãy gian hàng sách, thiết kế bằng vật liệu nhôm kính trong suốt
nhằm tăng tính tương tác giữa bên ngoài và bên trong gian hàng.

Có khoảng 19 gian hàng diện tích 4,5 x 4,5m, mỗi gian chia thành hai tầng với phần gác
lửng phía trên để làm kho sách. Thiết kế chủ trương hài hòa với môi trường nên có giải
pháp tạo mảng xanh trên các nóc gian hàng.

Lề đường phía Bưu điện TP là không gian cà phê sách, được thiết kế các quầy sách phục
vụ bạn đọc có mái che và không gian đọc sách lộ thiên, có phương án nới rộng số lượng
chỗ ngồi tràn xuống lòng đường (vốn dành cho người đi bộ) mỗi khi có tổ chức sự kiện tại
đây và thu hẹp mỗi khi trời mưa hoặc vắng khách.

Ông Lê Hoàng - phó chủ tịch Hội Xuất bản VN - cho biết phương án thiết kế này vừa trình
Hội đồng Quy hoạch TP vào chiều 24-9 để thông qua. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện đường
sách nhiều khả năng không kịp khai mạc thời điểm ngày 3 và 4-10 như thông báo trước đó
của Văn phòng UBND TP, bởi chỉ riêng việc thi công lắp ráp gian hàng, Công ty Thủy Anh
cho biết “nếu làm ngày làm đêm cũng mất không dưới một tháng”.

TP.HCM ban hành kế hoạch đường


sách Nguyễn Văn Bình
13/10/2015 00:10 GMT+7

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch “Thực hiện Đường sách TP.HCM trên đường
Nguyễn Văn Bình, phường Bến Nghé, quận 1”.

Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, chính thức chọn đường Nguyễn Văn Bình (phường Bến
Nghé, quận 1) để thực hiện “Đường sách TP.HCM”, hoạt động từ ngày 15-10 và chia làm ba
giai đoạn.

Giai đoạn 1 gồm những chuỗi sự kiện như: từ ngày 15-10 đến 6-11 sẽ đưa các nội dung
trưng bày, triển lãm sách với nội dung chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ
X và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10) sẽ giới thiệu quyển hồi ký của bà Ngô Thị Huệ -
phu nhân cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.

Ngày 23-11 sẽ khai mạc các hoạt động chào mừng 75 năm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa và các
hoạt động văn hóa đọc.

Giai đoạn 2 từ ngày 23 đến 29-11 sẽ tổ chức các hoạt động giao lưu, giới thiệu sách chào
mừng Đại hội Đảng toàn quốc và ổn định công tác tổ chức, điều hành đường sách.

Giai đoạn 3 từ tháng 12-2015 đến tháng 3-2016 sẽ tiếp tục ổn định công tác tổ chức đường
sách theo đề án của thành phố.
Cụ thể gồm các hoạt động như: trưng bày các tác phẩm mới, giới thiệu, trao đổi sách hay,
sách quý; tổ chức các phiên chợ trao đổi sách cũ, kết hợp với mua bán sách, vật phẩm văn
hóa và cà phê sách…

Đường sách cũng là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa
những người hoạt động cùng ngành; giới thiệu xu hướng, trào lưu làm sách mới, sáng tác
mới; ươm mầm, phát hiện tác giả trẻ, đỡ đầu cho tác phẩm mới, tạo dựng thói quen đọc
sách…

Đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa gắn với các ngày lễ, các sinh hoạt chính trị
văn hóa của thành phố; là nơi đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân và du
khách, nơi diễn ra các sự kiện giao lưu hội nhập về xuất bản với đồng nghiệp các nước
khác…

Đường sách sẽ có 19 gian hàng (diện tích 4,5m x 4,5m/gian), kèm không gian cà phê sách,
các ki-ôt post card, sưu tập tem, quà lưu niệm, không gian tổ chức sự kiện…

TP.HCM đồng ý thực hiện đường sách


Nguyễn Văn Bình
12/10/2015 18:26 GMT+7

TTO - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch “Thực hiện Đường sách TP.HCM trên đường
Nguyễn Văn Bình, phường Bến Nghé, quận 1”.

 Trình phương án thiết kế Đường sách Sài Gòn


 Đường sách vào xuân với nhiều ý tưởng mới
Phối cảnh thiết kế một góc đường sách Nguyễn Văn Bình do Công ty Thủy Anh thực hiện

Công văn gửi các sở, ban ngành do Phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận ký cho
biết đường sách thực hiện sau khi “được sự chấp thuận của thường trực Thành ủy”.

Như vậy, mong ước về một “con đường sách” giữa lòng đô thị Sài Gòn đang thành hiện
thực như ý kiến của các trí thức, nhân sĩ, người yêu thích sách đề cập tại lễ hội Ngày sách
Việt Nam tháng 4 vừa qua.

Công văn của UBND TP.HCM có lưu ý đây là “công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng
bộ thành phố lần thứ X”. Lãnh đạo thành phố cũng có những yêu cầu cụ thể đối với đường
sách, như: phải hài hòa với quy hoạch tổng thể của cảnh quan, không gian văn hóa vốn có
nhiều kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử, tăng cường các mảng xanh, đủ sức chuyển tải
chức năng đường sách và các hoạt động diễn ra tại đây…

Theo đó, đơn vị thực hiện đường sách là Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM, và đơn vị
phối hợp là Hội Xuất bản Việt Nam (văn phòng đại diện phía Nam tại TP.HCM).

Nội dung hoạt động của đường sách theo kế hoạch này gồm: trưng bày, giới thiệu và kinh
doanh những tác phẩm mới; giới thiệu trao đổi sách hay, sách quý, sách sưu tầm; tổ chức
các phiên chợ trao đổi sách cũ; kết hợp việc mua bán sách, vật phẩm văn hóa và cà phê
sách.

Đường sách cũng là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa
những người hoạt động cùng ngành; giới thiệu xu hướng, trào lưu làm sách mới, sáng tác
mới; ươm mầm, phát hiện tác giả trẻ, đỡ đầu cho tác phẩm mới, tạo dựng thói quen đọc
sách…
Đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa gắn với các ngày lễ, các sinh hoạt chính trị
văn hóa của thành phố; là nơi đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân và du
khách, nơi diễn ra các sự kiện giao lưu hội nhập về xuất bản với đồng nghiệp các nước
khác…

Trước mắt, đường sách chuẩn bị một số nội dung mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố
lần thứ X bao gồm: trưng bày, triển lãm các sách chào mừng Đại hội Đảng, các văn kiện
Đảng qua các thời kỳ; trưng bày sách báo cách mạng Việt Nam thời kháng chiến; trưng bày
sách, tài liệu sưu tập nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh của thi hào Nguyễn Du.

Đặc biệt sắp tới kỷ niệm Ngày phụ nữ Việt Nam 20-10, đường sách sẽ diễn ra sự kiện giới
thiệu quyển sách Tiếng sóng bủa ghềnh - hồi ký của bà Ngô Thị Huệ (phu nhân Tổng bí thư
Nguyễn Văn Linh).
Theo tiến độ, ngày 12-10: Sở Thông tin - truyền thông nhận bàn giao mặt bằng đường
Nguyễn Văn Bình từ quận 1; ngày 15-10: Công ty TNHH tư vấn thiết kế kiến trúc và cảnh
quan Thủy Anh khởi công thi công đường sách.

Dự kiến đến ngày 6-11-2015: đường sách đi vào hoạt động giai đoạn 1. Giai đoạn 2 của
đường sách hoàn tất vào 29-11-2015: hoàn thiện công tác tổ chức, điều hành đường sách.
Giai đoạn 3 hoàn tất vào 30-3-2016: ổn định công tác tổ chức theo đề án đường sách để đi
vào hoạt động thường xuyên, lâu dài.

Đến nay, phương án thiết kế đường sách do Công ty Thủy Anh thực hiện cho thấy sẽ có 19
gian hàng (diện tích 4,5m x 4,5m/gian), kèm không gian cà phê sách, các kiôt post card, sưu
tập tem, quà lưu niệm, không gian tổ chức sự kiện… hứa hẹn sẽ trở thành điểm thu hút cư
dân thành phố đến tham gia các hoạt động về sách thường xuyên tại đây.

Đường sách TP.HCM 'vươn ra thế


giới' cách nào?
30/03/2017 09:38 GMT+7

TTO - Sau hơn một năm hoạt động, Đường sách TP.HCM - hiện nay vận hành dưới sự
chăm sóc của Công ty Đường sách - sẽ có những bước chuyển mình nào khác để không
chỉ là một địa chỉ văn hóa hấp dẫn?

 Đường sách: Một chuyển biến quan trọng trong lịch sử TP.HCM
 Khánh thành hải đăng chủ quyền giữa đường sách TP.HCM
 Ngày 9-1 khánh thành đường sách bên hông Nhà thờ Đức Bà
Ngày càng nhiều bạn trẻ đến Đường sách Nguyễn Văn Bình, Q. 1, TP.HCM - Ảnh: Tự Trung

“Đường sách TP.HCM còn thiếu các đầu sách nghiên cứu, chẳng hạn
như sách ngành khoa học xã hội, thường phát hành trước hết ở khu vực
phía Bắc, người đọc tại TP.HCM rất khó tìm

Anh Phan Thành Nhơn (bạn đọc tại TP.HCM)

PV báo Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông LÊ HOÀNG - giám đốc Công ty Đường sách và
bà QUÁCH THU NGUYỆT - phó giám đốc công ty về các ý tưởng phát triển Đường sách
trong tương lai nhân công ty vừa có đợt tổng kết năm, thăm dò tác động của Đường sách
đối với nhu cầu của công chúng.

* Theo kết quả khảo sát khách hàng mà công ty thực hiện, 76,4% số ý kiến cho biết họ
hài lòng nhất ở Đường sách là cảnh quan đẹp, không khí mát mẻ, yên tĩnh; số ý kiến
cho biết đến Đường sách để đọc sách chiếm 36,2% và con số tới mua sách là 58,6%.
Theo ban giám đốc, như vậy hoạt động kinh doanh sách tại đây có thật sự hiệu quả?
- Ông Lê Hoàng: Trong định hướng ngay từ khi lập đề án xây dựng Đường sách TP.HCM,
mục tiêu là xây dựng nơi đây thành một không gian văn hóa xoay quanh các hoạt động về
sách và phát triển văn hóa đọc.
Tỉ lệ 36,2% công chúng đến đọc sách ở Đường sách là khả quan, bên cạnh đó còn con số
58,6% khách hàng đến mua sách ở Đường sách cũng rất quan trọng.

Và mặc dù định hướng Đường sách không lấy việc kinh doanh làm ưu tiên hàng đầu, nhưng
thực tế trong hơn một năm qua hoạt động kinh doanh tại đây khá tốt.
Điều này thể hiện ở chỗ: tất cả các gian hàng thông qua mức thu - chi hằng ngày đều đủ để
chi trả cho các chi phí về bộ máy hoạt động và khấu hao tài sản của các đơn vị.

Điểm thứ hai là không chỉ có bán lẻ, Đường sách còn là chỗ giao dịch, kết nối làm ăn giữa
các đối tác và những đơn vị đang trở thành đối tác của nhau, điều này không nằm trong thu
- chi hằng ngày nhưng cũng là hiệu quả đáng kể.

Thứ ba là việc quảng bá sách mới cũng như việc xuất hiện thương hiệu đơn vị ở Đường
sách được xem như một cách đóng dấu thương hiệu.

Việc ra mắt sách ở đây giúp nâng uy tín các đơn vị làm sách lên, thử hình dung với số
lượng 4.000 - 5.000 lượt người đến Đường sách trong những ngày thường, đó là kênh để
quảng bá sách hiệu quả.

* Trong phiên họp tổng kết Đường sách vừa qua, có vẻ ban giám đốc Công ty Đường
sách chú trọng đến nhóm giải pháp truyền thông cho Đường sách để tăng tính tương
tác với bạn đọc và quảng bá “thương hiệu Đường sách”. Hiện đã có ý tưởng gì cho
việc truyền thông về Đường sách?
- Bà Quách Thu Nguyệt: Hiện chúng tôi đang tổ chức thực hiện brochure thông tin về
Đường sách, in ấn đẹp, bắt mắt, đồng thời làm quầy thông tin ở đầu Đường sách để bạn
đọc tiếp cận.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang giao bộ phận chuyên trách thực hiện một số mẫu card-
postal có nội dung thông tin về Đường sách để in, phát hành đến bạn đọc.

Vừa rồi, có bà Masako Okamura - giám đốc điều hành sáng tạo Công ty quảng cáo truyền
thông Dentsu Vietnam - đến Đường sách và bày tỏ rất thích câu slogan “Đường tri thức -
đường tương lai” của Đường sách TP.HCM.

Bà cho biết sẽ thực hiện một ý tưởng sáng tạo để đi thi quốc tế lấy thông tin nền tảng và
cảm hứng từ Đường sách TP.HCM. Có một đồ án dự thi như vậy, Đường sách TP.HCM
cũng được quảng bá trong giới chuyên gia sáng tạo của các công ty truyền thông quốc tế,
nên chúng tôi đồng ý với bà Masako.
Cũng trong mạch “vươn ra thế giới”, chúng tôi sắp tới đây sẽ thiết kế catalogue cho Đường
sách để chào sang Hội chợ sách quốc tế Frankfurt.

Cũng nên nói thêm là trong khi hướng tới các hoạt động hướng ngoại như vậy, chúng tôi
vẫn chú ý củng cố các vấn đề nội tại của Đường sách. Đó là cần phải đa dạng hơn nữa các
chủng loại sách; ngay cả hoạt động giới thiệu sách tới đây cũng sẽ đổi mới hình thức và nội
dung.

* Còn về định hướng hoạt động năm 2017 và các năm tới, Công ty Đường sách có
hoạch định lại nội dung hoạt động cho Đường sách?
- Ông Lê Hoàng: Ban giám đốc Đường sách ngoài việc tiếp tục phát huy chủ lực về các hoạt
động xoay quanh sách còn nỗ lực làm thêm các việc: chú ý thỏa mãn nhu cầu có tính tập
trung của các đối tượng đến với Đường sách: các em thiếu nhi, học sinh sinh viên, nhân
viên văn phòng, giới trí thức, du khách trong và ngoài nước...

Đường sách sẽ làm sao để vừa đạt hiệu quả kinh doanh vừa phát triển văn hóa đọc. Sắp
tới, chúng tôi sẽ tổ chức lại không gian tự nhiên trong một không gian có sẵn của Đường
sách để tăng tiện ích hơn nữa cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa đọc của những người đến
với Đường sách.

- Bà Quách Thu Nguyệt: Sắp tới, Đường sách sẽ có đề án xây dựng và phát triển lòng
đường Nguyễn Văn Bình đoạn từ đường Hai Bà Trưng vào đến cà phê Phương Nam.

Nơi đây sẽ có một thư viện mini chủ yếu tập trung sách phục vụ các em thiếu nhi đọc tại
đây. Bên cạnh đó là bố trí các kiôt sách cũ với hình thức đẹp, bắt mắt, tổ chức lại khu vực
sách cũ theo hướng tạo điều kiện cho bất kỳ ai nếu muốn đều có thể tham gia luân phiên
trao đổi sách cũ.
Hiện tại, chúng tôi đang huy động ý tưởng từ các kiến trúc sư để tổ chức không gian lòng
đường ở đoạn này thành một sân chơi cho trẻ, có thể sẽ có cả sân khấu được bố trí ở đây.

Ngoài ra, có một số đơn vị đang đặt vấn đề tổ chức thêm một số nội dung ở Đường sách
như chương trình giáo dục STEM; chương trình giáo dục cộng đồng về chăm sóc trẻ từ 0-6
tuổi của Unicef; hay là tổ chức “Giờ đọc tiếng Anh” tại Đường sách để phục vụ các em thiếu
nhi tại đây...

Đường sách TP.HCM 6 tháng đạt


doanh thu 15 tỉ đồng
14/07/2016 10:20 GMT+7

TTO - Đây là con số doanh thu “phấn khởi” được ban điều hành Đường sách TP.HCM công
bố vào chiều 13-7 tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu Đường sách hoạt động.

 Đường sách: nơi sống của văn hóa đọc


 Đường sách TP.HCM đi vào hoạt động
 Sài Gòn “Hẹn nhau ở đường sách nhé” 

Mỗi ngày trung bình có trên 3.000 lượt khách đến với Đường sách TP.HCM. Đây cũng là điểm đến mới của
nhiều du khách quốc tế khi đến thăm TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Theo đó, kể từ ngày 9-1-2016 khi Đường sách TP.HCM đi vào hoạt động, doanh thu từ 20
gian hàng tại đây trong 6 tháng qua đạt 15 tỉ đồng, trong đó có 5 đơn vị đạt doanh thu hơn 1
tỉ, các đơn vị còn lại đạt doanh thu từ 200-500 triệu đồng.
Đã có 240.000 bản sách mới được tiêu thụ tại Đường sách trong thời gian qua. Theo thống
kê của ban điều hành Đường sách, số lượt người mỗi ngày đến Đường sách khoảng 2.500
lượt (ngày thường) và 4.500 lượt (hai ngày cuối tuần), tổng cộng 6 tháng có khoảng
500.000 lượt người đến với Đường sách.

Ban điều hành nhìn nhận qua 6 tháng, Đường sách đang trở thành một địa chỉ văn hóa của
TP.HCM và là điểm đến của du khách. Hoạt động tại Đường sách cũng đồng hành với các
sự kiện chính trị của thành phố, Đường sách TP.HCM vừa thực hiện được các chương trình
giao lưu quốc tế vừa trở thành hình mẫu để các địa phương khác học tập kinh nghiệm tổ
chức đường sách.

Đặc biệt, Đường sách TP.HCM được các đơn vị xuất bản xem như một kênh để nắm bắt
nhu cầu người đọc và qua đó quảng bá hình ảnh của đơn vị.

Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng - phó trưởng ban điều hành Đường sách TP.HCM, Đường
sách đến nay đang bộc lộ một số tồn tại cả về tổ chức và nội dung hoạt động.

Cụ thể, các chương trình hoạt động chưa đa dạng, chủng loại sách nơi đây cũng chưa
phong phú. Đặc biệt, doanh thu các gian hàng trong những ngày gần đây đang giảm từ 30%
đến 50%, “có gian hàng đang ở mức ngấp nghé bù lỗ”, ông Lê Hoàng cho biết.

Ban điều hành Đường sách cho biết sắp tới sẽ ổn định hoạt động cũng như nỗ lực vượt qua
những khó khăn để đưa Đường sách đi vào hoạt động hiệu quả và bền vững.

Sài Gòn đấ t chậ t ngườ i đông, Sài Gòn kẹt xe và bụ i bặ m, ngậ p lụ t, Sài Gòn
hố i hả ... Có mộ t Sài Gòn khác yên tĩnh và sâu lắ ng, nằ m bên cạ nh nhà thờ
Đứ c Bà và bưu điện trung tâm thành phố . Mộ t Sài Gòn sách vớ i tên đườ ng
sách Nguyễn Văn Bình. Nơi đây, các nhà xuấ t bả n, các tác giả , các nhà in
và các quán cà phê ngon hiện hữ u trong mộ t không gian bóng cây, ngườ i
đi bộ và không ồ n ào. Đườ ng sách Nguyễn Văn Bình đã tồ n tạ i gầ n hai
năm nay, nó không tồ n tạ i theo sứ mệnh củ a con đườ ng tri thứ c, nơi đây
đơn giả n là mộ t điểm hẹn.Nguyễn Tuấ n Việt, du họ c sinh, chia sẻ vớ i
VOA: “Em thấ y đườ ng sách này vềkhông gian thì tố t, có cây cố i, có quán cà
phê để mình vừ a mua sách rồ i mình đọ c tạ i chỗ luôn. Ngoài ra thì đườ ng
sách này tạ o mộ t nét văn hóa cho mọ i ngườ i để đọ c sách để có thêm kiến
thứ c, rồ i mọ i thứ về họ c tiếng anh, vềđờ i số ng...” Phạ m Thị Lan Anh, sinh
viên đạ i họ c kinh tế Sài Gòn, chia sẻ vớ i VOA: “Nói chung là tùy loạ i sách,
có loạ i bán cho sinh viên có giả m giá, hoặ c là bán theo giá cũ. Nhữ ng quán
cà phê ở đây thì sau nhữ ng giờ làm, họ c em cũng thích vào đây đểngồ i
thưgiãn đểđọ c sách, nói chung là thoả i mái, yên tĩnh nữ a.”Khác vớ i đườ ng
sách Hà Nộ i mớ i mở ra đã ếẩ m và có nguy cơđóng cử a, ngườ i ta phả i
nghĩđến chuyện thay ban quả n lý và đổ i kế hoạ ch hoạ t độ ng. Đườ ng sách
Nguyễn Văn Bình, Sài Gòn dườ ng nhưthành công ngay từ khi khai trương.
Bở i đườ ng sách Sài Gòn không nhắ m đến mụ c tiêu duy nhấ t là con đườ ng
phổ biến sách mà nói chính xác hơn đây là con đườ ng du lịch, khách có
thể đến tham quan, chụ p ả nh, các đôi vợ chồ ng có thểchụ p ả nh cướ i tạ i
đây và ngườ i ta hẹn nhau đến uố ng cà phê, ăn trưa trên con đườ ng sách.
Phạ m Thị Lan Anh, sinh viên đạ i họ c kinh tế Sài Gòn, chia sẻ vớ i VOA:
“Đườ ng sách ở đây thì view thì mát, rộ ng rãi, thoáng, có chỗ ngồ i, có nhiều
cây, nhiều nhà sách trang trí khác nhau, mát lắ m!” Hồ Thị Yến Linh, sinh
viên đạ i họ c ngoạ i thương Sài Gòn, chia sẻ vớ i VOA: “Em thấ y con đườ ng
sách này tậ p hợ p rấ t nhiều hãng sách khác nhau nên rấ t dễ cho mọ i ngườ i
lự a chọ n theo nhu cầ u sở thích củ a mình. Cái hạ n chế ở đây là em thấ y
thiếu nhữ ng loạ i sách nướ c ngoài, em thì đang tìm kiếm nhữ ng thể loạ i
sách đó thì vẫ n chưa thấ y ở đây. Còn lạ i thì em thấ y là thuậ n tiện cho
nhiều bạ n có nhiều sở thích khác nhau thì có thể lự a chọ n ở nhữ ng nhà
sách khác nhau. ”Theo nhậ n xét củ a nhiều ngườ i, đườ ng sách Nguyễn Văn
Bình, Sài Gòn là mộ t con đườ ng sách nghèo về mặ t tác phẩ m, chủ yếu ở
đây bán các đầ u sách có tính phổ thông và rấ t khó để tìm nhữ ng đầ u sách
có giá trị. Nhưng bù vào đó, con đườ ng sách lạ i tạ o ra không gian củ a mộ t
Sài Gòn rấ t riêng, thoáng đãng, yên tĩnh, không khói bụ i, khói thuố c và là
mộ t điểm hẹn lý tưở ng cho các nhóm bạ n bè văn nghệ, trí thứ c... Có thể
nói rằ ng đườ ng sách Sài Gòn là mộ t điểm đến thú vị cho nhữ ng ngườ i
phương xa đến thăm Sài Gòn.

Ngày sách VN 21-4: mua sách giá 0


đồng tại đường sách
21/04/2016 10:05 GMT+7

TTO - Giới sưu tập sách tư nhân, các nhà nghiên cứu và các đơn vị làm sách cùng bắt tay
xây dựng chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày sách VN (21-4) năm nay kéo dài hơn một tuần với
nhiều nội dung đa dạng.

 NXB Kim Đồng "tung" 300.000 bản in trong Ngày đọc sách VN
 Rộn ràng Ngày sách VN
Khách tham quan triển lãm các ấn phẩm quý hiếm thuộc dòng văn học lãng mạn Việt Nam đầu thế kỷ 20 tại
Đường sách Nguyễn Văn Bình, Q.1, TP.HCM chiều 20-4 - Ảnh: Quang Định

Ngày sách VN lần thứ 3 do Bộ Thông tin - truyền thông chỉ đạo, Cục Xuất bản, in và phát
hành chủ trì, được đồng loạt tổ chức tại gần 40 tỉnh thành trong cả nước, cùng các hội, học
viện, thư viện quốc gia VN... Tại TP.HCM, chương trình khai mạc mừng Ngày sách VN lần
thứ 3 do Sở Thông tin - truyền thông chủ trì sẽ diễn ra lúc 16g hôm nay 21-4 tại đường
sách.

Tại Hà Nội, hội sách chào mừng Ngày sách VN với chủ đề Sách và cuộc sống cũng đang
diễn ra từ ngày 20 đến hết 24-4 tại công viên Thống Nhất. Cùng thời điểm với Hà Nội, tại Đà
Nẵng, Ngày sách năm nay có chương trình Hội sách tại Q.Hải Châu (bờ tây sông Hàn, đối
diện Bảo tàng Điêu khắc Chăm).
Ra mắt sách và diễn thuyết

Sáng 21-4, tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM (69 Lý Tự Trọng, Q.1) diễn ra một loạt
hoạt động hướng đến giới trẻ, nổi bật là chương trình Sách khoa học có dễ đọc do NXB Trẻ
tổ chức. Như một cuộc chuyện trò với học sinh và phụ huynh, TS xã hội học Phạm Thị Thúy
sẽ trình bày về cách đọc sách khoa học sao cho hiệu quả, đồng thời giới thiệu bộ sách khoa
học hài hước (Horrible science) do NXB Trẻ ấn hành.
Chủ đề sách và hội nhập sẽ trở lại với những người đang quan tâm đến dòng sách kinh tế
phát triển. Những câu chuyện về doanh nhân, nghệ thuật khởi nghiệp cũng như cách thức
hội nhập quốc tế thông qua việc dịch và chuyển giao tri thức như thế nào... sẽ được TS
Nguyễn Mạnh Hùng - chủ tịch HĐQT Thái Hà Books và ông Lê Quốc Vinh - chủ tịch HĐQT
Lebros - cùng trao đổi lúc 18g30 ngày 22-4 tại đường sách.
Cùng thời gian này, tại cà phê sách Phương Nam ở đường sách cũng diễn ra cuộc nói
chuyện của cô gái khuyết tật Lê Dương Thể Hạnh, tác giả cuốn tự truyện Có một mặt trời
không bao giờ tắt. Đề tài lần này của Thể Hạnh là những chia sẻ “bạn cảm nhận thế nào về
hạnh phúc”.
Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng nhân dịp Ngày sách năm nay cũng tham gia với buổi trò
chuyện về kinh nghiệm đọc sách (từ 9g-11g tại Thư viện Khoa học tổng hợp). Với bề dày
nhiều năm nghiên cứu các ngành khoa học xã hội, ông Huỳnh Ngọc Trảng sẽ tâm sự về
những kinh nghiệm đọc sách để nghiên cứu, các cách đọc theo chủ đề, đọc có hệ thống tư
liệu và phương pháp thu thập tài liệu để tái sản xuất ra sản phẩm tinh thần mới.

Dịp này cũng có một số sách mới được giới thiệu tại đường sách: Văn hóa - những góc
nhìn đa diện của Thái Thu Hoài (ra mắt lúc 9g ngày 21-4), Con thích nhất Bento mẹ làm của
Phan Sắc Cẩm Ly (giao lưu ra mắt vào 9g ngày 23-4), Sài Gòn đất lành chim đậu của nhà
thơ, nhà báo Phan Hoàng (8g30 ngày 24-4).
Giới chơi sách vào cuộc

Năm nay, giới sưu tập sách tại TP.HCM mạnh dạn tham gia hình thành các nội dung kỷ
niệm Ngày sách tại đường sách. Đầu tiên là triển lãm các ấn phẩm quý hiếm thuộc dòng văn
học lãng mạn Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Đây là cuộc trưng bày các ấn phẩm tiền chiến của những nhà văn VN có sách in từ trước
năm 1945, đã thuộc vào loại quý hiếm và chỉ lưu truyền trong giới sưu tập. Bạn đọc nhân dịp
này có thể chiêm ngưỡng các ấn phẩm như Thơ thơ, Gửi hương cho gió của Xuân
Diệu, Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Thơ Đông Hồ, Quê ngoại của Hồ Dzếnh, Bức tranh
quê của Anh Thơ, Lửa thiêng của Huy Cận, Thơ say của Vũ Hoàng Chương..., ra đời cách
nay hơn 70 năm.
Bên cạnh đó, dịp này giới chơi sách còn gọi nhau làm một cuộc tọa đàm với chủ đề Sưu tập
sách - hoài niệm và đam mê với khách mời là các nhà sưu tập Nguyễn Văn Miếng, Nguyễn
Hữu Lệ, Nguyễn Ngọc Hoài Nam, và MC là nhà báo Lê Minh Quốc (lúc 16g30 ngày 24-4 tại
đường sách).
Trước đó, 9g ngày 23-4, một gương mặt quen thuộc với giới sưu tập sách lần đầu tiên xuất
hiện tại đường sách để giao lưu, là ông thợ đóng sách Võ Văn Rạng, lâu nay vốn lặng lẽ
làm nghề tại căn nhà nhỏ trong con hẻm ở đường Lý Chính Thắng, Q.3.

Ông Rạng sẽ tâm sự về chủ đề Mặc áo mới cho sách - kể lại hành trình chăm chút cho
những quyển sách quý được đóng bìa, khâu trang như thế nào để giữ gìn được lâu trong
các bộ sưu tập.
Đáng kể nhất của giới chơi sách lần này là tổ chức hai buổi đấu giá sách quý hiếm để ủng
hộ chương trình Đưa sách về cho các học sinh ngoại thành.

Lúc 18g ngày 24-4, phiên đấu giá ba quyển Thú chơi sách của tác giả Vương Hồng Sển
(NXB Tự Do in năm 1960), Minh tâm bửu giám của Trương Vĩnh Ký (xuất bản năm
1938), Mười câu chuyện văn chương của Nguyễn Hiến Lê (sách có thủ bút và chữ ký của
tác giả) sẽ diễn ra tại đường sách.
Trước đó, buổi đấu giá đầu tiên diễn ra đêm 17-4 với hai quyển: Sài Gòn năm xưa của
Vương Hồng Sển được đấu giá ở mức giá 8 triệu đồng, và hai tập Tản Đà vận văn được
đấu thắng ở mức giá 2,8 triệu đồng.

Góc sách 0 đồng tại đường sách

Để đánh dấu lần đầu tiên Ngày sách diễn ra tại đường sách, toàn
bộ 19 gian hàng của các đơn vị tại đây thực hiện chương trình
“Ngày vàng 21-4” với mức bán giảm giá sách sâu từ 30-50%.

Không chỉ thế, trong “ngày vàng” còn có một khung “Giờ vàng” từ
17g-18g hôm nay, tại mỗi gian hàng ở đường sách đều có “Góc
sách 0 đồng” để khách hàng đến vào giờ này có thể chọn sách cho
mình mà không phải trả tiền.

“Đây là sáng tạo của các đơn vị tham gia đường sách, thay vì gọi
là tặng sách như lâu nay, chương trình “Góc sách 0 đồng” được
các đơn vị cam kết sẽ bày ra khoảng 50 quyển tại mỗi gian hàng,
cũng là một hình thức ghi nhận và tri ân bạn đọc đã ủng hộ đường
sách trong thời gian qua” - bà Quách Thu Nguyệt, thành viên ban
điều hành đường sách, cho biết.

You might also like