You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA KẾ TOÁN
––––––

BÁO CÁO MÔN HỌC THỐNG KÊ KINH DOANH VÀ


KINH TẾ

Đề tài

NGHIÊN CỨU NHU CẦU LÀM THÊM CỦA SINH


VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ
NẴNG

Lớp: 47K06.1
Nhóm: 04
Thành viên nhóm: Trần Thị Ngọc Linh
Trần Phương Linh
Cao Hoàng Linh
Từ Thị Hải Lý
Hà Thị Na
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Quang Tín

Da Nang, 11/2022.
Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI............................................................................3

1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................3
2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................4
5. Bố cục/ kết cấu của đề tài...................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................................5

Chương 1. Những vấn đề lý luận............................................................................5


1. Cơ sở lý luận........................................................................................................5
2. Bảng câu hỏi khảo sát online..............................................................................6
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................14
1. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................14
2. Phương pháp phân tích.......................................................................................14
3. Xác định câu hỏi định tính, định lượng.............................................................14
Chương 3. Phân tích mô tả, thống kê, kiểm định.................................................14
1. Bảng thống kê....................................................................................................14
2. Đồ thị thống kê..................................................................................................21
3. Các đại lượng thống kê mô tả..........................................................................23
4. Ước lượng thống kê...........................................................................................24
5. Kiểm định giả thuyết thống kê.........................................................................26
6. Kiểm định phân phối chuẩn của dữ liệu nghiên cứu......................................29
7. Kiểm định mối liên hệ giữa hai tiêu thức định tính........................................30
8. Kiểm định tương quan......................................................................................31
9. Phân tích hồi quy..............................................................................................33
Chương 4. Hàm ý chính sách................................................................................35
PHẦN III. KẾT LUẬN.............................................................................................................37

1. Kết quả đạt được của đề tài.............................................................................37


2. Hạn chế của đề tài.............................................................................................37

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 1


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

3. Hướng phát triển của đề tài.............................................................................37

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 2


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

PHẦN I. MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


1. Lí do chọn đề tài
Trong xã hội hiện nay vấn đề việc làm luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, được không chỉ
báo giới, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp quan tâm mà nó đã ăn sâu vào suy
nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đang không ngừng
tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích cao đẹp của họ trong tương lai. Xét
về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi lao động. Họ có thể
lực, trí lực rất dồi dào. Xét về mục đích, sinh viên đi học là mong có kiến thức để có thể
lao động và làm việc sau khi ra trường. Hiện nay, đông đảo sinh viên nói chung đã nhận
thức được rằng có rất nhiều cách thức học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên
chọn cách thức học ở thực tế. Đó là đi làm thêm. Việc làm thêm hiện nay đã không còn là
hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở thành một xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt
của sinh viên ngay khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường. Sinh viên đi làm thêm ngoài
vì thu nhập, họ còn mong muốn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, học hỏi thực tế
nhiều hơn. Và sở dĩ việc làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế là vì đối với sinh
viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến
thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của họ
sau tốt nghiệp.

Với mong muốn tìm ra câu trả lời về lựa chọn việc làm thêm của sinh viên trường Đại
học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng như thế nào, Điều gì tác động đến sự lựa chọn của họ,
nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu về lựa chọn việc làm thêm của sinh viên
trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng” để thực hiện.

2. Đối tượng nghiên cứu


Nghiên cứu về lựa chọn việc làm thêm của sinh viên trường Đại học Kinh Tế - Đại học
Đà Nẵng.

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 3


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

3. Mục tiêu nghiên cứu


- Khảo sát về nhu cầu đi làm thêm của sinh viên Đại học Kinh Tế Đà Nẵng.
- Khảo sát về lựa chọn việc làm thêm của sinh viên Đại học Kinh Tế Đà Nẵng.
- Khảo sát các yêu tố tác động đến lựa chọn việc làm thêm của sinh viên Đại học Kinh Tế
Đà Nẵng.
- Khảo sát thói quen lựa chọn việc làm thêm của sinh viên từ đó đưa ra những giải pháp
hợp lí.
PHẦN II. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Nhu cầu lựa chọn việc làm thêm của sinh viên.
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên Trường đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng.
- Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 16/11/2022 đến ngày 30/11/2022 (Năm học 2022-2023).
PHẦN III. Bố cục/ kết cấu của đề tài
- Chương 1: Những vấn đề lý luận.
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả phân tích mô tả, ước lượng, kiểm định.
- Chương 4: Hàm ý chính sách.

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 4


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

PHẦN IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Chương 1. Những vấn đề lý luận
1. Cơ sở lý luận
Hiện nay, hầu hết các bạn sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học Kinh Tế - Đại
học Đà Nẵng nói riêng đều quan tâm đến viêc lựa chọn việc làm thêm thế nào cho phù
hợp với bản thân, quỹ thời gian và trạng thái học tập. Bước vào môi trường Đại học, hầu
hết sinh viên đều tìm cho mình một công việc làm thêm. Một số lượng không ít sinh viên
mới chân ướt chân ráo bước vào Đại học Đã hối hã tìm việc làm thêm. Đặc biệt là sinh
viên ngoại tỉnh, họ phải lo chi phí ăn ở, học phí và nhiều khoản lặt vặt khác. Nhiều gia
đinh có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên không thể cứ trông đợi vào sự viện trợ của gia
đình. Thời gian Đại học không quá nghiệm khắc như bậc THPT nên cho phép sinh viên
có thể sắp xếp thời gian đi làm. Hơn nữa, khi vào Đại học, sinh viên đều đã ở lứa tuổi 18
trở lên, họ đủ trưởng thành để có thể tự lập. Sinh viên đi làm thêm với nhiều mục đích
khác nhau: có thể là để kiếm thêm tiền, có thể là để học hỏi kinh nghiệm hay để tạo dựng
các mối quan hệ…. Việc làm thêm cho sinh viên thì ngày càng nhiều và đa ngành nghề,
đa lĩnh vực: phục vụ quán ăn, nhà hàng; tiếp thị sản phẩm; gia sư; bảo vệ,…Các đợn vị
tuyển dụng cũng ưu tiên tuyển nhân viên là sinh viên đang theo học tại các tường Đại
học, Cao đẳng….vừa tạo việc làm cho sinh viên vừa có cơ hội tiếp cận một nguồn lao
động trẻ có trí thức.
Làm thêm giúp sinh viên thêm khoản tiền phụ giúp gia đình, giảm bớt gánh nặng cho bố
mẹ trong việc trang trải học phí, chi phí ăn ở. Hơn nữa, khi tự mình làm ra được đồng
tiền, họ sẽ hiểu được nổi khổ cực và họ sẽ biết cách tiêu xài hợp lí. Ngoài khoản thu
nhập, làm thêm giúp sinh viên có điều kiện cọ xát với thực tế, qua đó có thêm những kinh
nghiệm, kĩ năng giúp họ mạnh dạn và tự tin hơn. Nhiều sunh viên tìm được công việc
làm thêm gần với ngành nghề của mình đang theo học, đó là cơ hội để họ áp dụng những
lí thuyết học được vào thực tế và đúc kết được những kinh nghiệm cho bản thân. Những
sinh viên đi làm thêm sẽ rèn luyện được tính tự lập, trưởng thành hơn, ít dựa dẫm vào
người khác và sau này khi bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, họ sẽ bớt bỡ
ngỡ hơn những sinh viên không đi làm. Tuy nhiên việc sinh viên đi làm thêm cũng những
con dao hai lưỡi. Bên cạnh những mặt lợi thì cũng có những vấn đề tiêu cực.
Thứ nhất, nhiều sinh viên khi kiếm được những đồng tiên đầu tiên thì lại sa vào mải mê
kiếm tiền mà quên mất nhiệm vụ chính là học tập. Sinh viên vẫn hay nói với nhau rằng,
đi làm kiếm tiền học lại. Thứ hai, nếu sinh viên không cân bằng được thời gain thì thời
gian để học và tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ bị việc làm thê lẫn chiếm. Nhiều
sinh viên phải lên lớp ngủ bù cho những đêm đi làm về khuya. Cường độ làm việc càng

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 5


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

cao ghì hiệu quả học tập càng thấp. Thứ 3, đi làm thêm có thể ảnh hưởng để sức khỏe của
sinh viên. Thứ tư, những sinh viên mới bắt đầu đi làm thêm thiếu kinh nghiệm dễ bị lừa
gạt, quỵt tiền. Hơn nữa, có những công việc làm thêm chứa nhiều cám dỗ và nếu sinh
viên không đủ tỉnh táo để vượt qua thì sẽ rơi vào những hậu quả nặng nề khác.
PHẦN V. Bảng câu hỏi khảo sát online
Dựa theo mục đích nghiên cứu, đối tượng cũng như không gian và thời gian nghiên cứu
nhóm chúng tôi đã thành lập một bảng khảo sát gồm nhiều câu hỏi khác nhau về phương
diện, cách thức, mục đích với nhất định.

Sau đây là nội dung bảng câu hỏi khảo sát của nhóm chúng tôi.

PHIẾU KHẢO SÁT LỰA CHỌN VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Xin chào các bạn. Chúng mình là sinh viên khóa 47K khoa Kế toán trường Đại học Kinh
Tế - Đại học Đà Nẵng. Hiện nay, nhu cầu đi làm thêm của sinh viên chúng mình rất phổ
biến, xuất phát từ nhiều mục đích, động lực khác nhau, mang lại cho chúng mình nhiều
lợi ích hoặc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chúng mình. Và dưới đây là bài khảo sát
nghiên cứu về lựa chọn làm thêm của sinh viên Đại học Kinh Tế Đà Nẵng. Khảo sát này
nhằm phục vụ cho môn Thống kê kinh doanh và kinh tế. Chúng mình vô cùng biết ơn và
trân quý từng giây phút mà bạn dành ra để giúp chúng mình hoàn thành bài khảo sát này.
Chúng mình xin cam kết mọi thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối.Chúng
mình chân thành cảm ơn!

PHẦN I: Nội dung chính

1. Bạn đã từng đi làm thêm chưa?

 1. Rồi

 2. Chưa

2. Bạn bắt đầu làm thêm từ khi nào?

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 6


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

 1. Năm 1

 2. Năm 2

 3. Năm 3

 4. Năm 4

3. Bạn biết đến việc làm thêm nhờ vào đâu?

1. Có 2. Không
3.1 Bài đăng trên các trang mạng xã hội
3.2 Bạn bè, người quen
3.3 Tự tìm kiếm bên ngoài
3.4 Tờ rơi, quảng cáo
3.5 Khác

4. Tính chất công việc làm thêm của bạn?

 1. Trí óc

 2. Chân tay

 3. Cả 2

5. Hình thức công việc làm thêm của bạn?

 1. Online

 2. Offline

 3. Cả 2

6. Công việc bạn làm thêm thuộc lĩnh vực nào?

 1. Giáo dục

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 7


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

 2.Tài chính

 3. Khách sạn

 4. Nhà hàng

 5. Du lịch

 6. Giao thông

 7. Truyền thông

 8. Khác

7. Bạn lựa chọn việc làm thêm dựa trên yếu tố nào?

1. Có 2. Không
7.1 Vị trí nơi làm việc thuận tiện
7.2 Mức lương phù hợp
7.3 Môi trường làm việc tốt
7.4 Phù hợp với chuyên ngành đang học
7.5 Khác

8. Số công việc bạn đã từng làm? (Điền số từ 1 đến 4)

.............................................................................................................................................

9. Bạn đã làm những công việc gì?

1. Có 2. Không
9.1 Gia sư
9.2 Phục vụ
9.3 Bán hàng Online

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 8


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

9.4 Sáng tạo nội dung trên các nền tảng kĩ thuật số
9.5 Nhân viên tư vấn
9.6 Chạy xe công nghệ
9.7 Shipper
9.8 Khác

10. Mức thu nhập từ việc làm thêm hàng tháng của bạn là bao nhiêu?

 1. Dưới 1 triệu

 2. Từ 1-2 triệu

 3. Từ 2-3 triệu

 4. Từ 3-4 triệu

 5. Trên 4 triệu

11. Thu nhập từ việc làm thêm bạn sử dụng cho khoản nào?

1. Có 2. Không
1. Tiền trọ
2. Đồ ăn
3. Học tập
4. Mua sắm
5. Giải trí
6. Khác

12. Mục đích khi đi làm thêm của bạn là gì?

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 9


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

Hoàn toàn Không Bình Đồng Hoàn


Yếu tố không đồng ý đồng ý thường ý toàn
đồng ý
1 2 3 4 5
1. Liên quan đến chuyên
ngành đang học
2. Kiếm thêm thu nhập
3. Tạo nguồn vốn trong
tương lai
4. Xây dựng các mối
quan hệ
5. Học thêm kĩ năng mới
6. Tích lũy kinh nghiệm

13. Thời gian trung bình một tuần bạn dành cho việc làm thêm là bao nhiêu?

 1. < 6h

 2. 6h-12h

 3. 12h-24h

 4. > 24h

14. Bạn có được lợi ích gì khi đi làm thêm?

STT Yếu tố Hoàn toàn Không Bình Đồng Hoàn


không đồng ý thường ý toàn
đồng ý đồng ý
1 2 3 4 5

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 10


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

1 1. Thu nhập
2 2. Mở rộng mối quan hệ
3 3. Kinh nghiệm thực tế
4 4. Kĩ năng sống
5 5. Kĩ năng chuyên ngành

15. Bạn gặp khó khăn gì khi đi làm thêm?

Hoàn toàn Không Bình Đồng ý Hoàn toàn


STT KHÓ KHĂN không đồng ý thường đồng ý
đồng ý
1 2 3 4 5
1 1. Kết quả học
tập sa sút
2 2. Đảo lộn giờ
giấc sinh hoạt cá
nhân
3 3. Ảnh hưởng
không tốt tới sức
khỏe ( thiếu ngủ,
mệt mỏi,…)
4 4. Không có thời
gian giải trí, gặp
gỡ bạn bè

16. Hiện nay giới trẻ có xu hướng nhảy việc làm thêm liên tục, theo bạn điều đó có nên
hay không nên?

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 11


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

 1. Nên

 2. Không nên

17. Nếu phải chọn lựa giữa 2 lựa chọn: (1) làm thêm công việc đúng chuyên ngành nhưng
lương thấp; (2) làm thêm công việc trái chuyên ngành nhưng lương cao. Bạn sẽ chọn gì?

 1. lựa chọn (1)

 2. lựa chọn (2)

18. Theo bạn sinh viên năm mấy nên đi làm thêm?

1. Có 2. Không
1. Năm 1
2. Năm 2
3. Năm 3
4. Năm 4

19. Bạn cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại không?

 1. Có

 2. Không

20. Trong tương lai bạn có ý định tiếp tục công việc làm thêm hiện tại của bạn không?

 1. Có

 2. Không

PHẦN II: Thông tin cá nhân

1.Thông tin cá nhân:

Họ và tên của anh / chị:.......................................................................................................

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 12


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

2. Giới tính: 1.  Nam 2.  Nữ

3. Khoa:

 1. Quản trị kinh doanh

 2. Marketing

 3. Kinh doanh quốc tế

 4. Kinh doanh thương mại

 5. Thương mại điện tử

 6. Tài chính ngân hàng

 7. Kế toán

 8. Kiểm toán

 9. Quản trị nhân lực

 10. Hệ thống thông tin quản lý

 11. Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh

 12. Luật học

 13. Luật kinh tế

 14. Kinh tế

 15. Quản lý nhà nước

 16. Thống kê kinh tế

 17. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

4. Sinh viên năm thứ:

 Năm 1

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 13


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

 Năm 2

 Năm 3

 Năm 4

Xin cảm ơn bạn đã tham gia khảo sát!

Chương 1. Phương pháp nghiên cứu


1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Hình thức thống kê chọn mẫu

- Phương pháp điều tra: Lập phiếu khảo sát thông qua bảng câu hỏi

- Tiến hành làm biểu mẫu khảo sát online bằng google form, lấy link gửi đi nhận kết quả
khảo sát qua email

- Lấy kết quả 100 sinh viên tham gia khảo sát

2. Phương pháp phân tích


- Thống kê mô tả

- Thống kê suy diễn

- Kiểm định tổng thể, hằng số

- Phân tích hồi qui

3. Xác định câu hỏi định tính, định lượng


- Câu hỏi định tính: Họ tên của bạn? Giới tính? Học khoa nào? Sinh viên năm mấy? Bạn
đã từng đi hoặc có ý định đi làm thêm chứ? Bạn bắt đầu làm thêm từ khi nào? Tính chất
công việc làm thêm của bạn là gì? Hình thức công việc làm thêm của bạn? Bạn đã từng
làm những công việc gì?

- Câu hỏi định lượng: Số công việc bạn đã từng làm? Mức thu nhập từ việc làm thêm
hàng tháng của bạn là bao nhiêu? Thời gian trung bình một tuần làm thêm là bao nhiêu?

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 14


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

Chương 2. Phân tích mô tả, thống kê, kiểm định


PHẦN VI. Bảng thống kê
1.1. Bảng đơn giản (Một yếu tố)
- Lập bảng thống kê mô tả tần số và tỉ lệ nam nữ tham gia khảo sát (Câu 2 –
Phần II)

Cơ cấu giới tính của sinh viên


Giới tính Số người Tỉ trọng (%)
Nam 44 44
Nữ 56 56
Tổng 100 100
→ Nhận xét: Trong bài khảo sát này, tỉ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu chiếm đa số là
nữ với 56/100 sinh viên chiếm 56%, còn lại chiếm 44%.

- Lập bảng thống kê mô tả tần số sinh viên các năm tham gia khảo sát (Câu 4 –
Phần II)
Cơ cấu năm học của sinh viên
Sinh viên năm thứ Số người Tỉ trọng (%)
Năm 1 10 10
Năm 2 55 55
Năm 3 30 30
Năm 4 5 5
Tổng 100 100
→ Nhận xét: Trong bài khảo sát này, sinh viên tham gia khảo sát chủ yếu là sinh viên
năm 2 chiếm 55%, theo đó là sinh viên năm 3 tỉ lệ 30%, thấp hơn là sinh viên năm 1 và
năm 4 chiến lần lượt 10% và 5%.

- Lập bảng thống kê mô tả tần số sinh viên đã đi làm thêm với chưa từng đi
làm thêm (Câu 1 – Phần I)
Cơ cấu tình trạng làm thêm của sinh viên
Tình trạng làm thêm của
Số người Tỉ trọng (%)
sinh viên
Rồi 94 94
Chưa 6 6
Tổng 100 100

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 15


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

→ Nhận xét: Trong bài khảo sát này, tỉ lệ sinh viên đã đi làm thêm chiếm 94/100 là
94%, còn sinh viên chưa từng đi làm thêm chiếm 6/100 là 6%

- Lập bảng thống kê mô tả tần số số công việc sinh viên đã từng làm thêm (Câu
8)
Cơ cấu số công việc làm thêm của sinh viên
Số công việc sinh viên từng làm Số người Tỉ trọng (%)
1 công việc 17 17
2 công việc 52 52
3 công việc 25 25
4 công việc 6 6
Tổng 100 100
→ Nhận xét: Trong bài khảo sát này, tỉ lệ sinh viên đã từng làm 2 công việc chiếm 52%,
đã từng làm 3 công việc chiếm 25%, đã từng làm 1 công việc chiếm 17% và đã từng làm
4 công việc chiếm 6%

- Lập bảng thống kê mô tả tần số hình thức công việc làm thêm của sinh viên
(Câu 5)
Cơ cấu hình thức công việc làm thêm của sinh viên
Hình thức công việc làm thêm Số người Tỉ trọng (%)
Online 7 7
Offline 47 47
Cả 2 hình thức 46 46
Tổng 100 100
→ Nhận xét: Trong bài khảo sát này, tỉ lệ sinh viên với hình thức công việc offline
chiếm 47%, oniline chiếm 7%, cả 2 hình thức chiếm 46%
- Lập bảng thống kê mô tả tần số tính chất công việc làm thêm của sinh viên
(Câu 4 – Phần I)
Cơ cấu tính chất công việc làm thêm của sinh viên
Tính chất công việc làm thêm Số người Tỉ trọng (%)
Trí óc 13 13
Chân tay 34 34
Cả 2 tính chất 53 53
Tổng 100 100

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 16


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

→ Nhận xét: Trong bài khảo sát này, tỉ lệ sinh viên có tính chất công việc làm thêm chân
tay chiếm 34%, trí óc chiếm 13%, cả hai tính chất chiếm 53%

- Lập bảng thống kê mô tả tần số mức thu nhập hàng tháng của sinh viên (Câu
10)
Mức thu nhập đưa về giá trị cố định: Dưới 1 triệu = 600; Từ 1-2 triệu = 1600; Từ 2-3
triệu = 2600; Từ 3-4 triệu = 3600; Trên 4 triệu = 4600.
Cơ cấu mức thu nhập từ việc làm thêm hàng tháng của sinh viên
Mức thu nhập Số người Tỉ trọng (%)
600.000 5 5
1.600.000 20 20
2.600.000 40 40
3.600.000 20 20
4.600.000 15 15
Tổng 100 100

→ Nhận xét: Trong bài khảo sát này, mức thu nhập trung bình hàng tháng của sinh viên
là 2600 chiếm 40%, 1600 và 3600 chiếm tỉ lệ bằng nhau và chiếm 20%, 4600 chiếm 15%
và 600 chiếm 5%
- Lập bảng thống kê mô tả tần số thời gian trung bình 1 tuần sinh viên đi làm
thêm (Câu 13)
Thời gian trung bình đưa về giá trị cố định: Dưới 6h = 5; Từ 6h – 12h = 9; Từ 12h –
24h = 18; Trên 24h = 26.

Cơ cấu thời gian trung bình sinh viên dành cho việc làm thêm
Thời gian trung bình Số người Tỉ trọng (%)
5h 8 8
9h 22 22
18h 54 54
26h 16 16

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 17


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

Tổng 100 100


→ Nhận xét: Trong bài khảo sát này, thời gian trung bình sinh viên đi làm thêm 18h
chiếm 54%, 9h chiếm 22%, 26h chiếm 16% và 8h chiếm 8%.
1.2. Bảng kết hợp (Hai yếu tố)

- Lập bảng thống kê mô tả tần số về tình trạng đi làm của sinh viên và giới tính
(Câu 1 phần I – Câu 2 phần II)
Gioi tinh
Total
Nam Nu
Ban da tung di lam Roi 40 54 94
them chua? Chua 4 2 6
Total 44 56 100
→ Nhận xét: Trong bài khảo sát này, tỉ lệ sinh viên nam đã từng đi làm thêm chiếm
90.9% và nữ chiếm 96.4%, tỉ lệ sinh viên nam chưa đi làm thêm chiếm 9.09% và nữ
chiếm 3.57%.

- Lập bảng thống kê mô tả tần số về năm bắt đầu đi làm thêm với giới tính
(Câu 2 phần I – Câu 2 phần II)
Gioi tinh
Total
Nam Nu
Nam 1 14 25 39
Ban bat dau lam them Nam 2 25 23 48
tu khi nao? Nam 3 1 5 6
Nam 4 0 1 1
Total 40 54 94
→ Nhận xét: Trong bài khảo sát này, tỉ lệ sinh viên nam đi làm vào năm thứ 2 chiếm
62.5% và đi làm vào năm thứ 4 chiếm 0%; tỉ lệ sinh viên nữ đi làm vào năm thứ 1 chiếm
46.29% và đi làm vào năm thứ 4 chiếm 1.85%.

- Lập bảng thống kê mô tả tần số về tính chất công việc làm thêm của sinh viên
với giới tính (Câu 4 phần I – Câu 2 phần II)

Gioi tinh
Total
Nam Nu

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 18


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

Tri oc 3 8 11
Tinh chat cong viec
Tay chan 13 19 32
lam them?
Ca 2 24 27 51
Total 40 54 94
→ Nhận xét: Trong bài khảo sát này, tỉ lệ nam làm thêm trong lĩnh vực tay chân chiếm
32.5%, trong lĩnh vực trí óc chiếm 7.5%, trong cả 2 lĩnh vực chiếm 60%; tỉ lệ nữ làm
thêm trong lĩnh vực tay chân chiếm 35.18%, trong lĩnh vưc trí óc chiếm 14.81%, trong cả
2 lĩnh vực chiếm 50%.

- Lập bảng thống kê mô tả tần số về hình thức làm thêm với giới tính (Câu 5 –
Câu 2 phần II)
Gioi tinh
Total
Nam Nu
Online 3 2 5
Hinh thuc cong viec
Offline 13 32 45
lam them?
Ca 2 24 20 44
Total 40 54 94
→ Nhận xét: Trong bài khảo sát này, tỉ lệ nam làm thêm offline chiếm 32.5%, online
chiếm 7.5%, cả 2 hình thức chiếm 60%; tỉ lệ nữ làm thêm offline chiếm 59.25%, online
chiếm 3.7%, cả 2 hình thức chiếm 37.03%.

- Lập bảng thống kê mô tả tần số về thu nhập hàng thàng từ việc làm thêm với
giới tính (Câu 10 phần I – Câu 2 phần II)

Mức thu nhập đưa về giá trị cố định: Dưới 1 triệu = 600; Từ 1-2 triệu = 1600; Từ 2-3
triệu = 2600; Từ 3-4 triệu = 3600; Trên 4 triệu = 4600.

Gioi tinh
Total
Nam Nu
600.000 1 2 3
Muc thu nhap tu viec 1.600.000 5 14 19
lam them hang thang 2.600.000 15 23 38
cua ban la bao nhieu? 3.600.000 10 9 19
4.600.000 9 6 15
Total 40 54 94

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 19


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

→ Nhận xét: Trong bài khảo sát này, tỉ lệ thu nhập của nam cao nhất 2.600.000 là
37.5%, thấp nhất 600.000 là 2.5%; tỉ lệ thu nhập của nữ cao nhất 2.600.000 là 42.59%,
thấp nhất 600.000 là 3.7%.

- Lập bảng thống kê mô tả tần số về thời gian trung bình cho việc đi làm thêm
1 tuần với giới tính (Câu 13 phần I – Câu 2 phần II)

Thời gian trung bình đưa về giá trị cố định: Dưới 6h = 5; Từ 6h – 12h = 9; Từ 12h –
24h = 18; Trên 24h = 26.

Gioi tinh
Total
Nam Nu
Thoi gian trung binh 5h 0 6 6
mot tuan ban danh cho 9h 7 13 20
viec lam them la bao 18h 26 26 52
nhieu? 26h 7 9 16
Total 40 54 94
→ Nhận xét: Trong bài khảo sát này, tỉ lệ nam đi làm thêm trung bình 18h chiếm 65%,
5h chiếm 0%; tỉ lệ nữ đi làm thêm trung bình 18h chiếm 48.14%, 5h chiếm 9.25%
- Lập bảng thống kê mô tả tần số về mức thu nhập hàng tháng với hình thức
làm thêm (Câu 5 – Câu 10)

Mức thu nhập đưa về giá trị cố định: Dưới 1 triệu = 600; Từ 1-2 triệu = 1600; Từ 2-3
triệu = 2600; Từ 3-4 triệu = 3600; Trên 4 triệu = 4600.

Hinh thuc cong viec lam


them cua ban? Total
Online Offline Ca 2
600.000 0 2 1 3
Muc thu nhap tu viec 1.600.000 1 12 6 19
lam them hang thang 2.600.000 2 20 16 38
cua ban la bao nhieu? 3.600.000 1 8 10 19
4.600.000 1 3 11 15
Total 5 45 44 94
→ Nhận xét: Trong bài khảo sát này, tỉ lệ mức thu nhập online 2.600.000 chiếm 40%,
600.000 chiếm 0%; tỉ lệ mức thu nhập offline 2.600.000 chiếm 44.4%, 600.000 chiếm
4.44%.

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 20


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

- Lập bảng thống kê mô tả tần số về mức thu nhập với tính chất công việc làm
thêm (Câu 4 – Câu 10)

Mức thu nhập đưa về giá trị cố định: Dưới 1 triệu = 600; Từ 1-2 triệu = 1600; Từ 2-3
triệu = 2600; Từ 3-4 triệu = 3600; Trên 4 triệu = 4600.

Tinh chat cong viec lam


them cua ban? Total
Tri oc Chan tay Ca 2
600.000 0 2 1 3
Muc thu nhap tu viec 1.600.000 5 9 5 19
lam them hang thang 2.600.000 3 11 24 38
cua ban la bao nhieu? 3.600.000 1 7 11 19
4.600.000 2 3 10 15
Total 11 32 51 94

→ Nhận xét: Trong bài khảo sát này, tỉ lệ thu nhập 1.600.000 trong tính chất công việc
làm thêm trí óc chiếm 45.45%, 600.000 chiếm 0%; tỉ lệ thu nhập 2.600.000 thuộc tính
chất công việc làm thêm chân ta chiếm 34.37%, 600.000 chiếm 6.25%.
PHẦN VII. Đồ thị thống kê
- Lập biểu đồ so sánh số tỉ lệ nam nữ tham gia khảo sát

44% Nam
56% Nữ

- Lập biểu đồ so sánh sinh viên các năm tham gia khảo sát

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 21


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

1%

10%
Năm 1
31%
Năm 2
Năm 3
Năm 4
57%

- Lập biểu đồ so sánh sinh viên đã đi làm thêm với chưa từng đi làm them

6%

Rồi
Chưa

94%

- Lập biểu đồ so sánh số công việc sinh viên từng đi làm thêm

7% 9%
1 công việc
27% 2 công việc
3 công việc
4 công việc
57%

- Lập biểu đồ so sánh hình thức công việc làm thêm của sinh viên

7%

Online
46% Offline
Cả 2
47%

- Lập biểu đồ so sánh tính chất công việc làm thêm của sinh viên

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 22


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

13%
Trí óc
Chân tay
53% Cả 2
34%

- Lập biểu đồ so sánh mức thu nhấp hàng tháng của sinh viên
5%

15% 600,000
20% 1,600,000
2,600,000
20%
3,600,000
4,600,000
40%

- Lập biểu đồ so sánh thời gian trung bình 1 tuần sinh viên dành cho việc làm
thêm

8%
16%
5h
22% 9h
18h
26h

54%

PHẦN VIII. Các đại lượng thống kê mô tả


- Tính mức thu nhập bình quân, số mốt, số trung vị, phương sai và độ lệch
chuẩn về mức thu nhập hàng tháng của sinh viên (Câu 10-Trong bảng câu hỏi)
Mức thu nhập đưa về giá trị cố định: Dưới 1 triệu = 600; Từ 1-2 triệu = 1600; Từ 2-3
triệu = 2600; Từ 3-4 triệu = 3600; Trên 4 triệu = 4600.

Descriptive Statistics
Std.
N Range Minimum Maximum Mean Variance
Deviation
Muc thu nhap tu viec
lam them hang thang 94 4000 600 4600 2855,32 1056,838 1116906,886
cua ban la bao nhieu?
Valid N (listwise) 94

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 23


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

→ Nhận xét: Với 94 câu trả lời từ các bạn sinh viên đã đi làm thêm , mức thu nhập trung
bình của sinh viên là 2.855.320 triệu , phương sai 1116906,886, và độc lệch chuẩn
1056,838.

- Tính mức bình quân, số mốt, số trung vị, phương sai và độ lệch chuẩn về số
lượng công việc mà các bạn sinh viên đã từng làm (Câu 8)

Descriptive Statistics
Std.
N Range Minimum Maximum Mean Variance
Deviation
So cong viec ban da
94 3 1 4 2,15 0,761 0,580
tung lam?
Valid N (listwise) 94
→ Nhận xét: Số công việc được đề xuất ở mức độ từ 1-4, trung bình trong số 94 người
tham gia , mỗi người đã từng làm 2 công việc , độ lệch chuẩn giữa các giá trị mà sinh
viên lựa chọn 0,76 và phương sai 0,580.
- Tính mức bình quân, số mốt, số trung vị, phương sai và độ lệch chuẩn về số lượng
thời gian mà các bạn sinh viên làm trong một tuần (Câu 13)

Thời gian trung bình đưa về giá trị cố định: Dưới 6h = 5; Từ 6h – 12h = 9; Từ 12h – 24h
= 18; Trên 24h = 26.

Descriptive Statistics
Std.
N Range Minimum Maximum Mean Variance
Deviation
Thoi gian trung binh
mot tuan ban danh cho
94 21 5 26 16,62 6,116 37,400
viec lam them la bao
nhieu?
Valid N (listwise) 94
→ Nhận xét: Từ số liệu trên , có thể kết luận, trung bình 1 tuần sinh viên đi làm 16,62
tiếng , độ lệch chuẩn 6,116 và phương sai 37,400.

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 24


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

PHẦN IX. Ước lượng thống kê


1.1. Ước lượng trung bình của tổng thể
 Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng thu nhập bình quân mỗi tháng của sinh
viên trường Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng khi đi làm thêm. (Câu 10)

Mức thu nhập đưa về giá trị cố định: Dưới 1 triệu = 600; Từ 1-2 triệu = 1600; Từ 2-3
triệu = 2600; Từ 3-4 triệu = 3600; Trên 4 triệu = 4600.

Descriptives
Statistic Std. Error
Mean 3.26 .109
Muc thu nhap tu viec
Lower Bound 3.04
lam them hang thang 95% Confidence
cua ban la bao nhieu? Interval for Mean
Upper Bound 3.47

→ Nhận xét: Căn cứ vào kết quả ước lượng bảng Descriptives cho thấy với độ tin cậy
95% có thể kết luận thu nhập bình quân mỗi tháng của sinh viên ĐHKT-ĐHĐN qua việc
làm thêm nằm trong khoảng 3.04 – 3.47 (Đồng)

 Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng thu nhập bình quân mỗi tháng của sinh
viên Nam và Nữ trường ĐHKT-ĐHĐN. (Câu 2 phần II – Câu 10)

Mức thu nhập đưa về giá trị cố định: Dưới 1 triệu = 600; Từ 1-2 triệu = 1600; Từ 2-3
triệu = 2600; Từ 3-4 triệu = 3600; Trên 4 triệu = 4600.

Descriptives
Gioi tinh Statistic Std. Error
Mean 3.53 .168
Nam 95% Confidence Lower Bound 3.19
Muc thu nhap tu viec
Interval for Mean Upper Bound 3.86
lam them hang thang
Mean 3.06 .138
cua ban la bao nhieu?
Nu 95% Confidence Lower Bound 2.78
Interval for Mean Upper Bound 3.33

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 25


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

→ Nhận xét: Căn cứ vào kết quả ước lượng bảng Descriptives cho thấy với độ tin cậy
95% có thể kết luận thu nhập bình quân mỗi tháng của sinh viên nam ĐHKT-ĐHĐN qua
việc làm thêm nằm trong khoảng 3.19-3.86 (triệu đồng), của sinh viên nữ ĐHKT_ĐHĐN
qua việc làm thêm nằm trong khoảng 2.78-3.33 (triệu đồng).

1.2. Ước lượng tỷ lệ của tổng thể


Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng tỷ lệ sinh viên trường Đại học Kinh Tế - Đại học
Đà Nẵng đã làm từ 3 công việc trở lên. (Câu 8)
 Bước 1: Mã hóa những sinh viên đã từng làm 3 công việc trở lên thành 1
Những đối tượng khác thành 0
Descriptives
Statistic Std. Error
Mean 0.7300 0.04462
So cong viec
95% Confidence Lower Bound
lam them cua 0.6415
Interval for
sinh vien
Mean Upper Bound 0.8185

→ Nhận xét: Với mức ý nghĩa 5%, có thể kết luận rằng tỷ lệ sinh viên trường ĐHKT-
ĐHĐN đã từng làm trên 3 công việc làm thêm nằm trong khoảng 64.15% - 81.85%.

PHẦN X. Kiểm định giả thuyết thống kê


1.1. Kiểm định trung bình của tổng thể
1.1.1. Kiểm định trung bình của tổng thể với hằng số
- Có ý kiến cho rằng: “Thời gian trung bình một tuần sinh viên trường ĐH Kinh Tế - ĐH
Đà Nẵng dành cho việc làm thêm là 18 tiếng”. Với mức ý nghĩa 5% ý kiến trên có đáng
tin cậy hay không? (Câu 13)
Thời gian trung bình đưa về giá trị cố định: Dưới 6h = 5; Từ 6h – 12h = 9; Từ 12h – 24h
= 18; Trên 24h = 26.
Cặp giả thuyết cần kiểm định:
 Giả thuyết H0: µ = 18
 Đối thuyết H1: µ ≠ 18
One-Sample Test

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 26


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

Test Value = 18
95% Confidence Interval of
Sig. Mean
t df the Difference
(2-tailed) Difference
Lower Upper
Thoi gian trung binh
mot tuan ban danh cho
-2.193 93 .031 -1.383 -2.64 -.13
viec lam them la bao
nhieu?

→ Nhận xét: Căn cứ vào dữ liệu bảng One-Sample Test cho thấy, giá trị
Sig=0,031<0,05 (mức ý nghĩa 5%) nên bác bỏ giả thuyết H0, thừa nhận đối thuyết H1.
Hay nói cách khác với mức ý nghĩa 5% cho phép kết luận Thời gian trung bình một tuần
sinh viên trường ĐH Kinh Tế - ĐH Đà Nẵng dành cho việc làm thêm là khác 18 tiếng.

Kiểm định tỷ lệ:


- Có ý kiến cho rằng: “Tỷ lệ sinh viên trường ĐH Kinh Tế - ĐH Đà Nẵng làm thêm trong
lĩnh vực nhà hàng là 30%”. Với mức ý nghĩa 5% ý kiến trên có đáng tin cậy hay không?
(Câu 6 – sau khi mã hóa)

Cặp giả thuyết cần kiểm định:


 Giả thuyết Ho: µ = 30%
 Đối thuyết H1: µ ≠ 30%

One-Sample Test
Test Value = 0.3
95% Confidence Interval
Sig. (2- Mean
t df of the Difference
tailed) Difference
Lower Upper
Cong viec lam them
thuoc linh vuc nao? -2.790 99 .006 -.11000 -.1882 -.0318
Sau khi ma hoa

→ Nhận xét: Căn cứ vào dữ liệu bảng One-Sample Test cho thấy, giá trị
Sig=0,006<0,05 (mức ý nghĩa 5%) nên bác bỏ giả thuyết H0, thừa nhận đối thuyết H1.

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 27


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

Hay nói cách khác với mức ý nghĩa 5% cho phép kết luận tỷ lệ sinh viên ĐH Kinh Tế -
ĐH Đà Nẵng làm thêm trong lĩnh vực nhà hàng là khác 30%.
1.1.2. Kiểm định trung bình của tổng thể với tổng thể
1.1.2.1. Trường hợp mẫu độc lập (Hai đối tượng 1 lĩnh vực)
Có ý kiến cho rằng: “Thu nhập từ việc làm thêm hàng tháng của sinh viên Nam và
sinh viên Nữ trường ĐHKT - ĐH Đà Nẵng là bằng nhau”. Với mức ý nghĩa 5% ý
kiến trên có đáng tin cậy hay không? (Câu 10 – Câu 2 phần II)

Mức thu nhập đưa về giá trị cố định: Dưới 1 triệu = 600; Từ 1-2 triệu = 1600; Từ 2-3
triệu = 2600; Từ 3-4 triệu = 3600; Trên 4 triệu = 4600.

Cặp giả thuyết cần kiểm định:


+ Giả thuyết H0 : Thu nhập hàng tháng từ việc làm thêm của sinh viên nam và sinh viên
nữ là bằng nhau
+ Đối thuyết H1: Thu nhập hàng tháng từ việc làm thêm của sinh viên nam và sinh viên
nữ là không bằng nhau

Independent Samples Test


Muc thu nhap hang thang của
sinh vien
Equal variances Equal variances
assumed not assumed
Levene's Test for F 1.391
Equality of Variances Sig. .241
t 2.171 2.157
df 92 82.116
Sig. (2-tailed) .032 .034
t-test for Equality of
Mean Difference 469.444 469.444
Means
Std. Error Difference 216.192 217.596
95% Confidence Interval Lower 40.068 36.585
of the Difference Upper 898.821 902.304

→ Nhận xét:

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 28


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

 Giá trị sig của kiểm định Levene's Test là 0.241>0.05 nên có cơ sở kết luận
phương sai về thu nhập của sinh viên nam và sinh viên nữ bằng nhau.
 Giá trị sig kiểm T-test ở cột Equal variances assumed là 0.032<5% cho thấy có sự
khác biệt thu nhập hàng tháng giữa sinh viên nam và sinh viên nữ. Cụ thể với độ
tin cậy 95% cho phép kết luận thu nhập của sinh viên nam cao hơn khoảng 40,1 –
898.8 (1000đ/người).

1.1.3. Kiểm định trung bình của K tổng thể (K>2) (Phân tích phương sai 1 yếu
tố)
Có ý kiến cho rằng: : “ Lĩnh vực làm thêm của sinh viên không ảnh hưởng đến thời
gian trung bình một tuần dành cho việc làm thêm của sinh viên trường ĐH Kinh Tế
- ĐH Đà Nẵng”. Với mức ý nghĩa 5% ý kiến trên có đáng tin cậy hay không? (Câu 6
– Câu 13)
Thời gian trung bình đưa về giá trị cố định: Dưới 6h = 5; Từ 6h – 12h = 9; Từ 12h – 24h
= 18; Trên 24h = 26.
Cặp giả thuyết cần kiểm định:
- Giả thuyết H0: Thời gian trung bình một tuần dành cho việc làm thêm của sinh viên có
lĩnh vực làm thêm khác nhau thì bằng nhau.
- Đối thuyết H1: Thời gian trung bình một tuần dành cho việc làm thêm của sinh viên có
lĩnh vực làm thêm khác nhau thì không bằng nhau.
ANOVA
Thoi gian trung binh mot tuan danh cho viec lam them cua sinh vien
Sum of df Mean Square F Sig.
Squares
Between Groups 349.661 7 49.952 1.373 .227
Within Groups 3128.551 86 36.379
Total 3478.213 93

→ Nhận xét: Với giá trị sig=0,227>5% nên chưa có cơ sở bác giả thuyết H 0, hay nói với
mức ý nghĩa 5% có thể kết luận lĩnh vực làm thêm của sinh viên không tác động đến thời
gian trung bình một tuần sinh viên dành cho việc làm thêm.

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 29


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

PHẦN XI. Kiểm định phân phối chuẩn của dữ liệu nghiên cứu
Kiểm tra dữ liệu về thu nhập hàng tháng của sinh viên trường ĐHKT – ĐH Đà
Nẵng có phân phối chuẩn hay không? (Câu 10)
Mức thu nhập đưa về giá trị cố định: Dưới 1 triệu = 600; Từ 1-2 triệu = 1600; Từ 2-3
triệu = 2600; Từ 3-4 triệu = 3600; Trên 4 triệu = 4600.

Cặp giả thuyết cần kiểm định:

- Giả thuyết Ho: Dữ liệu về thu nhập hàng tháng của sinh viên có phân phối chuẩn
- Đối thuyết H1: Dữ liệu về thu nhập hàng tháng của sinh viên không có phân phối chuẩn

One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test


Muc thu nhap hang
thang của sinh vien
N 94
Mean 2855.32
Normal Parametersa
Std. Deviation 1056.838
Absolute .234
Most Extreme Differences Positive .234
Negative -.171
Kolmogorov-Smirnov Z 2.266
Asymp. Sig. (2-tailed) .000
a. Test distribution is Normal.

→ Nhận xét: Giá trị sig=0.000<5% nên bác bỏ giả thuyết H 0; thừa nhận đối thuyết H1.
Hay nói cách khác với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận dữ liệu về thu nhập hàng tháng
của sinh viên trường ĐHKT – ĐH Đà Nẵng không có phân phối chuẩn.

PHẦN XII. Kiểm định mối liên hệ giữa hai tiêu thức định tính
Có ý kiến cho rằng: “Lĩnh vực làm thêm của sinh viên trường ĐHKT-ĐH Đà Nẵng
không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố hình thức làm thêm”. Với mức ý nghĩa 5% ý kiến
trên có đáng tin cậy hay không? (Câu 6 – Câu 5 phần II)

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 30


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

Cặp giả thuyết cần kiểm định


- Giả thuyết H0: Lĩnh vực làm thêm và hình thức làm thêm của sinh viên không có mối
liên hệ (độc lập nhau)
- Đối thuyết H1: Lĩnh vực làm thêm và hình thức làm thêm của sinh có mối liên hệ (phụ
thuộc nhau)

Chi-Square Tests

Asymp. Sig. (2-


Value df sided)

Pearson Chi-Square 40.790a 14 .000

- Giá trị sig của kiểm định Chi-Square Tests là 0.000<0.05 nên bác bỏ giả thuyết H 0 thừa
nhận đối thuyết H1. Hay nói cách với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận lĩnh vực làm thêm
và hình thức làm thêm của sinh có mối liên hệ (phụ thuộc nhau).

PHẦN XIII. Kiểm định tương quan


1.1. Kiểm định tương quan tuyến tính 2 nhân tố
“Với mức ý nghĩa 5% hãy kiểm định có hay không mối quan hệ tương quan tuyến
tính giữa mức thu nhập từ công việc làm thêm và thời gian một tuần sinh viên
trường ĐHKT-ĐHĐN dành cho việc làm thêm?” (Câu 10 - Câu 13)
 Mức thu nhập đưa về giá trị cố định: Dưới 1 triệu = 600; Từ 1-2 triệu = 1600; Từ
2-3 triệu = 2600; Từ 3-4 triệu = 3600; Trên 4 triệu = 4600.
 Thời gian trung bình đưa về giá trị cố định: Dưới 6h = 5; Từ 6h – 12h = 9; Từ 12h
– 24h = 18; Trên 24h = 26.
Cặp giả thuyết cần kiểm định
- Giả thuyết H0: Không có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa mức thu nhập từ công
việc làm thêm và thời gian một tuần sinh viên trường ĐHKT – ĐHĐN dành cho việc làm
thêm“R=0”.
- Đối thuyết H1: Có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa mức thu nhập từ công việc
làm thêm và thời gian một tuần sinh viên trường ĐHKT – ĐHĐN dành cho việc làm
thêm “R≠0”.

Correlations

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 31


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

Thoi gian trung binh


Muc thu nhap tu viec
mot tuan ban danh cho
lam them hang thang
viec lam them la bao
cua ban la bao nhieu?
nhieu?
Pearson
Muc thu nhap tu viec lam 1 .318**
Correlation
them hang thang cua ban la
Sig. (2-tailed) .002
bao nhieu?
N 94 94
Pearson
Thoi gian trung binh mot .318** 1
Correlation
tuan ban danh cho viec lam
Sig. (2-tailed) .002
them la bao nhieu?
N 94 94
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

 Nhận xét: R=0.318=31.8%. Giá trị Sig=0.002<0.05 cho phép bác bỏ giả thuyết H0 thừa
nhận đối thuyết H1. Hay nói cách khác với mức ý nghĩa 5%, có thể kết luận có mối quan
hệ tương quan tuyến tính giữa mức thu nhập từ công việc làm thêm và thời gian làm thêm
một tuần của sinh viên trường ĐHKT – ĐHĐN.

1.2. Kiểm định tương quan hạng giữa 2 nhân tố


“Với mức ý nghĩa 5% hãy kiểm định có hay không mối quan hệ tương quan hạng
giữa mức thu nhập từ công việc làm thêm và thời gian một tuần sinh viên trường
ĐHKT-ĐHĐN dành cho việc làm thêm?” (Câu 10 - Câu 13)
 Mức thu nhập đưa về giá trị cố định: Dưới 1 triệu = 600; Từ 1-2 triệu = 1600; Từ
2-3 triệu = 2600; Từ 3-4 triệu = 3600; Trên 4 triệu = 4600.
 Thời gian trung bình đưa về giá trị cố định: Dưới 6h = 5; Từ 6h – 12h = 9; Từ 12h
– 24h = 18; Trên 24h = 26.

Cặp giả thuyết cần kiểm định


- Giả thuyết H0: Không có mối quan hệ tương quan hạng giữa mức thu nhập hàng tháng
từ công việc làm thêm và thời gian một tuần sinh viên trường ĐHKT-ĐHĐN dành cho
việc làm thêm “R=0”.

- Đối thuyết H1: Có mối quan hệ tương quan hạng giữa mức thu nhập hàng tháng từ công
việc làm thêm và thời gian một tuần sinh viên trường ĐHKT-ĐHĐN dành cho việc làm
thêm “R≠0”.

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 32


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

Correlations
Muc thu nhap tu Thoi gian trung
viec lam them binh mot tuan ban
hang thang cua danh cho viec lam
ban la bao nhieu? them la bao nhieu?
Correlation
Muc thu nhap tu viec 1.000 .337**
Coefficient
lam them hang thang
Sig. (2-tailed) . .001
cua ban la bao nhieu?
Spearman's N 94 94
rho Thoi gian trung binh Correlation
.337** 1.000
mot tuan ban danh Coefficient
cho viec lam them la Sig. (2-tailed) .001 .
bao nhieu? N 94 94
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

→ Nhận xét: Giá trị Sig=0.001<5% cho phép bác bỏ giả thuyết H0 thừa nhận đối thuyết
H1. Hay nói cách khác, với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận mức thu nhập từ công việc
làm thêm và thời gian làm thêm một tuần sinh viên trường ĐHKT – ĐHĐN có mối quan
hệ tương quan hạng với nhau.
PHẦN XIV. Phân tích hồi quy
Phân tích tác động của số công việc sinh viên trường Đại học Kinh Tế - ĐHĐN đã
từng làm đến mức thu nhập từ việc làm thêm hàng tháng. (Câu 8 – Câu 10)

Mức thu nhập đưa về giá trị cố định: Dưới 1 triệu = 600; Từ 1-2 triệu = 1600; Từ 2-3
triệu = 2600; Từ 3-4 triệu = 3600; Trên 4 triệu = 4600.

Bước 1: Mô hình tổng quát phân tích tác động của tính chất công việc làm thêm đến
mức thu nhập từ việc làm thêm hàng tháng có dạng (1.01)

Y=β0 + β1X + U (1.01)

Trong đó: Y: Mức thu nhập từ việc làm thêm hàng tháng (biến phụ thuộc)

X: Số công việc sinh viên đã từng làm (biến độc lập)

U: Các nhân tố khác tác động đến Y không có trong mô hình (1.01)

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 33


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

Bước 2: Kiểm định sự tồn tại của mô hình (1.01)

Cặp giả thuyết cần kiểm định:


- Giả thuyết H0: Số công việc sinh viên đã từng làm không tác động đến mức
thu nhập từ việc làm thêm hàng tháng “R2=0”.
- Đối thuyết H1: Số công việc sinh viên đã từng làm tác động đến mức thu nhập
từ việc làm thêm hàng tháng “R2≠0”.
ANOVA

Sum of Mean
Model df F Sig.
Squares Square
Regression 1647794.253 1 1647794.253 1.483 0.226
1 Residual 102224546.2 92 1111136.371
Total 103872340.4 93
a. Dependent Variable: Tinh chat cong viec lam them cua ban?

b. Predictors: (Costant), Muc thu nhap tu viec lam them hang thang cua ban la bao nhieu?

→ Nhận xét: Bảng ANOVA có Giá trị Sig=0.226>5% chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả
thuyết H0, hay nói với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận số công việc sinh viên đã từng làm
không tác động đến mức thu nhập từ việc làm thêm hàng tháng.
Bước 3: Kiểm định các hệ số hồi quy

- Kiểm định hệ số chặn.


Cặp giả thuyết cần kiểm định:
+ Giả thuyết H0: β0 = 0

+ Đối thuyết H1: β0 ≠ 0

- Kiểm định hệ số góc.


Cặp giả thuyết cần kiểm định:
+ Giả thuyết H0: β1 = 0

+ Đối thuyết H1: β1 ≠ 0

Coefficients

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 34


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

Unstandardized Standardized
Coefficients Coefficients
Model t Sig.
Std.
B Beta
Error
(Costant) 2479.637 327.096 7.275 0.000
Muc thu nhap tu
1 viec lam them hang
174.822 143.559 0.126 1.218 0.226
thang cua ban la
bao nhieu?
a. Dependent Variable: Tinh chat cong viec lam them cua ban?
- Giá trị sig tương ứng với hệ số chặn là 0.000<0.05 nên bác bỏ giả thuyết H 0 thừa nhận
đối thuyết H1 của cặp giả thuyết kiểm định hệ số chặn.
- Giá trị sig tương ứng với hệ số góc là 0.226>0.05 nên chưa đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết
H0 của cặp giả thuyết kiểm định hệ số góc.
Bước 4: Bình luận kết quả
Hệ số xác định (R2):
Model Summary
Std. Error of
Model R R Square Adjusted R Square
the Estimate
1 0.126 0.016 0.005 1054.105
a. Predictors: (Costant), Muc thu nhap tu viec lam them hang thang cua ban la bao nhieu?
b. Dependent Variable: Tinh chat cong viec lam them cua ban?
→ Nhận xét: Hệ số xác định (R Square) là 0.016 phản ánh nhân tố số công việc sinh viên
đã từng làm giải thích được 1.6% mức thu nhập từ việc làm thêm hàng tháng (Hay còn
nói, mức thu nhập từ việc làm thêm hàng tháng bị tác động bởi nhân tố số công việc sinh
viên đã từng làm là 1.6%). Các nhân tố khác tác động đến thu nhập là 98.4% (1-R
Square).
 Hệ số chặn β0: Kết quả kiểm định β0=0 nên không có ý nghĩa (không cần bình
luận)
 Hệ số góc β1=174,822 phản ánh bình quân khi số công việc sinh viên đã từng
làm tăng 1 (công việc) thì mức thu nhập từ việc làm thêm hàng tháng tăng
174,822 (triệu đồng).

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 35


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

→ Hệ hình hồi quy mẫu (thực nghiệm) có dạng (1.02): Y = 174,822X (1.02)
Chương 1. Hàm ý chính sách
Báo cáo này tóm lược những hàm ý chính sách được rút ra từ cuộc khảo sát về việc lưạ
chọn việc làm thêm của sinh viên trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng. Nghiên
cứu tóm tắt nhu cầu, lựa chọn của sinh viên về các công việc làm thêm khi vừa chập
chững bước vào cuộc sống độc lập nhưng cũng cần phải cân đối với thời gian dành cho
việc học tập trên trường.Các phát hiện trong nghiên cứu đã cho ta thấy được mối quan
tâm, nhu cầu và mục đích của các bạn sinh viên đối với các công việc làm thêm, từ đó ta
thấy được xu hướng lựa chọn công việc và ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực của nó đối với
các bạn sinh viên.
*Xác định rõ mục tiêu khi lựa chọn công việc làm thêm:
Sinh viên nên xác định rõ nhu cầu tìm việc làm thêm chỉ nhằm mục đích kiếm thêm thu
nhập hay hỗ trợ cho chuyên ngành của mình đang theo học . Việc này có ảnh hưởng rất
lớn đối với mỗi cá nhân để đảm bảo bản thân không bị ảnh hưởng đến kết quả học tập và
không đi sai hướng trong mục tiêu nghề nghiệp sau này của mình .
*Sắp xếp thời gian hợp lí đảm bảo việc học tập trên trường:
Đi làm thêm sớm có rất nhiều mặt tích cực như: tạo nguồn thu nhập, mở rộng mối quan
hệ, phát triển các kĩ năng mềm …Tuy nhiên, đi làm thêm sẽ chiếm phần lớn thời gian của
chúng ta nên để không ảnh hưởng đến việc học tập chính trên trường, mỗi sinh viên cần
phải sắp xếp hợp lí thời gian đi làm, chọn các công việc phù hợp với thời gian biểu của
bản thân để đảm bảo rằng việc đi làm không ảnh hưởng đến thời gian học tập của bản
thân.

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 36


Bài tập nhóm Thống kê kinh doanh và kinh tế

PHẦN XV. KẾT LUẬN

PHẦN XVI. Kết quả đạt được của đề tài


Thông qua cuộc khảo sát về việc lựa chọn việc làm thêm của sinh viên trường Đại học
Kinh Tế -Đại học Đà Nẵng và quá trình thu nhập, xử lí, phân tích dữ liệu ta rút ra được
một số kết luận sau:
- Sinh viên chủ yếu bắt đầu đi làm thêm vào năm 1 và năm 2. Đa số không lựa chọn việc
đi làm thêm vào năm 3 và năm 4.
- Sinh viên thường tìm được các công việc làm thêm dựa vào các bài đăng trên mạng xã
hội hoặc từ giới thiệu của bạn bè, người quen.
- Đa số các công việc làm thêm mà các bạn sinh viên lựa chọn là công việc có tính chất
cả trí óc và chân tay.
- Xã hội ngày càng phát triển dẫn đến môi trường việc làm đa dạng hơn => các bạn sinh
viên dễ dàng tìm được công việc ở nhiều lĩnh vực.
- Công việc mà đa số sinh viên lựa chọn đó là; phục vụ và gia sư.
- Sinh viên chủ yếu lựa chọn các công việc liên quan đến ngành học đang theo học.
- Ảnh hưởng tích cực của việc đi làm thêm: tăng thu nhập, mở rộng mối quan hệ, tăng
kinh nghiệm thực tế, kĩ năng sống và phát triển kĩ năng chuyên ngành.
- Ảnh hưởng tiêu cưc của việc đi làm thêm: đảo lộn giờ giấc sinh hoạt, ảnh hưởng đến
sức khỏe, kết quả học tập sa sút.
-Môi trường làm việc phát triển, sinh viên có xu hướng nhảy việc liên tục.
PHẦN XVII. Hạn chế của đề tài
- Do thời gian thực hiện đề tài tương đối hạn chế nên không tránh được những thiếu xót
nhất định.
- Kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế dẫn đến việc thu nhập, xử lí, phân tích dữ
liệu chưa đảm bảo và không nói lên được tính chính xác 100% kết quả thu được.
PHẦN XVIII. Hướng phát triển của đề tài
Để phát triển đề tài , cần phải mở rộng về quy mô nghiên cứu cũng như số lượng mẫu. Để
tăng tính hiệu quả thì cần phải khai thác sâu và đầu tư nhiều thời gian hơn , mở rộng
nhiều đối tượng hơn trong quá trình thực hiện khảo sát, thu nhập và phân tích số liệu.
Ngoài ra, nên chia nhỏ và tối đa mục đích nghiên cứu để tăng tính chính xác cho sự phân
tích dữ liệu.

STA2002_Nhóm 04_ 47K06.1 37

You might also like