You are on page 1of 2

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

MÔN TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Tình huống số 1
Tâm lí học và cuộc sống con người

Nội dung tình huống:


1/ Vào cuối thế kỉ 18, có một nhà nông học kiêm kinh tế học người Pháp là Ăngtoan
Pacmăngchiê, hồi bị giam giữ ở Đức ông đã biết giá trị dinh dưỡng của giống khoai tây. Ông ra
sức thuyết phục Hoàng đế nước Pháp phát triển để giải quyết khó khăn lương thực của nước
mình nhưng bị sức chống đối mạnh mẽ của giới tăng lữ và y học. Đấu lí mãi cũng chẳng đi đến
đâu, cuối cùng Pacmăngchiê đã dùng một thủ thuật ...
Ông xin phép được trồng thí nghiệm khoai tây ở vùng đất hoang Xablông. Và đặc biệt là cho một
đội lính ngự lâm, mặc lễ phục uy nghi, suốt ngày canh gác và cấm ngặt nông dân không được ai lai vãng
lại gần đó. Mặc khác, lại vờ "tiết lộ" một vài ưu điểm "tuyệt vời" của "giống lương thực quí báu dành
riêng cho Ngài ngự" đó, dĩ nhiên việc canh gác tổ chức một cách sơ hở.
Tình huống úp mở đó dã có tác dụng. Khoai tây đã được nhân giống và ít lâu sau truyền
khắp nước Pháp. Pacmăngchiê đã hoàn toàn đạt được mục đích.
2/ Có một cửa hàng ăn cao tầng, do sơ ý khi thiết kế, chỉ lắp đặt có một thang máy tốc độ
thường, không lắp thang máy tốc độ cao. Sau khi khai trương, khách ăn thưa dần, làm cho ông chủ lo
cuống lên. Ông ta mời một nhà tâm lí học đến hỏi ý kiến.
Nhà tâm lí học phát hiện vì mất thời giờ đợi thang máy, nên khách ngại đến ăn. Làm sao
cải thiện được? Nhà tâm lí học đưa ra một sáng kiến, lắp một tấm gương lớn ở nơi đợi thang máy.
Biện pháp ít tốn kém này lập tức thay đổi bộ mặt của nhà hàng. Khi đợi thang máy, người ta soi
gương ngắm vuốt không thấy sốt ruột vì thời gian đợi chờ nữa ...
(Trích trong "Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao? Tâm lí học sinh lí học", tác
giả…, NXB…, tr…) Câu hỏi:
1/ Các đoạn văn trên thể hiện vấn đề gì trong khoa học tâm lí?
-Tâm lí tò mò của người dân
-Tâm lí bản chất xã hội lịch sử
2/ Giải thích tại sao? Và rút ra kết luận.
Nếu chúng ta có kiến thức với vấn đề tâm lí học thì giải quyết vấn đề của tâm lí học
3/ Hãy lấy thêm một vài ví dụ tương tự minh hoạ cho vai trò và ý nghĩa của tâm lí học.

Tình huống số 2
Sức mạnh tâm lí

Nội dung tình huống


Trong một cuộc thi đấu quyền anh thuộc khu vực Đông Nam á, huấn luyện viên thấy vận
động viên quyền anh của mình mệt mỏi, không có đủ can đảm để đánh trận đánh quyết định cuối
cùng. Người huấn luyện viên bèn đến gần vận động viên và nói một cách hết sức bình tĩnh: "Anh
có biết không, cuộc đấu sắp tới là cuộc đấu quyết định của anh và người ta sẽ truyền toàn bộ
trận đấu lên vô tuyến".
Sau khi trận đấu kết thúc, câu hỏi đầu tiên của người võ sĩ này hỏi người huấn luyện viên
của mình là: "Thế nào, anh trông tôi ở trên màn ảnh vô tuyến như thế nào?". Huấn luyện viên trả
lời: "Trông anh hay lắm. Nhưng không biết người ta có thay đổi gì không? Dù người ta có thể thay
đổi chương trình truyền hình, nhưng không sao cả, bố, mẹ, vợ con anh có thể biết được thắng lợi của
anh khi họ đọc báo".
Một phóng viên tường thuật trận đấu này nói: "Tôi không hiểu tại sao anh ta không còn
mấy sức lực mà người ta lại đưa anh vào trận đấu. Nhưng trong trận đấu cuối cùng này, anh ta
đã sử dụng tối đa sức lực của mình và đã chiến thắng".
Câu hỏi:
1/ Câu chuyện trên đã đề cập đến vấn đề gì trong chương tình tâm lí học đại cương?

2/ Lấy ví dụ để minh hoạ về vai trò và chức năng của hiện tượng tâm lí đối với hoạt động
học tập của học sinh, sinh viên.

3/ Rút ra kết luận sư phạm cần thiết trong công tác dạy học và giáo dục HS.

Tình huống số 3
Tính chủ thể của hiện tượng tâm lí người

Nội dung tình huống


Các nhà khoa học đã để những người làm thí nghiệm vào 3 căn buồng khác nhau: buồng
tuyệt đẹp, buồng lộn xộn và bẩn thỉu và buồng thông thường. Mỗi một nhóm người đều cho xem
bức ảnh của những người không quen biết và yêu cầu họ nhận xét về tính cách của những người
đó. Kết quả như sau:
- Khi ở trong căn buồng lộn xộn và bẩn thỉu, những người trong ảnh được nhận xét là
"độc ác", "ghen tị", "hay nghi ngờ", "thô bạo", "buông thả";
- Khi để các bức chân dung đó vào trong một căn buồng đẹp thì chúng lại gây nên phản
ứng hoàn toàn khác: "có cảm tình", "chân thành", "thông minh", "nhân hậu".
- Trong căn buồng thông thường, những bức chân dung đó được nhận xét có cả mặt tốt và mặt xấu.
Từ đó, các nhà khoa học rút ra kết luận, chính căn buồng có ma lực và sức thôi miên
buộc con người nhìn nhận thế giới dưới những lăng kính khác nhau, có thể là ảm đạm mà cũng
có thể là lạc quan. (trích trong "Tri thức trẻ", số 109, tháng 8/2003, tr. 38).
Câu hỏi:
1/ Hãy giải thích tại sao ? Và rút ra kết luận gì từ thí nghiệm trên?
Boií cânhr của các căn phòng khác nhau
Tính chủ thể của tâm lí người đồng thời
Do Các
2/ Hãy cho biết một vài ví dụ khác về tính chủ thể của hiện tượng tâm lí người.

You might also like