You are on page 1of 2

Bài tập thực hành số 2

Cơ sở xã hội của hiện tượng tâm lí người

Yêu cầu người học khi thực hiện bài tập thực hành số 2:
1/ Hoàn thành bài tập: Người học cần sử dụng những kiến thức cơ bản đã học
trong bài 2 của chương trình môn học để trả lời các câu hỏi của bài tập. Từ đó củng
cố, mở rộng và hiểu sâu rộng thêm kiến thức.
2/ Sau khi hoàn thành bài tập: Trên cơ sở trả lời các câu hỏi của bài tập, người
học phải biết vận dụng vào thực tiễn học tập và đời sống.
Nội dung tình huống:
Dưới đây là một số tình huống (sự kiện) cụ thể:
1/ Ở Ai Cập cổ, có một hoàng đế muốn biết là khả năng ngôn ngữ có phải trời phú
cho không hay là hình thành về sau, đã ác độc dùng quyền lực tối cao của mình giam hai
đứa bé mới sinh ra ở trong tầng hầm ngôi nhà, chỉ cho ăn uống mà không cho giao tiếp với
bất kì ai khác. Hai đứa trẻ sống trong cảnh như thế đến năm 12 - 13 tuổi thì ngoài tiếng kêu
(chỉ bằng đơn từ) không hề biết nói lời nào khác. Hoàng đế tìm ra lời đáp nhưng đã tàn hại
sinh mạng của hai đứa trẻ.
2/ Vào thế kỉ 19 có vương tử, bị giam cầm từ lúc nhỏ trong ngục tối, 17 tuổi mới
được tha thì đã không biết nói, không biết đi, trí lực rất thấp dù sau đó được chăm sóc rất
tốt. Sau khi vương tử đó chết, giải phẫu óc thấy do lâu ngày không sử dụng tới nên óc có
kết cấu rất đơn giản.
3/ Ở Canađa, nhà tâm lí học Donald O. Hebb là người chuyên nghiên cứu vấn
đề "Tước đoạt cảm giác" (tức không cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài) đã làm một
thực nghiệm như sau. Sau Đại chiến thế giới thứ hai, tại Montpelier, ông đã bỏ ra rất
nhiều tiền trả cho những người tình nguyện thí nghiệm. Lúc bắt đầu thí nghiệm, ông
giam từng người tình nguyện một vào trong một buồng tối, hoàn toàn cách âm, đóng
kín và có nhiệt độ ổn định, để họ gần như trần truồng không có bất kì một kích thích da
nào. Ông trả tiền theo giờ, người bị thí nghiệm có thể yêu cầu ngừng thí nghiệm bất kể

1
lúc nào. Tuy trong buồng tối có đủ thức ăn đồ uống, nhưng tất cả những người bị thí
nghiệm không ai chịu nổi quá 7 ngày, đều đòi ra. Qua kiểm tra, tất cả đều bị "tước đoạt
cảm giác". Triệu trứng của bệnh này là nhìn, nghe, ngửi đều bị sai lệch nhầm lẫn, tri
giác tổng hợp bị cản trở, nhạy cảm với bất kì kích thích bên ngoài, họ trở nên rầu rĩ,
căng thẳng, thần kinh không ổn định, suy nghĩ chậm chạp, sức chú ý không tập trung,
thậm chí có người hơi bị tâm thần. (Trích trong "Bộ sách 10 vạn câu hỏi ...").
Câu hỏi:
1/ Những sự kiện nói trên đã đề cập đến luận điểm nào trong khoa học tâm lý?
2/ Hãy giải thích tại sao tất cả các sự kiện trên đều có kết cục tương tự như
nhau? Từ đó hãy vận dụng vào trong đời sống hàng ngày?

You might also like