You are on page 1of 4

Tầm nhìn và trách nhiệm của Việt Nam về rác thải

nhựa
Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chiến lược để giảm thiểu rác thải nhựa
và bảo vệ môi trường. Năm 2020, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật
Bảo vệ môi trường 2020, trong đó bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử
dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa
dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản
phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống. Luật
này được Chính phủ, bộ TN&MT cùng các doanh nghiệp chung tay hưởng
ứng.

Tháng 6.2019, Có 9 công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao
bì đã cùng nhau đồng sáng lập nên Tổ chức Tái chế bao bì Việt Nam (PRO
Việt Nam) với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn để biến rác thải
thành tài nguyên thay vì thải ra môi trường.

Đại diện Bộ TN&MT, nhấn mạnh kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng
hiện nay. Hơn thế nữa, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và
kinh tế tuần hoàn có mối quan hệ mật thiết với nhau. EPR được coi là một
cơ chế hiệu quả, thành công và đem lại nhiều lợi ích to lớn về môi trường,
xã hội và kinh tế, là chìa khóa thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trên toàn cầu.

Là tập đoàn hàng đầu thế giới gắn kết và thấu hiểu địa phương, Nestlé
luôn thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, chủ động đồng hành cùng
Bộ TN&MT với những hành động cụ thể để thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi
trường bền vững.

Cụ thể, chiến dịch ống hút giấy giúp Nestlé giảm thiểu gần 700 tấn rác thải
nhựa dùng trong sản xuất mỗi năm. Năm 2021, Nestlé Milo đã đồng hành
cùng Bộ TN&MT để phát động chiến dịch "Nói không với ống hút nhựa" kêu
gọi 98 triệu người dân Việt Nam chung tay hành động để chống rác thải
nhựa.

1. RÁC THẢI NHỰA LÀ GÌ?


Rác thải nhựa là những sản phẩm nhựa sau khi sử dụng sẽ được thải ra môi trường như: túi
nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa hoặc các loại chất dẻo tổng hợp... đặc điểm của loại rác thải này là
thời gian phân hủy cực kì lâu, có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn năm.

Hiên nay, rác thải nhựa gây nên tình trạng ô nhiễm nặng nề cho đất đai, đường thủy và đại
dương. Nhiều cuộc khảo sat cho thấy, mỗi năm có tới 1,1 - 8,8 triệu tấn rác thải nhựa vào biển
gây lên tình trạng ô nhiễm môi trường biển cực kì nghiêm trọng.
2. NHỮNG CON SỐ ĐÁNG BÁO ĐỘNG VỀ RÁC THẢI
NHỰA
2.1 Thực trạng của toàn thế giới
Theo thống kê, mỗi năm thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa và nó gần tương
đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu, một con số thực sự kinh khủng. Ngoài ra,
theo báo cáo của chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc năm 2018, mỗi năm thế giới dùng
khoảng 500 tỷ túi nhựa, trong có có hơn 40% nhựa được sản xuất  dùng để đóng gói. Tính từ năm
1969 đến nay, lượng nhựa tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự báo còn tăng nhanh theo cấp số
nhân trCũng theo thống kê, hiện nay thế giới đang phải đối mặt với 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa tích
tụ trên trái đất. Do vậy, giới phân tích đã đánh giá "nếu nhịp độ sử dụng sản phẩm  nhựa tiếp tục
tăng như hiện nay thì sẽ có thêm khoản 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050. Và như vậy,
sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa bị chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ xuống đại dương"

Hiện nay, Trung Quốc và Indonesia đang là 2 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất ra đại dương
với khối lượng lần lượt là 8,8 triệu tấn và 3,2 triệu tấn mỗi năm, chiếm tới 1/3 tổng lượng rác thải
nhựa ở ngoài đại dương.

2.2. Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam


Theo số liệu từ đại diện FAO, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn nhựa, trong đó
có khoảng 730.000 tấn bị thả ra biển. Vì vậy, Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ tư trong danh
sách các quốc gia xả rác nhiều nhất trên thế giới, một con số cực kì đáng báo động.

trong tương lai.

3. TÁC HẠI CỦA RÁC THẢI NHỰA


Rác thải nhựa đang là một vấn đề mang tính toàn cầu bởi chúng có tác động xấu đến sức khỏe và
cả môi trường sống của tất cả các loài động, thực vật.. Để hiểu rõ hơn về hậu quả mà rác thải
nhựa có thể gây ra, chúng ta cùng xem chi tiết ở phần nội dung bên dưới nhé.

3.1. Đối với con người


Rác thải nhựa có thời gian phân huỷ rất lâu từ 100 - 1000 năm và trong quá trình phân
huỷ đó chúng sẽ bị phân rã thành các mảnh nhựa siêu nhỏ. 

Những hạt vi nhựa (microplastic) này sẽ đi vào nguồn nước, đất, không khí, thức ăn… mà  khi con
người tiếp xúc, ăn phải những mảnh vi nhựa này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Đây
cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như mất cân bằng hoóc-môn, bệnh về hô
hấp, bệnh về thần kinh…

Cụ thể hơn, vì chúng có kích thức nhỏ nên có thể đi qua hàng rào nhau thai cũng như máu não
để đi vào đường tiêu hóa và phổi, những vị trí tiềm ẩn nguy cơ bị tổn thương. Đồng thời, các hạt
nhựa có khả năng hấp phụ các vi sinh vật hay chất ô nhiễm độc hại. Khi vào cơ thể, chúng có thể
gây stress oxy hóa các tế bào, dẫn đến kích hoạt nhiễm trùng, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn quá
trình nội tiết.

Ngoài ra, nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi
trường đất và nước. Thậm chí khi đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ
độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,… Bên cạnh đó, việc dùng
túi nilon đựng đồ ăn nóng sẽ sinh ra nhiều chất độc hại cho cơ thể.

Theo đó, để loại bỏ các hạt vi nhựa có trong nước bạn có thể sử dụng các hệ thống xử lý nước
giếng khoan, nước ngầm. Bởi nó giúp nguồn nước bạn sử dụng hàng ngày được an toàn. Thêm
vào đó, các bộ xử lý nước như máy lọc nước cũng là một phương pháp được sử dụng nhiều nhất
hiện nay.
3.2. Đối với môi trường
Không thể phủ nhận độ tiện dụng mà đồ nhụa mang lại cho cuộc sống con người nên chúng đã
hiện diện ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Từ những vật dụng nhỏ bé hàng ngày như: túi nilon,
ống hút , hộp đựng thực phẩm... Thế nhưng, đằng sau sự tiện dụng đất là một mối nguy hại cho
cả thế giới loài người.

Do tính chất khó phân hủy nên ngay cả khi được thu gom đưa đi chôn lấp vào đất chúng vẫn tồn
tại hàng trăm năm làm thay đổi tính chất vật lý của đất đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất,
làm đất không giữ được nước dẫn đến tình trạng xói mòn, thiếu dinh dưỡng, oxi làm ảnh hưởng
đến sự phát triển của cây trồng.

Đặc biệt, nếu xử lý rác thải nhựa không đúng cách. Ví dụ như đốt nhựa không đúng quy chuẩn
còn là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí, tạo ra hiệu ứng nhà kính và làm ảnh hưởng
một cách tiêu cực đến đời sống con người và các sinh vật sống.

3.3. Đối với sinh vật biển


Việc xả thải rác thải nhựa tràn lan trên biển đã gây ra hiện tượng "ô nhiễm trắng" và làm ảnh
hường nghiêm trọng đến các loài thủy, hải sản như:

 Có đến hơn 260 loài sinh vật biển bị vướng hay ăn phải các mảnh rác thải nhựa trên biển,
gây phá hủy tế bào, tác động xấu tới hệ tiêu hóa… hoặc làm tắc khí quản gây ngạt thở. Theo
thống kê, bình quân trong mỗi con cá chứa khoảng 2.1 mảnh vi nhựa. Đây chính là nguyên nhân
gây tử vong cho nhiều loài động vật. 

 Việc trong sinh vật biển chứa nhiều mảnh vi nhựa các rác thải nhựa trôi nổi trên biển cũng
là nguyên nhân gây phá huỷ hay suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc, thành phần
của hệ sinh thái biển.

4. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RÁC THẢI NHỰA


Việc xử lý triệt để rác thải nhựa có lẽ là bài toán không lời giải. Tuy nhiên, nếu mỗi cá nhân, tổ
chức hiểu rõ tác hại mà nó mang lại và có ý thức hơn trong việc xả thải thì môi trường sống của
chúng ta cũng sẽ dần được cải thiện hơn. Sau đây là những cách giúp giảm rác thải nhựa đơn
giản, hiệu quả mà bạn nên tham khảo:

Đối với cá nhân, gia đình

 Tái sử dụng các loại chai lọ

 Sử dụng các dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa, muỗng) bằng gỗ, sứ..

 Hạn chế sử dụng túi nilong nếu không cần thiết


 Sử dụng bình thủy tinh đựng nước thay chai nhựa

 Bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, chủ động phân loại rác thải.

 Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa một lần. 

Với các cấp chính quyền, doanh nghiệp

 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng cũng như tác hại khi sử dụng túi
nilon, đồ nhựa.

 Vận động người dân “nói không với túi nilon”, vứtt rác đúng nơi quy định và chủ động
phân loại rác ngay tại nguồn.

 Kết hợp với các nhà máy xử lý chất thải tăng cường các hoạt động thúc đẩy ý thức người
dân như: đổi rác nhựa lấy đồ dùng như cây cảnh, đồ ăn, mũ bảo hiểm… để tiện thu gom, phân
loại và tái chế rác thải nhựa.

 Tăng thuế và cấp phép chặt chẽ với hệ thống kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất sản phẩm
nhựa.

 Nói không với việc nhập khẩu rác thải từ nước ngoài về tái sử dụng.

 Lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường
Hy vọng, qua nội dung bài viết các bạn đã hiểu được rác thải nhựa là gì cũng như nắm được
thực trạng, tác hại và các biện pháp hạn chế rác thải nhựa để cùng chung tay xây dựng một hành
tinh Xanh - Sạch - Đẹp hơn. 

You might also like