You are on page 1of 3

Tên sinh viên: NGUYỄN VĂN ĐỨC TRUNG

MSSV: 31221021062

BÀI KIỂM TRA QUÁ TRÌNH LẦN 2

CÂU 1: ANH CHỊ HÃY TRÌNH BÀY CÁC KHÁI NIỆM VỀ CUNG TIỀN, CẦU TIỀN?
 Cung tiền
- Cung tiền là tổng lượng tiền đang được lưu thông trong nền kinh tế và tiền gửi ngân hàng,
được đo lường vào một thời điểm nhất định.
- Cung tiền chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa,
dịch vụ, tài sản... của các cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín
dụng).
- Cung tiền có các hình thức: tiền mặt, tiền xu, tiền gửi ngân hàng, séc được phép lưu hành trên
thị trường theo quy định Nhà nước.

 Cầu tiền
- Cầu tiền là toàn bộ lượng tiền mà các tác nhân trong nền kinh tế muốn giữ để thỏa mãn nhu
cầu trao đổi, thanh toán và tích lũy giá trị.
- Cầu tiền phản ánh giá trị của cải mà người dân muốn nắm giữ dưới dạng thanh khoản là bao
nhiêu.

CÂU 2: ANH CHỊ HÃY TRÌNH BÀY QUÁ TRÌNH TẠO RA TIỀN CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THÔNG QUA MỘT VÍ DỤ CỤ THỂ NÀO ĐÓ?
Giả sử một người gửi vào Ngân hàng Thương mại A số tiền là 100 triệu đồng. Tỉ lệ dự trữ
chung của mọi Ngân hàng Thương mại là 5% số tiền gửi. Sau đó, ngân hàng này thực hiện cho
vay 95 triệu đồng cho một khách hàng khác đang cần vốn đầu tư kinh doanh. Khi khách hàng
này thực hiện việc kinh doanh thì số tiền 95 triệu đồng lại đến tay một người khác và được luân
chuyển gửi vào Ngân hàng Thương mai B.
Với khoản tiền 95 triệu này, Ngân hàng B lại tiếp tục giữ lại 5% dự trữ và dùng phần còn lại
cho một khách hàng khác vay. Như vậy, sau mỗi lần tiền mặt được gửi vào ngân hàng và ngân
hàng tiến hành cho vay, tiền lại được tạo thêm. Dòng tiền cứ thế luân chuyển từ ngân hàng sang
ngân hàng khác tạo ra một chu trình làm ra thêm nhiều tiền hơn so với số tiền ban đầu. Cụ thể
như sau:
Tên Ngân hàng Tiền gửi của Tiền Ngân hàng
Tiền dự trữ
Thương mại khách hàng cho vay
A 100.000.000 5.000.000 95.000.000
B 95.000.000 4.750.000 90.250.000
C 90.250.000 4.512.500 85.737.500
D 85.737.500 4.286.875 81.450.625
… … … …

Qua đó ta có thể thấy rằng từ số tiền 100 triều đồng ban đầu, qua quá trình gửi và vay lặp đi lặp
lại liên tục, hệ thống ngân hàng thương mại đã có thể tạo ra số tiền lớn hơn rất nhiều lần so với
ban đầu.

CÂU 3: BẠN HÃY DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG THAY ĐỔI CỦA LÃI SUẤT CÂN BẰNG
VÀ LƯỢNG TIỀN CÂN BẰNG KHI HOẶC CUNG TIỀN THAY ĐỔI, HOẶC CẦU
TIỀN THAY ĐỔI, HOẶC CẢ CUNG VÀ CẦU TIỀN THAY ĐỔI?

 Cung tiền thay đổi, cầu tiền không thay đổi


- Khi cung tiền tăng: đường cung tiền dịch chuyển sang phải => lượng tiền cân bằng tăng, lãi
suất cân bằng giảm.
- Khi cung tiền giảm: đường cung tiền dịch chuyển sang trái => lượng tiền cân bằng giảm, lãi
suất cân bằng tăng.

 Cầu tiền thay đổi, cung tiền không thay đổi


- Khi cầu tiền tăng: đường cầu tiền dịch chuyển sang phải => lượng tiền cân bằng không thay
đổi, lãi suất cân bằng tăng.
- Khi cầu tiền giam: đường cầu tiền dịch chuyển sang trái => lượng tiền cân bằng không thay
đổi, lãi suất cân bằng giảm.

 Cung tiền và cầu tiền đều thay đổi


- Cung tiền tăng, cầu tiền tăng => lượng tiền cân bằng tăng, lãi suất cân bằng không xác định.
+ Nếu cung tiền tăng nhiều hơn cầu tiền thì lãi suất cân bằng giảm
+ Nếu cầu tiền tăng nhiều hơn cung tiền thì lãi suất cân bằng tăng.
+ Nếu cung tiền và cầu tiền tăng bằng nhau thì lãi suất cân bằng không đổi.
- Cung tiền tăng, cầu tiền giảm => lượng tiền cân bằng tăng, lãi suất cân bằng giảm.
- Cung tiền giảm, cầu tiền tăng => lượng tiền cân bằng giảm, lãi suất cân bằng tăng.
- Cung tiền giảm, cầu tiền giảm => lượng tiền cân bằng giảm, lãi suất cân bằng không xác định.
+ Nếu cung tiền giảm nhiều hơn cầu tiền thì lãi suất cân bằng tăng.
+ Nếu cầu tiền giảm nhiều hơn cung tiền thì lãi suất cân bằng giảm.
+ Nếu cung tiền và cầu tiền giảm bằng nhau thì lãi suất cân bằng không đổi.

You might also like