You are on page 1of 31

Trường Đại Học Kinh Tế Tp.

Hồ Chí Minh
Khoa Thương Mại – Du Lịch – Marketing
Bộ Môn Marketing Quốc Tế

Đề tài tiểu luận :

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA


NAM PHI VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM
NHẬP THỊ TRƯỜNG CHO NGÀNH
HÀNG DỆT MAY

GVGD: Cô Quách Thị Bửu Châu.


-1-
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

-2-
____________________________________________________________________

DANH SÁCH NHÓM


1. Đỗ Hùng Cường
2. Trịnh Thị Ly
3. Nguyễn Sơn Tùng
4. Võ Thị Xuân
5. Đào Thị Hồng Vân
6. Nguyễn Văn Nguyên
7. Nguyễn Thị Châu Uyên

-3-
NHẬN XÉT CÔNG VIỆC CỦA CÁC
THÀNH VIÊN

A. Công việc chung :


- Tất cả các thành viên đều có tinh thần làm việc nhóm cao, tất cả đều tham
gia thảo luận, thống nhất đề cương, dàn ý chi tiết và hỗ trợ công việc lẫn
nhau.
- Tất cả thành viên đều tham gia tìm kiếm thông tin, tài liệu chung cho cả
nhóm.
B. Công việc cá nhân :
1. Đỗ Hùng Cường
Phân tích môi trường tự nhiên.
Làm Power point
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc : Tốt.
2. Trịnh Thị Ly
Phân tích môi trường nhân khẩu học.
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc : Tốt.
3. Nguyễn Sơn Tùng
Phân tích môi trường chính trị pháp luật
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc : Tốt.
4. Võ Thị Xuân
Đánh giá cơ hội và thách thức một số ngành ở Nam Phi
Lựa chọn ngành và phương thức thâm nhập
Tổng hợp và chỉnh sửa Word
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc : Tốt.
5. Đào Thị Hồng Vân
Phân tích môi trường công nghệ
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc : Tốt.
6. Nguyễn Văn Nguyên
Phân tích môi trường Kinh tế
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc : Tốt.
7. Nguyễn Thị Châu Uyên
Phân tích môi trường văn hóa-xã hội
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc : Tốt.

-4-
MỤC LỤC
1.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA NAM PHI.........................................................6
1.1 MÔI TRƯỜNG NHÂN KHẨU HỌC.............................................................................6
1.3 MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN: ........................................................................................10
1.4 MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ:.....................................................................................12
1.5 MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ -PHÁP LUẬT.................................................................13
3. 1 Nhu cầu và thị hướng hàng dệt may của Nam Phi.......................................................27
3.2 Tình hình ngành dệt may ở Nam Phi.............................................................................27
3.3 Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường Nam Phi................................................28
3.3.1 Phương thức xuất khẩu:..........................................................................................28
3.3.2 Phương thức đầu tư.................................................................................................29

-5-
1.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA NAM PHI
1.1 MÔI TRƯỜNG NHÂN KHẨU HỌC
Theo nguồn thống kê Nam Phi (năm 2011) Dân số Nam Phi gần 52-triệu người với
sự đa dạng của các nền văn hóa, ngôn ngữ và tín ngưỡng tôn giáo.

Nguồn: dữ liệu từ Ngân hàng thế giới.


Phần trăm
Tổ dân Số (người)
tổng số dân
Da đen 41 000 938 79,2
Da trắng 4 586 838 8,9
Da ngâm đen 8,9
4 615 401
( màu)
Ấn Độ/ châu Á 1 286 930 2,5
Khác 280 454 0,5

Mật độ dân số Nam Phi 39 người/ km2. Dân số Nam Phi đã tăng lên trong thời gian
qua (chủ yếu là do nhập cư), tỷ lệ tăng dân số hằng năm -0,051% (2010), Khoảng
5triệu người nhập cư bất hợp pháp. Nam Phi thường diễn ra các cuộc bạo loạn chống
người nhập cư bất hợp pháp.
Cơ cấu tuổi:

0-14 tuổi 28.9%

15- 64 tuổi 65.8%


65 tuổi trở lên 5.4%

-6-
Quy mô dân số đông ,với cơ cấu chủ yếu là dân số trẻ, đang có xu hướng ổn định. Tỷ
lệ già/ trẻ 0.186/1. Đây là điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển dịch vụ giáo dục,
viễn thông, các dịch vụ ăn uống, giải trí giành cho giới trẻ, cũng như đầu tư kinh
doanh các ngành hàng thời trang.
Tỷ lệ sinh 19,61 người / 1000 người cao hơn tỷ lệ tử vong 16,99 người/ 1000 người
(2010) cơ hội kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng giành cho trẻ nhỏ như quần áo,
sữa…các dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ
Tỷ lệ dân số trên 15 tuổi biết đọc biết viết là 86,4%. Tỷ lệ thất nghiệp: gần 28%.
Cùng với nạn nhập cư bất hợp pháp hằng năm tăng khoảng 5tr người (2010) đây sẽ
là thách thức lớn đối với ngành xuất khẩu lao động sang Nam Phi.
1.2 MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
Tình hình chung
Nam Phi là nước phát triển nhất ở Châu Phi và là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển
mọi mặt của 14 nước trong Cộng đồng Phát triển miền Nam Châu Phi (SADC). Theo
xếp hạng của Liên hiệp quốc, Nam Phi là quốc gia có mức thu nhập loại trung bình
và sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài chính, truyền thông và năng lượng
rất phát triển, thị trường chứng khoán xếp hạng nằm trong tốp 20 của thế giới.
Nam Phi xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô dựa trên ba mục tiêu chính:
- Phát triển kinh tế.
- Tạo công ăn việc làm.
- San lấp khoảng cách bất bình đẳng giữa người da đen và người da trắng do
chế độ phân biệt chủng tộc để lại.
Nam Phi có một cơ sở hạ tầng hiện đại hỗ trợ phân phối hàng hóa hiệu quả,
tăng trưởng kinh tế thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, phân cách giàu nghèo đang gia
tăng. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người của Nam Phi, tính theo sức mua
tương đương, nước này được đặt vào vị trí một trong năm mươi nước giàu nhất thế
giới. Theo nhiều phương diện, Nam Phi là một nước phát triển. Tuy nhiên, sự phát
triển này chủ yếu tập trung quanh bốn vùng là Cape Town, Port Elizabeth, Durban, và
Pretoria/Johannesburg. Ngoài bốn trung tâm kinh tế đó, sự phát triển rất ít thấy và
tình trạng nghèo khổ vẫn hiện diện ở những vùng khác.
Do ảnh hưởng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trước dây, kinh tế Nam Phi là
một trong những nền kinh tế bất bình đẳng lớn nhất trên thế giới. Đây là lý do một
-7-
nước lại tồn tại song song hai nền kinh tế khác nhau: nền kinh tế của thế giới thứ nhất
và nền kinh tế của thế giới thứ ba. Thế giới thứ nhất sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng,
cầu cảng tiên tiến. Hệ thống dịch vụ cao cấp, đặc biệt trên lĩnh vực tài chính, bảo
hiểm, ngân hàng, hệ thống viễn thông và năng lượng.
Mối quan hệ kinh tế giữa Nam Phi và các nước khác:
Nam Phi đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất (ngoại trừ các lĩnh vực
khai khoáng và năng lượng) ở khu vực cận sa mạc Xahara châu Phi. Nam Phi mở
rộng các hoạt động hợp tác đầu tư trên các lĩnh vực thương mại, khoa học công nghệ,
thuế quan, hàng không, văn hóa, du lịch, viễn thông, xây dựng, dịch vụ tài chính. Các
công ty Nam Phi thâm nhập vào thị trường châu Phi đã tạo ra thách thức đối với các
nhà đầu tư ngoài khu vực, phá vỡ thế độc quyền và giúp bình ổn giá cả. Các công ty
Nam Phi thực hiện chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp bản địa, góp phần
tăng doanh thu cho các nền kinh tế châu Phi. Bên cạnh đó, sự có mặt của các nhà đầu
tư Nam Phi đã giúp tăng cường độ tin cậy đầu tư tại châu Phi. Ngoài ra, các hoạt
động đầu tư của Nam Phi cũng có vai trò giúp phá vỡ vòng kiểm soát kinh tế của các
cường quốc phương Tây tại châu lục.
Nền kinh tế Nam Phi là nền kinh tế mở. Do tính chất này, Nam Phi dễ bị ảnh
hưởng một khi các nước có quan hệ buôn bán chủ lực với Nam Phi như Mỹ, EU, các
nước Viễn Đông có biến động. Tại Nam Phi, có hàng trăm công ty tư bản Mỹ, Anh,
Pháp, Đức, Nhật Bản hoạt động, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: khai khoáng, chế
biến, giao thông, bưu điện, du lịch. EU là bạn hàng lớn nhất của Nam Phi, chiếm 32%
xuất khẩu và 41% nhập khẩu và 70% viện trợ phát triển. Nam Phi là đối tác buôn bán
lớn nhất của Trung Quốc ở Châu Phi, chiếm 20% buôn bán của Trung Quốc với Châu
Phi (hiện Trung Quốc là quốc gia đứng thứ 8 về xuát khẩu và đứng thứ 2 về nhập
khẩu hàng hoá của Nam Phi).
Nhìn chung, thị trường Nam Phi có tiềm năng lớn và đặc biệt tồn tại hai dạng
thị trường tiêu thụ với yêu cầu về chất lượng và giá cả hàng hoá khác nhau, đó là thị
trường của người giàu và thị trường của người nghèo, dung lượng của hai thị trường
này gần tương đương nhau. Ngoài ra qua thị trường Nam Phi hàng hoá nhập khẩu từ
bên ngoài còn dễ dàng thâm nhập sang các miền Nam Châu Phi khác, nhất là các

-8-
nước thuộc Liên minh thuế quan. Nam Phi có một tiềm năng du lịch lớn. Ngành du
lịch phát triển rất mạnh, với tỷ lệ khách du lịch nước ngoài tăng trung bình khoảng
30% một năm
Các chỉ số về kinh tế qua các năm

Các chỉ số Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

GDP
521.5 tỷ USD 536.3 tỷ USD 554.6 tỷ USD

Tăng trưởng GDP -1.7% 2.8% 3.4%


GDP theo đầu người 10,500 10,700 11,000
Nông nghiệp: 65.9% -
GDP theo ngành
Công nghiệp: 31.6%
(2011)
Dịch vụ: 2.5%
Lực lượng lao động 17.67 triệu
Tỷ lệ thất nghiệp 24.9% 23.9%
Tỷ lệ lạm phát 4.1% 5%
Mặt hàng nông Ngô, lúa mỳ, mía, hoa quả, rau củ, bò, gia cầm, thịt cừu, len, sản phẩm
nghiệp từ sữa.
Khoáng sản (nhà sản xuất platinum, vàng, crom lớn nhất thế giới), dây
Các ngành công chuyền lắp ráp tự động, gia công kim loại, máy móc, dệt may,
nghiệp sắt và thép, hóa chất, phân bón, thực phẩm, sửa chữa tàu thương
mại)
Tăng trưởng công
4%
nghiệp
Kim ngạch xuất khẩu 85.7 tỷ USD 94.21 tỷ USD
Kim ngạch nhập
81.86 tỷ USD 92.86 tỷ USD
khẩu
Vàng, kim cương, platium, kim loại và khoáng chất khác, máy móc thiết
Mặt hàng chính
bị.
Mặt hàng chính Máy móc thiết bị, hoá chất, các sản phẩm dầu khí, các công cụ khoa

(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)


Qua những thông tin trên cho thấy Nam Phi có nền sản xuất khá đa dạng, nền
công nghiệp năng lượng phát triển,nền công nghiệp hóa chất năng động, có hệ thống
mạng lưới giao thông hiện đại, và có một nền du lịch tiềm năng nhưng mặt khác theo
dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tháng 8/2012 vừa qua Nam Phi đang đối
mặt với những vấn đề sau:

-9-
+ Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Nam Phi trong những tháng đầu năm 2012
xuống 2,6%, thấp hơn so với dự báo 2,7% đưa ra hồi tháng 5/2012 , đồng thời
cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt là một nguy cơ lớn đối với nền kinh tế lớn
nhất "lục địa đen”
+ Tình trạng không có việc làm tràn lan tại Nam Phi có thể trở thành một vấn đề
nghiêm trọng sẽ tác động về cả mặt chính trị lẫn xã hội. Số liệu thống kê chính
thức cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại Nam Phi đã tăng lên khoảng 25%, trong khi
chi phí cho tiền lương ngày một tăng cũng là một mối lo ngại.
+ Kinh tế Nam Phi còn hứng chịu những tác động từ bên ngoài - gồm cuộc
khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và đà tăng trưởng
chậm lại của kinh tế Trung Quốc, khiến lĩnh vực xuất khẩu giảm sút và hàng
hóa giảm giá.
+ Dự đoán, nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Nam Phi trong năm 2013 sẽ giảm từ
3,6% xuống 3,4%.
1.3 MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN:
Nam Phi nằm ở cực nam của châu Phi. Có biên giới với Namibia, Bostana,
Zimbauê, Môzambic, Swaziland và Lesotho (nằm trong lãnh thổ Nam Phi). Phía
Đông tiếp giáp Ấn Độ Dương, phía Tây – Đại Tây Dương. Trông ra Đại Tây Dương
là mũi Hảo Vọng – mũi đất nổi tiếng nhất thế giới. Đây là vị trí mang tính chất cửa
ngõ chiến lược của châu Phi, rất thuận lợi cho sự giao thương buôn bán và trao đổi
hàng hóa với các quốc gia khác, đặc biệt cho lĩnh vực giao thông vận tải biển.
Nam Phi có diện tích: 1.219.090 km ² (hạng 24 trên thế giới ), trong đó 7% rừng và
cây bụi, 11% đất canh tác, 67% đồng cỏ và đồng cỏ, mở rộng theo hướng Đông tây
1.700 km, Tây bắc 1.400 km. Nam Phi giáp biên giới với Botswana -
1.840 km, Lesotho - 909 km, Mozambique - 491 km, Namibia - 967 km, Swaziland -
430 km, và Zimbabwe - 225 km. Nó có bờ biển dài 2.798 km.
Nam Phi có khí hậu nói chung ôn hòa, một phần nhờ nó được bao quan bởi Đại
Tây Dương và Ấn Độ Dương ở ba phía, nhờ vị trí nằm tại bán cầu nam với thời tiết
dịu hơn, và nhờ độ cao tăng dần về phía bắc (về hướng xích đạo) và trong lục địa.
Các vùng khí hậu khá khác biệt, từ sa mạc khô cằn phía nam Namib tại cực tây bắc

-10-
tới kiểu khí hậu cận nhiệt đới tươi tốt ở phía đông dọc biên giới
với Mozambique và Ấn Độ Dương. Từ phía đông, địa hình nhanh chóng chuyển
thành núi non dựng đứng về hướng cao nguyên nội địa được gọi là Thảo nguyên cao.
Thậm chí Nam Phi bị xếp hàng là bán khô cằn, có khá nhiều khác biệt về khí
hậu cũng như địa hình.
Nam Phi là đất nước nằm ở phần mũi phía Nam của lục địa châu Phi, với
một đường bờ biển dài hơn 2500 kilometres (1.550 dặm) chạy qua hai đại
dương (Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương). Với tổng diện tích là 1.219.912 km² (470
979 mi²).
->Đây cũng là lợi thế lớn trong việc phát triển nhiều ngành về biển như đánh bắt cá,
cảng, khai thác dầu…
Nam Phi là một trong 17 quốc gia trên thế giới được coi là rất đa dạng sinh thái.
Nước này có hơn 20.000 loài cây cỏ khác nhau, hay khoảng 10% tất cả các giống loài
thực vật được biết trên Nam Phi thích hợp trồng các loại cây công nghiệp như bông,
đay, gai nguyên liệu ngành dệt. Nam Phi là nước không sản xuất lúa gạo chủ yếu là
do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thiếu nước tưới trong khi lúa gạo là loại cây
trồng đòi hỏi có một lượng nước lớn. Chính vì vậy, toàn bộ lượng gạo tiêu dùng cũng
như kinh doanh tái xuất của Nam Phi đều phải nhập khẩu.
->Thị trường gạo lớn và tiềm năng cho doanh nghiệp nước ngoài.
Nam Phí cung cấp 16 % khoáng sản trên thế giới: vàng, kim cương, crom, than,
bạch kim, quặng sắt, mangan, vanadi, antimon, khoáng, đá vôi, khoáng huỳnh thạch,
chì…. Nam Phi cung cấp nhiều nhất thế giới 3 loại: platinum, vàng, crom.
->Cơ hội tận dụng nguồn tài nguyên khoáng sản tại chỗ giá rẻ cho các ngành về sản xuất
linh kiện, máy móc…
Dù là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng do khả năng khai thác còn hạn
chế Nam Phi hiện đang phải nhập khẩu tới 60% lượng dầu và khí đốt tiêu thụ và gần
như tất cả sản lượng điện của Nam Phi phụ thuộc vào tập đoàn năng lượng quốc gia
Eskom Holdings.
->Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập với các hoạt động
thăm dò và khai thác tài nguyên dầu khí tại Nam Phi.

-11-
1.4 MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ:
Nam Phi được coi là một nhà lãnh đạo công nghệ ở châu Phi:
• Công nghệ sinh học: Nam Phi tăng cường nền kinh tế sinh học để trở thành
một nhà lãnh đạo thế giới trong công nghệ sinh học và dược phẩm. Lĩnh vực trọng
tâm của các trung tâm công nghệ sinh học (BRIC) bao gồm sức khỏe con người và
động vật, dược sinh học, khai thác công nghệ sinh học, sinh học tin và công nghệ
sinh học thực vật. Một trong những thách thức phải đối mặt với các ngành công nghệ
sinh học Nam Phi là thiếu hiểu biết và kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học và
lợi ích của công chúng.
• Thiên văn học: Thông qua Chương trình văn học địa lý Advantage, Nam Phi
tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công nghệ cao trong lĩnh vực khoa học không gian để đảm
bảo rằng các nhà nghiên cứu địa phương và học sinh có thể tham gia trong thiên văn
học quốc tế. Một kết quả quan trọng là sự ra mắt của Kính viễn vọng lớn miền Nam
châu Phi (Salt) vào tháng Mười năm 2005, Sutherland ở Cape Bắc. Salt là một triệu
rand dự án liên quan đến Đức, Ba Lan, Hoa Kỳ, New Zealand và Vương quốc Anh.
Salt là kính thiên văn quang học lớn nhất duy nhất ở bán cầu nam. Nam Phi đã lọt
vào danh sách, cùng với Úc, là một trong những trang web cho kính thiên văn vô
tuyến đẳng cấp thế giới.
• Công nghệ nano: Chiến lược Công nghệ nano quốc gia của Nam Phi nhận ra
nhu cầu của các ngành công nghiệp địa phương và tập trung vào các khối xây dựng
cơ bản của khoa học nano, đặc tính, cụ thể là tổng hợp và chế tạo. Chiến lược này
nhằm mục đích tăng số lượng các trung tâm đặc tính công nghệ nano ở Nam Phi.
Trong năm 2007, Kho bạc quốc gia phân bổ R450 triệu USD để thực hiện chiến lược.
Được biết đến như là "công nghệ rất nhỏ" (tức là khoảng 1/80 000 đường kính của
một sợi tóc người), công nghệ nano bao gồm một loạt các công nghệ, kỹ thuật và các
nỗ lực nghiên cứu đa ngành, áp dụng trong một loạt các ngành công nghiệp xuyên
suốt và hoạt động.
• Truyền thông: Nam Phi có một hệ thống truyền thông lớn, tự do và năng động.
Hiện tại Nam Phi đang sở hữu mạng lưới truyền thông lớn nhất Châu Phi. Nam Phi
hiện có hai mạng lưới truyền hình mặt đất tự do phát sóng (SABC và E.TV), một
mạng lưới truyền hình mặt đất theo thuê bao (M-Net), cũng như có khả năng thu

-12-
truyền hình vệ tinh (DStv) do bên sở hữu M-Net là Multichoice điều hành.E.TV được
cho phép hoạt động như một kênh cung cấp thông tin độc lập. SABC phát sóng các
kênh tin tức và giải trí trên khắp Châu Phi qua vệ tinh.
• Cơ khí: Nam Phi còn có nền công nghiệp cơ khí đang phát triển mạnh mẽ,
chiếm trên 1/2 tổng sản lượng điện toàn châu Phi và có khối lượng hàng vận chuyển
bằng đường hàng không lớn hơn cả phần còn lại của châu Phi cộng lại. Nam Phi có
số đường rải nhựa lớn gấp 15 lần so với mức trung bình của châu Phi tính trên 1.000
km2 đất, gấp 10 lần về đường ray xe lửa cũng với cách so sánh trên và chiếm gần
60% tổng số thuê bao điện thoại toàn châu lục này.
Một trong những thách thức chính trong việc đạt được những tham vọng là sự
xói mòn cơ sở tri thức của Nam Phi do di cư của các chuyên gia có tay nghề cao.
Các nhà khoa học, các kỹ sư và kỹ thuật viên vẫn còn thiếu thốn ở hầu hết các
ngành. Đó là một trong những lý do tại sao đất nước vẫn còn phụ thuộc vào một biện
pháp lớn về tài nguyên và các ngành công nghiệp dựa vào tài nguyên. Tuy nhiên
những điểm sáng về công nghệ này góp phần không nhỏ vào sự phát triên về cở sở
vật chất, hạ tầng của Nam Phi, thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào quốc gia này, là cửa
ngõ cho việc thông thương hàng hóa đến các quốc gia trong khu vực Châu Phi.
1.5 MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ -PHÁP LUẬT
1.5.1 Chính trị
Thủ đô:Pretoria.
Các thành phố chính: Cape Town (Trung tâm lập pháp) và Bloemfontein (Trung
tâm hành pháp).
Cơ cầu chính quyền: Theo chế độ dân chủ cộng hòa. Đứng đầu nhà nước: Tổng
thống Jacob ZUMA( từ ). Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người
đứng đầu chính phủ.
Hệ thống chính trị: Hình thức điều hành - cộng hoà. Người đứng đầu quốc gia -
Tổng thống. Người đứng đầu chính quyền - thủ tướng. Cơ quan lập pháp - Nghị viện.
Phân chia hành chính lãnh thổ: 9 tỉnh.
Các đảng phái chính trị chính:
- Đảng Quốc gia mới (New National Party- NNP):
- Đại hội Dân tộc Phi (ANC):

-13-
- Đảng Cộng sản Nam Phi:
- Đại hội toàn Phi - PAC : là tổ chức ly khai từ ANC (1959), có xu hướng cực
đoan.
- Đại hội các Công đoàn Nam Phi (COSATU), thành lập tháng 12/1985.
- Mặt trận Dân chủ thống nhất (UDF), thành lập năm 1983
- Đảng tự do Inkhata
- Các đảng khác của người da trắng: Đảng tiến bộ Liên bang (PFP), Đảng
Cộng hoà mới, Đảng bảo thủ Nam Phi, Đảng Nam Phi, Đảng Phong trào
Kháng chiến Afrikaaner, Đảng Hertige Dân tộc.
Đối ngoại :
Từ khi ANC lên cầm quyền, Nam Phi tích cực tham gia giải quyết một số xung đột ở
khu vực và tăng cường vai trò nước lớn trong Cộng đồng Phát triển Nam phần châu
Phi (SADC). Nam Phi đã cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan cuối năm 1997 và lập
quan hệ ngoại giao với Trung-quốc đầu năm 1998, đồng thời tăng cường quan hệ với
châu Á, đặc biệt với các nước ASEAN.
Nam Phi chú trọng quan hệ với các nước châu Phi, tranh thủ các nước lớn, đặc biệt là
Mỹ, Nhật Bản, EU, Nga, Trung Quốc, Ấn-độ nhằm thu hút vốn, đầu tư, khoa học kỹ
thuật và mở rộng kinh tế đối ngoại.
Năm 1995, Nam Phi gia nhập trở lại LHQ, Khối thịnh vượng chung, OAU, KLK; vai
trò, vị thế của Nam Phi ngày càng được nâng cao trên thế giới. Từ tháng 9/1998 đến
8/2001, Nam Phi là Chủ tịch Phong trào KLK. Tháng 1/2006, Nam Phi và Trung
quốc là đồng Chủ tịch luân phiên nhóm G-77. Nam Phi là uỷ viên không thường trực
HĐBA/LHQ khoá 2007 – 2008.
Tại Hội nghị cấp cao đầu tiên của Liên minh châu Phi (AU) tháng 7/2002 tại Durban,
Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của AU (nhiệm
kỳ từ 7/2002 – 7/2003). Nam Phi là một trong những nước đưa ra Chương trình đối
tác mới vì sự phát triển của châu Phi-NEPAD và được coi là đầu tàu kinh tế ở châu
Phi ngày càng có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy liên kết kinh tế ở châu lục.
Nam Phi ủng hộ việc cải tổ và mở rộng Liên hợp quốc. Nam Phi cùng với Ni-giê-ri-a,
Ai-cập và Kê-ni-a vận động làm thành viên thường trực HĐBA/LHQ cải tổ.

-14-
1.5.2 Luật pháp
Cơ sở chủ yếu của luật pháp Nam Phi là luật thương mại và cá nhân Rôma-Hà Lan
cùng Thông luật Anh, ảnh hưởng từ những người định cư Hà Lan và những kẻ thực
dân Anh. Luật đầu tiên dựa trên cơ sở Châu Âu tại Nam Phi do Công ty Đông Ấn Hà
Lan đưa ra và được gọi là Luật Rôma-Hà Lan.
Các vấn đề luật pháp liên quan đến thương mại
- Bảo vệ bản quyền
Các quyền sở hữu, trong đó bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ bằng nhiều
nguồn luật và quy định khác nhau. Nam Phi có một hệ thống tư pháp độc lập theo đó
tất cả sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đều có thể xảy ra không dính líu đến chính trị.
Nam Phi là một thành viên của Hiệp hội Paris và đã tán thành chủ đề Stockholm
trong Hiệp ước Paris về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Nam Phi cũng là một
thành viên của Tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Chính phủ đã
thông qua hai luật có liên quan đến IPR trong thượng viện vào cuối năm 1997 - Luật
đối với hàng giả và Luật sửa đổi luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ IPRs (Intellectual
Property Rights ), do đó đã cải tiến các quy định về bảo vệ IPRs
Mặc dù các luật lệ và quy định của Nam Phi về IPRs tuân theo các quy định TRIPS
(Bảo vệ sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại), vẫn có nhiều người lo lắng về việc
vi phạm bản quyền ngày càng tăng và làm giả nhãn hiệu thương mại. Chính phủ Nam
Phi đã nỗ lực tìm ra cách nâng cao nhận thức và đảm bảo rằng tất cả các văn phòng
chính phủ ở Nam Phi đều sử dụng các phần mềm hợp pháp. Gần đây chính phủ Nam
Phi đã có những bước đi tích cực nhằm thực hiện chiến lược của Đạo luật về hàng
giả năm 1997, làm cho nó có hiệu lực pháp lý hơn. Nam Phi cũng cần phải làm cho
các quy định về IPR phù hợp hơn với các quy định của TRIPS.
-Biện pháp quản lý xuất nhập khẩu
Nam Phi là một thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tuân theo Hệ
thống điều hoà thuế quan (HS) đối với việc phân loại nhập khẩu. Hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển của Nam Phi tuân theo hệ thống ưu đãi chung (GSP) và đạo
luật về Cơ hội và Phát triển của Nam Phi. Cộng đồng phát triển Nam Phi (SADC)

-15-
cũng sẽ cho phép thực hiện thương mại tự do giữa 14 nước trong khu vực khi Hiệp
định thương mại tự do giữa các nước này có hiệu lực thực sự.
+Hàng rào thương mại:
Bộ thương mại và công nghiệp có quyền quy định, cấm hoặc hạn chế hàng hoá nhập
khẩu vào Nam Phi vì lợi ích quốc gia nhưng hầu hết hàng hoá nhập vào Nam Phi
không phải chịu hạn ngạch.
Các nhà kinh doanh đều phải tuân theo các quy định kiểm soát trao đổi ngoại hối, do
ngân hàng dự trữ Nam Phi quy định.
Những mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào Nam Phi
Ma tuý hoặc thuốc gây nghiện ở bất kỳ hình thức nào.
Vũ khí không số, dùng trong quân đội và hoàn toàn tự động, chất nổ và pháo.
Các chất, tài liệu, đồ kích thích và khiêu dâm.
Các chất, tài liệu, đồ gây phản và kích động.
Thuốc độc và các chất độc hại khác.
Thuốc lá với khối lượng nhiều hơn 2kg/1000.
Những mặt hàng được kinh doanh hoặc nhãn hiệu đăng ký bị vi phạm luật
(chẳng hạn như hàng giả)
Các bản sao chép bất hợp pháp của bất kỳ một tác phẩm nào có bản quyền.
Các mặt hàng do các nhà tù làm ra.
+Kiểm soát xuất khẩu:
Nhiều hàng hoá phải tuân theo các quy định kiểm soát xuất khẩu và cấp giấy phép,
như các mặt hàng thuộc lĩnh vực quân sự, tài nguyên đang cạn kiệt, rác thải kim loại
và phế liệu. Kim cương dành cho xuất khẩu phải đăng ký với Ban kim cương SA.
Các mặt hàng dầu khí không có sự kiểm soát giá cả được sản xuất ở các nhà máy chất
đốt được phép xuất khẩu. Đà điểu sống và trứng đã được thụ tinh của chúng bị cấm
xuất khẩu.
->Việc trao đổi và giao thương buôn bán giữa các nước trong khu vực và các
khối kinh tế gặp nhiều thuận lợi.
+ Giấy phép nhập khẩu:

-16-
Trong một vài năm gần đây, danh mục các mặt hàng bị hạn chế nhập khẩu cần phải
có giấy phép nhập khẩu đã giảm đi đáng kể, điều này chứng tỏ chính sách của Bộ
Thương mại và Công nghiệp (DTI) không bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước
bằng các rào cản phi thuế quan.
DTI đang dần huỷ bỏ Giấy phép nhập khẩu thay vào đó là đánh thuế. DTI đang phát
triển một hệ thống cung cấp giấy phép tự động và kết nối DTI với hải quan và với
những người muốn xin giấy phép nhập khẩu để làm đơn giản hoá quá trình thông
quan và khai báo hải quan. Giấy phép nhập khẩu phải được cấp từ ban lãnh đạo về
xuất khẩu và nhập khẩu trước ngày gửi hàng.
->Cho thấy chính sách của chính phủ trong việc làm đơn giản hóa các thủ tục
nhập khẩu bằng thuế quan, thuận lợi cho các nhà xuất khâu của nước ngoài.
+ Thuế quan
Nam Phi đã giảm bớt một số loại thuế và hầu như tuân theo các mức thuế quan
của WTO. Nam Phi cũng đã thay thế việc đánh thuế theo số lượng hàng hoá và thuế
formula bằng đánh thuế theo giá hàng, ngoại trừ một số lĩnh vực trong nông nghiệp.
Tiếp đó Nam Phi cũng đã cắt giảm từ 80 mức thuế khác nhau xuống còn 8 mức thuế
lên xuống trong khoảng từ 0% đến 30% với một số ngoại lệ.
Thuế nhập khẩu của Nam Phi ở mức chung là 0 đến 45% với một số trường
hợp ngoại lệ. Nam Phi đã chiểu theo hệ thống mã thuế HS, và thuế hải quan cũng như
thuế nhập khẩu được tính trên cơ sơ trị giá hải quan (F.O.B) đối với từng mặt hàng cụ
thể. Mức áp thuế như sau:
+ 0% đối với sản phẩm và công cụ, thiết bị nông nghiệp, hàng hóa là tư liệu
sản xuất (capitai goods) và hàng hóa trung gian (intemlediate goods), hàng hóa
là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất chế biến và lương thực thiết yếu.
+ 15% đối với các loại hàng hóa như máy bay, ô tô các loại, các thiết bị đào,
xới đất, phần mềm máy tính, máy móc, thiết bị khác .v v .
+ 40% đối với các sản phẩm tiêu thụ cao cấp, xa xỉ khác như: ti vi, máy ghi
vi deo, máy quay, xem vi deo, đồ cổ, đồ trang sức bằng vàng bạc, đá quý v.v...
->Xu hướng chung là thuế quan sẽ được cắt giảm nhằm khuyến khích các ngành công
nghiệp cạnh tranh hơn nữa và để giảm bớt chi phí.
1.6 MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA

-17-
Châu Phi có nền văn hóa lâu đời và đa dạng, thể hiện ở nghệ thuật ẩm thực, văn
hóa nghệ thuật, tôn giáo, ngôn ngữ, di sản thế giới. Có thể cho rằng không chỉ có
"một" nền văn hóa tại Nam Phi vì sự đa dạng sắc tộc của nó. Ngoài thực phẩm, âm
nhạc, ngôn ngữ và nhảy múa cũng là đặc điểm nổi bật.
Về ngôn ngữ: Nam Phi sử dụng không chỉ một ngôn ngữ địa phương. Nam Phi
có mười một ngôn ngữ chính thức: Tiếng Afrikaans, tiếng Anh, Ndebele, Bắc
Sotho, Nam Sotho, Swati, Tsonga, Tswana, Venda, Xhosa và Zulu. Tiếng Anh là
ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng ở Nam Phi nó chỉ là một trong
mười một ngôn ngữ chính thức của quốc gia này. Hầu hết người Nam Phi da trắng
thường nói hai thứ tiếng là tiếng Anh và tiếng Afrikaans – gần giống với tiếng Hà
Lan. Những người da đen thì sử dụng ngôn ngữ bản địa và cũng có đôi chút hiểu biết
về tiếng Anh và tiếng Afrikaans. Với quá nhiều ngôn ngữ và lại phân tán sẽ gây khó
khăn khi chọn ngôn ngữ để quảng bá sản phẩm, quảng bá vùng nào là thích hợp.
Về tôn giáo và tín ngưỡng: Tín đồ Thiên chúa giáo chiếm 79.7% dân số. Con
số này gồm Thiên chúa giáo Zion 11.1%, Trào lưu chính thống (Charismatic) 8.2%,
Cơ đốc giáo 7.1%, Hội giám lý 6.8%, Cải cách Hà Lan 6.7%, Giáo phái Anh 3.8%,
và nhánh Thiên chúa giáo khác 36%. Đạo Hồi chiếm 1.5% dân số, 15.1% không theo
tôn giáo nào, 3.7% khác. Nhà thờ Bản xứ Nam Phi là những nhóm Thiên chúa giáo
lớn nhất. Mọi người cho rằng nhiều người trong số những người tự cho là không theo
tôn giáo nào có tham gia các tôn giáo bản xứ truyền thống. Nhiều người theo cả
Thiên chúa giáo và các tôn giáo bản xứ truyền thống. Như vậy, đạo Thiên Chúa Giáo
chiếm đa số trong văn hóa tín ngưỡng tôn giáo của người dân Nam Phi. Người theo
đạo này thường không kiêng bất kỳ loại thực phẩm nào. Và họ thường sử dụng thịt bê
cùng với rượu nho trong những bữa ăn của gia đình, đặc biệt là trong các dịp đại lễ:
phục sinh, giáng sinh. Thêm vào đó, người theo đạo hồi thì không ăn thịt heo, nên thịt
bò,dê sẽ là sản phẩm thay thế phù hợp. Ngành chăn nuôi dê, bò và các sản phẩm chế
biến từ chúng cũng phát triển theo. Do đó, các sản phẩm, quảng bá sản phẩm tránh
các điều cấm kỵ tôn giáo tại nơi đây.
Thói quen và cách ứng xử:

-18-
Người Nam Phi cởi mở trong giao tiếp, có thói quen nhìn thẳng và bắt tay nhau.
Trong công việc làm ăn họ thích tặng quà, họ tiếp thu văn hóa Châu Âu và sử dụng
các ngôn ngữ Châu Âu thành thạo. Họ ưa thích chủ đề về văn hóa Châu Phi, thích thể
thao, cảnh quan thiên nhiên và săn bắn và tránh các chủ đề về văn hóa, tôn giáo,
chính trị. Do đó, có thể phát triển ngành dịch vụ du lịch khám phá, hay kinh doanh
sản phẩm quà tặng mang tính trang trọng.
Về giáo dục: Nam Phi bị liệt vào một trong những nước mất cân bằng về giáo
dục giữa người da đen và da trắng. Giáo dục nghèo nàn đồng nghĩa với nguồn nhân
lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu, dẫn đến hàng nghìn vị trí công việc còn chưa lấp đủ.
Khoảng một nửa trong số 95 nghìn việc làm trong các lĩnh vực công vẫn bị bỏ trống.
Sự mất cân đối trong giáo dục dẫn tới một nghịch lý, tỷ lệ thất nghiệp cao (25%),
trong khi vẫn thiếu nguồn nhân lực cho các vị trí công việc đòi hỏi trình độ cao. Sự
mất cân bằng về giáo dục tạo ra sự mất cân bằng về việc làm, do đó Chính phủ Nam
Phi tập trung tài trợ phần lớn cho hệ thống giáo dục tiểu học, trung học và đại học.
Nam Phi có nhiều trường đại học, cao đẳng kỹ thuật và các trường trung học lớn
được công nhận trên thế giới, trong đó có Unisa - trường đại học từ xa lớn nhất thế
giới. Đây là tín hiệu tốt thu hút tiềm năng đầu tư, mở rộng sản xuất tại quốc gia này
với một nguồn nhân lực có trình độ.
Về giải trí và du lịch: Đất nước Nam Phi nổi tiếng với các khu công viên trò
chơi, hệ thực vật và động vật phong phú và các danh lam thắng cảnh của mình.
Những công trình văn hóa đa dạng được phục vụ ở các trung tâm lớn. Bên cạnh đó,
người dân Nam Phi rất thích cuộc sống ngoài trời và rất quan tâm đến thể thao. Chính
vì thế, các hoạt động về thể thao tại đây diễn ra rất sôi động, bằng chứng là sự kiện
World Cup 2010 được tổ chức tại quốc gia này. Các hoạt động thể thao phát triển
mạnh mẽ, thúc đẩy các ngành liên quan đến hoạt động này, điển hình là việc kinh
doanh các sản phẩm giày dép, đặc biệt là Giầy thể thao. Đây chính là một thuận lợi
cho Việt nam đẩy mạnh việc xuất khẩu mặt hàng này đến Nam Phi.
Về ẩm thực: Ẩm thực Nam Phi sử dụng chủ yếu nguyên liệu thịt và sở hữu một
món ăn đặc trưng riêng của xã hội Nam Phi trong những dịp lễ lạt được gọi làbraai,
hay thịt nước. Nam Phi cũng đã phát triển trở thành một quốc gia sản xuất rượu lớn,

-19-
với một số vườn nho thuộc loại tốt tại các thung lũng. Các món ăn ở Nam Phi được
mệnh danh là "cầu vồng ẩm thực" bởi sự giao thoa văn hóa và các giai đoạn lịch sử.
Thực khách đến đây không thể chống lại sự cám dỗ của các món ăn nơi đây. Người
dân Nam Phi cũng có thói quen sử dụng đồ hộp trong những bữa an của mình. Đây là
một cơ hội cho ngành thực phẩm chế biến, đóng hộp
Về nghệ thuật: Với nhiều thể loại nghệ thuật của Nam Phi, từ nghệ thuật sân
khấu, đến nhiếp ảnh và đương nhiên là không thể quên nói đến âm nhạc Nam Phi.
Đất nước này sở hữu nhiều phong cách âm nhạc. Các ca sĩ da trắng và da màu Nam
Phi theo truyền thống thường có ảnh hưởng từ các phong cách âm nhạc. Phong cách
ăn mặc thường bị ảnh hưởng theo trào lưu âm nhạc, vì thế mà cách ăn mặc của đa số
giới trẻ Nam phi bị ảnh hưởng nhiều bởi phong cách châu Âu hiện đại, là sự trẻ
trung, linh hoạt và năng động. Như thế ta có thể nghiên cứu để phát triển các sản
phẩm hàng may mặc tại đất nước này.
Các ngành công nghiệp văn hóa của Nam Phi đóng một vai trò quan trọng với
tư cách là một động lực của nền kinh tế sáng tạo mới. Chiến lược phát triển các
ngành công nghiệp văn hóa tạo cơ hội cho các quốc gia thâm nhập Nam phi bằng các
sản phẩm cụ thể là điện ảnh và truyền hình, âm nhạc, thủ công, xuất bản và đa
phương tiện.
Về các tập tục xã hội và kinh doanh:
+ Mối quan hệ và sự tôn trọng: Xây dựng mối quan hệ bền vững và đáng tin cậy
rất quan trọng đối với người Nam Phi. Người Nam Phi gốc Châu Âu và người Nam
Phi da đen coi trọng việc xây dựng mối quan hệ hơn và thường mong chờ một giao
kèo trước khi đi đến thỏa thuận cuối cùng. Mối quan hệ kinh doanh ở đất nước này
phát triển theo cả hai chiều hướng: cá nhân và doanh nghiệp. Hầu hết những người
Nam Phi chỉ muốn làm ăn với những người họ thích và tin tưởng. Trong văn hoá kinh
doanh của Nam Phi, thái độ kính trọng người khác tuỳ thuộc vào học vấn của người
đó. Những người Nam Phi gốc Anh chú trọng vào địa vị và cấp bậc trong khi những
người khác lại quan tâm về kiến thức và tài năng cá nhân.
+ Giao tiếp: Nói chung, những người Nam Phi thường rất khéo léo và nghiêm
túc trong quá trình giao tiếp và họ chỉ nói to khi muốn nhấn mạnh một điểm gì đó.

-20-
Đối với khoảng cách cá nhân, Nam Phi đi theo cách mà người châu Âu vẫn thường
làm, nghĩa là khi nói chuyện họ thường giữ một khoảng cách nhất định. Trong giao
tiếp những người Nam Phi gốc Châu Âu thường thẳng thắn và không thích nói vòng
vo, người Nam Phi gốc Anh đôi khi lại rất không rành mạch và chính xác và khó có
thể hiểu được, còn đối với người Nam Phi da đen thì ngược lại, họ lại có vẻ kín đáo
tế nhị hơn những nhóm người trên. vội vàng từ chối bạn ngay
+ Các thông lệ xã hội rất đa dạng ở Nam Phi . Người dân trong các trung tâm
đô thị lớn đều thích nghi với các tập tục xã hội và kinh doanh quốc tế, tuy nhiên mỗi
người có cách tiếp cận khác nhau. Thông lệ kinh doanh ở Nam phi cũng tương tự như
ở Phương Tây. Như vậy, việc kinh doanh tại quốc gia này cũng sẽ thuận lợi hơn
nhiều so với các nước Châu Âu vì đây là thị trường không quá khắt khe trong vấn đề
tiếp nhận sản phẩm từ quốc gia nước ngoài. Trong kinh doanh người Nam Phi thường
có thói quen và cách ứng xử như:
+ Hạn chế kinh doanh, buôn bán vào giữa tháng 12 đến giữa tháng 1 và 2 tuần
trong những ngày lễ phục sinh.
+ Trong kinh doanh Người Nam Phi thích giải quyết công việc mặt đối mặt hơn
là qua điện thoại, email…
Do đó cần phải nắm rõ những thói quen nhỏ nhất để tránh những sai xót không
đáng có khi kinh doanh ở Nam Phi

-21-
2.ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC MỘT SỐ NGÀNH TIÊU BIỂU
Phương
thức thâm
Ngành Cơ hội Thách thức
nhập chủ
yếu
• Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn • Cạnh tranh cao về chất lượng,
nhất trong cơ cấu kinh tế Độ độc đáo , giá trị dịch vụ
Nam Phi.Có cơ hội thâm mang lại cho khách hàng • Đầu tư
Dịch vụ
nhập, kinh doanh các loại Có nhiều rào cản văn hóa
hình du lịch, ăn uống.

• -Nhiều rào cản pháp luật trong


khai thác đánh bắt thuỷ hải sản
• Hiện nay Nam Phi có nhu như: Việc đánh bắt cá meluc,
cầu sử dụng mặt hàng thủy cá bơn Aguthas, cá mòi cơm,
sản tươi sống cao. cá trồng, sò biển và bào ngư
Thủy sản • Nhà nước đang xúc tiến phải xin hạn ngạch. Cá thu bị • Xuất khẩu
• Đầu tư
chương trình nuôi trồng thủy hạn chế đánh bắt. Hải cẩu và
sản đáp ứng nhu cầu trong cá voi là hai động vật bị cấm
nước săn bắt.
• -Cạnh tranh với soanh nghiệp
trong nước lớn
• Địa hình và khí hậu cận nhiệt
đới, ít mưa và khô nên không• Cạnh tranh với các nước có
Nông sản thể sản xuất cây lương thực nền nông nghiệp phát triển với• Xuất khẩu
như gạọ và một số cây nhiệt nhau.
đới như điều, hạt tiêu…
Khai thác • Tài nguyên khoáng sản của • Chi phí lớn • Đầu tư
khoáng sản - • Rủi ro cao • Liên
Nam Phi rất lớn, ngành khai
Công nghiệp doanh
khoáng đang là ngành xương
• Liên minh
nặng sống và chủ lực tại đây
chiến

-22-
lược
• Sản xuất vật liệu xây dựng(xi • Xuất khẩu
Công nghiệp măng, gạch …), dược phẩm, • Liên
nhẹ hóa chất dựa vào tài nguyên doanh
khoáng sản sẵn có
Nam phi là nước có nhu cầu
và sức tiêu dùng trong ngành
dệt may rất lớn cả về số
• Xuất khẩu
Dệt may • Cạnh tranh cao
lượng và chủng loại. sản
• Đầu tư
xuất trong nước chưa đủ đáp
ứng được nhu cầu trong
nước.

Công nghệ
thông tin & • •
Viễn thông

2.1 Nông sản

Nam Phi là một trong 17 quốc gia trên thế giới được coi là rất đa dạng sinh thái.
Nước này có hơn 20.000 loài cây cỏ khác nhau, hay khoảng 10% tất cả các giống loài
thực vật được biết trên Thế giới. Khoảng 13,7% diện tích ở Nam Phi có thể sử dụng
được cho sản xuất nhưng chỉ có 22% trong số đó là có tiềm năng khai thác cao. Nam
Phi là nước không sản xuất lúa gạo chủ yếu là do điều kiện tự nhiên không thuận lợi,
thiếu nước tưới trong khi lúa gạo là loại cây trồng đòi hỏi có một lượng nước lớn.
Khoảng 50% lượng nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và chỉ khoảng 1,3
triệu hecta đất có hệ thống tưới tiêu. Chính vì vậy, toàn bộ lượng gạo tiêu dùng cũng
như kinh doanh tái xuất của Nam Phi đều phải nhập khẩu. Nam Phi tự cung tự cấp
phần lớn lương thực cơ bản. Tuy nhiên, Nam Phi vẫn phải nhập khẩu lúa mì, gạo,
chè, cà phê và các giống cây có dầu. Nhu cầu chế biến lương thực khá cao do ở đây
chủ yếu sản xuất và xuất khẩu đi lương thực thô.

-23-
2.2 Dược phẩm và hóa chất: là một trong lĩnh vực tạo nhiều cơ hội nhất
cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sản xuất các loại hóa chất (bao gồm hóa chất
nguyên chất và hóa chất đặc .biệt), chất polyme và dược phẩm là lĩnh vực lớn nhất
của quốc gia này, chiếm khoảng 5% GDP. Hiệp hội các Nhà sản xuất Dược phẩm
Quốc gia Nam Phi chịu trách nhiệm giải quyết các vướng mắc của các nhà sản xuất
dược phẩm trong nước trong khi Hiệp hội Các nhà Sản xuất Dược phẩm có trách
nhiệm đối với cả các nhà sản xuất trong và ngoài nước trên bình diện quốc tế. Hiện
tại, Nam Phi nói riêng và Châu Phi nói chung vẫn còn chịu các nạn dịch hoành hành
như: HIV/AID, sốt rét, lao. . . Do đó nhu cầu cần thuốc điều trị các loại bệnh trên rất
cao. Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác thị trường thuốc này nếu chào bán
với mức giá thật rẻ do đối tượng mắc các bệnh trên chủ yếu là người da đen nghèo.
Tuy nhiên, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Dược phẩm từ nhà sản xuất chủ yếu được phân phối thông qua hệ thống bán buôn
tới các quầy thuốc. Một phần được đưa trực tiếp tới bệnh viện và trạm y tế. Hơn 50%
lượng hàng được tiêu thụ qua hệ thống bán lẻ của cửa hàng thuốc. Thuốc chuyên
dụng chiếm 94% lượng bán lẻ của các quầy thuốc. 1/4 lượng thuốc được bán cho
ngành y tế công cộng. Cộng đồng bác sỹ tiêu thụ khoảng 14% và các bệnh viện, trạm
y tế tiêu thụ khoảng 15% tổng lượng bán trên toàn quốc. Thuốc chuyên ngành chiếm
hơn 50% thị phần, thuốc cơ bản chiếm 15% và thuốc pha chế chiếm 35%.
Nam Phi nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ Đức Anh, Pháp và Mỹ. Tốc độ nhập
khẩu tăng trung bình 9,3% hàng năm. Năm 2001 nhập khẩu đã lên tới 43% tổng sản
lượng tiêu thụ trong nước trong khi xuất khẩu tăng 23% tổng sản lượng được sản
xuất trong nước. Các nước Châu Phi sẽ vẫn là những nước nhập khẩu dược phẩm
chính của Nam Phi.

2.3 Thủy hải sản


Thủy sản (chủ yếu là cá sa, ba tra, tôm) là một trong những mặt hàng xuất khẩu
quan trọng của Việt Nam tại thị trường khu vực Nam Phi.
Nam Phi là đất nước nằm ở phần mũi phía Nam của lục địa châu Phi, với
một đường bờ biển dài hơn 2500 kilometres (1.550 dặm) chạy qua hai đại

-24-
dương (Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương). Với tổng diện tích là 1.219.912 km² (470
979 mi²).
Nam phi được bao phủ bởi đại dương ở 3 phía: Tây, Nam, và Đông với đường bờ
biển dài gần 3000km. Đường bờ biển được quét bởi 2 dòng đại dương chính là: luồng
chảy Mozambuquie-Agulhas về phía Nam ấm và luồng chảy Benguela lạnh. Sự trái
ngược về nhiệt độ giữa hai luồng chảy là nguyên nhân gây ra sự khác biệt về nhiệt độ
và thảm thực vật giữa bờ biển phía Đông và phía Tây của Nam phi.
Năm 2000, nhập khẩu thủy hải sản các loại của.Nam Phi đạt gần 25,1 nghìn tấn,
xuất khẩu đạt 132,8 nghìn tấn. Việc đánh bắt cá meluc, cá bơn Aguthas, cá mòi cơm,
cá trồng, sò biển và bào ngư phải xin hạn ngạch. Cá thu bị hạn chế đánh bắt. Hải cẩu
và cá voi là hai động vật bị cấm săn bắt.
Hàng năm, sản lượng đánh bắt cá của Nam Phi đạt 600 nghìn tấn, tri giá 2,5 triệu
Rand doanh thu bán buôn. Nam Phi có khoảng 28.000 lao động và 3.400 chiếc tầu
được sử dụng vào ngành này. Sản lượng loại lươn biển ăn được, cá bơn Agulhas, và
cá meluc (một loại cá tuyên) chiếm tỷ lệ cao nhất về trị giá và số lượng là 45%, cá
biển gồm cá mòi cơm, cá hồi mắt đỏ và cá trồng chiếm 23%,sò biển 11%.

Thuế nhập khẩu được áp dụng đối với tất cả các mặt hàng thủy hải sản và được
tính trên trị giá hóa đơn thương mại. Nam Phi không áp đặt hạn ngạch nhập khẩu các
mặt hàng thủy hải sản.
Về cơ bản Việt Nam và Nam Phi đều là những nước xuất khẩu các mặt hàng thủy
hải sản. Mozambique là nước xuất khẩu số lượng tương đối lớn thủy sản tươi sống và
đông lạnh vào Nam Phi. Tuy nhiên, do vị trí địa lý khác nhau, môi trường sinh thái
khác nhau nên chủng loại thấy hai sản có những khác biệt nhất định giữa Việt Nam
và Nam Phi. Việt Nam có thể nghiên cứu để đưa một số chủng loại thuỷ hải sản mà
Nam Phi không có. Đặc biệt là các loại cá nước ngọt ở dạng chế biến đông lạnh và
muối khô. Hiện nay trên thị trường Nam Phi có bán sỏ loại nghêu của Việt Nam.
Thị trường Nam Phi còn tương đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam
kinh doanh mặt hàng này. Tỷ lệ tiêu thụ thủy sản của dân Nam Phi thấp hơn rất nhiều
so với các nước khác. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển là là một yếu tố bất lợi đối

-25-
với các nhà xuất khẩu Việt Nam trong khi hàng thuỷ sản của Việt Nam gặp phải sự
cạnh tranh mạnh của Mozambique,Angola... là các nước có lợi thế hơn về địa lý.
2.4 Hàng dệt may:
Khí hậu của Nam Phi được chia làm 2 mùa: đông và hè. Mùa hè rõ nét nhất là từ
tháng 12 đến tháng 2. Thời tiết bán ôn đới, nóng vào ban ngày nhưng ban đêm hơi
lạnh. Điều này khiến tầng lớp ít tiền (chủ yếu là người da đen) muốn mua một chiếc
áo ấm để có thể khoác vào ban ngày và đủ ấm để mặc vào ban đêm. Mùa đông thời
tiết có rét hơn. Ban ngày thời tiết có thể xuống tới 13 độ C, tối khoảng -3 độ C. Tuy
nhiên đa phần Nam Phi không có tuyết do khí hậu khô. Yếu tố thời tiết rất ảnh hưởng
tới chủng loại quần áo. Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nam Phi khá lớn,
chiếm khoảng 20-25% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của toàn châu lục.

2.5 Du lịch: doanh thu mỗi năm khoảng 10 tỷ USD và có triển vọng tăng mạnh vì cả
chính phủ và tư nhân đều đầu tư vào lĩnh vực vực tiếp thị và xúc tiến du lịch. Du lịch
sính thái hứa hẹn nhiều khả năng lớn về đầu tư và phát triển.

2.6 Khai thác khoáng sản: Nam Phi có trữ lượng vàng lớn nhất trên thế giới (chiếm
35%), kim loại nhóm platium (55,7%), quặng 26 manga (80%), quặng crom (68%).
kim loại titanium (21%) Đây cũng là nơi có mỏ kim cương lớn nhất.

2.7 Công nghệ thông tin và viễn thông: có tốc độ phát triển vượt bậc so với mặt bằng
chung của thế giới. Các lĩnh vực tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài gồm hệ
thống điều khiển và thiết bị bảo vệ, hệ thống điện tử phụ trợ tự động, hệ thống phần
mềm và phát triển phần mềm trong lĩnh vực địch vụ tài chính ngân hàng, sản xuất sợi
quang, vi mạch và tế bào năng lượng mặt trời. Viễn thông là ngành dẫn đầu Châu Phi
với 7 triệu thuê bao và có tiềm năng thu hút dầu tư lớn.

3. NGÀNH DỆT MAY VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NAM
PHI

-26-
3. 1 Nhu cầu và thị hướng hàng dệt may của Nam Phi.
Nam phi là nước có nhu cầu và sức tiêu dùng trong ngành dệt may rất lớn cả về số
lượng và chủng loại.
Các sản phẩm dệt may hiện đang thông dụng tại thị trường Nam Phi được phân biệt
theo màu da, tầng lớp người tiêu dùng và thị hiếu tiêu thụ.
+ Người da đen chiếm hơn 80% dân số thích mặc những loại quần áo rẻ tiền, chủ yếu
là quần bò, áo bò, áo dệt kim.. và ưa chuộng chất liệu bền. Họ thích mầu mè, đặc biệt
là những màu đậm.
+ Người da trắng chiếm gần 10% dân số chuộng phong cách châu Âu, thích tông màu
thanh nhã. Giới trẻ Nam Phi ăn mặc theo xu hướng thời trang.
+Giới trẻ ăn mặc theo xu hướng thời trang. Người da màu (chủ yếu là gốc người Ấn
Độ) có kiểu ăn mặc riêng. Nhìn chung, dân Nam Phi da trắng cũng như da đen thích
mặc quần bò, áo phông. Họ không câu nệ và quá chăm chút tới ăn mặc, trừ số ít tầng
lớp lao động trí thức văn phòng.
Ngoài ra, hàng dệt may của Nam Phi còn được phân loại theo mùa và theo vùng. Khí
hậu của Nam Phi được chia làm 2 mùa: đông và hè. Mùa hè rõ nét nhất là từ tháng 12
đến tháng 2. Thời tiết bán ôn đới, nóng vào ban ngày nhưng lạnh vào ban đêm. Điều
này.khiến tầng lớp ít tiền (chủ yếu là người da đen) muốn mua một chiếc áo ấm để có
thể khoác vào ban ngày và đủ ấm để mặc vào ban đêm. Mùa đông thời tiết lạnh hơn,
ban ngày nhiệt độ có thể xuống tới 130C, tối khoảng –30C. Tuy nhiên đa phần Nam
Phi không có tuyết do khí hậu khô. Yếu tố thời tiết ảnh hưởng rất nhiều tới chủng
loại hàng may mặc.
3.2 Tình hình ngành dệt may ở Nam Phi
Hiện nay tại Nam Phi có khoảng gần 2000 công ty sản xuất hàng dệt may trong đó
ngành dệt có trên 350 nhà máy lớn. Tính trung bình mỗi năm ngành dệt may Nam Phi
sản xuất ra một lượng vải dệt trị giá khoảng 1,76 tỉ USD và sản lượng quần áo may từ
nguồn vải này lên tới 191 triệu đơn vị.
Mặc dù qui mô ngành dệt may của Nam Phi còn nhỏ nhưng đã đạt được những thành
tựu ấn tượng trên thị trường thế giới. San Fibres, một nhà sản xuất sợi địa phương
cung cấp tới 80% lượng chỉ sợi sử dụng trong ngành thêu trang trí của thế giới; Nhà

-27-
máy dệt Gelvenor cung cấp hơn 50% nhu cầu của thế giới về vải dù. Nam Phi còn là
nước sản xuất mặt hàng len lớn thứ 5 của thế giới. Hàng dệt may của Nam Phi được
sản xuất chủ yếu ở các tỉnh Western Cape, Kwa Zulu Natal, Gauteng và Eastern
Cape.
Tuy nhiên ngành dệt may vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Do đó, Nam Phi phải nhập khẩu hàng dệt may của các nước trên thế giới, bên cạnh
đó thì đầu tư và mở rộng các nhà sản xuất trên lãnh thổ của mình.
3.3 Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường Nam Phi
Dựa vào tình hình trên có hai hướng thâm nhập ngành hàng dệt may ở Nam Phi
+ Xuất khẩu
+ Đầu tư
3.3.1 Phương thức xuất khẩu:
Hiện tại hàng dệt may nhập khẩu chiếm tới trên 80% thị phần hàng dệt may tại Nam
Phi.
Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Nam Phi
Bộ Công Thương Nam Phi cho thấy, năm 2010, 05 quốc gia có hàng dệt may xuất
khẩu nhiều nhất sang Nam Phi là Trung Quốc (1,47 tỉ USD), Ấn Độ (163,97 triệu
USD), Pakistan (109,92 triệu USD), Mauritus (86,19 triệu USD) và Đức (86,13 triệu
USD). Tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 nước này đạt 1,92 tỉ USD chiếm tới 71%
tổng kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi.
Trong năm 2013 mặc dù tình hình kinh tế trên thế giới vẫn còn nhiều biến động
nhưng nhập khẩu ngành dệt may ở Nam Phi vẫn được đánh giá có nhu cầu tăng so
với các năm trước .
Bên cạnh những ưu điểm chính của phương thức xuất khẩu là rủi ro thấp và tính linh
động cao thì các lý do lựa chọn phương thức xuất khẩu:
- Năng lực tài chính của công ty xuất khẩu : đối với các công ty có quy mô
trung bình và nhỏ về vốn thì đây là phương án thâm nhập có hiệu quả nhất trong các
phương thức thâm nhập.
- Nam Phi không áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu và tuân
theo các hiệp định tự do thương mại với EU, SADC và Zimbabwe. Nam Phi là một

-28-
trong những sáng lập viên của WTO nên họ phải tuân thủ lộ trình cắt, giảm thuế theo
quy định của tổ chức này.
- Nam Phi có những chính sách đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu bằng thuế quan và
có những điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất
khẩu
3.3.2 Phương thức đầu tư
lý do lựa chọn:
Khí hậu và địa hình Nam Phi nói riêng và Châu Phi nói không thuận lợi cho
trồng cây nông nghiệp nhưng thích hợp trồng được các cây công nghiệp như bông,
đay, gai… do đó doanh nghiệp có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chổ với
giá rẻ.
Chính sách tạo công ăn việc làm được Nam Phi đặt làm mục tiêu hàng đầu,
trong đó Ngành dệt may là ngành có nhu cầu lao động khá cao, do đó ngành dệt may
trong nước được tạo điều kiện sử dụng được nguồn nhân công giá rẻ.
Nam phi hiện có nhiều nhà máy dệt, sợi và các nhà máy sản xuất phụ trợ ngành
dệt không những đám ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu mạnh ra nhiều
nước, các nhà đầu tư có thể tận dụng được điều này.
Bên cạnh đó nhà đầu tư ngành dệt may của Nam Phi được nhà nước bảo hộ mạnh
bằng hàng rào thuế quan và các chính sách thúc đẩy như tối thiểu hóa thủ tục hành
chính(cấp phép, xây dựng…), và được giảm dần chi phí trong kinh doanh, giảm thuế
nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của may mặc.
Trong vài năm gần đây, Nam Phi đã cho phép thực hiện hình thức sở hữu 100% nước
ngoài và ban hành nhiều cơ chế khuyến khích đầu tư nước ngoài như ưu đãi tiếp cận
tính dụng, giảm thuế, miễn thuế. Ban hành nhiều luật lệ phù hợp với quốc tế về đầu
tư như luật cạnh tranh được đánh giá là một trong những bộ luật thể hiện rõ sự tiến
bộ trong điều hành kinh tế và tạo nên sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài khi
muốn thành lập doanh nghiệp ở Nam Phi. Bên cạnh luật cạnh tranh, Nam Phi còn đề
ra một loạt các bộ luật khác liên quan đến đầu tư nước ngoài như Luật sở hữu trí tuệ,
Luật bảo vệ môi trường, Luật điều tiết lao động. Ngoài ra, các luật lệ khác như Luật
quản lý ngoại hối, những quy định về tài chính, những thay đổi trong hệ thống thuế...

-29-
đã góp phần hình thành nên một hệ thống luật pháp đồng bộ, hoàn chỉnh và phù hợp,
tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.
Tận dụng được những điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống giao thông, thông tin liên
lạc, truyền thông được xếp hạng cao trên thế giới. Giảm được chi phí vận chuyển và
tăng tính kiểm soát trên thị trường Nam Phi.
Có thể thấy Nam Phi là một quốc gia giàu tài nguyên với những điều kiện tự nhiên vô
cùng tiềm năng và đang chờ được khai thác. Đầu tư trực tiếp tại Nam Phi sẽ đem lại
những cơ hội thành công lớn do tận dụng được tài nguyên, nguồn nhân công tại chỗ,
ưu đãi thuế, tài chính, tín dụng và những tiềm năng chưa được khai thác.
Nam Phi là nền kinh tế lớn nhất lục địa đen, hạ tầng cơ sở, giao thông, hệ thống tài
chính ngân hàng phát triển ở mức cao, có thể sánh với nhiều nước lớn ở châu Âu và
Mỹ.
Mặc dù đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế nhưng Nam Phi vừa được Moody’s
Investors Service (trụ sở tại Mỹ), công ty chuyên đánh giá mức tín nhiệm tín dụng,
nâng mức tín nhiệm tín dụng từ Baa1 lên A3, tức từ mức trung bình lên mức cao.
Việc được nâng mức xếp hạng này sẽ giúp Nam Phi giảm nợ nước ngoài và hấp dẫn
các nhà đầu tư hơn.
Bên cạnh đó Nam Phi là nền kinh tế lớn nhưng hiện vẫn nhận được nhiều ưu đãi
trong quan hệ thương mại với các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Do
vậy, việc đầu tư ở Nam Phi sẽ giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận dễ dàng hơn các nước
châu Phi khác lẫn Mỹ và EU.Hiện nay Nam Phi đang rất tích cực kêu gọi đầu tư
nước ngoài với những chính sách hỗ trợ hấp dẫn. Để đầu tư trực tiếp thành công,
doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhu cầu và các ngành tiềm năng và thu hút đầu tư.

-30-
Tài liệu tham khảo
1. http://www.congthuong.hochiminhcity.gov.vn/tin-tuc-su-kien/ban-tin-thuong-
mai/-/ext/articleview/article/103534/10170;jsessionid=0902DA5AE63074762F16752975C9A55C?
_EXT_ARTICLEVIEW_delta=20&_EXT_ARTICLEVIEW_keywords=&_EXT_ARTICLEVIEW_advancedSearch=fal
se&_EXT_ARTICLEVIEW_andOperator=true&_EXT_ARTICLEVIEW_searchArticleId=&_EXT_ARTICLEVIEW_
version=1.0&_EXT_ARTICLEVIEW_title=&_EXT_ARTICLEVIEW_description=&_EXT_ARTICLEVIEW_content=
&_EXT_ARTICLEVIEW_type=&_EXT_ARTICLEVIEW_structureId=&_EXT_ARTICLEVIEW_templateId=&_EX
T_ARTICLEVIEW_status=approved&_EXT_ARTICLEVIEW_orderByCol=display-
date&_EXT_ARTICLEVIEW_orderByType=desc&cur=23
2. http://www.nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=2844-nhieu-co-hoi-o-nam-phi

-31-

You might also like