You are on page 1of 1

1. Mở bài.

Văn học sinh ra, nói như Nguyễn Minh Châu, là sự “nâng giấc cho những con người
cùng đường, tuyệt lộ”, bởi trong những trang viết tưởng chừng bị khổ đau hắt bóng,
bao giờ cũng sẽ hàm ẩn hi vọng về tương lai sáng ngời. Tôi tin rằng, trên cõi đời
này, không một nhà văn nào muốn người đọc của mình sau khi gấp lại tác phẩm,
trong cõi lòng họ tràn trề những nỗi u uất đến cùng cực. Nếu như không gieo được
vào tâm khảm của những kẻ yêu mến văn chương một chút ánh sáng huyền diệu
của niềm tin, thì vị thế của văn học bao đời nay sẽ lụi tàn chỉ trong phút chốc. Chính
vì lẽ đó mà dù thiên truyện “Vợ nhặt” lấy bối cảnh của nạn đói năm 1945, nhưng
chưa bao giờ nó khiến cho bạn đọc chiêm nghiệm cảm giác tuyệt vọng hoàn toàn,
mà lúc nào nó cũng kéo trái tim độc giả hoà tan trong tình người đằm thắm. Chính
sự kề cận và đồng cảm giữa những linh hồn cô lẻ đã khỏa lấp và cứu rỗi cả một
không thời gian như bị nhấn chìm vào trong tử khí. Ấn tượng hơn cả trong tác phẩm
này là đoạn trích/nhân vật (chỗ này mọi người điền vị trí vào nha), (sau đó tới đây
thì là nội dung đoạn trích hoặc tính chất của nhân vật tuỳ theo đề bài nhé).

2. Kết bài.

Aimatop đã từng phát biểu “ Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối
cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết
thúc”, và đó chính là xúc cảm của bạn đọc khi khép lại một văn phẩm với nhiều dư
ba như “Vợ nhặt”. Truyện ngắn này của Kim Lân đã xoa dịu những chấn thương
tâm lý của con người bằng cách tiếp cho họ thêm niềm tin vào cuộc sống, rằng kể cả
trong hoàn cảnh lao khổ nhất của đời người, vẫn sẽ có ánh sáng xuất hiện, rằng
bóng đêm chỉ là hiện thân tạm thời của nỗi đau, và sau khi kinh qua đêm đen ấy,
ánh sáng sẽ “khải hoàn” nơi tâm tưởng con người. Giống như hình ảnh Tràng, bà
cụ Tứ và Thị, dù số phận của họ chỉ nằm im trong trang viết, nhưng những gì họ
gieo vào lòng bạn đọc sẽ sống mãi như một ngọn đuốc bất diệt, nhắc ta nhớ về sức
mạnh của tình yêu.

You might also like