You are on page 1of 11

Chương II: MỘT SỐ KHÍA CẠNH

TÂM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM


TỘI
Status IMPORTANT

1. Khái niệm tội phạm, hành vi phạm tội, người phạm tội

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế,
nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Người phạm tội là người có đủ dấu hiệu chủ thể của tội phạm và đã thực
hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm. Người phạm tội có thể
là phạm tội riêng lẻ hoặc là người phạm tội trong đồng phạm. Người phạm
tội có thể đã thực hiện hoàn thành tội phạm hoặc đã thực hiện tội phạm
nhưng mới ở giai đoạn phạm tội chưa đạt hoặc mới có hành vi chuẩn bị
phạm tội.

Nhóm phạm tội

Chương II: MỘT SỐ KHÍA CẠNH TÂM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI 1
J.P.Chaplin: “Nhóm là sự tập hợp các cá nhân mà do đó họ có một số
đặc điểm chung hoặc là theo đuổi một số mục đích khác nhau”

John C.Bringham, R.Schelenker: “Nhóm là một taaph hợp của hai hoặc
nhiều người, giữa các thành viên có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn
nhau về hành vi. Nhóm là một đơn vị tồn tại một cách có tổ chức, các
thành viên nhóm có cùng chung những lợi ích và các mục đích”

⇒ Như vậy, dấu hiệu cơ bản của một nhóm xã hội: có hoạt động chung của
nhiều người được quy định bởi các mục đích, nhiệm vụ, quan hệ (cộng
đồng về lợi ích, nhu cầu, chuẩn mực xã hội, chính kiến,…) ý thức của các
thành viên và của nhóm về sự đồng nhất các dấu hiệu duy trì sự tồn tại và
phát triển của nhóm
⇒ Nhóm phạm tội là nhóm hình thành bất hợp pháp, có hành vi nguy hiểm
cho xã hội, giữa các thành viên có sự liên kết hành động với nhau trong
hành động chống đối xã hội

Phạm tội có tổ chức (Khoản 2, Điều 17) là hình thức đồng phạm có sự câu
kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội
phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực
hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc
thực hiện tội phạm.

Đặc điểm tâm lý của nhóm tội phạm

Sự hình thành nhóm trên cơ sở các đối tượng nhận thấy sự cần thiết
phải có liên kết để thực hiện ý đồ phạm tội. Một số trường hợp do không
ý thức đầy đủ (bạn bè lôi kéo, mua chuộc, tình cảnh éo le,…)

Mối quan hệ giữa các thành viên phụ thuộc chủ yếu vào động cơ thỏa
mã nhu cầu cấp thấp. Chính vì vậy khi mâu thuẫn về quyền lợi sẽ dẫn
đến giành giật, tan dã, tiêu diệt lẫn nhau.

Độ ám thị cao

Chương II: MỘT SỐ KHÍA CẠNH TÂM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI 2
Hành vi của mỗi cá nhân trong nhóm được xác định bởi:

Lợi ích nhóm;

Mong đợi của nhóm;

Ham muốn và danh vọng của cá nhân;

Chức năng, vị trí, vai trò trong nhóm

Mức độ nguy hiểm của nhóm phạm tội cao hơn tội phạm do cá nhân
gây ra nên hành động phạm tội của nhóm được coi là tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự.

Hành vi phạm tội là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật
hình sự, có lý trí, có ý chí và được thể hiện ra bên ngoài

Dấu hiệu phạm tội

Hành vi mang tính chất nguy hiểm cho xã hội: gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật pháp bảo vệ

Hành vi phạm tội biểu hiện ra bên ngoài bằng hình thức hành động
(trộm cắp, cướp giật,…) hoặc không hành động (không cứu người,
không tố giác,…)

Hành vi phạm tội có lý chí và có ý chí (hành vi có nhận thức và điều


khiển được hành vi)

2. Nhân cách người phạm tội

Khái niệm nhân cách người phạm tội

Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân
quy định bản sắc và giá trị xã hội loài người.

Nhân cách người phạm tội là tổ hợp các phẩm chất, các thuộc tính
tâm lý cá nhân thể hiện xu hướng chống đối xã hội và thái độ tiêu cực
đối với các lợi ích, các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ,
luôn lựa chọn ý đồ và thực hiện hành vi phạm tội

Nhân cách hợp chuẩn là những nhân cách có các thuộc tính,
phẩm chất đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, thích ứng
với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, phù hợp với quá trình phát
triển xã hội. Đó là những con người, những công dân bình thường
hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, hành động đúng pháp
luật

Chương II: MỘT SỐ KHÍA CẠNH TÂM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI 3
Nhân cách không hợp chuẩn là những tính cách có các đặc điểm,
thuộc tính không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, các quy
phạm pháp luật không đáp ứng đòi hỏi của xã hội, những nhân cách
này dễ bị xã hội đào thải

Thuộc tính tâm lý: là hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình
thành và khó mất đi, tạo thành nết riêng của nhân cách

Xu hướng: Nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, niềm tin, thế giới quan

Tính cách: Nhút nhát, tự tin thẳng thắn

Khí chất: Hăng hái, nóng nảy, ưu tư, bình thản

Năng lực: Kiến thức + Kỹ năng + Thái độ

Cấu trúc nhân cách

Loại cấu trúc gồm 2 Loại cấu trúc gồm 3 thành Loại cấu trúc gồm 4 thành
thành phần phần phần
A.G.Côvaliốp: các quá trình 4 nhóm thuộc tính tâm lý
Phẩm chất và năng tâm lý, các trạng thái tâm lý, điển hình của cá nhân: xu
lực (Đức và tài) và các thuộc tính tâm lý cá hướng, tính cách, khí chất,
nhân năng lực

Phạm Minh Hạc: Xu hướng


của Nhân cách; Khả năng
Tầng nổi: Ý thức và tự Quan niệm của phân tâm
của nhân cách; Phong
ý thức. Tầng sâu gồm học: cái nó, cái tôi và cái
cách, hành vi nhân cách;
tiềm thức và vô thức siêu tôi
Hệ thống điều khiển của
nhân cách
Nhận thức (tri thức và năng
lực trí tuệ), tình cảm (rung
cảm và thái độ) và ý chí
(phẩm chất ý chí, kĩ năng, kỹ
xảo, thói quen)

Cấp độ nhân cách

Chương II: MỘT SỐ KHÍA CẠNH TÂM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI 4
Các loại nhân cách

Theo A.I.Đôngava có 3 loại

Nhân cách phạm pháp có hệ thống: Người có nhân cách loại này,
họ không chỉ lợi dụng hoàn cảnh mà còn tự tạo ra hoàn cảnh, vượt
qua mọi trở ngại để thực hiện âm mưu tội lỗi, hành vi phạm tội đã
trở thành thói quen xử sự của họ (Các tội phạm khủng bố)

Nhân cách phạm pháp do chuẩn mực đạo đức, pháp luật lỏng
lẻo, không nghiêm: Lối sống đã hình thành trước đây trong sự tác
động với tình huống chuẩn mực đạo đức, pháp luật lỏng lẻo không
nghiêm đã dẫn đến hành vi phạm tội Vụ án đấu thầu lô vắc xin
Việt Á

Nhân cách phạm pháp bối cảnh: hành vi phạm tội xảy ra trong
hoàn cảnh xung đột. Hành vi phạm tội xảy ra trong hoàn cảnh xung
đột. Hành vi xảy ra tựa như kích thích phản ứng (song sự thực
không phải kích thích - phản ứng vì tuy hoàn cảnh có xung đột
nhưng cá nhân có phạm tội hay không còn phụ thuộc vào đặc điểm
nhân cách của người đó lúc tiến hành hành vi phạm tội) Vụ án
xung đột do mâu thuẫn như ghen tuông

Theo mức độ của những đặc điểm, phẩm chất tâm lý tiêu cực có 3 loại

Nhân cách tội phạm toàn thể: Người có nhân cách này thường có
thái độ xấu đối với xã hội, hành vi phạm tội được định hình, cuộc
sống không ngoài tội phạm, thường xuyên gắn liền với tính toán,

Chương II: MỘT SỐ KHÍA CẠNH TÂM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI 5
hoạt động phạm tội (thường thấy ở tội phạm lưu manh chuyên
nghiệp, tái phạm nhiều lần…) - Vụ án Phù thủy Xyanua

Nhân cách tội phạm cục bộ: có sự phân đôi các phẩm chất, vừa
có những phẩm chất hợp chuẩn, vừa có những phẩm chất không
hợp chuẩn (thường thấy ở tội phạm tham ô, hối lộ, buôn lậu) Vụ án
tham ô hối lộ của bác sĩ Nguyễn Hữu Tuấn của bệnh viện Tim
Hà Nội

Nhân cách tội phạm tiểu cục bộ: Trong nhân cách này có vài
phẩm chất tâm lý tiêu cực mà trong tình huống nhất định sẽ thúc
đẩy cá nhân phạm tội (phạm tội do thúc đẩy của cảm xúc tính huống
ghen tuông, tức giận thách đố, xúc phạm danh dự của nhau,…)

Theo khách thể bị xâm hại và đặc điểm hành vi phạm tội có thể chia
thành 3 loại

Nhân cách người phạm tội vụ lợi: Xu hướng vụ lợi là nhân tố


nòng cốt của hành vi cá nhân

Nhân cách người phạm tội bạo lực: các phẩm chất điển hình như
tính ích kỉ cao, không có thái độ dung hòa khi lợi ích cá nhân bị va
chạm, tính quyết đoán cao, nhẫn tâm, tàn bạo coi thường người
khác, thường sử dụng bạo lực trong giải quyết xung đột, mâu thuẫn,
khả năng kiềm chế, ổn định cảm xúc kém, đời sống tính cảm nghèo
nàn, đặc biệt là các tình cảm cấp cao như tình cảm đạo đức, thẩm
mỹ, trí tuệ

Nhân cách người phạm tội vụ lợi - bạo lực: Đây là nhân cách có
sự pha trộn, kết hợp các đặc điểm nhân cách của các loại trên

Theo ý thức trong hoạt động phạm tội

Nhân cách phạm tội chuyên nghiệp, tái phạm: luôn coi thường
pháp luật, hành vi và phương pháp phạm tội thuần thục, ổn định;
cấu trúc động cơ thấp hèn ngày càng chiếm vị trí rõ nét (suy đồi đạo
đức nặng nề, lệch lạc tính cách, hành vi không thích ứng, biến dạng
vai trò xã hội). Điều kiện sống bất lợi, cùng với quá khứ tù tội dễ làm
họ mất đi cảm giác sợ hãi bị trừng phạt. Một trong những biểu hiện
tâm lý phổ biến của đa số những người tái phạm tội là sự thờ ơ với
khả năng bị trừng phạt, với dư luận xã hội

Nhân cách người phạm tội vô ý: không có động cơ, mục đích
phạm tội. Nhìn chung họ là những công dân bình thường không cố

Chương II: MỘT SỐ KHÍA CẠNH TÂM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI 6
ý phạm tội, nhưng là những người thiếu tự giác, tuân thủ kỷ luật,
kém khả năng kiềm chế, tự chủ

3. Quá trình hình thành hành vi phạm tội

Nhu cầu và lợi ích của hành vi phạm tội

Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của


con người; là đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật
chất và tinh thần để tồn tại và phát
triển

Nhu cầu có hai tính chất:

Nhu cầu đã được thỏa mãn thì


không còn là động lực thúc đẩy
hành vi nữa

‘’Không có số để đếm nhu cầu và


ước muốn” (Alfred Marshall 1902).
Khi nhu cầu này được thỏa mãn
thì nhu cầu kia trở nên bức xúc
hơn

Nhu cầu là động lực thúc đẩy hành vi


của người phạm tội

Một số đặc điểm riêng về nhu cầu của


người phạm tội

Tính nghèo nàn, hạn hẹp về hệ


thống nhu cầu

Sự đòi hỏi quá cao của các nhu


cầu thuộc cấp thấp

Tính suy đồi và thiếu lành mạnh

⚠ Nhu cầu là nguyên nhân sâu xa của hành vi, nhưng cội nguồn của
hành vi phạm tội không ở bản thân nhu cầu mà là sự ý thức sai về
nhu cầu và con đường thỏa mãn nhu cầu

Chương II: MỘT SỐ KHÍA CẠNH TÂM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI 7
Khi nhu cầu được nhận thức và so sánh nó với những điều kiện, công cụ
biện pháp thực hiện nhu cầu đó thì đó là lợi ích

Đặc điểm lợi ích của người phạm tội. Người phạm tội đem đối lập lợi ích cá
nhân với lợi ích xã hội, xâm phạm tới lợi ích chính đáng, hợp pháp của
người khác

Động cơ, mục đích, ý định phạm tội

ĐỘNG CƠ

Động cơ phạm tội là tất cả những gì bên trong thúc đẩy người phạm tội
thực hiện hành vi phạm tội

Cơ sở của động cơ là nhu cầu

Phạm tội với lỗi cố ý luôn tồn tại động cơ phạm tội

Phạm tội với lỗi vô ý thì chỉ tồn tại động cơ ứng xử, không đóng vai trò
động lực thúc đẩy việc thực hiện tội phạm

Hành vi phạm tội thường xuất phát từ những động cơ sau:

Động cơ vụ lợi gắn liền với ham muốn vật chất hẹp hòi muốn có đồ
quý, có tích lũy lớn, làm giàu bất chính

Động cơ gắn liền với suy tính nhằm nâng cao thể diện cá nhân
(muốn hơn người, có địa vị xã hội cao)

Động cơ mang tính hiếu chiến trong khi đó lại có mâu thuẫn cá
nhân, kết hợp với ý thức coi thường lợi ích của người khác, của xã
hội, không tôn trọng nhân phẩm con người)

Động cơ đi ngược với lợi ích xã hội gắn với tình trạng vô trách
nhiệm, không hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm công dân với
Nhà nước

MỤC ĐÍCH PHẠM TỘI

Là kết quả mà người phạm tội mong muốn đạt được bằng việc thực
hiện hành vi phạm tội

Điều 9, Khoản 1, Bộ Luật hình sự: “Người phạm tội nhận thức rõ ràng
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành
vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”

⇒ Động cơ có chức năng thúc đẩy hành vi. Mục đích định hướng và
điểu khiển hành vi

Chương II: MỘT SỐ KHÍA CẠNH TÂM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI 8
Quyết định thực hiện hành vi phạm tội

Sự khẳng định hoàn toàn phương án đã chọn tại thời điểm xuất phát để
thực hiện hành động là “điểm nút” của toàn bộ quá trình chuẩn bị phạm tội

Nhân cách đã chuyển hóa, mục đích mà chủ thể đã định nổi lên trên hết,
mọi ý nghĩ đều tập trung hướng đến kết quả phạm tội

Phương thức thực hiện hành vi phạm tội

Là hệ thống phương pháp được lựa chọn xuất phát từ động cơ và mục đích
đã hình thành và do đặc điểm tâm lý của người hành động quy định.

Phản ánh ý định và quá trình chuẩn bị phạm tội

Thể hiện đặc điểm tâm lý, vốn tri thức, kĩ năng, kỹ xảo, thói quen, các mối
quan hệ xã hội, kiểu khí chất, trạng thái tâm lý của người phạm tội

Mục đích xác định tính chất và phương thức hành động đạt kết quả

Tìm hiểu và lựa chọn vụ án. Phân tích cấu trúc tâm lý của thủ phạm theo 4 giai đoạn trên

4. Diễn biến tâm lý của người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội

Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của người phạm tội sau
khi thực hiện hành vi phạm tội

Nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý

Trạng thái tâm lý sau khi phạm tội

Căng thẳng, sự ám ảnh ở người phạm tội

Nhận thức được ý nghĩa và hậu quả của hành vi phạm tội, có thể ăn
năn, hối hận

Lo lắng cho sự an toàn của bản thân, lo sợ bị phát hiện và trừng trị

Hoạt động tích cực của tư duy để tìm cách đối phó với cơ quan điều
tra, hòng che dấu hành vi phạm tội

Hành vi thụ động, dễ bị kích động, không làm chủ được bản thân

Chương II: MỘT SỐ KHÍA CẠNH TÂM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI 9
Có sự mâu thuẫn trong xu hướng hành vi. Vừa muốn đầu thú, vừa
muốn lẩn tránh. Đây gọi là “giao động tâm lý” sau khi thực hiện tội
phạm

Hành vi sau khi phạm tội

Hành vi thụ động, dễ bị kích động không làm chủ được bản thân

Sử dụng chất kích thích để hạn chế sự căng thẳng

Tìm hiểu, thăm dò các thông tin trong quá trình điều tra

Có sự mâu thuẫn trong xu hướng hành vi. Vừa muốn đầu thú, vừa
muốn lẩn tránh. Đây gọi là “giao động tâm lý” sau khi thực hiện tội
phạm

Đặc điểm và tính chất của hành vi phạm tội: Quá trình thực hiện hành vi
khó khăn, sử dụng nhiều sức, trí tuệ thì sau đó tâm lý càng căng thẳng.
Phạm tội lần đầu, phạm tội hoặc hậu quả ngoài ý muốn dẫn đến căng
thẳng hơn; Thực hiện hành vi có đồng phạm: Yên tâm hoặc lo lắng

Tiền án, tiền sự

Tác động của dư luận xã hội và tác động của cơ quan điều tra

Sự nhận thức của người phạm tội về hậu quả của hành vi phạm tội và
cảm xúc về hậu quả

Các đặc điểm tâm lý cá nhân: tính cách, khí chất,…

Một số cách người phạm tội thường dùng để giải tỏa trạng thái tâm lý căng
thẳng của họ sau khi thực hiện hành vi phạm tội

Thay đổi nhịp sống khác thường, tích cực khác thường hoặc tìm đến
chất kích thích giải tỏa tâm lý

Tìm hiểu, thăm dò các thông tin về quá trình điều tra

Tìm cách che dấu. Với tội phạm chuyên nghiệp thường có thái độ “lì
lợm”, “bất cần”, “bình thản”

5. Tâm lý nhóm phạm tội

6. Nguyên nhân tâm lý - xã hội của tình hình tội phạm

7. Ảnh hưởng của gia đình tới hành vi phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên

Chương II: MỘT SỐ KHÍA CẠNH TÂM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI 10
Chương II: MỘT SỐ KHÍA CẠNH TÂM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI 11

You might also like