You are on page 1of 2

Câu 1/ Những thuốc độc trên tai không dùng chung với aminoglycosid là gì?

+thuốc chống ung thư dựa trên bạch kim


+Salicylate (NSAIDs): giảm thính lực, một số ít trường hợp dùng aspirin liều cao
kéo dài có thể gây điếc vĩnh viễn
+Quinine: ít ảnh hưởng đến tiền đình nhưng đều có nguy cơ gây rối loạn thính lực
+thuốc lợi tiểu quai: dùng phối hợp với các kháng sinh aminoglycoside ở những
bệnh nhân có suy thận, furosemide và ethacrynic acid có thể gây điếc vĩnh viễn

Câu 2/ Cơ chế gây nhược cơ ở aminoglycosid là gì? Cách khắc phục?


- Aminoglycosid có thể ức chế quá trình phóng thích acetylcholin từ các sợ thần
kinh đồng thời làm giảm độ nhạy cảm của acetylcholin với các receptor hậu synap.
Tuy nhiên, Ca2+ có thể làm đảo nghịch được tác động này và tiêm tĩnh mạch muối
calci là điều trị giải đọc thường được lựa chọn.

Câu 3/ Cần lưu ý gì khi phối hợp KS nhóm aminosid với


betalactam/flouroquinolon?
Đây là tương tác đồng hiệp lực, aminosid có tính kiềm sẽ phá vòng lactam, làm mất
hoạt tính của KS này, cho nên không được trộn lẫn 2 KS vào cùng 1 ống tiêm mà
phải tiêm ở 2 vị trí khác nhau.

Câu 4/ Vì sao phải giảm liều aminosid ở BN bị béo phì


Vì đặc tính phân bố của nhóm aminosid là rất phân cực nên khó tan trong lipid, phân
bố rất kém trong mô mỡ nên trọng lượng toàn cơ thể phải tính lại đối với ng béo phì
Trọng lượng điều chỉnh do người béo phì:
LBW=IBW+0,4(TBW-IBW)
IBW: trọng lượng lý tưởng
TBW: trọng lượng thực

Câu 5/ Tại sao aminoglycosid dùng liều 1 lần/ ngày mà không giảm hiệu lực điều
trị? 
Aminoglycoside là kháng sinh phụ thuộc nồng độ, khi tăng nồng độ thì hiệu lực
cũng tăng. Ngoài ra aminoglycoside còn có hiệu ứng hậu kháng sinh kéo dài sau đó
(ở nồng độ thấp hơn MIC vẫn ức chế sự phân chia của vi khuẩn). 

Câu 6/ Được biết nhóm aminosid có thể gây sốc khi sử dụng, đây là một tác dụng k
mong muốn khá nguy hiểm, vậy có cách nào để dự đoán hay phòng tránh k ?
Có thể thử phản ứng trên da để dự đoán trước các phản ứng như sốc hay dị ứng.
Câu 7: những enzyme nào có thể phá hủy aminosid ?
N-acetyltransferase (AAC) : acetyl hóa nhóm amin
O- adenyltranferase (ANT) : adenyl hóa nhóm hydroxyl
O- phosphotransferase (APH) : phosphoryl hóa nhóm hydroxyl

You might also like