You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ SỐ
Đề tài:
Kinh doanh số, chiến lược kinh tế số và đổi mới sáng tạo

GVHD: TH.S HUỲNH THỊ LY NA


LỚP HỌC PHẦN: 222EC20
NHÓM: 3

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 4 năm 2023


MỤC LỤC
4.1. Chiến lược kinh tế số và đổi mới sáng tạo: .............................................................. 3
4.2. Mối quan hệ của các tác nhân trong kinh tế số: ....................................................... 4
4.3. Các mô hình kinh doanh số: .................................................................................... 6
4.3.1. Khái niệm kinh doanh số:............................................................................................6
4.3.2. Các mô hình kinh doanh số: ........................................................................................6

4.4. Định vị chiến lược kinh doanh: ............................................................................. 10


4.4.1. Tài sản:..................................................................................................................... 11
4.4.2. Năng lực cốt lõi:........................................................................................................ 12
4.4.3. Các Lực lượng cạnh tranh: ....................................................................................... 14

i
LỜI MỞ ĐẦU
Khi xu hướng của toàn cầu hoá ngày càng được khẳng định trên hầu hết các diễn
đàn, thì sự hội nhập và hợp tác phát triển được xem là các yếu tố không thể thiếu trong
bối cảnh đó. Với sự phát triển ấy, thời đại công nghệ mà chúng ta đang trải qua chính
là một kết quả tất yếu. Đối với đất nước Việt Nam, việc ứng dụng khoa học, kĩ thuật,
công nghệ vào quy trình sản xuất truyền thống đóng một vai trò quan trọng, giúp nâng
cao khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, từ đó thu hút được nhiều hơn nguồn
đầu tư trong lẫn ngoài nước ở lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

Để phân tích rõ hơn về việc ứng dụng kĩ thuật và giải thích về sự thay đổi các quy
trình, nội dung mà nhóm chúng tôi muốn trình bày trong bài báo cáo là kinh doanh số,
chiến lược kinh tế số và đổi mới sáng tạo. Khái niệm kinh doanh số được sử dụng rộng
rãi trong ngành bởi các chuyên gia kinh tế hoặc bởi các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn.
Mô hình kinh doanh số được áp dụng rộng rãi, trở thành mô hình tất yếu được rất nhiều
công ty, tập đoàn ở rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới sử dụng. Vì vậy, không
thể phủ nhận tầm quan trọng của việc tiếp nhận kiến thức toàn cầu này khi nó đang dần
dần phủ sóng hầu hết các nước phát triển trên thế giới. Có thể nói, kinh doanh số là một
định nghĩa nhỏ hơn nằm trong kinh tế số. Và kinh doanh số phải được thực hiện bằng
các chiến lược khôn ngoan, giúp tối ưu hoá quy trình kinh doanh từ truyền thống sang
hiện đại là một bước tiến khả thi.

Bằng việc nghiên cứu các bài báo cáo khác, chọn lọc thông tin từ các nguồn đáng
tin cậy, từ đó tổng hợp lại nội dung một cách đầy đủ trong phạm vi của đề tài, chúng tôi
muốn đóng góp thêm một góc nhìn để giúp người đọc đến gần hơn với khái niệm kinh
doanh số, và các chiến lược được áp dụng trong mô hình kinh doanh này. Bên cạnh đó,
chúng tôi cũng muốn giúp cho người đọc hiểu được những ảnh hưởng hay tác động cụ
thể mà nó mang lại đối với cuộc sống, từ đó người đọc có thể cởi mở đón nhận một tương
lai hiện đại hơn và có những hành động thiết thực hơn. Một lần nữa, chúng tôi xin khẳng
định những thông tin, kết quả, dự báo được nhắc đến trong bài đều được kiểm duyệt và
cho phép sử dụng một cách hợp lý bởi chính tác giả của bài nghiên cứu. Hi vọng mang
đến cho người đọc sự yên tâm đối với các thông tin, kiến thức trong chuyên ngành được
nhắc đến.

1
NỘI DUNG
4.1. Chiến lược kinh tế số và đổi mới sáng tạo

Là hai trong những khái niệm quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đang diễn ra hiện nay. Đây là các chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng
nền kinh tế số và sự đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chiến
lược này tập trung chủ yếu vào việc tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ số hay khai
thác tiềm năng của nền kinh tế tri thức, sự sáng tạo của con người để nâng cao năng suất,
tăng cường sức cạnh tranh, cùng với đó tạo ra được các tác động tích cực đến nhu cầu,
đáp ứng và cải thiện đáng kể đời sống của con người.
Chiến lược kinh tế số là chiến lược cho sự phát triển của kinh tế dựa trên các
công nghệ số hóa cũng như công nghệ thông tin và truyền thông ICT. Bên cạnh đó còn
có các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, Internet vạn vật -
Internet of Things (IoT), công nghệ blockchain, Big Data và các công nghệ mới khác để
thay đổi hoạt động kinh doanh và sản xuất.
Chiến lược đổi mới sáng tạo là quá trình đưa ra những ý tưởng mới, phát minh
mới, cho ra đời những sản phẩm mới và dịch vụ mới, hoặc tận dụng những yếu tố hiện
có như cách thức sản xuất, tiếp thị, bán hàng, phân phối sản phẩm của thị trường truyền
thống và áp dụng các phương thức đổi mới để nâng cao chúng hơn nữa.

Các lợi ích mang lại từ việc áp dụng thành công các chiến lược:
1. Tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất: Bằng cách cải thiện quy trình sản xuất và
dịch vụ, giảm thiểu thời gian và chi phí sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch
vụ, và tăng khả năng phục vụ khách hàng.
2. Tăng khả năng phân tích dữ liệu: Chiến lược kinh tế số và đổi mới sáng tạo giúp
các tổ chức thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả hơn, từ đó giúp hỗ
trợ quyết định kinh doanh và phát triển kinh tế.
3. Tăng tính minh bạch và hiệu quả: Kinh tế số và đổi mới sáng tạo có thể giúp
tăng tính minh bạch và hiệu quả của các quy trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp dễ
dàng quản lý các thông tin, tài nguyên và dữ liệu.
4. Tăng tính cạnh tranh: Kinh tế số giúp các doanh nghiệp cải thiện tính cạnh tranh
bằng cách sử dụng công nghệ mới để tăng cường sản xuất và cải thiện chất lượng sản
phẩm.

3
5. Tạo ra công việc mới: Kinh tế số và đổi mới sáng tạo có thể tạo ra nhiều công
việc mới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
6. Tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới, nhiều mô hình kinh doanh trên nền tảng
công nghệ và số hóa.
7. Giảm thiểu tác động của tác động môi trường: Giảm thiểu sử dụng giấy và tài
nguyên thiên nhiên bằng cách sử dụng các giải pháp kinh tế số như hóa đơn điện tử và
quản lý tài nguyên thông minh.
8. Tăng trải nghiệm khách hàng: Kinh tế số giúp các doanh nghiệp cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
9. Cải thiện chất lượng cuộc sống: Kinh tế số và đổi mới sáng tạo có thể tạo ra các
sản phẩm và dịch vụ mới, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi người.

=> Mối quan hệ giữa hai chiến lược này là chiến lược kinh tế số có thể hỗ trợ chiến
lược đổi mới sáng tạo bằng cách cung cấp cho doanh nghiệp các công nghệ mới để
nghiên cứu, phát triển và cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Nó cũng cung cấp cho
doanh nghiệp các công cụ để nâng cao trải nghiệm khách hàng và quản lý quy trình kinh
doanh một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chiến lược đổi mới sáng tạo cần phải được
thực hiện một cách độc lập và tập trung vào tạo ra giá trị mới và khác biệt đối với khách
hàng, chứ không chỉ là việc sử dụng công nghệ.

4.2. Mối quan hệ của các tác nhân trong kinh tế số

Nhà cung cấp mạng (NP) là chủ sở hữu của cơ sở hạ tầng CNTT-TT cần thiết cho
giao dịch trực tuyến, bao gồm mạng cố định, mạng di động, cơ sở hạ tầng Internet, và
các cơ sở lưu trữ dữ liệu khác. Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) mua quyền truy cập
vào cơ sở hạ tầng này từ (NP) và bán lại cho người tiêu dùng (C) và nhà cung cấp dịch
vụ ứng dụng (ASP). Người tiêu dùng có thể sử dụng các dịch vụ này trực tiếp để truy
cập Internet, thực hiện gọi điện thoại, và gửi tin nhắn SMS. (ASP) sử dụng quyền truy
cập cơ sở hạ tầng được mua từ (ISP) để hỗ trợ phân phối nội dung, ứng dụng và dịch vụ
mà (ASP) sản xuất. (ASP) cũng có thể mua nội dung có bản quyền từ nhà cung cấp nội
dung (CP) chẳng hạn như phim ảnh, âm nhạc và tin tức.
Ví dụ: Về các loại dịch vụ do (ASP) cung cấp là truyền phát nhạc trực tuyến
(Spotify và Tidal), truyền phát video trực tuyến (ví dụ: Netflix và HBO), báo kỹ thuật số
(ví dụ: The New York Times và Financial Times). Thị trường truy cập mạng là lĩnh vực
kinh doanh của (ISP) và (NP), trong khi thị trường dịch vụ thông tin là hoạt động kinh
doanh miền của (ASP) và (CP).

4
Hình 4.2.1. Các tác nhân và mối quan hệ trong nền kinh tế số.

Mô hình trong hình là sự đơn giản hóa lĩnh vực kinh doanh cho các dịch vụ kỹ thuật
số. Không chỉ có nhiều bên liên quan tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật
số, mà còn có sự khác biệt lớn trong cách mỗi bên tiến hành hoạt động kinh doanh của
mình. Hơn nữa, cần một đội ngũ kỹ thuật viên và kỹ sư để xây dựng và quản lý cơ sở hạ
tầng CNTT-TT. Cùng với những cam kết to lớn trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT-
TT vì CNTT-TT có xu hướng lỗi thời nhanh chóng.
Nhà cung cấp nội dung sản xuất nội dung như âm nhạc, phim ảnh và tin tức. Hoạt
động kinh doanh của nhà sản xuất nội dung khác rất nhiều so với hoạt động kinh doanh
của NP. Các sản phẩm của nhà cung cấp nội dung thường là kỹ thuật số và chỉ nằm trên
một thiết bị lưu trữ kỹ thuật số. Các sản phẩm này không cần nâng cấp hoặc quản lý mở
rộng sau khi được sản xuất. Các mối quan hệ hoặc hợp đồng chính thức, về mặt thỏa
thuận cấp độ dịch vụ (SLA), có thể tồn tại giữa các bên liên quan trong thị trường kỹ
thuật số.

Hình 4.2.2. Cấu hình thỏa thuận mức dịch vụ

5
4.3. Các mô hình kinh doanh số
4.3.1. Khái niệm kinh doanh số

Kinh doanh số (Digital Business) hay còn gọi là kinh doanh điện tử, kinh doanh
trực tuyến, kinh doanh online là một mô hình kinh doanh hoạt động dựa trên sự sử dụng
các công nghệ số để tạo ra giá trị cho khách hàng và cải thiện hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Kinh doanh số bao gồm sự kết hợp giữa các phương tiện số, như máy tính,
điện thoại di động, trang web và mạng xã hội, để kết nối với khách hàng, nâng cao trải
nghiệm khách hàng và tối ưu hóa các quy trình nội bộ. Bên cạnh đó còn giúp tiết kiệm
chi phí vận hành, giảm thiểu các chi phí liên quan đến cửa hàng, kho bãi, nhân viên và
quản lý. tiết kiệm chi phí và tăng doanh số bán hàng. Ngoài ra, kinh doanh số cũng cho
phép các doanh nghiệp thu thập và phân tích thông tin khách hàng, từ đó đưa ra các quyết
định chiến lược hiệu quả hơn.
Các hoạt động kinh doanh số bao gồm:
• Thương mại điện tử (E-commerce)
• Tiếp thị số (Digital marketing)
• Dịch vụ khách hàng số (Digital customer service)
• Quản lý dữ liệu số (Digital data management)
Tuy nhiên, kinh doanh số cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào các hệ
thống và phần mềm, quản lý rủi ro liên quan đến bảo mật thông tin khách hàng và giao
dịch trực tuyến, đồng thời cần có nhân lực có kiến thức về kinh doanh số và các công
nghệ liên quan để quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh số.

4.3.2. Các mô hình kinh doanh số

a) Mô hình thương mại điện tử (E - commerce market)


Mô hình kinh doanh E-commerce (hay còn gọi là mô hình kinh doanh thương
mại điện tử) là một loại mô hình kinh doanh trong đó sản phẩm hoặc dịch vụ được bán
trực tuyến thông qua một trang web thương mại điện tử. Các công ty thường xây dựng
trang web thương mại điện tử để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, cung cấp
các chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ, chính sách vận chuyển và trả hàng, và cho phép
khách hàng đặt hàng và thanh toán trực tuyến.

6
Mô hình kinh doanh E-commerce giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cửa hàng và quảng
cáo, mở rộng phạm vi kinh doanh và thu hút khách hàng trên toàn thế giới, cải thiện khả
năng tương tác với khách hàng và tăng tính tiện lợi cho khách hàng (Ví dụ: Amazon,
eBay, Alibaba, Lazada...)
b) Mô hình kinh doanh tự do (Free-Model) (Ad-supported):
Free-Model (ad-supported) là một mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp cung cấp
sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí cho khách hàng và sinh lợi bằng cách hiển thị quảng
cáo trên nền tảng của mình. Khi khách hàng truy cập trang web hoặc sử dụng ứng dụng
của doanh nghiệp, họ sẽ được trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí nhưng cùng
lúc đó cũng phải chấp nhận xem quảng cáo.
Đối với doanh nghiệp, mô hình Free-Model có thể giúp họ thu hút một lượng lớn
người dùng và khách hàng mới. Mô hình này thường được áp dụng trong các lĩnh vực
như truyền thông, giải trí, trò chơi điện tử, phần mềm, ứng dụng di động và nhiều lĩnh
vực khác. Một số ví dụ nổi tiếng của mô hình này bao gồm Google, Facebook, YouTube
và Spotify.
c) Mô hình kinh doanh Freemium (Freemium Model):
Freemium Model là một mô hình kinh doanh trong đó doanh nghiệp cung cấp một
phiên bản miễn phí của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, và đồng thời cũng cung cấp
phiên bản trả phí với những tính năng hoặc chức năng cao cấp hơn. Người dùng có thể
sử dụng phiên bản miễn phí để trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ và khi họ muốn truy
cập đến những tính năng cao cấp hơn, họ sẽ phải trả tiền để nâng cấp lên phiên bản trả
phí.
Mô hình Freemium Model thường được áp dụng trong lĩnh vực phần mềm, ứng
dụng di động, trò chơi điện tử và các dịch vụ trực tuyến khác. Đối với doanh nghiệp, mô
hình Freemium có thể giúp họ thu hút một số lượng lớn người dùng và khách hàng mới.
Nó cũng có thể giúp doanh nghiệp tạo ra một nguồn thu nhập liên tục từ khách hàng hiện
tại và đồng thời tạo ra sự kích thích trong việc sử dụng các tính năng cao cấp hơn của
sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Một số ví dụ cho mô hình: Dropbox, LinkedIn, Skype,
Spotify và các ứng dụng di động như Candy Crush và Clash of Clans.
d) Mô hình kinh doanh theo yêu cầu (On - Demand Model):
On-Demand Model là một mô hình kinh doanh trong đó doanh nghiệp cung cấp
sản phẩm hoặc dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Người dùng có thể yêu cầu sản
phẩm hoặc dịch vụ bất cứ khi nào họ cần và sẽ được cung cấp nhanh chóng. Mô hình
này phổ biến trong các lĩnh vực như giao hàng thực phẩm, vận chuyển, dịch vụ nhà cửa,
dịch vụ xe ô tô, …

7
Mô hình On-Demand có nhiều ưu điểm. Đối với khách hàng, nó cung cấp sự tiện
lợi và nhanh chóng. Đối với doanh nghiệp, nó cung cấp cơ hội để tận dụng các tài nguyên
của họ theo cách hiệu quả hơn và tạo ra một số lượng khách hàng mới. Đồng thời tối ưu
hóa quá trình sản xuất và cung ứng, và đồng thời tăng doanh thu và lợi nhuận. Một số ví
dụ nổi tiếng của mô hình kinh doanh On-Demand là Uber, Grubhub, Postmates và
Instacart.
e) Mô hình kinh doanh chợ trực tuyến (Marketplace):
Là một loại mô hình kinh doanh trong đó các nhà cung cấp và người bán hàng có
thể đăng ký và tạo ra các cửa hàng trực tuyến để bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình
trên một nền tảng chung. Các khách hàng có thể truy cập vào nền tảng và mua hàng từ
nhiều nguồn khác nhau trên cùng một trang web.
Mô hình kinh doanh Marketplace có nhiều lợi ích, bao gồm tiết kiệm chi phí đầu
tư, tăng tính đa dạng và lựa chọn cho người tiêu dùng, đồng thời cung cấp cho người bán
hàng một cách tiếp cận mới để bán hàng và giúp tăng doanh thu. Các công ty Marketplace
thường có chi phí thấp hơn so với các cửa hàng trực tuyến truyền thống và do đó có thể
cung cấp giá cả cạnh tranh hơn cho khách hàng. Ví dụ: Amazon, eBay, Airbnb và Uber
f) Mô hình hệ sinh thái số (Digital Ecosystem Model):
Mô hình kinh doanh Digital Ecosystem là một loại mô hình kinh doanh trong đó
các công ty tạo ra một môi trường kinh doanh số toàn diện, kết nối và tương tác với
khách hàng, đối tác, nhà cung cấp và các bên liên quan khác. Mô hình này bao gồm nhiều
sản phẩm, dịch vụ và nền tảng kết hợp với nhau để tạo ra một hệ sinh thái kinh doanh
hoàn chỉnh.
Mô hình kinh doanh Digital Ecosystem có nhiều lợi ích, bao gồm tăng khả năng
cạnh tranh, cải thiện trải nghiệm khách hàng và đưa ra các giải pháp kinh doanh đa dạng
hơn. Đồng thời, nó cũng có thể tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, đóng góp vào sự phát
triển của ngành và tăng doanh thu của các công ty.
Một số ví dụ về các công ty sử dụng mô hình kinh doanh Digital Ecosystem bao
gồm Apple (iPhone, Mac, Apple Watch, iTunes và các dịch vụ đi kèm khác) và Google
(Google Search, YouTube, Google Maps, Google AdWords và Google Analytics).
g) Mô hình kinh doanh Sharing (Access - Over - Ownership) :
Là một loại mô hình kinh doanh trong đó người tiêu dùng được cung cấp quyền
truy cập và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mà không cần sở hữu chúng. Thay vì mua
và sở hữu sản phẩm, khách hàng có thể thuê, mượn hoặc chia sẻ chúng với nhau, tạo ra
một hình thức tiêu thụ bền vững hơn và giảm thiểu lượng chất thải.

8
Mô hình kinh doanh Sharing có nhiều lợi ích, bao gồm tiết kiệm chi phí, tăng
tính tiện lợi và giảm thiểu tác động đến môi trường. Đồng thời, nó cũng tạo ra cơ hội
kinh doanh mới cho các công ty và giúp khách hàng tiêu dùng thông minh hơn. Một số
ví dụ về các công ty sử dụng mô hình kinh doanh Sharing: Airbnb, Uber và Zipcar.
h) Mô hình trải nghiệm (Model of Experience):
Trong lĩnh vực kinh doanh số, Model of Experience (mô hình kinh doanh trải
nghiệm) tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm độc đáo và tập
trung vào việc tạo ra sự kết nối giữa khách hàng và thương hiệu thông qua các nền tảng
kỹ thuật số.
Một số ví dụ về các công ty sử dụng mô hình kinh doanh trải nghiệm trong nền
tảng số bao gồm: Netflix, Airbnb, Spotify, Peloton (tập các bài thể dục trực tuyển), ...
Mô hình kinh doanh Model of Experience trong nền tảng số tập trung vào việc
cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm độc đáo, dễ dàng sử dụng và tương tác thông
qua các nền tảng kỹ thuật số, tạo ra sự kết nối mạnh mẽ giữa khách hàng và thương hiệu
và tăng tính trải nghiệm cho khách hàng.
i) Mô hình đăng kí (Model of Subscription):
Model of Subscription (mô hình kinh doanh đăng ký) là một mô hình kinh doanh
phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh số. Trong mô hình này, khách hàng đăng ký để truy
cập vào dịch vụ hoặc sản phẩm nào đó trong một khoảng thời gian nhất định và trả tiền
theo chu kỳ định kỳ (thường là hàng tháng hoặc hàng năm).
Một số ví dụ về các công ty sử dụng mô hình kinh doanh đăng ký trong nền tảng
số bao gồm: Amazon Prime, Adobe Creative Cloud, Netflix, Dropbox,...
Mô hình kinh doanh đăng ký cung cấp cho khách hàng sự tiện lợi và linh hoạt,
cho phép họ truy cập vào dịch vụ hoặc sản phẩm mà họ cần mà không cần phải mua toàn
bộ sản phẩm. Giúp cho doanh nghiệp vì khách hàng đăng ký thường có xu hướng trung
thành và trả tiền định kỳ, giúp doanh nghiệp dễ dàng dự đoán lợi nhuận trong tương lai.
j) Mô hình mã nguồn mở (Open - Source):
Là một mô hình kinh doanh trong đó phần mềm hoặc sản phẩm được phát triển,
bảo trì và phân phối dưới dạng mã nguồn mở cho cộng đồng sử dụng và phát triển tiếp.
Theo mô hình này, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, thay đổi, phát triển và phân phối phần
mềm mà không cần phải trả tiền cho chủ sở hữu. Mô hình Open-Source được sử dụng
rộng rãi trong lĩnh vực phát triển phần mềm, như Linux, WordPress, Apache, MySQL
và nhiều sản phẩm khác.

9
Đối với doanh nghiệp, mô hình Open-Source có nhiều ưu điểm, bao gồm tiết
kiệm chi phí, tăng tính tương tác, tăng tính linh hoạt, tăng tính đổi mới. Tuy nhiên, mô
hình Open-Source cũng có một số rủi ro, ví dụ như cạnh tranh, thiếu kiểm soát, thiếu hỗ
trợ.

k) Mô hình tạo ra doanh thu ẩn (Model for Generating Hidden Revenue):


Là một chiến lược kinh doanh mà các công ty sử dụng để tăng doanh thu hoặc lợi
nhuận bằng cách sử dụng các chiến thuật không rõ ràng hoặc ẩn. Mô hình này thường
được áp dụng trong các lĩnh vực như trò chơi điện tử, phần mềm và các dịch vụ trực
tuyến.
Các công ty có thể sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để tạo ra doanh thu ẩn,
bao gồm: In-App Purchases, quảng cáo, dịch vụ miễn phí có giới hạn, thuê bao, đối tác
đồng thuận. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những rủi ro. Đôi khi, các chiến thuật ẩn
có thể gây ra sự không hài lòng của người dùng và ảnh hưởng đến danh tiếng của công
ty do đó các công ty nên sử dụng mô hình này một cách có trách nhiệm và minh bạch để
tránh những tác động tiêu cực.

Ngoài những mô hình kinh doanh này, còn một số mô hình khác tồn tại:

1. Club Affinity.
2. Dịch vụ tự động hóa.
3. Mô hình kinh doanh số của gói thầu.
4. Crowdsourcing.
5. Mô hình kinh doanh số chuyển đổi dữ liệu thành tài sản.
6. Mô hình kinh doanh số phi trung gian.

4.4. Định vị chiến lược kinh doanh:

Phần này dựa trên phân tích định vị sản phẩm và thị trường của một công ty lớn
trong lĩnh vực kinh doanh CNTT-TT, bao gồm các phương pháp mà theo đó các điểm
mạnh và điểm yếu trong quá trình kinh doanh có thể được khám phá ra. Những phương
pháp này bao gồm: Phân tích tài sản hữu hình và vô hình của công ty, phân tích năng lực
và các lực lượng cạnh tranh bên ngoài tác động lên công ty.

10
4.4.1. Tài sản:
Tài sản là các nguồn tài nguyên hữu hình và vô hình do một công ty sở hữu hoặc
kiểm soát, đóng góp vào việc đề xuất giá trị và các nguồn tạo ra dòng tiền vào công ty.
Những tài sản này phải được đổi mới liên tục nếu công ty muốn duy trì vị thế thị trường
trong tương lai.

Hình 4.4.1. Tài sản công ty (Company assets)

Tài sản của công ty được chia thành 6 loại:


• Những sự đổi mới: được thể hiện bằng nghiên cứu, bằng sáng chế, quy trình, trí
tuệ và chia sẻ kiến thức trong tổ chức.
• Các yếu tố lịch sử: mô tả cách công ty được định vị trên thị trường và giải thích
lí do vì sao công ty đạt được vị trí ở hiện tại, xây dựng cơ sở khách hàng và thương hiệu
cũng như phương thức công ty phân khúc thị trường.
• Lực lượng lao động: được đặc trưng bởi mức độ lành nghề và động lực thực hiện
nhiệm vụ cũng như mức độ nhanh nhẹn của họ trong việc thích nghi những thay đổi và
thách thức mới. Quinn (James Brian Quinn) định nghĩa năm loại kỹ năng (know-what,
know-how, know-why, care-why, perceive-how-and-why).
• Đầu tư: không chỉ bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thiết bị. Trong nền kinh
tế số, tập trung vào các liên minh và hợp tác đôi khi có giá trị hơn việc khăng khăng rót

11
vốn vào cơ sở sản xuất. Điều này có thể liên quan đến việc chia sẻ kiến thức, ý tưởng và
sản phẩm, chẳng hạn như phần mềm.
• Cơ sở hạ tầng: bao gồm các công nghệ hỗ trợ, hệ thống CNTT-TT, hệ thống hỗ
trợ và bản thân tổ chức.
• Năng lực cốt lõi: giúp công ty khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

4.4.2. Năng lực cốt lõi:

Sở hữu năng lực cá biệt bao gồm tập hợp kiến thức, kỹ năng, phương pháp và quy
trình, các năng lực này là cần thiết giúp công ty có thể đạt được vị trí dẫn đầu và giữ
vững nó trong thị trường. Những năng lực cá biệt còn được gọi là “năng lực cốt lõi” nếu
công ty độc chiếm một thị trường.
Prahalad và Hamel đã đưa ra khái niệm về năng lực cốt lõi trong lý thuyết quản lý
chiến lược: “sự kết hợp hài hòa của nhiều nguồn lực và kỹ năng giúp chỉ ra sự khác biệt
một công ty trên thị trường, đáp ứng các tiêu chí sau: (1) cung cấp khả năng tiếp cận một
thị trường đa dạng; (2) phải đóng góp đáng kể vào lợi ích mà khách hàng cảm nhận được
từ sản phẩm cuối cùng; và (3) gây khó cho các đối thủ cạnh tranh để có thể bắt chước”
(1990). Khái niệm này dựa trên những ý tưởng tương tự do Wernerfelt phát triển rằng
chiến lược nên dựa trên nguồn lực và năng lực của công ty chứ không phải sản phẩm của
họ. Điều này bao gồm khả năng trở thành người tiên phong trong một phân khúc thị
trường mới, mang lại lợi thế cho công ty về việc chiếm thị phần sớm và tạo ra phản hồi
tích cực về hiệu ứng đoàn tàu (Bandwagon Effect). Năng lực cốt lõi có thể là một khả
năng cụ thể (ví dụ: sản xuất chính xác các thiết bị cụ thể, chẳng hạn như lò xo cân bằng
trong đồng hồ), hoặc sự tổng hợp của một số chuyên môn được kết hợp với nhau theo
một cách độc đáo.

12
Hình 4.4.2: Phân loại năng lực (Clasification of competencies)

Ví dụ: Việc thu thập dữ liệu thô được chỉ ra như trong mô hình trên. Năng lực ở
đầu kia của thang đo là động lực cho sự phát triển của ngành đang được nghiên cứu. Nếu
năng lực này cũng tạo nên sự khác biệt mạnh mẽ cho công ty so với các đối thủ cạnh
tranh, thì năng lực đó là năng lực cốt lõi. Theo hình ảnh này, các phương pháp và thuật
toán được phát triển cho sự học hỏi của máy móc dựa trên dữ liệu đã thu thập là năng
lực cốt lõi của công ty, miễn là những kỹ thuật này không phải là kiến thức phổ biến,
khó phát triển và chúng tạo ra các cách xây dựng mới, chẳng hạn như người máy. Các
năng lực ở phần giữa của hình đều là những năng lực quan trọng có thể khó củng cố và
cần thiết để thành thạo. Trong ví dụ trên hình, tất cả các công ty trong lĩnh vực kinh
doanh robot đều nắm vững công nghệ như nhau. Tuy nhiên, robot là một công nghệ định
hình ngành công nghiệp. Khai thác mẫu có vẻ là một quy trình khó khăn nhưng được
nhiều công ty vận dụng thành công, đặt năng lực này ở giữa sơ đồ. Việc tìm kiếm các
đối tác chủ chốt không yêu cầu các chuyên môn cụ thể nhưng việc tìm kiếm các đối tác
phù hợp (ví dụ: các tổ chức nghiên cứu và trường đại học) có thể là một nguồn tài nguyên
vô giá cho sự riêng biệt.

13
4.4.3. Các Lực lượng cạnh tranh:

Hình 4.4.3: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

Mục đích của mô hình là xác định những lực lượng bên ngoài nào có thể tác động
lên một công ty và những yếu tố này có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động thị
trường của công ty đó. Dựa trên kiến thức này, doanh nghiệp có thể phát triển các chiến
lược chống lại những thách thức cạnh tranh do ảnh hưởng bên ngoài gây ra. Cạnh tranh
trong nền kinh tế kỹ thuật số có thể là về giá, cũng như trong các thị trường phi kỹ thuật
số, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
Vì vậy, lực lượng thứ sáu được thêm vào mô hình của Porter và được giải thích
theo các cách khác nhau như sau:
• Người bổ sung (Complementors)
• Chính phủ (Government)
• Công chúng (The public)

14
Hình 4.4.4: Comlementors and Complementary Products

Trong phân tích chiến lược của công ty, nên xem xét cả ba lựa chọn thay thế vì tất
cả chúng sẽ có tác động đến chiến lược của công ty. Công ty bổ sung là những công ty
sản xuất hoặc bán sản phẩm có nhu cầu tương quan thuận với nhu cầu của một sản phẩm
nhất định. Những sản phẩm này được gọi là “sản phẩm bổ sung”.
Chính phủ quyết định các quy tắc cạnh tranh và đảm bảo rằng các quy tắc được
tuân theo. Trong thị trường viễn thông, các quy định có thể bao gồm: Giấy phép hoạt
động, mức giá tối đa và tối thiểu của dịch vụ và thuê bao, điều kiện thuê tài nguyên
mạng, điều kiện liên kết giữa các khách hàng trong các mạng khác nhau và khả năng
chuyển đổi mạng.
Công chúng không chỉ bao gồm người dùng và người mua. Xã hội có nhiều quy
tắc thành văn và bất thành văn có thể ảnh hưởng đến thị trường của một công ty. Một số
quy tắc này là đạo đức; ví dụ, một công ty có thể bán các sản phẩm được sản xuất bởi
các nhà cung cấp sử dụng lao động trẻ em, gây ô nhiễm hoặc cấm người lao động thành
lập các tổ chức lao động.
Khía cạnh cơ bản của một mô hình kinh doanh là xác định đề xuất giá trị mang lại
là những lợi ích mà tổ chức cung cấp cho người dùng và khách hàng. Các mô hình kinh
doanh cho một tổ chức cũng có thể thay đổi theo thời gian.

15
=> Để phát triển thịnh vượng, công ty phải có khả năng định vị mình trong môi
trường cạnh tranh. Điều kiện tiên quyết quan trọng là:
(1) Hiểu biết về tài sản hữu hình và vô hình; cụ thể là tính đổi mới, kỹ năng, khả
năng hiểu rủi ro và năng lực,
(2) Xác định năng lực cốt lõi và nuôi dưỡng chúng để duy trì vị trí dẫn đầu thị trường,
(3) Hiểu được những lực lượng cạnh tranh nào mà công ty có thể gặp phải và ước
tính ảnh hưởng của những lực lượng này đối với các cơ hội kinh doanh trong tương lai.

16
KẾT LUẬN

Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật và chuyển đổi số đã ảnh hưởng đến tư duy và
hành động của mọi người, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất trong kinh doanh. Có
thể thấy, những ý tưởng sáng tạo được áp dụng vào mô hình kinh doanh giúp cho việc
cải thiện và nâng cao đời sống giờ đây trở nên dễ dàng hơn. Sự đầu tư vào công nghệ
hiện đại, đào tạo nhân viên lành nghề, mang đến một môi trường làm việc chuyên nghiệp
chỉ còn là vấn đề về mặt thời gian.

Chiến lược kinh tế số và đổi mới sáng tạo là các chiến lược được nghiên cứu và
phân tích trong bài báo cáo. Sự hiệu quả trong việc áp dụng các chiến lược này đã được
thể hiện rõ bằng các ví dụ điển hình trong lịch sử của các doanh nghiệp có tầm ảnh
hưởng lớn. Với sứ mệnh nâng cao năng suất trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh
tranh của các chuỗi giá trị, và mô hình hóa chu trình kinh doanh, những doanh nghiệp
này ngày càng khẳng định xu thế đi lên của toàn cầu. Đồng thời đặt ra những tiêu chuẩn
phù hợp để các doanh nghiệp đang trên đà phát triển có cái nhìn rõ ràng hơn về những
thứ đang diễn ra bên trong sân chơi mà ở đó, mọi thứ đều được “số hóa”. Và việc biến
đổi linh hoạt để thích nghi với công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đã giúp cho các
doanh nghiệp ngày càng tiến bộ hơn trong việc cạnh tranh lành mạnh, bằng vốn tài
nguyên hữu hạn đi kèm với sự sáng tạo vô hạn.

Thông qua bài báo cáo này, nhóm hi vọng có thể mang đến cho người đọc những
kiến thức bổ ích, phổ cập kịp thời các khái niệm trong lĩnh vực kinh tế số. Các thông tin,
dữ liệu được sử dụng trong bài đọc đều được trích dẫn từ các tri thức viên trong trường,
nguồn báo nước ngoài, bài nghiên cứu, phân tích đáng tin cậy. Bên cạnh đó, góc nhìn
mới mà nhóm chúng tôi muốn đóng góp cũng được dựa trên sự nghiên cứu chuyên tâm,
thảo luận kĩ lưỡng. Nhưng chắc chắn sẽ còn các thiếu sót và lỗi lầm mà chúng tôi không
thể tránh khỏi. Vì thế, với một sự hào hứng và nhiệt huyết trong học tập, chúng tôi xin
lắng nghe tất cả các đóng góp chân thành từ độc giả. Và cuối cùng, xin gởi lời cảm ơn
đến giảng viên hướng dẫn của lớp học “Kinh tế số”, người đã dẫn dắt chúng tôi đến với
đề tài “Kinh doanh số, chiến lược kinh tế số và đổi mới sáng tạo” đầy thú vị này.

17
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Nội dung Mức độ


Họ và tên Mã số sinh viên
phân công hoàn thành
Phạm Hải Anh K214031232 100%
Thuyết trình
Lê Nguyễn Uyên My K214031525 100%
Hoàng Vương Thùy Dung K214030189 100%
Nội dung
Huỳnh Thị Minh Anh K214030187 100%
Hứa Thị Ngọc Lam K214031517 100%
Powerpoint
Trần Thị Quỳnh Giao K214030194 100%

Nhận xét của GVHD:

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG


(Kí và ghi rõ họ và tên) (Kí và ghi rõ họ và tên)

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Simplilearn.com, 11 of the Most Popular Digital Business Models and
Strategies in 2023 (20/2/2023), <link tham khảo>

[2] Jan A. Audestad & Harald Overby, Chapter 4, Digital Economics.


[3] Jan A. Audestad & Harald Overby, Chapter 17, Introduction to Digital
Economics (Foundation, Business Models and Case studies) Second Edition.

19

You might also like