You are on page 1of 8

2.4.

So sánh quá trình đô thị hóa giữa các nước phát triển và đang
phát triển:
Nội dung so sánh Các nước phát triển Các nước đang phát
triển
Lịch sử đô thị hóa - Quá trình đô thị hóa - Quá trình đô thị hóa
ở các nước phát triển ở các nước đang phát
diễn ra sớm, gắn liền triển diễn ra muộn và
với quá trình công gắn liền với sự bùng
nghiệp hóa. nổ dân số.
- Đặc điểm của sản - Ở một số nước, quá
xuất công nghiệp góp trình Công nghiệp hóa
phần thúc đẩy sự tập cũng góp phần đẩy
trung dân cư, dẫn đến nhanh quá trình đô thị
sự hình thành, mở hóa.
rộng quy mô và gia
tăng số lượng các đô - Một số đô thị có quy
thị. mô dân số lớn là
Thượng Hải, Mê-hi-cô
Xi-ti, Mum-bai,…
Tỉ lệ dân thành thị - Ở các nước phát - Ở các nước đang
triển, tỉ lệ dân thành phát triển, tỉ lệ dân
thị cao (tỉ lệ dân thành thành thị tăng nhanh
thị đã là 79,1% - nhưng vẫn còn thấp.
2020).
- Nguyên nhân do sự
- Một số nước có tỉ lệ chuyển dịch cơ cấu
dân thành thị cao là Hà kinh tế và quá trình
Lan, Nhật Bản, Lúc- CNH ở phần lớn các
xem-bua, Đan Mạch, nước còn chậm, sản
… xuất nông nghiệp vẫn
là ngành kinh tế chủ
- Các nước có tỉ lệ dân đạo của nhiều quốc
thành thị cao thường gia.
có quá trình công
nghiệp hóa diễn ra - Bên cạnh một số
sớm, trình độ phát quốc gia có tỉ lệ dân
triển kinh tế cao. thành thị cao, còn
nhiều quốc gia có tỉ lệ
dân thành thị rất thấp.
Quy mô đô thị - Ở các nước phát - Có nhiều cách phân
triển, phần lớn các đô loại quy mô đô thị.
thị có quy mô nhỏ và Mỗi nước có sự phân
trung bình. loại khác nhau tùy
theo đặc điểm phát
- Số lượng các đô thị triển riêng.
có quy mô dân số từ
10 triệu người trở lên - Nhìn chung, số lượng
(gọi là siêu đô thị) ít và quy mô đô thị ở các
hơn so với các nước nước đang phát triển
đang phát triển. tăng nhanh.
- Các nước đang phát
triển có nhiều siêu đô
thị hơn các nước phát
triển.
Chức năng đô thị - Các nước phát triển - Các đô thị có quy mô
có nền kinh tế phát lớn thường gắn với
triển ở trình độ cao chức năng là trung tâm
nên trong nhiều đô thị, chính trị, kinh tế, văn
chức năng về kinh tế hóa,... của quốc gia và
giữ vai trò chủ đạo. khu vực.
- Các đô thị có quy mô - Một số đô thị có tầm
dân số lớn thường gắn ảnh hưởng lớn như
với chức năng là trung Hồng Kông, Thượng
tâm kinh tế, chính trị, Hải, Bắc Kinh,…
văn hóa,... của quốc
gia, khu vực.
Lối sống đô thị - Ở các nước phát + Lối sống đô thị ngày
triển, lối sống thành càng phổ biến rộng rãi
thị đã lan tỏa mạnh mẽ và có ảnh hưởng đến
về các vùng nông lối sống của dân cư
thôn. nông thôn về nhiều
mặt.
- Sự khác biệt về lối
sống giữa dân cư + Vẫn còn sự chênh
thành thị và dân cư lệch lớn giữa lối sống
nông thôn ở các nước của dân cư thành thị và
phát triển ít hơn so với dân cư nông thôn.
các nước đang phát
triển
* Nguyên nhân của sự khác nhau của đô thị hóa ở nước đang phát
triển và phát triển:
Sự khác nhau đô thị hoá giữa các nước phát triển và các nước đang phát
triển có thể thấy là do lịch sử đô thị hoá của các nước phát triển và các
nước đang phát triển có sự khác nhau.

Do các nước phát triển đã có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và ổn định
nên nền kinh tế có cơ cấu ổn định nên những lao động làm việc cũng có
sự ổn định. Vì thế nên quá trình đô thị hoá của các nước phát triển cũng
đã khá ổn định và có sự phát triển chậm, do lao động làm việc có kinh tế
tốt nên hạn chế di cư.

Còn các nước đang phát triển thì quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
muộn nên quá trình phát triển kinh tế đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Khi đó thì cơ cấu của nền kinh tế đang có sự chuyển dịch và chưa ổn
định. Vì thế người lao động phải di cư lên các khu vực phát triển để tìm
kiếm việc làm. Từ đó thì quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh và số lượng
tăng nhanh do người lao động di chuyển để làm việc. Tuy nhiên quá
trình đô thị hoá diễn ra nhanh nhưng chưa ổn định và dân số trên khu
vực thành thị và khu vực nông thôn có sự chênh lệch mạnh mẽ. Điều này
sẽ khiến cho nhiều hệ luỵ diễn ra ở các nước đang phát triển nhất là vấn
đề môi trường đô thị do người tập trung tại một khu vực quá đông.
2.5. Liên hệ đô thị hóa ở Việt Nam
Việt Nam là một đất nước đang phát triển có tốc độ đô thị hóa diễn ra
khá nhanh. Bên cạnh các tỉnh thành lớn như Thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Đà Nẵng… đô thị hóa cũng diễn ra nhanh chóng tại các tỉnh
thành khác như Vũng Tàu, Kiên Giang, Phú Quốc, Đồng Nai, Quảng
Ninh…

Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu, tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta đã tăng
nhanh từ 30.5% lên khoảng 40% từ năm 2010 đến năm 2020. Đây là
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa vẫn còn nhiều hạn chế, diễn ra không
đồng đều giữa các vùng miền. Tỷ lệ đô thị hóa còn thấp so với tỷ lệ
trung bình của các nước ở khu vực ASEAN và thế giới.
Tính đến tháng 9 năm 2018, tốc độ đô thị hóa ở nước ta đạt 34.75%. Các
nước có tới 12 tỉnh thành có tỷ lệ đô thị hóa cao hơn mức trung bình cả
nước. Danh sách 12 tỉnh thành bao gồm:
Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam đang và sẽ tiếp tục được mở rộng sang
các thành phố nhỏ và vừa. Dự báo các thành phố với 0,75-5 triệu dân sẽ
phát triển nhanh hơn và góp một phần đáng kể vào GDP của cả nước
trong thập kỷ tới. (2)

Trong giai đoạn 2021-2030, dự báo dân số khu vực thành thị tiếp tục
tăng, đạt 42,04 triệu người năm 2025 và 47,25 triệu người năm 2030. Tỷ
lệ đô thị hóa tăng dần và đạt 40,91% vào năm 2025 và 44,45% năm
2030. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa có xu hướng giảm dần, đạt 2,25%
giai đoạn 2021-2025 và 2,5% giai đoạn 2021-2030 (3). Bên cạnh đó, dự
báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 1 đô thị trên 10 triệu dân, 1 đô thị từ
5-10 triệu dân, và 4 đô thị từ 1-5 triệu dân.

You might also like