You are on page 1of 9

BÀI 8.

PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN (T1)


Câu 1.Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người phát triển
A.toàn diện. B.hoàn thiện. C.mọi khả năng. D.năng động.
Câu 2.Mọi công dân có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, học bằng nhiều hình thức và
học thường xuyên, học suốt đời là khẳng định về
A.quyền được sáng tạo của công dân. B.quyền được phát triển của công dân.
C.quyền được học tập của công dân. D.quyền tự do dân chủ của công dân.
Câu 3.Mọi công dân có quyền học tập từ thấp đến cao, học bất cứ ngành, nghề nào, học bằng nhiều hình thức, học
thường xuyên, học suốt đời là khẳng định về
A.nội dung quyền học tập. B.khái niệm quyền học tập.
C.ý nghĩa quyền học tập. D.vai trò quyền học tập.
Câu 4.Nội dung nào dưới đây vi phạm quyền học tập của công dân?
A.Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào. B.Phải chọn ngành, nghề theo ý muốn của gia đình.
C.Công dân có quyền học tập không hạn chế. D.Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
Câu 5.Công dân có thể học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học. Nội dung này thể hiện
A.công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. B.công dân có quyền học không hạn chế.
C.công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào. D.công dân bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 6.Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau. Nội dung này thể hiện
A.quyền học thường xuyên, học suốt đời. B.quyền học tập không hạn chế.
C.quyền học bất cứ ngành, nghề nào. D.quyền học tập theo sở thích.
Câu 7.Theo quy định của pháp luật, học tập là
A.quyền cơ bản của công dân. B.nghĩa vụ cơ bản của công dân.
C.quyền và nghĩa vụ của công dân. D.trách nhiệm cơ bản của công dân.
Câu 8.Công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội và
hoàn cảnh kinh tế đều có cơ hội học tập là thể hiện
A.quyền học tập không hạn chế của công dân. B.quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân.
C.quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân. D.quyền học thường xuyên, học suốt đời của công dân.
Câu 9.Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là nội
dung
A.quyền sáng tạo của công dân. B.quyền phát triển của công dân.
C.quyền tự do của công dân. D.quyền học tập của công dân.
Câu 10.Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là để
A.phát huy sự sáng tạo của công dân. B.ưu tiên cho các dân tộc thiểu số.
C.tạo điều kiện để ai cũng được học hành. D.phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
Câu 11.Quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là công dân có thể
A.học bằng nhiều hình thức và ở các loại hình trường lớp khác nhau.
B.học tất cả những ngành nghề yêu thích phù hợp với khả năng.
C.học tập từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
D.đảm bảo nhu cầu học tập không hạn chế của mình.
Câu 12.Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên tùy thuộc vào điều kiện, công việc của mỗi
người là thể hiện quyền
A.học bất cứ ngành, nghề nào của công dân. B.học thường xuyên, suốt đời của công dân.
C.học không hạn chế của công dân. D.được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 13.Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là quyền
A.cơ bản của công dân. B.dân chủ của công dân. C.quan trọng của công dân. D.tự do của công dân.
Câu 14.Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban
ngày hoặc buổi tối là nội dung của
A.quyền học không hạn chế. B.quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C.quyền bình đẳng về cơ hội học tập. D.quyền học thường xuyên, học suốt đời.
Câu 15.Con người có học tập mới mở mang kiến thức, mới có tri thức để
A.nuôi sống bản thân mình. B.làm chủ cuộc đời của mình.
C.để người khác kiêng nể mình. D.để mọi người phục tùng mình.
Câu 16.Theo em, học tập là công việc có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công dân?
A.Rất quan trọng và cần thiết. B.Quan trọng và rất cần thiết.
C.Vô cùng cần thiết và quan trọng. D.Vô cùng quan trọng và cần thiết.
Câu 17.Quyền bình đẳng về học tập của công dân có nghĩa là?
A.Chỉ những người có điều kiện mới được đi học. B.Chỉ có nam giới mới được đi học không hạn chế.
C.Những người đam mê học tập sẽ được ưu tiên. D.Công dân không bị phân biệt đối xử về cơ hội học tập.
Câu 18.Sau khi tốt nghiệp THPT Nam đã nộp hồ sơ đăng kí vào ngành Luật của trường Đại học Cần Thơ. Nam đã thực
hiện quyền nào dưới đây?
A.Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. B.Công dân có quyền học không hạn chế.
C.Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào. D.Công dân bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 19.Sau một năm nghỉ học A đã nộp hồ sơ vào một trường dạy nghề để học với mong muốn có một nghề ổn định sau
này. Trường hợp này A đã thực hiện quyền
A.lao động của công dân. B.học tập của công dân. C.sáng tạo của công dân. D.được phát triển của công dân.
Câu 20.Nội dung nào sau đây không đúng với quyền học tập?
A.Học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với khả năng. B.Mọi công dân có quyền học tập không hạn chế.
C.Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. D.Chọn ngành, nghề để học khi được người thân đồng ý.
Câu 21.Học sinh ở vùng sâu, vùng xa được cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển vào các trường cao đẳng, đại học thuộc
quyền nào dưới đây của công dân?
A.Quyền học tập của công dân. B.Quyền ưu tiên phát triển của công dân.
C.Quyền được phát triển của công dân. D.Quyền tự do cơ bản của công dân.
Câu 22.Ý kiến nào sau đây là sai khi nói về quyền học tập của công dân?
A.Công dân được học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học.
B.Công dân có quyền chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện của mình.
C.Công dân được tự do học bất kì trường lớp nào mình muốn.
D.Công dân có quyền học ở các loại hình trường, lớp khác nhau.
Câu 23.Nội dung nào dưới đây không đúng với quyền học tập của công dân?
A.Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.
B.Công dân được tự do đi học mà không cần thi tuyển.
C.Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D.Công dân có quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 24.Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn
được học tập. Chính sách của Nhà nước thể hiện
A.sự bất bình đẳng trong học tập. B.định hướng đổi mới giáo dục.
C.tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài. D.công bằng xã hội trong giáo dục.
Câu 25.Việc làm nào sau đây là biểu hiện của quyền học thường xuyên, học suốt đời của công dân?
A.Học từ Tiểu học đến Trung học. B.Học ở các loại hình trường, lớp khác nhau.
C.Tự do lựa chọn ngành nghề để học. D.Được ưu tiên tuyển chọn vào trường đại học.
Câu 26.A đã đủ tuổi 6 tuổi, nhưng bố, mẹ vẫn chưa cho đi học. Bố mẹ A đã vi phạm quyền nào dưới đây?
A.Quyền sáng tạo. B.Quyền học tập. C.Quyền phát triển. D.Quyền dân chủ.
Câu 27.Việc học sinh thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo được miễn giảm học phí là nhằm đảm bảo quyền nào dưới đây?
A.Quyền bình đẳng về điều kiện học tập. B.Quyền học tập không hạn chế.
C.Quyền bình đẳng về cơ hội học tập. D.Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng.
Câu 28.Muốn vào học ở các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học thì các thí sinh phải thực hiện quy định nào sau đây?
A.Thi tuyển sinh hoặc xét tuyển. B.Xét hạnh kiểm hoặc học lực.
C.Kiểm tra sức khỏe định kì. D.Xác minh lý lịch gia đình.
Câu 29.Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công dân cần thực hiện tốt các quyền nào sau đây?
A.Quyền bầu cử, ứng cử, phát triển. B.Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C.Quyền học tập, sáng tạo, phát triển. D.Quyền khiếu nại, tố cáo, sáng tạo.
Câu 30.Việc học tập của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc gia đình là thể hiện nội dung nào dưới đây?
A.Bình đẳng giữa các dân tộc. B.Bình đẳng về cơ hội học tập.
C.Bình đẳng giữa các tôn giáo. D.Bình đẳng về thời gian học tập.
Câu 31.Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là biểu hiện của
quyền nào dưới đây?
A.Học thường xuyên, học suốt đời. B.Học tập không hạn chế.
C.Học bất cứ ngành nghề nào. D.Bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 32.Việc công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng kiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của
mình là nội dung của quyền nào dưới đây?
A.Quyền học tập. B.Quyền sáng tạo. C.Quyền phát triển. D.Quyền tự do.
Câu 33.Ý kiến nào sai với quyền học tập của công dân?
A.Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào. B.Công dân có quyền học không hạn chế.
C.Công dân được vào học bất kì trường lớp nào mình muốn. D.Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 34.T muốn nâng cao trình độ của mình bằng cách đăng ký học đại học từ xa để tiện cho việc vừa làm vừa học. T đã
thực hiện quyền nào sau đây?
A.Quyền sáng tạo và được phát triển. B.Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
C.Quyền sáng tạo và nâng cao trình độ. D.Quyền học tập thường xuyên, suốt đời.
Câu 35.Sau khi tốt nghiệp đại học, Nam đã tiếp tục nộp hồ sơ để học cao học Nam đã thực hiện quyền nào dưới đây của công
dân?
A.Quyền học không hạn chế. B.Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
C.Quyền sáng tạo và phát triển. D.Quyền sáng tạo và nâng cao trình độ.
Câu 36. Sau khi tốt nghiệp THPT, A và C theo học lớp trung cấp nghề, B và D thì được vào một trường đại học danh
tiếng của phía Nam. Khi đã học xong có bằng tốt nghiệp trong tay, B thì xin việc ở một cơ quan của một thành phố lớn,
D thì xin làm việc ở một thị trấn của một huyện nghèo. Sau một thời gian công tác tốt ở cơ quan, cơ quan đã cho D đi
học lớp trung cấp chính trị do tỉnh tổ chức theo hệ vừa làm vừa học. Dù rất vất vả nhưng D cũng đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ cơ quan giao phó. Trong tình huống trên, bạn D đang thực hiện nội dung nào của quyền học tập của công dân?
A.Học thường xuyên, học suốt đời. B.Học tập không hạn chế.
C.Học bất cứ ngành nghề nào. D.Bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 37. Sau khi tốt nghiệp THPT, A,B,D học đại học 4 năm, tốt nghiệp với tấm bằng giỏi. A thì quyết định học cao học
để nâng cao trình độ của bản thân. Trong khi đó B thì xin vào làm trong cơ quan nhà nước. D thì rất muốn học lên cao
nhưng không có điều kiện đi xa cho nên quyết định vừa đi làm vừa đi học, D đăng kí học thêm tiếng Anh và cả tin học
vào buổi tối để công việc của mình thuận lợi hơn. Trong tình huống trên, bạn D đang thực hiện nội dung nào của quyền
học tập của công dân?
A.Học thường xuyên, học suốt đời. B.Học tập không hạn chế.
C.Học bất cứ ngành nghề nào. D.Bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 38. Sau khi tốt nghiệp THPT, A,B,D đều có sự lựa chọn riêng cho tương lai của mình. A thì học lớp trung cấp nghề,
sau đó đi làm nghề pha chế, lương tháng khá cao, hơn 9 triệu/tháng. Riêng B và D thì theo học đại học để trở thành Luật
sư và Bác sĩ tương lai. Trong tình huống trên, bạn A,B,D đang thực hiện nội dung nào của quyền học tập của công dân?
A.Học thường xuyên, học suốt đời. B.Học tập không hạn chế.
C.Học bất cứ ngành nghề nào. D.Bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 39. Em A là học sinh trường THPT CN, em rất ngoan và học giỏi, gia đình thuộc diện hộ nghèo. A vừa đi học vừa
đi làm thêm công việc giữ xe cho quán cà phê TT. Biết hoàn cảnh của em nên giáo viên chủ nhiệm đã đưa tên em vào
danh sách được tặng học bổng của nhà trường. Em còn được miễn học phí. Khi đi học ôn thi tốt nghiệp, giáo viên giảng
dạy bộ môn cũng dạy miễn phí cho em để em có cơ hội được học tập như các bạn.Việc học sinh thuộc hộ cận nghèo, hộ
nghèo được miễn giảm học phí là nhằm đảm bảo quyền nào dưới đây?
A.Quyền bình đẳng về điều kiện học tập. B.Quyền học tập không hạn chế.
C.Quyền bình đẳng về cơ hội học tập. D.Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng.
Câu 40. Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền học tập của công dân ở điều mấy sau đây?
A. Điều 37. B.Điều 38. C.Điều 39. D.Điều 40.
Câu 41. Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền học tập của công dân cũng như những chính sách về giáo dục thể hiện ở điều
mấy sau đây?
A. Điều 41. B.Điều 51. C.Điều 61. D.Điều 40.
Câu 42. Ở nước ta, giáo dục và đào tạo có vai trò là
A. không thể thiếu. B.được ưu tiên hàng đầu. C.quốc sách hàng đầu. D.quan trọng của quốc gia.
Câu 43. Ở nước ta, giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ là
A. nâng cao sự hiểu biết cho nhân dân. B.đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
C.nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. D.bồi dưỡng thế hệ tương lai của đất nước.
BÀI 8. PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN (Tiết 2)
Câu 1. Quyền sáng tạo là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người phát triển
A.toàn diện. B.hoàn thiện. C.mọi khả năng. D.năng động.
Câu 2.Việc sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật là biểu hiện quyền nào sau đây của công dân?
A.Quyền sáng tạo. B.Quyền được phát triển. C.Quyền học tập. D.Quyền dân chủ.
Câu 3.Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ là nội dung của
A.quyền phát triển của công dân. B.quyền sáng tạo của công dân.
C.quyền tự do của công dân. D.quyền học tập của công dân.
Câu 4.Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?
A.Công dân có quyền học không hạn chế B.Công dân có quyền được chăm sóc sức khỏe.
C.Công dân có quyền tự do nghiên cứu khoa học. D.Công dân có quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
Câu 5.Quyền sáng tạo của công dân bao gồm
A.quyền sở hữu, quyền tự do sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
B.quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
C.quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D.quyền được nghiên cứu, quyền tìm hiểu khoa học, khám phá.
Câu 6. Trên cơ sở quyền sáng tạo, công dân tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong các lĩnh vực
A.khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kĩ thuật. B.khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
C.khoa học kĩ thuật, khoa học tự nhiên. D.khoa học xã hội, khoa học kĩ thuật.
Câu 7.Để đảm bảo việc thực hiện quyền sáng tạo của công dân, Nhà nước cần phải
A.tạo mọi điều kiện để ai cũng được học tập.
B.khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
C.chỉ tạo điều kiện để cho người có tài làm việc và phát triển.
D.tạo môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự phát triển.
Câu 8.Việc phát hiện, tìm tòi các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội là hoạt động
A.cải tạo tự nhiên và xã hội. B.thay đổi tự nhiên và xã hội.
C.làm chủ tự nhiên và xã hội. D.nghiên cứu khoa học.
Câu 9.Đảm bảo quyền sáng tạo của công dân là trách nhiệm của ai?
A.Nhà nước và xã hội. B.Xã hội và công dân. C.Nhà nước và công dân. D.Mọi người trong xã hội.
Câu 10.Pháp luật với sự phát triển của công dân được thể hiện bằng các quyền nào sau đây?
A.Quyền học tập, quyền sáng tạo, quyền được phát triển. B.Quyền học tập, quyền bầu cử, quyền khiếu nại.
C.Quyền phát triển, quyền ứng cử, quyền tố cáo. D.Quyền tự do ngôn luận, quyền kinh doanh, quyền phát triển.
Câu 11.Việc đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân thể hiện
A.quyền lực của nhà nước ta. B.bản chất quyền lực của nhà nước ta.
C.bản chất tốt đẹp của nhà nước ta. D.bản chất giai cấp của nhà nước ta.
Câu 12.Quyền sáng tạo là quyền
A.cơ bản của công dân. B.dân chủ của công dân. C.quan trọng của công dân. D.tự do của công dân.
Câu 13.Công dân có quyền tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng kiến, cải
tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất là biểu hiện về
A.quyền được phát triển của công dân. B.quyền tự do dân chủ của công dân.
C.quyền sáng tạo của công dân. D.quyền học tập của công dân.
Câu 14.Theo quy định của pháp luật, ai có quyền nghiên cứu khoa học?
A.Các nhà khoa học. B.Mọi công dân. C.Sinh viên đại học. D.Giảng viên đại học.
Câu 15. Quyền nào dưới đây thuộc quyền sáng tạo của công dân?
A.Quyền tự do thông tin. B.Quyền tự do kinh doanh. C.Quyền tự do ngôn luận. D.Quyền sở hữu công nghiệp.
Câu 16.Hành vi sao chép tác phẩm nghệ thuật của người khác vì mục đích thương mại là vi phạm quyền nào dưới đây?
A.Quyền sở hữu công nghiệp. B.Quyền phát minh, sáng chế.
C.Quyền tác giả. D.Quyền sáng tạo khoa học.
Câu 17.Tác phẩm hội họa do công dân A tạo ra được pháp luật bảo hộ là biểu hiện của quyền nào dưới đây?
A.Quyền chế tác. B.Quyền sáng chế. C.Quyền được phát triển. D.Quyền tác giả.
Câu 18.Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền sáng tạo của công dân?
A.Được bồi dưỡng để phát triển tài năng. B.Tự do sáng tạo, nghiên cứu khoa học.
C.Đưa ra các phát minh, sáng chế. D.Sáng tác văn học, nghệ thuật.
Câu 19.Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền sáng tạo của công dân?
A.Người bị pháp luật hạn chế quyền công dân thì không được sáng tạo.
B.Người đang thi hành án phạt tù có quyền được sáng tạo.
C.Mọi công dân đều có quyền sáng tạo. D.Học sinh được tham gia các cuộc thi khoa học kĩ thuật.
Câu 20.Khẳng định nào dưới đây không thể hiện quyền sáng tạo của công dân?
A.Được quyền sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật. B.Có quyền hoạt động nghiên cứu khoa học.
C.Được sáng chế, phát minh. D.Được thưởng thức các tác phẩm văn học.
Câu 21.Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công dân cần thực hiện tốt các quyền nào sau đây?
A.Quyền bầu cử, ứng cử, phát triển. B.Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C.Quyền học tập, sáng tạo, phát triển. D.Quyền khiếu nại, tố cáo, sáng tạo.
Câu 22.Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền sáng tạo của công dân?
A.Tự do tìm tòi suy nghĩ đưa ra phát minh. B.Tự do nghiên cứu khoa học.
C.Học hỏi sáng kiến của người khác. D.Sáng tác văn học, nghệ thuật.
Câu 23.Công dân có quyền sáng tác văn học, nghệ thuật, khoa học là nội dung của quyền nào dưới đây?
A.Quyền sáng tạo. B.Quyền phát triển. C.Quyền học tập. D.Quyền tác giả.
Câu 24.Công dân có quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa là biểu hiện quyền nào dưới đây?
A.Quyền phát triển. B.Quyền sáng chế.
C.Quyền sáng tạo. D.Quyền phát minh.
Câu 25.Hoạt động nào sau đây không thuộc quyền sáng tạo của công dân?
A.Chế tạo ra máy xếp rơm. B.Làm thơ đăng lên báo.
C.Học nghề sửa điện tử. D.T điều chế vac-xin.
Câu 26.Sản xuất bánh kẹo theo công thức, kiểu dáng, mẫu mã của người khác mà không được sự đồng ý của họ là vi phạm quyền?
A.Tác giả. B.Phát minh sáng chế. C.Hoạt động khoa học. D.Sở hữu công nghiệp.
Câu 27.A đã tìm ra biện pháp chống sạt lở bờ kè sông rạch cho gia đình mình và hàng xóm. A đã thực hiện quyền nào
dưới đây?
A.Quyền tác giả. B.Quyền phát triển. C.Quyền sáng tạo. D.Quyền lao động.
Câu28.T đã sáng tác nhiều bài thơ và được đăng trên báo, tạp chí văn nghệ. T đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A.Quyền học tập của công dân. B.Quyền sáng tạo của công dân.
C.Quyền phát triển của công dân. D.Quyền phát triển năng khiếu.
Câu 29.Đức 15 tuổi, thấy bố mẹ tách vỏ lạc thủ công quá cực nhọc mà năng suất lao động lại thấp. Đức đã tìm tòi chế
tạo máy tách vỏ lạc đạt năng suất cao. Vây, việc làm của Đức đã thực hiện quyền
A.làm những gì mà mình thích. B.sáng tạo của công dân. C.học tập của công dân. D.được phát triển của công dân.
Câu 30.Qua cuộc thi khoa học sáng tạo do nhà trường tổ chức, Bình đã đạt được giải nhất do chế tạo ra chiếc máy hút
bụi mini. Bình đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A.Quyền học tập. B.Quyền phát triển. C.Quyền sáng tạo. D.Quyền sở hữu.
Câu 31.Vì thấy mặt hàng áo thun của nhãn hàng Nike bán chạy trên thị trường. Anh H đã làm giả sản phẩm trên để kiếm
lời. Hành vi của anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây?
A.Quyền sáng tạo nhãn hiệu. B.Quyền sở hữu của tác giả.
C.Quyền sở hữu công nghiệp. D.Quyền hoạt động khoa học.
Câu 32.T rất đam mê khoa học và sáng tạo thành công chiếc máy ấp trứng. T định đăng kí quyền sở hữu công nghiệp
nhưng mẹ T cho rằng: “sở hữu công nghiệp chỉ dành cho kỹ sư, những người được đào tạo, còn con là dân thường chắc
gì được mà đi”. Nếu em là B em sẽ xử sự như thế nào?
A.Nghe theo lời mẹ không đi đăng kí. B.Hỏi ý kiến của các bạn.
C.Nói với mẹ về quyền sáng tạo. D.Im lặng và tự đi đăng kí.
Câu 33. Gia Phú có bài viết “Khi nông dân làm bạn với máy bay không người lái” . Mới đây, Tập đoàn Lộc Trời tổ chức
trình diễn phun thuốc bảo vệ thực vật trên lúa bằng drone tại xã Hưng Thịnh, Long An. Kết quả bước đầu hứa hẹn có
khả năng triển khai trên diện rộng loại thiết bị này trong thời gian tới. Bài viết về ứng dụng thành tựu khoa học vào
trong cuộc sống của Gia Phú là?
A.Quyền tác phẩm. B.Quyền tác giả. C.Quyền sáng tạo. D.Quyền sở hữu.
Câu 34. Gia Phú có bài viết “Khi nông dân làm bạn với máy bay không người lái” . Mới đây, Tập đoàn Lộc Trời tổ chức
trình diễn phun thuốc bảo vệ thực vật trên lúa bằng drone tại xã Hưng Thịnh, Long An. Kết quả bước đầu hứa hẹn có
khả năng triển khai trên diện rộng loại thiết bị này trong thời gian tới. Việc tạo ra máy bay không người lái phun thuốc
bảo vệ thực vật của Tập đoàn Lộc Trời là thể hiện quyền nào sau đây?
A.Quyền chế biến. B.Quyền tác giả. C.Quyền sáng kiến. D.Quyền sở hữu.
Câu 35. Bão lũ khiến nhiều căn nhà bị tàn phá, hoa màu bị hư hại, nhiều người rơi vào cảnh tay trắng. Việc thiết kế nhà
phòng chống thiên tai sẽ giảm thiểu đáng kể những thiệt hại do mưa lũ gây ra, đặc biệt ở Miền Trung. PGS.TS Đỗ Văn
Hứa Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã vẽ ra một bức tranh mô phỏng nhà chống thiên tai vùng lũ, tác phẩm này của ông
được nhiều người đánh giá rất cao. Theo em, với bức tranh mô phỏng nhà chống thiên tai vùng lũ, ông Hứa đã thể hiện
quyền nào sau đây?
A.Quyền tác phẩm. B.Quyền tác giả. C.Quyền chế tạo. D.Quyền sở hữu.
Câu 36. Bão lũ khiến nhiều căn nhà bị tàn phá, hoa màu bị hư hại, nhiều người rơi vào cảnh tay trắng. Việc thiết kế nhà
phòng chống thiên tai sẽ giảm thiểu đáng kể những thiệt hại do mưa lũ gây ra, đặc biệt ở Miền Trung. PGS.TS Đỗ Văn
Hứa Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã vẽ ra một bức tranh mô phỏng nhà chống thiên tai vùng lũ, tác phẩm này của ông
được nhiều người đánh giá rất cao. Sau đó trên một diễn đàn khoa học khác cũng nghiên cứu về cách phòng chống thiên
tai với những ngôi nhà chống lũ. Ông A cũng có bản vẽ giống như bản vẽ ngôi nhà của mình.Theo em, khi biết được sự
việc trên, ông Hứa có quyền kiện ông A vì đã sao chép bản vẽ của mình không?
A.Không, vì ông Hứa chưa đăng kí ở cục sở hữu trí tuệ về mô hình, bản vẽ của mình.
B.Không, vì bản vẽ chưa được áp dụng vào trong thực tiễn cuộc sống.
C.Có, vì đó là quyền sáng tạo của ông Hứa.
D.Có, vì tác phẩm của ông Hứa đã được đưa ra trình bày trước tác phẩm của ông A.
Câu 37. Mới đây, có một sự việc xảy ra ở khu chung cư cao cấp của thành phố Hồ Chí Minh. Cụ ông 70 tuổi tên A đã
mày mò tạo ra một loại súng bắn bằng viên bi, lực bắn ra rất mạnh nên đã làm hư rất nhiều cửa kính xung quanh. Nhận
được tin báo của người dân về sự việc trên, cơ quan chức năng có thẩm quyền đã tiến hành điều tra. Sau một thời gian
điều tra thì đã bắt và lấy lời khai của ông A. Ông A khai nhận là do quá đam mê súng nên ông đã sáng tạo ra loại súng
này. Theo em, ông A thể hiện quyền sáng tạo như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
A. Đúng, vì công dân ai cũng có quyền sáng tạo.
B. Đúng, vì quyền sáng tạo là quyền của công dân có thể sáng tạo ra những gì mình thích, thỏa mãn đam mê.
C. Sai, vì sự sáng tạo của ông làm thiệt hại đến lợi ích của người khác.
D. Sai, vì nhà nước nhà nước chỉ khuyến khích công dân sáng tạo ra cái có giá trị và cần thiết đối với xã hội.
Câu 38. Ông A sau 5 năm mày mò đã tạo ra máy phát điện mini siêu nhỏ, trong quá trình thử nghiệm máy hoạt động rất
tốt, do hoàn cảnh gia đình cũng khá khó khăn nên ông A không thể tiếp tục mua đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho
quá trình tạo ra máy phát điện mini nữa. Ông B là bạn than ông A có hoàn cảnh kinh tế tốt hơn nên muốn đầu tư cho
ông A sản xuất ra nhiều máy để bán trên thị trường. Ông B đã học hỏi rất tốt kinh nghiệm làm máy mà ông A truyền lại,
sau hơn một năm, địa phương của các ông đã có rất nhiều máy phát điện mini tiện dụng và còn bán sản phẩm này sang
nhiều địa phương khác. Theo em, trong tình huống trên ông B có thể hiện quyền sáng tạo của công dân không? Vì sao?
A.Không, vì ông B chỉ học theo cách làm của ông A chứ chưa sáng tạo ra máy phát điện mini.
B.Không, vì ông B chỉ là người bỏ tiền ra mua them trang thiết bị phục vụ cho quá trình tạo ra máy.
C.Có, vì ông B đã cùng ông A cho ra rất nhiều sản phẩm bày bán trên thị trường.
D.Có, vì ông B đã học hỏi kinh nghiệm rất nhanh và cho ra rất nhiều máy sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Chuyên đề 8. PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN(tiết 3)
Câu 1.Một trong những nội dung quyền được phát triển của công dân là
A.được sống tự do theo mong muốn của mình. B.được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ.
C.được tự do sáng tạo và nghiên cứu khoa học. D.được phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Câu 2.Một trong những nội dung quyền được phát triển của công dân là
A.được sống tự do theo mong muốn của mình. B.được tự do sáng tạo và nghiên cứu khoa học.
C.được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. D.được phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Câu 3.Công dân được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe, được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là
biểu hiện của quyền
A.học tập của công dân. B.sáng tạo của công dân. C.dân chủ của công dân. D.phát triển của công dân.
Câu 4.Công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần,
trí tuệ, đạo đức… là nội dung thuộc về
A.khái niệm quyền được phát triển của công dân. B.nội dung quyền được phát triển của công dân.
C.ý nghĩa quyền được phát triển của công dân. D.vai trò quyền được phát triển của công dân.
Câu 5.Nội dung nào dưới đây thuộc về quyền được phát triển của công dân?
A.Công dân được học thường xuyên, học suốt đời. B.Công dân được sáng chế, nghiên cứu và cải tiến kĩ thuật.
C.Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D.Công dân được tự do sáng tạo và nghiên cứu khoa học.
Câu 6.Công dân có quyền được được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa là nội dung
của quyền nào dưới đây?
A.Quyền học tập của công dân. B.Quyền được hưởng thụ của công dân.
C.Quyền được phát triển của công dân. D.Quyền sáng tạo của công dân.
Câu 7.Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với
quy định chung do pháp luật quy định. Điều này thể hiện
A.quyền được phát triển của công dân. B.quyền học tập của công dân.
C.quyền sáng tạo của công dân. D.quyền tự do dân chủ của công dân.
Câu 8.Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A.Quyền học tập của công dân. B.Quyền được phát triển của công dân.
C.Quyền sáng tạo của công dân. D.Quyền tự do dân chủ của công dân.
Câu 9.Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ để phát triển toàn diện, phù hợp với
A.điều kiện kinh tế của đất nước. B.văn hóa xã hội của đất nước.
C.nhu cầu của mỗi cá nhân. D.mong muốn của mỗi gia đình.
Câu 10.Việc pháp luật quy định những người học giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học
thuộc nội dung quyền nào dưới đây?
A.Quyền được bồi dưỡng của công dân. B.Quyền sáng tạo của công dân.
C.Quyền học tập của công dân. D.Quyền được phát triển của công dân.
Câu 11.Pháp luật với sự phát triển của công dân được thể hiện bằng các quyền nào sau đây?
A.Quyền học tập, quyền sáng tạo, quyền được phát triển.B.Quyền học tập, quyền bầu cử, quyền khiếu nại.
C.Quyền phát triển, quyền ứng cử, quyền tố cáo.
D.Quyền tự do ngôn luận, quyền kinh doanh, quyền phát triển.
Câu 12.Việc đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân thể hiện
A.quyền lực của nhà nước ta. B.bản chất quyền lực của nhà nước ta.
C.bản chất tốt đẹp của nhà nước ta. D.bản chất giai cấp của nhà nước ta.
Câu 13.Pháp luật nước ta quy định, những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được
A.miễn học phí. B.học trước tuổi. C.học tự do. D.giảm học phí.
Câu 14.Pháp luật quy định đối tượng nào sau đây được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học?
A.Người ở vùng sâu vùng xa. B.Người dân tộc thiểu số.
C.Người khuyết tật bẩm sinh. D.Người học giỏi, có năng khiếu.
Câu 15.Pháp luật quy định người có tài được tạo mọi điều kiện làm việc để
A.phục vụ suốt đời cho Tổ quốc. B.đem lại giá trị vật chất cho bản thân.
C.cống hiến tài năng cho Tổ quốc. D.làm giàu cho gia đình.
Câu 16.Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là quyền
A.cơ bản của công dân. B.dân chủ của công dân. C.quan trọng của công dân. D.tự do của công dân.
Câu 17.Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền được phát triển của công dân?
A.Được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. B.Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.
C.Được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D.Được tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh.
Câu 18.Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ là thể hiện quyền nào dưới đây?
A.Quyền được phát triển. B.Quyền tham gia văn hóa. C.Quyền học tập. D.Quyền vui chơi, giải trí.
Câu 19.Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?
A.Được sống trong môi trường tự nhiên và xã hội thuận lợi.
B.Có quyền được khuyến khích để phát triển tài năng.
C.Có quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D.Được hưởng đời sống vật chất theo nhu cầu của bản thân.
Câu 20. Ý kiến nào dưới đây thể hiện quyền được phát triển của công dân?
A.Được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. B.Tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
C.Tự do về mặt thân thể. D.Tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 21.Việc Nhà nước mở các trường năng khiếu, trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm
A.phát huy quyền học tập của công dân. B.bảo đảm công bằng trong giáo dục.
C.đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước. D.phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Câu 22.Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền được phát triển của công dân?
A.Được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.
B.Được tự do làm bất cứ việc gì để thỏa mãn nhu cầu của mình.
C.Có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D.Được quyền tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng.
Câu 23.Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền được phát triển của công dân?
A.Công dân được hưởng thụ đời sống vật chất theo nhu cầu của mình.
B.Mọi công dân đều được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
C.Trẻ em dưới 6 tuổi được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
D.Mọi công dân đều được tạo điều kiện để làm việc và cống hiến.
Câu 24.Ý kiến nào sau đây là sai khi nói về quyền phát triển của công dân?
A.Công dân có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế.
B.Công dân được tham gia vào các công trình văn hóa cộng đồng.
C.Học sinh dân tộc Hoa được cộng điểm ưu tiên trong kì thi THPT quốc gia.
D.Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học vượt lớp.
Câu 25.Ý kiến nào sau đây sai khi nói về quyền được phát triển của công dân?
A.Nhà nước có chính sách tiền lương phù hợp đảm bảo mức sống cho người lao động.
B.Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe để nâng cao thể lực, phát triển giống nòi.
C.Được bồi dưỡng phát triển tài năng khi có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
D.Nhà nước tạo điều kiện để công dân vui chơi, giải trí, tham gia đời sống văn hóa.
Câu 26.Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công dân cần thực hiện tốt các quyền nào sau đây?
A.Quyền bầu cử, ứng cử, phát triển. B.Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C.Quyền học tập, sáng tạo, phát triển. D.Quyền khiếu nại, tố cáo, sáng tạo.
Câu 75.Việc quy định học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế, được ưu tiên tuyển chọn vào
các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A.Quyền học tập. B.Quyền được phát triển. C.Quyền được ưu tiên. D.Quyền bồi dưỡng.
Câu 27.Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền được phát triển của công dân?
A.Công dân được hưởng đời sống vất chất và tinh thần để phát triển.
B.Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền học trước tuổi.
C.Học giỏi có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học.
D.Những học sinh thuộc diện con hộ nghèo được miễn giảm học phí.
Câu28.Trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền được phát triển của công dân?
A.K được cơ quan cho đi nước ngoài bồi dưỡng. B.Y có năng khiếu ca hát nhưng bị mẹ cấm.
C.T tham gia trò chơi trên truyền hình. D.N được bố cho đi du lịch vào dịp hè.
Bài 7. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ (TT)
Câu 1. Ai dưới đây có quyền tố cáo?
A. Các tổ chức trong xã hội. B. Công dân. C. Cá nhân, tổ chức. D. Tất cả mọi đối tượng.
Câu 2. Ai dưới đây có quyền khiếu nại?
A. Các tổ chức trong xã hội. B. Công dân. C. Cá nhân, tổ chức. D. Tất cả mọi đối tượng.
Câu 3. Trong quy định của pháp luật về tố cáo, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật mà công dân có thể tố cáo là ai?
A. Các tổ chức trong xã hội. B. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. D. một cá nhân cụ thể.
Câu 4. Khi quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì công dân cần phải làm gì sau đây?
A. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền can thiệp. B. Báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết.
C. Tố cáo người đã ra quyết định sai. D. Nộp đơn khiếu nại lên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Câu 5. Gửi đơn đến đúng tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, khi lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là chứng tỏ công
dân đã thực hiện quyền gì sau đây?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do đi lại. C. Quyền khiếu nại. D. Quyền tố cáo.
Câu 6. Chị N đang trong thời gian nghỉ dưỡng sức sau khi bị thai lưu, chị bị Giám đốc công ty K kỷ luật với hình thức
chuyển công tác khác, nhưng chị N cho rằng quyết định kỷ luật đó là sai, nếu là chị N em sẽ làm gì?
A. Nghỉ việc ở công ty và nói cho mọi người biết việc làm của giám đốc. B. Lặng lẽ chuyển công tác khác.
C. Làm đơn tố cáo việc làm của giám đốc. D. Làm đơn khiếu nại quyết định kỷ luật sai của giám đốc.
Câu 7. Trong quá trình thực hiện chủ trương của Nhà nước về giải phóng mặt bằng, gia đình ông N phát hiện quá trình
đền bù của cán bộ địa phương cho nhà mình không đúng như quy định. Gia đình ông N cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
A. Làm đơn khiếu nại. B. Làm đơn tố cáo. C. Đơn trình bày. D. Đơn phản đối.
Câu 8 . Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây?
A. Phát hiện một đường dây cá độ bóng đá. B. Phát hiện người lấy cắp tài sản của công ty A.
C. phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm. D. Không đồng ý với quyết định của người đứng đầu cơ quan đơn vị.
Câu 9 . T thấy ông A,E,D đang cưa trộm một số gỗ trong rừng quốc gia C. Lập tức T đã báo cho cơ quan kiểm lâm. T
đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Quyền khiếu nại. D. Quyền tố cáo.
Câu 10 . T 14 tuổi, làm thuê cho cửa hàng bán hủ tiếu của ông A, thấy ông A và vợ là bà H lúc nào cũng mắng chửi,
đánh đập, N làm thuê cho bà F quán bún mắm kế bên tuy mới 15 tuổi nhưng rất thương người, thấy T như vậy N muốn
giúp T nhưng không biết phải làm sao. Theo em, N có quyền tố cáo với cơ quan công an không? Vì sao?
A. Không, vì trẻ em không có quyền tố cáo. B. Có, vì học sinh đủ 15 tuổi là có quyền tố cáo.
C. Không, vì tố cáo là điều không có lợi đối với trẻ em. D. Có, vì tố cáo là quyền của mọi công dân.
Câu 11 . Q năm nay 15 tuổi, làm thuê cho cửa hàng A tại thị trấn H. Em phải làm việc ngày nào cũng 12 giờ còn bị
đánh đập, thậm chí còn bị trừ lương nếu không hòan thành tốt công việc. Nếu là Q, em chọn cách nào sau đây để tự bảo vệ mình?
A. Bỏ việc ở cửa hàng này, xin làm ở cửa hàng khác. B. Gửi đơn khiếu nại đến Công an thị trấn H.
C. Gửi đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân thị trấn H . D. Gửi đơn tố cáo đến Công an nhân dân thị trấn H.
Câu 12. Chị V bị ông T trưởng phòng giáo dục huyện K, tỉnh L kỉ luật với hình thức chuyển công tác khác. Chị muốn
gửi đơn khiếu nại. Theo em, chị V phải gửi đơn đến nơi nào sau đây là đúng quy định của pháp luật?
A. trưởng phòng giáo dục huyện K. B. trưởng phòng giáo dục tỉnh L. C. chủ tịch tỉnh. D. chủ tịch huyện.
Câu 13. Sau khi phát hiện hành vi nhận hối lộ của ông Z , ông Y tại xã L K huyện N, tỉnh M, bà K chọn gửi đơn tố cáo
đến nơi nào sau đây là đúng quy định của pháp luật?
A. Gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã LK. B. Gửi đơn đến Ủy ban nhân dân huyện N.
C. Gửi đơn đến Ủy ban nhân dân tỉnh M. D. Gửi đơn đến Ban Thanh tra Chính phủ.
Câu 14. Trường hợp nào sau đây được sử dụng quyền khiếu nại?
A. Ông B tình cờ chứng kiến một vụ đưa tiền hối lộ.
B. Chị M nhận được giấy báo đền bù đất đai thấp hơn các nhà hàng xóm.
C. Anh Q phát hiện một nhóm người đang mua bán ma túy trái phép.
D. Chị G phát hiện chủ một cơ sở kinh doanh đánh đập một lao động.
Câu 15. Trường hợp nào sau đây, thể hiện đúng quyền tố cáo của công dân?
A. Lao động nữ tố cáo chủ doanh nghiệp trả lương thấp hơn đồng nghiệp nam.
B. Lao động nam tố cáo bị chủ doanh nghiệp vô cớ cho nghỉ việc.
C. Lao động nữ tố cáo chủ doanh nghiệp vô cớ đánh đập.
D. Lao động nam tố cáo chủ doanh nghiệp ưu tiên lao động nữ hơn nam.
Câu 16. Trường hợp nào sau đây được sử dụng quyền tố cáo?
A. Chị B nhận được giấy báo của công ty cho nghỉ việc sau khi sinh con.
B. Anh K tình cờ phát hiện một nhóm người đang mua bán ma túy trái phép.
C. Chị P nhận được giấy báo phải giải phóng mặt bằng trong khi các hộ dân khác không có.
D. Nhà ông T phải nộp tiền điện cao cấp gấp 5 lần những tháng trước.
Câu 17. Anh A và anh B làm việc ở cơ quan C, cả hai anh cùng nhận một khỏang tiền lớn là 120 triệu đồng từ anh D để
đưa em của anh D là chị T vào làm việc, trong khi năng lực của chị T không bằng những người nộp hồ sơ tuyển dụng
khác trong đó có chị K. Chị K biết được việc nhận tiền của A,B để đưa T vào làm ở cơ quan chị K sẽ làm gì?
A. gửi đơn khiếu nại đến cán bộ A,B nhờ xem xét lại quyết định tuyển dụng.
B. gửi đơn tố cáo đến thủ trưởng cơ quan về hành vi nhận hối lộ của A,B.
C. gửi đơn khiếu nại đến cán bộ cơ quan nhờ xem xét lại quyết định tuyển dụng.
D. gửi đơn tố cáo đến thủ trưởng của cơ quan cấp trên của cơ quan tuyển dụng về hành vi nhận hối lộ của A,B.
Câu 18. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ?
A. cần thiết. B. quan trọng. C. không thể thiếu. D. cần thiết nhất.
Câu 19. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ thể hiện mối quan hệ giữa
A. mọi công dân. B. Nhà nước và công dân.
C. công nhân và nhân dân lao động. D. Nhà nước và toàn thể nhân dân lao động.
Câu 20. Nhà anh A có máy photo, hằng ngày có rất nhiều người đến để photo tài liệu. Em B là hàng xóm của anh A, em
B cũng thường xuyên đến photo bài tập để phục vụ cho quá trình học tập. Một hôm, B đến photo bài thì thấy anh A
photo cho anh D với số lượng rất lớn tài liệu để anh D tuyên truyền nội dung tuyên truyền phản cách mạng, thông tin
nói xấu các vị lãnh đạo cấp cao của đất nước. Trong trường hợp này nếu là B em sẽ làm gì?
A. Khiếu nại anh A vì đã photo cho anh D nhiều giấy tờ với nội dung có hại cho đất nước.
B. Tố cáo anh A vì đã photo cho anh D nhiều giấy tờ với nội dung có hại cho đất nước.
C. Tố cáo anh D vì đã photo nhiều giấy tờ với nội dung xâm hại đến lợi ích của Nhà nước.
D. Tố cáo anh A vì đã không tố cáo anh D và tố cáo anh D có việc làm xâm hại đến lợi ích của Nhà nước.
Câu 21. Nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân,
đây là mục đích của
A. Quyền khiếu nại. B. Quyền tố cáo. C. Quyền tự do khai báo. D. Quyền tự do bày tỏ ý kiến.
Câu 22. Chị A đang trong thời gian nghĩ dưỡng sức sau khi sinh thì ở công ty. Ông B giám đốc công ty đã ra quyết định
chuyển cho chị A vào làm ở một vị trí khác trong công ty, sau đó đưa anh C vào làm vì B đã nhận của C một khoảng
tiền lớn và đưa ra lí do chị A nghỉ thì ví trí công việc đó gặp nhiều khó khăn. Nếu là chị B em có thể thực hiện được
những quyền nào sau đây?
A. Quyền khiếu nại, tố cáo. B. Quyền tố cáo. C. Quyền khiếu nại. D. Quyền tự do ngôn luận, tố cáo.
Câu 23. Khi vào làm việc, A có kí hợp đồng với ông B giám đốc công ty C. Sau một thời gian làm việc, một hôm A
nhận được quyết định buộc thôi việc của ông B mà không rõ lí do. A muốn khiếu nại về quyết định của ông B đối với
mình nhưng không biết thực hiện quy dtrình khiếu nại như thế nào cho đúng, trong trường hợp này A có quyền nhờ ai
giúp đỡ
A. Luật sư. B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. C. Công an. D. Người thân trong gia đình.

You might also like