CHUYÊN ĐỀ 41 - DIALI12

You might also like

You are on page 1of 4

CHUYÊN ĐỀ 41, 42

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành công nghiệp
luyện kim đen? A. Hưng Yên. B. Nam Định. C. Hải Dương. D. Hải Phòng.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết mỏ đồng có ở những tỉnh nào sau đây?
A. Thái Nguyên, Bắc Kạn. B. Cao Bằng, Hòa Bình.
C. Lai Châu, Lạng Sơn. D. Lào Cai, Sơn La.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc Trung du và
miền núi Bắc Bộ? A. Cẩm Phả. B. Thái Nguyên. C. Việt Trì. D. Bắc Ninh.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khai thác bôxit có ở tỉnh nào sau đây?
A. Lai Châu. B. Cao Bằng. C. Hà Giang. D. Lào Cai.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết tỉnh nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có
cây cà phê? A. Lai Châu. B. Điện Biên. C. Sơn La. D. Hòa Bình.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng đồng bằng
Sông Hồng có ngành điện tử? A. Phúc Yên. B. Bắc Ninh. C. Hải Dương. D. Hưng Yên.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào có giá trị sản xuất lớn nhất trong các
trung tâm sau? A. Phúc Yên. B. Hải Dương. C. Hưng Yên. D. Nam Định.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khai thác than nâu có ở tình nào sau đây?
A. Hà Giang. B. Cao Bằng. C. Lai Châu. D. Lạng Sơn.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không có ngành công
nghiệp cơ khí? A. Hải Phòng. B. Hải Dương. C. Phúc Yên. D. Việt Trì.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết tỉnh nào sau đây thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có
ngành công nghiệp luyện kim màu? A. Tuyên Quang. B. Bắc Kạn. C. Cao Bằng. D. Hà Giang.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhà máy điện nào sau đây thuộc Đồng bằng sông Hồng?
A. Hòa Bình. B. Thác Bà. C. Phả Lại. D. Na Dương.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất lớn
nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Hạ Long. B. Việt Trì. C. Cẩm Phả. D. Thái Nguyên.
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào có giá trị sản xuất nhỏ nhất trong
các trung tâm sau? A. Phúc Yên. B. Bắc Ninh. C. Hạ Long. D. Nam Định.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhà máy điện Na Dương thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Ninh. B. Thái Nguyên. C. Bắc Kạn. D. Lạng Sơn.
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô dưới 9 nghìn
tỉ đồng?A. Hưng Yên. B. Phúc Yên. C. Bắc Ninh. D. Hải Phòng.
Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có trung tâm công
nghiệp nào sau đây? A. Hải Phòng. B. Phúc Yên. C. Thái Nguyên. D. Nam Định.
Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khai thác vàng có ở tỉnh nào sau đây?
A. Thái Nguyên. B. Tuyên Quang. C. Bắc Kạn. D. Lạng Sơn.
Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp Hạ Long không có ngành nào sau
đây? A. Đóng tàu. B. Hóa chất. C. Khai thác than. D. Cơ khí.
Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khai thác mangan có ở tỉnh nào sau đây?
A. Hà Giang. B. Cao Bằng. C. Lai Châu. D. Lào Cai.
Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết vùng Đồng bằng Sông Hồng không có sản phẩm nông
nghiệp chuyên môn hóa nào sau đây? A. Chè. B. Lúa gạo. C. Lợn. D. Gia cầm.
Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ không có thế mạnh chủ yếu
nào sau đây?
A. Trồng cây công nghiệp. B. Phát triển thủy điện. C. Khai thác khoáng sản. D. Chăn nuôi gia cầm.
Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Đồng bằng sông
Hồng có quy mô đồng cấp với nhau?
A. Hải Phòng, Nam Định. B. Bắc Ninh, Phúc Yên. C. Hải Phòng, Hà Nội. D. Bắc Ninh, Hải Dương.
Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết tỉnh nào sau đây ở Đồng bằng Sông Hồng có khai thác khí
tự nhiên? A. Nam Định. B. Thái Bình. C. Ninh Bình. D. Hà Nam.
Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết mỏ thiếc Tĩnh Túc thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Lạng Sơn. B. Thái Nguyên. C. Cao Bằng. D. Bắc Cạn.
Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết mỏ sắt Trại Cau thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Thái Nguyên. B. Lạng Sơn. C. Bắc Giang. D. Bắc Ninh.
Câu 26: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ có khu kinh tế ven biển nào
sau đây? A. Thanh Thủy. B. Vân Đồn. C. Trà Lĩnh. D. Lào Cai.
Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Hà Giang. B. Cao Bằng. C. Lạng Sơn. D. Quảng Ninh.
Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng
sông Hồng? A. Hạ Long. B. Thái Nguyên. C. Hải Dương. D. Cẩm Phả.
Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết tỉnh nào sau đây của Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp
biển? A. Lạng Sơn. B. Quảng Ninh. C. Bắc Giang. D. Thái Nguyên.
Mr. Sáng_Trang 1
Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết điểm khai thác đồng Sinh Quyền thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Yên Bái. B. Lào Cai. C. Sơn La. D. Lai Châu.
Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khu kinh tế nào sau đây không thuộc Trung du và miền núi
Bắc Bộ? A. Đình Vũ - Cát Hải. B. Vân Đồn. C. Thanh Thủy. D. Trà Lĩnh.
Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở đồng bằng sông Hồng
có giá trị sản xuất trên 120 nghìn tỉ đồng?
A. Bắc Ninh. B. Hải Phòng. C. Hà Nội. D. Hải Dương.
Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 26 cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng đồng bằng
sông Hồng? A. Hưng Yên. B. Hạ Long. C. Thái Nguyên. D. Cẩm Phả.
Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không có cảng biển?
A. Cẩm Phả. B. Hạ Long. C. Hải Phòng. D. Nam Định.
Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp Cẩm Phả có ngành nào sau đây?
A. Luyện kim. B. Hóa chất. C. Điện tử. D. Cơ khí.
Câu 36: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ? A. Nam Định. B. Cẩm Phả. C. Hải Dương. D. Phúc Yên.
Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 26, cho biết ngành dệt may không phải là ngành chuyên môn hóa của trung tâm
công nghiệp nào sau đây đây? A. Nam Định. B. Hải Dương. C. Phúc Yên. D. Hà Nội.
Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết hồ Cấm Sơn thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Bắc Giang. B. Lạng Sơn. C. Thái Nguyên. D. Quảng Ninh.
Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhà máy nhiệt điện Uông Bí thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Lạng Sơn. B. Thái Nguyên. C. Tuyên Quang. D. Quảng Ninh.
Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây trồng nhiều chè nhất?
A. Phú Thọ. B. Quảng Ninh. C. Lạng Sơn. D. Bắc Giang.
Câu 41: Biện pháp chủ yếu để nâng cao giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. mở rộng diện tích đăc sản, chú trọng thủy lợi, cải tạo đất đai.
B. phát triển vùng chuyên canh; tăng đầu tư, chế biến và bảo quản.
C. tăng cường chế biến, xuất khẩu; tập trung thị trường trọng điểm.
D. đầu tư khoa học công nghệ, chế biến; tạo thương hiệu sản phẩm.
Câu 42: Giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng SX hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A.  tăng liên kết, cải tạo các đồng cỏ, đẩy mạnh hoạt động chế biến.
B.  sử dụng giống tốt, đảm bảo nguồn thức ăn, xây dựng chuồng trại.
C.  áp dụng kỹ thuật mới, phát triển trang trại, xây dựng thương hiệu.
D.  phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi tập trung, mở rộng thị trường.
Câu 43: Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế chủ yếu là do
A. nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, hạ tầng được cải thiện.
B. nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm, nhiều đô thị qui mô lớn.
C. chính sách ưu tiên phát triển của Nhà nước, lao động có trình độ.
D. giao thông thuận lợi hơn, có nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng.
Câu 44: Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở trung du và miền núi nước ta có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A. Tạo tập quán sản xuất mới, giải quyết việc làm cho lao động.
B. Sử dụng hợp lí tài nguyên, phát triển nông nghiệp hàng hóa.
C. Tạo thêm nhiều việc làm, thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.
D. Khai thác các thế mạnh, tăng cường phân hóa theo lãnh thổ.
Câu 45: Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Phần lớn là phù sa, ngoài ra còn có đất phù sa cổ.
B. Địa hình Tây Bắc hiểm trở, Đông Bắc là đồi núi thấp.
C. Khí hậu cận xích đạo gió mùa, có một mùa đông lạnh.
D. Phần lớn diện tích của vùng là đất đỏ badan, đất xám.
Câu 46: Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ là
A. cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng được chú trọng phát triển. B. dân đông, chất lượng nguồn lao động dần được nâng lên.
C. nguồn khoáng sản đa dạng và năng lượng dồi dào, giá rẻ. D. vị trí địa lí chiến lược, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.
Câu 47: Khả năng mở rộng diện tích cây công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu do
A. địa hình hiểm trở, giao thông bị chia cắt giữa các vùng. B. đất đai nghèo dinh dưỡng, thiếu hụt nguồn lao động.
C. thiếu nước trong mùa đông, công nghiệp chế biến hạn chế.
D. thời tiết diễn biến thất thường, thị trường tiêu thụ biến động.
Câu 48: Ý nghĩa chủ yếu của việc khai thác các thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ Tổ quốc.
B. thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển và đa dạng hóa hàng để xuất khẩu.
C. thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao vị thế kinh tế của vùng và giải quyết việc làm.
D. thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết việc làm cho người lao động.
Câu 49: Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được các cây ăn quả có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới chủ yếu do
A. diện tích đất feralit trên đá vôi lớn, nguồn nước dồi dào. B. các cao nguyên tương đối bằng phẳng, có đất phù sa cổ.

Mr. Sáng_Trang 2
C. khí hậu có một mùa đông lạnh, phân hóa theo địa hình. D. diện tích đồi trung du rộng lớn, đất phù sa khá màu mỡ.
Câu 50: Trung du và miền núi Bắc Bộ không có thế mạnh nổi bật nào sau đây?
A. Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
C. Khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện. D. Trồng cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
Câu 51: Trung du và miền núi Bắc Bộ không có thế mạnh nổi bật nào sau đây?
A. Trồng cây công nghiệp khác nhiệt đới. B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
C. Khai thác và chế biến khoáng sản. D. Trồng cây đặc sản nhiệt đới.
Câu 52: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển sản xuất cây dược liệu chủ yếu dựa vào điều kiện nào sau đây?
A. Khí hậu cận nhiệt, ôn đới trên núi; giống tốt. B. Nguồn nước mặt dồi dào phân bố nhiều nơi.
C. Địa hình đa dạng; có cả núi, đồi, cao nguyên. D. Đất feralit đỏ vàng chiếm diện tích rất rộng.
Câu 53: Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển cây công nghiệp cận nhiệt ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. nguồn nước mặt dồi dào nhiều nơi. B. có nhiều loại đất feralit khác nhau.
C. diện tích rộng, nhiều kiểu địa hình. D. có mùa đông lạnh, nhiệt độ hạ thấp.
Câu 54: Việc đẩy mạnh đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ cần đặc biệt quan tâm tới
A. phát huy kinh nghiệm của ngư dân, đầu tư trang thiết bị mới.
B. tránh gây ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.
C. thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tìm kiếm mở rộng thị trường.
D. đầu tư trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
Câu 55: Điều kiện thuận lợi nhất để phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. có hệ thống trạm trại giống tốt, cơ sở chế biến phát triển.
B. nguồn thức ăn dồi dào, chính sách phát triển chăn nuôi.
C. diện tích đồng cỏ lớn, nhu cầu thị trường ngày càng tăng.
D. thức ăn công nghiệp đảm bảo, đầu tư chăn nuôi khá lớn.
Câu 56: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. địa hình chia cắt, giao thông khó khăn. B. nhiều mỏ có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác.
C. khí hậu diễn biến thất thường, địa hình dốc. D. đòi hỏi đầu tư lớn, giao thông khó khăn.
Câu 57: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Phần lớn là đất feralit, ngoài ra còn có đất phù sa cổ.
B. Địa hình Tây Bắc hiểm trở, Đông Bắc là đồi núi thấp.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh.
D. Phần lớn diện tích của vùng là đất đỏ badan, đất xám.
Câu 58: Sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp khó khăn chủ yếu do
A. thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường. B. thiếu quy hoạch, chưa mở rộng thị trường.
C. thiếu nguồn nước tưới, nhất là vào mùa khô. D. thiếu cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn.
Câu 59: Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. cơ sở thức ăn cho phát triển chăn nuôi còn rất hạn chế. B. dịch bệnh hại gia súc vẫn đe dọa tràn lan trên diện rộng.
C. trình độ chăn nuôi thấp, công nghiệp chế biến hạn chế. D. công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến thị trường.
Câu 60: Phát biểu nào sau đây đúng về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta. B. Có nhiều vịnh biển sâu, đầm phá rộng.
C. Có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao. D. Nhiều trung tâm công nghiệp quy mô lớn.
Câu 61: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh chè lớn nhất
nước ta ?
A. Địa hình nhiều đồi núi và đất feralit chiếm ưu thế. B. Đất feralit đỏ vàng và sông ngòi nhiều nước.
C. Đất feralit chiếm ưu thế và có mùa đông lạnh. D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và đất phù sa cổ.
Câu 62: Trâu được nuôi nhiều hơn bò ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do
A. trâu dễ thuần dưỡng và đảm bảo sức kéo tốt hơn. B. trâu khoẻ hơn, ưa ẩm và chịu rét tốt.
C. thịt trâu tiêu thụ tốt hơn trên địa bàn của vùng. D. nguồn thức ăn cho trâu dồi dào hơn.
Câu 63: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản chủ yếu là do
A. khí hậu phân hóa đa dạng, đất feralit rộng lớn. B. đất đai có sự phân hóa, giao thông phát triển.
C. thị trường tiêu thụ rộng, cơ sở vật chất đảm bảo. D. cơ sở chế biến phát triển, lao động có kinh nghiệm.
Câu 64: Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. nguồn khoáng sản đa dạng, phong phú. B. vùng đồi rộng, có đồng bằng giữa núi.
C. đất feralit rộng, có các cao nguyên lớn. D. có nhiều sông suối, nguồn nước dồi dào.
Câu 65: Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả là
A. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối. B. đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn.
C. thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét, lũ ống. D. địa hình nhiều đồi núi và có nhiều cao nguyên lớn.
Câu 66: Cây ăn quả ở Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay phát triển theo hướng tập trung do tác động chủ yếu của
A. chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các sản phẩm giá trị. B. đa dạng hóa nông nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
C. sản xuất theo hướng hàng hóa, nhu cầu lớn của người dân. D. ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, giải quyết việc làm.
Câu 67: Biện pháp nào sau đây là chủ yếu để đẩy mạnh phát triển cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Đào tạo và hỗ trợ việc làm, hạn chế tình trạng du canh du cư.
B. Đa dạng cơ cấu cây trồng, tăng năng suất, đẩy mạnh xuất khẩu.
C. Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.
Mr. Sáng_Trang 3
D. Tập trung đầu tư, phát triển việc chế biến, mở rộng thị trường.
Câu 68: Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Tạo động lực cho vùng phát triển công nghiệp khai thác. B. Góp phần giảm thiểu lũ lụt cho đồng bằng sông Hồng.
C. Làm thay đổi đời sống của đồng bào dân tộc ít người. D. Tạo việc làm tại chỗ cho người lao động ở địa phương.
Câu 69: Giải pháp chủ yếu phát triển cây công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. mở rộng vùng chuyên canh, tăng năng suất, sử dụng nhiều máy móc.
B. tăng diện tích, sử dụng tiến bộ kĩ thuật, gắn với chế biến và dịch vụ.
C. đẩy mạnh chuyên môn hóa, tăng sản lượng, ứng dụng kĩ thuật mới.
D. tăng sự liên kết, phát triển thị trường, đẩy mạnh sản xuất thâm canh.
Câu 70: Vấn đề môi trường cần chú ý trong phát triển thủy điện ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là
A. ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, đất, làm thay đổi dòng chảy và lưu lượng nước sông.
B. làm thay đổi dòng chảy của sông ngòi, gây nên tình trạng lũ quét ở vùng hạ lưu sông.
C. làm thay đổi môi trường trong vùng, tác động mạnh đến môi trường vùng hạ lưu sông.
D. làm suy giảm tài nguyên rừng, gây nên tình trạng ngập lụt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 71: Sản lượng chè thương phẩm của Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng nhanh trong thời gian gần đây chủ yếu là do
A. mở rộng diện tích, đầu tư vốn, công nghệ hiện đại. B. thay đổi giống, kĩ thuật canh tác, tổ chức sản xuất.
C. thu hút đầu tư, bổ sung lao động, đẩy mạnh chế biến. D. tăng diện tích, tìm kiếm thị trường mới, giảm giá bán.
Câu 72: Giải pháp chủ yếu phát triển cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. lập vùng chuyên canh, tăng năng suất, tạo thương hiệu sản phẩm.
B. sử dụng kĩ thuật mới, tăng diện tích, đẩy mạnh tiếp thị sản phẩm.
C. sản xuất tập trung, đẩy mạnh việc chế biến, phát triển thị trường.
D. gắn trồng trọt và chế biến, đa dạng sản phẩm, nâng cao sản lượng.
Câu 73: Ý nghĩa chủ yếu việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp, cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. đa dạng hóa nông nghiệp, tạo ra nông sản xuất khẩu giá trị.
B. tạo cách sản xuất mới cho lao động, khai thác các thế mạnh.
C. tăng khả năng cạnh tranh, tăng cường sự phân hóa lãnh thổ.
D. phát triển nông nghiệp hàng hóa, sử dụng hợp lí tài nguyên.
Câu 74: Biện pháp quan trọng nhất giảm thiểu tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. đẩy mạnh đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. B. phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
C. phát triển cây công nghiệp lâu năm. D. phát triển loại hình du lịch sinh thái.
Câu 75: Ý nghĩa chủ yếu của việc khai thác các thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
B. thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển và đa dạng hóa hàng xuất khẩu.
C. tạo ra cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và bảo vệ an ninh quốc phòng.
D. thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Câu 76: Ý nghĩa chủ yếu của phát triển kinh tế biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. tăng cường sự phân hóa lãnh thổ, thu hút vốn đầu tư. B. đẩy nhanh thay đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng sản phẩm.
C. tăng vị thế của vùng trong cả nước, tạo việc làm mới. D. phát huy các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 77: Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều thuận lợi để xây dựng nền kinh tế mở do có
A. vị trí địa lí đặc biệt, đầu tư, nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải.
B. đường biên giới dài, vùng biển có nhiều tiềm năng về kinh tế biển.
C. giàu tài nguyên khoáng sản, trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước.
D. vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng.
Câu 77: Các tỉnh phía Bắc nước ta có điều kiện để trồng chè là do
A. địa hình đồi núi, đất feralit, có mùa đông lạnh. B. có mùa đông lạnh, mùa khô kéo dài và sâu sắc.
C. địa hình thấp, kín gió, trong năm không có bão. D. đất feralit, khí hậu có hai mùa mưa – khô rõ rệt.
Câu 78: Mục đích chủ yếu của việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Trung du miền núi Bắc Bộ là
A. cung cấp nguồn năng lượng, đẩy mạnh công nghiệp hóa.
B. định canh định cư cho đồng bào dân tộc, giải quyết việc làm.
C. tạo mặt nước rộng cho nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch.
D. điều tiết dòng chảy sông ngòi, giảm thiểu lũ lụt vùng hạ lưu.
Câu 79: Chăn nuôi bò sữa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Nguồn thức ăn được đảm bảo, nhu cầu thị trường tăng.
B. Nhu cầu thị trường tăng, nhiều giống mới năng suất cao.
C. Cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn thức ăn được đảm bảo.
D. Nhiều giống mới năng suất cao, cơ sở hạ tầng phát triển.
Câu 80: Khó khăn lớn nhất trong phát triển cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. sự phân hóa mùa của khí hậu, cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém.
B. thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, cơ sở hạ tầng còn yếu.
C. tính bất ổn định của thời tiết, công nghiệp chế biến còn hạn chế.
D. giao thông vận tải chưa phát triển, thị trường tiêu thụ biến động.

Mr. Sáng_Trang 4

You might also like