You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ – KHỐI 12

NĂM HỌC 2022 -2023


-------------------------------
I. KĨ NĂNG ĐỌC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM: Các trang 21, 22, 23, 24, 25, 26

TRANG 22- CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM.


Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất lớn nhất miền
Bắc?
A. Ninh Bình. B. Uông Bí. C. Na Dương. D. Phả Lại.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
nào sau đây có quy mô lớn?
A. Cà Mau, Rạch Giá. B. Cà Mau, Cần Thơ.
C. Long Xuyên, Cần Thơ. D. Sóc Trăng, Rạch Giá.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào sau
đây có quy mô nhỏ?
A. Huế. B. Nha Trang. C. Hải Phòng. D. Quy Nhơn.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
nào sau đây có quy mô nhỏ?
A. Sơn La. B. Hải Phòng. C. Hạ Long. D. Hà Nội.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết những nơi nào sau đây có ngành sản xuất gỗ, giấy,
xenlulô?
A. Pleiku. B. Sóc Trăng. C. Hòa Bình. D. Phủ Lí.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
nào sau đây có quy mô nhỏ?
A. Đà Nẵng. B. Thanh Hóa. C. Quy Nhơn. D. Vinh.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
nào sau đây có quy mô nhỏ?
A. Buôn Ma Thuột. B. Bảo Lộc. C. Đà Nẵng. D. Nha Trang.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
nào sau đây có quy mô nhỏ?
A. Biên Hoà. B. Cần Thơ. C. Cà Mau. D. Tây Ninh.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
nào sau đây có quy mô rất lớn?
A. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. B. Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa.
C. Đà Nẵng, Hà Nội. D. Hải Phòng, Hà Nội.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
nào sau đây có quy mô nhỏ?
A. Hải Phòng. B. Thanh Hoá. C. Hạ Long. D. Yên Bái.

TRANG 23 - GIAO THÔNG


Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 9 nối Đông Hà với cửa khẩu nào sau đây?
A. Cha Lo. B. Cầu Treo. C. Lao Bảo. D. Nậm Cắn.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết quốc lộ nào sau đây nối Kon Tum với Quốc lộ 1?
A. Quốc lộ 26. B. Quốc lộ 25. C. Quốc lộ 19. D. Quốc lộ 24.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết quốc lộ số 8 đi qua cửa khẩu nào sau đây?
A. Cầu Treo. B. Cha Lo. C. Tây Trang. D. Nậm Cắn.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 3 nối Hà Nội với nơi nào sau đây?
A. Lạng Sơn. B. Hà Giang. C. Lào Cai. D. Bắc Kạn.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 26 nối Buôn Ma Thuột với địa điểm nào sau đây ?
A. Vũng Tàu. B. Nha Trang. C. Phan Thiết. D. Cam Ranh.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết quốc lộ 19 nối Tây Nguyên với cảng biển nào sau đây?
A. Đà Nẵng. B. Dung Quất. C. Quy Nhơn. D. Nha Trang.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 8 nối Hồng Lĩnh với cửa khẩu nào sau đây?
A. Nậm Cắn. B. Cầu Treo. C. Cha Lo. D. Na Mèo.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 2 nối Hà Nội với địa điểm nào sau đây?
A. Cao Bằng. B. Hà Giang. C. Lạng Sơn. D. Hạ Long.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết các cảng sông nào sau đây được xây dựng ở sông Tiền?
A. Sài Gòn, Mỹ Tho. B. Trà Vinh, Cần Thơ. C. Cần Thơ, Sài Gòn. D. Mỹ Tho, Trà Vinh.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng biển nào sau đây thuộc tỉnh Nghệ An?
A. Vũng Áng. B. Thuận An. C. Nhật Lệ. D. Cửa Lò.

TRANG 24 - THƯƠNG MẠI


Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết tỉnh nào sau đây có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người cao nhất?
A. Bình Dương. B. Cà Mau. C. Khánh Hòa. D. Bắc Ninh.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta là các quốc gia
nào sau đây?
A. Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan B. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.
C. Nga, Nhật Bản, Thái lan. D. Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết tỉnh/thành phố nào sau đây xuất siêu?
A. Lào Cai. B. Quảng Ninh. C. Hà Nội. D. Hải Phòng.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết tỉnh/thành phố nào sau đây nhập siêu?
A. Lào Cai. B. Quảng Ninh. C. Thanh Hóa. D. Nghệ An.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là các
quốc gia nào sau đây?
A. Hoa Kì, Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Ấn Độ. B. Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Xingapo.
C. Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan. D. Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Hoa Kì.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết tỉnh/ thành phố nào sau đây xuất siêu?
A. Bắc Ninh. B. Hà Nam. C. Hưng Yên. D. Hải Dương.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết tỉnh/ thành phố nào sau đây của xuất siêu?
A. Bắc Giang. B. Lạng Sơn. C. Phú Thọ. D. Thái Nguyên.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết nước ta xuất khẩu sang thị trường nào sau đây có giá trị
trên 6 tỉ đô la Mĩ?
A. Xin-ga-po. B. Liên Bang Nga. C. Nhật Bản. D. Đài Loan.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết tỉnh/thành phố nào sau đây có giá trị xuất khẩu và nhập
khẩu hàng hóa lớn nhất?
A. Hà Nội. B. Đồng Nai. C. Bình Dương. D. TP. Hồ chí Minh.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết tỉnh/thành phố nào sau đây ở Duyên hải Nam Trung Bộ
có tổng giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất?
A. Bà Rịa - Vũng Tàu. B. Khánh Hòa. C. Bình Định. D. Đà Nẵng.
TRANG 25 – DU LỊCH
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia nào sau đây thuộc tỉnh Nghệ An?
A. Pù Mát. B. Vũ Quang. C. Bạch Mã. D. Yok Đôn.
Câu 2: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết di sản nào sau đây không phải là di sản văn hóa thế giới?
A. Cố đô Huế. B. Phố cổ Hội An. C. Phong Nha - Kẻ Bàng. D. Di tích Mỹ Sơn.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia nào sau đây thuộc tỉnh Ninh Bình?
A. Ba Bể. B. Cúc Phương. C. Bái Tử Long. D. Cát Tiên.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết đâu không phải là di sản văn hóa thế giới?
A. Vịnh Hạ Long. B. Cố đô Huế. C. Phố Cổ Hội An. D. Di tích Mĩ Sơn.
Câu 5: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, điểm du lịch nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Đồ Sơn. B. Đá Nhảy. C. Sầm Sơn. D. Thiên Cầm.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết bãi biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ?
A. Mỹ Khê. B. Sa Huỳnh. C. Cà Ná. D. Lăng Cô.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh
A. Đồng Tháp. B. Cần Thơ. C. An Giang. D. Cà Mau
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia trên đảo nào sau đây thuộc Đồng bằng sông
Cửu Long?
A. Cà Mau. B. Côn Đảo. C. Phú Quốc. D. Tràm Chim.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, bãi biển Thiên Cầm thuộc tỉnh
A. Thanh Hóa. B. Hà Tĩnh. C. Nghệ An. D. Quảng Ngãi.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, bãi biển Sa Huỳnh thuộc tỉnh
A. Thanh Hóa. B. Hà Tĩnh. C. Nghệ An. D. Quảng Ngãi.

TRANG 26 - VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ


Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khoáng sản nào sau đây được khai thác ở Sinh Quyền?
A. Graphit. B. Đồng. C. Apatit. D. Than đá.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng Trung
du miền núi Bắc Bộ?
A. Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả. B. Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả.
C. Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên. D. Hải Phòng, Cẩm Phả, Việt Trì.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat địa lí trang 26, cho biết nhà máy nhiệt điện Phả Lại thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Ninh. B. Hải Dương. C. Hưng Yên. D. Bắc Ninh.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Biển Đông?
A. Quảng Ninh. B. Bắc Giang. C. Lạng Sơn. D. Thái Nguyên.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 26, cho biết ngành dệt may không phải là ngành chuyên môn hóa của trung tâm
công nghiệp nào sau đây?
A. Nam Định. B. Hải Dương. C. Phúc Yên. D. Hà Nội.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc Trung du miền núi
Bắc Bộ?
A. Vũng Áng. B. Đình Vũ - Cát Hải. C. Vân Đồn. D. Nghi Sơn.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không có cảng biển?
A. Nam Định. B. Cẩm Phả. C. Hạ Long. D. Hải Phòng.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc Trung du và
miền núi Bắc Bộ?
A. Phúc Yên. B. Hạ Long. C. Bắc Ninh. D. Hải Dương.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc Trung du
và miền núi Bắc Bộ?
A. Cẩm Phả. B. Hạ Long. C. Việt Trì. D. Bắc Ninh.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc đồng bằng sông
Hồng?
A. Hạ Long. B. Việt Trì. C. Bắc Ninh. D. Cẩm Phả.

II. KĨ NĂNG VỀ BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU


1. Biểu đồ tròn:
- Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng trong thời gian ≤ 3 năm.
- Thể hiện cơ cấu của đối tượng trong thời gian ≤ 3 năm.
2. Biểu đồ miền:
- Thể hiện sự chuyển dịch (sự thay đổi) cơ cấu của đối tượng trong thời gian ≥ 4 năm.
3. Biểu đồ kết hợp:
- Thể hiện 2 đối tượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có 2 đơn vị khác nhau, thời gian ≥ 4 năm
4. Biểu đồ đường:
- Thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng, trong khoảng thời gian ≥ 4 năm. Phải đổi ra đơn vị % và coi năm
đầu tiên có tốc độ = 100%
- Thể hiện tình hình phát triển của đối tượng, trong khoảng thời gian ≥ 4 năm: Vẽ theo đúng số liệu của đề bài.
5. Biểu đồ cột:
- Thể hiện (so sánh) giá trị, số lượng, quy mô, sản lượng của đối tượng. (thể hiện giá trị tuyệt đối của đối tượng,
không phải xử lí số liệu)
- Thể hiện (so sánh) giá trị, số lượng, quy mô, sản lượng của đối tượng với bảng số liệu có đơn vị % nhưng cộng
tổng không = 100%

III. LÝ THUYẾT: Ôn các bài theo mục lục SGK: Bài 26, 27, 30, 31, 32

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP


Bài 26. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP ( Atlat trang 21)
1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành
- Thể hiện tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
- Hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước, đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích
nghi với tình hình mới để hội nhập.
- Tương đối đa dạng: Gồm 29 ngành chia thành 3 nhóm (Atlat trang 21)
- Đang nổi lên 1 số ngành công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và
có tác động mạnh đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác (công nghiệp năng lượng, chế biến lương thực thực
phẩm, dệt may, hóa chất, phân bón, cao su, điện tử, cơ khí, vật liệu xây dựng)

2. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp


- Cần xây dựng 1 cơ cấu công nghiệp tương đối linh hoạt nhằm thích nghi với điều kiện thị trường và phù hợp với
tình hình trong và ngoài nước.
- Đầu tư mạnh mẽ vào những ngành công nghiệp ở nước ta có nhiều thế mạnh như công nghiệp chế biến, nông
lâm, thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, đặc biệt phải đưa công
nghiệp điện lực đi trước một bước.
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và hạ
giá thành.

3. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ


a. Phân bố: (Atlat trang 21)
- Khu vực Bắc Bộ, ĐBSH và khu vực phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước.
- Khu vực Nam Bộ có mức độ tập trung cao: Hình thành 1 dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công
nghiệp hàng đầu như TP.HCM (lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp) Biên Hoà, Vũng Tàu (2 trung tâm
lớn), Thủ Dầu Một.
- Duyên hải miền Trung: tập trung chủ yếu ở ven biển.
- Trên cả nước đã hình thành các vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn > 80% cả nước: Đông Nam Bộ, ĐB S.Hồng,
ĐB S.Cửu Long (> 80% GTSLCN cả nước).
- Khu vực còn lại nhất là vùng miền núi, công nghiệp chậm phát triển, phân bố rời rạc.
b. Nhân tố ảnh hưởng: Do tác động của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ
tầng đặc biệt là giao thông vận tải, vị trí địa lí.
4. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế (Atlat trang 21)
- Chuyển dịch tích cực từ sau Đổi mới.
+ Giảm mạnh tỉ trọng KV Nhà nước; Tăng tỉ trọng KV ngoài Nhà nước.
+ KV có vốn đầu tư nước ngoài: tăng nhanh, tỉ trọng lớn nhất
- Nhiều thành phần kinh tế tham gia -> phát huy mọi tiềm năng cho phát triển sản xuất.

Bài 27. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM ( SGK trang 118)
I. Công nghiệp năng lượng
1. Cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng:
- Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu:
+ Công nghiệp khai thác than
+ Công nghiệp khai thác dầu khí
- Công nghiệp điện lực:
+ Nhiệt điện (chạy bằng than, dầu khí)
+ Thủy điện
+ Các loại khác
2. Công nghiệp khai thác than
- Có lịch sử khai thác lâu đời, bằng hai hình thức: lộ thiên và hầm lò.
- Gồm than mỡ (Thái Nguyên), than nâu (ĐBSH), than bùn (ĐBSCL...), riêng than đá ở Quảng Ninh chiếm 90% trữ
lượng than cả nước.
- Sản lượng khai thác than tăng mạnh.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện, công nghiệp hóa chất, xuất khẩu, …
3. Công nghiệp khai thác dầu khí
- Là ngành công nghiệp non trẻ, mới phát triển từ năm 1986.
- Trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn và hàng 100 tỉ m 3 khí phân bố ở thềm lục địa, trong đó Nam Côn Sơn và Cửu Long là
hai bể trầm tích có trữ lượng lớn. Đông Nam Bộ có sản lượng khai thác dầu khí chiếm tuyệt đối.
- Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu ở Dung Quất – Quảng Ngãi, nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí, nhà máy
sản xuất phân đạm ở Phú Mỹ, Cà Mau.
4. Ngành công nghiệp điện lực
- Cơ cấu sản lượng điện: 70% từ than và khí đốt.
- Tiềm năng thủy điện: 30 triệu KW tập trung trên hệ thống sông Hồng 37%, sông Đồng Nai 19%. Các nhà máy thủy
điện: Hòa Bình/S.Đà: công suất 1,92 triệu KW,Yali /S.Xê Xan công suất 720 000 KW.Mạng lưới điện quốc gia
500KV, nhằm hiện đại hóa, CNH đất nước và khắc phục tình trạng mất cân đối điện giữa các vùng.
- Nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu chạy bằng than: Phả Lại (Hải Dương), Uông Bí (Quảng Ninh), Na Dương
(Lạng Sơn)...
- Nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam dựa vào nguồn dầu nhập nội.
- Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí đốt: Phú Mĩ, Bà Rịa Vũng Tàu, Thủ Đức, trong đó Phú Mĩ là trung tâm điện lực
lớn nhất công suất khoảng 4 triệu KW.
II. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
- Gồm 3 nhóm :
+ Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt: Xay xát; đường mía; chè, cà phê, thuốc lá, rượi bia, nước ngọt; sản phẩm
khác
+ Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi: Sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt và các sản phẩm từ thịt.
+ Công nghiệp chế biến thủy hải sản: nước mắm, muối, tôm cá, sản phẩm khác
- Điều kiện phát triển:
+ Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú từ nông, lâm, thủy sản
+ Lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.
+ Thị trường tiêu thụ lớn.
+ Chính sách phát triển của Nhà nước,…
- Đặc điểm phân bố: + Nơi đông dân, thị trường tiêu thụ lớn.
+ Các vùng dồi dào nguồn nguyên liệu.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
Bài 30.VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
(SGK trang 131)
1. Vai trò của giao thông vận tải trong sự phát triển kinh tế - xã hội
- Vận chuyển người và hàng hoá từ đó giúp cho quá trình sản xuất và sinh hoạt diễn ra liên tục và thuận lợi.
- Tạo mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương và các vùng.
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế văn hoá ở vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế.
- Tạo mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
GTVT Thực trạng cơ sở vật chất Tuyến giao thông chính
1.Đường - Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện
bộ đại hoá. Quốc lộ 1, 1A, Đường Hồ Chí Minh, 51,
- Về cơ bản mạng lưới đường bộ đã được phủ 7,8,9...
kín các vùng.
2. Đường - Tổng chiều dài đường sắt: 3143 km Đường sắt Thống Nhất.
sắt - Tuyến đường thuộc mạng lưới đường sắt Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Lào Cai; Hà
xuyên Á trên lãnh thổ VN đang được xây dựng Nội- Thái Nguyên; Hà Nội - Đồng Đăng.
nâng cấp để đạt tiêu chuẩn đường sắt ASEAN.
3. Đường Nước ta có nhiều sông song chỉ có 11000km sử S. Hồng - Thái Bình; S. Mê Công - Đồng Nai
sông dụng vào mục đích giao thông. 1 số sông lớn ở miền Trung.
4. Đường - Các cảng biển:
biển + Cái Lân (Quảng Ninh) + Hải Phòng
- Cảng biển tập trung chủ yếu ở Trung Bộ và + Cửa Lò (Nghệ An) + Chân Mây
ĐNB. (Huế)...
- Các tuyến vận tải biển ven bờ:
+ Đà Nẵng - Quy Nhơn; Hải Phòng - Đà
Nẵng
+ Hải Phòng - TP.HCM
5. Đường Là ngành non trẻ nhưng có bước tiến rất nhanh - Sân bay quốc tế: Nội Bài, Hải Phòng, Đà
hàng nhờ chiến lược phát triển táo bạo và nhanh Nẵng, HCM, Huế...
không chóng hiện đại hoá cơ sở vật chất. - Các tuyến đường bay quốc tế:
- Có 22 sân bay trong đó có 8 sân bay quốc tế. Hà Nội, Đà Nẵng, HCM đi nhiều nơi và đến
nhiều nước/ TG: Hà Nội - Hồng Kông; Hà Nội
- Bắc Kinh.
6. Đường Phát triển gắn liền với sự phát triển của ngành - Dẫn dầu: Vận chuyển xăng dầu từ Bãi Cháy -
ống công nghiệp dầu khí. Hạ Long – ĐBSH.
- Dẫn khí: Ngoài thềm lục địa vào đất liền.

- Ý nghĩa của quốc lộ 1A:


+ Từ cửa khẩu Hữu nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2300km.
+ Là tuyến đường xương sống của hệ thống đường bộ nước ta, nối 6/7 vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên), tạo
mối liên kết kinh tế - xã hội - quốc phòng trong cả nước.
+ Nối hầu hết các trung tâm kinh tế, các thành phố, các đầu mối giao thông quan trọng. ..
+ Là tuyến đường có khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách lớn nhất trong hệ thống đường bộ nước
ta.
- Ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh:
+ Là trục đường bộ xuyên Việt thứ 2 chạy song song với đường quốc lộ 1 ở phía Tây, dài 1700 km, từ Cao
Bằng đến Cà Mau.
+ Là nhân tố quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế phía Tây.
+Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động, giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế
- xã hội giữa vùng đồng bằng và đồi núi phía Tây.
- Một số tuyến quan trọng theo chiều Đông - Tây: đường số 2, 3, 7, 8, 9, 19, 26,...có ý nghĩa: Thúc đẩy giao
lưu giữa vùng đồng bằng (đông dân, nguồn hàng hóa phong phú) với miền núi (giàu tài nguyên); tăng cường giao lưu
với các nước láng giềng ở phía Tây; là cửa ngõ ra biển của các nước láng giềng.
II. Thông tin liên lạc: Gồm 2 hoạt động chính (bưu chính và viễn thông).
1. Bưu chính:
- Đặc điểm: tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.
- Hạn chế: Phân bố chưa hợp lý, công nghệ còn lạc hậu, trình độ thủ công, thiếu lao động trình độ cao
- Định hướng phát triển: cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, đẩy mạnh kinh doanh.
2. Viễn thông:
* Sự phát triển:
- Trước Đổi mới: thiết bị lạc hậu, dịch vụ nghèo nàn.
- Những năm gần đây: phát triển nhanh vượt bậc, đón đầu công nghệ hiện đại.
- Mạng lưới viễn thông: Đa dạng, không ngừng phát triển (mạng điện thoại, phi thoại, mạng truyền dẫn)

Bài 31. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI (SGK trang 137)
1. Vai trò của ngành thương mại
- Là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng.
- Điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới.
- Thúc đẩy quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả
nền kinh tế và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi.
2. Tình hình phát triển và phân bố - Atlat trang 24
Thương Tình hình phát triển Phân bố chủ
mại yếu
a. Nội - Cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa
thương đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. - ĐNB
- Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả - ĐBSH
nước phân theo thành phần kinh tế tăng, tuy nhiên có sự chuyển - ĐBSCL
dịch cơ cấu giữa các thành phần kinh tế: -Trung tâm
+ KV Nhà nước giảm. buôn bán lớn: HN,
+ KV ngoài Nhà nước và KV có vốn đầu tư nước ngoài HCM
tăng. (Dẫn chứng: At lát trang 24)
- Cán cân xuất nhập khẩu: Dần cân đối
- Kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng (do sản xuất
phát triển; mức sống tăng; thị trường mở rộng…) trong đó:
* Giá trị xuất khẩu không ngừng tăng, chủ yếu là các
mặt hàng: Khoáng sản; nông sản, thủy sản; hàng công nghiệp Bạn hàng xuất
b.Ngo nhẹ, thủ công nghiệp (Atlat) khẩu: Mỹ; Nhật;
ại thương * Giá trị nhập khẩu không ngừng tăng, chủ yếu là các Trung Quốc
mặt hàng: Máy móc, thiết bị; nguyên, nhiên liệu; hàng tiêu
dùng (Atlat) Bạn hàng nhập
- Thị trường mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa khẩu: Châu Á - TBD;
dạng hóa. Châu Âu.
- Cơ chế quản lí nhiều đổi mới.
- VN trở thành thành viên WTO.
- Một số tồn tại: thường nhập siêu; tỉ lệ xuất hàng gia
công còn lớn; thị trường xuất - nhập khẩu nhiều biến động.

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH


1. Tài nguyên du lịch: Là các cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá, lịch sử, giá trị nhân văn, công trình lao
động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành
các điểm du lịch khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Địa hình: Đa dạng bao gồm cả đồng bằng, đồi núi, hải đảo tạo nên nhiều cảnh quan đẹp.
* Cả nước có > 200 hang động caxtơ tiêu biểu là vịnh Hạ Long, động Phong Nha - Kẻ Bàng.
* Nước ta có 125 bãi biển lớn nhỏ, tiêu biểu ở duyên hải NTB.
+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, khá thuận lợi cho các hoạt động du lịch, nhất là mùa hạ.
+ Sông nước: Tạo thế mạnh để phát triển du lịch, tiêu biểu là:
* Các hệ thống sông hồ tự nhiên: Hồ Ba Bể..., hồ nhân tạo: Hồ Hoà Bình...
* Có vài trăm nguồn suối nước khoáng thiên nhiên : Kim Bôi, ...
+ Sinh vật : Phong phú: > 30 vườn quốc gia với hàng trăm loài động vật, thực vật hoang dã: vườn quốc
gia Ba Vì......
- Tài nguyên du lịch nhân văn: Cả nước có 4 vạn di tích văn hoá lịch sử ( có 2,6 nghìn di tích được xếp
hạng.)
+ Các di sản văn hoá tiêu biểu:
* Di sản văn hoá phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ Bắc Ninh,
Ca trù, hội Gióng Phù Đổng- đền Sóc Hà Nội, hát Xoan, đờn ca tài tử Nam Bộ, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
* Di sản văn hoá vật thể: Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong
Nha Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ.
+ Các lễ hội: Diễn ra khắp nơi và suốt cả năm trong đó tập trung nhiều nhất là tết cổ truyền, hội đền
Hùng...
+ Các làng nghề: bản sắc riêng của các dân tộc.
+ Các loại hình văn hóa dân, gian ẩm thực.

2. Tình hình phát triển:


- Phát triến mạnh trong những năm gần đây (chính sách hợp lý, nhu cầu tăng,…)
- Số lượt khách du lịch và doanh thu ngày càng tăng nhanh.
3. Sự phân hoá theo lãnh thổ: phụ thuộc nhiều vào phân bố tài nguyên di lịch.
- Cả nước hình thành 3 vùng du lịch: Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; NamTrung Bộ và Nam Bộ
- Các trung tâm du lịch quốc gia: Hà Nội, TPHCM, Huế, Đà Nẵng,…
PHẦN 4. ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ
Bài 32. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC ( SGK trang 145)
I. Những thuận lợi, khó khăn và hiện trạng phát triển các thế mạnh của TDMNBB
Ngành Thuận lợi Hiện trạng phát triển Khó khăn
- Giàu khoáng sản bậc nhất
cả nước:  Sản lượng khai thác than:
+ Than: Cẩm Phả, Hạ Long 30 triệu/năm  Phát triển nhà máy nhiệt Phần lớn là các mỏ
1. CN (Quảng Ninh). Thái Nguyên, điện: khoáng sản nhỏ,
khai Na Dương( Lạng Sơn) + Na Dương ( Lạng Sơn) phân bố ở những
thác, + Uông Bí ( Quảng Ninh) nơi địa hình hiểm
chế biến + Cao Ngạn (Thái Nguyên) trở, xa đường giao
khoáng + Sắt: Trại Cau (Thái  Phát triển nhà máy gang thép Thái thông khi khai thác
sản Nguyên) Nguyên. đòi hỏi công nghệ
Tùng Bá (Hà Giang) hiện đại, chi phí
+ Thiếc: Cao Bằng  Phát triển nhà máy luyện kim màu: sản sản xuất cao.
xuất 1000 tấn thiếc/năm.
+Aptit: Lào Cai…  Sản xuất 600.000 tấn apatit /năm để sản
xuất phân lân.
2. CN Hệ thống sông Hồng chiếm Phát triển các NM thuỷ điện: Việc quy hoạch để
thuỷ 1/3 trữ năng thuỷ điện của + Thác Bà/ S. Chảy 110 MW xây dựng công
điện cả nước trong đó S. Đà: + Hoà Bình/ S. Đà 1920 MW trình thuỷ điện gây
chiếm 6 triệu KW. + Sơn La/ S. Đà 2400 MW. xáo trộn môi
+ Tuyên Quang / S. Gâm trường.
- Đất đa dạng: - Phát triển cây công nghiệp có nguồn
+ Feralit có diện tích lớn nhất gốc cận nhiệt và ôn đới: Chè ở Hà Giang, - Rét đậm, rét hại,
+ Đất phù sa cổ: ở trung du Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Cạn... sương muối, thiếu
+ Đất phù sa sông: dọc thung - Cây thuốc quý: như tam thất, đỗ trọng... nước về mùa đông.
lũng sông và các cánh đồng ở ở giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn,
3. miền núi: Than Uyên, Nghĩa vùng núi HLS. - Cơ sở chế biến
Trồng Lộ, Điện Biên. - Cây ăn quả (đào, mận, lê) ở Tuyên còn chưa tương
trọt - Khí hậu đa dạng: Nhiệt đới Quang, Lào Cai, Sơn La... xứng với thế mạnh
gió mùa ẩm trong đó: Đông - Rau ôn đới: Sa Pa. của vùng.
Bắc có một mùa đông lạnh - Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao
nhất cả nước, Tây Bắc : lạnh, năng suất trồng trọt trong vùng còn rất - Còn tồn tại nạn
khô lớn Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. du canh, du cư.
- Nhiều đồng cỏ - Trâu: gần 50% đàn trâu cả nước, phân bố - Vận chuyển nông
4. Chăn - Nguồn thức ăn từ trồng ở Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ... sản đến thị trường
nuôi gia trọt như ngô, khoai, sắn ... - Bò: 16% đàn bò cả nước, phân bố ở Phú tiêu thụ.
súc Thọ, Cao Bằng, Hoà Bình... - Chất lượng đồng
- Lợn: 21% cả nước (Thái Nguyên, Phú cỏ chưa cao.
Thọ....)
5. Kinh -Thủy sản: Ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh với nguồn lợi hải sản phong phú;
tế biển nhiều bãi triều, vũng vịnh thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
(Quảng - Du lịch biển: quần thể vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.
Ninh) - Giao thông vận tải biển: nhiều vịnh nước sâu trong đó cảng Cái Lân
- Khoáng sản biển: Cát trắng làm thủy tinh ở Vân Hải, hiện đang được khai thác.

You might also like