You are on page 1of 70

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY

TÍNH VÀ MẠNG MÁY TÍNH


 Sự ra đời của máy tính
◦ Máy tính (Computer) ra đời năm 1939.
◦ Từ 1950 máy tính được đưa vào sử dụng
◦ Dùng cho quốc phòng, kinh tế, y khoa, giáo dục,…
 Đặc điểm của máy tính
 Lưu trữ
◦ Lưu trữ lượng thông tin lớn với thiết bị lưu trữ có
kích thước nhỏ.
 Xử lý
◦ Tốc độ truy xuất và xử lý nhanh.
◦ Xử lý dữ liệu một cách tự động.
◦ Có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực.
 Các thế hệ máy tính và thiết bị cầm tay thông
minh
Máy tính chúng ta sử dụng hằng ngày gồm 2 phần cơ
bản: phần cứng và phần mềm.
 Phần cứng máy tính
 Là các khối thiết bị
 Các phần cứng trong máy
tính bao gồm: màn hình,
chuột, bàn phím, dây cắm,
CPU, Ram....

 Phần mềm máy tính


 Là các ứng dụng chạy bên trong máy tính
 Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi
các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng hoặc cung cấp dữ liệu
cho các chương trình hay phần mềm khác.
 Các khối chức năng chính của phần cứng
 Khối xử lý
 Máy tính được phát triển theo hệ cơ số nhị phân 0 và 1
(binary system)
 bit là viết tắt của Binary Digit, là đơn vị cơ bản dùng để
đo lượng thông tin trong máy tính
 Đối với máy tính dùng để lưu trữ thông tin, máy tính này
cần cài đặt chip bộ nhớ
 Bộ nhớ được đo bằng đơn vị Byte, KiloByte, MegaByte,
GigaByte, TeraByte
 1 Byte = 8 bits
 1KB (KiloByte) = 1024B (Bytes)
 1MB ( MegaByte) = 1024KB (KiloBytes)
 1GB (GigaByte) = 1024MB (MegaBytes)
 1TB (TeraByte) = 1024GB (GigaBytes) 7
 Khối xử lý (tt)
 Chíp vi xử lý (CPU-Central Processing Unit) là bộ
phận quan trọng nhất và đắt tiền nhất
◦ Thường được gọi là bộ não của máy tính vì các lệnh từ
chương trình phần mềm và nhập liệu đầu vào được tiếp
nhận và xử lý tại đây
◦ Hertz (Hz) đo tốc độ xung nhịp bên trong máy tính về tần
suất hay số vòng xoay mỗi giây
 Bộ nhớ chỉ đọc (ROM – Read Only Memory)
 Nhóm mạch tích hợp có chức năng:
◦ Khởi động máy tính
◦ Kiểm tra RAM
◦ Tải hệ điều hành
 Quá trình này thực hiện chỉ khi bạn bật máy tính hoặc
mỗi lần bạn phải khởi động lại máy 8
 Khối xử lý (tt)
 Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM – Random
Access Memory)
 Được đặt trong khối hệ thống xử lý và là nơi máy
tính lưu giữ bản sao các chương trình và dữ liệu, lưu
trữ tạm thời những phần mềm bạn đang chạy và dữ
liệu tạo ra trong phần mềm ấy
 RAM có đặc điểm “bốc hơi” (volatile)
 Tốc độ được đo bằng nano giây (ns)
 Được dùng trong card hình ảnh hoặc dùng làm bộ
nhớ đệm thông tin gửi đến máy in

9
 Hệ thống lưu trữ
 RAM chỉ lưu trữ tạm thời nên bạn phải lưu công việc
đang làm vào một thiết bị lưu trữ.
 Các ổ đĩa cứng (HDD) thường được dùng để lưu trữ hệ
điều hành, truy xuất phần mềm và dữ liệu.
 Tốc độ truyền dữ liệu của một ổ cứng là biểu hiện của
tốc độ quay đĩa cứng (được đo bằng rpm) và số đầu
đọc/ghi trên mỗi bề mặt đĩa
 Có thể dùng các phương tiện lưu trữ khác như thẻ nhớ,
USB, ổ cứng đặt ngoài, đĩa quang để lưu trữ bản sao dữ
liệu với mục đích dự phòng và di chuyển.
 Ổ cứng trên máy chủ mạng cũng tương tự ổ đĩa cứng trên
máy tính
 Hệ thống lưu trữ từ xa hay ảo không tồn tại trên máy tính
của bạn hoặc ở vị trí của bạn
10
 Khối thiết bị nhập/xuất dữ liệu
 Cho phép người dùng giao tiếp với máy tính
 Có ba loại thiết bị nhập/xuất dữ liệu:
◦ Gửi thông tin đến máy tính
◦ Hiển thị hoặc truyền thông tin đi từ máy tính
◦ Trao đổi thông tin giữa máy tính với nhau
 Thiết bị nhập
◦ Bất cứ thiết bị gì dùng để đưa thông tin vào máy tính
 Thiết bị xuất
◦ Bất cứ thiết bị nào có thể hiển thị được thông tin từ máy
tính gửi đi

11
 Sử dụng bàn phím (Keyboard)
 Thiết bị nhập chuẩn dùng để gửi thông tin tới máy
tính
 Nhập dữ liệu hoặc ra lệnh thực hiện một tác vụ trong
một chương trình ứng dụng thông qua một chuỗi các
thao tác gõ phím
Phím Thoát Các phím chức năng

Phím
Control

Phím Alt Các phím số


Phím Các phím di chuyển
Windows con trỏ 12
 Ý nghĩa một số phím trên bàn phím
Thực hiện một câu lệnh hoặc một lựa chọn ở thanh
menu. Xuống dòng trong soạn thảo văn bản.
Xóa một ký tự từ phía trái của con trỏ; còn được biểu thị
bằng dấu mũi tên sang trái ().
Hoặc xóa các ký tự phía bên phải của con trỏ.
Chèn một ký tự trắng giữa các từ hoặc câu.
Hủy lựa chọn hiện hành hoặc tạo ra một mã đặc biệt đối
với máy tính; còn được gọi là phím Thoát (Escape).
Đẩy con trỏ về phía bên phải đi một khoảng cách đặt
trước hoặc sang ô kê tiếp trong phần mềm bảng tính.
Hiển thị chữ hoa trong các phím chữ cái hoặc dấu ở các
phím có dấu cùng với số. Có thể dùng tổ hợp phím này
với các phím khác để thực hiện một chức năng trong
một chương trình.
13
 Ý nghĩa một số phím trên bàn phím (tt)
Bật/tắt chế độ chữ viết hoa của các chữ cái.
Cung cấp chức năng thứ cấp của các phím khác trên
bàn phím.
Hiển thị menu Start.
Hiển thị menu rút gọn - tương tự như nhấp chuột phải
vào một đối tượng.
Cung cấp chức năng thay thế cho các phím khác trên
bàn phím.
Di chuyển con trỏ lên, xuống, sang trái, hoặc sang phải,
và thường nằm giữa các phím đánh máy và bảng phím
số.
Chụp những thông tin trên màn hình và gửi tới
Windows Clipboard.

14
 Ý nghĩa một số phím trên bàn phím (tt)
 Các phím chức năng
◦ Nằm ở hàng phía trên cùng của bàn phím
◦ Được đặt tên từ đến
◦ Mỗi chương trình ứng dụng đặt chức năng hoặc ý nghĩa riêng
cho từng phím
◦ Mục đích chính là cung cấp phím tắt của những lệnh phổ biến
 Nhóm các phím chữ số
◦ Bật/tắt bằng cách nhấn phím
◦ Khi đèn trạng thái bật lên, bảng phím dùng cho gõ số
◦ Khi đèn tắt, bảng phím chữ số trở thành bảng di chuyển con
trỏ hoặc mũi tên
 Có thể gõ số từ dãy số ngang phía trên các phím kí tự
15
 Sử dụng chuột máy tính (Mouse)
 Cho phép lựa chọn hoặc kích hoạt một đối tượng trên
màn hình bằng cách đặt mũi tên con trỏ vào đối
tượng đó và thực hiện một hành động
 Di chuyển chuột trên một mặt phẳng như mặt bàn
khiến cho chuột bắt đầu chuyển động thể hiện qua
con trỏ trên màn hình
 Các đời chuột máy tính mới sau này dùng ánh sáng
quang học hoặc công nghệ đi-ốt để di chuyển con trỏ
chuột trên màn hình

16
 Sử dụng chuột máy tính (tt)
Nhấp đơn Hướng chuột vào một đối tượng, nhấp và nhả nút
(Click) chuột trái để chọn đối tượng trên màn hình.
Nhấp đúp Hướng chuột vào một đối tượng, nhấp chuột trái hai
(Double-Click) lần liền nhau để kích hoạt chương trình ứng dụng hoặc
mở tập tin.
Nhấp chuột Hướng chuột vào một đối tượng, rồi nhấp chuột phải
phải để hiển thị menu biểu tượng rút gọn của đối tượng đó.
(Right-Click)
Kéo chuột trái Nhấp và giữ chuột trái khi bạn di chuyển chuột để di
(Drag) chuyển hoặc lựa chọn nhiều đối tượng trên màn hình.
Bánh xe hay nút Tùy biến để thực hiện hoạt động cụ thể. Ví dụ: cuộn
nhấn giữa bánh xe nằm giữa các nút chuột để cuộn màn hình lên
(Middle Wheel xuống.
or Button)
Nút ngón cái Tùy biến để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.
(Thumb Buttons)
17
 Sử dụng bảng cảm ứng
 Bảng cảm ứng cho phép bạn dùng tay để di
chuyển chuột khắp màn hình
◦ Có 2 nút hoạt động tương tự như chuột trái
và phải của chuột máy tính
 Để di chuyển con trỏ chuột, đặt ngón tay vào điểm bất kỳ trên
bảng cảm ứng và trượt ngón tay theo hướng muốn di chuyển
con trỏ chuột.
 Để lựa chọn một đối tượng, di chuyển chuột đến đối tượng đó
rồi gõ một lần lên bảng cảm ứng hoặc nhấp phím bên trái ở
phía dưới bảng cảm ứng.
 Để kích hoạt một đối tượng, đặt con trỏ chuột vào đối tượng rồi
gõ 2 cái liên tục vào bảng cảm ứng hoặc or nhấp đúp vào nút
bên trái dưới bảng cảm ứng.
 Để kéo một đối tượng, đặt chuột vào đối tượng, nhấn
phím , rồi di tay trên bảng cảm ứng tới vị trí mong muốn.
 Để hiển thị menu rút gọn, đặt trỏ chuột vào đối tượng rồi nhấp
nút phải dưới bảng cảm ứng
18
 Sử dụng Microphones
 Ghi âm và chuyển những âm
thanh đó sang dạng số hóa để
sử dụng trên máy tính
 Phần mềm chuyên dụng nhận dạng giọng nói của bạn
rồi chuyển những gì bạn nói sang dạng văn bản hiện
trên màn hình
 Thường không bao gồm trong linh kiện máy tính. Có
nhiều loại Microphone chất lượng khác nhau để bạn
có thể mua riêng

19
 Tìm hiểu về màn hình (Monitor)
 Thiết bị xuất dữ liệu cho phép bạn xem thông tin máy
tính hiển thị
 Tất cả màn hình đều có một công tắc điện cũng như
nút kiểm soát độ sáng tối và tương phản để điều chỉnh
hình ảnh
 Màn hình có nhiều kích cỡ, độ phân giải và loại khác
nhau
 Độ phân giải là khả năng hiển thị hình ảnh của màn
hình
◦ Việc đo lường dựa trên tính toán về mức độ rõ và sắc nét
◦ Là yếu tố quyết định giá của sản phẩm
 Màn hình phẳng trở nên phổ biến nhờ kích cỡ và công
nghệ cảm ứng
20
 Sử dụng máy in (Printer)
 Máy in chuyển những gì hiển thị trên màn hình sang
dạng bản in bằng các lựa chọn in khác nhau
 Máy in phun dùng để in các tài liệu đơn giản
◦ Máy in phun, hộp mực in, và giấy in đều có chi phí thấp hơn
◦ Chất lượng in cũng tương đối tốt, mỗi phút có thể in được vài
trang
 Đối với việc in với số lượng lớn, máy in laze được nối
mạng để nhiều người có thể dùng chung thiết bị này
◦ Có thể chọn máy in đen trắng hoặc máy in màu
◦ Có nhiều khay đựng giấy kích cỡ khác nhau
 Các loại máy in chuyên dùng bao gồm máy in biểu đồ
(plotter), máy in ảnh (photo printer), hoặc máy in đa
năng (all-in-one printer)
21
 Sử dụng loa (Speaker)
 Phát đi âm thanh lưu dưới dạng
các tập tin dạng số hóa
 Có các định dạng ân thanh khác nhau
◦ Có thể dành riêng cho các phần mềm âm nhạc hoặc cũng có
thể dùng chung cho các thiết bị chơi nhạc trên máy tính
◦ Định dạng tập tin được dùng để lưu nhạc quyết định chất
lượng của tập tin âm thanh
 Một bộ loa có thể được gắn vào máy tính như là một
thiết bị riêng rẽ hoặc được tích hợp vào bên trong máy
tính như với máy notebook
 Có rất nhiều loại loa có chất lượng khác nhau có thể
được mua rời
22
 Cổng kết nối
Cách thức kết nối máy tính với thiết bị ngoại vi
 Phần mềm máy tính
 Phân loại phần mềm theo hệ thống
◦ Phần mềm hệ thống (hệ điều hành):
 Windows là chương trình dùng để quản lý và khai thác
cấu hình phần cứng cho máy tính bàn, máy xách tay
 OS/Android là chương trình dùng cho các thiết bị di
động như điện thoại, máy tính bảng.
◦ Phần mềm ứng dụng:
 Dùng cho máy tính để bàn: Microsoft Office, Corel
Draw, Photoshop, Dream Weaver.
 Thiết bị di động: Games, Video, Chụp hình, Bản đồ, La
bàn, Mạng xã hội, Đọc truyện, Xem tin, …
 Phân loại phần mềm theo phí sử dụng
◦ Phần mềm thương mại
 Thực hiện bán giấy phép sử dụng phần mềm
 Cấm người dùng phân phối, sao chép, sửa đổi
◦ Phần mềm mã nguồn mở
 Cung cấp các dịch vụ sản phẩm phần mềm của chung
cộng đồng cùng phát triển.
 Trao cho người sử dụng 4 bốn quyền tự do cơ bản: (1)
Sử dụng; (2) Phân phối; (3) Sửa đổi; (4) phân phối lại
bản đã có sửa đổi.
 Một số phần mềm mã nguồn mở phổ biến
◦ OpenOffice: thay thế cho Microsoft Office.
◦ MediaPortal: thay thế cho Microsoft Windows Media
Center.
◦ VLC media player: thay thế cho Windows Media Player.
◦ 7-Zip: thay thế cho WinZip.
◦ GIMP: thay thế cho Adobe Photoshop.
◦ InfraRecorder: thay thế cho Nero Burning Rom.
◦ Mozilla Firefox: thay thế cho Internet Explorer.
◦ UniKey: Công cụ hỗ trợ gõ tiếng Việt trên Windows.
◦ Notepad++: Công cụ soạn thảo văn bản.
◦ …
 Mạng máy tính và truyền thông
 Mạng máy tính (Computer Network/Network
System)
Mạng máy tính hay hệ thống mạng, là một tập hợp
các máy tính được kết nối nhau thông qua các phương
tiện truyền dẫn nhằm cho phép chia sẻ tài nguyên:
máy in, máy fax, tệp tin, dữ liệu,...
 Ứng dụng của mạng máy tính:
 Sử dụng chung tài nguyên
 Giúp trao đổi dữ liệu dễ dàng
 Chia sẻ ứng dụng;
 Tăng độ tin cậy của hệ thống, tập trung dữ liệu, dễ
bảo mật, dễ sao lưu
 Sử dụng internet,…
 Mạng máy tính và truyền thông
 Mạng LAN – MAN – WAN.
 Lấy khoảng cách địa lý làm yếu tố phân loại mạng:
 Mạng cục bộ (LAN - Local Area Network): là mạng
được cài đặt trong phạm vi tương đối nhỏ như trong
một toà nhà, một xí nghiệp,... với khoảng cách lớn nhất
giữa các máy tính trên mạng trong vòng vài km trở lại.
 Mạng đô thị (MAN - Metropolitan Area Network):
Khoảng cách tối đa thuộc mạng MAN là 100 Km.
Mạng MAN là sự kết hợp giữa nhiều mạng LAN lại với
nhau
 Mạng diện rộng (WAN - Wide Area Network): là mạng
có diện tích bao phủ rộng lớn, phạm vi của mạng có thể
vượt biên giới quốc gia thậm chí cả lục địa.
 Mạng máy tính và truyền thông
 Download và Upload
 Tải các nội dung từ mạng xuống (download) là lưu về
máy các thông tin dữ liệu có trên mạng.
 Tải các nội dung lên mạng (upload) là đưa dữ liệu từ máy
lên các kênh thông tin và lưu trữ trên mạng.
 Dịch vụ kết nối Internet
 Là các hình thức kết nối máy tính của bạn với máy chủ của
dịch vụ Internet: Dial-up, ADSL, FTTH, không dây.
 Phương thức kết nối Internet
 Là công nghệ kết nối Internet: bằng đường dây thoại, điện
thoại di động, cáp, không dây, vệ tinh.
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SỬ
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
– TRUYỀN THÔNG (CNTT-TT )
 An toàn lao động
◦ Từ ngày 28/4/2014, cá nhân muốn đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ
bản phải đáp ứng nhiều yêu cầu, trong đó đáng chú ý là phải biết một số
loại bệnh tật liên quan đến việc sử dụng máy tính lâu dài như bệnh về
mắt, xương khớp, tâm thần và cách phòng ngừa.
◦ Người thường xuyên sử dụng máy vi tính gặp các rối loạn chức năng về
mắt. Các triệu chứng thường gặp là: căng thẳng về mắt hay mệt mỏi thị
giác, khô mắt, cảm giác rát mắt, chói sáng, nhìn mờ, đau đầu và mỏi vai,
mỏi cổ và lưng.
 Nguyên nhân của các rối loạn:
 Giảm lượng nước mắt đến giác mạc hay bị khô mắt.
 Quá nhiều ánh sáng chói hoặc ánh sáng phản xạ từ màn hình.
 Vị trí đặt màn hình không đúng.
 Hoặc mắt bạn có tật khúc xạ cần đeo kính hoặc thay kính mới.
 Hướng xử trí:
 1- Khám mắt.
 2- Sự chiếu sáng thích hợp.
 3- Chất lượng của màn hình:
 4- Sắp xếp chỗ ngồi làm việc.
 Bảo vệ môi trường
 Tái chế thiết bị điện tử
 Tái chế thiết bị điện tử nói chung giúp khôi phục các
nguyên liệu cơ bản và sử dụng lại chúng, hạn chế ô
nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng
đồng.
 Tiết kiệm năng lượng
 Để giảm phần nào lượng điện năng tiêu thụ, bạn nên thiết
lập cho máy tính của mình tính năng tự động chuyển
sang chế độ chờ nếu không được sử dụng sau 30 phút.
Ngoài ra, bạn cũng có thể khai thác mục Power Option
trong Control Panel để cấu hình cho nút bật/tắt nguồn có
chức năng kích hoạt chế độ chờ hay chế độ tạm nghỉ,
thay vì tắt hẳn máy tính như thông thường.
CÁC VẤN ĐỀ AN TOÀN THÔNG
TIN CƠ BẢN KHI LÀM VIỆC VỚI
MÁY TÍNH
 Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu
 Khái niệm và vai trò của tên người dùng (user name),
mật khẩu (password) khi truy nhập mạng và Internet.
◦ Tài khoản người dùng (user account) là một đối tượng quan trọng
đại diện cho người dùng trên mạng, chúng được phân biệt với
nhau thông qua chuỗi nhận dạng username. Chuỗi nhận dạng này
giúp hệ thống mạng phân biệt giữa người này và người khác trên
mạng từ đó người dùng có thể đăng nhập vào mạng và truy cập
các tài nguyên mạng mà mình được phép.
 Yêu cầu về tài khoản người dùng.
◦ Mỗi username phải chứa từ 1 đến 20 ký tự (trên Windows Server
2003 thì tên đăng nhập có thể dài đến 104 ký tự, tuy nhiên khi
đăng nhập từ các máy cài hệ điều hành Windows NT 4.0 về trước
thì mặc định chỉ hiểu 20 ký tự).
◦ Mỗi username là chuỗi duy nhất của mỗi người dùng có nghĩa là
tất cả tên của người dùng và nhóm không được trùng nhau.
◦ Username không chứa các ký tự: “ / \ [ ] : ; | = , + * ? <>
 Yêu cầu về tài khoản người dùng.(tt)
◦ Trong một username có thể chứa các ký tự đặc biệt bao gồm: dấu
chấm câu, khoảng trắng, dấu gạch ngang, dấu gạch dưới. Tuy
nhiên, nên tránh các khoảng trắng vì những tên như thế phải đặt
trong dấu ngoặc khi dùng các kịch bản hay dòng lệnh.
 Vai trò của mật khẩu khi truy nhập mạng và Internet.
◦ Mật khẩu (password) là một công cụ bảo vệ an toàn, dùng để xác
định đúng người sử dụng được phép đối với một chương trình
máy tính hoặc mạng máy tính, và để xác định các phạm vi quyền
hạn của họ như chỉ đọc ra, được đọc và ghi, hoặc sao chép các tệp.
◦ Một password là một chuỗi các ký tự dùng để đưa ra kết quả cụ
thể rằng một người sử dụng Computer cần truy cập vào 1 hệ
thống. Một mật khẩu thường là khoảng từ 4 đến 16 kí tự, tùy
thuộc vào cách các hệ thống PC được cấu hình.
◦ Độ mạnh của mật khẩu là một thuật ngữ để chỉ mức độ khó khăn
trong việc khám phá ra một mật khẩu nào đó. Vì vậy, mật khẩu
càng khó đoán thì càng mạnh.
 Cách sử dụng mật khẩu tốt.
◦ Để đảm bảo an toàn cho mật khẩu, bạn cũng cần lưu ý một số
điểm sau:
◦ Chọn mật khẩu có độ dài thích hợp, có chữ In, chữ thường và số.
◦ Không chia sẻ mật khẩu cho bất kỳ ai, đặc biệt không bao giờ gửi
mật khẩu qua email hoặc tin nhắn cho người khác. Điều này thật
sự không an toàn.
◦ Dùng mật khẩu riêng cho từng website. Lưu danh sách mật khẩu
vào 1 bảng riêng và giữ chúng ở nơi an toàn.
◦ Thay đổi những mật khẩu quan trọng thường xuyên (1 tháng 1
lần), nhất là mật khẩu đăng nhập máy tính, mật khẩu tài khoản
email, facebook, tài khoản ngân hàng trực tuyến,…
◦ Không để password mặc định.
◦ Không sử dụng mật khẩu dễ đoán như: 123456, abc, qwerty,…
hay một loạt số hay chữ bên cạnh nhau trên bàn phím máy tính
◦ Không sử dụng tin tức cá nhân: tên, ngày sinh, địa chỉ, v.v.
 Khái niệm và tác dụng của tường lửa (Firewall).
◦ Trong ngành mạng máy tính, bức tường lửa (firewall) là rào
chắn mà một số cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà
nước lập ra nhằm ngăn chặn người dùng mạng Internet truy cập
các thông tin không mong muốn hoặc/và ngăn chặn người dùng
từ bên ngoài truy nhập các thông tin bảo mật nằm trong mạng
nội bộ.
◦ Để thiết lập tường lửa bảo vệ máy tính thì có 2 hai cách là sử
dụng tường lửa phần cứng hoặc tường lửa phần mềm.
 Cách ngăn chặn trộm cắp dữ liệu
◦ Dữ liệu là một trong những tài sản phi vật thể quý báu nhất cho
mỗi doanh nghiệp.. Chính vì vậy, một điều quan trọng cho
doanh nghiệp là cần phải "rà soát" mọi thông tin đi ra khỏi
mạng nội bộ để tránh mọi nguy cơ rò rỉ thông tin nội bộ, thông
tin mật ra ngoài.
Phần mềm độc hại (malware)
 Phần mềm độc hại là gì?
◦ Phần mềm độc hại là một phần mềm hoặc một đoạn mã độc hại
(malicious software/code) hoạt động âm thầm điều khiển máy tính
của bạn mà bạn không hay biết gì. Đa số các phần mềm độc được
thiết kế để tự nhân bản và lây nhiễm sang các file hoặc các máy tính
khác. Một trong các cách lây nhiễm là gửi một e-mail có chứa mã
độc dưới tên bạn tới các địa chỉ liên lạc trong máy tính của bạn.
 Phân loại và đặc tính
◦ Tuỳ thuộc vào cơ chế, hình thức lây nhiễm và phương pháp phá hoại
mà người ta phân biệt mã độc thành nhiều loại khác nhau: virus,
trojan, backdoor, adware, spyware,… Đặc điểm chung của mã độc là
thực hiện các hành vi không hợp pháp (hoặc có thể hợp pháp, ví dụ
như các addon quảng cáo được thực thi một cách hợp pháp trên máy
tính người dùng) nhưng không theo ý muốn của người sử dụng máy
tính. Dưới đây chúng ta sẽ phân loại các mã độc theo các hành vi
nguy hiểm mà nó thường xuyên thực hiện.
 Một số phần mềm độc hại
 Trojan: đặc tính phá hoại máy tính, thực hiện các hành vi phá hoại
như: xoá file, làm hư các chương trình thông thường, ngăn chặn
người dùng kết nối internet,…
 Worm: Giống giống trojan về hành vi phá hoại, tuy nhiên nó có thể
tự nhân bản để thực hiện lây nhiễm qua nhiều máy tính
 Spyware: là phần mềm cài đặt trên máy tính người dùng nhằm thu
thập các thông tin người dùng một cách bí mật, không được sự cho
phép của người dùng.
 Adware: phần mềm quảng cáo, hỗ trợ quảng cáo, là các phần mềm
tự động tải, pop up, hiển thị hình ảnh và các thông tin quảng
cáo để ép người dùng đọc, xem các thông tin quảng cáo.
 Ransomware: là phần mềm khi lây nhiễm vào máy tính nó sẽ kiểm
soát hệ thống hoặc kiểm soát máy tính và yêu cầu nạn nhân phải trả
tiền để có thể khôi phục lại quyền điều khiển hệ thống.
 Một số phần mềm độc hại (tt)
 Virus: là phần mềm có khả năng lây nhiễm trong cùng một hệ
thống máy tính hoặc từ máy tính này sang máy tính khác dưới
nhiều hình thức khác nhau. Quá trình lây lan được thực hiện qua
hành vi lây file. Ngoài ra, virus cũng có thể thực hiện các hành vi
phá hoại, lấy cắp thông tin,…
 Rootkit: là một kỹ thuật cho phép phần mềm có khả năng che giấu
danh tính của nó trong hệ thống, phần mềm antivirus từ đó có thể
hỗ trợ các module khác tấn công, khai thác hệ thống.
 Phòng tránh phần mềm độc hại
 Cài đặt, cập nhật thường xuyên và sử dụng một phần mềm diệt
virus chính hãng (Kaspersky, Bitdefender, Avast, Norton, Bkav,…)
 Không mở hoặc tải về các file không rõ nguồn gốc, đăc biệt là các
file thực thi (các file có đuôi .exe, .dll, …).
 Thường xuyên kiểm tra và cập nhật cả Windows và Office
Control PanelAutomatic Updates/Windows UpdateInstall updates
 Cài đặt tường lửa (Firewall) kiểm soát các luồng thông tin.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN
QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT TRONG
SỬ DỤNG CNTTCÔNG NGHỆ
THÔNG TIN
 Bản quyền
◦ Sở hữu trí tuệ, hay còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm
sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học,
âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp
hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v...
◦ Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của
tác giả trong mối liên quan với tác phẩm hay sản phẩm, sáng
chế, ….
◦ Cách nhận diện một phần mềm có bản quyền: thông qua mã
(ID) sản phẩm, đăng ký sản phẩm, giấy phép (license) sử dụng
phần mềm.
◦ Thuật ngữ “thỏa thuận giấy phép cho người dùng cuối” (enduser
license agreement) là các điều khoản và điều kiện theo đó đơn
vị chủ quản hoặc một đơn vị thành viên đồng ý cấp phép sử
dụng “phần mềm” và “tài liệu” đi kèm cho “khách hàng” là
người sử dụng cá nhân hoặc một đại diện được ủy quyền của
một tổ chức
 Bảo vệ dữ liệu
 Dữ liệu là gì?
◦ Dữ liệu là một tập hợp thông tin có cấu trúc liên kết các dữ
liệu, nó đủ lớn để lưu trên một thiết bị lưu trữ như là băng,
đĩa, usb giúp nhiều người hay các chương trình, ứng dụng
khai thác thông tin với nhiều mục đích khác nhau.
 Bảo vệ dữ liệu
◦ Việc bảo vệ dữ liệu là vấn đề mà tất cả các người sử dụng
máy tính phải quan tâm. Việc bảo vệ dữ liệu cũng có những
mức độ khác nhau tùy vào tầm quan trọng của dữ liệu.
 Bảo vệ dữ liệu (tt)
◦ Các tác nhân có thể gây hại đến dữ liệu như sau:
 Hỏa hoạn, thiên tai, sự cố về phần cứng, phần mềm, virus máy
tính.
 Sự phá hoại của gián điệp, của các tin tặc, sự vô ý của người
dùng.
◦ Nguyên tắc bảo vệ
 Tùy thuộc vào tầm quan trọng của dữ liệu mà ta sẽ áp dụng
những cách bảo vệ khác nhau. Đối với những dữ liệu thông
thường, cách bảo vệ hữu hiệu nhất là tạo ra các bản sao của dữ
liệu, các bản sao này có thể được lưu trên đĩa di động, ổ đĩa
nén hoặc đĩa CDROM. Đối với các dữ liệu quan trọng, người
ta thường đặt ra các qui quy tắc rất nghiêm ngặt bắt buộc tất
cả các người dùng phải tuân theo.
 Người sử dụng máy tính cần tìm hiểu một số quy định cơ bản
về luật pháp của Việt Nam liên quan đến quyền bảo vệ dữ
liệu, trách nhiệm quản lý, bảo vệ dữ liệu ở Việt Nam.
PHẦN MỀM DIỆT VIRUS, PHẦN
MỀM AN NINH MẠNG

45
 Phần mềm diệt virus
o Phần mềm diệt virus là phần mềm có tính năng phát hiện,
loại bỏ các virus máy tính, khắc phục (một phần hoặc hoàn
toàn) hậu quả của virus gây ra và có khả năng được nâng
cấp để nhận biết các loại virus trong tương lai.
o Để đạt được các mục tiêu tối thiểu trên và mở rộng tính
năng, phần mềm diệt virus thường hoạt động trên các
nguyên lý cơ bản nhất như sau:
 Kiểm tra (quét) các tập tin để phát hiện các virus đã biết
trong cơ sở dữ liệu nhận dạng về virus của chúng.
 Phát hiện các hành động của các phần mềm giống như
các hành động của virus hoặc các phần mềm độc hại.
 Một số phần mềm diệt virus thông dụng
o Kaspersky Anti-Virus: Phần mềm diệt virus loại tốt,
thuộc hãng Kaspersky. Phần mềm không miễn phí, tuy
nhiên cũng có phần cho phép quét virus trực tuyến.
o McAfee: Phần mềm diệt virus và các phần mềm độc hại
của hãng McAfee, phát triển khá lâu và có uy tín. Đây là
phần mềm thương mại.
o Norton AntiVirus: Phần mềm diệt virus và các phần mềm
độc hại của hãng Symantec, được phát triển từ khá lâu và
được đánh giá tốt. Đây là phần mềm thương mại.
 Một số phần mềm diệt virus thông dụng (tt)
o Symantec Antivirus: Một phần mềm diệt virus khác
cũng của hãng Symantec, được đánh giá là "nhẹ", ít
chiếm tài nguyên hơn so với Norton Antivirus. Phần
mềm này thường thích hợp với mạng nội bộ (các máy
trạm cài bản client) với sự quản lý của một máy chủ
(được cài bản server). Phần mềm này có phiên bản miễn
phí.
o Trend Micro Security: Là phần mềm của hãng Trend
Micro, phần mềm này dùng công nghệ điện toán đám
mây nên nhẹ, ít tốn tài nguyên, cập nhật nhanh. Đây là
một phần mềm có phí.
o Avast! Pro AntiVirus: Là một trong những phiên bản
diệt virus trả phí của hãng Avast!. Là một trong ba phần
mềm được cấp chứng chỉ VB100 đầu tiên trên thế giới.
 Phần mềm an ninh mạng
o An ninh mạng là lĩnh vực có nhiệm vụ bảo vệ các thông
tin cá nhân của bạn và những hoạt động liên quan đến
chiếc máy tính của bạn bằng cách phát hiện, ngăn chặn và
ứng phó với các cuộc tấn công.
o Hệ thống an ninh mạng là tập hợp các thiết bị tường lửa;
thiết bị kiểm soát, phát hiện truy cập bất hợp pháp; phần
mềm quản trị, theo dõi, ghi nhật ký trạng thái an ninh
mạng và các thiết bị khác có chức năng đảm bảo an toàn
hoạt động của mạng, tất cả cùng hoạt động đồng bộ theo
một chính sách an ninh mạng nhất quán nhằm kiểm soát
chặt chẽ tất cả các hoạt động trên mạng.
o Tường lửa là tập hợp các thành phần hoặc một hệ thống
các trang thiết bị, phần mềm được đặt giữa hai mạng,
nhằm kiểm soát tất cả các kết nối từ bên trong ra bên ngoài
mạng hoặc ngược lại.
CÁC HIỂU BIẾT CƠ BẢN ĐỂ BẮT
ĐẦU LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH
 Trình tự và cách thực hiện công việc đúng cách, an toàn
 Trình tự thông thường các công việc cần thực hiện khi sử dụng
máy tính:
◦ Mở máy và đăng nhập vào hệ thống
◦ Sử dụng các công cụ của hệ điều hành để chuẩn bị môi trường
làm việc, quản lý dữ liệu, chạy các phần mềm ứng dụng cần
thiết,
◦ Lưu lại hoặc đưa các kết quả công việc ra ngoài
◦ Kết thúc làm việc, tắt máy.
 Cần thiết phải thao tác đúng cách trong các trường hợp mở/tắt
máy, mở/tắt hệ điều hành, mở/đóng chương trình ứng dụng, tắt
một ứng dụng bị treo (non-responding).
 Biết một số quy tắc an toàn cơ bản, tối thiểu khi thao tác với
máy móc, thiết bị: An toàn điện, an toàn cháy nổ, và các lưu ý
an toàn lao động khác.
 Mở máy, đăng nhập và sử dụng bàn phím,
chuột
 Biết các cách khởi động (mở) máy. Biết sử dụng tên người
dùng và mật khẩu để đăng nhập máy tính (đăng nhập hệ
thống) một cách an toàn. Biết các cách để khởi động lại máy.
 Biết các chế độ tắt máy tính thông thường. Biết hậu quả của
việc mất điện khi đang làm việc hoặc tắt máy đột ngột.
 Biết cách gõ bàn phím đúng cách. Biết các phím chức năng
và phím tắt thường dùng. Biết cách kích hoạt và tắt bàn
phím ảo.
 Biết chức năng và cách dùng các phím của chuột: phím trái,
phím phải, phím (con lăn) giữa. Biết cách dùng bảng chạm
(touchpad). Biết một số quy tắc an toàn cơ bản, tối thiểu khi
thao tác với máy móc, thiết bị: An toàn điện, an toàn cháy
nổ, và các lưu ý an toàn lao động khác.
GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH

53
 Giới thiệu
o Hệ điều hành là một chương trình quản lý tài nguyên của
máy tính (phần cứng, phần mềm), xử lý các lệnh điều
khiển việc thi hành chương trình. Hệ điều hành phải được
cài đặt trước khi cài đặt các phần mềm ứng dụng.
 Các chức năng của hệ điều hành
o Giao tiếp với người sử dụng và máy tính.
o Quản lý hệ thống tập tin (System).
o Quản lý thiết bị.
o Khởi động máy.
o Quản lý và khai thác các phần mềm ứng dụng.
o Xử lý và thông báo lỗi.
o Các tiện ích hệ thống hỗ trợ người sử dụng.
54
 Một số hệ điều hành thông dụng

55
 Hệ điều hành Windows
 Lịch sử phát triển
o Windows 1.0 (1985)  Windows 3.1 (1992).
o Windows 3.11 (1993) hỗ trợ mạng (Win 3.11 for
WorkGroup).
o Windows 95 (1995).
o Windows 98 (1997)  Windows Me.
o Windows 2000 (2000) Windows XP (2002)
không còn hỗ trợ từ ngày 8/4/2014  Windows
Vista.
o Windows 7 phát hành năm 2009.
o Windows 10 phát hành năm 2015.
 Đặc điểm
o Hệ điều hành đa nhiệm.
o Giao diện đồ họa (GUI) ấn tượng.
o Tự động nhận biết các thiết bị phần cứng.
o Kết nối mạng.
o Các ứng dụng có tính nhất quán cao.
o Hỗ trợ Multimedia (dịch vụ phim ảnh, nhạc,…).
o Khả năng tùy chọn theo sở thích người dùng (như
Taskbar, Control panel).
o Khả năng xử lý nhanh, bảo mật tốt.
 Màn hình làm việc (Desktop)
o Desktop là màn hình chính trên Windows sau khi khởi
động máy tính.
 Các thành phần của màn hình nền
o Tùy từng máy tính và cách cài đặt của người dùng, trên
màn hình nền có chứa các biểu tượng khác nhau.
o Các biểu tượng thường thấy trên màn hình nền là:
 Computer: biểu tượng của tài nguyên có trên máy tính.
 Documents: biểu tượng của tư liệu chủ yếu được tạo ra và
sử dụng thường xuyên.
 Network: Biểu tượng của tài nguyên mạng.
 Recycle Bin: Là nơi chứa tạm thời các tư liệu đã bị xoá
trong Windows.
 Shortcut của các ứng dụng: Shortcut là hình ảnh đồ hoạ
được liên kết với một ứng dụng hay đối tượng nào đó.
Chúng thường được dùng đế khởi động nhanh ứng dụng hay
mở đối tượng khi cần.
 Thay đổi màn hình nền
Right click trên Desktop  Personalize  Desktop
Background  Chọn hình nền từ thư viện  Click
Save Changes.

 Điều chỉnh độ phân giải màn hình


Right click trên Desktop  Personalize  Display 
Adjust Resolution  điều chỉnh trên thanh trượt của
Resolution để được độ phân giải hợp lý  Apply.
 Thiết lập trạng thái của thanh tác vụ
 Đặc điểm nhận dạng Taskbar
o Xuất hiện trên một cạnh của màn hình.
o Click và giữ mouse trên taskbar, di chuyển về mỗi cạnh
của màn hình để thay đổi vị trí của Taskbar.
o Thay đổi độ rộng của Taskbar bằng cách Click và Drag
vào đường viền trên Taskbar.
o Các chương trình đang hoạt động sẽ xuất hiện trên
Taskbar.
 Xem thuộc tính thanh Taskbar
Right Click trên Taskbar  Properties
o Lock the taskbar: Giữ cố định vị trí Taskbar.
o Auto-hide the taskbar: Ẩn/hiện Taskbar.
o Use small icons: Thu nhỏ biểu tượng trên Taskbar.
o Use Aero Peek to preview the desktop:
Xem nhanh màn hình Desktop.
 Thêm chương trình vào Taskbar
Right Click vào chương trình  Pin to Taskbar.
 Gỡ chương trình khỏi Taskbar
Right Click vào chương trình trên taskbar  Unpin
this program from taskbar.
 Sắp xếp cửa sổ làm việc
 Thao tác sắp xếp
Right click vào một vùng trống trên taskbar, chọn:
o Cascade Windows: Sắp chồng cửa sổ lên nhau theo
từng tầng.
o Show windows stacked: sắp xếp cửa sổ thành từng ô
trên màn hình (theo chiều ngang).
o Show windows side by side: sắp xếp cửa sổ thành từng
ô trên màn hình (theo chiều dọc).
o Show the desktop: hiển thị màn hình Desktop.
 Khôi phục cửa sổ về trạng thái trước
Right Click vào một vùng trống trên Taskbar 
Undo…
 Xem thông tin hệ thống máy vi tính (System
Information)
Right Click vào biểu tượng My Computer trên
Desktop  chọn Properties hoặc Start  Run 
nhập dxdiag.
 Sử dụng chức năng trợ giúp có sẵn Windows Help
and Support
o Cách 1: Nhấm phím F1 khi làm việc trên cửa sổ
Explorer hoặc Desktop.
o Cách 2: Trên cửa sổ Explorer, chọn menu
Help  View help.
o Cách 3: Click vào nút Start, chọn Help and Support.
 Biểu tượng và cửa sổ
 Biểu tượng và chức năng của nó
Biểu tượng (icon) là các hình vẽ nhỏ đặc trưng cho một
đối tượng nào đó của Windows hoặc của các ứng dụng
chạy trong môi trường Windows. Phía dưới biểu tượng là
tên biểu tượng. Tên này mang một ý nghĩa nhất định,
thông thường nó diễn giải cho chức năng được gán cho
biểu tượng (ví dụ nó mang tên của một trình ứng dụng).
 Nhận biết các biểu tượng thông dụng:
o Tập tin
o Thư mục
o Phần mềm ứng dụng
o Máy in
o Ổ đĩa
o Thùng rác
o Biểu tượng “đường tắt” (shortcut)
 Lựa chọn biểu tượng:
o Click vào biểu tượng cần chọn.
 Di chuyển biểu tượng:
o Click vào biểu tượng, rê mouse đến vị trí mới.
 Dùng biểu tượng để mở một tệp tin, một thư mục,
một phần mềm ứng dụng:
o Chọn biểu tượng tệp tin, thư mục, phần mềm ứng dụng
muốn mở, Double Click mouse hoặc nhấn phím Enter.
 Xóa biểu tượng:
o Chọn biểu tượng muốn xóa, nhấn phím Delete.
 Cửa sổ (window)
Cửa sổ là khung giao tiếp của một ứng dụng hoặc một
lệnh.
 Các thành phần bên trong cửa sổ
o Thanh tiêu đề (Title bar)
o Thanh thực đơn (Menu)
o Thanh công cụ (Toolbar)
o Thanh trạng thái (status bar)
o Thanh cuộn (Scroll bar)
 Các thao tác với cửa sổ
o Kích hoạt một của sổ hiện có:
Click chọn biểu tượng cửa sổ ứng dụng trên thanh
TaskBar
o Thu hẹp cửa sổ:
Click chọn (Minimize) để thu hẹp cửa sổ.
o Mở rộng cửa sổ:
Click chọn (Maximize) để mở rộng cửa sổ.
o Phục hồi cửa sổ:
Click chọn (Restore Down) để phục hồi cửa sổ.
o Đóng một cửa sổ:
Click chọn (Close) để đóng một cửa sổ .
 Các thao tác với cửa sổ (tt)
o Thay đổi kích thước:
Click tại các cạnh hay góc cửa sổ để thay đổi kích
thước.
o Di chuyển cửa sổ:
Click và rê mouse tại thanh tiêu đề để di chuyển cửa sổ.
Chú ý: chỉ có thể di chuyển và thay đổi kích thước cửa
sổ khi cửa sổ đang ở chế độ phục hồi (Restore Down).
o Chuyển đổi cửa sổ làm việc:
Dùng tổ hợp phím Alt +Tab.
HẾT!

70

You might also like