You are on page 1of 15

CÁC DẠNG CÂU HỎI ÔN THI LOGIC HỌC

Chương 2.
Dạng 1. Cho một phát biểu, xác định phát biểu ấy là phát biểu (hay vi phạm phát biểu) của qui luật
tư duy nào? - Dễ (2 câu)
Dạng 2. Cho một tình huống, xác định tình huống đó vi phạm qui luật cơ bản nào của tư duy (bám
các ví dụ, bài tập trong giáo trình) - Khó (2 câu)
Chương 3.
Dạng 3. Định nghĩa khái niệm, nội hàm, ngoại diên, mở rộng, thu hẹp kn – Dễ (3 câu)
Dạng 4. Xác định quan hệ giữa các cặp khái niệm - Trung bình (4 câu)
Dạng 5. Mô hình hoá quan hệ giữa 3 khái niệm - Khó (4 câu)
Dạng 6. Định nghĩa khái niệm - Trung bình (3 câu)
Chương 4.
Dạng 7. Xác định loại 1 phán đoán đã cho – Dễ (2 câu)
Dạng 8. Xác định S, P của 1 phán đoán đã cho – Trung bình (2 câu)
Dạng 9. Tìm công thức logic biểu thị chính xác một phán đoán đã cho – Trung bình (2 câu)
Chương 5
Dạng 10. Viết một mệnh đề sang dạng công thức (bám các ví dụ, bài tập trong giáo trình) – Khó (2
câu)
Dạng 11. Xác định mệnh đề đúng – Khó (1 câu)
Chương 6
Dạng 12. Lí thuyết về đảo ngược, đổi chất, đối lập vị từ - Dễ (2 câu)
Dạng 13. Bt về đảo ngược, đổi chất, đối lập vị từ (bám các ví dụ, bài tập trong giáo trình) – Khó (3
câu)
Dạng 14. Lý thuyết về hình, kiểu, các qui tắc chung của tam đoạn luận nhất quyết đơn – Trung bình
(2 câu)
Dạng 15. Bài tập xác định tính đúng sai của tam đoạn luận cho trước, giải thích – khó (2 câu)
Dạng 16. Bài tập sử dụng được các kiến thức về mối quan hệ trên hình vuông đề kiểm tra tính đúng
đắn của các phán đoán – rất khó (2 câu)
Dạng 17. Bài tập tổng hợp – rất khó (2 câu)
GỢI Ý ÔN TẬP
1. Trong tam đoạn luận đơn, nếu cả 2 tiền đề là A hay I thì kết luận hợp logic là gì?
A. A hay I. B. E hay O. C. A hay E. D. không thể rút ra được kết luận.
2. Đặt a là trời mưa, b là trời rét, c là trời hanh khô (ấm ngược với rét, ẩm ngược với khô); viết công
thức các mệnh đề sau: “Trời mưa nhưng đâu thấy ẩm.”
A. a ∧ ~(~c) B. a ∨ ~c. C. a ∨ ~b. D. a ∧ ~b.
3. Cặp khái niệm nào sau đây có quan hệ rời nhau?
A. “máy tính” và “quả táo”. B. “công cụ lao động” và “cây cuốc”.
C. “chiến tranh” và “không chiến tranh”. D. “cao” và “thấp”.
4. Tư duy bao gồm những hình thức cơ bản nào?
A. Tri thức, tình cảm, niềm tin B. Khái niệm, phán đoán, suy luận
C. Cảm giác, tri giác, biểu tượng D. Nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính
5. Giáo đồ: “Thưa cha, con tin tưởng ở Chúa trời. Nhưng không biết Chúa trời có giúp được con
không.”
Linh mục: “Chúa là đấng vạn năng. Chúa có thể giúp cho con mọi điều con hằng mong. Chỉ cần con
cầu nguyện.”
Giáo đồ: “Nếu con cầu Chúa cho mưa, mà tay hàng xóm của con lại cầu Chúa đừng mưa thì Chúa
làm thế nào ?”
Vị Linh mục không thể trả lời được câu hỏi, vì đi trả lời câu hỏi trên, tư duy sẽ rơi vào bế tắc.
Hỏi: Theo anh (chị), do sự chi phối của quy luật nào khiến tư duy bị bế tắc khi đi trả lời câu hỏi
trên?
A. Quy luật đồng nhất B. Quy luật phi mâu thuẫn
C. Quy luật triệt tam D. Quy luật lí do đầy đủ
6. Kiểu EIO đúng hay sai, vì sao? Biết rằng, tam đoạn luận đơn này có trung từ là chủ từ trong tiểu
tiền đề và là vị từ trong đại tiền đề?
A. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận.
B. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.
C. Đúng, vì tuân theo tất cả các quy tắc tam đoạn luận đơn.
D. Sai, vì tiểu từ không chu diên trong tiền đề, nhưng chu diên trong kết luận.
7. Hãy cho biết, trong trường hợp này, người lính Pháp đã cố tình vận dụng sai quy luật logic nào?
A. Quy luật đồng nhất B. Quy luật phi mâu thuẫn
C. Quy luật triệt tam D. Quy luật lí do đầy đủ
8. Kiểu AOI đúng hay sai tại sao; Biết rằng tam đoạn luận đơn này có trung từ là chủ từ trong tiểu
tiền đề và là vị từ trong đại tiền đề?
A. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.
B. Đúng, vì tuân theo tất cả các quy tắc tam đoạn luận.
C. Sai, vì tiểu từ chu diên trong tiền đề, nhưng không chu diên trong kết luận.
D. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận.
9. Một luật sư biện hộ trước tòa để bảo vệ một bị cáo bị buộc tội hành hung người khác. Ông ta
nói: “Tôi thừa nhận bị cáo có đánh người. Nhưng vụ việc này có nguyên nhân của nó, cụ thể là bị
cáo phát hiện nguyên cáo mặt mũi hầm hầm, có điệu bộ dữ dằn, có dấu hiệu muốn đánh người. Để
tránh việc mình bị đánh, bị cáo đã quyết định ra đòn trước.” Hãy cho biết lời biện hộ đã vi phạm
quy luật logic nào?
A. Quy luật đồng nhất B. Quy luật phi mâu thuẫn
C. Quy luật triệt tam D. Quy luật lí do đầy đủ
10. Xác định cặp khái niệm có quan hệ mâu thuẫn trong các cặp khái niệm sau:
A. Hàng hoá có giá trị sử dụng tốt và hàng hoá không có giá trị sử dụng tốt.
B. Người da trắng và người da màu.
C. Công nhân và người có tri thức.
D. Tam giác đều và tam giác vuông.
11. Tổng hợp những thuộc tính bản chất của lớp các đối tượng được phản ánh trong khái niệm được
gọi là:
A. Ngoại diên khái niệm. B. Nội hàm khái niệm.
C. Bản chất của khái niệm. D. Khái niệm.
12. Trong tam đoạn luận đơn, nếu 2 tiền đề là I hay O thì kết luận hợp logic là gì?
A. A hay I. B. I hay O. C. A hay E. D. không thể rút ra được kết luận.
13. Phát biểu nào sau đây là quan hệ tách rời?
A. Hai khái niệm mà ngoại diên của chúng không có đối tượng chung.
B. Hai khái niệm có cùng ngoại diên.
C. Hai khái niệm mà ngoại diên của chúng có một số đối tượng chung.
D. Hai khái niệm mà nội hàm của chúng phủ định lẫn nhau và không khẳng định dấu hiệu nào khác,
còn tổng ngoại diên của chúng bằng tổng ngoại diên của khái niệm giống chung.
14. Xác định cặp khái niệm có quan hệ đồng nhất trong các khái niệm sau:
A. “Nhà tư bản” và “Kẻ bóc lột giá trị thặng dư”.
B. “Doanh nghiệp cơ khí” và “Doanh nghiệp thủ công”.
C. “Giám đốc” và “Cử nhân kinh tế”.
D. “Doanh nghiệp” và “Công ty lương thực”.
15. Khái niệm “Sinh viên giỏi” và “Sinh viên kém” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Giao nhau B. Đối lập C. Mâu thuẫn D. Bao hàm
16. Khái niệm “Động vật” và “Côn trùng” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đồng nhất B. Bao hàm C. Mâu thuẫn D. Rời nhau
17. Mô hình nào biểu đạt đúng quan hệ giữa các khái niệm? Hình vuông(A), hình tròn (B), hình tam
giác (C)
A
A B A
A. B. C A B C. C B D. B C
C

18. Cặp khái niệm nào sau đây có quan hệ giao nhau?
A. “con người” và “người Việt Nam”.
B. “số tự nhiên chia hết cho 3” và “số tự nhiên có tổng các chữ số chia hết cho 3”.
C. “nhà văn” và “nhà báo”
D. “tam giác” và “tam giác đều”.
19. Xác định cặp khái niệm có quan hệ giao nhau trong các cặp khái niệm sau:
A. “Doanh nghiệp gốm sứ” và “Doanh nghiệp tư nhân”.
B. “Màu trắng” và “Màu đen”.
C. “Thành phố có quảng trường Ba Đình” và “Thủ đô Hà nội”.
D. “tam giác” và “tam giác đều”.
20. Sử dụng từ ngữ một cách mập mờ, để sau đó có thể giải thích cùng một từ theo các cách khác
nhau là vi phạm yêu cầu của quy luật nào?
A. Quy luật đồng nhất. B. Quy luật mâu thuẫn.
C. Quy luật lý do đầy đủ. D. Quy luật triệt tam.
21. Xác định các khái niệm có quan hệ mâu thuẫn trong các cặp khái niệm sau:
A. “Có văn hoá” và “Vô văn hoá”. B. “Cao” và “Thấp”.
C. “Hàng tiêu dùng” và “Thực phẩm”. D. “Sinh viên” và “Học sinh”.
22. Các nhà lí luận thần học của nhà thờ Vatican thởi trung cổ luôn khẳng định rằng Chúa trời là
toàn năng và có thể sáng tạo ra mọi thứ. Nhà thần học Cao-ni-lô đi hỏi họ rằng: “Thượng đế toàn
năng đó có thể sáng tạo ra một hòn đá mà mình không nhấc nổi không?”. Không ai có thể trả lời
được câu hỏi, vì đi trả lời câu hỏi trên, tư duy sẽ rơi vào bế tắc.
Hỏi: Theo anh (chị), do sự chi phối của quy luật nào khiến tư duy bị bế tắc khi đi trả lời câu hỏi
trên?
A. Quy luật đồng nhất B. Quy luật phi mâu thuẫn
C. Quy luật triệt tam D. Quy luật lí do đầy đủ
23. Theo phép đối lập vị từ, nếu tiền đề là phán đoán dạng A thì kết luận hợp logic là phán đoán gì?
A. không thể thực hiện B. E C. O D. A hoặc I
24. Quan hệ giữa hai khái niệm “hình vuông” và “đa giác lồi có bốn cạnh bằng nhau” là gì?
A. Mâu thuẫn. B. Đối lập. C. Ngang hàng. D. Bao hàm.
25. Cặp khái niệm nào dưới đây có quan hệ mâu thuẫn?
A.“Màu trắng” và “màu đen” trong khái niệm “màu sắc”.
B. “Thời tiết nóng” và “thời tiết lạnh” trong khái niệm “nhiệt độ thời tiết”.
C. “Thuốc kê toa” và “thuốc không kê toa” trong khái nhiệm “thuốc”.
D. “Tuổi thơ” và “tuổi già” trong khái niệm “tuổi tác”.
26. Thực hiện phép đối lập vị từ từ tiền đề: “Rừng nhiệt đới là rừng nhiều tầng”, ta được phán đoán:
A. Rừng nhiệt đới không là rừng nhiều tầng.
B. Rừng không nhiều tầng không là rừng nhiệt đới.
C. Rừng nhiều tầng không là rừng nhiệt đới.
D. Không thể đối lập vị từ phán đoán đã cho.
27. Hai khái niệm: “Nguyên đơn” & “Người khởi kiện” có các quan hệ
A. giao nhau B. tách rời C. bao hàm D. đồng nhất
28. Ban tuyển sinh xếp hạng 6 sinh viên: A, B, C, D, E, F. Biết một số dữ kiện sau:
+ A được xếp hạng 2.
+ C và E xếp hạng cao hơn B.
+ Hạng của D và F liên tục nhau.
Hỏi: Các sinh viên nào có thể được xếp hạng 4 ?
A. B, D và F B. B, D và E C. D, E và F D. B, E và F
29. Trong các khái niệm sau, khái niệm nào có ngoại diên hẹp nhất:
A. Hợp chất hữu cơ B. Hidro carbon C. Alkan D. Benzene
30. Bổ sung để có một định nghĩa đúng: “Thu hẹp khái niệm là thao tác logic . . .”.
A. nhờ đó ngoại diên từ chỗ rộng trở nên hẹp hơn bằng cách bớt một số thuộc tính của nội hàm, làm
cho nội hàm nghèo nàn hơn
B. nhờ đó ngoại diên từ chỗ hẹp trở nên rộng hơn bằng cách thêm một số thuộc tính của nội hàm,
làm cho nội hàm phong phú hơn
C. nhờ đó ngoại diên từ chỗ rộng trở nên hẹp hơn bằng cách thêm một số thuộc tính của nội hàm,
làm cho nội hàm phong phú hơn
D. nhờ đó ngoại diên từ chỗ hẹp trở nên rộng hơn bằng cách bớt một số thuộc tính của nội hàm, làm
cho nội hàm nghèo nàn hơn
31. “Lao động” và “Quá trình sản xuất ra của cải vật chất” là hai khái niệm có quan hệ sau đây:
A. Đồng nhất. B. Giao nhau. C. Bao hàm. D. Mâu thuẫn.
32. Điều nào sau đây không phải là quy tắc của phân chia khái niệm?
Khi phân chia khái niệm………
A. phải cân đối đầy đủ B. không được thay đổi cơ sở của phép phân chia
C. các khái niệm thành phần phải giao nhau D. phải liên tục, không vượt cấp
33. Trong tam đoạn luận đơn, nếu có 1 tiền đề là E hay O thì kết luận hợp logic là gì?
A. A hay I. B. E hay O. C. A hay E. D. O hay I.
34. Sau đại chiến thứ II, theo hiệp ước giữa Mỹ và Pháp có rất nhiều lính Mỹ đóng quân trên đất
Pháp và rất kiêu ngạo. Một hôm trên đường phố Paris, một lính Pháp gặp một lính Mỹ mà không
chào. Người lính Mỹ túm cổ người lính Pháp, hỏi:
- Mày có biết tao là ai không ?
Người lính Pháp không trả lời mà quay lại nói với mọi người:
- Mọi người xem này ! Có một thằng nó không biết nó là ai cả !
Hãy cho biết, trong trường hợp này, người lính Pháp đã cố tình vận dụng sai quy luật logic nào?
A. Quy luật đồng nhất B. Quy luật phi mâu thuẫn
C. Quy luật triệt tam D. Quy luật lí do đầy đủ
35. Xác định cặp khái niệm có quan hệ mâu thuẫn trong các khái niệm sau:
A. Đen - Trắng. B. Đàn ông - Đàn bà.
C. Đỏ - Không đỏ. D. Sáng - Tối.
36. Trong hình vuông logic, khi biết phán đoán “SaP” có giá trị sai, theo chiều mũi tên sơ đồ suy
luận nào dưới đây hợp logic. (Lưu ý: Đ = đúng; S = sai; KXĐ = không xác định)
A. A(S) E(Đ) B.
A(S) E(Đ)

I(S) O(Đ) I(S) O(Đ)

C. A(S) E(Đ) D. A(S) E(KXĐ)

I(S) O(Đ) I(KXĐ) O(Đ)

37. Phân chia khái niệm là thao tác logic……………


A. nhằm chỉ ra các khái niệm hẹp hơn của khái niệm đó
B. bớt một số thuộc tính của nội hàm
C. thêm một số thuộc tính của nội hàm
D. nhằm chỉ ra các khái niệm rộng hơn của khái niệm đó
38. Phân chia khái niệm « con người » ta được các khái niệm:
A. nam, nữ B. người châu Á, người da trắng, người da đen
C. trẻ em, thanh niên, người lao động D. sinh viên, người đi làm
39. Trong tam đoạn luận đơn, nếu có 1 tiền đề là I hay O thì kết luận hợp logic là gì?
A. A hay I. B. E hay O. C. không thể rút ra được kết luận. D. O hay I.
40. Phân chia khái niệm « một tuần lễ » thu được các thành phần:
A. thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật
B. ngày trong tuần, ngày cuối tuần
C. tuần thứ nhất của tháng, tuần thứ hai của tháng, tuần thứ ba của tháng, tuần thứ tư của tháng
D. đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần
41. Thu hẹp một bậc khái niệm « người lao động » ta được khái niệm :
A. gia đình B. người lao động chân tay C. con người D. nhà máy
42. Chỉ lỗi logic khi phân chia khái niệm « phụ nữ » thu được các khái niệm: phụ nữ Việt Nam, phụ
nữ trẻ, phụ nữ trí thức.
A. cân đối, đầy đủ B. thay đổi cơ sở của phép phân chia
C. phân chia vượt cấp D. phân chia một chỉnh thể thành các bộ phận
43. Thực hiện phép đối lập vị từ từ tiền đề: “Có thực vật không có chất diệp lục”, ta được phán
đoán:
A. Có thực vật có chất diệp lục. B. Không có chất diệp lục có ở một số thực vật.
C. Chất diệp lục có ở một số thực vật. D. Không thể đối lập vị từ phán đoán đã cho.
44. Điều nào sau đây không phải là quy tắc định nghĩa khái niệm?
A. Định nghĩa phải cân đối đầy đủ
B. Định nghĩa không được vòng quanh, luẩn quẩn
C. Định nghĩa phải ngắn gọn, rõ ràng
D. Phải sử dụng các từ ngữ hoa mỹ, nghĩa bóng, ẩn dụ để định nghĩa
45. Chỉ ra lỗi logic trong định nghĩa khái niệm “Mẹ là người phụ nữ sinh con.”
A. chưa cân đối đầy đủ B. vòng quanh, luẩn quẩn
C. dùng từ ngữ hoa mỹ, nghĩa bóng, ẩn dụ D. không ngắn gọn, súc tích
46. “Một số loài thú sống dưới nước; Cá voi sống dưới nước; Vậy, cá voi là loài thú”. Tam đoạn
luận đơn này đúng hay sai, vì sao?
A. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.
B. Đúng, vì các tiền đề và kết luận đều đúng.
C. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận.
D. Sai, vì đại từ không chu diên trong tiền đề nhưng chu diên trong kết luận.
47. Xác định cặp khái niệm có quan hệ đồng nhất trong các cặp khái niệm sau:
A. “Sinh viên” và “Thanh niên”. B. “Tứ giác” và “Hình chữ nhật”.
C. “Hà Nội” và “Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam”. D. “Cái cửa” và “Hoa hồng trắng”.
48. Câu nói: “Việt Nam không có xung đột tôn giáo”, là phán đoán gì?
A. Phán đoán khẳng định riêng. B. Phán đoán khẳng định chung.
C. Phán đoán phủ định riêng. D. Phán đoán phủ định chung.
49. Khái niệm “Dũng cảm” và “Không dũng cảm” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Mâu thuẫn B. Đối lập C. bao hàm D. Giao nhau
50. Câu nói: “Hôm nay lớp ta kiểm tra giữa kỳ môn Logic phải không nhỉ?”, là gì?
A. Phán đoán khẳng định. B. Phán đoán phủ định.
C. Một câu. D. Một mệnh đề.
51. Phán đoán: “Đôi khi người thông minh không đạt được điểm cao trong học tập.” là phán đoán
dạng gì?
A. O B. E C. I D. A
52. Hãy xác định chủ từ (S) và vị từ (P) các phán đoán sau đây: “Phát huy dân chủ là phát huy sức
mạnh của dân tộc”.
A. S = Dân chủ; P = sức mạnh của dân tộc
B. S = Dân chủ; P = phát huy sức mạnh của dân tộc
C. S = Phát huy dân chủ; P = là phát huy sức mạnh của dân tộc
D. S = Phát huy dân chủ; P = phát huy sức mạnh của dân tộc
53. Khái niệm bao gồm những bộ phận nào?
A. Từ và ý. B. Âm (ký hiệu) và nghĩa.
C. Nội hàm và ngoại diên. D. Từ và câu.
54. Xác định quan hệ đối lập trong các cặp khái niệm dưới đây:
A. “Ngành dịch vụ” và “Ngành du lịch”
B. “Hàng lương thực” và “Hàng xuất khẩu”
C. “Thị trường tài chính” và “Thị trường sức lao động”
D. “Thị trường hàng xuất khẩu” và “Thị trường hàng nhập khẩu”
55. Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán sau đây: “Mọi con bò đều không ăn thịt.”
A. S- i P- B. S+ a P- C. S+ e P+ D. S- o P+
56. Trong hình vuông logic, khi biết phán đoán “SiP” có giá trị sai, theo chiều mũi tên sơ đồ suy
luận nào dưới đây hợp logic. (Lưu ý: Đ = đúng; S = sai; KXĐ = không xác định)
A. E(Đ) B.
A(KXĐ) A(S) E(Đ)

I(S) O(Đ) I(S) O(Đ)

C. A(S) E(Đ) D. A(S) E(Đ)

I(S) O(Đ) I(S) O(Đ)

57. Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán sau đây: “Một bộ phận không nhỏ trong xã
hội coi tiêu cực là tất yếu.”
A. S- i P- B. S+ a P- C. S+ e P+ D. S- o P+
58. Mối quan hệ giữa hai khái niệm “người kinh doanh” và “luật sư” là
A. giao nhau B. bao hàm C. đồng nhất D. rời nhau
59. Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán sau đây: “Một số đoàn viên không là công
nhân.”
A. S- i P- B. S+ a P- C. S+ e P+ D. S- o P+
60. Hai phán đoán: “Người biết yêu thiên nhiên là người giàu lòng nhân ái” và "Có người biết yêu
thiên nhiên là người giàu lòng nhân ái" có quan hệ gì trên hình vuông logic?
A. Đối chọi trên. B. Đối chọi dưới. C. Mâu thuẫn. D. Thứ bậc.
61. Đặt a = trời mưa, b = trời rét, c = trời hanh khô (ấm ngược với rét, ẩm ngược với khô); viết công
thức các mệnh đề sau: “Nếu trời mưa thì sẽ ấm và ẩm.”
A. a ⇒ (b∧ c). B. a ⇒ (~b∨ ~c). C. (~b∧ ~c) ⇒ a. D. a ⇒ (~b∧ ~c).
62. Xác định cặp khái niệm có quan hệ bao hàm trong các cặp khái niệm sau:
A. “Trắng” và “Đen” B. “Sinh viên” và “Đảng viên”
C. “Hàng hoá” và “Sản phẩm của lao động” D. “Nhà quản lý” và “Nhà kinh doanh”
63. Đặt a là trời mưa, b là trời rét, c là trời hanh khô (ấm ngược với rét, ẩm ngược với khô); viết
công thức các mệnh đề sau: “Làm gì có chuyện trời ấm mà không mưa.”
A. ~(~b ∧ ~a). B. ~(~b ∨ ~a). C. ~(~c ∨ ~a). D. ~(~c ∧ ~a).
64. “Với cùng một đối tượng, trong cùng một quan hệ, nếu có hai tư tưởng trái ngược nhau thì
không thể đồng thời cùng đúng” là phát biểu của qui luật nào?
A. Quy luật đồng nhất B. Quy luật phi mâu thuẫn
C. Quy luật triệt tam D. Quy luật lí do đầy đủ
65. Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán phức sau đây: “Chăm chỉ và có phương pháp
học tập tốt bạn sẽ có kết quả học tập tốt.”, khi gọi: a: bạn chăm chỉ, b: bạn có phương pháp học tập
tốt, c: bạn có kết quả học tập tốt.
A.c ⇒ a∨ b. B. (a∨ b) ⇒ c. C. c ⇒ a∧ b. D. (a∧ b) ⇒ c.
66. Mệnh đề nào sau đây nhận giá trị đúng với mọi giá trị của phán đoán a, b
A. [a → ~b] ⇒ [~a ∧ ~b]. B. [~a → b] ⇒ [b → a].
C. [~a → b] ⇒ [~a → ~b]. D. [a → ~b] ⇒ ~{a ∧ b}
67. Phân chia khái niệm « câu » ta được các khái niệm :
A. câu đơn, câu đơn đặc biệt
B. câu đơn, câu phức, câu ghép
C. câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán
D. chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ
68. Theo phép đổi chất phán đoán, nếu tiền đề là phán đoán dạng O thì kết luận hợp logic là phán
đoán gì?
A. A B. O C. I D. E hoặc I
69. Theo phép đảo ngược phán đoán, nếu tiền đề là phán đoán dạng E thì kết luận hợp logic là phán
đoán gì?
A. E B. không thể thực hiện C. A D. A hoặc I
70. Theo phép đảo ngược phán đoán, nếu tiền đề là phán đoán dạng I thì kết luận hợp logic là phán
đoán gì?
A. không thể thực hiện B. O C. E D. A hoặc I
71. Theo phép đảo ngược phán đoán, nếu tiền đề là phán đoán dạng O thì kết luận hợp logic là phán
đoán gì?
A. A B. I C. không thể thực hiện D. O hoặc E
72. Mối quan hệ giữa hai khái niệm “ca sĩ” và “người sáng tác nhạc”
A. giao nhau B. bao hàm C. đồng nhất D. ngang hàng
73. Theo phép đối lập vị từ, nếu tiền đề là phán đoán dạng E thì kết luận hợp logic là phán đoán gì?
A. I B. không thể thực hiện C. O D. A hoặc I
74. Chọn phát biểu sai
A. Thu hẹp khái niệm nhằm chuyển từ khái niệm hạng thành khái niệm loại
B. Giới hạn của mở rộng khái niệm là phạm trù
C. Giới hạn của thu hẹp khái niệm là khái niệm đơn nhất
D. Mở rộng khái niệm làm cho nội hàm nghèo nàn hơn
75. Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán sau đây: “Mọi người Việt Nam đều yêu
nước.”
A. S- i P- B. S+ a P- C. S+ e P+ D. S- o P+
76. Thực hiện đổi chất phán đoán từ tiền đề: “Trẻ em có quyền được giáo dục”, ta được phán đoán:
A. Trẻ em không thể không có quyền được giáo dục.
B. Trẻ em không có quyền được giáo dục.
C. Quyền được giáo dục không thể không có với trẻ em.
D. Quyền được giáo dục không có với trẻ em.
77. Thực hiện đổi chất phán đoán từ tiền đề: “Nhiều công nhân đọc được những bản vẽ rất phức
tạp”, ta được phán đoán:
A. Nhiều công nhân không phải không đọc được những bản vẽ rất phức tạp.
B. Nhiều công nhân không đọc được những bản vẽ rất phức tạp.
C. Không có nhiều công nhân đọc được những bản vẽ rất phức tạp.
D. Không có nhiều công nhân không đọc được những bản vẽ rất phức tạp.
78. Thực hiện đổi chất phán đoán từ tiền đề: “Thỉnh thoảng lại có những ngày đông không rét”, ta
được phán đoán:
A. Thỉnh thoảng lại không có những ngày đông rét.
B. Thỉnh thoảng lại không có những ngày đông không rét.
C. Thỉnh thoảng lại có những ngày đông ấm áp.
D. Thỉnh thoảng lại có những ngày đông không rét.
79. Khái niệm “Tự tin” và khái niệm “Không tự tin” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Mâu thuẫn. B. Đối lập. C. Ngang hàng. D. Bao hàm.
80. Thực hiện phép đối lập vị từ từ tiền đề: “Nhiều thú nuôi vẫn giữ được độ tinh nhạy của các phản
xạ phòng vệ”, ta được phán đoán:
A. Nhiều thú nuôi vẫn giữ được độ tinh nhạy của các phản xạ phòng vệ.
B. Nhiều thú nuôi vẫn giữ được độ tinh nhạy của các phản xạ phòng vệ.
C. Nhiều thú nuôi vẫn giữ được độ tinh nhạy của các phản xạ phòng vệ.
D. Không thể đối lập vị từ phán đoán đã cho.
81. Thực hiện suy luận trực tiếp dựa trên quan hệ mâu thuẫn từ phán đoán: “Theo luật giáo dục, các
trường cao đẳng đều có quyền đào tạo trung cấp.”
A. Theo luật giáo dục, mọi trường cao đẳng đều có quyền đào tạo trung cấp.
B. Theo luật giáo dục, mọi trường cao đẳng đều không có quyền đào tạo trung cấp.
C. Theo luật giáo dục, có một số trường cao đẳng có quyền đào tạo trung cấp.
D. Theo luật giáo dục, không có trường cao đẳng không có quyền đào tạo trung cấp.
82. Xét các cặp tiền đề được liệt kê trong các đáp án dưới đây, hãy chọn đáp án không chứa cặp tiền
đề vi phạm các quy tắc chung của tam đoạn luận nhất quyết đơn.
A. AA, AE, AI, EA, EO, IA, IE, OA.
B. AA, AE, AI, AO, EA, IA, IE, OA, II.
C. AA. AE, AI, AO, EA, IA, IE, AO.
D. AA, EE, AE, AI, AO, EA, IA, IE, OA.
83. Trong tam đoạn luận nhất quyết đơn, để một suy luận hợp logic, nếu từ (S, P) ở các tiền đề được
chu diên, thì ở kết luận, tính chu diên của chúng phải như thế nào?
A. Phải chu diên. B. Phải không chu diên.
C. Có thể chu diên hoặc không chu diên. D. Các đáp án được nêu đều đúng.
84. Thu hẹp một bậc khái niệm « khoa học » ta được khái niệm:
A. khoa học tự nhiên B. giáo sư C. giảng viên D. học sinh
85. Xác định cặp khái niệm có quan hệ mâu thuẫn trong các cặp khái niệm sau:
A. “Người kinh doanh giỏi” và “Người kinh doanh không giỏi”.
B. “Người giám đốc” và “Người kế toán trưởng”.
C. “Người lao động” và “Nhà quản lý”.
D. “Giáo sư” và “Tiến sĩ”
86. Trong tam đoạn luận nhất quyết đơn, để một suy luận hợp logic, nếu từ (S, P) ở các tiền đề
không chu diên, thì ở kết luận, tính chu diên của chúng phải như thế nào?
A. Phải không chu diên. B. Phải chu diên.
C. Có thể chu diên hoặc không chu diên. D. Tất cả các đáp án được nêu đều đúng.
87. Trong tam đoạn luận nhất quyết đơn, để một suy luận hợp logic, thì trung từ phải như thế nào?
A. Có mặt trong cả 2 tiền đề. B. Chu diên ít nhất một lần.
C. Không xuất hiện ở kết luận. D. Bao gồm tất cả các đáp án được nêu.
88. Mở rộng một bậc khái niệm «quần áo» ta được khái niệm:
A. Mắt kính B. Nhà hàng C. Trang phục D. Túi xách
89. Mối quan hệ giữa hai khái niệm “Hình bình hành” và “Hình thoi” là :
A. bao hàm B. đồng nhất C. rời nhau D. giao nhau
90. Trong tam đoạn luận nhất quyết đơn, nếu hai tiền đề là phán đoán dạng E và O thì phán đoán ở
kết luận có dạng gì?
A. A hoặc I. B. E hoặc O. C. A hoặc E. D. Không thể rút ra được kết luận.
91. Theo phép đảo ngược phán đoán, nếu tiền đề là phán đoán dạng A thì kết luận hợp logic là phán
đoán gì?
A. E B. O C. không thể thực hiện D. A hoặc I
92. Mô hình nào biểu đạt đúng quan hệ giữa các khái niệm? A – Người lao động trí óc, B – Nhà
văn, C – Nhạc sĩ.
A. B. C. A D. A
A A B C C B C
B C B

93. Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán phức sau đây: “Thuốc nếu dùng đúng liều thì
đó là thuốc chữa bệnh, còn thuốc dùng quá liều thì đó là chất độc.”, khi gọi: a: Thuốc dùng đúng
liều, b: Thuốc chữa bệnh, c: Chất độc. (thuốc dùng quá liều ngược với thuốc dùng đúng liều)
A. (~a ⇒ c) ⇒ (a⇒b). B. (~a ⇒ c)∨ (a⇒b).
C. (a⇒b)∨ (~a ⇒ c). D. (a⇒b)∧ (~a ⇒ c).
94. Trong một giờ học văn tại trường phổ thông, thầy giáo yêu cầu: Các em hãy phân tích ý nghĩa
câu ca dao “Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”. Một học sinh khi
được yêu cầu đã trả lời như sau: Thưa thầy, câu này ý muốn nói giao thông ngày xưa chưa phát
triển ạ.
Hỏi: Người học sinh đã vi phạm quy luật nào của tư duy?
A. Quy luật đồng nhất B. Quy luật phi mâu thuẫn
C. Quy luật triệt tam D. Quy luật lí do đầy đủ
95. Kiểu EIO đúng hay sai, tại sao? Biết rằng, tam đoạn luận đơn này có trung từ là chủ từ trong cả
hai tiền đề?
A. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận.
B. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.
C. Đúng, vì tuân theo tất cả các quy tắc tam đoạn luận đơn.
D. Sai, vì tiểu từ không chu diên trong tiền đề, nhưng chu diên trong kết luận.
96. Kiểu AIO đúng hay sai, tại sao? Biết rằng, tam đoạn luận đơn này có trung từ là chủ từ trong đại
tiền đề và là vị từ trong tiểu tiền đề?
A. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.
B. Sai, vì đại từ không chu diên ở tiền đề nhưng lại chu diên ở kết luận.
C. Đúng, vì cả 2 tiền đề đều là phán đoán khẳng định.
D. Đúng, vì tuân theo tất cả các quy tắc tam đoạn luận đơn.
97. Thực hiện đổi chất phán đoán từ tiền đề: “Những thành phố trực thuộc tỉnh không phải là thành
phố cấp 1”, ta được phán đoán:
A. Những thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố không phải thành phố cấp 1.
B. Những thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố cấp 1.
C. Những thành phố không trực thuộc tỉnh là thành phố cấp 1.
D. Những thành phố không trực thuộc tỉnh không phải là thành phố cấp 1.
98. Mối quan hệ giữa hai khái niệm “Số chẵn” và “Số chia hết cho 3” là:
A. bao hàm B. rời nhau C. mâu thuẫn D. giao nhau
99. Đặt a là trời mưa, b là trời rét, c là trời hanh khô (ấm ngược với rét, ẩm ngược với khô); viết
công thức các mệnh đề sau: “Trời khô và rét thì trời không mưa.”
A. (c∧ b) ⇒ ~a. B. (c∨ b) ⇒ ~a. C. c∧ b ⇒ a. D. c∨ b ⇒ a.
100. Trong hình vuông logic, khi biết phán đoán “SoP” có giá trị sai, theo chiều mũi tên sơ đồ suy
luận nào dưới đây hợp logic. (Lưu ý: Đ = đúng; S = sai; KXĐ = không xác định)
A. A(Đ) E(S) B.
A(Đ) E(S)

I(Đ) O(S)
I(Đ) O(S)

C. A(Đ) E(KXĐ) D. A(Đ) E(S)

I(Đ) O(S) I(Đ) O(S)


Đáp Án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 26 B 51 A 76 A
2 A 27 D 52 D 77 A
3 A 28 A 53 C 78 A
4 B 29 D 54 D 79 A
5 B 30 C 55 C 80 D
6 C 31 C 56 D 81 D
7 A 32 C 57 A 82 C
8 C 33 B 58 A 83 C
9 D 34 A 59 D 84 A
10 A 35 C 60 D 85 A
11 B 36 D 61 D 86 A
12 D 37 A 62 C 87 D
13 A 38 A 63 A 88 C
14 A 39 D 64 B 89 A
15 B 40 C 65 D 90 D
16 B 41 B 66 D 91 D
17 A 42 B 67 C 92 D
18 C 43 B 68 C 93 D
19 A 44 D 69 A 94 A
20 A 45 A 70 D 95 C
21 A 46 A 71 C 96 B
22 B 47 C 72 A 97 A
23 B 48 D 73 A 98 D
24 D 49 A 74 A 99 A
25 C 50 C 75 B 100 D

You might also like