You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2022 – 2023


MÔN TIẾNG VIỆT
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG:
Học sinh bốc thăm đọc đoạn theo yêu cầu và trả lời câu hỏi
Bài 1: Chuyện một khu vườn nhỏ.
Từ đoạn "Một sớm chủ nhật đầu xuân đến có gì lạ đâu hả cháu?" (Tài liệu TV5 tập 1b
trang 102)
H: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
Bài 2: Người gác rừng tí hon.
Từ đoạn "Qua khe lá đến xe công an lao tới."
H: Khi thấy gã trộm, cậu bé đã làm gì? (Tài liệu TV5 tập 1b trang 124)
Bài 3: Trồng rừng ngập mặn ( Tài liệu TV5 tập 1b trang 128)
Từ đoạn "Nhờ phục hồi rừng ngập mặn đến bảo vệ vững chắc đê điều."
H: Rừng ngập mặn được phục hồi có tác dụng gì?
Bài 4: Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Tài liệu TV5 tập 1b trang 144)
Từ đoạn "Già Rok xoa tay đến A, chữ, chữ cô giáo!"
H: Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ?
Bài 5: Thầy thuốc như mẹ hiền (Tài liệu TV5 tập 1b trang 153)
Từ đoạn "Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc đến còn cho thêm gạo, củi."
H: Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh
cho con người thuyền chài?
II. ĐỌC – HIỂU:
1. Học sinh đọc thầm bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” (SGK/TV5/tập 1/Tr144) và
trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Nhân vật chính trong câu chuyện này là ai?
A. Y Hoa và già Rok và Bác Hồ
B. Y Hoa, Y Lan, già Rok, Bác Hồ
C. Y Hoa, già Rok
D. Già Rok và buôn làng.
Câu 2: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
A. Để tuyên truyền tư tưởng, chính sách mới của Đảng và Nhà nước.
B. Để mở trường dạy học.
C. Để làm khách mời, tham gia một buổi tiệc ở buôn Chư Lênh.
D. Để du lịch và khám phá phong tục, tập quán của buôn Chư Lênh.
Câu 3: Theo phong tục, sau khi làm việc gì Y Hoa sẽ được coi là người trong buôn?
A. Sau khi lập lời thề và uống hết bát rượu mà già làng đưa, sẽ được coi là người trong
buôn.
B. Sau khi cắt máu ăn thề, sẽ được coi là người trong buôn.
C. Sau khi lập lời thề, chém một nhát dao thật sâu vào cột, sẽ được coi là người trong
buôn.
D. Sau khi nhận già làng là cha, sẽ được coi là người trong buôn.
Câu 4: Sau khi Y Hoa chém nhát dao vào cột, già Rok có phản ứng gì?
A. Già Rok xoa tay lên vết chém rồi khen: "Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ".
B. Già Rok xoa tay lên vết chém rồi nói: "Chém mạnh thêm một chút nữa".
C. Già Rok xoa tay lên vết chém rồi nói: "Cô giáo đã thành người của buôn rồi".
D. Già Rok xoa tay lên vết chém rồi nói: "Cô giáo chém hay lắm".
Câu 5: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
A. Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết.
B. Người Tây Nguyên muốn đón thêm nhiều người Kinh lên đây sống để tăng thêm
dân số.
C. Người Tây Nguyên nhận ra rằng: Việc mở trường dạy học là cần thiết.
D. Người Tây Nguyên hiểu: Chữ viết đem lại sự hiểu biết, mang lại sự hạnh phúc, ấm
no.
Câu 6: Ý nghĩa của chuyện Buôn Chư Lênh đón cô giáo?
A. Kể lại một nét đẹp trong phong tục đón tiếp người lạ vào làng của người Tây
Nguyên, qua đó nhắc nhở con em phải hết sức giữ gìn để những giá trị văn hóa này không bị
mai một.
B. Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn
cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
C. Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo và cả những người từ dưới xuôi
lên đây.
D. Chê cười phong tục tập quán kì lạ của Buôn Chư Lênh.
Câu 7: “Ôi, chữ của cô giáo này!” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu cảm. B. Câu kể. C. Câu khiến. D. Câu hỏi.
Câu 8: Chọn ý thích hợp nào dưới đây để giải thích từ ”hạnh phúc”?
A. Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon ngủ yên.
B. Hồ hởi, háo hức, sẵn sàng làm mọi việc.
C. Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
D. Gặp may mắn, thuận lợi trong công việc.
Câu 9: Trong câu: “Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!” , từ nào là đại từ xưng hô ?
A. Lũ làng B. Cô giáo C. Cho D. Cả a và b đều đúng
Câu 10: Quan hệ từ trong câu: “Tuy gia đình Giang có hoàn cảnh khó khăn nhưng bạn ấy
vẫn luôn học giỏi” biểu thị quan hệ gì ?
A. Điệu kiện – kết quả B. Tương phản
C. Tăng tiến D. Nguyên nhân - kết quả.

2. Đọc thầm bài tập đọc sâu và trả lời các câu hỏi:

QUÀ TẶNG CỦA CHIM NON


Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ
tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước,
ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải
theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.
Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc
lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một
lạch nước để đến cạnh cây sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc
lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc
lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng
bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa
tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến
đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không
gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ
hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi
đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng
tôi vẫn nghe rất rõ.
(Theo Trần Hoài Dương)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi hoặc làm bài tập:
Câu 1. Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu?
A. Về nhà B. Vào rừng C. Ra vườn D. Ra đồng ruộng
Câu 2. Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì?
A. Cây sòi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ
B. Cây sòi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sòi cậu bé thả xuống lạch nước
C. Cây sòi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 3. Những từ ngữ nào trong bài miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?
A. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng
B. Kêu líu ríu, hót, ngân nga, vang vọng
C. Líu ríu, lảnh lót, ngân nga, thơ dại
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 4. Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì?
A. Một cuộc đi chơi đầy lí thú
B. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích
C. Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga
D. Cuôc dạo chơi không mấy thú vị.
Câu 5. Đoạn văn đầu tiên của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh nhân
hóa nào?
A. Chim bay thong thả, lúc ẩn lúc hiện, rủ tôi đi cùng
B. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi, rủ tôi đi cùng
C. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Đoạn văn đầu tiên của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh so
sánh nào?
A. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi
B. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi, cánh chim lúc ẩn lúc
hiện như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch
C. Cánh chim xập xòe như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 7. Cậu bé gặp những cảnh vật gì khi đi cùng chú chim non?
A. Cây sòi, làn gió, đốm lửa, lạch nước, chiếc thuyền, chú nhái bén
B. Cây sòi, làn gió, lá sòi, lạch nước, chú nhái bén lái thuyền lá sòi
C. Cây sòi lá đỏ, làn gió, lạch nước, chú nhái bén, đàn chim hót
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
A. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.
B. Một làn gió rì rào chạy qua.
C. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi.
Câu 9. Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm?
A. Rừng đầy tiếng chim ngân nga/ Tiếng lành đồn xa
B. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng/ Giọng cô dịu dàng, âu yếm
C. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch/ Chè thiếu đường nên không ngọt
Câu 10: Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “kêu” trong câu: Chúng kêu líu ríu đủ thứ
giọng.
.........................................................................................................................................

Câu 11: Xác định cấu tạo ngữ pháp (TN, CN – VN) của câu sau:
Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại.
Trạng ngữ:......................................................................................................................
Chủ ngữ: ........................................................................................................................
Vị ngữ: ...........................................................................................................................
Câu12: Em hãy viết một câu có sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến.
......................................................................................................................................
3. Đọc thầm bài tập đọc sâu và trả lời các câu hỏi:

CHÚ LỪA THÔNG MINH


Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác
ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta
vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.
Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã
già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này
đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi
bị đau khổ dai dẳng.
Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào
thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò
mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn
đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.
Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối
cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.
(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)

Dựa vào nội dung bài “ Chú lừa thông minh” (Khoanh tròn vào trước ý đúng và
thực hiện các bài tập theo yêu cầu)
Câu 1: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì?
A. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng.
B. Bác đến bên giếng nhìn nó.
C. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên.
D. Bác ta lấy đất lấp giếng
Câu 2: Khi không cứu được chú lừa, bác nông dân gọi hàng xóm đến để làm gì?
A. Nhờ hàng xóm cùng cứu giúp chú lừa.
B. Nhờ hàng xóm cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống chú lừa.
C. Cùng với hàng xóm đứng nhìn chú lừa sắp chết.
D. Nhờ hàng xóm làm thịt chú lừa
Câu 3: Khi mọi người xúc đất lấp giếng, bác nông dân thấy chú lừa đã làm gì để tự cứu
mình?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của lừa ?
A. Nhút nhát, sợ chết.
B. Bình tĩnh, thông minh.
C. Nóng vội, dũng cảm.
D. Hiền lành, yếu đuối
Câu 5: Vì sao bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng ?
A.Vì lừa không nghe lời
B.Vì lừa đã chết
C.Vì lừa đã già, không đáng phải tốn công.
D.Vì lừa kêu be be thảm thương.
Câu 6: Qua câu chuyện trên các em học tập được điều gì ở chú lừa?
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Câu 7: “Hạnh phúc” nghĩa là gì?
A.Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên.
B.Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
C.Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc.
D.Cảm giác lo lắng, bồn chồn.
Câu 8: Câu chuyện “Chú lừa thông minh” muốn nói lên điều gì?
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Câu 9: Tiếng “lừa” trong các từ “con lừa” và “lừa gạt” có quan hệ:
A. Đồng âm
B. Đồng nghĩa
C. Nhiều nghĩa
D. Trái nghĩa
Câu 10: Em hãy đặt một câu có cặp quan hệ từ chỉ: nguyên nhân - kết quả
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
4. Đọc thầm bài tập đọc sau và trả lời câu hỏi:
NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN
Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc
hết sách dành cho người lớn như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Những trang sách của các bậc tiền
bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.
Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách từ
cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và
bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc
quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy
văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình.
Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để từ
đó hình thành tình yêu Tổ quốc.
Trần Viết Lưu
Câu 1: Cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn là:
A. “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. B. Truyện Kiều
C. Tam quốc diễn nghĩa D. Quốc âm thi tập
Câu 2: Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học
A. Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn.
B. Những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn
Sinh Cung biết phải làm gì.
C. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã
đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ Thư”, “Ngũ kinh”
D. Cung thường mượn sách về nhà đọc.
Câu 3. Cậu bé Nguyễn Sinh Cung trong bài văn này là ai?
………………………………………………………………………………………………
Câu 4. Ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh Cung còn học ở đâu?
A. Học từ cuộc sống thiên nhiên.
B. Học từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương.
C. Học từ người thân như bố, mẹ…
D. Học từ bạn bè cùng trang lứa.
Câu 5. Nhờ đâu mà Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều?
A. Nguyễn Sinh Cung nhờ cha mẹ giúp đỡ
B. Nhờ vào sự giúp đỡ của thầy cô
C. Nhờ vào sự chăm chỉ, rèn luyện và đọc những trang sách của các bậc tiền bối
D. Nhờ vào sự giúp đỡ của anh chị
Câu 6. Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, Nguyễn Sinh
Cung đã tự răn mình điều gì ?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 7. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa?
A. lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông
B. vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh
C. bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát
D. mênh mông, bao la, bát ngát, lóng lánh
Câu 8. Qua bài văn trên, em học tập được điều gì ở cậu bé “Làng Sen”
Viết câu trả lời của em:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 9. Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc?
A. Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy
B. Tết đến, hàng bán rất chạy
C. Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa
D. Đồng hồ chạy rất đúng giờ
Câu 10. Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ điều kiện – kết quả.

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

5. Đọc thầm bài “Chuỗi ngọc lam” SGK Tiếng Việt tập 1 trang 144,145
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và trả lời các câu hỏi
Câu 1: Bài Chuỗi ngọc lam thuộc chủ điểm nào?
A. Con người với thiên nhiên.
B. Giữ lấy màu xanh.
C. Vì hạnh phúc con người.
D. Cánh chim hoà bình.
Câu 2. Cô bé mua chuỗi ngọc lam để làm gì?
A. Để tặng chị nhân lễ Nô-en
B. Để tặng cô giáo nhân lễ Nô-en
C. Để tặng mẹ nhân lễ Nô-en
D. Để tặng bà nhân lễ Nô-en
Câu 3. Cô bé Gioan lấy tiền ở đâu để mua chuỗi ngọc?
................................................................................................................................................
Câu 4. Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làn gì?
A. Để trả lại chuỗi ngọc lam cho Pi- e.
B. Để vạch trần việc cô bé Gioan đã ăn trộm chuỗi ngọc lam của Pi- e
C. Để mua chuỗi ngọc lam dành tặng em gái.
D. Để hỏi Pi- e về chuỗi ngọc: Chuỗi ngọc lam này có phải của tiệm không? Có phải
ngọc thật không? Đã bán cho ai? Giá bao nhiêu?
Câu 5. Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
A. Vì chuỗi ngọc trị giá thấp nhưng em trả giá rất cao
B. Vì em trả bằng toàn bộ số tiền mình có
C. Vì cô bé thực sự đã mang rất nhiều tiền đến để mua chuỗi ngọc.
D. Vì em đã trả đúng số tiền giá trị của chuỗi ngọc.
Câu 6. Em hãy điền tên các nhân vật trong bài đọc trên?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 7. Từ Tổ quốc đồng nghĩa với từ nào sau đây?
A.Quê hương. B. Đất nước. C. Quê hương, đất nước. D. làng xóm
Câu 8. Em có suy nghĩ gì về các nhân vật trong câu chuyện này?
........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 9. Trong câu: “Vì Lan không chăm học nên bạn bị điểm kém.”.Cặp quan hệ từ vì…nên
biểu thị mối quan hệ:
A. Biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả.
B.Biểu thị quan hệ tương phản.
C. Biểu thị quan hệ điều kiện - kết quả.
D. Biểu thị quan hệ tăng tiến.
Câu 10. Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong câu sau:
- Bác ta quyết định lấp giếng chôn sống lừa để tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
II. TẬP LÀM VĂN:
Đề 1: Em hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em….) của em.
Đề 2: Hãy viết bài văn tả về người mà em yêu quý và thể hiện tình cảm của em với
người đó.
Đề 3: Em hãy tả một người thân của em.
Đề 4: Tả một người bạn mà em yêu qúy.

You might also like