You are on page 1of 9

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2020 − 2021

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn kiểm tra: VẬT LÝ 7 NÂNG CAO


Thời gian: 75 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ SỐ 5

Họ tên học sinh: ………………………………………. Lớp: …………. Điểm


Lưu ý : Học sinh được phép sử dụng máy tính cầm tay
Đề thi có tổng cộng: 60 câu Kết Quả: .............../ 60

TRẮC NGHIỆM
( Học sinh khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng )
Câu 1: Mắt ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng
A. truyền đến vật đó. B. từ vật đó truyền đến mắt ta.
C. từ mắt ta truyền đến vật đó. D. chiếu vào vật đó.
Câu 2: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được tia phản xạ tạo với pháp tuyến một góc
400. Góc tới có giá trị nào sau đây?
A. 200. B. 300. C. 400. D. 500.
Câu 3: Ảnh của một vật đặt sát gương cầu lõm
A. hứng được trên màn chắn. B. nhỏ hơn vật.
C. đối xứng với vật qua gương. D. lớn hơn vật.
Câu 4: Khi thổi sáo thì bộ phận nào dao động phát ra âm?
A. Ngón tay. B. Không khí trong ống sáo. C. Miệng. D. Lỗ sáo.
Câu 5: Trong các giá trị về độ to của âm sau đây, giá trị nào ứng với tiếng nói chuyện bình thường?
A. 40 dB. B. 60 dB. C. 120 dB. D. 130 dB.
Câu 6: Âm không truyền được qua môi trường
A. rắn. B. lỏng C. khí. D. chân không.
Câu 7: Vật nào dưới đay không phải là nguồn sáng?
A. Bóng đèn điện đang sáng B. Bức tranh dưới ánh đèn
C. Ngọn nến đang cháy D. Mặt trời
Câu 8: Vật nào dưới đây không được gọi là nguồn âm?
A. Dây đàn dao động. B. Mặt trống dao động.

1
C. Chiếc sáo đang để trên bàn. D. Âm thoa dao động.
Câu 9: Độ to của âm được đo bằng đơn vị:
A. Héc(Hz). B. Đề-xi-ben(dB) C. Niutơn(N) D. Mét(m)
Câu 10: Một vật AB đặt trước gương phẳng và cách ảnh một khoảng 20cm. Di chuyển vật AB lại gần
gương thêm một đoạn 5cm. Ảnh A'B' của AB sẽ cách AB một khoảng?
A. 5cm B. 10cm C. 20cm D. 30cm
Câu 11: Chiếu một chùm sáng song song lên gương cầu lồi, thu được chùm sáng phản xạ là:
A. Song song B.Hội tụ C. Phân kỳ D. Không truyền theo đường thẳng
Câu 12: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt.
Mặt gương B. Miếng xốp C. Tấm gỗ D. Đệm cao su
Câu 13: Vật phát ra âm thấp khi:
A. Vật dao động mạnh hơn. B. Tần số dao động nhỏ hơn
C. Vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn D. Tần số dao động lớn hơn
Câu 14: Môi trường truyền được âm thanh lẫn ánh sáng là:
A. Bê tông B. Tấm kính. C. Khoảng chân không D. Cửa gỗ
Câu 15: Một cánh quạt quay với tần số f= 120Hz người ta nghe thấy tiếng rít. Để không nghe thấy
tiếng rít thì sẽ thay đổi tần số của quạt như thế nào ?
Tăng tần số của quạt đến 20000Hz
Giảm tần số của quạt nhỏ hơn 20Hz
Giữ nguyên tần số, thay đổi diện tích bề mặt của cánh quạt
Các đáp án trên đều sai
Câu 16: Chiếu một tia sáng đến bề mặt một gương phẳng nằm ngang sao cho góc hợp bởi tia tới và
pháp tuyến bằng ½ góc hợp bởi tia tới và mặt gương. Hỏi góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ bằng bao
nhiêu?
60 B. 90 C.120 D.150
Câu 17: Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:
A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra.
B. Âm trực tiếp đến sau âm phản xạ thời gian ngắn nhất 1/15 giây.
C. Âm phát ra và âm phản xạ đến tay ta cùng một lúc.
D. Âm phản xạ đến sau âm trực tiếp thời gian ngắn nhất 1/15 giây.

2
Câu 18: Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?
A. Âm phát ra đến tai cùng lúc với âm phản xạ.
B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai.
D. Cả ba trường hợp trên
Câu 19: Trong những vật sau đây: Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương, tấm kim loại, áo len, cao su
xốp, mặt đá hoa, tường gạch. Vật phản xạ âm tốt là:
A. Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương. B. Tấm kim loại, áo len, cao su.
C. Mặt gương, tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch. D. Tấm kim loại, mặt đá hoa, cao su
Câu 20: Có một đường cao tốc vừa mới được xây dựng gần một trường học. Hàng ngày học sinh
phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, vì điều kiện chưa đổi được trường về vị trí khác nên người ta đã có
những phương án để chống lại những tiếng ồn đó như sau. Phương pháp nào là tốt nhất?
A. Xây tường chắn để ngăn cách.
B. Thay hệ thống cửa bằng cửa kính và đóng lại khi cần.
C. Trang bị cho mỗi học sinh một mũ chống ồn để bịt tai.
D. Che cửa bằng các màn vải.
Câu 21: Câu nào sau đây là sai?
A. Tiếng ồn to, kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người thì gọi là ô
nhiễm tiếng ồn.
B. Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta phải giảm độ to của âm thanh đến tai người nghe.
C. Để chống ô nhiễm tiếng ồn thì phải dùng vật liệu cách âm để không cho tiếng ồn lọt vào tai.
D. Những âm thanh có tần số lớn thường gây ô nhiễm tiếng ồn.
Câu 22: Trường hợp nào sau đây là có ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng còi ô tô, còi tàu hỏa nghe thấy khi đi trên đường.
B. Âm thanh phát ra từ loa ở buổi hòa nhạc, ca nhạc.
C. Tiếng nô đùa của học sinh trong giờ ra chơi.
D. Tiếng máy cày cày trên ruộng khi gần lớp học.
Câu 23: Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Tờ giấy trắng. B. Mặt trời.
C. Tia sét. D. Ngọn đèn đang sáng.

3
Câu 24: Hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng đen của Trái Đất gọi là:
A. Nhật thực. B. Nguyệt thực. C. Siêu trăng máu D. Nhật nguyệt
Câu 25: Ánh sáng truyền theo đường thẳng trong:
A. Môi trường trong suốt không đồng tính.
B. Môi trường trong suốt và đồng tính.
C. Môi trường không trong suốt và không đồng tính.
D. Môi trường không trong suốt và đồng tính.
Câu 26: Trong một thí nghiệm, người ta đo được góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến của mặt
gương bằng 200. Tìm giá trị góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ?
A. 200 B. 300 C. 400 D. 600
Câu 27: Một vật AB cao 2cm và đặt cách gương 4cm. Hỏi ảnh A’B’ (là ảnh của vật AB qua gương)
sẽ cách vật AB bao:
A. 1cm B. 2cm C. 4cm D. 8cm
Câu 28: Để quan sát được vùng ở phía sau rộng hơn thì người ta dùng gương gì làm gương chiếu
hậu?
A. Gương phẳng. B. Gương cầu lồi.
C. gương cầu lõm. D. Cả 3 gương trên đều như nhau.
Câu 29: Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chùm sáng song song gồm các tia sáng
………. trên đường truyền của chúng
A. Không hướng vào nhau B. Cắt nhau
C. Không giao nhau D. Rời xa nhau ra
Câu 30: Trong một môi trường trong suốt nhưng không đồng đều thì ánh sáng:
A. Luôn truyền theo đường thẳng B. Luôn truyền theo một đường cong
C. Luôn truyền theo đường gấp khúc
D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc
Câu 31: Chọn câu trả lời sai. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật
A. Không cho ánh sáng truyền qua
B. Khi truyền đến nó ánh sáng bị hấp thụ hoặc là hắt lại hết
C. Cản đường truyền đi của ánh sáng D. Cho ánh sáng truyền qua
Câu 32: Hiện tượng nhật thực là hiện tượng hình thành bóng đen trên:
A. Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời
B. Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời

4
C. Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trăng
D. Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời
Câu 33: Trường hợp nào dưới đây không thể coi là một gương phẳng?
A. Mặt kính trên bàn gỗ B. Mặt nước trong phẳng lặng
C. Màn hình phẳng ti vi D. Tấm lịch treo tường
Câu 34: Loại cửa kính có hai lớp kính có khả năng cách âm tốt hơn rất nhiều so với loại cửa
kính chỉ có một lớp kính. Tại sao?
A. Vì hai lớp thì dày hơn một lớp nên âm khó truyền qua hơn
B. Vì kính hai lớp có chất lượng tốt hơn
C. Vì giữa hai lớp kính có lớp không khí nên cách âm tốt hơn
D. Vì cửa một lớp thường xuyên đóng mở nên khả năng cách âm kém hơn
Câu 35: Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i’ = 45o. Góc tọ bởi tia tới và
tia phản xạ là:
A. 22,5o B. 45o C. 60o D. 90o
Câu 36: Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 30o thì tia phản xạ hợp với tia tới một
góc:
A. 30o B. 60o C. 90o D. 120o
Câu 37: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 60o. Hỏi góc tới có giá trị bao
nhiêu?
A. 90o B. 60o C. 45o D. 30o
Câu 38: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 2,5m. Hỏi người đó
cách gương bao nhiêu?
A. 5m B. 1,25m C. 2,5m D. 1,6m
Câu 39: Khi cho mắt và gương cầu lõm tiến lại gần nhau thì vùng quan sát:
A. Mở rộng ra
B. Thu hẹp lại
C. Không đổi
D. Mở rộng hay thu hẹp lại phụ thuộc vào số lượng vật trước gương nhiều hay ít
Câu 40: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là

5
A. ảnh ảo, hứng được trên màn chắn B. ảnh ảo mắt không thấy được
C. ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn D. một vật sáng
Câu 41: Câu nào sau đây là đúng khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi
A. ảnh bằng vật B. ảnh lớn hơn vật C. ảnh bé hơn vật D. không xác định
Câu 42 Đặt một viên phấn thẳng đứng ở gần mặt phản xạ của một gương cầu lõm. Nhìn vào
gương ta thấy ảnh của viên phấn trong gương. Hỏi phát biểu nào dưới đây sai?
A. ảnh của viên phấn không hứng được trên màn chắn
B. ảnh trong gương là không trực tiếp sờ nắn được
C. ảnh viên phấn trong gương hứng được trên màn chắn
D. có thể dùng máy ảnh để chụp hình viên phấn ở trong gương
Câu 43: Không dùng gương cầu lõm để quan sát những vật ở phía sau xe ôtô, xe máy vì:
A. ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật
B. gương cầu lõm hội tụ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào người lái xe
C. vùng quan sát được trong gương cầu lõm nhỏ hơn so với gương cầu lổi
D. gương cầu lõm chỉ tạo ra ảnh ảo đối với những vật ở gần gương
Câu 44: Hai vật A, B có chiều cao như nhau, A đặt trước gương phẳng, B đặt trước tấm kính. So
sánh độ cao của hai ảnh A’ và B’?
A. ảnh A’ cao hơn ảnh B’
B. ảnh B’ cao hơn ảnh A’
C. hai ảnh cao bằng nhau
D. không xác định được vì độ cao của ảnh còn phụ thuộc vào vị trí đặt vật
Câu 45: Chọn câu trả lời sai. Định luật truyền thẳng của ánh sáng được vận dụng để giải thích
các hiện tượng
A. sự tạo thành vùng bóng tối và vùng bóng nửa tối
B. sự tạo thành bóng tối và bóng nửa tối
C. nhật thực và nguyệt thực
D. sự tạo thành cầu vồng
Câu 46: Gương có tác dụng biến đổi một chùm tia tới hội tụ thành chùm tia phản xạ song song
gương gì?

6
A. Gương phẳng B. Gương cầu lồi C. Gương cầu lõm D. Cả ba loại gương
Câu 47: Ảnh của một ngọn nến (đặt sát gương cầu lõm) nhìn thấy trong một gương cầu lõm treo
thẳng đứng là ảnh gì, có đặc điểm như hế nào?
A. ảnh ảo, lớn hơn vật B. ảnh thật, ngược chiều vật
C. ảnh ảo, nhỏ hơn vật D. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
Câu 48: Chọn câu sai:
A. Môi trường rắn, lỏng truyền được âm.
C. Để âm truyền được nhất định phải có môi trường.
B. Môi trường không khí và chân không không truyền được âm.
D. Thép truyền âm tốt hơn gỗ.
Câu 49: Âm không thể truyền được trong môi trường nào?
A. Không khí B. Tường bê tông
C. Chân không D. Nước biển
Câu 50: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn ?
A.Tiếng sấm rền.
B. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy.
C. Tiếng sóng biển ầm ầm.
D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.
Câu 51 : Chọn đáp án đúng:
A. Khi đánh trống, gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát để mặt trống có thể dao động
ngay và tạo ra âm thanh
B. Khi đánh trống, ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát để mặt trống không
bị hỏng
C. Khi đánh trống, ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát để mặt trống ít bị
rung
D. Khi đánh trống, ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát để mặt trống ít rung
mạnh hơn
Câu 52: Người ta chọn kim loại có tính đàn hồi tốt để làm âm thoa vì:
A. Làm cho âm thoa đẹp hơn B. Làm cho âm thao cứng hơn

7
C. Làm cho âm thoa có thể dao động lâu hơn D. Làm cho âm thoa ít dao động hơn
Câu 53 : Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra
tiếng sấm?
A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm
B. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây ra tiếng
sấm
C. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm
D. Cả ba lí do trên
Câu 54: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz. Một vật khác dao động với chu kì 0.01
giây. Thời gian để vật thứ nhất thực hiện được số dao dộng gấp đôi số dao động của vật thứ 2
thực hiện được trong 2 giây là:
A. 2,5s B. 4s C. 5s D. 0,25s
Câu 55: Chọn câu trả lời đúng: Bật quạt số (1) Quyên nghe iếng gió vi vu. Bật số (2) bạn nghe
tiếng gió lớn hơn, bật tiếp số (3) bạn nghe tiếng gió lớn nhất. Quyên khẳng định khi bật số (3)
cánh quạt quay nhanh nhất. Theo em đúng hay sai?
A. Đúng, vì lúc đó âm phát ra lớn nhất chứng tỏ không khí bị dao động mạnh nhất hay quạt quay
nhanh nhất
B. Đúng, vì số (3) bao giờ cũng lớn hơn số (1)
C. Sai, vì tùy theo sự quy định của nhà sản xuất
D. Cả ba câu trên đều sai
Câu 56: Hãy sắp xếp độ to của âm theo thứ tự giảm dần?
A. Tiếng động cơ phản lực, tiếng ồn rất to ngoài phố, tiếng nói chuyện bình thường, tiếng sét.
B. Tiếng động cơ phản lực, tiếng sét, tiếng ồn rất to ngoài phố, tiếng nói chuyện bình thường.
C. Tiếng sét, tiếng động cơ phản lực, tiếng ồn rất to ngoài phố, tiếng nói chuyện bình thường.
D. Tiếng sét, tiếng động cơ phản lực, tiếng nói chuyện bình thường, tiếng ồn rất to ngoài phố.
Câu 57 Một người gõ mạnh búa xuống đường ray xe lửa tại điểm A làm âm thanh truyền đến
điểm B cách A là 3050m.Biết một người bên đầu B khi áp tai xuống đường ray thì nghe được 2
tiếng gõ cách nhau 8.74 giây. Hỏi thời gian truyền âm trong đường ray từ A đến B hết bao lâu,
biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330m/s?
A. 0,3s B. 0,5s C. 2,4s D. 1,2s

8
Câu 58 Vân và Trang bày một trò chơi, hai bạn nói chuyện với nhau qua một ống dài 268m.
Trang nghe thấy âm thanh từ Vân, một lúc sau lại nghe thấy từ đó một lần nữa. Khoảng thời gian
giữa hai lần Trang nghe được từ đó là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là
340m/s và vận tốc truyền âm trong ống là 2680m/s.
A. 0,69s B. 0,98s C. 1,02s D. 1,56s
Câu 59 Một con tàu thám hiểm trên mặt biển phát ra siêu âm mất 1,5 giây sau mới nhận được
siêu âm phản xạ. Hỏi độ sâu của đáy biển là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm của nước biển là
1500m/s.
A. 1500m B. 1125m C. 2250m D. Một giá trị khác
Câu 60: Một tia sáng đi hợp với phương thẳng đứng một góc 25 độ. Đặt một gương phẳng sao cho
tia phản xạ đi chếch sang bên phải hợp với phương thẳng đứng một góc 35 độ. Hãy xác định góc hợp
bởi gương và mặt phẳng nằm ngang ở trường hợp trên ?
A.50 B. 150 C. 250 D.350

-----HẾT-----
Đề thi tổng cộng có : 9 trang

- Học sinh không được sử dụng tài liệu.


- Giám thị không giải thích gì thêm.

You might also like