You are on page 1of 7

I.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ - MÔN NGỮ VĂN 10


*Lưu ý: Phần Viết có 1 câu bao hàm cả 4 mức độ nhận thức

Tổng
Mức độ nhận thức Tổng

Nội dung/
TT Kĩ năng
Đơn vị kiến thức
Vận dụng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao
thấp

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

Thơ Đường luật


(ngữ liệu ngoài 4 0 3 1 0 1 0 1 10 60
1 ĐỌC sách giáo khoa)

Tỉ lệ 20% 15% 5% 10% 10% 60%

Viết văn bản nghị


luận văn học 1 1 40
2 VIẾT

Tỉ lệ % 10% 15% 10% 5% 40%

Tổng 10 25 20 15
100%
Tỉ lệ 30% 35% 20% 15% 100

Tỉ lệ chung 65% 35%

II. BẢNG ĐẶC TẢ


TT Kĩ Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận
năng thức/Kĩ thức
năng Vận
Nhận Thông Vận
dụng
biết hiểu Dụng
cao
1 1. Đọc 1.Thơ 4 câu 3 câu 1 câu 1câu
hiểu Đường TN TN TL TL
luật(ngữ 1 câu
liệu ngoài TL
sgk)

Nhận biết:
- Nhận biết được nhân vật trữ tình
trong bài thơ, biện pháp tu từ, loại
từ, từ ngữ, thể loại của bài thơ
Thông hiểu:
- Hiểu được nội dung từng cặp câu
thơ; tác dụng của biện pháp tu từ
trong bài thơ
- Nêu được nội dung chính của bài
thơ
Vận dụng:
- Nhận xét được tâm trạng của nhân
vật trữ tình trong bài thơ
Vận dụng cao:
Đánh giá khái quát so sánh được
hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ
(XHPK) với người phụ nữ trong XH
hiện nay bằng đoạn văn ngắn.
3 Viết Viết văn 1câu
bản nghị TL
luận văn
học (về một
bài thơ trữ Nhận biết:
tình Đường - Nhận biết được luận đề, luận điểm,
luật) lí lẽ và dẫn chúng tiêu biểu trong bài
thơ.
- Xác định rõ được mục đích, đối
tượng nghị luận: tâm trạng, cuộc
đời, số phận bất hạnh của người phụ
nữ trong XHPK.
Thông hiểu:
- Triển khai vấn đề nghị luận thành
những luận điểm phù hợp.
- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để
tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận
điểm.
- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản
nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả,
ngữ pháp tiếng Việt.
Vận dụng:
- Đánh giá được giá trị nội dung,
nghệ thuật của bài thơ
Vận dụng cao:
- Sử dụng kết hợp các thao tác nghị
luận: phân tích, chứng minh, bình
luận....để tăng sức thuyết phục cho
bài viết.
- Liên hệ so sánh với các bài thơ
khác ( cùng chùm thơ Tự tình -
HXH hoặc các bài thơ có cùng đề
tài.

Tổng 4 4 1 2TL

Tỉ lệ % 30 35 20 15

Tỉ lệ chung 65 35
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ - MÔN NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC 2022-2023
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

Phần I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)


Đọc văn bản:
Tự tình (bài 3)
- Hồ Xuân Hương-
Chiếc bách  buồn vì phận nổi nênh,
(1)

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.


Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo(2) thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván(3) cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn(4) những tấp tênh.
 (Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
(1) Chiếc bách: chiếc thuyền.
(2) Lèo: dây buộc từ cánh buồm đến chỗ lái để điều khiển cho buồm hứng gió.
(3) Thăm ván: chỉ việc hỏi vợ. Xuất phát từ thành ngữ “thăm ván bán thuyền”- mới đi thăm
ván, định mua về đóng thuyền mới đã vội bán thuyền cũ đang dùng. Do đó,”thăm ván” ngụ
ý là “có mới”, ý chỉ việc hỏi vợ.
(4) Ôm đàn: chỉ việc lấy chồng. Cổ thi có câu “Bất bả tì bà quá biệt thuyền” (Không ôm đàn
tì bà sang thuyền người khác) ý nói không chịu lấy chồng khác.
*Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong bài thơ trên?
A.Miêu tả.
B.Biểu cảm.
C.Tự sự.
D.Nghị luận.
Câu 2. Câu thơ: “Chiếc bách buồn về phận nổi nênh” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Đảo ngữ.
B. Nhân hóa.
C. So sánh.
D. Ẩn dụ, nhân hóa.
Câu 3. Những từ láy tượng hình được sử dụng trong bài thơ là:
A. Nổi nênh, lênh đênh, bập bềnh, tấp tênh
B. Nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, bập bềnh, tấp tênh, lai láng
C. Nổi nênh, lênh đênh, bập bềnh.
D. Nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, bập bềnh, tấp tênh,
Câu 4: Thể loại của bài thơ Tự tình (bài 3) là:
A. Bài thơ Nôm Đường luật tứ tuyệt
B. Bài thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn viết bằng chữ Hán
C. Bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú viết bằng chữ Hán
D. Bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú
Câu 5: Nội dung của 2 câu thơ sau được hiểu như thế nào?
“Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng, 
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh”.
A. Nỗi cô đơn, buồn tủi và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.
B. Tâm hồn người phụ nữ vẫn dạt dào tình nghĩa mà sóng gió cuộc đời luôn bủa vây
C.Sự bất lực, buông xuôi phó mặc cho số phận của người phụ nữ
D.Sự đau khổ, chỉ còn biết cam lòng, ôm nỗi đau vào lòng của người phụ nữ
Câu 6. Qua bài thơ “Tự tình (bài 3 ), nữ sĩ Hồ Xuân Hương bộc lộ khát vọng gì ?
A. Khát vọng về tình duyên hạnh phúc.
B. Khát vọng về cuộc sống tự do.
C. Khát vọng được đi đây đó như con thuyền.
D. Khát vọng công danh, sự nghiệp
Câu 7. Câu nào sau đây nêu đúng nội dung chính của bài thơ.
A. Bài thơ thể hiện tâm trang đau buồn của người phụ nữ trước hiện thực xã hội
B. Bài thơ thể hiện tiếng nói đồng cảm với thân phận người chinh phụ chịu cảnh chồng
chinh chiến nơi biên ải xa xôi
C. Bài thơ khắc hoạ hình ảnh người phụ nữ “hồng nhan bạc phận” đường tình duyên không
trọn vẹn, quá lứa lỡ thì nhưng luôn khao khát có một niềm sung sướng bình dị, đời thường
D. Bài thơ thể hiện sự đối lập xót xa giữa cảnh sống tồi tàn, lạnh lẽo với cuộc sống xa hoa
tráng lệ, giữa quá khứ, mơ ước với hiện tại nghiệt ngã; sự phản kháng mãnh liệt đòi quyền
sống, quyền hạnh phúc
*Trả lời các câu hỏi:
Câu 8. Nêu tác dụng của nghệ thuật đối trong hai câu thơ:
“Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.”
Câu 9. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ .
Câu 10. Từ cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài thơ, em hãy liên hệ so sánh với hình
ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay.(viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu.)
Phần II. VIẾT (4.0 điểm)
Cảm nhận của anh /chị về bài thơ Tự tình (bài 3) của Hồ Xuân Hương.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ
MÔN NGỮ VĂN 10 - NĂM HỌC 2022-2023
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6.0
1 B 0.5
2 D 0.5
3 C 0.5
4 D 0.5
5 B 0.5
6 A 0.5
7 C 0.5
8 - Phép đối: Cầm lái >< Dong lèo; mặc ai >< thây kẻ; lăm đỗ bến >< rắp 0.5
xuôi ghềnh (0,25)
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh tâm trạng chán chường, ngao ngán đến mức buông xuôi phó
mặc cho số phận của người phụ nữ (0,5)
+ Tạo sự hài hòa, đăng đối cho lời thơ; tăng giá trị biểu đạt...(0,25)
9 - Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ:  1.0
+ Vừa đau buồn, ngao ngán trước éo le, sóng gió cuộc đời; vừa muốn
gắng gượng vươn lên vừa như cam chịu chấp nhận số phận. (0,5)
+ Đằng sau tâm trạng bi kịch ấy là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
của nữ sĩ và cũng là tiếng lòng chung của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến.(0,5)
10 - Hs cảm nêu nhận về nhân vật trữ tình trong bài thơ và so sánh với người 1.0
phụ nữ trong XH hiện nay: có thể theo hướng sau
Nhân vật trữ tình trong bài thơ: người phụ nữ có cuộc đời, số phận bất
hạnh do những hà khắc của XHPK. (0,5)
Khác với người phụ nữ trong xã hội hiện nay: được tự do, bình đẳng,
được yêu thương che chở... (0,5)
II VIẾT 4.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.5
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái
quát được vấn đề
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0.5
Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tự tình (bài 3)..
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0
HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng
để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Nội dung:
- Nhà thơ mượn hình ảnh chiếc bách (chiếc thuyền) nhỏ bé lênh đênh
giữa dòng nước để bộc lộ tâm trạng cô đơn, buồn rầu, chán nản, đôi khi
bất lực, muốn buông xuôi trước cuộc đời số phận chìm nổi, bấp bênh, tình
duyên lận đận nhièu sóng gió..., của mình cũng là của người phụ nữ trong
xã hội xưa.
- Bài thơ là sự cảm thông chia sẻ , trân trọng yêu thương người phụ nữ
dù tình duyên lận đận nhưng không ngừng khát khao hạnh phúc, đồng
thời cũng phê phán, lên án XHPK bất công và hà khắc với họ.
* Nghệ thuật
- Hình ảnh ẩn dụ (chiếc bách); thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; gieo
vần chân, độc vận; các từ láy; đối; ngôn ngữ mộc mạc giản dị gần
gũi.,..góp phần làm nổi bật nét đặc sắc trong thơ HXH, thể hiện tài năng
nghệ thuật của “Bà chúa thơ Nôm”
d. Chính tả, ngữ pháp 0.5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn 0.5
đạt mới mẻ.
Tổng điểm 10.0

* Lưu ý: GK chấm linh hoạt, khuyến khích những bài viết sáng tạo, nội dung có thể không
trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng văn phong sáng rõ, lập luận có tính thuyết phục..

You might also like