You are on page 1of 5

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Khái niệm về bệnh


 Một số khái niệm trong lịch sử
 Thời nguyên thủy
- Giải thích bệnh tật bằng thần quyền
- Bệnh là sự trừng phạt của đấng siêu linh với con người
- Chữa bệnh bằng lễ vật, nghi thức, cầu xin
 Thời cổ đại
- Trung Quốc cổ đại
Vũ trụ là vạn vật đều do hai lực “âm, dương” và 5 lực ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)
Con người phụ thuộc và tình trạng cân bằng giữa 2 lực và ngũ hành
 Bệnh xuất hiện khi có rối loạn âm dương, có thay đổi quy luật tương sinh khắc của ngũ hành
- Hy Lạp và La Mã cổ đại
Sự cân bằng của 4 nguyên tố với bốn tính chất khác nhau Thổ (khô), Khí (ẩm), Hỏa (nóng), Thủy
(lạnh) hay 4 dịch “máu đỏ, máu đen, mật vàng và niêm dịch)
 Mất cân bằng sinh ra bệnh
 Cách chữa là điều chỉnh lại, bổ sung cái thiếu và yếu, loại bỏ cái mạnh và thừa
 Khái niệm bệnh là mất cân bằng nội môi còn được phát triển trong thời kỳ cận đại và hiện đại
- Ai Cập cổ đại
Thuyết Pneuma (sinh khí): sự sống là do chất khí, chất khí dơ bẩn sẽ sinh bệnh
- Ấn Độ cổ đại
Theo Triết học Phật giáo, xác vô tri, linh hồn là vận động
Mỗi kiếp trải qua 4 gđ: sinh,lão, bệnh, tử
Bệnh là sự đấu tranh của linh hồn duy trì sự vận động bình thường của thể xác
 Thời trung cổ và phục hưng
- Trung cổ: bệnh là sự trừng phạt của Chúa đối với tội lỗi của con người, không coi trọng chữa bệnh
bằng thuốc, thay bằng cầu xin
Paracecius: 3 chất nối người và vũ trụ
Lưu huỳnh cháy  sức mạnh linh hồn
Thủy ngân  trí tuệ
Muối  vật chất
 Bệnh là rối loạn cân bằng 3 chất này
- Thời phục hưng
Ra đời của GP (Andre Vesali mổ xác chết), sinh lý học (M.Servitus: tiểu tuần hoàn; W.Harvey: tuần
hoàn máu)
Thuyết cơ học (Descartes) cơ thể người như bộ máy  đơn giản quá mức
Thuyết hóa học: hậu quả rối loạn cân bằng hóa học trong cơ thể (enz, dịch dạ dày, mật và tụy 
theo dõi acid và base)
Thuyết lực sống sinh vật: có những hoạt động sống và không bị thối rửa nhờ lực Vitalism trong cơ
thể. Lực sống chi phối sức khỏe và bệnh tật bằng lượng chất của nó
Thế kỷ XVII  linh hồn gọi là “anima” là sức mạnh bảo vệ ngăn cơ thể thối rửa
Theo Hoffmann  linh hồn duy trì cơ thể cân bằng là sức khỏe và bệnh là sự thiếu hụt hoặc tình
trạng thừa chất liệu sống đó
 Thế kỷ XVIII – XIX
- Thuyết bệnh lý tế bào: bệnh là do các tb bị tổn thương hoặc tb tuy lành mạnh nhưng thay đổi về số
lượng, vị trí và thời điểm xuất hiện
- Thuyết rối loạn hằng định nội môi (Claude Bernard): giữa nội môi và ngoại cảnh có mối quan hệ khăn
khít, nhưng ngoại cảnh luôn thay đổi  cơ thể để giữ môi trường nội môi không thay đổi thì cần
hàng loạt chức năng bảo vệ, điều hòa
 Bệnh và chết chỉ là rối loạn hoặc tan vỡ cơ chế đó
 Thế kỷ XX (thế kỷ của cuộc CM KH-KT)
- Sigmund Freud: bệnh chỉ là sp của sự chèn ép ý thức trên tiềm thức của một xung đột tâm lý
- Fichte và Hegel: ý thức con người luôn luôn được tổng hợp không ngừng qua những kinh nghiệm
sống
- Trường phái Nga: công trình của Setchenov Botkin và đặc biệt Pavlov  thuyết thần kinh của bệnh
 Theo thuyết này, nội môi và ngoại cảnh là một khối thống nhất, hoạt động TK đặc biệt của
thần kinh cao cấp đóng vai trò quyết định về khả năng thích ứng của cơ thể
 “Bệnh là do rối loạn hoạt động phản xạ của hệ thần kinh, rối loạn mối tương quan giữa các
khu vực khác nhau của hệ TK là cơ chế phát triển của bệnh
- Nửa cuối TK XX: vai trò quan trọng của receptor khác nhau trên bề mặt các tb TK
 Quan niệm về bệnh hiện nay
 Quan niệm về sức khỏe
- WHO (1946): sức khỏe là tình trạng thoải mái về tinh thần, thể chất và giao tiếp xã hội chứ không
phải là tình trạng vô bệnh, vô tật
- Các nhà y học: sức khỏe là tình trạng lành lặn của cơ thể về cấu trúc và chức năng, cũng như khả
năng điều hòa giữ cân bằng nội môi, phù hợp và thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh
- Ngoài ra
 Bệnh là tình trạng tổn thương hoặc rối loạn về cấu trúc và chức năng dẫn tới mất cân bằng nội
môi làm giảm khả năng thích nghi với ngoại cảnh
 Bệnh là sự rối loạn các hoạt động sống của cơ thể và mối tương quan với ngoại cảnh, dẫn đến
giảm khả năng lao động
 Bệnh là sự thay đổi về lượng và chất các hoạt động sống của cơ thể do tổn thương cấu trúc và
rối loạn chức năng gây ra, do tác hại từ môi trường hoặc bên trong cơ thể
 Những yếu tố cần lưu ý
- Bệnh – tổn thương, lệch lạc, rối loạn trong cấu trúc và chức năng
- Có nguyên nhân cụ thể
- Bệnh có tính chất một cân bằng mới
- Giảm khả năng thích nghi với ngoại cảnh
- Giảm khả năng lao động và hòa nhập xã hội
 Yếu tố xã hội và bệnh ở người
- Bệnh của người: do thay đổi môi trường sinh thái, nghề nghiệp, rối loạn hoạt động tâm thần, bệnh
phản vệ
- Bệnh do sự thay đổi tiến bộ xã hội: ở XH lạc hậu, nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng, chấn thương, tai
nạn, bệnh tim mạch, bệnh tuổi già
- Phân loại bệnh có thể dựa vào
 Cơ quan mắc bệnh
 Nguyên nhân
 Tuổi và giới
 Sinh thái, địa dư
 Bệnh dị ứng, bệnh tự miễn
 Các thời kỳ của bệnh: 4 thời kỳ
- Thời kỳ ủ bệnh
- Thời kỳ khởi phát
- Thời kỳ toàn phát
- Thời kỳ kết thúc
 Quá trình bệnh lý và trạng thái bệnh lý
- Quá trình bệnh lý: tập hợp các phản ứng tại chỗ và toàn thân với tác nhân gây bệnh, diễn biến theo
thời gian dài hay ngắn tùy vào mối tương quan giữa yếu tố gây bệnh và sức đề kháng
- Trạng thái bệnh lý: quá trình bệnh là nhưng diễn biến chậm chạp, là hậu quả của quá trình bệnh lý,
đôi khi trạng thái chuyển thành quá trình bệnh lý
2. Khái niệm về bệnh nguyên học
 Định nghĩa
- Bệnh nguyên học hay nguyên nhân bệnh học là môn khoa học nghiên cứu những nguyên nhân gây
bệnh và điều kiện phát sinh ra bệnh
- Phát hiện nguyên nhân gây bệnh là vấn đề cơ bản của y học
- Đối tượng nghiên cứu: nguyên nhân gây bệnh
 Một số quan niệm về bệnh trước đây
 Thuyết nguyên nhân đơn thuần
- VK là nguyên nhân gây mọi bệnh
- Bỏ qua những điều kiện khác thuận lợi cho sự phát sinh của bệnh
- Không chú ý đến cơ chế bảo vệ chống sự xâm nhập của yếu tố gây bệnh
 Thuyết điều kiện
- Bệnh là do kết quả tác động tổng hợp của một số điều kiện và những điều kiện này có thể gây bệnh
mà không cần nguyên nhân đặc hiệu
- Không phân biệt được nguyên nhân và điều kiện
- Không chỉ rõ vai trò của mỗi yếu tố trong quá trình gây bệnh  trở ngại trong phòng và điều trị
 Thuyết thể tạng
- Bệnh không phải từ ngoài mà chính do đặc điểm cơ thể, do thể tạng gây ra
- Quan niệm di truyền máy móc
- Chống lại việc vệ sinh phòng dịch, bảo vệ sức khỏe để ngăn ngừa bệnh tật
 Một số quan niệm về bệnh hiện nay
 Nguyên nhân và điều kiện
- Các yếu tố có hại, tác động lên cơ thể quyết định phát sinh bệnh và các đặc điểm của bệnh
- Các yếu tố đó phải đạt cường độ nhất định
- Nguyên nhân và những điều kiện nhất định gây nên một bệnh được gọi chung là những yếu tố gây
bệnh
 Sự hoán đổi
- Nguyên nhân có thể trở thành điều kiện
 Quy luật nhân quả trong bệnh nguyên học
- Mỗi bệnh đều có nguyên nhân nhất định gây ra và nguyên nhân có trước hậu quả
- Có nguyên nhân không nhất thiết sinh ra hậu quả khi không có điều kiện
- Hậu quả có thể do nhiều nguyên nhân
 Đáp ứng của cơ thể
- Tùy theo điều kiện bên ngoài hoặc bên trong
- Cùng một nguyên nhân nhưng điều kiện khác nhau có thể gây bệnh hoặc không
 Xếp loại bệnh nguyên
2 loại yếu tố: bên ngoài và bên trong
 Yếu tố bên ngoài
- Yếu tố cơ học: chấn thương
- Yếu tố vật lý
 Nhiệt độ
 Tia phóng xạ
 Dòng điện
- Yếu tố hóa học và độc chấtu
- Yếu tố sinh học: VK, virus, KST
 2 loại bệnh: bệnh truyền nhiễm và bệnh KST
- Yếu tố xã hội
 Yếu tố xã hội là bệnh nguyên: 3 loại
 Bệnh liên quan đặc điểm sinh học và thể tạng: cao huyết áp, dị ứng
 Bệnh liên quen hệ thần kinh cao cấp: tâm thần, suy nhược TK
 Bệnh liên quan yếu tố xã hội: bệnh nghề nghiệp, bệnh nhiễm xạ
 Yếu tố xã hội là điều kiện gây bệnh
 Liên quan trình độ vật chất xã hội: nhiễm trùng, suy dinh dưỡng, tim mạch, ung thư
 Liên quan đến tâm lý xã hội: hoang tưởng, mê tín, tự kỷ ám thị
 Liên quan đến trình độ tổ chức xã hội (lạc hậu hay hiện đại): nhiễm trùng, suy dd, ung thư,...
 Yếu tố bên trong
- Di truyền
- Thể trạng
3. Bệnh sinh
 Định nghĩa
- Bệnh sinh học là môn nghiên cứu những quy luật cơ bản của sự phát sinh, phát triển, diễn biến và
kết thúc của một quá trình bệnh lý hay gọi là cơ chế bệnh sinh
- Đối tượng: vai trò và ảnh hưởng của bệnh nguyên và đáp ứng của từng người với sự diễn biến của
bệnh
 Vai trò của bệnh nguyên trong quá trình bệnh sinh
- Cường độ tác dụng
- Thời gian tác dụng: phụ thuộc vào cường độ
- Vị trí tác dụng
- Đường lây lan: phụ thuộc vào tính chất của nguyên nhân và vị trị phát sinh bệnh
VD: E.coli vào đường tiêu hóa  ngộ độc
E.coli ngược dòng vào hệ tiết niệu  viêm nhiễm
 Ảnh hưởng của cơ thể tới quá trình phát sinh bệnh
- Phản ứng tính là đặc tính của cơ thể đáp ứng lại kích thích từng bên ngoài
- Phản ứng tính phụ thuộc: tuổi, giới, hệ TK, nội tiết, thể tạng và môi trường
 Cục bộ và toàn thân trong bệnh sinh
- Cục bộ: sức đề kháng tại chỗ tốt hơn nếu cơ thể khỏe mạnh, hệ MD tốt  loại bỏ yếu tố gây bệnh
nhanh hơn
- Tại chỗ ít nhiều gì đều ảnh hưởng đến toàn thân
 Diễn biến của bệnh nói chung
- Thời kỳ ủ bệnh
 Bắt đầu khi tác nhân gây bệnh xâm nhập  bắt đầu phát huy tác dụng phản ứng đầu tiên
 Rối loạn chưa thể hiện vì khả năng thích ứng của cơ thể còn mạnh
- Thời kỳ khởi phát
 Bắt đầu khi có những phản ứng đầu tiên  xuất hiện triệu chứng chủ yếu
 Nguyên nhân gây bệnh tác động mạnh, thích ứng giảm  tiền chứng
- Thời kỳ toàn phát
 Khi có triệu chứng rõ rệt  chuyển biến đặc biệt
 Rối loạn thấy rõ, triệu chứng điển hình
 Thời kỳ nặng nề nhất
- Thời kỳ kết thúc
 Triệu chứng giảm dần ròi mất hẳn hoặc tăng lên, rối loạn nghiêm trọng không hồi phục được
 Khỏi bệnh: hoàn toàn/không hoàn toàn
 Chuyển sang mạn tính
 Chuyển sang bệnh khác
- Chết
 Giai đoạn cuối cùng, cơ thể không thích nghi được với biến đổi
 Nguyên nhân
 Ngừng tim
 Ngừng hô hấp
 Hấp hối: 3 giai đoạn
- Thời kỳ ngưng cuối cùng: tim và hô hấp ngưng tạm thời (0.5 – 1.5p), mất phản xạ mắt, đồng tử mở
rộng, vỏ não bị ức chế, hoạt động sống rối loạn
- Thời kỳ hấp hối: có lại hô hấp – thở ngáp cá, tim đập yếu, hoạt động tủy sống tối đa  duy trì chức
năng sinh lý (vài phút – 30p)
- Chết lâm sàng: hoạt động tim, phổi, TK trung ương hoàn toàn bị ức chế 5-6p
 Vòng xoắn bệnh lý
- Bệnh lý tiển triển và phát triển qua các khâu
- Khâu trước là tiền đề tạo điều kiện cho khâu sau
- Khâu sau tác động lại khâu trước  nặng hơn  vòng xoắn bệnh lý

You might also like