You are on page 1of 8

Công cụ quản lý năng lượng và công tơ phụ để hiểu mức tiêu thụ năng lượng

Để xác định được cơ hội sử dụng năng lượng hiệu quả, bạn cần có
các dụng cụ có khả năng đo lường để đo được mức tiêu thụ năng lược. Một khi bạn
đã biết được mức tiêu thụ năng lượng cơ sở của bạn, bạn có thể tìm ra được các để
tiết kiệm năng lượng
1. Công cụ quản lý năng lượng và công tơ phụ là gì?
1.1 Công cụ quản lý năng lượng – Phần mềm quản lý năng lượng
- M&R được hỗ trợ tốt nhất bởi một phần mềm EnMS – cho phép thu thập tất cả
các dữ liệu đo được từ hệ thống đo lường cung cấp cho sau đó xử lý và làm các dữ
liệu dễ phân tích hơn cho bạn và những người tham gia vào nỗ lực quản lý năng
lượng
- Phần mềm EnMS phù hợp cũng sẽ cho phép bạn định lượng được tác động của
bất kỳ hoạt động tiết kiệm năng lượng nào được thực hiện, xác định được những
thành công cụ thể và các chỉ số chính của quá trình tiết kiệm năng lượng và lập báo
cáo tiết kiệm năng lượng phù hợp với các nhu cầu khác nhau của các bên liên quan
tới EnMS

2. Công tơ phụ.
- Công tơ phụ là các thiết bị đo thông minh để đo lường mức tiêu thụ
năng lượng thực tế sau công tơ điện chính
- Công tơ phụ cho theo dõi mức sử dụng năng lượng của từng thiết bị
hoặc các phụ tải khác để tính mức sử dụng năng lượng thực tế của chúng
theo định kỳ (hang ngày, hang tuần, hang tháng, hang năm)
Máy đo và phần mềm đo lường tương đối rẻ. Tuy nhiên việc lắp
đặt các công tơ phụ có thể phát sinh chi phí đáng kể. Một EnMS hiệu
quả về chí phí có thể tối ưu hóa mức độ đo phụ cần thiết.
Sau khi biết được lượng tài nguyên (năng lượng, nước, hơi nước)
đã sử dụng thông qua các công tơ phụ và công cụ quản lý năng lượng,
bước tiếp theo ta có thể xác định được các biện pháp sử dụng hiệu quả
và tiết kiệm năng lượng.
2. Sử dụng hiệu quả năng lượng
2.1 Các biện pháp tăng hiệu quả năng lượng.
a) Tiết kiệm năng lượng cho hoạt động chung.
Tắt khi không sử dụng: Phương pháp này có thể giảm mức tiêu thụ năng
lượng khoảng 1 – 5%. Ngoài ra, nó còn làm tăng tuổi thọ của thiết bị.
Để thực hiện phương pháp này hiệu quả, nhà máy Chino Cotton đã
đầu tư vào bộ hẹn giờ cho hệ thống của họ, cho phép các hệ thống này tự
động tắt nguồn trong giờ nghỉ trưa (12h – 1h trưa) và ngoài giờ hành
chính (sau 5h chiều).
b) Tiết kiệm năng lượng cho hệ thống đèn điện.
North Stitch sử dụng 500 bóng đèn huỳnh quang trong toàn công
ty của họ. Như một biện pháp tiết kiệm năng lượng, họ thay thế toàn bộ
500 bóng đèn huỳnh quang này bằng Đi-ốt phát sáng (LED), điều đó đã
giúp North Stitch tiết kiệm khoảng 20 – 40% điện năng tiêu thụ và giảm
tổng lượng khí nhà kính 1 – 3%.
Lợi ích của việc thay thế đèn huỳnh quang thành đèn LED:
 Đèn LED giúp điều khiển điện chỉnh xác hơn, cho phép giảm them
mức tiêu thụ năng lượng
 Đèn LED không chứa thủy ngân, góp phần tạo nên một môi tường
làm việc an toàn hơn và đảm bảo không mất phí tái chế khi xử lý.
c) Tiết kiệm năng lượng cho hệ thống hơi nước.
Một số lượng thiết bị đáng kể được sử dụng trong các nhà máy dệt
may phụ thuộc vào hơi nước và nước nóng. Tuy nhiên, việc tạo ra hơi
nước và nước nóng được coi là hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng nhất
trong nhà máy dệt may. Vì vậy cần phải có biện pháp để sử dụng năng
lượng 1 cách hiệu quả.
Có 5 cách để giảm thiểu mức sử dụng nhiên liệu cho hơi nước:
- Thu hồi nhiệt từ nước nóng: Trong quá trình chế tạo, một lượng lớn
nước nóng được dùng để nhuộm, giũ và hoàn thiện vải. Nhiệt từ nước
nóng có thể được làm nóng sơ bộ nước đầu vào cho quá trình sử dụng
tiếp theo.
 Giảm được 10 – 30% tổng lượng hơi tiêu thụ
 Mức độ tiết kiệm chi phí: Cao
 Thời gian hoàn vốn: 4 – 7 tháng.
Nước thải lạnh hơn Nước lạnh cho
quá trình

Nước được làm Nước thải nóng


nóng sơ bộ cho
quá trình

- Tăng hiệu suất nồi hơi: Có một số cách để tang hiệu suất nồi hơi:
 Sàng lọc than (tiêu chuẩn hóa kích thước và cho phép quá trình đốt
cháy diễn ra hiệu quả hơn)
 Hiệu chuẩn đầu đốt của nồi hơi
 Cách nhiệt vỏ nồi hơi
 Thiết lập điều khiển tự động cắt oxy đầu vào của nguồn cấp đốt
 Gỉam 3 -7% mức độ tiêu thụ than hằng năm
 Mức độ tiết kiệm chi phí: Cao
 Thời gian hoàn vốn: 5 – 13 tháng
- Bể và thiết bị cách nhiệt: Thiết bị cách nhiệt thường giúp giảm đáng kể
mức tiêu thụ hơi nước và nhiên liệu.
 Gỉam tiêu thụ hơi nước 1,4 – 3,2%
 Mức độ tiết kiệm chi phí: Cao
 Thời gian hoàn vốn: 6 – 10 tháng
- Thu hồi nhiệt từ khí thải: Khí thoát ra khỏi nồi hơi và máy hoàn thiệt là
một nguồn năng lượt nhiệt đáng kể có thể được sử dụng một cách có ích.
Năng lượng thu được từ ống khói lò hơi có thể bằng 0,8 – 3,8% lượng
hơi nước tiêu thụ 1 năm.
 Giảm nhu cầu làm nóng hơi nước 0,7 – 2,8%
 Mức độ tiết kiệm chi phí: Từ trung bình đến cao
 Thời gian hoàn vốn: 7 – 18 tháng.
- Bảo trì các bẫy hơi và hệ thống hơi nước: Việc bảo trì sẽ giúp phát
hiện những rò rỉ nhỏ gây lãng phí tài nguyên 1 cách đáng kể. Một vụ rò
rỉ hơi nước nhỏ (không nhìn thấy nhưng có thể phát hiện bằng âm thanh)
có thể gây thất thoát 800 lít dầu nhiên liệu mỗi năm. Tuy nhiên, rò rỉ
hơi nước có thể nhìn thấy bằng mắt thường có thể gây thất thoát 2000 –
4000 lít dầu nhiên liệu mỗi năm.
 Việc bạn có thể làm là: xác định và bịt các chỗ rò rỉ. Bẫy hơi có thể
được giảm sát thông qua:
o Chuẩn bị cho kiểm tra thường xuyên sự rò rỉ và các thủ tục
cho chương trình kiểm tra/sửa chữa
o Đảm bảo bảo dưỡng bẫy hơi đầy đủ
 Bảo trì các bẫy hơi và hệ thống: tiết kiệm 1 – 4,3% lượng hơi tiêu thụ
Chỉ bảo trì các bẫy hơi: tiết kiệm 0,4 – 1,2% lượng hơi tiêu thụ
 Sửa chữa các rò rỉ hơi nước: tiết kiệm 0,3 – 1,9% lượng hơi tiêu thụ
 Mức độ tiết kiệm chi phí được từ phương pháp trên: Từ trung bình
đến cao
 Thời gian hoàn vốn: 2 – 7 tháng.
d) Tiết kiệm năng lượng cho hệ thống làm ấm.
Sự thất thoát nhiệt đồng nghĩa với sự lãng phí năng lượng. Một
cách phổ biến gây thất thoát nhiệt là thông qua các đường ống và máy
móc không được cách nhiệt hoặc cách nhiệt kém. Điều này gây ảnh
hưởng đến hơi nước và các đường phân phối nhiệt khác cũng như thiết
bị.
Để chống lại sự thất thoát nhiệt, Chino Cotton đã quyết định cách
nhiệt máy nhuộm polyester của họ bằng sơn Heat Shield, việc làm này
đã giúp họ tiết kiệm khoảng 15 – 20% mức sử dụng nhiệt.
Một vài cách để có thể chống thất thoát nhiệt:
 Lựa chọn và lắp đặt các vật liệu cách nhiệt chất lượng cao cho các
đường ống dầu, van và mặt bích hơi nước/nhiệt
 Phát triển một chương trình bảo trì và giám sát lớp cách nhiệt
thường xuyên để trách bỏ sót những rò rỉ hơi nước mới hay các
nguồn thất thoát nhiệt khác

Hình. Áo cách nhiệt.


e) Tổng quan về các cơ hội tiết kiệm năng lượng.
Thắp sáng:
 Thay đèn huỳnh quang bằng đèn LED
 Tắt đèn khi không sử dụng
 Lắp đặt bộ cảm biến chuyển động để tối ưu hóa thời gian bật/tắt
đèn
 Lắp đặt them các công tắc đèn để kiểm soát phân vùng tốt hơn
 Loại bỏ các đèn 2 lớp
 Hạ thấp độ cao của đèn chum.
Các hoạt động chung:
 Tắt máy cuối ngày và khi không sử dụng (bằng tay hay tự động)
 Thiết lập hệ thống tự động tắt để tối ưu hóa hệ thống HVAC (hệ
thống điều hòa không khí)
 Điều chỉnh lịch trình làm việc cho khu vực nhà xưởng để tối đa
hóa việc sử dụng dây chuyền sản xuất
Sử dụng hơi nước cuối:
 Lắp đặt bẫy hơi vào bàn ủi
Hệ thống hơi nước:
 Chương trình kiểm tra/sửa chữa bẫy hơi định kỳ
 Chương trình kiểm tra/sửa chữa rò rỉ hơi thường xuyên
Điều hòa nhiệt độ:
 Lắp đặt kiểm soát nhiệt độ/độ ẩm bằng hệ thống HVAC
Năng lượng nhiệt:
 Cách nhiệt đúng cách cho các hệ thống nhiệt (đường ống, van và
mặt bích)
 Thu hồi nhiệt thải của máy Stenter để làm nóng sơ bộ không khí
 Tăng cường kiểm soát máy sấy
Đường ống:
 Lắp đặt bẫy hơi trên ống ngưng tụ để hạn chế luồng hơi nước cho
quá trình ủi
Trang bị thêm biến tần (VSD)
 Lắp đặt biến tần cho quạt tháp giải nhiệt
 Lắp đặt biến tần và van điều biến cho thiết bị xử lý không khí
 Lăp đặt biến tần cho máy bơm nước lạnh
 Lắp đặt biến tần cho máy bơm nước ngưng tụ
 Lắp đặt biến tần cho máy nén khí
Động cơ:
 Thay thế các động cơ có hiệu suất thấp bằng các động cơ có hiệu
suất cao
 Thay thế các động cơ cảm ứng và thủy lực bằng động cơ Servo
(Servo là một hệ thống truyền động điều khiển hồi tiếp vòng kín,
nhận tín hiệu và thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác theo
lệnh từ PLC.)

You might also like