You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường Cơ Khí Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Khoa Năng Lượng Nhiệt ****************

BÁO CÁO THU HOẠCH HỌC PHẦN MÔN HỌC


HE5110 - Quá trình và thiết bị Cơ - Nhiệt

- Họ và tên sinh viên: Đôn Thị Thu Huyền


- MSSV: 20183350
- Lớp: Hệ thống và Thiết bị Nhiệt K63

I. NỘI DUNG HỌC PHẦN


Học phần HE5110 Quá trình và thiết bị Cơ – Nhiệt gồm các nội dung:
- Giới thiệu về tính chất và cách xác định thông số của nguyên liệu, phụ gia,
chất bổ sung, và các sản phẩm trong công nghiệp
- Một số thiết bị cơ bản trong dây chuyền công nghệ
- Giới thiệu vai trò vị trí của ngành nhiệt-lạnh trong các lĩnh vực công nghiệp
khác nhau thông qua một số quá trình công nghệ và ứng dụng cụ thể ( Quá trình
sản xuất bia, sản xuất viên, cám thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc viên…)
- Hệ thống sản xuất công nghiệp có đối tượng cần xử lý nhiệt là chất rắn
- Hệ thống sản xuất công nghiệp có đối tượng cần xử lý nhiệt là chất lỏng
- Năng lượng tiêu thụ và cung cấp năng lượng cho dây chuyền công nghệ

II. KIẾN THỨC THU HOẠCH TỪ HỌC PHẦN VÀ ỨN/G DỤNG


Sau khi kết thúc học phần, em đã thu hoạch được những kiến thức sau:
- Hiểu rõ và biết cách xác định được các tính chất nhiệt vật lý của nguyên
liệu, phụ gia, các chất bổ sung và sản phẩm dạng rắn và lỏng trong quá trình sản
xuất công nghiệp bao gồm: khối lượng riêng, nhiệt dung riêng, hệ số dẫn nhiệt, hệ
số dẫn nhiệt độ, độ rỗng xốp của chất rắn và độ nhớt, hệ số khuếch tán, sức căng bề
mặt của chất lỏng.
- Nắm được nguyên lý hoạt động của các máy ép đùn, ép viên, sàng , đập, bẻ
mảnh cùng với phối trộn và tạo hình với nguyên liệu rắn. Hiểu được nguyên lý
khuấy trộn, đồng hoá, phân tách, lắng lọc và cô đặc đối với nguyên liệu lỏng.
- Với các hệ thống sản xuất dây chuyền để hoạt động được cần có các thiết bị
như băng tải, vít tải để vận chuyển nguyên liệu giữa các công đoạn. Ngoài ra cũng
cần sử dụng các thiết bị định lượng nguyên liệu để tạo ra sản phẩm có chất lượng
tốt với đúng tỷ lệ.
- Hiểu được cách tính toán cân bằng năng lượng, cân bằng vật chất trong mỗi
thiết bị để biết cách lựa chọn, tích hợp thiết bị thực hiện quy trình công nghệ yêu
cầu. Từ đó phân tích và tối ưu hóa, cải tiến các thiết bị cơ nhiệt trong dây chuyền
sản xuất công nghiệp để tiết kiệm được chi phí năng lượng vận hành đồng thời vẫn
giữ nguyên chất lượng sản phẩm.
III. KẾT LUẬN
Sau khi kết thúc học phần em đã có góc nhìn rộng hơn về cơ hội ngành nghề,
không chỉ bó hẹp trong mảng điều hòa hay nhà máy nhiệt điện mà còn có thể làm
việc trong những nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, bánh kẹo…
Em nhận thấy học phần HE5110 Quá trình và thiết bị Cơ – Nhiệt tuy chỉ là 1
học phần tự chọn, nhưng đã cung cấp cho chúng em rất nhiếu thông tin, kiến thức
bổ ích để sau này vận dụng các kỹ năng được đào tạo ứng dụng vào các quá trình
và thiết bị cơ nhiệt trong công nghiệp cụ thể là trong nhà máy sản xuất thức ăn,
thuốc, giúp tối ưu bài toán kinh tế cho các nhà máy, doanh nghiệp.

You might also like