You are on page 1of 40

Kiểm nghiệm

thuốc bột
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM V
Nội dung

Yêu cầu
Định nghĩa
chất lượng III Ghi nhãn

Các dạng
Bảo quản thuốc bột
I ĐỊNH NGHĨA

● Thuốc bột là dạng thuốc rắn, gồm các hạt


nhỏ, khô tơi, có độ mịn xác định, có chứa một
hay nhiều loại dược chất.
● Thuốc bột còn có thể có thêm các tá dược
như tá dược độn, tá dược hút, tá dược màu, tá
dược điều hương, vị.
● Thuốc bột có thể dùng để uống, để pha tiêm
hay để dùng ngoài
II. Yêu cầu chất lượng

4. Độ đồng đều
1. Tính chất 2. Độ ẩm 3. Độ mịn
hàm lượng
Phụ lục 11.2

5. Độ đồng đều 6. Định tính, 7. Giới hạn 8. Ghi nhãn,


khối lượng định lượng nhiễm khuẩn bảo quản
Phụ lục 11.3
1. Tính chất

Cách tiến hành:


Quan sát màu sắc bằng mắt
thường, dưới ánh sáng tự nhiên,
với một lượng bột vừa đủ, được
phân tán đều trên một tờ giấy
trắng mịn.
Yêu cầu:
● Bột phải khô tơi
● Không bị ẩm, vón
● Màu sắc đồng nhất
2. Độ ẩm
Xác định mất khối lượng do làm khô (Phụ lục 9.6)
● Là sự giảm khối lượng của mẫu thử biểu thị bằng phần trăm (KL/KL) khi được
làm khô trong điều kiện xác định ở mỗi chuyên luận.
● Phương pháp này dùng để xác định: hàm lượng nước, một phần hoặc toàn bộ
lượng nước kết tinh, lượng chất dễ bay hơi khác trong mẫu thử.
Phương pháp:
a) Trong bình hút ẩm: với những chất hút nước phosphor pentoxyd, silicagel
b) Trong chân không: làm khô ở điều kiện áp suất từ 1,5-2,5 kPa có mặt chất
hút ẩm phosphor pentoxyd và ở nhiệt độ phòng.
c) Trong chân không ở điều kiện nhiệt độ xác định: làm khô ở điều kiện áp
suất từ 1,5-2,5 kPa có mặt chất hút ẩm phosphor pentoxyd, trong điều
kiện nhiệt độ quy định
d) Trong tủ sấy ở điều kiện nhiệt độ xác định
e) Trong chân không hoàn toàn: làm khô trong điều kiện áp suất <0,1 kPa
có mặt chất hút ẩm phosphor pentoxyd ở điều kiện nhiệt độ quy định

.
Cách tiến hành

01 02 03 04

Làm khô bì Nghiền mẫu thử tới Làm khô Cân m3


trong 30p, kích thước < 2mm Hàm lượng nước
cân bì -> m1 Cân vào bì lượng m2−m3
chính xác mẫu thử = 𝑥100
với sai số ±10% m2−m1
-> m2
Định lượng nước bằng thuốc thử
Karl Fischer (Phụ lục 10.3)
Bước 1:Xác định đương lượng/ độ chuẩn của thuốc thử

Cách 1: Hàm lượng nước < 1% Cách 2: Hàm lượng nước ≥1%
Bước 2: Định lượng nước trong chế phẩm (trực tiếp)
Chuẩn bị mẫu thử: lấy chính xác lượng chế phẩm ước lượng chứa khoảng 10 - 50mg nước

- Cho 20ml methanol khan (TT) vào cốc chuẩn độ, chuẩn độ
bằng thuốc thử Karl Fischer đến điểm dừng.
- Cho nhanh một lượng chế phẩm vào cốc chuẩn độ, đóng
nút ngay, khuấy đều đô phản ứng tác dụng trong khoảng 1
phút rồi tiếp tục chuân độ bằng thuốc thử Karl Fischer đến
điểm dừng.
- Tính hàm lượng nước X ( mg ) cùa chế phẩm theo công thức:
𝑿 ≈𝑵×𝑭
N: thể tích thuốc thử Karl Fischer (ml)
F: hệ số đương lượng nước của Karl Fischer (mg/ml)
Bước 2: Định lượng nước trong chế phẩm (gián tiếp)

Dung dịch nước chuẩn Cách tiến hành


Cách tiến hành:
B1: Chọn cỡ rây thích hợp
B2: Cân lượng thuốc bột
B3: Rât qua rây có cỡ quy định

- Đối với bột thô hoặc nửa thô: lấy 25 - 100 g bột để thử. Cho vào rây thích hợp,
lắc rây theo chiều ngang quay tròn ít nhất 20 phút và rây tới khi xong. Cân
đúng số lượng còn lại ở trên rây và số thu được trong hộp hứng.
- Đối với bột nửa mịn, mịn hay rất mịn: tiến hành tương tự, lấy không quá 25g
và lắc rây ít nhất 30 phút rồi rây tới khi xong.
- Đối với chất có dầu hay bột có xu hướng bít mặt rây thì trong quá trình rây
thỉnh thoảng chải cẩn thận mặt rây, tách rời những đông tụ lại khi rây.
3. Độ mịn
Yêu cầu
- Khi quy định dùng một rây để xác
định cỡ bột thì ≥97% khối lượng
thuốc bột qua được cỡ rây đó.
- Khi quy định dùng hai rây để xác
định cỡ bột thì để một rây lên trên
rây kia và tiến hành rây; ≥95% khối
lượng thuốc bột qua rây có số rây
cao hơn và ≤40% khối lượng thuốc
bột qua rây có số rây thấp hơn.
Phân loại cỡ bột
Cỡ bột Đánh giá

Bột thô ≥95% phần tử qua được rây số 1400,


(1400/355) ≤40% qua được rây số 355.

Nửa thô (710/250) ≥95% phần tử qua được rây số 710,


≤40% qua được rây số 250.

Nửa mịn (355/180) ≥95% phần tử qua được rây số 355,


≤40% qua được rây số 180.

Mịn (180/125) ≥95% phần tử qua được rây số 180,


≤40% qua được rây số 125.

Rất mịn (125/90) ≥95% phần tử qua được rây số 125,


≤40% qua được rây số 90.
3. Độ mịn
Rây
● Lưới rây có thể dệt bằng sợi kim loại/ sợi các
vật liệu khác thích hợp và dệt thành những
mắt vuông.
● Lưới của rây dùng để rây bột thuốc được phân
loại bằng những con số, chúng biểu thị kích
thước lỗ rây quy định tính bằng milimet.
● Vật liệu để làm lưới rây không được tạo ra một
phản ứng nào với những bột đem rây.
● Tránh kéo dài thời gian rây vì sẽ làm tăng độ
mịn cùa bột.
Bảng 3.5
Cỡ rây (kim loại)
Cỡ mắt rây Đường kính sợi
Số rây*
(mm) dây (mm)
2000 2,000 0,900
1400 1,400 0,710
710 0,710 0,450
500 0,500 0,315
355 0,355 0,224
250 0,250 0,160
180 0,180 0,125
150 0,150 0,100
125 0,125 0,090
90 0,090 0,063
75 0,075 0,050
45 0,045 0,032
- Áp dụng cho thuốc bột để uống,tiêm, được trình bày trong các đơn vị
đóng gói 1 liều, trong đó có các được chất có hàm lượng dưới 2 mg hoặc
dưới 2 % (kl/kl) so với khối lượng bột đóng gói trong 1 liều.
- Phép thử đồng đều hàm lượng được tiến hành sau phép thử định lượng
và hàm lượng dược chất đã đạt trong giới hạn quy định

Cách thử: Lấy 10 đơn vị đóng gói nhỏ nhất bất kì, xác định hàm lượng hoạt
chất trong từng đơn vị theo phương pháp định lượng chỉ dẫn trong
chuyên luận.

Đánh giá:
- Phương pháp 1: Thuốc bột không dùng pha tiêm
- Phương pháp 2: Thuốc bột pha tiêm
PP 1: Thuốc bột không dùng pha tiêm
Khoảng 75%-125%
HLTB

Tất cả trong khoảng ≥1 đơn vị nằm


->xét tiếp khoảng ngoài khoảng
85-115% HLTB

Không đạt

≤1 đơn vị >3 đơn vị 2-3 đơn


ngoài ngoài vị ngoài
khoảng khoảng khoảng

Thử lại lần 2 với 20 đơn vị:


Không đạt khi ≤3/30 đơn vị ngoài
Đạt
đạt khoảng 85-115% và trong
khoảng 75-125%
PP 2: Thuốc bột pha tiêm
Đánh giá

Tất cả trong ≥1 đơn vị nằm ngoài 1 đơn vị nằm ngoài


khoảng khoảng 75%-125% hoặc khoảng 85%-115%
85-115% HLTB >1 đơn vị nằm ngoài nhưng trong khoảng
khoảng 85%-115% HLTB 75%-125% HLTB

Không Thử lại với 20 đơn vị


Đạt
đạt khác, đạt nếu không có
đơn vị nào trong 20 đơn
vị nằm ngoài khoảng
85%-115% HLTB
Áp dụng:
• Những thuốc bột không quy định thử độ đồng đều hàm lượng thì phải thử
độ đồng đều khối lượng.
• Nếu thuốc bột chứa nhiều hoạt chất, thì chỉ khi tất cả các dược chất đã
được thử độ đồng đều hàm lượng mới không thử độ đồng đều khối lượng.
• Đối với thuốc bột pha tiêm, khi khối lượng trung bình bằng hay nhỏ hơn
40 mg, chế phẩm không phải thử độ đồng đều khối lượng, nhưng phải thử
độ đồng đều hàm lượng
Thuốc bột đơn liều
Thuốc bột pha tiêm
Phương pháp 3: thử trên 20 đơn vị

Cách tiến hành:


1. Loại bỏ hết nhãn, rửa sạch và làm khô bên ngoài. Loại bỏ
hết các nút nếu có, cân ngay khối lượng cả vỏ và thuốc.
2. Lấy hết thuốc ra, dùng bông lau sạch, nếu cần rửa với
nước, sau đó với ethanol 96 % (TT). Sấy ở 100°C đến 105°C
trong 1h. Hiệu số giữa hai lần cân là khối lượng của thuốc.
3. Tiến hành tương tự với 19 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên.
4. Tính khối lượng trung bình của thuốc.
5. Kết quả được đánh giá dựa vào bảng 11.3.1

Yêu cầu:
• Không quá 2 đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn
chênh lệch so với KLTB.
• Không được có đơn vị nào vượt gấp đôi giới hạn đó.
Thuốc bột đa liều
Phương pháp 4: thử trên 5 đơn vị
Cách tiến hành:
• Cân từng đơn vị đó, cắt mở gói, lấy hết thuốc ra, dùng bông lau
sạch bột thuốc bám ở mặt trong, cân khối lượng vỏ gói.
• Khối lượng thuốc trong gói là hiệu số giữa khối lượng 1 gói và khối
lượng vỏ gói.
• Thử tương tự với 4 đơn vị còn lại
• Tính khối lượng của thuốc trong từng gói → so sánh khối lượng
ghi trên nhãn vào bảng → tỷ lệ % chênh lệch cho phép →tính
khoảng giới hạn khối lượng cho phép → so sánh dể đánh giá kết
quả.

Đánh giá:
- Đạt: 5 đơn vị nằm trong khoảng cho phép
- Thử lại với 5 đơn vị ngẫu nhiên khác: nếu có một đơn vị nằm ngoài
khoảng
- Không đạt: trên 1 đơn vị trong tổng số 10 đơn vị đem thử nằm ngoài
giới hạn quy định.
Bảng 11.3.1 Quy định độ đồng đều khối lượng cho thuốc bột

Khối lượng trung bình


Dạng bào chế ( KLTB)/ khối lượng % chênh lệch so
ghi trên nhãn (KLN) với KLTB hoặc
KLN
Thuốc bột đơn <300mg 10
liều
≥ 300mg 7.5
Thuốc bột pha >40mg 10
tiêm

Thuốc bột đa ≤ 0,5g 10


liều
> 0,5g và ≤1,5g 7

> 1,5g và ≤ 6g 5

>6g 3
6. Định tính, định lượng

Định tính Định lượng


Tiến hành theo từng
chuyên luận riêng và Tiến hành theo từng
phải có phản ứng đặc chuyên luận riêng
trưng của hoạt chất
có trong chế phẩm.
7. Giới hạn nhiễm khuẩn (phụ lục 13.6)
7.1 Xác định tổng số vi sinh vật
Giới thiệu:
● Cho phép xác định số lượng khuẩn ưa nhiệt trung
bình và nấm có thể phát triển được trong điều kiện
hiếu khí.
● Nhằm đánh giá chế phẩm thử có đáp ứng tiêu chuẩn
chất lượng đã công bố về chi tiêu vi sinh hay không.
Nguyên tắc:
● Đếm số vi khuẩn hiếu khí, nấm mốc, nấm men có
trong dược phẩm được thể hiện bằng các khuẩn lạc
đặc trưng trên đĩa thạch dinh dưỡng thích hợp.
● Căn cứ vào các đặc tính hình thái, sinh lý, sinh hóa
của từng loại vi khuẩn để xác định vi khuẩn gây bệnh.
● Trên cơ sở kết quả thí nghiệm đánh giá chất lượng
của thuốc theo tiêu chuẩn dược điển hoặc cơ sở.
Kiểm tra chất lượng môi trường, sự phù hợp của
phương pháp đếm, chứng âm tính
Thử nghiệm sơ bộ:
• Chứng minh phương pháp thử có khả năng phát hiện vi sinh vật khi có mặt mẫu thử.
• Cứng minh sự phù hợp của phương pháp khi có sự thay đổi trong quá trình tiến hành thử nghiệm hoặc
có sự thay đổi về sản phẩm làm ảnh hưởng đến kết quả của phép thử.

Chuẩn bị chủng vi sinh vật: quy trình tham khảo phụ lục 13.6 DĐVN V
Chứng âm tính: phải không được có vi sinh vật phát triển
Kiểm tra chất lượng môi trường: vi sinh vật phát triển trên môi trường thạch hoặc lỏng đạt theo tiêu
chuẩn.
Kiểm tra sự phù hợp của phương pháp đếm khi có mặt mẫu thử
Trung hòa/loại bỏ tác dụng của chất ức chế:
- Mục đích: Loại trừ trường hợp trong cp’ có chất ức chế khả năng phát hiện vi khuẩn.
- Thực hiện: thêm hỗn dịch VSV (≤100CFU) vào mẫu thử và ống chứng → Đánh giá độ phục hồi
- Nếu số lượng VSV giảm quá 2 lần → khắc phục:
+ Tăng thể tích môi trường
+ Sử dụng thêm chất khử hoạt thích hợp (lecithin đậu tương 0,5%, polysorbat 20 4%)
+ Áp dụng phương pháp màng lọc
+ Kết hợp các cách trên
Đánh giá sự phù hợp của phương pháp:
- Phương pháp màng lọc, đĩa thạch: kết quả mẫu thử không khác quá 2 lần so với ống chứng
- Phương pháp MPN: nằm trong khoảng tin cậy 95% của kết quả ống chứng
• Môi trường:
Tự pha chế hoặc dùng môi trường khô
- Môi trường tự pha chế: hấp tiệt khuẩn bằng nồi hấp ở 1150C trong 30’trừ loại môi
trườngđặc biệt.
- Thạch dùng cho pha chế môi trường có độ ẩm dưới 15%.
- Các loại môi trường:
+ Đếm VK hiếu khí: môi trường thạch casein đậu tương
+ Đếm vi nấm: MT thạch Sabouraud – dextrose
+ Tăng sinh tìm VSV gây bệnh: MT lỏng casein đậu tương
+ Một số MT đặc trưng: MT thạch cetrimid, MT thạch
Pseudomonas, MT lỏng lactose, MT lỏng tetrathionat...

• Chuẩn bị mẫu thử: lấy 10g hoặc 10ml mẫu thử để tiến hành thử nghiệm

• Cách thử nghiệm: Đếm tổng số VK hiếu khí sống lại được, tính ra số
lượng VK, nấm mốc trong 1g/1ml cp’.
-
Tiến hành
• Theo phương pháp màng lọc (tham khảo phụ lục 13.6 DĐVN V)
• Theo phương pháp đĩa thạch: phương pháp cấy trộn, phương
pháp cấy trải bề mặt. (tham khảo phụ lục 13.6 DĐVN V)
• Theo phương pháp MPN (tham khảo phụ lục 13.6 DĐVN V)
• Phương pháp MPN có độ chính xác thấp nhất trong số các
phương pháp đếm vi sinh vật, tuy nhiên, với mẫu thử có số
lượng vi sinh vật rất thấp thì đây lại là phương pháp phù hợp
nhất.
Đánh giá kết quả:
• Tổng số VSV hiếu khí: đếm số khuẩn lạc trên môi trường thạch casein đậu
tương
• Tổng số vi nấm: đếm số khuẩn lạc trên môi trường thạch Sabouraud-
dextrose
Nếu không thấy có khuẩn lạc mọc trên đĩa có độ pha loãng 1/10 thì kết luận
chế phẩm có ít hơn 10 CFU trong 1g hoặc 1ml
Dựa vào giới hạn nhiễm khuẩn cho phép, có thể đánh giá như sau:
• 101 CFU: Số lượng tối đa được chấp nhận = 20;
• 102 CFU: Số lượng tối đa được chấp nhận = 200;
• 103 CFU: Số lượng tối đa được chấp nhận = 2000 và cứ tiếp tục như vậy.
7.2 Xác định VSV gây bệnh
Giới thiệu:
• Xác định sự không hiện diện hoặc hiện diện với số lượng hạn chế của một số vi sinh vật
gây bệnh trong mẫu thử dưới những điều kiện đã qui định.
• Đánh giá chế phẩm thử có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đã công bố về chỉ tiêu vi sinh
vật hay không
Quy định chung
• Chuẩn bị mẫu thử.
• Nếu mẫu thử có chất ức chế vi sinh vật, cần loại bỏ hoặc trung hòa chất ức chế Khi sử
dụng chất diện hoạt trong quá trình chuẩn bị mẫu thừ, phải đảm bảo chất diện hoạt đó
không chứa độc tố với vi sinh vật và chất diện hoạt phải tương thích với chất bất hoạt
khác cùng được sử dụng.
• Kiểm tra chất lượng môi trường, sự phù hợp của phương pháp, chứng âm tính .
• Phải chứng minh phương pháp thử có khả năng phát hiện vi sinh vật khi có mặt mẫu thử.
• Phải chứng minh sự phù hợp của phương pháp khi có sự thay đổi trong quá trình tiến
hành thí nghiệm hoặc có sự thay đổi về sản phẩm làm ảnh hưởng đến kết quả của phép
thử.
ư
Tổng số vi sinhvật Tổng số nấm
Loại chế phẩm hiếu khí CFU/g CFU/g hoặc Vi sinh vật gây bệnh
CFU/ml CFU/ml
Thuốc bột dùng điều trị bỏng Không có vi sinh vật trong 1g (ml)
Bảng 7.2: Yêu cầu giới hạn nhiễm khuẩn

Thành phẩm hóa dược dạng bột


103 102 Không có Escherichia coli trong 1g (ml)
dùng để uống
Thuốc bột dùng theo đường niêm Không có Staphylococcus aureus, Pseudomonas
102 101
mạc miệng, lợi, răng, da, mũi, tai aeruginosa trong 1g (ml)
Không có Staphylococcus aureus,
Thuốc bột hít 102 101 Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn Gram
âm dung nạp mật trong 1g (ml).
Không quá 102 CFU vi khuẩn Gram âm 1
dung nạp mật trong 1g (ml).
Thuốc bột uống có nguồn gốc từ
104 102 Không có Salmonella trong 10 g (ml)
tự nhiên
Không có Escherichia coli,
Staphylococcus aureus trong 1g (ml).
Không quá 104 CFU vi khuẩn Gram âm
Thuốc bột từ dược liệu được xử lý
dung nạp mật trong 1g (ml) ;
bằng ethanol thấp độ hoặc nước 105 104
Không có Salmonella trong 1g (ml)
nóng ( không sôi ) trước khi dùng
Không có Escherichia coli trong 1 g (ml)
107 105 Không quá 103 CFU Escherichia coli trong 1 g
Thuốc bột từ dược liệu ( thuốc Số lượng tối đa Số lượng tối đa (ml)
thang, trà… ) được xử lý bằng được chấp nhận: 5 được chấp nhận: Không có Salmonella trong 10 g (ml)
nước sôi trước khi dùng × 107 5 × 105
8. Ghi nhãn, bảo quản

Ghi nhãn Bảo quản


• Theo quy định hiện hành.
• Đối với thuốc bột trong
một đơn vị đóng gói 1 liều • Thuốc bột phải được
phải ghi tên và hàm lượng bảo quản trong đồ
dược chất. đựng kín.
• Thuốc bột đóng gói nhiều • Để nơi khô mát
liều phải ghi tên, lượng
dược chất trên tổng khối
lượng.
• Trên nhãn phải ghi tên vả
lượng chất bảo quản
kháng vi khuẩn, hạn dùng,
điều kiện bảo quản.
V. Các dạng thuốc bột

Thuốc bột Thuốc bột


dùng ngoài
để uống

Thuốc bột
pha tiêm
Thuốc bột để uống

Thuốc bột sủi bọt để uống


Thuốc bột để uống Chứa tá dược sủi bọt, gồm các
acid hữu cơ và muối
Nuốt trực tiếp hoặc được sử CO3/HCO3 phản ứng khi có
dụng sau khi đã hòa tan hay nước để giải phóng khí CO2
phân tán trong nước hoặc Về độ tan: Cho lượng bột
chất lỏng thích hợp. tương ứng với một liều vào cốc
Thuốc bột để uống phải đáp thủy tinh chứa 200ml nước ở
ứng các yêu cầu chất lượng 15-25 °C, xuất hiện nhiều bọt
chung cùa thuốc bột. khí. Khi hết bọt khí, thuốc phải
tan.
Thử với 6 liều đơn.
Mẫu thử đạt yêu cầu nếu mỗi
liều thử đều tan trong vòng 5
phút
Thuốc bột dùng ngoài
Thuốc bột dùng ngoài thường đóng gói nhiều liều, có thể dùng để đắp,
rắc trực tiếp lên da, vết thương hoặc được hòa tan, phân tán trong dung
môi thích hợp để nhỏ mắt, rửa hoặc thụt.

Thuốc bột dùng ngoài phải đáp ứng các yêu cầu chung của thuốc bột,
ngoài ra phải đạt các chỉ tiêu riêng sau:

Thử vô khuẩn Độ mịn


Thuốc bột để đắp,
dùng cho vết thương Thuốc bột dùng để
rộng hoặc trên da bị đắp hoặc rắc phải là
tổn thương nặng, bột mịn hoặc rất mịn
thuốc bột dùng cho
mắt phải vô khuẩn.
Thuốc bột để pha tiêm
Thuốc bột pha tiêm phải
đáp ứng các yêu cầu chung
của thuốc bột và yêu cầu
chất lượng đối với thuốc
tiêm, thuốc tiêm truyền
dạng bột

Các yêu cầu về chất lượng:


● Độ đồng đều khối lượng
● Độ đồng đều hàm lượng
● Chất gây sốt - nội độc
tố vi khuẩn
Thành viên nhóm 1:

1. Nguyễn Huỳnh Thu An 6. Nguyễn Thị Mỹ Dung

2. Nguyễn Cữu Ngọc Ánh 7. Nguyễn Thị Kỳ Duyên

3. Phan Thu Ngọc Ánh 8. Trương Thị Ngọc Duyên

4. Trần Thị Ngọc Bích 9. Trần Công Đạt

5. Nguyễn Thị Chi 10. Nguyễn Thị Hà Giang

You might also like