You are on page 1of 2

Toán học rời rạc Lớp học phần INT1050 20, 21 / Học kì II, 2022-

2023

Bài tập về nhà số 1: Logic mệnh đề


1. [Đề thi 2021] Cho các mệnh đề như sau:
m=“Dũng là một chuyên gia toán học”;
c=“Dũng là một chuyên gia CNTT”;
g=“Bạn gái của Dũng là một chuyên gia văn học”;
h=“Bạn gái của Dũng đã đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du”;
t=“Bạn gái của Dũng đã đọc Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu”.
Mệnh đề nào trong các mệnh đề dưới dây biểu diễn phát biểu sau?
“Dũng là một chuyên gia toán học và CNTT, bạn gái của Dũng mặc dù là một chuyên gia
văn học nhưng vẫn chưa đọc cả Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên của Nguyễn
Đình Chiểu”.
a) 𝑐 ∧ 𝑚 ∧ (𝑔 ∨ (¬ℎ ∨ ¬𝑡))
b) 𝑐 ∧ 𝑚 ∧ 𝑔 ∧ (ℎ ∨ 𝑡))
c) 𝑐 ∧ 𝑚 ∧ 𝑔 ∧ (¬ℎ ∨ ¬𝑡))
d) 𝑐 ∧ 𝑚 ∧ 𝑔 ∨ (¬ℎ ∧ ¬𝑡)
e) 𝑐 ∧ 𝑚 ∧ 𝑔 ∧ (¬ℎ ∧ ¬𝑡))
f) Tất cả các phương án trên đều sai.
2. Hãy lập bảng giá trị chân lý của mệnh đề sau:

(𝑝 ↔ 𝑞) ∨ (¬𝑞 ↔ 𝑟)
3. Tìm dạng chuẩn tắc tuyển (Disjunctive Normal Form, DNF) cho mệnh đề phức ở
bài 2 sau theo thuật toán trong bài giảng.
4. Tìm hiểu và trình bày thuật toán tìm dạng chuẩn tắc tuyển từ bảng giá trị chân lý.
Vận dụng cho mệnh đề phức ở bài 2.
5. Tìm dạng chuẩn tắc hội (Conjunctive Normal Form, CNF) cho mệnh đề phức ở bài
2 theo thuật toán trong bài giảng.
6. Tìm hiểu và trình bày thuật toán tìm dạng chuẩn tắc hội từ bảng giá trị chân lý. Vận
dụng cho mệnh đề phức ở bài 2.
7. Chứng minh các biểu thức logic sau đây là hằng đúng (tautology) bằng hai cách:
lập bảng giá trị chân lý và dùng luật.
a) (𝑝 ∨ 𝑞 ) ∧ (¬𝑝 ∨ 𝑞 ) → 𝑞
b) (𝑝 ∧ 𝑞) → (𝑝 ∨ 𝑞)
c) (𝑝 → 𝑞 ∧ 𝑟) → (𝑝 → 𝑞 ) ∧ (𝑝 → 𝑟)

diepht@vnu 1
Toán học rời rạc Lớp học phần INT1050 20, 21 / Học kì II, 2022-
2023

d) ¬(𝑝 ∧ 𝑞 ) ∧ 𝑝 → ¬𝑞
e) (𝑝 ∧ 𝑞 ) ↔ 𝑝 → (𝑝 → 𝑞 )
f) (𝑝 ∨ 𝑞) ∧ (¬𝑝 ∨ 𝑟) → (𝑞 ∨ 𝑟)
g) [Đề thi 2016] (𝑝 ∨ 𝑞) ∧ (𝑝 → 𝑟) ∧ (𝑞 → 𝑟) → 𝑟
8. Chứng minh biểu thức logic sau đây là hằng sai (contradiction) bằng cách đưa về
dạng chuẩn tắc.
(𝑝 ⟷ 𝑞 ) ∧ (¬𝑝 ⟷ 𝑞 )
9. Một biểu thức logic gọi là thực hiện được (satisfiable) nếu nó không phải là hằng
sai. Hãy xác định xem biểu thức nào sau đây là thực hiện được.
a) (𝑝 ∨ 𝑞 ∨ ¬𝑟) ∧ (𝑝 ∨ ¬𝑞 ∨ ¬𝑠) ∧ (𝑝 ∨ ¬𝑟 ∨ ¬𝑠) ∧ (¬𝑝 ∨ ¬𝑞 ∨ ¬𝑠) ∧
(𝑝 ∨ 𝑞 ∨ ¬𝑠)
b) (¬𝑝 ∨ ¬𝑞 ∨ 𝑟) ∧ (¬𝑝 ∨ 𝑞 ∨ ¬𝑠) ∧ (𝑝 ∨ ¬𝑞 ∨ ¬𝑠) ∧ (¬𝑝 ∨ ¬𝑟 ∨ ¬𝑠) ∧
(𝑝 ∨ 𝑞 ∨ ¬𝑟) ∧ (𝑝 ∨ ¬𝑟 ∨ ¬𝑠)
c) (𝑝 ∨ 𝑞 ∨ 𝑟) ∧ (𝑝 ∨ ¬𝑞 ∨ ¬𝑠) ∧ (𝑞 ∨ ¬𝑟 ∨ 𝑠) ∧ (¬𝑝 ∨ 𝑟 ∨ 𝑠) ∧ (¬𝑝 ∨ 𝑞 ∨ ¬𝑠) ∧
(𝑝 ∨ ¬𝑞 ∨ ¬𝑟) ∧ (¬𝑝 ∨ ¬𝑞 ∨ 𝑠) ∧ (¬𝑝 ∨ ¬𝑟 ∨ ¬𝑠)
10. Các kỹ sư hệ thống và kỹ sư phần mềm cần chuyển các yêu cầu bằng ngôn ngữ tự
nhiên thành dạng đặc tả chính xác và rõ ràng và dựa vào đó để phát triển hệ thống.
Đặc tả hệ thống phải nhất quán, nghĩa là chúng không được chứa các yêu cầu mâu
thuẫn nhau và dẫn tới hằng sai. Khi các đặc tả hệ thống không nhất quán, sẽ không
có cách nào để phát triển một hệ thống thỏa mãn tất cả các đặc tả.
Các đặc tả hệ thống sau có nhất quán không? “Nếu hệ thống tệp không bị khóa thì
các tin nhắn mới sẽ được xếp vào hàng đợi. Nếu hệ thống tệp không bị khóa thì hệ
thống hoạt động bình thường và ngược lại. Nếu tin nhắn mới không được xếp vào
hàng đợi thì chúng sẽ được gửi đến bộ đệm tin nhắn. Nếu hệ thống tệp không bị
khóa thì các tin nhắn mới sẽ được gửi đến bộ đệm tin nhắn. Tin nhắn mới sẽ không
được gửi đến bộ đệm tin nhắn.”

diepht@vnu 2

You might also like