You are on page 1of 20

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO


---------------

BÁO CÁO
HỌC PHẦN: CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: BẦU CỬ

Nhóm :5
Lớp : CTHĐC-49-QHQT.2_LT
Giảng viên : Nguyễn Văn Nguyên

Hà Nội, năm 2023


MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM ...................................................... 3

PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................... 4

PHẦN B: NỘI DUNG .............................................................................. 5

I. Khái niệm và bản chất của bầu cử ............................................................. 5

II. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước qua việc bầu cử như thế nào?
........................................................................................................................... 5

III. Các loại hình bầu cử. ................................................................................ 8

IV. Chế độ bầu cử của một số quốc gia trên thế giới ................................. 15

KẾT LUẬN ........................................................................................... 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 19

2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên Mã sinh viên

1 Bùi Quang Huy QHQT49B11225

2 Nguyễn Thị Thuỳ Dương QHQT49A51173

3 Trần Thị Quỳnh Nga QHQT49A51333

4 Chu Thị Lan Hương QHQT49A51219

5 Phan Thị Ngọc QHQTA41342

6 Lương Thị Trà Mi QHQT49B11306

7 Đinh Thị Thảo Nguyệt QHQT49B11350

8 Lê Phi Hùng QHQT49A41215

9 Nguyễn Thị Thu Trang NNA48C10742

10 Nguyễn Thị Yến Nhi QHQT49B11361

3
PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU
Báo cáo trình bày về chủ đề Bầu cử: Bầu cử là một định chế quan trọng của
dân chủ, nền tảng hợp pháp để hình thành các chức danh, cơ quan lãnh đạo của các
tổ chức thành viên thuộc hệ thống chính trị, trong đó có Đảng cầm quyền. Việc thiết
kế, thực thi chế độ bầu cử tiến bộ, phù hợp, thực sự dân chủ là công việc quan trọng
hàng đầu đối với bất cứ cơ quan chính quyền nhà nước, cũng như đối với tất cả các
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của một quốc gia. Ở chủ đề này, nhóm
05 đã tìm hiểu và trình bày những nội dung chính như sau: Đầu tiên, nhóm đưa ra
những hiểu biết về cách thức cơ bản để mọi người dân thực hiên quyền lực nhà
nước. Tiếp theo là phân tích cách loại hình bầu cử. Từ đó, nhóm đặc biệt đi sâu vào
việc tìm hiểu, phân tích, so sánh các hoạt động bầu cử ở một số quốc gia. Bên cạnh
đó, trong mỗi phần, nhóm đều đưa ra các ví dụ minh họa cho bài báo cáo đầy đủ và
giúp người đọc dễ hiểu hơn.

4
PHẦN B: NỘI DUNG
I. Khái niệm và bản chất của bầu cử

1. Khái niệm: Bầu cử là gì?

Có nhiều định nghĩa về bầu cử, tuy nhiên, từ góc độ chung nhất có thể hiểu:
bầu cử là một quy trình chính trị - pháp lý, trong đó người dân tự do bỏ phiếu lựa
chọn những người vào làm việc trong bộ máy Nhà nước để thay mặt mình quản
lý xã hội.[1]

Trong Chính trị học, bầu cử là cách cơ bản nhất của người dân ràng buộc
những quan chức nhà nước phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình.

Thông qua bỏ phiếu, người dân thực hiện chủ quyền nhà nước thuộc về kiểm
tra hoạt động của chính quyền. Ứng cử viên nào nhận được sự ủng hộ của đa số
cử tri và được nhiều phiếu hơn sẽ là người trúng cử.

2. Bản chất của bầu cử

Là biểu hiện cao nhất của dân chủ, vì bầu cử đúng nghĩa chỉ có thể xuất hiện
trong một xã hội dân chủ khi mà mọi người dân đều có quyền bình đẳng trước
pháp luật và có khả năng thực thi quyền bình đẳng đó.[2]

II. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước qua việc bầu cử như thế nào?

* Khái niệm: Quyền lực nhà nước là gì?

Quyền lực nhà nước (trong tiếng Anh: State Power) là quyền lực chính trị
được thực hiện bằng bộ máy nhà nước là cơ quan, là công cụ của quyền lực chính
trị. Nhà nước thể hiện một cách tập trung quyền lực chính trị.

1. Xác định tính chính đáng của các cơ quan quyền lực nhà nước

Tính chính đáng (legitimacy) trong Chính trị học được hiểu là sự chấp nhận
của người dân đối với một chế độ cai trị, hay niềm tin vào một sự “cai trị hợp lý”.

Tính chính đáng được nhận thức phổ biến nhất hiện nay là một nhà nước
hoạt động theo các nguyên tắc dân chủ và thể hiện được ý chí của nhân dân.

Dân chủ là việc trị quốc do người dân đảm nhiệm. Jaene Kirkpatrick, một

5
chính khách Mỹ, từng là Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc đã đưa ra bình luận ý
nghĩa và vai trò của bầu cử như sau:

“Các cuộc bầu cử dân chủ không chỉ đơn thuần là biểu tượng cho một thể
chế, mà là hoạt động mang tính cạnh tranh, định kỳ, đầy đủ và xác định, trong đó
các nhân vật chủ chốt của chính phủ do chính những công dân được hưởng quyền
tự do phê phán, chỉ trích chính phủ, công bố các phê phán và đề xuất các lựa chọn
khác một cách công khai.”[3]

Như vậy, bầu cử vừa là một yếu tố vừa tác động đến các yếu tố khác để tạo
nên một nền dân chủ. Thông qua việc tham gia vào quá trình bầu cử, công dân
được nâng cao hiểu biết, trách nhiệm của mình với xã hội, với cộng đồng; tạo lập
và kết nối các nhóm các tổ chức xã hội cùng tham gia vào quản trị quốc gia... Như
vậy, bầu cử tạo điều kiện để người dân tạo dựng và kiếm soát bộ máy nhà nước
hoạt động theo các tiêu chuẩn pháp quyền và dân chủ.

2. Giúp người dân thực hiện sự ủy quyền và hiện thực hóa quyền làm chủ.

Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí của nhân dân. Ý chỉ này được coi là
yếu tố cơ bản hình thành nên quyền lực nhà nước.

Trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, Rousseau đã chỉ ra rằng, nhà nước
được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của khế ước xã hội.

Hiện thực hóa quyền làm chủ (chủ quyền) của nhân dân trong xã hội là thông
qua việc bảo đảm cho nhân dân có thể lựa chọn người xứng đáng để đại diện cho
mình quản lý mọi vấn đề của xã hội.

Bằng bầu cử, nhân dân có quyền thay người xấu xa không xứng đáng với
niềm tin của nhân dân. Một xã hội dân chủ khác với một xã hội độc tài ở chỗ
người dân bình thường có quyền bỏ phiếu bầu ra hoặc có thể bãi miễn các quan
chức của họ.

“Ở mỹ cũng như bất cứ một nền dân chủ nào khác, sự đảm bảo quan trọng
nhất về trách nhiệm của chính quyền là công dân có quyền kiểm soát chính quyền
của mình thông qua bầu cử”. [4]

6
Chỉ khi một chính quyền được thiết lập nên bởi bầu cử thực chất, chính quyền
đó mới được người dân trong nước và cộng đồng quốc tế công nhận, từ đó mới có
thể tồn tại, hoạt động ổn định và lâu dài.

3. Tạo diễn đàn cho sự cạnh tranh giữa các khuynh hướng chính trị

Trong các cuộc bầu cử này, cử tri có khả năng lựa chọn giữa nhiều ứng cử
viên, giữa các chương trình, chính sách, giữa các đảng phái chính trị.

Khác với chế độ xã hội chủ nghĩa, nhà nước tư sản được tổ chức và thành
lập theo nguyên tắc phân chia quyền lực. Vì vậy, đối tượng. bầu cử trong nhà nước
tư sản được áp dụng rộng rãi hơn. Không những chỉ trực tiếp bầu ra các nghị sĩ
như trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, cử tri của nhà nước tư bản còn bầu ra các
quan chức cao thuận với mức độ phân quyền của mỗi quốc gia. Càng phân quyền
bao nhiêu, càng có bầu cử nhiều bấy nhiều và sự chịu trách nhiệm của quyền lực
nhà nước càng được gia tăng bấy nhiêu.

Ở một số nước mà nghị viện có cơ cấu hai viện, thường hạ viện là viện do
nhân dân trực tiếp bầu ra, còn Thượng viện được thành lập bằng bầu cử gián tiếp
hoặc do chỉ định, do truyền ngôi thế tập. Bầu cử trực tiếp hoặc gián tiếp là cơ sở
xác định thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Về nguyên tắc, cơ quan nhà nước
được nhân dân trực tiếp bầu ra bao giờ cũng có nhiều quyền hơn cơ quan được
hình thành bằng phương pháp bầu cử gián tiếp. Hạ nghị viện do nhân dân trực
tiếp bầu ra theo quy định của nhiều nước bao giờ cũng có nhiều quyền hơn Thượng
viện.[5] Tổng thống Mỹ do cử tri bầu cử gián tiếp, nhưng đích thực là trực tiếp
bầu ra, có nhiều quyền lực thực tế hơn Tổng thống của Cộng hoà Liên bang Đức
được bầu ra dựa trên cơ sở của nghị viện (không do dân trực tiếp hoặc gián tiếp
bầu ra).

4. Truyền thông chính trị

Truyền thông chính trị là một chức năng ít được quan tâm hơn trong bầu cử.
Thực ra, trong một cuộc vận động bầu cử, quá trình thông tin chiếm một vị trí then
chốt. Quá trình bầu cử cũng đồng thời là quá trình giáo dục chính trị cho cử tri.

Những thông tin đa dạng và nhiều chiều này sẽ giúp cho cử tri hiểu rõ hơn
7
các ứng cử viên và đây cũng là căn cứ để họ đưa ra quyết định trong ngày bầu cử.

Để thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền trong cuộc bầu cử, Ủy ban
Bầu cử tỉnh thành lập Tiểu ban thông tin, tuyên truyền về bầu cử ĐBQH khóa XV
và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trên cơ sở đó, các cơ quan,
đơn vị thành viên của Tiểu ban thông tin, tuyên truyền xây dựng kế hoạch cụ thể
về việc tuyên truyền bầu cử.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện
kế hoạch tuyên truyền bầu cử. Ban Tuyên giáo các huyện, thị xã, thành phố chỉ
đạo tuyên truyền thông qua các cuộc họp lệ chi, tổ hội, trên hệ thống truyền thanh
cấp huyện, cấp xã, chia sẻ tài liệu hỏi - đáp, thông tin các hoạt động của Ủy ban
Bầu cử các cấp.(*)

III. Các loại hình bầu cử.

1. Các loại hình bầu cử phổ biến trên thế giới.

1.1. Bầu cử theo quy tắc số nhiều/đa số.

Phương thức bầu cử đa số, hay còn gọi là phương thức bầu cử một vòng.
Theo phương thức này, người trúng cử là ứng cử viên thu được đa số phiếu thuận.
Có hai loại đa số là đa số tuyệt đối và đa số tương đối. Đa số tương đối cho phép
xác định kết quả trúng cử không cần phải đạt tới trên 50% tổng số phiếu. Ai nhiều
phiếu hơn thì người đó chiến thắng. Phương thức bầu cử đa số có một số biến thể
sau:

- Bầu cử theo lá phiếu khối (Block Vote): Biến thể này thường được áp dụng cho
những đơn vị bầu cử nhiều đại diện, trong đó cử tri bỏ phiếu để bầu một số lượng
đại biểu được phân bổ cho đơn vị bầu cử đó (hoặc ít hơn, nếu họ muốn). Ứng cử
viên nào nhận được số phiếu cao hơn thì trúng cử.

- Bầu cử theo lá phiếu khối theo đảng phái chính trị (Party Block Vote): Giống
như biến thể trên, trong biến thể này, ở mỗi đơn vị bầu cử, cử tri bầu ra một số
lượng đại biểu nhất định nhưng chọn theo đảng phái chính trị. Đảng nào chiến
thắng thì chiếm toàn bộ số ghế trong đơn vị bầu cử đó. Người thắng cử cũng không

8
cần thiết phải nhận được đa số phiếu bầu, chỉ cần nhận được nhiều phiếu nhất là
đủ.

- Bầu cử theo Lá phiếu thay thế (Alternative Vote - AV): Phương pháp này thông
thường áp dụng đối với đơn vị bầu cử đơn danh (single - member districts). Cử tri
có nhiều sự lựa chọn. Họ đánh dấu các ứng cử viên mà họ lựa chọn theo thứ tự ưu
tiên. Chẳng hạn, họ đánh dấu “1” cho ứng cử viên mà họ thích nhất, số “2” cho
ứng cử viên họ thích thứ nhì, số “3” cho ứng cử viên tín nhiệm thứ ba (hệ thống
này còn gọi là bầu cử theo ý thích). Khi tổng kết, nếu số phiếu dành cho các ứng
cử viên có ưu tiên một không đưa đến kết quả là có một ứng cử viên nào đạt đươc
đa số phiếu bầu thì ứng cử viên thứ nhất sẽ bị loại và số phiếu dành cho ứng cử
viên này sẽ đem chia cho các ứng cử viên xếp thứ hai trên phiếu bầu. Cách thức
này được áp dụng cho đến khi tìm ra được ứng cử viên đạt được đa số phiếu.

* Ưu điểm của hệ thống bầu cử theo quy tắc số nhiều/đa số:

- Đơn giản nhất và dễ dàng nhất để chọn được người đại diện bởi cách thức bỏ
phiếu lấy người ứng cử viên làm trung tâm

- Trong các nước theo chế độ đa đảng, quy tắc này giúp tạo lập chính phủ một
đảng cầm quyền ổn định trong suốt nhiệm kỳ mà không phải liên minh với các
đảng nhỏ khác, góp phần loại bỏ đại diện các đảng cực hữu ra khỏi cơ quan lập
pháp.

- Tại Mỹ quy tắc này đã góp phần tạo ra tính hình 2 đảng lớn thay nhau cầm quyền
là Cộng Hòa và Dân chủ.

- Việc bầu ra 1 người đại diện cho 1 khu vực nhất định đã góp phần tạo mối quan
hệ gắn bó khăng khít giữa các đại biểu được bầu với cử tri khu vực.

* Nhược điểm của hệ thống bầu cử theo quy tắc số nhiều/đa số:

- Ở các nước đa đảng, việc này sẽ khiến cho các đảng nhỏ bị loại một cách nhanh
chóng và khó có tỷ lệ đại diện công bằng trong cơ quan lập pháp.

- Tại Canada sau khi kết thúc cuộc bầu cử liên bang 1993 Đảng Bảo Thủ tiến bộ
đã dành được 16% số phiếu bầu, tuy nhiên họ chỉ có được 0,7% số ghế trong Quốc

9
Hội.

- Nguy cơ tạo ra các “lãnh địa” vì sự gắn kết về dòng họ, tôn giáo, sắc tộc khiến
cho các Đảng nhỏ khó tham gia hoạt động chính trị.

- Sự phụ thuộc quá lớn vào cách phân chia ranh giới khu vực bầu cử. Việc này
kéo theo sự thao túng khu vực, dẫn đến kết quả thiếu công bằng.

1.2. Bầu cử theo tỉ lệ đại diện.

Nguyên lí chung là việc chuyển số phiếu mà một đảng chính trị nhận được
trong bầu cử thành số ghế tương tự trong cơ quan lập pháp.Có hai cách bầu đại
diện tỷ lệ:

Cách thứ nhất, cử tri bỏ phiếu cho các đảng phái, sau đó đảng phái phân ghế
cho đại biểu của họ.

Ví dụ: Bầu cử Nghị viện ở Nhật Bản, ấn Độ. Theo phương thức này, cử tri
không trực tiếp bầu ra đại biểu, mà chỉ lựa chọn đảng phái mình ủng hộ. Như
vậy, việc phân ghế nghị sĩ thực ra chỉ do lãnh đạo đảng phái quyết định.

Cách thứ hai, tên của các ứng cử viên được nhóm theo danh sách đảng phái,
do đó, cử tri có thể bầu đích danh đại biểu của các đảng phái chính trị.

Ví dụ: Ý, Áo, Bỉ thực hiện bầu cử theo chế độ đại diện tỷ lệ, cử tri có thể bỏ
phiếu ưu tiên cho một trong số các ứng cử viên của một đảng nào đó mà họ lựa
chọn. Phương thức này tạo điều kiện cho cử tri có cơ hội thể hiện ý chí của mình
trong việc trực tiếp lựa chọn ứng cử viên.

* Ưu điểm của hệ thống bầu cử theo tỉ lệ đại diện:

- Bình đẳng và dân chủ nhất, cho phép thể hiện trong Quốc hội mọi xu hướng
chính trị của xã hội, coa tính hiện đại cao

- Để có thể giành được tối đa số phiếu các Đảng phái buộc phải thu hút sự chú ý,
sức ảnh hưởng của mình đến vơi tất cả người dân.

Ví dụ: Ở Nam Phi, việc bầu cử theo tỷ lệ đại diện đã tạo điều kiện cho các
đảng phái đại diện cho người da đen có tiếng nói và thúc đẩy quá trình hòa hợp
dân tộc ở nước này.
10
- Tạo điều kiện cho những đảng nhỏ cũng có đại diện trong Nghị viện.

* Nhược điểm của hệ thống bầu cử theo tỉ lệ đại diện:

- Cử tri bỏ phiếu cho đảng phái mà mình ủng hộ chứ không bỏ phiếu cho ứng cử
viên cụ thể. Bởi vậy, việc phân ghế đại biểu mà đảng phái thu được thường do các
quan chức lãnh đạo đảng quyết định. Điều đó dẫn đến sự hạn chế vai trò của các
nghị sĩ vì các nghị sĩ này không do nhân dân trực tiếp lựa chọn.

- Hạn chế việc thể hiện nguyện vọng của cử tri.

1.3. Hệ thống bầu cử hỗn hợp hoặc song song.

Các hệ thống bầu cử - nếu không nằm hoàn toàn vào một trong hai hệ thống
đã đề cập thì sẽ là loại hỗn hợp, phái sinh từ hai loại cơ bản trên. Hệ thống song
song cũng là một dạng hệ thống hỗn hợp, cử tri lựa chọn bầu đại biểu của mình
thông qua hai hệ thống bầu cử tỷ lệ đại diện theo danh sách và hệ thống bầu cử
theo số nhiều/đa số. Hệ thống bầu cử hỗn hợp thông thường là sự kết hợp giữa hệ
thống đa số với hệ thống đại diện tỉ lệ. Hệ thống hỗn hợp có hai biến cách là đại
diện tỉ lệ hỗn hợp (Mixed Member Proportional – MMP) và phương pháp song
song (parallel systems – PR)

Dưới phương pháp đại diện tỉ lệ hỗn hợp (MMP), do có sự kết hợp giữa hai
hệ thống đa số và tỉ lệ, nên thông thường, có hai loại đơn vị bầu cử được thiết kế
cùng được áp dụng: một loại đơn vị bầu cử được thiết kế theo phương pháp bầu
cử đa số – tức là theo tiêu chí địa lý (cả nước được chia thành nhiều đơn vị bầu
cử), và một loại đơn vị bầu cử được thành lập theo hệ thống bầu cử tỉ lệ (cả nước
là một đơn vị bầu cử). Theo phương pháp này, kết quả bầu cử của hai hệ thống có
sự liên hệ với nhau: số ghế của các đảng phái chính trị trong hệ thống List PR
được được bổ sung bằng tỉ lệ mà các đảng phái đó nhận được trong hệ thống đa
số nhưng không được phân bổ số ghế (số phiếu “lãng phí”- wasted votes). Chẳng
hạn, một đảng phái chính trị nhận được một lượng phiếu “lãng phí” trong cuộc
bầu cử theo đa số, thì tỉ lệ này sẽ được cộng vào (đền bù) trong hệ thống PR lists.
MMP hiện nay được áp dụng tại Albania, Bolivia, Đức, Hungary, ý, Lesotho,
Mexico, New Zealand and Venezuela.
11
Phương pháp song song (PR) cũng áp dụng đồng thời hai hệ thống đại diện
tỉ lệ và đa số. Tuy nhiên, khác với phương pháp đại diện tỉ lệ hỗn hợp, số phiếu
“lãng phí” trong hệ thống đa số không được “đền bù” trong hệ thống đại diện tỉ
lệ, có nghĩa là hai hệ thống đa số và đại diện tỉ lệ được tiến hành độc lập với nhau.
Trong cả hai biến thể đại diện tỉ lệ hỗn hợp và hệ thống song song, cử tri có thể
nhận được một phiếu bầu để đồng thời bầu cả ứng cử viên và đảng phái chính trị
(tức là một phiếu bầu cho cả hai hệ thống bầu cử), hoặc có thể nhận được hai
phiếu bầu riêng biệt, một phiếu bầu cho hệ thống đa số, một phiếu bầu cho hệ
thống đại diện tỉ lệ.

1.4 Các hệ thống bầu cử khác:

Ngoài ra, trên thế giới còn có nhưng phương pháp bầu cử không thuộc các
hệ thống bầu cử đã đề cập ở trên. Đó là:

- Phương pháp bầu cử lá phiếu duy nhất không chuyển nhượng được (Single Non-
Transferable Vote – SNTV). Mỗi cử tri chỉ bỏ một phiếu cho một ứng cử viên
(thường là ứng cử viên cụ thể, song cũng có thể là đảng phái chính trị), nhưng lại
được áp dụng đối với đơn vị bầu cử bầu nhiều đại biểu, đây là điểm khác với
phương pháp FPTP. Những ứng cử viên nhận được nhiều phiếu nhất thì trúng cử.
Phương pháp này hiện nay được áp dụng bầu cơ quan lập pháp ở Afghanistan,
Jordan, quốc gia đảo Pitcairn, Vanuatu và được áp dụng trong bầu thượng viện ở
Indonesia, Thái Lan

- Phương pháp lá phiếu hạn chế (Limited Vote), giống SNTV là áp dụng phương
pháp đa số cho những đơn vị bầu cử bầu nhiều đại biểu, nhưng khác SNTV ở chỗ,
cử tri có nhiều sự lựa chọn, nhưng ít hơn số ứng cử viên được ấn định cho đơn vị
bầu cử đó. Những ứng cử viên nhận được nhiều phiếu nhất là người thắng cử.
Phương pháp này hiện được áp dụng rộng rãi trong các cuộc bầu cử ở cấp địa
phương của một số nước.

- Phương pháp Borda Count hiện nay được áp dụng duy nhất ở quốc gia đảo nhỏ
bé Nauru ở Thái Bình Dương. Theo phương pháp này, cử tri bầu theo sự lựa chọn
theo thứ tự ưu tiên như trong hệ thống Lá phiếu thay thế. Nó được áp dụng cho cả

12
đơn vị bầu cử một đại diện và đơn vị bầu cử nhiều đại diện. Khác với phương
pháp Lá phiếu thay thế, Borda Count chỉ một lần đếm, không có sự loại trừ các
ứng cử viên. Ở Nauru, lựa chọn thứ nhất có giá trị 1, lựa chọn thứ hai có giá trị
1/2, lựa chọn thứ ba có giá trị 1/3… Kết quả, ứng cử viên nào được tổng cộng
nhiều phiếu nhất thì thắng cử.

2. Các loại hình bầu cử tại Việt Nam.

2.1. Các hình thức bầu cử trong Đảng theo Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo
Quyết định 244-QĐ/TW ngày 090/6/2014 như sau:

(1) Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:

- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ); bầu Ban Chấp hành Trung
ương.

- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ.

- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.

- Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.

- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.

- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân.

(2) Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các
trường hợp:

- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội,
đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu...).

- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

2.2. Ở Việt Nam, bầu cử được áp dụng để bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
các cấp, theo nguyên tắc : “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”.
Mỗi cử tri bầu từ 2 - 3 đại biểu Quốc hội và từ 5 - 7 đại biểu Hội đồng nhân
dân mỗi cấp.

13
Theo quy định hiện hành, các đại biểu dân cử sẽ được bầu theo đơn vị bầu
cử. Mỗi đơn vị bầu cử là một đơn vị lãnh thổ với một số lượng dân cư nhất định
được phân định nhằm mục đích bầu đại biểu. Đơn vị bầu cử để bầu đại biểu Quốc
hội và bầu đại biểu Hội đồng nhân dân thường không giống nhau. Cử tri sẽ đi bầu
các đại biểu theo đơn vị bầu cử nơi mình cư trú và bầu số lượng đại biểu đại diện
cho mình tương ứng với quy mô đơn vị bầu cử của mình, tuy nhiên mỗi cử tri
không bao giờ bầu quá 3, thực tế là 2 hoặc 3 đại diện trong Quốc hội và 5 đại diện
trong Hội đồng nhân dân.

2.3. Một số điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ thống bầu cử ở các nước
TBCN và XHCN.

“Trong xã hội hiện đại, bầu cử được xem là một trong những biểu hiện quan
trọng nhất của một nền dân chủ, vì qua đó nhân dân thể hiện chủ quyền của mình
thông qua khâu trung gian là những người đại diện. Cách thức tổ chức bầu cử
được quy định cụ thể, chặt chẽ thành hệ thống – một thiết chế quan trọng trong
hệ thống tổ chức quyền lực ở mỗi nước”.

Trong xã hội hiện đại, bầu cử được xem là một trong những biểu hiện quan
trọng nhất của một nền dân chủ, vì qua đó nhân dân thể hiện chủ quyền của mình
thông qua khâu trung gian là những người đại diện. Cách thức tổ chức bầu cử
được quy định cụ thể, chặt chẽ thành hệ thống – một thiết chế quan trọng trong hệ
thống tổ chức quyền lực ở mỗi nước. Hệ thống bầu cử là toàn bộ các quan hệ xảy
ra trong các cuộc bầu cử kể từ lúc lập danh sách cử tri, giới thiệu ứng cử viên, cho
tới giai đoạn cuối cùng là xác định và công bố kết quả bầu cử.

Ở các nước TBCN cũng như các nước XHCN, bầu cử được áp dụng trong
việc thành lập nhiều cơ quan quyền lực nhà nước khác nhau. Hệ thống bầu cử
được quy định khá phức tạp với bầu cử nhiều vòng, gián tiếp, trực tiếp, v.v.. với
những cơ chế, hình thức rất đa dạng. Trong bài viết này, tác giả cố gắng đề cập
một cách chung nhất đến những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống
bầu cử này. Như chúng ta đã biết, các nước XHCN và các nước TBCN theo đuổi
những mục tiêu chính trị khác nhau. Để đạt được các mục tiêu chính trị đó, mỗi

14
hệ thống cũng sẽ áp dụng những phương pháp bầu cử thích hợp. Mặc dù vậy, bên
cạnh những điểm khác biệt thì về hình thức, giữa hai hệ thống bầu cử này vẫn có
những điểm tương đồng nhất định.

IV. Chế độ bầu cử của một số quốc gia trên thế giới

Pháp luật bầu cử của các quốc gia bao gồm nhiều nguồn khác nhau: từ các
quy định trong hiến pháp, các luật do Quốc hội ban hành, các án lệ của tòa án liên
quan đến bầu cử...Một số quốc gia có đạo luật riêng về bầu cử, một số quốc gia
gộp chung bầu cử với một số vấn đề khác trong một đạo luật (như ở Anh có Luật
về đảng chính trị, bầu cử và trưng cầu ý dân năm 2000). Các nội dung sau đây
thường được pháp luật các quốc gia điều chỉnh: cơ quan quản lý bầu cử (Ủy ban,
Hội đồng bầu cử), đăng ký cử tri, điều kiện, thủ tục ứng cử, tài trợ bầu cử, vận
động tranh cử, truyền thông, bỏ phiếu, kiểm phiếu, giải quyết tranh chấp...

1. Chế độ bầu cử ở Hoa Kì

Hoa Kỳ theo hệ thống liên bang với 50 tiểu bang, ở cấp liên bang có các cuộc
bầu cử chính sau:

- Bầu cử Tổng thống (nhiệm kỳ 4 năm, không quá 2 nhiệm kỳ): 4 năm một lần;

- Bầu cử Hạ viện (435 thành viên, nhiệm kỳ 2 năm): 2 năm một lần;

- Bầu cử Thượng viện (100 thành viên, nhiệm kỳ 6 năm): 2 năm bầu lại 1/3.

Việc bầu Tổng thống được chia thành hai giai đoạn: Bầu cử sơ bộ để lựa
chọn ứng cử viên của đảng ra tranh cử; và các ứng cử viên chiến thắng trong Bầu
cử sơ bộ sẽ đại diện cho đảng ra tranh cử trong cuộc Tổng tuyển cử. Trong cuộc
Tổng tuyển cử, cử tri sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, dựa trên danh sách các ứng
cử viên có tên trên danh sách lá phiếu. Trên lá phiếu có thể có cả tên của ứng cử
viên độc lập (không thuộc đảng nào). Để có tên trong danh sách này, ứng cử viên
độc lập phải trình ra một số lượng chữ ký ủng hộ nhất định, chứ không theo
phương thức bầu cử sơ bộ truyền thống. Ở 50 tiểu bang, các cuộc bầu cử rất đa
dạng, gồm có: bầu cử Thống đốc bang, bầu cử Nghị viện bang, bầu cử hội đồng
địa phương, bầu cử thị trưởng, bầu cảnh sát trưởng... Một số bang còn tổ chức bầu

15
ra thẩm phán tòa án (chẳng hạn như 9 thẩm phán Tòa án Tối cao bang Texas là
được cử tri bang bầu ra). Nhưng ở hầu hết các bang của Hoa Kỳ, cũng như ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới, thẩm phán không do dân bầu ra, mà được bổ nhiệm
để bảo đảm tính độc lập của tư pháp.

2. Chế độ bầu cử ở Trung Quốc

Công dân Trung Quốc tròn 18 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử làm đại biểu
đại hội đại biểu nhân dân (Quốc hội và HĐND các cấp) (theo Điều 34 Hiến pháp
1982). Ở Trung Quốc, đại biểu đại hội đại biểu nhân dân cấp hương (xã) và huyện
được nhân dân trực tiếp bầu ra, đại biểu đại hội đại biểu nhân dân các cấp khác
(tỉnh và toàn quốc) được nhân dân bầu cử gián tiếp. Đại hội đại biểu Nhân dân
toàn quốc (Quốc hội), hiện có 2.987 đại biểu (khóa 2013-2018), mỗi năm chỉ có
một kỳ họp, được bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm thông qua một hệ thống bầu cử nhiều
cấp. Các đại biểu của Đại hội được các Đại hội đại biểu cấp tỉnh bầu ra, các đại
hội cấp tỉnh này lại được cấp dưới tỉnh bầu ra, cứ như thế cho đến cấp hành chính
thấp nhất do người dân bầu ra. Công dân Trung Quốc được trực tiếp bầu ra trưởng
thôn (village), cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 5 cấp (tỉnh, địa khu,
huyện, hương và thôn) (theo Luật năm 1987, sửa đổi năm 1998). Thôn không phải
là cấp chính quyền chính thức, chỉ là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, nhưng
ở nhiều nơi do địa bàn rộng lớn không thể quản lý hết được nên thôn đã được trao
nhiều quyền hành chính. Bầu cử trưởng thôn rất được các nhà quan sát quốc tế
quan tâm như một chỉ dấu tiềm năng về dân chủ ở quốc gia rộng lớn này. Theo
quy định của Luật Cơ bản đặc khu hành chính Ma Cao, chức vụ Trưởng Đặc khu
(Hành chính trưởng quan) do Uỷ ban bầu cử, đại diện cho các tầng lớp ở Ma Cao,
bầu ra. Tương tự, cho đến gần đây, theo Luật Cơ bản của Hồng Kông, Trưởng Đặc
khu được bầu chọn bởi Ủy ban bầu cử với khoảng 1.200 thành viên, người dân
không có quyền trực tiếp bầu. Việc chính quyền Bắc Kinh muốn cải cách theo
hướng trì hoãn không cho bầu trực tiếp Trưởng Đặc khu đã gây ra làn sóng phản
đối mạnh mẽ bởi nhiều nhà lập pháp Hồng Kông, người dân và đặc biệt là giới trẻ
trong các năm 2014 và 2015.

16
3. Chế độ bầu cử ở Anh:

Chế độ quân chủ Nghị viện với vai trò chính của Nghị viện là : thẩm tra và
chất vấn hoạt động của chính phủ, tranh luận và thông qua luật, cho phép chính
phủ nâng thuế.

Ở vương quốc Anh có ba chính đảng chính gồm: Công Đảng, Đảng Bảo thủ
và Đảng Dân chủ tự do tham gia bầu cử vào Nghị viện. Một số đảng phái chính
trị nhỏ khác cũng có đại diện trong nghị viện Vương quốc Anh và trong các cơ
quan chính quyền phân cấp ở Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland. Đảng nào giành
được đa số ghế sẽ thành lập chính phủ sau tổng tuyển cử.

Theo truyền thống, Vua đề nghị lãnh đạo của đảng giành được đa số ghế hoặc
nhận được sự ủng hộ của đa số thành viên trong Hạ Nghị viện sau tổng tuyển cử
thành lập chính phủ hay còn gọi là cơ quan hành pháp.

Chính phủ quyết định và thực hiện chính sách trong nhiệm kỳ 5 năm tiếp
theo. Mặc dù vậy, theo hiến pháp, Thủ tướng có thể yêu cầu tổ chức một cuộc
tổng tuyển cử vào bất kỳ thời điểm nào trong nhiệm kỳ của mình.

Trong thời gian bầu cử, Vương quốc Anh được chia thành nhiều đơn vị bầu
cử. Mỗi đơn vị bầu cử này bầu một Nghị sĩ trong Hạ Nghị viện theo tiêu chí lấy
từ trên xuống có nghĩa là ứng cứ viên nào có số phiếu bầu cao nhất ở mỗi đơn vị
bầu cử sẽ trúng cử.

17
KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu và phân tích các cách thức thực hiện quyền
lực của người dân, các loại hình bầu cử và việc bầu cử ở một số quốc gia, có thể
khẳng định được tầm quan trọng của việc bầu cử. Bầu cử còn thể hiện quyền làm
chủ và của nhân dân đối với vận mệnh dân tộc, quốc gia, đất nước của mình, thể
hiện quyền lực và nghĩa vụ của người dân lên bộ máy nhà nước với phương châm
“Lấy dân là gốc”.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 6 (tháng 11+12)/2005

https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/mot-so-diem-tuong-dong-va-khac-biet-
giua-he-thong-bau-cu-o-cac-nuoc-tbcn-va-xhcn-p24577.html

2. Chính sách pháp luật mới:

https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-
van-phap-luat/45564/quy-che-bau-cu-trong-dang-va-05-dieu-can-biet

3. So sánh một số hệ thống bầu cử trên Thế giới (Nghiên cứu lập pháp)

http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207544

4. Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?

https://nghiencuuquocte.org/2015/05/04/bau-cu-o-vuong-quoc-anh-dien-ra-nhu-
the-nao/

5. Tóm lược bầu cử ở Hoa Kì

https://vn.usembassy.gov/wp-content/uploads/sites/40/2016/11/elections-usa_in-
brief-2016-vn.pdf

6. Luật sư Lê Minh Trưởng, Bản chất, vai trò và nguyên tắc cơ bản của bầu cử
trong đời sống chính trị hiện đại

7. PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, Chính trị học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

8. ThS NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Các lý thuyết truyền thông chính trị và vận dụng
ở Việt Nam

9. Một số hệ thống bầu cử trên thế giới


https://phapluatdansu.edu.vn/2010/04/21/20/03/4856/?fbclid=IwAR1oDWMDM
OWkuGKIxrFlJa4z2sQQTJIX0ZgaiEcRgqiKPQw96kmMt_QwdWo

19
20

You might also like