You are on page 1of 30

TUẦN 2: BÀI TẬP VỀ NHÀ CHO PHẦN CUỐI CHƯƠNG 1

Bài 1: Hãy xem các bài tập 9 và 10 (trang 43 giáo trình chính) và lời giải tại trang 157 để giải
bài tập sau. Hoặc sinh viên có thể lập luận dựa vào cách phân tích để tính tỷ giá chéo được hướng
dẫn tại phần “Câu hỏi thảo luận” để làm bài tập sau.
Các ngân hàng yết giá S(USD/EUR) và S(CAD/USD) như bảng bên dưới. Bạn đang có EUR và
bạn muốn mua 500,000 CAD bằng số tiền EUR sẵn có. Bạn sẽ sử dụng tỷ giá chéo tốt nhất là
bao nhiêu để chỉ chi ra số EUR ít nhất cho việc mua 500,000 CAD ? Tính số EUR ít nhất chi ra.
NGÂN HÀNG S(USD/EUR) S(CAD/USD)
A 1.2528/34 1.0267/78
B 1.2533/39 1.0264/75
C 1. 2530/37 1.0269/79
D 1.2527/32 1.0266/77
E 1.2531/38 1.0270/80

Bài 2: Tính lời/lỗ dựa theo tỷ giá giao dịch bình quân:
Từ 10h00 đến 15h00, một nhà kinh doanh ngoại hối đã mua bán cặp đồng tiền USD và EUR với
các giao dịch như sau:
Mua (Bán) EUR Tỷ giá (USD/EUR) Bán (Mua) USD
4,000,000 1.1850 (4,740,000)
(2,000,000) 1.1855 2,371,000
1,000,000 1.1837 (1,183,700)
7,000,000 1.1862 (8,303,400)
(5,000,000) 1.1859 5,929,500
(3,000,000) 1.1844 3,553,200
2,000,000 Tỷ giá bình quân ? (2,373,400)
1. Tính tỷ giá giao dịch bình quân?
2. Nếu tỷ giá thị trường lúc 15h00 là 1.1863/70 USD/EUR, anh ta lời hay lỗ ?
ĐÁP ÁN
Bài 1:
Bạn là khách hàng của NH. Bạn mua CAD bằng EUR (bán EUR) theo tỷ giá Bid(CAD/EUR) do
NH yết.
(Lưu ý: Khi tính tỷ giá chéo, người ta thường chọn đồng tiền có giá trị lớn hơn làm đồng yết
nhằm để giá trị tỷ giá lớn hơn 1, khi nhân chia tỷ giá sẽ chính xác hơn. Còn nếu để đồng tiền có
giá trị nhỏ hơn làm đồng yết thì giá trị tỷ giá sẽ nhỏ hơn 1, nếu chênh lệch nhiều sẽ có nhiều con
số 0 trong phần thập phân và chỉ lấy 4 số thập phân khác 0 sau các số 0, làm giảm đi sự chính
xác khi nhân chia tỷ giá.
Trong bài tập trên, EUR có giá trị lớn hơn CAD nên EUR là đồng yết và cần tính tỷ giá chéo
CAD/EUR.. Vậy cần đứng vị thế nhà tạo thị trường (Ngân hàng) và đồng yết (EUR), ta lập luận
như sau: Bạn mua CAD là bán EUR → NH sẽ mua EUR theo giá mua Bid(CAD/EUR) do NH
yết.)
Theo cách phân tích:
Bid(CAD/EUR) = Bid(CAD/USD) x Bid(USD/EUR) (hai tỷ giá giống với đề bài nên giữ nguyên,
không cần đổi tỷ giá).
Để bạn chi ra số EUR ít nhất khi mua 500,000 CAD theo tỷ giá Bid(CAD/EUR), nói cách khác
bạn muốn bán ra ít EUR nhất (có lợi nhất) theo giá Bid(CAD/EUR) thì đòi hỏi giá
Bid(CAD/EUR) này phải cao nhất (giá bán cao nhất).
Vậy Bid(CAD/EUR)max = Bid(CAD/USD)max * Bid(USD/EUR)max
= Bid(CAD/USD)NH E * Bid(USD/EUR)NH B = 1.0270 * 1.2533 = 1.2871
Vậy tỷ giá chéo tốt nhất là 1.2871CAD/EUR để chi ra ít EUR nhất khi mua 500,000 CAD. Số
EUR ít nhất chi ra là:
500,000 CAD / 1.2871 = 388,470 EUR.
Bài 2:
Mua (Bán) EUR Tỷ giá (USD/EUR) Bán (Mua) USD
4,000,000 1.1850 (4,740,000)
(2,000,000) 1.1855 2,371,000
1,000,000 1.1837 (1,183,700)
7,000,000 1.1862 (8,303,400)
(5,000,000) 1.1859 5,929,500
(3,000,000) 1.1844 3,553,200
TC: 2,000,000 TC: (2,373,400)

1. Tỷ giá giao dịch bình quân:


S(USD/EUR) = 2,373,400 USD / 2,000,000 EUR = 1.1867
Đây cũng được xem như là giá vốn của nhà kinh doanh cho tất cả các giao dịch mà anh ta đã
thực hiện trong khoảng thời gian từ 10h00 đến 15h00.
2. Nếu tỷ giá thị trường lúc 15h00 là 1.1863/70 USD/EUR, anh ta lời hay lỗ ?
Nhà kinh doanh đang ở trạng thái trường EUR nên nếu tỷ giá USD/EUR tăng (cao hơn giá vốn
bình quân) thì anh ta sẽ có lời nếu bán EUR, còn nếu tỷ giá USD/EUR giảm (thấp hơn giá vốn
bình quân) thì anh ta sẽ lỗ nếu bán EUR. Nhà kinh doanh sẽ bán EUR theo giá mua thị trường
yết mà tỷ giá mua lúc 15h00 là 1.1863USD/EUR thấp hơn tỷ giá vốn bình quân là
1.1867USD/EUR nên nhà kinh doanh bị lỗ.

TUẦN 3: ĐÁP ÁN BÀI TẬP VỀ NHÀ CHO CHƯƠNG 2

BÀI 2 :
Hai ngân hàng A và B tại hai thị trường ngọai hối khác nhau yết giá CAD và GBP như sau :
Ngân hàng A : 1.7554 – 1.7568 CAD/GBP
Ngân hàng B : 1.7516 – 1.7531 CAD/GBP
1. Có cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá trong trường hợp này không ? Giải thích tại sao có
hoặc không ? Nếu có cơ hội, nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá trong trường hợp này được
thực hiện như thế nào ?
2. Trong trường hợp có cơ hội, nếu bạn đầu tư 7,000,000 GBP, bạn hãy tính tóan rõ cho từng
bước giao dịch để thực hiện nghiệp vụ và cho biết lợi nhuận bạn thu được là bao nhiêu ? Tính tỷ
suất lợi nhuận trong trường hợp này.
3. Nếu cần tính tóan nhanh tỷ suất lợi nhuận trước để xác định có nên đầu tư vào cơ hội này hay
không, bạn sẽ tính như thế nào ?

BÀI 3 :
Tại thời điểm 10h00 A.M. ngày 15/11/20XX, có các thông tin về tỷ giá các cặp đồng tiền ở 3
trung tâm ngoại hối khác nhau như sau :
Trung tâm A : 1.4367 – 1.4376 SGD/USD
Trung tâm B : 108.12 – 108.28 JPY/USD
Trung tâm C : 75.49 – 75.66 JPY/SGD
1. Bằng cách tính tỷ giá chéo giữa hai thị trường B và C để so sánh với tỷ giá được yết tại thị
trường A, hãy cho biết có tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá hay không ? Giải thích tại
sao có hoặc không ?
2. Nếu có tồn tại cơ hội, hãy xác định quy trình kinh doanh bằng cách vẽ mô hình tam giác.
3. Trong trường hợp có cơ hội, nếu bạn có vốn là 40,000,000 JPY (bốn mươi triệu JPY), hãy tính
tóan từng bước giao dịch để xác định lợi nhuận là bao nhiêu (bỏ qua chi phí cho hoạt động kinh
doanh này) ? Tính tỷ suất lợi nhuận.
4. Nếu cần tính tóan nhanh tỷ suất lợi nhuận trước để xác định có nên đầu tư vào cơ hội này hay
không, bạn sẽ tính như thế nào ?
BÀI 4 :
Các ngân hàng thuộc các thị trường khác nhau yết giá S(USD/EUR) và S(CAD/USD) như bảng
bên dưới :
NGÂN HÀNG S(USD/EUR) S(CAD/USD)
A 1.4528/34 1.0567/78
B 1.4533/39 1.0569/79
C 1.4530/37 1.0564/75
D 1.4527/35 1.0566/77
E 1.4531/38 1.0570/80
1. Bạn sẽ sử dụng tỷ giá chéo S(CAD/EUR) tốt nhất là bao nhiêu để chỉ bỏ ra số tiền CAD ít nhất
khi mua EUR ?
2. Bạn sẽ sử dụng tỷ giá chéo S(CAD/EUR) tốt nhất là bao nhiêu để thu được số tiền CAD nhiều
nhất khi bán EUR ?
3. Cùng lúc, bạn yêu cầu ngân hàng F thuộc một thị trường khác báo tỷ giá S(CAD/EUR) và họ
báo giá là 1.5403 – 1.5411 CAD/EUR. Bạn đang có vốn là 5,000,000 USD. Có cơ hội kinh doanh
chênh lệch tỷ giá cho bạn không ? Nếu có, giải thích tại sao có ? Tính số lợi nhuận thu được bằng
cách thực hiện từng bước giao dịch và tính tỷ suất sinh lời/vốn kinh doanh.
ĐÁP ÁN
BÀI 2:
Ngân hàng A : 1.7554 – 1.7568 CAD/GBP
Ngân hàng B : 1.7516 – 1.7531 CAD/GBP
1. Có cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá vì Sb của NH A = 1.7554 CAD/GBP > Sa của NH B
= 1.7531 CAD/GBP.
* Như vậy, nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá được thực hiện như sau :
- Mua GBP, bán CAD tại NH B theo tỷ giá Sa = 1.7531 CAD/GBP
- Bán GBP, mua CAD tại NH A theo tỷ giá Sb = 1.7554 CAD/GBP
2. Nếu vốn ban đầu là 7,000,000 GBP, cần bán GBP trước tại NH A và mua lại GBP tại NH B.
Cụ thể kinh doanh như sau :
* Bán GBP để mua CAD tại NH A theo tỷ giá 1.7554 CAD/GBP. Số CAD thu được:
7,000,000 GBP x1.7554 = 12,287,800 CAD
* Bán CAD, mua lại GBP tại NH B theo tỷ giá 1.7531 CAD/GBP. Số GBP thu được:
212,287,800 CAD / 1.7531 = 7,009,184 GBP
* Lợi nhuận thu được: 7,009,184 GBP – 7,000,000 GBP = 9,184 GBP
* Tỷ suất lợi nhuận: 9,184 GBP / 7,000,000 GBP x 100% = 0.13%
3. Công thức tính nhanh lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Tính nhanh tỷ suất lợi nhuận : (1.7554 /1.7531 – 1) x 100% = 0.13%
Tính nhanh lợi nhuận : ((1.7554 /1.7531) – 1) x 7,000,000 GBP = 9,184 GBP
BÀI 3:
1. Tính tỷ giá chéo SGD/USD giữa hai thị trường B và C như sau :
Bid(SGD/USD) = Bid(SGD/JPY) x Bid(JPY/USD) = Bid(JPY/USD) /Ask(JPY/SGD) = 108.12/
75.66 = 1.4290
Ask(SGD/USD) =Ask(SGD/JPY) x Ask(JPY/USD) = Ask(JPY/USD) /Bid(JPY/SGD) = 108.28/
75.49 = 1.4344
Như vậy : SB&C (SGD/USD) = 1.4290 – 1.4344
Tại TT C : SA (SGD/USD) = 1.4367 – 1.4376
So sánh hai cặp tỷ giá này, ta thấy rõ ràng là có cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá bởi vì Sa B&C
(SGD/USD) = 1.4344 < Sb A (SGD/USD) = 1.4367.
2. Trong trường hợp này, nhận thấy rằng đồng tiền yết giá USD được định giá cao tại thị trường
A nên cần bán USD, mua SGD tại thị trường A. Từ đây, xác định được quy trình kinh doanh
chênh lệch tỷ giá bằng mô hình tam giác như sau:

USD

Thị trường B Thị trường A

JPY SGD

Thị trường C
3. Tính lợi nhuận thu được từ quy trình kinh doanh chênh lệch tỷ giá theo mô hinh tam giác ở
trên với số vốn ban đầu là 40,000,000 JPY.
* Bán 40,000,000 JPY, mua USD tại thị trường B với mức tỷ giá bán ra 108.28JPY/USD.
Số tiền USD thu đuợc :
40,000,000 JPY / 108.28 = 369,413 USD
* Bán 369,413 USD, mua SGD tại thị trường A với mức tỷ giá mua vào 1.4367 SGD/USD.
Số tiền SGD thu đuợc :
369,413 USD x 1.4367 = 530,736 SGD
* Bán 530,736 SGD, mua JPY tại thị trường C với mức tỷ giá mua vào 75.49USD/EUR.
Số tiền JPY thu đuợc :
530,736 SGD x 75.49 = 40,065,185 JPY
* Trải qua các bước giao dịch, từ số vốn 40,000,000 JPY ban đầu, ta thu được lợi nhuận
như sau :
40,065,185 JPY - 40,000,000 JPY = 65,185 JPY
* Tỷ suất sinh lời / vốn kinh doanh (Tỷ suất lợi nhuận)
65,185 JPY / 40,000,000 JPY x 100% = 0.16%
4. Tính nhanh tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận = (1..4367/ 1.4344 – 1) x 100% = 0.16%
Tính nhanh lợi nhuận : ((1..4367/ 1.4344) – 1) x 40,000,000 JPY = 64,138 JPY.
Hoặc : ((1..4367 x 75.49/ 108.28) – 1) x 40,000,000 JPY = 65,195 JPY
BÀI 4:
1. Bạn là khách hàng của NH. Bạn mua EUR và chi ra (bán ra) CAD theo tỷ giá Ask(CAD/EUR)
do NH yết.
Mà Ask(CAD/EUR) = Ask(CAD/USD) x Ask(USD/EUR).
Để bạn mua EUR và chỉ chi ra (bán ra) ít CAD nhất theo tỷ giá Ask(CAD/EUR) thì đòi hỏi giá
Ask(CAD/EUR) này phải thấp nhất (giá mua thấp nhất).
Vậy Ask(CAD/EUR)min = Ask(CAD/USD)min * Ask(USD/EUR)min
= Ask(CAD/USD)NH C * Ask(USD/EUR)NH A = 1.0575 * 1.4534 = 1.5370
Vậy tỷ giá chéo Ask(CAD/EUR) tốt nhất là 1.5370CAD/EUR để chi ra ít CAD nhất khi mua
EUR.
2. Bạn là khách hàng của NH. Bạn mua CAD bằng EUR (bán EUR) theo tỷ giá Bid(CAD/EUR)
do NH yết.
Mà Bid(CAD/EUR) = Bid(CAD/USD) x Bid(USD/EUR).
Để bạn bán ra EUR và thu về (mua) nhiều CAD nhất theo tỷ giá Bid(CAD/EUR) thì đòi hỏi giá
Bid(CAD/EUR) này phải cao nhất (giá bán cao nhất).
Vậy Bid(CAD/EUR)max = Bid(CAD/USD)max * Bid(USD/EUR)max
= Bid(CAD/USD)NH E * Bid(USD/EUR)NH B = 1.0570 * 1.4533 = 1.5361
Vậy tỷ giá chéo Bid(CAD/EUR) tốt nhất là 1.5361CAD/EUR để thu về nhiều CAD nhất khi bán
EUR.
3. Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá
TG chéo tốt nhất: STGC (CAD/EUR) = 15361 – 1.5370
Tại NH F: SF (CAD/EUR) = 1.5403 – 1.5411
So sánh hai cặp tỷ giá này, ta thấy rõ ràng là có cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá bởi vì Sa TCG
(CAD/EUR) = 1.5370 < Sb F (CAD/EUR) = 1.5403.
* Trong trường hợp này, nhận thấy rằng đồng tiền yết giá EUR được định giá cao tại NH F nên
cần bán EUR, mua CAD tại NH F. Từ đây, xác định được quy trình kinh doanh chênh lệch tỷ giá
bằng mô hình tam giác như sau:
(Ngoài NH F, hai ngân hàng còn lại trong mô hình tam giác là hai ngân hàng được sử dụng để
tính ra tỷ giá chéo 1.5370 CAD/EUR thuộc cặp tỷ giá tạo nên cơ hội kinh doanh. Sở dĩ phải là
hai ngân hàng này vì thực chất tỷ giá chéo 1.5370 CAD/EUR sẽ được tính bằng việc mua bán
CAD và EUR thông qua đồng tiền trung gian USD tại hai ngân hàng này).

USD

Ngân hàng C Ngân hàng A

CAD EUR

Ngân hàng F

Tính lợi nhuận thu được từ quy trình kinh doanh chênh lệch tỷ giá theo mô hinh tam giác ở trên
với số vốn ban đầu là 5,000,000 USD.
* Bán 5,000,000 USD, mua EUR tại ngân hàng A với mức tỷ giá bán ra 1.4534USD/EUR.
Số tiền EUR thu đuợc :
5,000,000 USD / 1.4534 = 3,440,209 EUR
* Bán 3,440,209 EUR, mua CAD tại ngân hàng F với mức tỷ giá mua vào
1.5403CAD/EUR. Số tiền CAD thu đuợc :
3,440,209 EUR x 1.5403 = 5,298,954 CAD
* Bán 5,298,954 CAD, mua USD tại ngân hàng C với mức tỷ giá bán ra 1.0575CAD/USD.
Số tiền USD thu đuợc :
5,298,954 CAD / 1.0575 = 5,010,831 USD
* Trải qua các bước giao dịch, từ số vốn 5,000,000 USD ban đầu, ta thu được lợi nhuận
như sau :
5,010,831 USD - 5,000,000 USD = 10,831 USD
* Tỷ suất sinh lời / vốn kinh doanh (Tỷ suất lợi nhuận)
10,831 USD / 5,000,000 USD x 100% = 0.22%

ĐÁP ÁN BÀI TẬP VỀ NHÀ CHO TUẦN 4 – PHẦN ĐẦU CHƯƠNG 3

BÀI TẬP 1 :
Có các bảng điểm kỳ hạn và bảng lãi suất của ngân hàng như bên dưới :
Bảng điểm kỳ hạn
Tỷ giá Điểm kỳ hạn Điểm kỳ Điểm kỳ Điểm kỳ hạn
giao 1 tháng hạn 2 tháng hạn 3 tháng 6 tháng
ngay
S(USD/ 1.4312/2 5–9 12 – 19 23 – 32 41 – 57
EUR) 5 21 – 16 46 – 38 67 – 56 126 – 112
S(CHF/USD 1.1285/9 6–3 14 – 8 24 -15 42 – 29
) 5 40 – 37 103 – 98 148 -141 243 – 232
S(USD/GBP 1.6367/7
) 2
S(JPY/USD) 98.38/48
Bảng lãi suất
1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng
(%/năm) (%/năm) (%/năm) (%/năm)
USD 4.92 – 5.02 4.72 – 4.82 4.62 – 4.72 4.60 – 4.66
CHF 3.25 – 3.38 3.25 – 3.38 3.25 – 3.38 3.19 – 3.32
GBP 5.34 – 5.43 5.31 – 5.40 5.25 – 5.37 5.12 – 5.29
JPY 0.02 – 0.14 0.06 – 0.12 0.06 – 0.12 0.06 – 0.12
EUR 3.05 – 3.30 3.16 – 3.33 3.31 – 3.47 3.49 – 3.64
1. Thông qua các cặp tỷ giá được xem xét là : JPY/CHF; EUR/GBP; CHF/GBP; JPY/EUR;
CHF/EUR; JPY/GBP và GBP/EUR, hãy cho biết trong từng cặp tỷ giá, đồng tiền nào có điểm
kỳ hạn gia tăng và đồng tiền nào có điểm kỳ hạn khấu trừ bằng cách chỉ dựa vào bảng lãi suất và
không cần tính tóan ?
2. Một xí nghiệp yêu cầu ngân hàng yết giá kỳ hạn 6 tháng đối với EUR/GBP. Ngân hàng sẽ báo
giá như thế nào cho xí nghiệp biết rằng ngân hàng muốn có lợi nhuận là 7 điểm ở cả hai chiều
mua vào và bán ra ? (Dùng phương pháp lãi suất bằng cách dựa vào bảng lãi suất).
3. Một khách hàng Nhật muốn bán JPY lấy CHF kỳ hạn 1 tháng. Tính tỷ giá F(JPY/CHF) kỳ hạn
1 tháng áp dụng cho khách hàng này ? (Dùng phương pháp điểm kỳ hạn bằng cách dựa vào bảng
điểm kỳ hạn).
4. Tính tỷ giá F(GBP/EUR) kỳ hạn 3 tháng áp dụng cho một khách hàng Đức muốn mua GBP
kỳ hạn 3 tháng ? (Dùng phương pháp điểm kỳ hạn bằng cách dựa vào bảng điểm kỳ hạn).
ĐÁP ÁN
BÀI TẬP 1 :
1. Dựa vào quy luật : Trong giao dịch ngọai hối kỳ hạn, đồng tiền nào có lãi suất thấp hơn thì
tăng giá kỳ hạn để xem xét đồng tiền nào có điểm kỳ hạn gia tăng hay khấu trừ.
Chẳng hạn, xét cặp tỷ giá JPY/CHF, theo bảng lãi suất, JPY luôn có lãi suất thấp hơn CHF ở các
kỳ hạn nên ở tất cả các kỳ hạn 1, 2, 3, 6 tháng ; JPY tăng giá kỳ hạn và CHF giảm giá kỳ hạn hay
nói cách khác, JPY có điểm kỳ hạn gia tăng và CHF có điểm kỳ hạn khấu trừ.
Ví dụ khác, xét cặp tỷ giá CHF/EUR, theo bảng lãi suất, EUR có lãi suất thấp hơn CHF ở các kỳ
hạn 1 và 2 tháng. Tuy nhiên, EUR lại có lãi suất cao hơn CHF ở các kỳ hạn 3 và 6 tháng . Vì
vậy, ở các kỳ hạn 1 và 2 tháng, EUR có điểm kỳ hạn gia tăng và CHF có điểm kỳ hạn khấu trừ.
Nhưng ở các kỳ hạn 3 và 6 tháng, ngược lại, CHF có điểm kỳ hạn gia tăng và EUR có điểm kỳ
hạn khấu trừ.
Tương tự, bạn đọc hãy tự làm cho các cặp tỷ giá khác.
2. Tính tỷ giá chéo:
S(EUR/GBP) = Bid(USD/GBP)/Ask(USD/EUR) – Ask(USD/GBP)/Bid(USD/EUR)
= 1.6367/1.4325 – 1.6372/ 1.4312 = 1.1425 - 1.1439
Fb 6m hv (EUR/GBP) = Sb x (1 + ib 6m EUR) / (1 + i*a 6m GBP)
= 1.1425 x (1 + 3.49% x 6/12) / (1 + 5.29% x 6/12) = 1.1324
Fab 6m hv (EUR/GBP) = Sa x (1 + ia 6m EUR) / (1 + i*b 6m GBP)
= 1.1439 x (1 + 3.64% x 6/12) / (1 + 5.12% x 6/12) = 1.1356
Để có lợi nhuận 7 điểm ở cả chiều mua và chiều bán, ngân hàng cần giảm giá mua hòa vốn 7
điểm và tăng giá bán hòa vốn 7 điểm, cụ thể:
Fb 6m = Fb 6m hv – 7 điểm = 1.1324 – 0.0007 = 1.1317 EUR/GBP
Fa 6m = Fa 6m hv + 7 điểm = 1.1356 + 0.0007 = 1.1363 EUR/GBP
Ngân hàng yết giá cho xí nghiệp : 1.1317 – 1.1363 EUR/GBP
3. Khách hàng bán JPY lấy CHF kỳ hạn 1 tháng theo tỷ giá bán ra Fa(JPY/CHF) kỳ hạn 1 tháng.
Như vậy áp dụng tính tỷ giá chéo cho Fa (JPY/CHF), ta có:
Fa 1m (JPY/CHF) = Fa (JPY/USD) / Fb (CHF/USD)
Mà : Fa 1m (JPY/USD) = Sa (JPY/USD) – FMa 1m (JPY/USD) = 98.48 – 0.37 = 98.11
Fb 1m (CHF/USD) = Sb(CHF/USD) – FMb 1m (CHF/USD) = 1.1285 – 0.0021 = 1.1264
Vậy Fa 1m (JPY/CHF) = Fa 1m (JPY/USD) / Fb 1m(CHF/USD) = 98.11/ 1.1264 = 87.10
Tỷ giá chéo bán ra F(JPY/CHF) kỳ hạn 1 tháng tính được là 87.10 JPY/CHF
4. Khách hàng Đức sẽ mua GBP kỳ hạn 3 tháng, thanh tóan bằng nội tệ EUR theo tỷ giá chéo
mua vào Fb(GBP/EUR) kỳ hạn 3 tháng.
Fb 3m (GBP/EUR) = Fb 3m (USD/EUR) / Fa 3m (USD/GBP)
Trong đó:
Fb 3m(USD/EUR) = Sb (USD/EUR) + FMb 3m(USD/EUR) = 1.4312 + 0.0023 = 1.4335
Fa 3m (USD/GBP) = Sa (USD/GBP) - FMa 3m (USD/GBP) = 1.6372 – 0.0015 = 1.6357
Vậy Fb3m(GBP/EUR) = Fb3m(USD/EUR)/ Fa3m(USD/GBP) = 1.4335/1.6357 = 0.8763
Tỷ giá chéo mua vào Fb (GBP/EUR) kỳ hạn 3 tháng tính được là 0.8763 GBP/EUR.

ĐÁP ÁN BÀI TẬP VỀ NHÀ CHO TUẦN 5 – PHẦN CUỐI CHƯƠNG 3

BÀI TẬP 1 :
Ngân hàng A yết giá : Spot : 1.1541 – 1.1549 CAD/USD
6-month Forward : 68 – 52
Một nhà nhập khẩu Mỹ sẽ phải thanh tóan tiền hàng nhập khẩu là 4,500,000 CAD vào 6 tháng
nữa và anh ta muốn sử dụng hợp đồng kỳ hạn với Ngân hàng A để bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
1. Tính tỷ giá kỳ hạn 6 tháng F(CAD/USD) mua vào và bán ra do Ngân hàng A yết giá.
2. Hãy cho biết rủi ro tỷ giá mà nhà nhập khẩu Mỹ đang đối mặt là gì ? Anh ta sẽ làm gì nếu sử
dụng giao dịch ngọai hối kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khỏan thanh tóan nhập khẩu sẽ trả
vào 6 tháng tới ?
3. Tính số USD anh ta chi ra khi sử dụng giao dịch ngọai hối kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
4. Nếu vào thời điểm hợp đồng đến hạn sau 6 tháng nữa, tỷ giá giao ngay trên thị trường là 1.1436
- 1.1445 CAD/USD, hãy giải thích bằng lập luận (không sử dụng tính tóan) rằng anh ta sử dụng
hợp đồng kỳ hạn là có hiệu quả hay không ? Tính mức lãi (hoặc lỗ) cho nhà nhập khẩu khi sử
dụng hợp đồng kỳ hạn trong trường hợp này.
BÀI TẬP 2 :
Hiện tại, một nhà xuất khẩu Hồng Kông có khỏan thu xuất khẩu 5,000,000 USD sẽ thu sau 2
tháng nữa. Nhà xuất khẩu này liên hệ với ngân hàng của bạn yêu cầu yết tỷ giá kỳ hạn 2 tháng
F(HKD/USD). Thông tin trên thị trường hiện có như sau :
- Tỷ giá giao ngay : 7.7632 – 7.7643 HKD/USD
- Lãi suất kỳ hạn 2 tháng của HKD : 3.80% – 4.05%/năm
- Lãi suất kỳ hạn 2 tháng của USD : 4.50% – 4.70%/năm
1. Tính tỷ giá kỳ hạn 2 tháng F(HKD/USD) mua vào và bán ra hòa vốn cho ngân hàng bạn ?
2. Nếu ngân hàng bạn muốn có lợi nhuận là 8 điểm ở chiều mua vào và 12 điểm ở chiều bán ra
thì sẽ phải yết tỷ giá kỳ hạn 2 tháng F(HKD/USD) cho khách hàng là bao nhiêu?
3. Nhà xuất khẩu Hồng Kông đang đối mặt rủi ro tỷ giá là gì ? Anh ta sẽ làm gì nếu sử dụng giao
dịch ngọai hối kỳ hạn tại ngân hàng bạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá khỏan thu xuất khẩu ?
4. Khi sử dụng giao dịch ngọai hối kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khỏan thu xuất khẩu, số
HKD anh ta thu về đuợc là bao nhiêu ?
5. Nếu nhà xuất khẩu sử dụng thị trường tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá , anh ta sẽ thực hiện như
thế nào ? Hãy lập bảng luồng tiền để tính số HKD anh ta thu được vào 2 tháng sau.
ĐÁP ÁN:
BÀI TẬP 1 :
1. Tính tỷ giá kỳ hạn 6 tháng F(CAD/USD):
Vì FMb 6m = 68 điểm > FMa 6m = 52 điểm nên đây là điểm kỳ hạn khấu trừ. Như vậy:
Fb 6m (CAD/USD) = Sb – FMb 6m = 1.1541 – 0.0068 = 1.1473
Fa 6m (CAD/USD) = Sa – FMa 6m = 1.1549 – 0.0052 = 1.1497
F6m = 1.1473 – 1.1497 CAD/USD
2. Nhà nhập khẩu Mỹ có khỏan phải trả bằng ngọai tệ là 4,500,000 CAD vào 6 tháng tới, như
vậy anh ta sẽ đối mặt rủi ro tỷ giá: ngọai tệ CAD sẽ tăng giá so với USD vào thời điểm 6 tháng
sau. Vì CAD đóng vai trò đồng tiền định giá trong tỷ giá CAD/USD nên CAD tăng giá có nghĩa
là tỷ giá CAD/USD giảm xuống ở thời điểm 6 tháng sau thì anh ta sẽ phải chi ra số nội tệ USD
nhiều hơn để thanh tóan cho khỏan phải trả 4,500,000 CAD.
Như vậy, để phòng ngừa rủi ro CAD tăng giá trong tương lai, anh ta sẽ bảo hiểm rủi ro bằng cách
mua kỳ hạn 6 tháng cho khỏan phải trả là 4,500,000 CAD từ ngân hàng A tại mức tỷ giá kỳ hạn
mua vào 6 tháng là 1.1.473 CAD/USD do ngân hàng A yết giá.
3. Số USD chi ra khi sử dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn:
4,500,000 CAD / 1.1473 = 3,922,252 USD
4. Như câu 1 đã phân tích, nếu tỷ giá CAD/USD càng giảm thì số USD nhà nhập khẩu Mỹ chi ra
để mua CAD sẽ càng nhiều tức anh ta bị thiệt hại nhiều hơn.
Nếu không bảo hiểm rủi ro tỷ giá, vào 6 tháng sau, nhà nhập khẩu Mỹ sẽ phải mua giao ngay
4,500,000 CAD theo tỷ giá giao ngay mua vào là 1.1436 CAD/USD < tỷ giá kỳ hạn anh ta đã ký
kết là 1.1473 CAD/USD. Điều này có nghĩa là nếu anh ta mua 4,500,000 CAD trên thị trường
giao ngay 6 tháng sau thì sẽ phải chi ra nhiều USD hơn so với việc anh ta mua 4,500,000 CAD
theo hợp đồng kỳ hạn 6 tháng với Ngân hàng A.
Như vậy, trong trường hợp này, anh ta sử dụng hợp đồng kỳ hạn là có hiệu quả.
* Mức lãi (số USD tiết kiệm được) khi dùng hợp đồng kỳ hạn bảo hiểm rủi ro tỷ giá:
(4,500,000 CAD / 1.1436) – 3,922,252 USD = 12,690 USD.
BÀI TẬP 2 :
1. Tính tỷ giá kỳ hạn mua vào – bán ra hòa vốn 2 tháng
Fb hv 2m(HKD/USD) = Sb x (1 + ib HKD) / (1 + i*a USD)
= 7.7632 x (1 + 3.8% x 2/12) / (1 + 4.7% x 2/12) = 7.7516
Fa hv 2m(HKD/USD) = Sa x (1 + ia HKD) / (1 + i*b USD)
= 7.7643 x (1 + 4.05% x 2/12) / (1 + 4.5% x 2/12) = 7.7585
Vậy F2m hv = 7.7516 – 7.7585 HKD/USD
2. Tính tỷ giá kỳ hạn F2m(HKD/USD) yết cho khách hàng
Muốn có lợi nhuận là 8 điểm ở chiều mua và 12 điểm ở chiều bán thì ngân hàng cần giảm 8 điểm
ở tỷ giá mua hòa vốn và tăng 12 điểm ở tỷ giá bán hòa vốn nên sẽ yết tỷ giá cho khách hàng như
sau:
Fb 2m(VND/USD) = Fb hv 2m(VND/USD) – 8 điểm = 7.7516 – 0.0008 = 7.7508
Fa 2m(VND/USD) = Fa hv 2m(VND/USD) + 12 điểm = 7.7585 + 0.0012 = 7.7597
Vậy ngân hàng cần yết cho khách hàng: F2m = 7.7508 – 7.7597 HKD/USD
3. Nhà xuất khẩu Hồng Kông có khỏan phải thu ngọai tệ 5,000,000 USD vào 2 tháng tới, như
vậy anh ta sẽ đối mặt rủi ro tỷ giá: ngọai tệ USD giảm giá so với HKD vào thời điểm 2 tháng
sau, tức tỷ giá (HKD/USD) giảm xuống ở thời điểm 2 tháng sau thì anh ta sẽ thu về số nội tệ
HKD ít hơn khi chuyển khỏan thu xuất khẩu 5,000,000 USD sang HKD.
Như vậy, để phòng ngừa rủi ro USD giảm giá trong tương lai, anh ta sẽ bảo hiểm rủi ro tỷ giá
bằng cách bán kỳ hạn 2 tháng khỏan thu xuất khẩu 5,000,000 USD cho ngân hàng tại mức tỷ giá
kỳ hạn mua vào 2 tháng do ngân hàng yết giá. là 7.7508 HKD/USD.
4. Số HKD nhà xuất khẩu thu được khi sử dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ
giá : 5,000,000 USD x 7.7508 = 38,754,000 HKD
5. Nếu sử dụng thị trường tiền tệ bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nhà xuất khẩu sẽ vay USD 2 tháng, bán
USD vay được để mua giao ngay HKD, sau đó đầu tư HKD 2 tháng.
LẬP BẢNG LUỒNG TIỀN :
Thời Luồng tiền
Giao dịch
điểm USD HKD
Vay USD 2 tháng (4.70%/năm) + 4,961,138
Mua giao ngay HKD (7.7632HKD/USD) - 4,961,138 + 38,514,306
Hiện Đầu tư HKD 2 tháng (3.80%/năm) - 38,514,306
tại
Luồng tiền ròng 0 0

Thu hồi vốn và lãi đầu tư HKD + 38,758,230


Thu xuất khẩu bằng USD + 5,000,000
2 tháng
sau Hòan trả nợ và lãi vay USD – 5,000,000

Luồng tiền ròng 0 + 38,758,230

Số HKD thu về ở 2 tháng sau : 38,758,230 HKD.

ĐÁP ÁN BÀI TẬP VỀ NHÀ CHO CHƯƠNG 4

BÀI TẬP 1 :
Vào ngày hôm nay, một công ty New Zealand nhập khẩu lô hàng trị giá 5,000,000 USD, thời
gian thanh tóan tiền hàng nhập khẩu là 3 tháng sau. Trong khi đó, công ty lại vừa thu được khỏan
vốn và lãi đầu tư vào tín phiếu kho bạc Mỹ là 5,000,000 USD và đang cần trả tiền hàng cho đối
tác trong nước. Vì thế, công ty quyết định sử dụng giao dịch hóan đổi ngọai hối để xử lý tình
huống này. Biết rằng thông tin trên thị trường vào ngày hôm nay như sau :
Spot : 0.7534 – 0.7544 USD/NZD
3-month swap / forward : 48 – 36
1. a. Theo tình huống trên, giao dịch hoán đổi đang được áp dụng cho trường hợp nào sau đây:
kiểm soát nguồn vốn khả dụng, kéo dài thời hạn trạng thái luồng tiền, rút ngắn thời hạn trạng
thái luồng tiền?
b. Công ty New Zealand có thể sử dụng giao dịch hóan đổi ngọai hối như thế nào để xử lý tình
huống này ?
c. Tính các mức tỷ giá cho hai vế của giao dịch hóan đổi bằng cách sử dụng TỶ GIÁ GIAO
NGAY BÌNH QUÂN.
2. Luồng tiền ròng của công ty New Zealand trong giao dịch hóan đổi này là bao nhiêu ?
BÀI TẬP 2 :
Vào ngày 01/04, một công ty Canada có khỏan thu xuất khẩu 4,000,000 USD vào 6 tháng nữa từ
một đối tác Mỹ và để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, công ty đã bán kỳ hạn 6 tháng khỏan thu 4,000,000
USD này tại mức tỷ giá kỳ hạn 1.0518 CAD/USD.
Do các khỏan phải thu của công ty đã khá lớn, công ty vừa quyết định tung ra chương trình
khuyến mãi rằng các khách hàng nào trả nợ trước hạn thì khi mua lô hàng kế tiếp sẽ được giảm
giá với mức chiết khấu tương ứng với thời gian trả trước hạn. Đối tác Mỹ đã quyết định trả trước
hạn để được hưởng ưu đãi này. Vì thế, mới đến ngày hôm nay 01/08, ngân hàng đã thông báo
cho công ty Canada rằng khỏan thu 4,000,000 USD đã về đến tài khỏan của công ty. Công ty
muốn chuyển số tiền này sang CAD để dùng ngay nên quyết định sử dụng giao dịch hóan đổi
ngọai hối để xử lý tình huống. Công ty đã liên hệ ngân hàng của bạn yêu cầu yết tỷ giá hóan đổi.
Biết rằng thông tin trên thị trường vào ngày hôm nay như sau :
Tỷ giá giao ngay : 1.0536 – 1.0546 CAD/USD
Lãi suất USD kỳ hạn 2 tháng : 4.75% - 5.25%/ năm
Lãi suất CAD kỳ hạn 2 tháng : 3.25% - 3.75%/ năm
1. Hãy tính số CAD công ty dự tính thu được khi bán kỳ hạn 6 tháng khỏan thu xuất khẩu.
2. Tính tỷ giá hóan đổi (điểm hóan đổi) 2 tháng mua vào, bán ra hòa vốn cho ngân hàng bạn.
3. Nếu ngân hàng bạn muốn có lợi nhuận là 10 điểm ở chiều mua và 7 điểm ở chiều bán thì cần
yết tỷ giá hóan đổi (điểm hóan đổi) mua vào và bán ra cho công ty Canada là bao nhiêu ?
4. Công ty sử dụng giao dịch hóan đổi ngọai hối như thế nào để xử lý tình huống nêu trên ?
5. Bằng cách sử dụng tỷ giá giao ngay bình quân, hãy lập bảng phân tích trạng thái luồng tiền
của công ty Canada vào ngày hôm nay và sau 2 tháng nữa.
6. Tỷ giá thực tế mà công ty Canada bán USD là bao nhiêu ?
7. Cho biết khi nhận được khỏan thu tiền hàng xuất khẩu USD sớm hơn và chuyển sang CAD
ngay như đã nêu ở trên thì công ty Canada có lợi hơn so với việc thực hiện hợp đồng kỳ hạn đã
ký kết trước đây không ? Mức lời (lỗ) là bao nhiêu ?
BÀI TẬP 3 :
Hiện tại, vào ngày 15/08, một nhà nhập khẩu Đức có khỏan thanh tóan nhập khẩu 2,500,000
USD sẽ thanh tóan vào 3 tháng nữa và muốn sử dụng hợp đồng ngọai hối kỳ hạn để bảo hiểm rủi
ro tỷ giá. Nhà nhập khẩu liên hệ với ngân hàng của bạn yêu cầu yết tỷ giá kỳ hạn 3 tháng
F(USD/EUR). Thông tin trên thị trường hiện có như sau :
- Tỷ giá giao ngay : 1.3271 – 1.3279 USD/EUR
- Lãi suất kỳ hạn 3 tháng của USD: 2.40% – 2.80%/năm
- Lãi suất kỳ hạn 3 tháng của EUR: 3.75% – 4.25%/năm
1. Tính tỷ giá kỳ hạn 3 tháng F(USD/EUR) mua vào và bán ra hòa vốn cho ngân hàng bạn ?
2. Nếu ngân hàng bạn muốn có lợi nhuận là 5 điểm ở chiều mua và 9 điểm ở chiều bán thì phải
yết tỷ giá kỳ hạn 3 tháng F(USD/EUR) mua vào và bán ra cho khách hàng là bao nhiêu ?
3. Nhà nhập khẩu Đức đang đối mặt với rủi ro tỷ giá là gì ? Anh ta sẽ làm gì nếu sử dụng giao
dịch ngọai hối kỳ hạn tại ngân hàng bạn bảo hiểm rủi ro tỷ giá khỏan thanh tóan nhập khẩu ?
4. Khi sử dụng giao dịch ngọai hối kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khỏan thanh tóan nhập
khẩu, anh ta sẽ chi ra số EUR là bao nhiêu ?
5. Vào ngày đáo hạn hợp đồng – ngày 15/11, nếu tỷ giá giao ngay trên thị trường là 1.3224 –
1.3235 USD/EUR, hãy cho biết anh ta sử dụng giao dịch ngọai hối kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ
giá là có hiệu quả không ? Tính mức lãi (hoặc lỗ) của việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng giao dịch
ngọai hối kỳ hạn trong trường hợp này.
6. Giả sử vào thời điểm ngày 15/10, tức còn 1 tháng nữa mới đến hạn thanh tóan tiền hàng nhập
khẩu, nhà nhập khẩu Đức quyết định trả trước hạn để được hưởng ưu đãi chiết khấu cho lô hàng
sắp tới từ chương trình khuyến mãi của đối tác. Anh ta muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng bạn
để xử lý tình huống này. Giả sử ngân hàng bạn yết giá vào ngày 15/10 như sau :
Tỷ giá giao ngay : 1.3230 – 1.3236 USD/EUR
Điểm kỳ hạn/ hóan đổi 1 tháng : 22 – 17
Lãi suất kỳ hạn 1 tháng của USD : 2.60 – 3.20% /năm
Lãi suất kỳ hạn 1 tháng của EUR : 4.05 – 4.45% /năm
a. Nhà nhập khẩu Đức đang ở vào tình huống gì ?
b. Nếu anh ta sử dụng thị trường tiền tệ để xử lý tình huống, bạn hãy phân tích và lập bảng
luồng tiền giúp cho anh ta. Tỷ giá thực tế của phương án này là bao nhiêu ?
c. Nếu anh ta sử dụng giao dịch hóan đổi ngọai hối để xử lý tình huống, bạn hãy nêu giao
dịch hóan đổi được sử dụng là gì và hãy lập bảng luồng tiền giúp cho anh ta ? Tỷ giá thực tế của
phương án này là bao nhiêu ? Biết rằng tỷ giá giao ngay áp dụng cho giao dịch hóan đồi là TỶ
GIÁ GIAO NGAY BÌNH QUÂN.
d. Hãy cho biết phương án hiệu quả nhất.
ĐÁP ÁN:
BÀI TẬP 1 :
1. a. Theo tình huống trên, công ty New Zealand hiện tại có USD nhưng cần NZD và 3 tháng sau
lại cần USD trở lại. Vì vậy, giao dịch hoán đổi đang được áp dụng cho trường hợp kiểm soát
nguồn vốn khả dụng nhằm giúp công ty New Zealand sử dụng tốt nhất nguồn vốn sẵn có.
b và c. Công ty sử dụng giao dịch hóan đổi:
- Bán giao ngay 5,000,000 USD theo tỷ giá giao ngay bình quân:
Sbq = (0.7534 + 0.7544) / 2 = 0.7539 USD/NZD
- Mua kỳ hạn 3 tháng 5,000,000 USD theo tỷ giá kỳ hạn mua vào:
Fb 3m = Sbq - FMb 3m = 0.7539 – 0.0048 = 0.7491 USD/NZD
(do FMb 3m = 48 điểm > FMa 3m = 36 điểm nên đây là điểm kỳ hạn khấu trừ)
2. Trong vế bán giao ngay USD sẽ thu về NZD nên sẽ có luồng tiền + NZD và trong vế mua kỳ
hạn USD sẽ chi ra NZD nên sẽ có luồng tiền – NZD. Vậy luồng tiền ròng của giao dịch hóan
đổi: 5,000,000 USD /0.7539 – 5,000,000 USD /0.7491 = - 42,497 NZD
** Lưu ý: Như đã học về đặc điểm và bản chất của giao dịch hoán đổi, luồng tiền ròng trong
giao dịch hoán đổi phụ thuộc vào độ lớn của điểm kỳ hạn và không phụ thược vào các mức giá
giao ngay và giá kỳ hạn. Vì vậy, trong trường hợp này có thể lấy điểm kỳ hạn được sử dụng là
0.0048 để nhân với số lượng tiền được mua bán là 5,000,000 USD để ra luồng tiền ròng được
hay không ?
Trong trường hợp này là không thề. Cách thức lấy điểm kỳ hạn x số lượng tiền mua bán =
luồng tiền ròng chỉ đúng khi ngoại tệ đóng vai trò là đồng yết giá trong tỷ giá. Còn với trường
hợp này, ngoại tệ USD đóng vai trò đồng định giá trong tỷ giá USD/NZD thì không sử dụng
cách tính luồng tiền ròng như vậy được. Để tính luông tiền ròng trong trường hợp ngoại tệ là
đồng định giá trong tỷ giá, buộc phải làm theo cách thủ công như câu 2 đã thể hiện: tính luồng
tiền của hai vế mua và vế bán rồi sau đó trừ cho nhau để được luồng tiền ròng.
BÀI TẬP 2 :
1. Số CAD công ty dự tính thu được khi bán kỳ hạn khoản thu xuất khẩu:
4,000,000 USD x 1.0518 = 4,207,200 CAD
2. Tỷ giá hóan đổi (Điểm hóan đổi) 2 tháng mua vào hòa vốn :
SPb 2m hv= FMb 2m hv = Sb x (ib CAD - i*a USD) / (1 + i*a USD)
= 1.0536 x (3.25% x 2/12 – 5.25% x 2/12) / (1 + 5.25% x 2/12)
= - 0.0034 CAD/USD (34 điểm khấu trừ)
Tỷ giá hóan đổi (Điểm hóan đổi) 2 tháng bán ra hòa vốn :
SPa 2m hv = FMa 2m hv = Sa x (ia CAD - i*b USD) / (1 + i*b USD)
= 1.0546 x (3.75% x 2/12 – 4.75% x 2/12) / (1 + 4.75% x 2/12)
= - 0.0017 CAD/USD (17 điểm khấu trừ)
Vậy tỷ giá hoán đổi 2 tháng hòa vốn : 34 - 17
3. Tỷ giá hóan đổi (Điểm hóan đổi) 2 tháng mua vào có lợi nhuận 10 điểm bằng cách giảm tỷ giá
hoán đổi 2 tháng mua vào hòa vốn xuống 10 điểm:
FMb 2m = FMb 2m hv – 10 điểm
= - 0.0034 – 0.0010 = - 0.0044 CAD/USD (44 điểm khấu trừ)
Tỷ giá hóan đổi (Điểm hóan đổi) 2 tháng bán ra có lợi nhuận 7 điểm bằng cách tăng tỷ giá
hoán đổi 2 tháng bán ra hòa vốn lên 7 điểm:
FMa 2m = FMa 2m hv + 7 điểm
= - 0.0017 + 0.0007 = - 0.0010 CAD/USD (10 điểm khấu trừ)
Vậy tỷ giá hóan đổi (Điểm hóan đổi) 2 tháng ngân hàng bạn yết cho công ty Canada : 44 - 10
4. Đây là tình huống cần rút ngắn thời hạn trạng thái luồng tiền đi 2 tháng cho khỏan phải thu.
Vì vậy, giao dịch hóan đổi ngọai hối mà công ty Canada cần sử dụng là :
- Bán giao ngay 4,000,000 USD theo tỷ giá giao ngay bình quân:
Sbq = (1.0536 + 1.0546) / 2 = 1.0541 CAD/USD
- Mua kỳ hạn 2 tháng 4,000,000 USD theo tỷ giá kỳ hạn bán ra:
Fa 2m = Sbq – FMa 2m = 1.0541 – 0.0010 = 1.0531 CAD/USD
5. Bảng luồng tiền :
Nhận thấy vào 2 tháng sau, số CAD thu được khi bán kỳ hạn là 4,207,200 CAD ít hơn số CAD
chi ra khi mua kỳ hạn theo hợp đồng hoán đổi là 4,212,400 CAD nên 2 tháng sau sẽ bị thiếu hụt
một lượng CAD. Vậy hiện tại cần đầu tư 2 tháng CAD để 2 tháng sau thu hồi vốn và lãi đầu tư
CAD bù đắp cho lượng CAD bị thiếu hụt.
Đvt : ngàn
Thời Luồng tiền
Giao dịch
điểm USD CAD
Nhận được tiền hàng xuất khẩu + 4,000
Hiện Bán USD giao ngay theo HĐ hóan đổi (1.0541) - 4,000 + 4,216.40
tại Đầu tư CAD 2 tháng (3.25%/năm) - 5.17
Luồng tiền ròng 0 + 4,211.23
Thực hiện HĐ bán kỳ hạn đã ký trước đây (1.0518) - 4,000 + 4,207.20

2 Mua USD kỳ hạn 2 tháng theo HĐ hóan đổi


+ 4,000 - 4,212.40
tháng (1.0531)
sau Thu hồi vốn và lãi đầu tư CAD + 5.20
Luồng tiền ròng 0 0

6. Tỷ giá thực tế mà công ty Canada bán USD:


4,211,230 CAD / 4,000,000 USD = 1.0528 CAD/USD
7. Nhận thấy số CAD thu về khi nhận khoản thu USD sớm và bán ngay USD nhiều hơn so với
số CAD thu về khi thực hiện hợp đồng kỳ hạn đã ký kết. Nói cách khác, việc nhận khoản thu
USD sớm và bán ngay USD có lợi hơn so với việc thực hiện hợp đồng kỳ hạn đã ký kết.
Mức lời (số CAD thu về nhiều hơn) so với việc thực hiện hợp đồng kỳ hạn đã ký kết:
4,211,230 CAD – 4,207,200 CAD = 4,030 CAD.
BÀI TẬP 3 :
1. Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng mua vào và bán ra hòa vốn:
Fb 3m hv = Sb x (1 + ib USD) / (1 + i*a EUR)
= 1.3271 x (1 + 2.4% x 3/12) / (1 + 4.25% x 3/12) = 1.3210 USD/EUR
Fa 3m hv = Sa x (1 + ia USD) / (1 + i*b EUR)
= 1.3279 x (1 + 2.8% x 3/12) / (1 + 3.75% x 3/12) = 1.3248 USD/EUR
Vậy tỷ giá kỳ hạn 3 tháng hòa vốn: 1.3210 – 1.3248 USD/EUR
2. Nếu muốn có lợi nhuận là 5 điểm chiều mua và 9 điểm chiếu bán thì cần giảm Fb 3m hv đi 5
điểm và tăng Fa 3m hv lên 5 điểm. Vậy tỷ giá kỳ hạn 3 tháng mua vào và bán ra mà ngân hàng
bạn yết cho khách hàng :
Fb 3m = Fb 3m hv – 5 điểm = 1.3210 – 0.0005 = 1.3205 USD/EUR
Fa 3m = Fa 3m hv + 9 điểm = 1.3248 + 0.0009 = 1.3257 USD/EUR
Vậy tỷ giá kỳ hạn 3 tháng mà ngân hàng bạn yết cho khách hàng: 1.3205 – 1.3257 USD/EUR
3. Rủi ro tỷ giá mà nhà nhập khẩu Đức đang đối mặt: ngoại tệ USD tăng giá so với EUR sau 3
tháng nữa. Vì USD đóng vai trò đồng định giá trong tỷ giá USD/EUR nên làm tỷ giá USD/EUR
giảm xuống, từ đó khiến cho số EUR chi ra để thanh tóan khỏan nhập khẩu bằng USD sẽ nhiều
hơn.
Nếu sử dụng giao dịch ngọai hối kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá khỏan thanh tóan nhập khẩu,
nhà nhập khẩu Đức sẽ mua kỳ hạn 3 tháng 2,500,000 USD theo tỷ giá kỳ hạn mua vào 3 tháng
do ngân hàng bạn yết giá là 1.3205 USD/EUR.
4. Số EUR anh ta chi ra khi sử dụng giao dịch ngọai hối kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho
khỏan thanh tóan nhập khẩu:
2,500,000 USD / 1.3205 = 1,893,222 EUR
5. Như câu 3 đã phân tích, nếu tỷ giá USD/EUR càng giảm thì số EUR nhà nhập khẩu Đức chi
ra để mua USD sẽ càng nhiều tức anh ta bị thiệt hại nhiều hơn.
Nếu không bảo hiểm rủi ro tỷ giá, vào 3 tháng sau, nhà nhập khẩu Đức sẽ phải mua giao ngay
2,500,000 USD theo tỷ giá giao ngay mua vào là 1.3224 USD/EUR > tỷ giá kỳ hạn anh ta đã ký
kết là 1.3205 USD/EUR. Điều này có nghĩa là nếu anh ta mua 2,500,000 USD trên thị trường
giao ngay 3 tháng sau thì sẽ chi ra ít EUR hơn so với việc anh ta mua 2,500,000 USD theo hợp
đồng kỳ hạn 3 tháng.
Như vậy, trong trường hợp này, anh ta sử dụng hợp đồng kỳ hạn là không có hiệu quả.
* Mức lỗ (số EUR chi nhiều hơn) khi dùng hợp đồng kỳ hạn bảo hiểm rủi ro tỷ giá:
1,893,222 EUR – (2,500,000 USD / 1.3224) = 2,720 EUR
6a. Nhà nhập khẩu Đức đang ở vào tình huống cần rút ngắn thời hạn trạng thái luồng tiền đi 1
tháng cho khỏan phải trả.
6b. Nếu sử dụng thị trường tiền tệ để xử lý tình huống:
1 tháng sau lúc HĐ kỳ hạn đáo hạn sẽ có luồng tiền xảy ra: +2,500,000 USD và -1,893,222 EUR.
Để làm cho các luồng tiền này ở 1 tháng sau bằng 0, hiện tại nhà nhập khẩu Đức có thể sử dụng
các giao dịch đi vay và cho vay trên thị trường tiền tệ để xử lý như sau:
- Đi vay 1 tháng số USD sao cho 1 tháng sau, nợ và lãi vay đúng bằng 2,500,000 USD.
- Cần mua giao ngay thêm một số USD ở hiện tại để đủ 2,500,000 USD thanh toán tiền hàng
nhập khẩu.
- Đầu tư 1 tháng EUR sao cho 1 tháng sau, vốn và lãi đầu tư đúng bằng 1,893,222 EUR.
Bảng luồng tiền được thể hiện như sau:

Thời Luồng tiền


Giao dịch
điểm USD EUR
Vay 1 tháng USD (3.20%/ năm) + 2,493,351
Hiện Mua USD giao ngay (1.3230 USD/EUR) + 6,649 - 5,026
tại Đầu tư 1 tháng EUR (4.05%/năm) - 1,886,854
Luồng tiền ròng +2,500,000 - 1,891,880
Hoàn trả nợ và lãi vay USD - 2,500,000
1
Thực hiện HĐ mua kỳ hạn đã ký trước đây (1.3205) + 2,500,000 - 1,893,222
tháng
Thu hồi vốn và lãi đầu tư EUR + 1,893,222
sau
Luồng tiền ròng 0 0

Tỷ giá thực tế của phương án này: 2,500,000 USD / 1,891,880 EUR = 1.3214 USD/EUR
6c. Nếu sử dụng giao dịch hoán đổi để xử lý tình huống:
* Giao dịch hóan đổi được sử dụng cho tình huống rút ngắn thời hạn trạng thái luồng tiền cho
khoản phải trả:
- Mua giao ngay 2,500,000 USD theo tỷ giá giao ngay bình quân:
Sbq = (1.3230 + 1.3236) / 2 = 1.3233 USD/EUR
- Bán kỳ hạn 1 tháng 2,500,000 USD theo tỷ giá kỳ hạn bán ra 1 tháng:
Fa 1m = Sbq – FMa 1m = 1.3233 – 0.0017 = 1.3216 USD/EUR.
(do FMb 1m = 22 điểm > FMa 1m = 17 điểm nên đây là điểm kỳ hạn khấu trừ).
* Bảng luồng tiền được thể hiện như sau:
Nhận thấy vào 1 tháng sau, số EUR chi ra khi mua kỳ hạn là 1,893,222 EUR nhiều hơn số EUR
thu về khi bán kỳ hạn theo hợp đồng hoán đổi là 1,891,646 EUR nên 1 tháng sau sẽ bị thiếu hụt
một lượng EUR. Vậy hiện tại cần đầu tư 1 tháng EUR để 1 tháng sau thu hồi vốn và lãi đầu tư
EUR bù đắp cho lượng EUR bị thiếu hụt.

Thời Luồng tiền


Giao dịch
điểm USD EUR
Thanh toán tiền hàng nhập khẩu - 2,500,000
Hiện Mua USD giao ngay theo HĐ hóan đổi (1.3233) + 2,500,000 - 1,889,216
tại Đầu tư EUR 1 tháng (4.05%/năm) - 1,571
Luồng tiền ròng 0 + 1,890,787
Thực hiện HĐ mua kỳ hạn USD đã ký trước đây
+ 2,500,000 - 1,893,222
1 (1.3205)

tháng Bán USD kỳ hạn 1 tháng theo HĐ hóan đổi (1.3216) - 2,500,000 + 1,891,646
sau Thu hồi vốn và lãi đầu tư EUR + 1,576
Luồng tiền ròng 0 0

* Tỷ giá thực tế của phương án này: 2,500,000 USD / 1,890,787 EUR = 1.3222 USD/EUR.
6d. Phương án dùng giao dịch hóan đổi ngọai hối để xử lý tình huống là hiệu quả hơn do trong
phương án này, số EUR chi ra để mua 2,500,000 USD là 1,890,787 EUR, ít hơn so với phương
án sử dụng thị trường tiền tệ có số EUR chi ra là 1,891,880 EUR..

ĐÁP ÁN BÀI TẬP VỀ NHÀ CHO CHƯƠNG 5

BÀI TẬP 1:
Vào ngày 17/08, một công ty Mỹ được thông báo rằng công ty sẽ nhận được thu nhập cổ tức là
40,000,000 JPY từ họat động đầu tư cổ phiếu vào một công ty Nhật. Cổ tức sẽ đuợc thanh tóan
cho công ty sau 1 tháng nữa, tức vào ngày 17/09. Lo ngại JPY giảm giá so với USD, công ty Mỹ
quyết định bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khỏan thu nhập cổ tức bằng giao dịch tiền tệ tuơng lai. Biết
rằng hợp đồng tương lai JPY giao hàng tháng 9 cùng năm đang được mua bán tại mức tỷ giá
1.1205 USD/100JPY và quy mô một hợp đồng tương lai JPY là 12,500,000 JPY. Ngày 17/09
cũng chính là ngày đáo hạn hợp đồng tương lai JPY giao hàng tháng 9 cùng năm.
1. Công ty sẽ làm gì nếu sử dụng giao dịch tiền tệ tương lai bảo hiểm rủi ro tỷ giá khỏan thu nhập
cổ tức ? Tính số lượng hợp đồng tương lai JPY giao hàng tháng 9 công ty cần giao dịch.
2. Khi ngày nhận cổ tức cũng là ngày đáo hạn hợp đồng tương lai, công ty xử lý như thế nào ?
3. Tính tòan bộ số USD công ty thu về từ khỏan thu nhập cổ tức bằng JPY. Biết rằng vào ngày
17/09, tỷ giá giao ngay trên thị trường được yết : 88.12 – 88.19 JPY/USD.
BÀI TẬP 2:
Vào ngày 27/03, một công ty của Mỹ nhập hàng từ Úc và 2 tháng sau sẽ phải thanh tóan khỏan
nhập khẩu là 3,700,000 AUD cho đối tác Úc. Công ty Mỹ quyết định sử dụng hợp đồng tiền tệ
tương lai để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Lúc này, thông tin thị trường thể hiện :
- Tỷ giá giao ngay : 0.9357 – 0.9366 USD/AUD
- Hợp đồng tương lai AUD giao hàng tháng 6 cùng năm đang được mua bán tại mức giá
0.9355 USD/AUD. Quy mô một hợp đồng tương lai AUD là 100,000 AUD.
Giả sử 2 tháng sau, vào ngày 27/05, khi công ty Mỹ phải thanh tóan tiền hàng nhập khẩu, thông
tin trên thị trường thể hiện :
- Tỷ giá giao ngay : 0.9472 – 0.9482 USD/AUD
- Hợp đồng tương lai AUD giao hàng tháng 6 cùng năm đang được mua bán tại mức giá
0.9465 USD/AUD.
1. Rủi ro tỷ giá mà công ty Mỹ đang đối mặt là gì ?
2. Vào ngày 27/03, nếu bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng giao dịch tiền tệ tương lai cho khỏan thanh
tóan nhập khẩu, công ty Mỹ sẽ làm gì ? Số lượng hợp đồng tương lai được công ty Mỹ giao dịch
là bao nhiêu ?
3. Vào ngày 27/05, đến hạn thanh tóan khỏan nhập khẩu, công ty Mỹ sẽ xử lý như thế nào ?
4. Tính lãi (lỗ) ròng của công ty Mỹ khi bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng giao dịch tiền tệ tương lai.
5. Tính hệ số hiệu quả bảo hiểm bằng giao dịch tiền tệ tương lai của công ty Mỹ.
6. Công ty Mỹ có bảo hiểm được hòan tòan rủi ro tỷ giá không ? Vì sao ?
7. Tính tổng số USD mà công ty Mỹ thực sự chi ra khi bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng giao dịch tiền
tệ tương lai. Tỷ giá thực tế mà công Mỹ mua AUD là bao nhiêu ?
ĐÁP ÁN
BÀI TẬP 1:
1.* Nếu bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng giao dịch tiền tệ tương lai, công ty sẽ bán hợp đồng tương
lai JPY, thanh tóan bằng USD giao hàng tháng 9 cùng năm tại mức tỷ giá 1.1205 USD/100JPY
(tức tương đương 0.011205 USD/JPY).
* Số lượng hợp đồng tương lai JPY công ty cần bán :
40,000,000 JPY / 12,500,000 JPY = 3,2 hợp đồng
Như vậy, công ty sẽ bán 3 hợp đồng tương lai JPY giao hàng tháng 9 ; còn lẻ 2,500,000 JPY
không bảo hiểm được bằng giao dịch tiền tệ tương lai, công ty sẽ bán giao ngay khi nhận được
cổ tức vào ngày 17/09.
2. Khi ngày đáo hạn hợp đồng tương lai cũng là ngày nhận thu nhập cổ tức, công ty sẽ duy trì
trạng thái đỏan 3 hợp đồng tương lai JPY cho đến ngày đáo hạn 17/09. Vào ngày này, công ty sẽ
thực hiện hợp đồng bằng cách giao JPY cho công ty thanh tóan bù trừ và nhận về USD từ công
ty thanh tóan bù trừ.
Cách thực hiện hợp đồng tương lai như vậy tương tự như công ty thực hiện hợp đồng bán kỳ hạn
1 tháng. Hay nói cách khác, công ty đã bán kỳ hạn khỏan thu nhập cổ tức JPY theo tỷ giá kỳ hạn
chính là tỷ giá tương lai đã giao dịch lúc đầu vào ngày 17/08 là 0.011205 USD/JPY.
3. Tính tổng số USD công ty thu về:
* Số USD công ty nhận về từ công ty thanh toán bù trừ:
3 HĐ x 12,500,000 JPY x 0.011205 = 420,187.50 USD
* Số USD công ty thu được khi bán giao ngay 2,500,000 JPY không được bảo hiểm:
2,500,000 JPY / 88.19 = 28,348 USD
Vậy tổng số USD công ty thực sự thu về:
420,187.50 USD + 28,348 USD = 448,535.50 USD
BÀI TẬP 2:
1. Rủi ro tỷ giá mà công ty Mỹ đang đối mặt: ngoại tệ AUD tăng giá so với USD vào 2 tháng
nữa, dãn đến tỷ giá USD/AUD tăng lên và số USD chi ra sẽ nhiều hơn để thanh toán khoản nhập
khẩu 3,700,000 AUD.
2. Vào ngày 27/03, nếu bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng giao dịch tiền tệ tương lai cho khỏan thanh
tóan nhập khẩu, công ty Mỹ mua hợp đồng tương lai AUD, thanh tóan bằng USD giao hàng
tháng 6 cùng năm tại mức giá 0.9355 USD/AUD.
Số lượng hợp đồng tương lai công ty cần mua:
3,700,000 AUD / 100,000 AUD = 37 HĐ (bảo hiểm đựoc tòan bộ khoản thanh tóan nhập khẩu)
3. Vào ngày 27/05, đến hạn thanh tóan khỏan nhập khẩu, công ty Mỹ sẽ bán lại 37 hợp đồng
tương lai AUD giao hàng tháng 6 tại mức giá 0.9465 USD/AUD để chốt lời/ lỗ trên thị trường
tương lai, đồng thời mua khỏan thanh tóan nhập khẩu trên thị trường giao ngay để thanh toán
tiền hàng.
4. Tính lãi (lỗ) ròng của công ty Mỹ khi bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng giao dịch tiền tệ tương lai:
* Trên thị trường tương lai, vì mức giá công ty bán lại vào ngày 27/05 lớn hơn mức giá công ty
đã mua vào ngày 27/03 nên công ty có lời. Mức lời:
(0.9465 – 0.9355) x 100,000 AUD x 37 HĐ = 40,700 USD
* Trên thị trường giao ngay, mức giá giao ngay vào ngày 27/05 lớn hơn giá giao ngay vào ngày
27/03 nghĩa là AUD đã tăng giá vào ngày 27/05 so với ngày 27/03. Như vậy, nếu mua giao ngay
AUD vào ngày 27/05, công ty sẽ chi ra nhiều USD hơn so với mua giao ngay AUD vào ngày
27/03 hay nói cách khác, công ty đã bị lỗ. Mức lỗ:
(0.9482 – 0.9366) x 3,700,000 AUD = 42,920 USD
* Nhận thấy lời trên thị trường tương lai nhỏ hơn lỗ trên thị trường giao ngay nên công ty bị lỗ
ròng. Mức lỗ ròng : 42,920 USD – 40,700 USD = 2,220 USD
5. Hệ số hiệu quả bảo hiểm bằng giao dịch tiền tệ tương lai của công ty Mỹ:
HE = 40,700 USD / 42,920 USD x 100% = 94.83%
6. Vì hệ số hiệu quả bảo hiểm < 100% nên công ty Mỹ không bảo hiểm được hòan tòan rủi ro
tỷ giá . Có hai lý do:
- Kỳ hạn của hợp đồng tương lai và của khỏan thanh tóan nhập khẩu không trùng khớp, cụ thể
ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai AUD giao hàng tháng 6 là một ngày trong tháng 6, trong
khi ngày đáo hạn của khoản thanh toán nhập khẩu là ngày 27/05. Vì ngày đáo hạn của hợp đồng
tương lai và của khoản thanh toán nhập khẩu không trùng nhau nên công ty Mỹ không thể duy
trì hợp đồng tương lai đến ngày đáo hạn và thực hiện hợp đồng theo giá mua đã chốt lúc ban đầu
tương tự như bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn.
- Tồn tại rủi ro cơ bản: mặc dù tỷ giá giao ngay và tương lai biến động cùng chiều (cùng tăng)
nhưng mức biến động (mức tăng) của tỷ giá tương lai là 110 điểm (= 0.9465 – 0.9355 = 0.0110
USD/AUD) thấp hơn mức biến động (mức tăng) của tỷ giá giao ngay là 116 điểm (= 0.9482 –
0.9366 = 0.0116 USD/AUD).
7. Tổng số USD mà công ty Mỹ thực sự chi ra khi bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng giao dịch tiền tệ
tương lai: 3,700,000 AUD x 0.9482 USD/AUD - 40,700 USD = 3,467,640 USD
* Tỷ giá thực tế mà công ty Mỹ mua AUD:
3,467,640 USD / 3,700,000 USD = 0.9372 USD/AUD

ĐÁP ÁN BÀI TẬP VỀ NHÀ CHO CHƯƠNG 6

BÀI TẬP 1 :
Một công ty của Mỹ xuất hàng sang Nhật và sẽ nhận được khỏan thu xuất khẩu 170,000,000 JPY
vào 2 tháng sau. Công ty Mỹ quyết định sử dụng giao dịch quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro
tỷ giá cho khỏan thu xuất khẩu. Hiện tại, thị trường quyền chọn OTC đang có các thông tin như
sau :
- Quyền chọn mua JPY, thanh tóan bằng USD, kỳ hạn 2 tháng, kiểu Châu Âu, tỷ giá quyền
chọn E = 0.011860 USD/JPY ; phí quyền chọn là 0.0005 USD/JPY
- Quyền chọn bán JPY, thanh tóan bằng USD, kỳ hạn 2 tháng, kiểu Châu Âu, tỷ giá quyền
chọn E = 0.011375 USD/JPY; phí quyền chọn là 0.0004 USD/JPY
1. Công ty Mỹ đang đối mặt rủi ro tỷ giá là gì ? Công ty Mỹ sẽ làm gì nếu bảo hiểm rủi ro tỷ giá
bằng giao dịch quyền chọn tiền tệ cho khỏan thu xuất khẩu ?
2. Nếu 2 tháng sau lúc quyền chọn đáo hạn, tỷ giá giao ngay trên thị trường là 92.31 – 92.37
JPY/USD, công ty Mỹ có thực hiện quyền chọn không ? Vì sao ? Hãy tính tổng số USD mà công
ty Mỹ thu được trong trường hợp này ? Tính mức lời/lỗ (hiệu quả bảo hiểm) của công ty Mỹ khi
bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng quyền chọn tiền tệ.
3. Nếu 2 tháng sau lúc quyền chọn đáo hạn, tỷ giá giao ngay trên thị trường là 89.66 – 89.72
JPY/USD, công ty Mỹ có thực hiện quyền chọn không ? Vì sao ? Hãy tính tổng số USD mà công
ty Mỹ thu được trong trường hợp này ? Tính mức lời/lỗ (hiệu quả bảo hiểm) của công ty Mỹ khi
bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng quyền chọn tiền tệ.
4. Nếu 2 tháng sau lúc quyền chọn đáo hạn, tỷ giá giao ngay trên thị trường là 83.46 – 83.54
JPY/USD, công ty Mỹ có thực hiện quyền chọn không ? Vì sao ? Hãy tính tổng số USD mà công
ty Mỹ thu được trong trường hợp này ? Tính mức lời/lỗ (hiệu quả bảo hiểm) của công ty Mỹ khi
bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng quyền chọn tiền tệ.
BÀI TẬP 2 :
Một nhà kinh doanh mua một quyền chọn mua NZD1,000,000 và mua một quyền chọn bán
NZD1,000,000 có cùng ngày đáo hạn với các thông tin sau về hai quyền chọn:
- Quyền chọn mua có tỷ giá thực hiện quyền chọn là 0.7150USD/NZD và phí quyền chọn là
0.02USD/NZD.
- Quyền chọn bán có tỷ giá thực hiện quyền chọn là 0.7100USD/NZD và phí quyền chọn là
0.015USD/NZD.
1. Chiến lược quyền chọn mà nhà kinh doanh đang thực hiện gọi là chiến lược gì ? Bỏ qua yếu
tố lãi suất, hãy tính thu nhập ròng của quyền chọn mua, quyền chọn bán và vị thế kết hợp hai
quyền chọn tại các mức tỷ giá 0.6720USD/NZD, 0.7125USD/NZD và 0.7540USD/NZD? (Ở
từng mức tỷ giá, nêu rõ quyền chọn nào được thực hiện).
2. Xác định các mức tỷ giá hòa vốn của chiến lược? Xác định mức tỷ giá tại đó nhà kinh doanh
thu được lợi nhuận?
3. Xác định mức tỷ giá tại đó nhà kinh doanh bị lỗ? Số tiền lỗ tối đa?
ĐÁP ÁN:
BÀI TẬP 1 :
1. Công ty Mỹ đang có khỏan phải thu bằng ngọai tệ JPY sau 2 tháng nữa nên đối mặt rủi ro tỷ
giá là ngọai tệ JPY sẽ giảm giá so với nội tệ USD vào 2 tháng sau, hay tỷ giá USD/JPY giảm
xuống ở 2 tháng sau (hoặc tỷ giá JPY/USD tăng lên ở 2 tháng sau) sẽ làm cho số USD thu được
sẽ giảm đi khi chuyển khỏan thu xuất khẩu từ JPY sang USD.
Nếu sử dụng giao dịch quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khỏan thu xuất khẩu,
công ty Mỹ sẽ mua quyền chọn bán 170,000,000 JPY, thanh tóan bằng USD, kỳ hạn 2 tháng,
kiểu Châu Âu, tỷ giá quyền chọn E = 0.011375 USD/JPY ; phí quyền chọn là 0.0004 USD/JPY.
2. Nếu tỷ giá giao ngay trên thị trường là 92.31 – 92.37 JPY/USD
S(USD/JPY) = 1/ S(JPY/USD) = 1/ 92.37 – 1/92.31 = 0.010826 – 0.010833
(Lưu ý: Nếu tỷ giá giao ngay và tỷ giá quyền chọn yết ngược nhau thì mới cần tính tỷ giá
nghịch đảo của tỷ già giao ngay và sau đó so sánh với tỷ giá quyền chọn. Còn nếu tình huống
cho thấy tỷ giá giao ngay và tỷ giá quyền chọn đều yết giống nhau thì cứ việc so sánh mà
không cần tính toán tỷ giá nghịch đảo).
Nếu không BHRRTG, công ty Mỹ sẽ bán giao ngay 170,000,000 JPY theo Sb = 0.010826
USD/JPY vào 2 tháng sau. Vì Sb < E = 0.011375 USD/JPY nên công ty Mỹ sẽ thực hiện quyền
chọn bán JPY, nghĩa là bán theo giá E cao hơn có lợi hơn.
Tuy nhiên, công ty Mỹ phải trả phí quyền chọn khi mua quyền chọn bán JPY nên tổng số USD
công ty Mỹ thực sự thu về:
(0.011375 – 0.0004) x 170,000,000 JPY = 1,865,750 USD
Nếu không bảo hiểm rủi ro tỷ giá, công ty Mỹ sẽ bán giao ngay 170,000,000 JPY theo Sb =
0.010826 USD/JPY vào 2 tháng sau và số USD thu được là:
0.010826 x 170,000,000 JPY = 1,840,420 USD
Nhận thấy số USD thu về khi không BHRRTG nhỏ hơn số USD thu về khi bảo hiểm bằng giao
dịch quyền chọn nên công ty Mỹ sử dụng hợp đồng quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá
trong trường hợp này là có hiệu quả. Mức lời (số USD thu về nhiều hơn) là:
1,865,750 USD – 1,840,420 USD = 25,330 USD
3. Nếu tỷ giá giao ngay trên thị trường là 89.66 – 89.72 JPY/USD:
S(USD/JPY) = 1/ S(JPY/USD) = 1/ 89.72 – 1/89.66 = 0.011145 – 0.011153
Nếu không BHRRTG, công ty Mỹ sẽ bán giao ngay 170,000,000 JPY theo Sb = 0.011145
USD/JPY vào 2 tháng sau. Vì Sb < E = 0.011375 USD/JPY nên công ty Mỹ sẽ thực hiện quyền
chọn bán JPY, nghĩa là bán theo giá E cao hơn có lợi hơn.
Tuy nhiên, công ty Mỹ phải trả phí quyền chọn khi mua quyền chọn bán JPY nên tổng số USD
công ty Mỹ thực sự thu về:
(0.011375 – 0.0004) x 170,000,000 JPY = 1,865,750 USD
Nếu không bảo hiểm rủi ro tỷ giá, công ty Mỹ sẽ bán giao ngay 170,000,000 JPY theo Sb =
0.011145 USD/JPY vào 2 tháng sau và số USD thu được là:
0.011145 x 170,000,000 JPY = 1,894,650 USD
Nhận thấy số USD thu về khi không BHRRTG lớn hơn số USD thu về khi bảo hiểm bằng giao
dịch quyền chọn nên công ty Mỹ sử dụng hợp đồng quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá
trong trường hợp này là không có hiệu quả. Mức lỗ (số USD thu về ít hơn) là:
1,894,650 USD – 1,865,750 USD = 28,900 USD
4. Nếu tỷ giá giao ngay trên thị trường là 83.46 – 83.54 JPY/USD:
S(USD/JPY) = 1/ S(JPY/USD) = 1/ 83.54 – 1/83.46 = 0.011970 – 0.011982
Nếu không BHRRTG, công ty Mỹ sẽ bán giao ngay 170,000,000 JPY theo Sb = 0.011970
USD/JPY vào 2 tháng sau. Vì Sb > E = 0.011375 USD/JPY nên công ty Mỹ sẽ không thực hiện
quyền chọn bán JPY, nghĩa là bán giao ngay theo giá Sb trên thị trường cao hơn có lợi hơn.
Tuy nhiên, công ty Mỹ phải trả phí quyền chọn khi mua quyền chọn bán JPY nên tổng số USD
công ty Mỹ thực sự thu về:
(0.011970 – 0.0004) x 170,000,000 JPY = 1,966,900 USD
Công ty Mỹ sử dụng hợp đồng quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong trường hợp này
rõ ràng là không có hiệu quả do đã không thực hiện quyền chọn. Mức lỗ chính là khỏan phí quyền
chọn phải trả và được tính:
0.0004 x 170,000,000 JPY = 68,000 USD
BÀI TẬP 2 :
1. Nhà kinh doanh mua một quyền chọn mua NZD1,000,000 có tỷ giá thực hiện quyền chọn là
0.7150 USD/NZD và mua một quyền chọn bán NZD1,000,000 có tỷ giá thực hiện quyền chọn
là 0.7100 USD/NZD. Điều này có nghĩa nhà kinh doanh đang kết hợp một Long Call và một
Long Put có tỷ giá quyền chọn khác nhau.
Vậy đây là chiến lược Long Strangle, trong đó kết hợp một Long Call với tỷ giá quyền chọn cao
(E2 = 0.7150 USD/NZD) và một Long Put với tỷ giá quyền chọn thấp (E1 = 0.7100 USD/NZD)
* Tính thu nhập ròng của QC mua, QC bán và của chiến lược tại tỷ giá 0.6720 USD/NZD:
++ QC mua (Long Call): Vì S = 0.6720 USD/NZD < E2 = 0.7150 USD/NZD nên nhà kinh doanh
không thực hiện QC mua, mà mua theo giá S thấp hơn có lợi hơn. Vậy nhà kinh doanh bị lỗ phí
quyền chọn hay thu nhập ròng của nhà kinh doanh là :
– 0.02 x 1,000,000 NZD = – 20,000 USD
++ QC bán (Long Put): Vì S = 0.6720 USD/NZD < E1 = 0.7100 USD/NZD nên nhà kinh doanh
thực hiện QC bán, nghĩa là bán theo giá E1 cao hơn có lợi hơn. Vậy thu nhập ròng của nhà kinh
doanh là : (0.7100 – 0.6720 – 0.015) x 1,000,000 NZD = + 23,000 USD
++ Thu nhập ròng của chiến lược là tổng thu nhập ròng của QC mua và QC bán nên sẽ là:
23,000 USD – 20,000 USD = + 3,000 USD (lời 3,000 USD)
* Tính thu nhập ròng của QC mua, QC bán và của chiến lược tại tỷ giá 0.7125 USD/NZD:
++ QC mua (Long Call): Vì S = 0.7125 USD/NZD < E2 = 0.7150 USD/NZD nên nhà kinh doanh
không thực hiện QC mua, mà mua theo giá S thấp hơn có lợi hơn. Vậy nhà kinh doanh bị lỗ phí
quyền chọn hay thu nhập ròng của nhà kinh doanh là :
– 0.02 x 1,000,000 NZD = – 20,000 USD
++ QC bán (Long Put): Vì S = 0.7125 USD/NZD > E1 = 0.7100 USD/NZD nên nhà kinh doanh
không thực hiện QC bán, mà bán theo giá S cao hơn có lợi hơn. Vậy nhà kinh doanh bị lỗ phí
quyền chọn hay thu nhập ròng của nhà kinh doanh là :
– 0.015 x 1,000,000 NZD = – 15,000 USD
++ Thu nhập ròng của chiến lược là tổng thu nhập ròng của QC mua và QC bán nên sẽ là:
– 15,000 USD – 20,000 USD = – 35,000 USD (lỗ 35,000 USD)
* Tính thu nhập ròng của QC mua, QC bán và của chiến lược tại tỷ giá 0.7540 USD/NZD:
++ QC mua (Long Call): Vì S = 0.7540 USD/NZD > E2 = 0.7150 USD/NZD nên nhà kinh doanh
thực hiện QC mua, nghĩa là mua theo giá E2 thấp hơn có lợi hơn. Vậy thu nhập ròng của nhà
kinh doanh là :
(0.7540 – 0.7150 – 0.02) x 1,000,000 NZD = + 19,000 USD
++ QC bán (Long Put): Vì S = 0.7540 USD/NZD > E1 = 0.7100 USD/NZD nên nhà kinh doanh
không thực hiện QC bán, mà bán theo giá S cao hơn có lợi hơn. Vậy nhà kinh doanh bị lỗ phí
quyền chọn hay thu nhập ròng của nhà kinh doanh là :
– 0.015 x 1,000,000 NZD = – 15,000 USD
++ Thu nhập ròng của chiến lược là tổng thu nhập ròng của QC mua và QC bán nên sẽ là:
19,000 USD –15,000 USD = + 4,000 USD (lời 4,000 USD)
2a. Xác định các mức tỷ giá hòa vốn của chiến lược:
Với chiến lược Long Strangle, có hai mức tỷ giá hòa vốn S1 và S2 là:
S1 = TGQC bán (giá thấp) – phí QC mua – phí QC bán
= 0.7100 – 0.02 – 0.015 = 0.6750 USD/NZD
S2 = TGQC mua (giá cao) + phí QC mua+ phí QC bán
= 0.7150 + 0.02 + 0.015 = 0.7500 USD/NZD
2b. Xác định mức tỷ giá tại đó nhà kinh doanh thu được lợi nhuận:
Với hai điểm hòa vốn như trên, có thể xác định được mức tỷ giá tại đó nhà kinh doanh thu được
lợi nhuận là khi S < S1 = 0.6750 USD/NZD và khi S > S2 = 0.7500 USD/NZD.
(Trong các mức tỷ giá đã tính thu nhập ròng ở trên, vì S = 0.6720 USD/NZD < S1 = 0.6750
USD/NZD và S = 0.7540 USD/NZD > S2 = 0.7500 USD/NZD nên ở hai mức tỷ giá này, chiến
lược đều thu được lợi nhuận là 3,000 USD và 4,000 USD).
3. Xác định mức tỷ giá tại đó nhà kinh doanh bị lỗ :
Với hai điểm hòa vốn như trên, mức tỷ giá mà nhà kinh doanh bị lỗ là khi S1 = 0.6750 USD/NZD
< S < S2 = 0.7500 USD/NZD. Nói cách khác, nhà kinh doanh bị lỗ khi S nằm trong khoảng
(0.6750, 0.7500).
Với chiến lược này, mức lỗ tối đa là khi E1 = 0.7100 USD/NZD < S < E2 = 0.7150 USD/NZD
hay nói cách khác, khi S nằm trong khoảng (0.7100, 0.7150) và không có quyền chọn nào được
thực hiện. Mức lỗ tối đa là tổng chi phí bỏ ra cho chiến lược hay tổng phí quyền chọn mua và
phí quyền chọn bán mà nhà kinh doanh phải trả để mua hai quyền chọn này.
Vậy số tiền lỗ tối đa: – (0.02 + 0.015) x 1,000,000 NZD = – 35,000 USD
(Trong các mức tỷ giá đã tính thu nhập ròng ở trên, S = 0.7125 USD/NZD nằm trong khoảng
(0.7100, 0.7150) nên ở mức tỷ giá này, không có quyền chọn nào được thực hiện và chiến lược
bị lỗ một mức tối đa là 35,000 USD).

You might also like