You are on page 1of 4

QUANG HÌNH HỌC.

MẮT

6.1. Trong một môi trường trong suốt đồng tính và đẳng hướng, ánh sáng truyền theo đường
thẳng.
6.2. Tác dụng của một chùm sáng này không phụ thuộc vào sự có mặt của các chùm sáng
khác.
6.13. Vật ảo qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật cùng chiều và nhỏ hơn vật.
6.14. Vật ảo đặt trong khoảng “ quang tâm - tiêu điểm ảnh” qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật
cùng chiều và lớn hơn vật.
6.15. Vật ảo đặt trong khoảng “ quang tâm - tiêu điểm ảnh” qua thấu kính phân kỳ cho ảnh
thật cùng chiều và nhỏ hơn vật.
6.16. Vật ảo qua thấu kính phân kỳ luôn luôn cho ảnh thật.
6.17. Khả năng phân ly của mắt là góc nhìn nhỏ nhất amin giữa hai điểm A, B mà mắt còn có
thể phân biệt được.
6.18. Điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn rõ vật đặt ở đó khi đã điều tiết hết mức gọi là cận
điểm.
6.19. Điểm xa nhất mà đặt vật ở đó mắt không cần điều tiết vẫn nhìn rõ vật gọi là viễn điểm.
6.20. Khoảng cách từ viễn điểm đến cận điểm gọi là giới hạn nhìn rõ hay khoảng điều tiết
của mắt.
6.21. Khả năng điều tiết của mắt không phụ thuộc tuổi tác.
6.22. Độ tụ của mắt có được chủ yếu là do lưỡng chất cầu thuỷ tinh thể.
6.23. Mắt điều tiết được là do thuỷ tinh thể có thể thay đổi độ tụ.
6.24. Khả năng mắt tự tăng độ tụ để nhìn rõ các vật ở gần gọi là khả năng phân ly.
6.25. Thị lực được xác định theo công thức:
1
T=
α min ( phút )
6.26. Để khắc phục các sai sót về quang hình học ở các thấu kính, người ta thường sử
dụng phương pháp ghép các thấu kính phân kì, hội tụ trên cùng một trục chính.

6.27. Để sửa tật cận thị, người ta cho người cận thị mang thấu kính mỏng phân kì làm
dụng cụ bổ trợ.
6.28. Để sửa tật viễn thị, người ta cho người viễn thị mang thấu kính mỏng hội tụ làm
dụng cụ bổ trợ.
6.29. Dụng cụ bổ trợ mắt cho người bị loạn thị là thấu kính cầu mỏng ghép với thấu
kính trụ mỏng, quang trục được chọn thích hợp.

Bài : BẢN CHẤT CỦA ÁNH SÁNG


7.1. Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ, thành phần ⃗E luôn luôn vuông góc với
thành phần B⃗ , đồng thời ⃗E và B⃗ luôn luôn vuông góc với phương truyền ánh
sáng.
7.2. Phương trình truyền sóng ánh sáng đối với thành phần ⃗E có dạng:

⃗E = ⃗E0 cos[  (t - ℓ / v) +  ]
7.3. Gọi T là chu kỳ dao động, v là vận tốc lan truyền ánh sáng thì = v.T gọi là
bước sóng.
7.4. Khi ánh sáng truyền đến mắt thì chỉ có thành phần điện trường gây cảm giác
sáng nên ⃗E gọi là vectơ sóng sáng.
7.5. Cường độ sáng tại một điểm đo bằng năng lượng chùm ánh sáng truyền qua
điểm đó trong một đơn vị thời gian.
7.6. Mỗi ánh sáng ứng với một giá trị bước sóng xác định sẽ có màu sắc riêng biệt
gọi là ánh sáng đơn sắc.
7.7. Mỗi chùm ánh sáng có màu xác định sẽ có một bước sóng tương ứng xác định.
7.8. Ánh sáng nhìn thấy gồm 7 thành phần màu (từ đỏ đến tím), có bước sóng trong
khoảng (0,39  0,76) m.
7.9. Cường độ sáng tại một điểm tỷ lệ với bình phương biên độ dao động của sóng
ánh sáng.
7.10. Khi có giao thoa trên màn thu ta thấy có các vân sáng và vân tối xen kẽ nhau.
7.11. Dao động sáng tại một điểm bất kỳ là dao động tổng hợp của các dao động sáng từ
các nguồn sáng gưỉ tới điểm đó.
7.12. Ánh sáng tự nhiên là ánh sáng có các véctơ cường độ điện trường ⃗E dao động theo
mọi phương, luôn luôn vuông góc với phương truyền tia sáng và có độ lớn bằng
nhau.
7.13. Ánh sáng phân cực là ánh sáng có ⃗E dao động theo mọi phương vuông góc với
phương truyền tia sáng nhưng có phương mạnh, phương yếu.
7.14. Khi chiếu tia hồng ngoại vào một tấm kẽm tích điện âm, người ta thấy tấm kẽm mất
dần điện tích âm, đó là hiện tượng quang điện.
7.15. Hiện tượng quang điện là hiện tượng xảy ra khi chiếu ánh sáng vào một tấm kim
loại.
7.16. Các định luật và hiện tượng quang điện có thể giải thích bằng tính chất sóng của
ánh sáng.
7.17. Dùng catốt là một tấm kim loại, chiếu ánh sáng thích hợp vào đó, dù hiệu điện thế
giữa anốt và catốt bằng không, vẫn có dòng quang điện.
7.18. Cường độ dòng quang điện luôn luôn tỷ lệ với hiệu điện thế giữa anốt và catốt.
7.19. Với ánh sáng đơn sắc gây nên hiện tượng quang điện, cường độ dòng quang điện
bão hoà tỷ lệ với số phôtôn đập vào ca tốt, do đó tỷ lệ vxới cường độ ánh sáng
chiếu tới catốt.
7.20. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện tỷ lệ thuận với cường độ
ánh sáng chiếu tới catốt.
7.21. Hiệu điện thế hãm chỉ phụ thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu tới catốt.
7.22. Cường độ dòng quang điện bão hoà tỷ lệ thuận với hiệu điện thế anốt-catốt.
7.23. Hiện tượng quang điện không xảy ra tức thời mà phải sau một khoảng thời gian
chiếu sáng xác định.
7.24. Hiện tượng quang điện trong xảy ra khi phôtôn truyền một phần năng lượng của nó
cho electron liên kết làm electron này trở thành tự do.
7.25. Ánh sáng gồm những hạt rất nhỏ gọi là photon hay lượng tử ánh sáng. Mỗi photon
mang một năng lượng xác định là  = h
7.26. Photon tuy không mang khối lượng tĩnh nhưng có động lưọng là p = hc/ .
7.27. Cường độ của một chùm ánh sáng đơn sắc tại một điểm tỷ lệ với số photon tới một
đơn vị diện tích đặt tại điểm đó vuông góc với phương truyền ánh sángtrong một
đơn vị thời gian.
7.28. Mỗi phôton bị hấp thụ sẽ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho đối tượng hấp thụ.
7.29. Năng lượng phát xạ hay hấp thụ khi điện tử chuyển từ quĩ đạo này sang quĩ đạo
khác bằng hiệu số giữa 2 mức năng lượng tương ứng của quĩ đạo:
E = E1 - E2 = hf
f là tần số của lượng tử ánh sáng bức xạ hay hấp thụ tương ứng sự chuyển quĩ đạo
trên.
7.30. Nguyên tử ở trạng thái kích thích khi có ít nhất một điện tử quĩ đạo không ở đúng
quĩ đạo của nó.
7.31. Khi phân tử hấp thụ hay phát xạ một lượng tử năng lượng, năng lượng của phân tử
sẽ thay đổi một lượng:
E = Ee + Edđ + Eq
Người ta thấy Ee >> Edđ >> Eq trong đó Ee và Edđ tương ứng phổ miền tử
ngoại nhìn thấy, còn Eq tương ứng phổ hồng ngoại.
7.32. Trong hiện tượng phát quang thì phôton tới (photon kích thích) có bước sóng lớn
hơn bước sóng của phôton phát ra.
7.33. Hạt vi mô có thể ở trạng thái ứng với mức năng lượng có trị số thay đổi liên tục.
7.34. Sự chuyển dời mức năng lượng của hạt (nguyên tử, phân tử) dưới ảnh hưởng của
trường bức xạ gọi là sự chuyển dời cảm ứng.
7.35. Bức xạ phát ra trong chuyển dời cảm ứng gọi là bức xạ cảm ứng hay bức xạ cưỡng
bức, có tần số phụ thuộc vào tần số trường tác dụng.

7.36. Tia laser có bước sóng ngắn hơn cả tia tử ngoại.


7.37. Khi hệ ở trạng thái cân bằng thì hai quá trình hấp thụ và phát xạ phôtôn sẽ có số hạt
chuyển dời mức năng lượng bằng nhau.
7.38. Nếu tác dụng một sóng tới có tần số bằng tần số của phôtôn phát ra do sự chuyển
mức năng lượng tự phát thì sóng tới này sẽ gây ra sự chuyển mức năng lượng của
nguyên tử từ Wcao xuống Wthấp kèm theo phát xạ phôtôn (còn gọi là sự chuyển dời
cảm ứng)
7.39. Khả năng đâm xuyên của chùm tia laser vào cơ thể rất lớn nên mới ứng dụng được
trong y học.
hf
m=
2
7.40. Theo Einstein thì ε =mc , vậy khối lượng photon là c2
7.41. Mỗi trạng thái năng lượng của điện tử trong nguyên tử được mô tả bằng 4 số
lượng tử n, m, l, s.
7.42. Khi phân tử hấp thụ hay phát ra lượng tử năng lượng, thì năng lượng của nó
thay đổi một lượng là:
E = Ee + Edđ+ Eq

7.43. Khi hấp thụ một năng lượng lớn, các nguyên tử chuyển sang trạng thái kích
thích, tạo nên những phân tử có khả năng hoạt động hóa học bị hạn chế.
7.44. Khi hấp thụ một năng lượng lớn, các nguyên tử chuyển sang trạng thái kích
thích.
7.45. Khi hấp thụ năng lượng, các nguyên tử chuyển sang trạng thái kích thích, khả
năng hoạt động hóa học của chúng bị hạn chế.
7.46. Vì bước sóng tỷ lệ thuận với năng lượng photon nên dựa vào phổ hấp thụ có thể
xác định năng lượng hấp thụ hay là sự phân bố các mức năng lượng trong phân
tử.
7.47. Trạng thái singlet là trạng thái của nguyên tử, phân tử khi các điện tử trên quĩ
đạo đều tạo thành cặp (spin đối song song) và momen spin tổng cộng bằng
không.
7.48. Trạng thái triplet là trạng thái ứng với mức năng lượng cấm của nguyên tử,
phân tử, ở trạng thái này không phải mọi điện tử đều tạo cặp, hình chiếu của
tổng momen spin trên một phương nào đó cho trước có thể nhận các giá trị +1,
0, -1.
Với một chất xác định, tần số của sóng ánh sáng hấp thụ bao giờ cũng lớn hơn tần số ánh
sáng phát quang.

You might also like