You are on page 1of 26

NỘI DUNG

 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
---------***--------
 
 

 
 
BÁO CÁO NHÓM
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG NGÀNH THỜI TRANG NHANH
 
 
 
TRẦN THÁI BẢO - 2211215004
HOÀNG YẾN NHI - 2214315034
TRẦN ANH THƯ - 2211215020
PHẠM THỊ YẾN NHI - 2214215038
CAO NGUYỄN ANH KIỀU - 2214215033
HỒ TRẦN HỮU ĐỨC - 2214215027
TRẦN THỊ DIỄM THÙY - 2214215041
NGUYỄN THỤY PHƯỚC HÀ - 2215215050
BÙI THỊ KIM LIÊN - 2211215008
TRẦN NGUYỄN KIỀU MY - 2215215058
 
MÃ LỚP: ML166 KHÓA: K61
 
 
 
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022
NỘI DUNG
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
---------***--------
 
 

 
 
BÁO CÁO NHÓM
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG NGÀNH THỜI TRANG NHANH
 
 
 
TRẦN THÁI BẢO - 2211215004
HOÀNG YẾN NHI - 2214315034
TRẦN ANH THƯ - 2211215020
PHẠM THỊ YẾN NHI - 2214215038
CAO NGUYỄN ANH KIỀU - 2214215033
HỒ TRẦN HỮU ĐỨC - 2214215027
TRẦN THỊ DIỄM THÙY - 2214215041
NGUYỄN THỤY PHƯỚC HÀ - 2215215050
BÙI THỊ KIM LIÊN - 2211215008
TRẦN NGUYỄN KIỀU MY - 2215215058
 
MÃ LỚP: ML166 KHÓA: K61
 
 
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


STT NỘI DUNG ĐIỂM GHI
NỘI DUNG
CHÚ
01 Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý, khả thi.
02 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên
cứu và được viết rõ ràng.
03 Lựa chọn được phương pháp luận phù hợp.
04 Dữ liệu sử dụng phù hợp, có nguồn rõ ràng.
05 Xác định được phương pháp nghiên cứu phù hợp.
06 Tài liệu sử dụng phù hợp, đa dạng, hợp lệ.
07 Cấu trúc bài viết phù hợp, ngôn ngữ viết rõ ràng, khoa học.

TỔNG CỘNG

STT HỌ VÀ TÊN MSSV MỨC ĐIỂM


ĐÓNG
GÓP
01 Trần Thái Bảo 2211215004 100%
02 Hoàng Yến Nhi 2214315034 100%
03 Trần Anh Thư 2211215020 100%
04 Phạm Thị Yến Nhi 2214215038 100%
05 Cao Nguyễn Anh Kiều 2214215033 100%
06 Hồ Trần Hữu Đức 2214215027 100%
07 Trần Thị Diễm Thùy 2214215041 100%
08 Nguyễn Thụy Phước Hà 2215215050 100%
09 Bùi Thị Kim Liên 2211215008 100%
10 Trần Nguyễn Kiều My 2215215058 100%

CÁN BỘ CHẤM CÁN BỘ CHẤM THI 2


THI 1

                                                                                   

 
NỘI DUNG

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN......................................................................................3

MỤC LỤC.......................................................................................................................... 4

DANH MỤC VIẾT TẮT....................................................................................................6

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ......................................................................................6

DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................6

NỘI DUNG........................................................................................................................ 7

I Lý do nghiên cứu/Bối cảnh nghiên cứu..............................................................7


I.1 Lý do chọn đề tài...............................................................................................7

II Tổng quan các nghiên cứu trước đây.................................................................7


II.1 Tổng quan lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng ngành thời
trang nhanh.................................................................................................................7
II.1.1 Thời trang nhanh.......................................................................................7
II.1.2 Hành vi tiêu dùng......................................................................................8
II.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................8
II.2.1 Tình hình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng ngành thời trang nhanh ở nước
ngoài 8
II.2.2 Tình hình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng ngành thời trang nhanh trong
nước. 9

III Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu..............................................................9


III.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết...........................................................9
III.1.1 Các mô hình lý thuyết...............................................................................9
III.1.1.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)........9
III.1.1.2 Thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB)...10
III.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................11

IV Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu........................................................................14


NỘI DUNG
IV.1 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................14
IV.1.1 Mục tiêu tổng quát...................................................................................14
IV.1.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................14
IV.2 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................14

V Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................14


V.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................14
V.2 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................14

VI Phương pháp nghiên cứu...................................................................................14


VI.1 Quy trình nghiên cứu...................................................................................14
VI.2 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................16
VI.2.1 Mô hình nghiên cứu định lượng..............................................................16
VI.3 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu..................................................16
VI.4 Công cụ thu thập dữ liệu..............................................................................17
VI.5 Thang đo biến và bảng câu hỏi....................................................................18

VII Đóng góp của đề tài............................................................................................20

VIII Kết cấu của đề tài...........................................................................................20

IX Lịch trình dự kiến..............................................................................................21

X Các nguồn lực.....................................................................................................21


X.1 Chi Phí.............................................................................................................21
X.2 Nhân lực..........................................................................................................21

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................22

DANH MỤC VIẾT TẮT


ĐỀ TÀI
STT
NGHIÊN Ký hiệu
CỨU: viết tắt Ý nghĩa Trang
1 B2C Business to Consumer 7
CÁC YẾU
2 TRA Theory of Reasoned Action 9, 10, 11
3
TỐ ẢNH TPB Theory of Planned Behaviour 10, 11
HƯỞNG
4 ĐẾN
TL Thang đo tâm lý 18
HÀNH VI TIÊU
DÙNG THỜI
TRANG
NHANH CỦA
NỘI DUNG
5 CN Thang đo cá nhân 19
6 XH Thang đo xã hội 19
7 VH Thang đo văn hoá 20

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ


Hình III-1. Thuyết hành động hợp lý (TRA)............................................................10
Hình III-2. Thuyết hành vi hoạch định (TPB)..........................................................11
Hình III-3. Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................13
Hình VI-1. Quy trình nghiên cứu.............................................................................15
Hình VI-2. Lưu đồ biểu diễn thang đo Liket cho biến độc lập.................................18

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng VI-1. Thang đo Tâm lý (TL)..........................................................................19
Bảng VI-2. Thang đo cá nhân (CN).........................................................................19
Bảng VI-3. Thang đo Xã hội (XH)..........................................................................19
Bảng VI-4. Thang đo Văn hóa (VH).......................................................................20
NỘI DUNG

NỘI DUNG
I Lý do nghiên cứu/Bối cảnh nghiên cứu
I.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, thời trang là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Thông qua thời
trang con người thể hiện cái cá tính, cái tôi của mình. Theo thống kê của Statista – công ty
về thị trường và dữ liệu người tiêu dùng, thời trang là phân khúc thị trường thương mại
điện tử B2C (Business to Consumer) lớn nhất với quy mô toàn cầu năm 2021 là 759,5 tỷ
USD. Còn ở thị trường Việt Nam, năm 2021, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch
Covid-19, toàn ngành vẫn về đích với kim ngạch xuất khẩu hơn 39 tỷ USD kim ngạch,
tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019. Sở dĩ có sự phát triển nhanh
chóng như vậy là do nhu cầu mặc đẹp của con người chúng ta ngày càng lớn và nhu cầu
mua sắm để không bị bỏ lại so với người khác ngày càng tăng cao. Từ đó có thể nói thời
trang luôn là mảnh đất màu mỡ để mọi người khai thác. 

Tại Việt Nam, cùng với các trào lưu được du nhập từ nước ngoài và quá trình hội
nhập quốc tế, nhu cầu về làm đẹp cho bản thân càng được chú trọng hơn đặc biệt là đối
với đối tượng sinh viên ở các thành phố lớn tiêu biểu như Thành Phố Hồ Chí Minh. Và
thời trang nhanh đã phát huy ưu điểm của mình khi giải quyết được vấn đề nan giải mà
các đối tượng này đang hướng tới : Rẻ, đẹp, dễ mua, dễ mặc . Tuy được ưa chuộng và
tiềm năng phát triển rất hấp dẫn nhưng Việt Nam vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp có thể
đáp ứng nhu cầu ấy mà phải nhập nguồn hàng phần lớn từ Trung Quốc, đánh mất những
cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất thời trang một nguồn tiêu dùng to lớn. Bên cạnh
đó trong khi các nghiên cứu tại Việt Nam chỉ quan tâm đến vấn đề tác động đến môi
trường mà chưa có bài nghiên cứu nào khai thác hành vi tiêu dùng thời trang nhanh trong
khi các các nghiên cứu của các nước trên thế giới đã có rất nhiều còn Việt Nam thì vẫn
chưa có. Vì vậy, nghiên cứu “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG
THỜI TRANG NHANH CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” 1được thực hiện
để lấp đầy lỗ hổng ấy và kết quả mà chúng tôi thu được sẽ đóng góp cho các chiến lược

1
https://123docz.net/document/12398896-cac-yeu-to-anh-huong-den-hanh-vi-tieu-dung-nganh-thoi-trang-
nhanh.htm
NỘI DUNG
tiếp thị, cung cấp thêm kiến thức về ngành này cũng như đưa ra những gợi ý và ý tưởng
cho những nghiên cứu sau.

II Tổng quan các nghiên cứu trước đây


II.1 Tổng quan lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng ngành
thời trang nhanh
II.1.1 Thời trang nhanh
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về thời trang nhanh và vẫn chưa có khái niệm nào
thống nhất. Tuấn (2022) định nghĩa “thời trang nhanh là thuật ngữ được sử dụng để chỉ
dòng thời trang giá rẻ được sản xuất bởi các nhãn hàng thời trang thông dụng dựa trên
những ý tưởng, thiết kế từ các bộ trang phục trên sàn catwalk hay của các thương hiệu
thời trang nổi tiếng”. Rahmiati, F. (2016) cho rằng “thời trang nhanh là hình thức kinh
doanh mà một lượng lớn sản phẩm thời trang được tạo ra nhanh và rẻ nhất có thể dựa trên
những mốt và xu hướng thời trang mới nhất”. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử
dụng định nghĩa của Wang (2010): “thời trang nhanh là thuật ngữ dùng để mô tả những
bộ sưu tập quần áo được thiết kế dựa trên các xu hướng thời trang mới nhất”. Cô cho rằng
thời trang nhanh có 3 đặc điểm nổi bật là giá thành rẻ, thời thượng và vòng đời ngắn. 

II.1.2 Hành vi tiêu dùng


Theo Khaniwale (2015), hành vi tiêu dùng là một quá trình mô tả cách thức mà
người tiêu dùng đưa ra quyết định lựa chọn và loại bỏ một loại sản phẩm hay dịch vụ để
đáp ứng nhu cầu của bản thân. Hành vi tiêu dùng liên quan đến suy nghĩ, cảm xúc và hành
động mà một cá nhân có hoặc thực hiện trước hoặc trong khi mua bất kỳ sản phẩm, dịch
vụ hoặc ý tưởng nào. Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng đặt ra câu hỏi cái gì, tại sao, như
thế nào, khi nào và ở đâu mà một cá nhân đưa ra quyết định mua hàng. Kết quả của hành
vi tiêu dùng sẽ là lựa chọn sản phẩm, nhãn hàng, thời gian, số lượng của người tiêu dùng.

II.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu.


II.2.1 Tình hình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng ngành thời trang nhanh ở nước
ngoài
Các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách hàng có nguồn gốc từ những bài
nghiên cứu về hành vi tâm lý con người từ thế kỉ 20 nhưng đến mãi những năm 1968 thì
NỘI DUNG
những lý thuyết này mới trở nên có hệ thống rõ ràng. Tuy nhiên, do tính thực tiễn nên dù
chỉ mới xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước, các bài nghiên cứu về hành vi đã
xuất hiện một cách bùng nổ và được áp dụng cho nhiều ngành trên khắp các lĩnh vực trên
toàn thế giới.

Trên thế giới, các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng trong lĩnh vực thời gian nhanh đã
xuất hiện những năm gần đây có thể kể đến như Đặc điểm hành vi tiêu dùng của khách
hàng ngành thời trang nhanh (Wang, T.Y - 2010,Consumer Behavior Characteristics in
Fast Fashion;), Hành vi tiêu dùng các sản phẩm thời trang nhanh: sự tiếp cận dựa trên
khách hàng (Gabrielli, V., Baghi, I., & Codeluppi, V. - 2013,Consumption practices of
fast fashion products: a consumer-based approach;) hay Các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng của khách hàng ngành thời trang nhanh tại Vương quốc Anh
(Nakalinda, A. 2018,Factors Influencing Consumer Buying Behaviour of Fast Fashion in
the UK;). Trong đó các bài nghiên cứu khác nhau lại đưa ra các biến khác nhau và mối
quan hệ tương quan giữa các biến có thể chia ra thành 2 nhóm  như sau: ở nhóm 1, tiêu
biểu là Đặc điểm hành vi tiêu dùng của khách hàng thời trang nhanh (Wang, T.Y - 2010),
chỉ ra rằng 3 yếu tố : quá trình đưa ra quyết định, mức độ tham gia và đánh giá các lựa
chọn thay thế là yếu tố quyết định dẫn đến việc quyết định mua hàng. Nhóm nghiên cứu
này cũng chỉ ra những yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hành vi trong quá trình nghiên
cứu như  như : tiềm lực kinh tế, kiến thức, kinh nghiệm, lối sống cá nhân. Còn nhóm
nghiên cứu thứ 2 (Nakalinda, A.  2018) thì cho rằng 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng là : động lực, nhận thức, học vấn, thái độ lại tác động chính đến hành vi tiêu dùng
của khách hàng. 

II.2.2  Tình hình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng ngành thời trang nhanh trong
nước.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu khai thác về lĩnh vực thời trang chủ yếu đề cập tới hành
vi tiêu dùng thời trang xanh hay thời trang bền vững 2. Trong khi đó, vấn đề nghiên cứu về
ý định và hành vi mua các sản phẩm thời trang nhanh trên lãnh thổ Việt Nam cũng nhận
được sự quan tâm khá nhiều từ phía doanh nghiệp và cơ quan ban ngành, nhưng các vấn
2
Trần Thị Tú Uyên, Đặng Thái Thanh Thảo, Phan Thị Phương Thảo 2021 ; Nguyễn Minh Phương và cộng sự
2022
NỘI DUNG
đề liên quan đến khía cạnh này vẫn chưa được các học giả nghiên cứu và thử nghiệm đầy
đủ. Do đó, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định các yếu
tố chính ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận và ý định sử dụng sản phẩm thời trang nhanh
của người tiêu dùng cũng như khỏa lấp lỗ hổng tri thức của những nghiên cứu trước đây. 

III Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.


III.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết
III.1.1 Các mô hình lý thuyết
III.1.1.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)
Thuyết hành động hợp lý giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của con
người được xây dựng bởi Martin Fishbein và Icek Ajzen vào năm 1967 và được hiệu
chỉnh mở rộng theo thời gian. Mục đích chính của TRA là tìm hiểu hành vi tự nguyện của
một cá nhân bằng cách kiểm tra động lực cơ bản tiềm ẩn của cá nhân để thực hiện hành
động đó. TRA cho rằng hành động của một người có được thực hiện hay không phụ thuộc
vào ý định thực hiện hành động đó và ý định thực hiện hành động sẽ dựa trên lý trí hoàn
toàn và có trước hành động thực tế. Theo lý thuyết, ý định này bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố
chính là Thái độ (Attitude), Chuẩn chủ quan (Subjective norm), Xu hướng hành vi
(Behavioural intention). Trong đó, xu hướng hành vi, hay ở đây là xu hướng tiêu dùng là
yếu tố dự đoán tốt nhất cho hành vi tiêu dùng. Thái độ được đo bằng 2 biến phụ gồm
Niềm tin vào hành vi sẽ đạt được kết quả như dự đoán (Behavioural beliefs) và Đo lường
kết quả (Outcomes evaluation). Chuẩn chủ quan được đo lường bằng 2 biến phụ gồm
Niềm tin về những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng tôi nên hay không nên thực hiện hành vi
(Normative beliefs), Sự thúc đẩy làm theo ý muốn của những người có ảnh hưởng
(Motivation to comply).  
NỘI DUNG

Hình III-1. Thuyết hành động hợp lý (TRA)


(Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975)
Tuy nhiên, với giả định cho rằng ý chí kiểm soát hành vi, hạn chế của mô hình Lý
thuyết hành động hợp lý xuất hiện khi lý thuyết này chỉ áp dụng đối với hành vi có ý thức
nghĩ ra trước. Do đó, việc thực hiện các hành vi của người tiêu dùng bao gồm hành vi
không hợp lý, hành động theo thói quen hoặc hành vi thực sự mà họ không thể kiểm soát
được, yếu tố về thái độ hành vi và chuẩn chủ quan của mô hình lý thuyết này không đủ để
giải thích hành động của người tiêu dùng.

III.1.1.2 Thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB)


Thuyết hành vi hoạch định được đưa ra bởi Icek Ajzen vào năm 1994, được xem là
một trong những lý thuyết được áp dụng và trích dẫn rộng rãi nhất về lý thuyết hành vi vì
có những ưu điểm giúp cải thiện hạn chế của TRA. TRA cho rằng hành vi của con người
dựa trên lý trí hoàn toàn. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào có ý định là chắc
chắn sẽ dẫn đến hành vi. Icek Ajzen đã thêm biến Kiểm soát hành vi theo nhận thức
(Perceived behavioral control), một yếu tố phi lý trí để tăng tính chính xác trong dự đoán
của mình. Theo giả định lý thuyết này, một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi
các ý định để thực hiện hành vi đó. Ý định của cá nhân phản ánh phần lớn thái độ cá nhân
hoặc nhận thức để phán đoán hành vi, tiền đề để thực hiện hành vi. Trong đó ý định bị
ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: (1) các thái độ đối với hành vi (Attitude toward the Behavior);
NỘI DUNG
(2) quy chuẩn chủ quan (Subjective Norms); (3) nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived
Behavioral Control) (Ajzen, 1991). 

Thái độ đối với hành vi là đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực
hiện một hành vi cụ thể, là tập hợp cảm xúc và niềm tin đối với hành vi ấy. Thái độ đối
với hành vi sẽ ám chỉ mức độ đánh giá tích cực hay tiêu cực về một hành vi của một cá
nhân.

Tiêu chuẩn chủ quan là nhận thức của một cá nhân về một hành vi cụ thể, bị ảnh
hưởng bởi đánh giá của những người quan trọng cho rằng cá nhân đó có nên thực hiện
hành vi hay không.

Nhận thức kiểm soát hành vi là nhận thức của một cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó
khăn khi thực hiện một hành vi cụ thể. Nhận thức phụ thuộc vào sự sẵn có của nguồn lực
và cơ hội để thực hiện hành vi.

Theo nguyên tắc chung, thái độ đối với hành vi và tiêu chuẩn chủ quan càng thuận
lợi, và nhận thức kiểm soát hành vi càng dễ dàng thì ý định thực hiện hành vi của người
đó càng mạnh mẽ. Và nếu một mức độ kiểm soát thực tế đối với hành vi đủ lớn thì họ có
thể thực hiện ý định mỗi khi có cơ hội.

Hình III-2. Thuyết hành vi hoạch định (TPB)


(Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1991)
NỘI DUNG
So với TRA, thuyết hành vi hoạch định giải thích rõ ràng hơn đối với trường hợp rất
có thể ý định của một người sẽ hoàn toàn khác biệt với hành vi được lên kế hoạch và thực
hiện có chủ ý. Điều này chủ yếu bắt nguồn từ sự khác biệt về mức độ kiểm soát hành vi
nhận thức với mức độ kiểm soát thực tế được thực hiện hoặc sử dụng, vì vậy so với TRA,
TPB phù hợp hơn trong việc giải thích hành vi của người tiêu dùng.

III.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất


Căn cứ vào các mô hình lý thuyết và thực nghiệm, nhóm nghiên cứu quyết định sử
dụng Thuyết hành vi hoạch định của Icek Ajzen (1991) để xem xét các yếu tố tác động
đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng thời trang nhanh. Mô hình nghiên cứu này
cũng được ứng dụng trong nhiều bài nghiên cứu thực nghiệm trước đó về tâm lý và hành
vi tiêu dùng của khách hàng. Đồng thời, xem xét các nghiên cứu trước, tiêu biểu là Các
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng ngành thời trang nhanh tại
Vương quốc Anh (Factors Influencing Consumer Buying Behaviour of Fast Fashion in
the UK; Nakalinda, A. - 2018), nhóm nghiên cứu nhận thấy các yếu tố liên quan đến tâm
lý, cá nhân và xã hội đều được sử dụng khi nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách
hàng. Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng 3 yếu tố này khi nghiên cứu về hành
vi tiêu dùng thời trang nhanh của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó,
nhóm quyết định bổ sung thêm biến văn hóa. Kotler từng cho rằng hành vi của con người
phần lớn là kết quả của một quá trình học tập và vì vậy, trong quá trình lớn lên, con người
học tập và hình thành nên những quan điểm và giá trị riêng của bản thân. Theo Schiffman
và Kanuk, những giá trị này bao gồm cả tính cá nhân hóa và bị ảnh hưởng bởi những yếu
tố văn hóa. Do đó, trên cơ sở Thuyết hành vi dự định, bài nghiên cứu đưa ra 4 yếu tố tác
động tới hành vi tiêu dùng thời trang nhanh của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh, bao
gồm yếu tố tâm lý, yếu tố cá nhân, yếu tố xã hội và yếu tố văn hóa.

Yếu tố tâm lý là những tác nhân bên trong người tiêu dùng thúc đẩy hoặc kìm hãm
hành vi của họ, phản ánh thái độ tích cực hay tiêu cực của người tiêu dùng về hành vi sử
dụng thời trang nhanh. Yếu tố tâm lý bị tác động bởi hai yếu tố là Động cơ và Nhận thức.

 Động cơ: Khi có một tác động đủ lớn tác động đến một cá nhân, nó sẽ ảnh hưởng
đến hành vi tiêu dùng của cá nhân đó. Theo tháp nhu cầu Maslow, tồn tại 5 cấp bậc
NỘI DUNG
trong nhu cầu của con người, mọi hành vi của con người đều xuất phát từ 5 cấp bậc
nhu cầu này. Một động cơ là một nhu cầu có đủ sức mạnh để thôi thúc người ta
hành động.
 Nhận thức: nhận thức của cá nhân là quá trình mà cá nhân đó thu nhập thông tin về
sản phẩm, trong trường hợp này là thời trang nhanh, và xử lý thông tin đó để tạo
nên một ấn tượng mang tính cá nhân về sản phẩm đó. Khi một cá nhân thấy quảng
cáo, nhận xét của khách hàng khác về một sản phẩm thời trang nhanh, họ sẽ dần
hình thành một ấn tượng về sản phẩm đó.

Trong mô hình này, yếu tố cá nhân đóng vai trò là Nhận thức kiểm soát hành vi khi
nó đánh giá nguồn lực và cơ hội sẵn có của cá nhân để cá nhân đó thực hiện hành vi tiêu
dùng. Yếu tố này được thể hiện qua hai biến là nguồn thu nhập và lối sống.

 Nguồn thu nhập quyết định khả năng chi trả cho hành vi tiêu dùng, từ đó ảnh
hưởng đến khả năng thực hiện hành vi tiêu dùng của cá nhân. Nguồn thu nhập càng
cao thì khả năng thực hiện hành vi tiêu dùng sẽ càng lớn và ngược lại.
 Lối sống: lựa chọn tiêu dùng thời trang nhanh bị ảnh hưởng rất lớn bởi lối sống của
người tiêu dùng. Đặc điểm được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn và trong một
thời gian ngắn của thời trang nhanh có thể trở thành một nhược điểm đối với
những người tiêu dùng xanh, ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định tiêu dùng thời
trang nhanh của người tiêu dùng.

Yếu tố xã hội và văn hóa là những tác động bên ngoài mà ảnh hưởng đến quyết định
tiêu dùng thời trang nhanh của người tiêu dùng, thể hiện vai trò của Tiêu chuẩn chủ quan
trong quá trình tác động đến hành vi mua hàng.

Yếu tố xã hội: Con người là một phần của xã hội và môi trường sống xung quanh ít
nhiều sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của họ. Các yếu tố xã hội bao gồm những đối
tượng mà cá nhân tiếp xúc, bao gồm Nhóm tham khảo và Gia đình.

 Gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành thói quen tiêu dùng
của một cá nhân. Cá nhân đó sẽ phát triển những ưu tiên tiêu dùng từ khi còn nhỏ
NỘI DUNG
bằng cách quan sát hành vi tiêu dùng của gia đình mình và tiếp tục mua những sản
phẩm tương tự khi họ lớn lên.
 Nhóm tham khảo là những nhóm người mà cá nhân đó tham gia. Thông thường,
mọi cá nhân trong một nhóm có hành vi tiêu dùng tương tự và ảnh hưởng lẫn nhau.

Yếu tố văn hóa: Khi người tiêu dùng ở trong một cộng đồng nhất định, hành vi tiêu
dùng sẽ bị ảnh hưởng bởi những niềm tin của cộng đồng đó đối với sản phẩm. Yếu tố văn
hóa được đánh giá qua văn hóa và tiểu văn hóa trong một cộng đồng.

 Văn hóa: văn hóa bao gồm những giá trị, nhu cầu, niềm tin và mong muốn cơ bản
đối với thời trang nhanh mà một cá nhân quan sát và tiếp thu từ gia đình và các
nhóm tham khảo xung quanh.
 Tiểu văn hóa: Trong một cộng đồng ngoài văn hóa thì vẫn tồn tại nhiều tiểu văn
hóa khác. Những tiểu văn hóa này có 1 niềm tin và giá trị nhất định. Tiểu văn hóa
có thể tồn tại trong những người đến từ các tôn giáo, vùng địa lý, quốc gia giống
nhau.

Hình III-3. Mô hình nghiên cứu đề xuất


NỘI DUNG
IV Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
IV.1 Mục tiêu nghiên cứu.
IV.1.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích tác động của các yếu tố đến hành vi tiêu dùng thời trang nhanh của sinh
viên Thành phố Hồ Chí Minh.

IV.1.2 Mục tiêu cụ thể


Khám phá những yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng thời trang nhanh của sinh
viên Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, xem xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tâm lý,
cá nhân, xã hội và văn hóa đến hành vi tiêu dùng thời trang nhanh của sinh viên Thành
phố Hồ Chí Minh.

IV.2 Câu hỏi nghiên cứu


 Yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thời trang nhanh của sinh viên Thành
phố Hồ Chí Minh?
 Các yếu tố tâm lý, cá nhân, xã hội và văn hoá ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
thời trang nhanh của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh đến mức độ nào?
V Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
V.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hành vi tiêu dùng thời trang nhanh của sinh viên
thành phố Hồ Chí Minh.
V.2 Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu phân tích hành vi tiêu dùng của sinh viên tại phạm vi thành phố Hồ
Chí Minh và thời gian khảo sát dự kiến vào tháng 12 năm 2022.

VI Phương pháp nghiên cứu


VI.1 Quy trình nghiên cứu
NỘI DUNG

Hình VI-4. Quy trình nghiên cứu


Quy trình nghiên cứu được thể hiện trong hình VI-1 gồm 6 bước. Đầu tiên, nhóm
xác định vấn đề nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thời trang
nhanh của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, để có cái nhìn tổng quan, nhóm tiến
hành lược khảo lý thuyết về vấn đề nghiên cứu, xác định lỗ hổng nghiên cứu và xây dựng
mô hình lý thuyết. Dựa trên khung lý thuyết nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích cơ
sở dữ liệu để có cái nhìn toàn diện về mẫu nghiên cứu. Quá trình xử lý dữ liệu được tiến
hành qua các bước sau:

Bước 1: Lọc dữ liệu:

 Giữ lại các biến liên quan có ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của người dân và
các biến (yếu tố) ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng (có thêm biến văn hoá).
 Các khái niệm liên quan đến thời trang nhanh trong các nghiên cứu trước.
Bước 2: Tạo các biến số cho mô hình nghiên cứu

 Tạo biến số về yếu tố tâm lý đến hành vi mua sắm thời trang nhanh
 Tạo biến số về yếu tố cá nhân đến hành vi mua sắm thời trang nhanh
 Tạo biến số về yếu tố xã hội đến hành vi mua sắm thời trang nhanh
NỘI DUNG
 Tạo biến số về yếu tố văn hoá đến hành vi mua sắm thời trang nhanh
 Tạo biến số về thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan, sự nhận thức kiểm
soát hành vi: nhận định về sự mua sắm thời trang nhanh, nhận định về thời trang
nhanh hiện nay.
 Tạo biến về mức độ nhận thức của khách hàng về vấn đề tiêu dùng thời trang
nhanh.
Trong đó, việc xác định vấn đề nghiên cứu được nêu ra ở mục tổng quan vấn đề,
lược khảo lý thuyết cũng như xác định lỗ hổng của các nghiên cứu trước được đề cập đến
ở mục cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu. Bên cạnh đó việc xây dựng mô
hình lý thuyết được nhóm nghiên cứu đưa ra trong phần tiếp theo của bài nghiên cứu; quy
trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu cũng như bảng
hỏi sẽ được đề cập đến ở mục phương pháp nghiên cứu. Cuối cùng là phân tích số liệu,
kết luận, tính đóng góp của đề tài sẽ được trình bày trong bài nghiên cứu của nhóm
nghiên cứu. Mục tiêu của quy trình nghiên cứu nhằm thiết lập một bức tranh tổng quát về
việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thời trang nhanh ở Thành
phố Hồ Chí Minh.    Để nối tiếp phần tiếp theo của bài nghiên cứu nhóm nghiên cứu
chúng tôi sẽ thảo luận về phương pháp nghiên cứu định lượng của mô hình. Phương pháp
nghiên cứu định lượng gồm 2 bước:

Bước 1: Kiểm định chiều sâu của bảng hỏi và các chi tiết về bảng hỏi.

Bước 2: Tiến hành khảo sát người tiêu dùng theo bảng hỏi để có một cái nhìn khách
quan về sự ảnh hưởng của hành vi đến sự tiêu dùng thời trang nhanh ở Thành phố Hồ Chí
Minh. Từ đó rút ra nhận xét và kết luận.

VI.2 Phương pháp nghiên cứu


VI.2.1 Mô hình nghiên cứu định lượng
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Lý do sử dụng
phương pháp này vì nhóm nghiên cứu muốn điều tra tác động của các yếu tố tâm lý, cá
nhân và xã hội của người tiêu dùng mua quần áo thời trang nhanh và cũng do giả thuyết
sẽ được sử dụng để xem xét liệu các hiện tượng có phù hợp với mong đợi hay không dựa
trên kết quả nghiên cứu trước đó. 
NỘI DUNG
Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu, lý do là vì nhóm
nghiên cứu cảm thấy chiến lược này hỗ trợ lý thuyết suy diễn và trong đó các suy luận
logic được hình thành về khái niệm cụ thể và các suy luận được trình bày theo cách lý
thuyết. Hơn nữa, bảng câu hỏi khảo sát được sử dụng để giúp nhà nghiên cứu thu thập dữ
liệu cần thiết dễ dàng hơn từ …. người trả lời tự nguyện tham gia trả lời bảng câu hỏi
khảo sát. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu đã nhận ra một số hạn chế mà bảng câu hỏi khảo sát
có thể mắc phải như Kelley và cộng sự (2003) đã nói rằng: bảng câu hỏi khảo sát có nguy
cơ cao về việc dữ liệu được tạo ra thiếu chiều sâu hoặc chi tiết về chủ đề đang được đầu
tư. Với suy nghĩ này, nhà nghiên cứu đảm bảo rằng các câu hỏi được xây dựng trong bảng
câu hỏi sẽ mang lại phản hồi có ý nghĩa từ người trả lời.Nhóm nghiên cứu đã đăng bảng
câu hỏi trực tuyến và cũng đưa ra bảng câu hỏi cho những người trả lời đã điền chúng
trước sự chứng kiến của nhà nghiên cứu.

VI.3 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu


Phương pháp chọn mẫu: lấy mẫu phi xác suất thuận tiện được thực hiện nhằm tiết
kiệm chi phí đi lại và dễ tiếp cận đối tượng. Vì đối tượng được khảo sát rất đa dạng và
phân bố trên địa bàn rộng nên phương pháp chọn mẫu thuận tiện sẽ phù hợp cho quá trình
nghiên cứu. Việc điều tra sẽ được tiến hành bằng cách gửi bảng hỏi online dưới dạng
Google form đến sinh viên các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng phương pháp kiểm định tương quan và
mô hình hồi quy tuyến tính bội trên phần mềm SPSS. Dữ liệu được thu thập từ các biểu
mẫu Google sẽ bao gồm các bảng, biểu đồ tròn và các phân tích khác ngay khi người
được khảo sát gửi câu trả lời của họ. Dữ liệu cũng được phân tích theo giả thuyết đã được
rút ra ngay từ đầu bằng ứng dụng SPSS để đưa ra kết luận khá cụ thể về các phát hiện.
Nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng mô hình phân tích hồi quy tuyến tính để khám phá
mối liên hệ tiềm ẩn giữa các biến độc lập (yếu tố tâm lý, cá nhân,  xã hội và văn hóa) và
biến phụ thuộc (ý định mua hàng) và phân tích tương quan để tìm ra mối quan hệ giữa các
biến độc lập - nếu có  (yếu tố tâm lý, cá nhân, xã hội và văn hóa) và hành vi mua quần áo
thời trang nhanh của người tiêu dùng. Phản hồi khảo sát cũng sẽ được xem xét cẩn thận so
sánh với các tài liệu đã có.
NỘI DUNG

| |
A x A y Az
A ⋅ B× C=A × B⋅C= B x B y B z
Cx C y C z

VI.4 Công cụ thu thập dữ liệu


Nhóm nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu cho chủ đề này.
Lý do sử dụng kỹ thuật này đã được thảo luận ở trên. Bảng hỏi được tạo ra để giải quyết
những lỗ hổng kiến thức được đề cập trong tổng quan tài liệu và toàn bộ tài liệu, đặc biệt
là trong ngành thời trang nhanh. Điều này được quyết định bởi chi phí thấp và cũng bao
gồm một lượng lớn người tham gia và ít có sự thiên vị hơn khi người trả lời tự hoàn thành
bảng hỏi. Bảng hỏi được viết bằng tiếng Việt và liên kết khảo sát đã được gửi trên các
trang Facebook và các nhóm chat.

Các câu hỏi trong cuộc khảo sát bảng hỏi bao gồm ba phần. Phần một là phần giới
thiệu ngắn gọn về chủ đề và lời cảm ơn đến những người đã tham gia cuộc khảo sát. Phần
hai là phần sàng lọc dành cho những người tham gia đủ điều kiện với các câu hỏi về thông
tin cá nhân (tuổi, giới tính, thu nhập và trình độ học vấn của sinh viên), những thông tin
này có ích cho bài nghiên cứu bởi nó cung cấp thông tin những người tham gia khảo sát,
giúp nhóm tác giả đánh giá mẫu nghiên cứu. Phần thứ ba bao gồm các câu hỏi dựa trên lý
thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng đối với quần áo thời
trang nhanh và ý định mua hàng. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ
để đo lường các biến, bao gồm các thang đo từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn
toàn đồng ý) cho các biến độc lập và từ 1 (Rất thấp) đến 5 (Rất cao) cho các biến phụ
thuộc. Phần ba có 20 câu hỏi về cả biến độc lập lẫn biến phụ thuộc đã được rút ra thông
qua các tài liệu nghiên cứu khác trước đó.
NỘI DUNG

Hoàn toàn
Đồng ý một đồng ý
phần
Phân vân

Không
đồng ý
một phần
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Hình VI-5. Lưu đồ biểu diễn thang đo Liket cho biến độc lập
VI.5 Thang đo biến và bảng câu hỏi.
Các biến trong nghiên cứu này được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ với những
câu hỏi đã được tổng hợp và chọn lọc từ nghiên cứu của Nakalinda, A. (2018) cùng với đề
xuất của nhóm nghiên cứu. Thang đo cho các biến độc lập là từ 1 (Hoàn toàn không đồng
ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý). Đối với biến phụ thuộc, 1 đại diện cho Rất thấp và 5 đại
diện cho Rất cao. Bảng dưới đây cho thấy các biến và câu hỏi: 

Thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu ↓


Bảng VI-1. Thang đo Tâm lý (TL)

STT Biến Ký
hiệu

1 Tôi thích mua sắm thời trang nhanh. TL1

2 Tôi mua sắm thời trang nhanh để đáp ứng những nhu cầu của bản thân. TL2

3 Nhu cầu tiêu dùng thời trang nhanh của tôi bị ảnh hưởng bởi mong TL3
muốn tức thời.

4 Tôi ủng hộ việc tiêu dùng thời trang nhanh. TL4

5 Tôi cho rằng thời trang nhanh đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi TL5
NỘI DUNG

trường.
Bảng VI-2. Thang đo cá nhân (CN)

STT Biến Ký
hiệu

1 Tôi có đủ khả năng để chi trả cho việc mua sắm mặt hàng thời trang CN1
nhanh

2 Nguồn thu nhập của tôi ở mức (từ thấp đến cao) CN2

3 Số tiền tôi dành cho việc mua sắm thời trang nhanh ở mức (từ thấp đến CN3
cao).

4 Quần áo thời trang nhanh phù hợp với phong cách ăn mặc của tôi CN4

5 Tôi tự tin trong việc lựa chọn quần áo CN5

6 Tôi luôn cập nhật tủ quần áo của bản thân theo những xu hướng thời CN6
trang hiện đại.
Bảng VI-3. Thang đo Xã hội (XH)

STT Biến Ký
hiệu

1 Suy nghĩ của gia đình và bạn bè trong việc mua sắm quần áo có ảnh XH1
hưởng hơn so với những chuyên gia 

2 Tôi thường tham khảo ý kiến của gia đình và bạn bè trước khi quyết XH2
định mua sắm quần áo

3 Tôi muốn biết trang phục nào tạo ấn tượng tốt cho người khác XH3

4 Tôi có cảm giác thân thuộc khi mua những trang phục giống với người XH4
khác

5 Khi mua quần áo, tôi thường chọn lựa những thương hiệu mà tôi nghĩ XH5
rằng bạn bè mình sẽ thích thú/tán thành/chấp thuận
Bảng VI-4. Thang đo Văn hóa (VH)

STT Biến Ký
hiệu
NỘI DUNG

1 Phong tục, tập quán của gia đình có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng VH1
thời trang nhanh

2 Tôi tiếp nhận sự hội nhập nền văn hoá thông qua lĩnh vực thời trang VH2

3 Tôi thường xuyên sử dụng các mặt hàng thời trang từ các nền văn hoá VH3
khác nhau

4 Tôi bị ảnh hưởng bởi thời trang từ các quốc gia khác trên thế giới VH4

VII Đóng góp của đề tài


Qua nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tiêu dùng thời
trang nhanh của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, sau quá trình phân tích và xử lý dữ
liệu về các yếu tố (tâm lý, cá nhân, xã hội, văn hoá) chúng tôi thấy được rõ sự ảnh hưởng
của những yếu tố này đến nhu cầu, nhận thức của sinh viên đối với thời trang nhanh. Bài
nghiên cứu cũng đã tập trung phân tích kĩ những ảnh hưởng từ các yếu tố đến cách ứng
xử, hành vi của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn sử dụng một biến mới
để làm rõ hơn vấn đề này, đó là biến văn hoá. Đây đều là những điểm mới trong các
nghiên cứu trước giúp lấp đầy lỗ hổng kiến thức về thị trường tiêu dùng hiện nay trong
lĩnh vực thời trang nhanh; từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về thị trường tiêu dùng và mua
sắm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, giúp các doanh nghiệp có những quyết định
đúng đắn khi nhắm vào đối tượng sinh viên để phát triển lĩnh vực thời trang nhanh đạt
được hiệu quả tốt nhất.

VIII Kết cấu của đề tài


Mở đầu bài nghiên cứu bao gồm các phần: danh mục viết tắt, danh mục bảng, danh
mục biểu đồ và mục lục.

Bài nghiên cứu của nhóm nghiên cứu chúng tôi gồm 10 phần:

 Phần I: Lý do nghiên cứu/ Bối cảnh nghiên cứu


 Phần II: Tổng quan các nghiên cứu trước đây
 Phần III: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
 Phần IV: Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
NỘI DUNG
 Phần V: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Phần VI: Phương pháp nghiên cứu
 Phần VII: Đóng góp của đề tài
 Phần VIII: Kết cấu của đề tài
 Phần IX: Lịch trình dự kiến
 Phần X: Các nguồn lực
Cuối cùng là các tài liệu tham khảo.
IX Lịch trình dự kiến
+ Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu của đối tượng nghiên cứu :
Dự kiến trong khoảng từ 10/12/2022 đến 31/12/2022.

+ Xử lý dữ liệu, thống kê dữ liệu đã phân tích xử lý 01/01/2022 đến 21/01/2023.


+ Đánh giá số liệu, phân tích, rút ra nhận xét : Dự kiến 22/01/2023 đến 22/02/2023

+ Kết luận và đề xuất ý kiến: Dự kiến 23/02/2023 đến 03/03/2023

+ Nộp Báo cáo nghiên cứu cho giáo viên hướng dẫn và sửa đổi trước khi nộp Báo
cáo nghiên cứu : Dự kiến 04/03/2023 đến 24/03/2023

X Các nguồn lực


X.1 Chi Phí

STT Nội dung Số tiền (đồng)

1.      Chi phí đi lại, liên lạc, in ấn tài liệu. 100.000

2.      Chi phí mua dữ liệu. 0

3. Các chi phí phát sinh khác 100.000

Tổng cộng:  200.000

Bằng chữ: Hai trăm nghìn đồng.


NỘI DUNG
X.2 Nhân lực
Sự tham gia của mười thành viên gồm:

1. Trần Thái Bảo


2. Hoàng Yến Nhi
3. Trần Anh Thư
4. Phạm Thị Yến Nhi
5. Cao Nguyễn Anh Kiều
6. Hồ Trần Hữu Đức
7. Trần Thị Diễm Thùy
8. Nguyễn Thụy Phước Hà
9. Bùi Thị Kim Liên
10. Trần Nguyễn Kiều My

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1) Wang, T. Y. (2010). Consumer behavior characteristics in fast fashion. Sweden:
Thesis for the fulfill ment of the Master of Fashion Management,semantic scholar.
2) Gabrielli V. (2013). Consumption practices of fast fashion products: a consumer‐
based approach. Journal of Fashion Marketing and Management: An International
Journal.
3) Nakalinda, A. (2018). Factors Influencing Consumer Buying Behaviour of Fast
Fashion in the UK. Available at SSRN 3791377.
4) Zhang, B., Zhang, Y., & Zhou, P. (2021). Consumer attitude towards sustainability
of fast fashion products in the UK. Sustainability, 13(4), 1646.
5) Gabrielli, V., Baghi, I., & Codeluppi, V. (2013). Consumption practices of fast
fashion products: a consumer‐based approach. Journal of Fashion Marketing and
Management: An International Journal.
6) Bruce, M., & Daly, L. (2006). Buyer behavior for fast fashion. Journal of Fashion
Marketing and Management: An International Journal.
7) Bhardwaj, V., & Fairhurst, A. (2010). Fast fashion: response to changes in the
fashion industry. The international review of retail, distribution and consumer
research, 20(1), 165-173.
8) Kim, H., & Karpova, E. (2010). Consumer attitudes toward fashion counterfeits:
Application of the theory of planned behavior. Clothing and Textiles research
journal, 28(2), 79-94.
NỘI DUNG
9) Birtwistle, G., Clarke, I., & Freathy, P. (1998). Customer decision making in
fashion retailing: a segmentation analysis. International Journal of Retail &
Distribution Management.
10)Doeringer, P., & Crean, S. (2006). Can fast fashion save the US apparel industry?.
Socio-Economic Review, 4(3), 353-377.
11)Urdana Ozretic-Dosen, Jozo Previsic (2014). Impact of perceived brand name
origin
12)Krupka, Z., Ozretic-Dosen, D., & Previsic, J. (2014). Impact of perceived brand
name origin on fashion brand’s perceived luxury. Acta Polytechnica Hungarica,
11(3), 153-166.

You might also like