You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT


TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga


Mã LHP: GELA220405_23_2_31
Nhóm SVTH: 9 MSSV
Lê Trí Bình An 22119160
Lê Hữu Lương 22119195
Nguyễn Hoài Nam 22119200
Trương Hoài Thương 22119237
Huỳnh Văn Trường 22119248

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM

THỨ HỌ VÀ TÊN - NHIỆM VỤ HOÀN ĐIỂM


TỰ MSSV THÀNH

1 Lê Trí Bình An Mục lục, phần Mở Đầu, Hoàn thành


22119160 tổng hợp và chỉnh sửa nội 100%
dung, định dạng, hoàn
thành bài tiểu luận

2 Lê Hữu Lương Từ mục 1.2.3 đến mục 1.4 Hoàn thành


22119195 100%

3 Nguyễn Hoài Nam Từ mục 2.2.2 đến phần Hoàn thành


22119200 Kết Luận 100%

4 Trương Hoài Từ mục 2.1 đến mục 2.2.1 Hoàn thành


Thương 22119237 100%

5 Huỳnh Văn Từ mục 1.1 đến mục 1.2.2 Hoàn thành


Trường 22119248 100%

Nhận xét của giảng viên


............................................................................................................................. ..............
..................................................................................................................... ......................
............................................................................................................................. ..............
...........................................................................................................................................
............................................................................................................................. ..............
...........................................................................................................................................
............................................................................................................................. ..............
..................................................................................................................... ......................

KÝ TÊN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................... 1
2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 1
3. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2
5. Kết cấu tiểu luận..................................................................................... 2
NỘI DUNG......................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN ............................... 3
1.1 Khái niệm tội phạm............................................................................... 3
1.1.1 Khái quát về tội phạm .................................................................... 3
1.1.2 Đặc điểm chung của tội phạm ......................................................... 3
1.2 Cấu thành tội phạm cướp tài sản............................................................. 4
1.2.1 Khái quát về tội phạm cướp tài sản.................................................. 4
1.2.2 Đặc điểm của tội phạm cướp tài sản ................................................ 5
1.2.2.1 Đặc điểm chung của tội cướp sài sản ....................................... 5
1.2.2.2 Đặc điểm riêng của tội cướp sài sản......................................... 5
1.2.3 Cấu thành tội phạm cướp tài sản...................................................... 5
1.2.3.1 Mặt khách thể của tội cướp sài sản .......................................... 5
1.2.3.2 Chủ thể của tội phạm cướp tài sản ........................................... 6
1.2.3.3 Mặt khách quan của tội phạm cướp tài sản ............................... 6
1.2.3.4 Mặt chủ quan của tội phạm cướp tài sản .................................. 7
1.3 Phân biệt “Cướp tài sản” với những tội danh khác.................................... 7
1.3.1 Tội “Cướp tài sản” và “Cưỡng đoạt tài sản” .................................... 7
1.3.2 Tội “Cướp tài sản” và “Trộm cắp tài sản” ....................................... 8
1.3.3 Tội “Cướp tài sản” và “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” .................... 8
1.3.4 Tội “Cướp tài sản” và “Cướp giật tài sản” ....................................... 9
1.4 Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội phạm cướp tài sản ...................... 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỘI PHẠM CƯỚP TÀI SẢN TẠI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY ..............................................................................................11
2.1 Thực trạng chung về hành vi cướp tài sản tại Việt Nam ...........................11
2.1.1 Nguyên nhân, điều kiện dẫn tới tội cướp tài sản................................13
2.1.2 Hậu quả của nạn cướp tài sản..........................................................14
2.2 Các vụ án tội cướp tài sản điển hình.......................................................15
2.2.1 Vụ án 1 .......................................................................................15
2.2.2 Vụ án 2 .......................................................................................18
2.2.3 Vụ án 3 .......................................................................................20
2.3 Hoàn thiệt pháp luật về tội phạm cướp tài sản .........................................23
KẾT LUẬN .......................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................28
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những yếu tố hàng đầu cho
sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Việt Nam. Sự phát
triển kinh tế nhiều thành phần đã làm cho các quan hệ pháp luật về kinh tế, dân sự, hình
sự... ngày càng đa dạng, phong phú, đời sống nhân dân đã và đang được cải thiện về
nhiều mặt. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh những mặt trái, đó chính
là sự tha hóa, biến chất về đạo đức và nhân phẩm của một số bộ phận con người, làm
phát sinh tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị, an ninh và trật tự xã
hội. Những người có những hành vi trái với đạo đức, nhân sinh như được gọi là tội
phạm. Tội phạm ngày một gia tăng, tính chất mức độ hành vi phạm tội ngày càng tinh
vi, nguy hiểm hơn, trong đó các loại tội phạm xâm hại đến quyền sở hữu chiếm tỷ lệ lớn
trong các loại tội phạm như: tội cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp
tài sản, cướp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản... mà trong đó, đặc biệt là tội cướp
tài sản ngày càng diễn ra phức tạp, gây ra làn sóng dư luận xấu cho xã hội, làm giảm
lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước và các cơ quan thẩm quyền có nhiệm
vụ bảo vệ pháp luật. Qua thực tiễn đấu tranh, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về cướp
tài sản, tuy đạt được những thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại những
hạn chế, bất cập. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tội phạm cướp tài sản có ý nghĩa hết sức
quan trọng để từ đó có những biện pháp đấu tranh phòng, chống có hiệu quả là rất cần
thiết.

2. Đối tượng nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu trong phạm vi những vấn đề liên quan đến tội cướp tài sản được
quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015, các văn bản pháp lý có liên quan và tình
hình thực tế của loại tội phạm này hiện nay. Đưa ra những vụ án thực tế áp dụng những
quy định của luật và tìm ra các phương hướng, giải pháp để phòng ngừa loại tội phạm
này

1
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự cũng như những vấn
đề thực tế có liên quan, tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội cướp tài sản. Qua
đó, thấy được những bất cập, hạn chế còn tồn tại để từ đó đưa ra giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm này.

4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu: quá trình nghiên cứu của đề tài tiểu luận đã được áp dụng
các phương pháp sau đây: Phương pháp thu thập dữ liệu, tìm hiểu các tài liệu liên quan.
Phương pháp khảo sát, tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu và cuối cùng là đánh giá
dựa trên phân tích và đưa ra nhận xét cuối cùng nhằm giải quyết nhiệm vụ mà chủ đề
tiểu luận đã yêu cầu.

5. Kết cấu tiểu luận


Ngoài phần mở đầu, kết luận và dạnh mục tài liệu tham khảo, mục lục thì nội
dung của tiểu luận bao gồm 2 chương chính nghiên cứu về tội cướp tài sản:
Chương 1: Lý luận chung về tội cướp tài sản
Chương 2: Thực trạng về tội phạm cướp tài sản ở Việt Nam hiện nay

2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN
1.Khái niệm tội phạm
1.1.1 Khái quát về tội phạm
Được định nghĩa là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định cụ thể tại điều 8
trong Bộ luật Hình sự. Đây là những hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự
hoặc pháp nhân thương mại thực hiện, có thể một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến
các lĩnh vực quan trọng của quốc gia và xã hội như độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội
không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Tội phạm được phân thành 4 loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội:
Tội phạm ít nghiêm trọng: Mức phạt cao nhất là phạt tiền, phạt cải tạo không giam
giữ hoặc phạt tù đến 3 năm.

Tội phạm nghiêm trọng: Mức phạt cao nhất từ trên 3 năm đến 7 năm tù.

Tội phạm rất nghiêm trọng: Mức phạt cao nhất từ trên 7 năm đến 15 năm tù.

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Mức phạt cao nhất từ trên 15 năm đến 20 năm tù,
tù chung thân hoặc tử hình.

1.1.2 Đặc điểm chung của tội phạm


Đặc điểm chung của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam có thể được hiểu qua
các yếu tố sau:
Tính nguy hiểm cho xã hội:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự.

Người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện tội
phạm cố ý hoặc vô ý.

3
Tội phạm xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế
độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
Tính trái pháp luật hình sự:
Hành vi phạm tội phải trái với các quy định của Bộ luật hình sự, xâm phạm đến các
lĩnh vực quan trọng của xã hội.Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Tính có lỗi
Tội phạm phải là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện cố ý
hoặc vô ý. Khi một người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội sẽ bị coi là cố ý phạm tội
khi người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, hoặc
là tuy không mong muốn nhưng để mặc cho nó xảy ra. Còn vô ý phạm tội là người phạm
tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng
vẫn cho rằng hậu quả đó có thể không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực
hiện.Người thực hiện tội phạm có thể có ý định cố ý hoặc không cố ý.
Tính chịu hình phạt:
Hành vi phạm tội phải chịu một hình phạt nhất định theo quy định của Bộ luật hình
sự bao gồm: phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chung thân và hình
phạt tử hình

1.2 Cấu thanh tội phạm cướp tài sản


1.2.1 Khái quát về tội phạm cướp tài sản
Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 168
Định nghĩa: Tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay
tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công không thể tự vệ được nhằm
chiếm đoạt tài sản.
Phân loại:

Cướp giật: Sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để cướp giật tài sản của người
khác đang trên người hoặc trong tay họ.
Cướp: Sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để cướp tài sản của người khác khi họ
không có khả năng chống cự hoặc chống cự yếu ớt.
Hậu quả pháp lý:
4
Cướp giật:
Mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu có một
trong các tình tiết tăng nặng.
Cướp:
Mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm
Có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm nếu có một trong các tình tiết tăng nặng

1.2.2 Đặc điểm của tội phạm cướp tài sản


1.2.2.1 Đặc điểm chung của tội cướp tài sản
Theo luật hình sự Việt Nam hiện hành, dựa trên khái niệm về tội phạm, hành vi bị
xem là tội phạm cướp tài sản là phải có đủ bốn yếu tố dấu hiệu: tính nguy hiểm cho xã
hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi, tính chịu hình phạt. Những dấu hiệu này đồng
thời cũng là những thuộc tính của tội phạm mà các hành vi khác không có được.

1.2.2.2 Đặc điểm riêng của tội cướp tài sản


Hành vi dùng vũ lực, đây là nét đặc trưng cơ bản của tội cướp tài sản. Vũ lực ở
đây, có thể được hiểu là hành động đánh, đá, bóp cổ, bắn, đâm, chém… nhằm tác động
vào người đang nắm giữ tài sản. Và có thể không gây ra thương tích hoặc gây thương
tích nặng hoặc thậm chí có thể dẫn đến chết người.
Đối với hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời nói hay
hành động rằng nếu người đang quản lý tài sản không giao nộp tài sản thì người phạm
tội này sẽ dùng hành vi vũ lực (như đã nói ở trên) ngay lập tức.
Hành vi này không phải là hành vi dùng vũ lực hay sẽ đe dọa là sẽ dùng vũ lực
ngay tức khắc mà có thể là hành vi dùng thuốc mê, hay thuốc ngủ… nhằm làm cho
nạn nhân không thể chống cự được.

1.2.3 Cấu thành tội cướp tài sản


1.2.3.1 Mặt khách thể của tội cướp tài sản
Khách thể của tội cướp tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà Nước, cơ quan, tổ
chức, cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người.

5
Đối tượng tác động của tội cướp tài sản là tài được quy định trong Bộ luật Dân sự,
bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
1.2.3.2 Chủ thể của tội phạm cướp tài sản

Chủ thể của tội cướp tài sản là chủ thể thường. Bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên
và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội cướp tài sản.
1.2.3.3 Mặt khách quan của tội phạm cướp tài sản

Mặt khách quan của tội cướp tài sản được thể hiện ở hành vi chiến đoạt tài sản
bằng các thủ đoạn được mổ tả trong điều luật: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực ngay
tức khắc; hoặc các hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không
thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt là hành vi mong muốn
dịch chuyển tài sản của người khác thành tài sản của mình trái pháp luật và trái ý chí
của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

Hành vi dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất (có vũ khí hoặc công cụ,
phương tiện khác) để chủ động tấn công người quản lý tài sản hoặc người khác; hành
động tấn công này có khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị tấn
công và làm cho họ mất khả năng chống cự lại hoặc công khai để cho người bị tấn
công biết… Đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực là đe dọa dùng ngay tức thì sức mạnh
vật chất như nói trên nếu người bị tấn công không chịu khuất phục để buộc người bị
tấn công phải sợ và tin rằng nếu không để cho họ lấy tài sản thì tính mạng, sức khỏe sẽ
bị nguy hại.

Đe dọa dùng ngay tức khắc thông thường được kết hợp giữ hành vi sử dụng vũ lực
với những thái độ, cử chỉ, lời nói hung bạo, để tạo cảm giác cho người bị tấn công sợ
à tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực ngay tức khắc nếu không giao tài sản. Hành
vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là hành
vi cho người bị tấn công tuy biết sự việc đang xảy ra nhưng không có cách nào chống
cự được (như bị trói, bị nhét giẻ vào mồm không kêu cứu được, bị nhốt vào buồng kín
không thể chạy đi cầu cứu…), hoặc tuy không bị nguy hại đến tính mạng , sức khỏe
nhựng không thể nhận thức được sự việc đang xảy ra.

Người bị tấn công là người đang quản lý, trông coi tài sản. Xét mối quan hệ sở
hữu, thì tài sản đó có thể là tài sản của người bị tấn công hoặc của người khác nhưng

6
người bị tấn công thường là người đang trực tiếp quản lý tài sản hoặc cá biệt người bị
tấn công không có trách nhiệm quản lý tài sản nhưng có thể làm cản trở việc chiếm
đoạt của người phạm tội.

Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức và được coi là hoàn
thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực,
đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lầm
vào tình trạng không thể chống cự được, không kể người phạm tội có chiếm đoạt được
tài sản hay không.

1.2.3.4 Mặt chủ quan của tội phạm cướp tài sản

Tội cướp được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của
người khác chiếm đoạt và mong muốn chiếm đoạt tài sản đó.

Mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội
cướp tài sản. Nếu thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực hoặc đe dọa dùng
ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được, nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì không
phạm tội cướp tài sản.

1.3 Phân biệt “Cướp tài sản” với những tội danh khác
1.3.1 Tội “Cướp tài sản” và “Cưỡng đoạt tài sản”
Điều 170. Tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
“Người đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác
nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm”
Cả hai tội phạm này đều có hành vi đe dọa dùng vũ lực song thời điểm đe dọa vũ
lực là khác nhau, nếu tội cướp tài sản là ngay tức khắc bị hại phải giao tài sản ngay
mà không có thời gian để ngăn chặn, còn thời điểm đe dọa dùng vũ lực đối với tội
cưỡng đọat tài sản là hình thành trong tương lai và bị hại vẫn có thời gian để dùng
các biện pháp ngăn chặn hành vi phạm tội xảy ra.

7
1.3.2 Tội “Cướp tài sản” và “Trộm cắp tài sản”

Hành vi phạm tội: Tội “Cướp tài sản” sử dụng hành vi “Dùng vũ lực, đe dọa vũ lực
ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được”, còn tội cướp giật tài sản người phạm tội không sử dụng vũ
lực (tuy một số trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại ngã để cướp),
đe dọa vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào
tình trạng không thể chống cự được như trong tội “Cướp tài sản” mà chỉ dựa vào sự
nhanh nhẹn của bản thân và sự sơ hở của người bị hại, hay trường hợp người bị hại
không đủ khả năng bảo vệ tài sản.
Như vậy, tính công khai của tội phạm là yếu tố cơ bản để phân biệt hai tội danh này
trên thực tế.
Chuyển hóa tội phạm: Trường hợp người phạm tội sau khi đã cướp giật được tài sản
nhưng sau đó bị hại hoặc người khác giành, giật lại được tài sản và người phạm tội
dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công
lâm vào tình trạng không thể chống cự được để giành lại tài sản thì có sự chuyển hóa
từ tội “Cướp giật tài sản” sang tội “Cướp tài sản”.

1.3.3 Tội “Cướp tài sản” và “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”
Điểm khác nhau cơ bản của hai tội phạm này đó là chính là mức độ công khai của
hành vi:
Trong tội “Cướp tài sản” người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức
khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể
chống cự được.
Trong tội “Trộm cắp tài sản” thì người phạm tội thực hiện một cách lén lút. Như
vậy, trong tội “Cướp tài sản” tính công khai của người phạm tội rõ ràng hơn so với tội
“Trộm cắp tài sản”.
Ngoài ra trong tội “Trộm cắp tài sản” định lượng giá trị tài sản chiếm đoạt được quy
định trong cấu thành cơ bản còn đối với tội “Cướp tài sản” thì không quy định.
Chuyển hóa tội phạm: Cũng giống như hành vi chuyển hóa trong tội “Cướp giật tài
sản”, trường hợp người phạm tội sau khi đã trộm cắp được tài sản nhưng sau đó bị hại
hoặc người khác giành, giật lại được tài sản và người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe
dọa dùng vũ lực hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được để giành lại tài sản thì có sự chuyển hóa từ tội “Trộm cắp tài
sản” sang tội “Cướp tài sản”.

8
1.3.4 Tội “Cướp tài sản” và “Cướp giật tài sản”
Điều 172. Tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”
1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng
đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm: (a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản
mà còn vi phạm; (b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các
điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm; (c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (d) Tài
sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”.
Điểm khác nhau cơ bản giữa hai hành vi phạm tội này đó là tính công khai trong
hành vi phạm tội: Nếu trong tội “Cướp tài sản” người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào
tình trạng không thể chống cự được mới chiếm đoạt được thì trong tội “Công nhiên
chiếm đoạt tài sản” người phạm tội không cần dùng thủ đoạn nào cũng vẫn chiếm đoạt
được tài sản.
Chủ thể tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên còn đối với tội “Cướp tài sản”
thì chủ thể người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

1.4 Trách nhiêm hình sự áp dụng đối với tội phạm cướp tài sản

Các cá nhân hoặc tổ chức phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm thậm chí
là đến 20 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau tuỳ
vào quy định khung phạt.

Khung phạt 1 từ 03 năm đến 10 năm đối với người phạm tội không có tình tiết tăng
nặng định khung hình phạt.

Khung phạt 2 từ 07 đến 15 năm bao gồm các trường hợp:

Phạm tội có tổ chức

Phạm tội có tổ chức là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng tham gia phạm
tội cướp tài sản và có sự thống nhất với nhau về ý chí, có sự cấu kết chặt chẽ với nhau
trong quá trình phạm tội. Trong đó có một hoặc một số người thực hành và có thể có
người tổ chức, xúi giục, giúp sức.

9
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp

Phạm tội cướp tài sản có tính chất chuyên nghiệp là: có từ năm lần trở lên phạm tội
cướp tài sản mà trong đó có thể là đã từng bị kết án nhiều lần và tiếp tục tái phạm mặc
dù tội trước đó chưa được xoá án tích trong hồ sơ tội phạm hoặc chưa hết thời gian
truy cứu trách nhiệm hình sự. Những cá nhân hoặc tổ chức này thường lấy các lần
phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Những hành vi bao gồm:

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người bị cướp ( từ 11% đến 30% )
hòng chiếm đoạt hoặc tẩu thoát.

Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm liên quan đến các vật dụng để
đe doạ hoặc gây thương tích cho nạn nhân để cướp tài sản,…

Phạm tội đối với người chưa đủ thành niên ( dưới 16 tuổi ), phụ nữ mà đặc biệt là
mang thai, người già yếu và người không có khả năng tự vệ. Đây là tình tiết nếu bị điều
tra được sẽ đưa vào khung hình phạt nặng đối với người phạm tội trộm cướp.

Khung phạt 3 ( tái phạm nguyên hiểm) có thể phạt từ 12 đến 20 năm đối với các
trường hợp sau:

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến
60%; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh ( đặc biệt là tình hình dịch Covid với nhiều vụ tham
nhũng chiếm đoạt tài sản từ việc bán khẩu trang hoặc bán các dụng cụ y tế liên quan )

Khung phạt 4 ( từ 18 đến 20 năm) bao gồm các trường hợp:

Chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên ( Vụ án của bà Trương Mỹ Lan với con
số nghìn tỷ ); Gây thương tích cho 1 hoặc nhiều người với thương tích cơ thể cao hơn
61% thậm chí chết người.

Ngoài ra còn những trường hợp khác sẽ được xem xét mức phạt nặng hay nhẹ tương
ứng với người phạm tội cướp tài sản.

10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỘI PHẠM CƯỚP TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.1 Đánh giá và nhận xét về thực trạng tội cướp tài sản hiện nay
Tình hình tội phạm về trật tự xã hội ở nước ta hiện nay có những diễn biến phức tạp.
Đặc biệt là tội phạm cướp tài sản, đó là một vấn đề nghiêm trọng đang gây ra mối đe
dọa lớn đến an ninh trật tự xã hội.
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm cướp tài sản có xu hướng tăng. Theo
công bố của Bộ công an về thống kê về cơ cấu tội phạm năm 2023. Toàn quốc xảy ra
58.086 vụ; khám phá 44.733 vụ; bắt giữ, xử lý 86.949 đối tượng; tỷ lệ khám phá đạt
77,01%; triệt phá 126 băng, nhóm. So với năm 2022, tăng 42 vụ (+0,07%), tăng 1.969
số vụ khám phá (+4,60%), tăng 2.022 số đối tượng bị bắt giữ, xử lý (+2,38%), giảm
406 số băng, nhóm bị triệt phá (-76,32%).

Trong số 58.086 vụ vi phạm trật tự xã hội thì tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất
trong cơ cấu của tội phạm trật tự xã hội với số vụ án lên đến 19650 vụ chiếm 33,83%
tổng số vụ án về vi phạm trật tự xã hội. Tiếp đến là lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tỉ lệ
là 12,3% với 7114 vụ án. Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc chiếm 9,66% tương đương
với xấp xỉ 5611 vụ. Cướp giật tài sản chiếm 3,73% tức 2166 vụ.

11
Tỉ lệ phạm tội cũng có xu hướng tăng vào những tháng cuối năm đặc biệt là tội phạm
về tài sản như cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Qua các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phạm tội xâm phạm sỡ hữu ở các khu vực thành thị ,
nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, dịch vụ có tỉ lệ cao hơn so với khu vực miền núi
và nông thôn, tỉ lệ này còn đặt biệt cao ở các thành phố lớn như thành phố lớn như Hà
Nội (3.580 vụ), Thành phố Hồ Chí Minh (5.044 vụ) , Đồng Nai (1.203 vụ), Bình
Dương (775 vụ), Đà Nẵng (390 vụ)…, và các trung tâm đô thị lớn khác thường chịu áp
lực lớn từ tội phạm do dân số đông đúc, sự phát triển kinh tế, và mật độ giao thông
cao. Điều này tạo ra điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tội phạm, đặc biệt là trong
việc cướp tài sản và các hình thức lừa đảo.

12
2.1.1 Nguyên nhân, điều kiện dẫn tới tội phạm cướp tài sản
Nguyên nhân dẫn tới tội phạm cướp tài sản
Động cơ kinh tế là một trong những nguyên nhân chủ quan chính dẫn đến tội phạm
cướp, cướp giật, trộm cắp và lừa đảo. Những kẻ phạm tội thường bị thúc đẩy bởi ham
muốn chiếm đoạt tài sản của người khác để phục vụ cho mục đích cá nhân. Họ có thể
thiếu các nguồn lực tài chính hợp pháp hoặc tìm kiếm cách nhanh chóng làm giàu. Động
cơ kinh tế có thể đặc biệt mạnh mẽ trong thời kỳ khó khăn về kinh tế, khi tỷ lệ thất
nghiệp cao và cơ hội kiếm sống hạn chế.
Ảnh hưởng của lối sống, văn hóa cũng có thể đóng một vai trò trong việc thúc đẩy
hành vi phạm tội. Sự xuống cấp về đạo đức, lối sống thực dụng và sự coi trọng vật chất
có thể tạo ra một môi trường mà hành vi phạm tội được dung thứ hoặc thậm chí được
khuyến khích. Những cá nhân lớn lên trong môi trường như vậy có nhiều khả năng coi
trọng vật chất và coi thường quyền sở hữu của người khác. Họ cũng có thể thiếu sự đồng
cảm và lòng trắc ẩn đối với nạn nhân của mình.
Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý chẳng hạn như bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế
và dễ bị kích động, cũng có thể góp phần vào hành vi phạm tội. Những kẻ phạm tội có
thể có tiền sử bạo lực hoặc hành vi chống đối xã hội. Họ có thể thiếu khả năng kiểm soát
cơn giận hoặc các xung động của mình, khiến họ dễ dàng hành động theo những cách
gây hại cho người khác. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như rối loạn nhân
cách hoặc sử dụng chất gây nghiện, cũng có thể làm tăng nguy cơ phạm tội.
Thiếu hiểu biết pháp luật cũng có thể là một yếu tố góp phần vào hành vi phạm tội.
Những kẻ phạm tội có thể không nhận thức được tính nghiêm trọng của hành vi của
mình hoặc hậu quả phải gánh chịu. Họ có thể không biết rằng hành vi của mình là bất
hợp pháp hoặc không hiểu rõ về hình phạt có thể áp dụng. Thiếu hiểu biết pháp luật có
thể đặc biệt phổ biến ở những người trẻ tuổi hoặc những người mới nhập cư.

Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có thể là những yếu tố khách quan quan trọng thúc
đẩy hành vi phạm tội. Khi mọi người không thể tìm được việc làm hoặc không kiếm
được đủ tiền để trang trải cuộc sống, họ có thể tuyệt vọng và tìm đến các hoạt động bất
hợp pháp để kiếm sống. Tỷ lệ thất nghiệp cao có thể tạo ra một môi trường mà tội phạm
trở nên phổ biến hơn, vì mọi người có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động bất
hợp pháp để đáp ứng nhu cầu của mình.

13
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần dẫn tới tội phạm cướp tài sản, chẳng
hạn như:

Ảnh hưởng của ma túy, rượu bia: Sử dụng ma túy, rượu bia có thể làm giảm khả năng
kiểm soát hành vi, dẫn đến những hành động bột phát, trong đó có tội phạm cướp tài
sản.
Ảnh hưởng của phim ảnh, trò chơi bạo lực: Tiếp xúc nhiều với các nội dung bạo lực
có thể làm giảm sự nhạy cảm với bạo lực và tăng nguy cơ thực hiện hành vi bạo lực, bao
gồm cả tội phạm cướp tài sản.
Điều kiện dẫn tới tội phạm cướp tài sản:
Sự sơ hở của nạn nhân có thể tạo điều kiện cho hành vi phạm tội. Ví dụ, để lộ tài sản
có giá trị, đi lại một mình vào ban đêm hoặc ở những nơi vắng vẻ có thể làm tăng nguy
cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Những kẻ phạm tội thường tìm kiếm những mục
tiêu dễ dàng, vì vậy việc giảm thiểu sự sơ hở có thể giúp ngăn ngừa tội phạm.
Sự thiếu kiểm soát của các cơ quan chức năng cũng có thể góp phần vào hành vi
phạm tội. Nếu các cơ quan thực thi pháp luật không có đủ nguồn lực hoặc không hiệu
quả trong việc ngăn chặn và điều tra tội phạm, thì những kẻ phạm tội có thể hoạt động
mà không sợ bị trừng phạt. Điều này có thể tạo ra một môi trường mà tội phạm trở nên
phổ biến hơn

2.1.2 HẬU QUẢ CỦA TỘI CƯỚP TÀI SẢN


Đối với nạn nhân:
Thiệt hại về tài sản: Mất mát tiền bạc, tài sản có giá trị.
Thiệt hại về sức khỏe: Có thể bị thương tích, thậm chí tử vong trong quá trình bị
cướp.
Thiệt hại về tinh thần: Bị sốc, ám ảnh, mất niềm tin vào xã hội.
Đối với gia đình nạn nhân:

Ảnh hưởng về kinh tế: Gia đình phải gánh chịu chi phí điều trị, bồi thường thiệt hại.
Ảnh hưởng về tinh thần: Lo lắng, đau buồn, mất đi người thân hoặc người trụ cột gia
đình.
Đối với xã hội:

14
Gây mất an ninh trật tự: Tội phạm cướp tài sản làm gia tăng sự bất an, lo lắng trong
cộng đồng.
Gây thiệt hại về kinh tế: Tội phạm cướp tài sản làm mất đi nguồn lực của xã hội, ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế.
Gây mất niềm tin vào các cơ quan chức năng: Nếu tội phạm cướp tài sản không
được ngăn chặn và xử lý kịp thời, có thể dẫn đến mất niềm tin của người dân vào các
cơ quan chức năng.
Đối với người phạm tội:

Phạt tù: Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, người phạm tội có thể
bị phạt tù từ vài năm đến chung thân.
Tiền án tiền sự: Bị lưu vào hồ sơ lý lịch, ảnh hưởng đến tương lai về việc xin việc,
học hành.
Ảnh hưởng về xã hội: Bị kỳ thị, xa lánh, khó hòa nhập cộng đồng.

2.2 PHÂN TÍCH CÁC VỤ ÁN CƯỚP TÀI SẢN


2.2.1 Vụ án 1
Tóm tắt vụ án
Vào khoảng 21 giờ ngày 14/5/2023, Võ Phú T điều khiển xe gắn máy biển số 81AA-
179.65, Nguyễn Quốc Huy B điều khiển xe mô tô biển số 81B2-625.49 đi đến ngã tư
Lâm Nghiệp thuộc phường Trà Bá, thành phố P, tỉnh GL rồi ngồi chơi ở vỉa hè để đợi
bạn. Khoảng 20 giờ cùng ngày, Nguyễn Đức H đi uống rượu một mình tại quán nhậu
vỉa hè gần ngã tư Lâm Nghiệp. Đến khoảng 21 giờ 30 phút, H đi bộ ra ngã tư Lâm
Nghiệp để đón xe về nhà thì thấy T và B đang ngồi chơi tại vỉa hè, bên cạnh có 02 xe
mô tô thì H nảy sinh ý định giả vờ nhờ T và B chở đi về nhà rồi cướp điện thoại di động
của T và B. H đi đến chỗ T và B nói: “Chở anh về xưởng gỗ ở cách Hàm Rồng 03km,
anh cho 200.000 đồng đổ xăng”, B trả lời: “Em không đi đâu” thì H nói: “Giúp anh đi
chứ giờ tối rồi không bắt được xe” nên T và B đồng ý. T điều khiển xe gắn máy biển số
81AA179.65 chở H, B điều khiển xe mô tô hiệu Honda Winner biển số 81B2-625.49 đi
theo sau. Khi đi được một đoạn thì xe gắn máy của T hết xăng nên H chuyển sang xe
của B ngồi, B vừa điều khiển xe mô tô biển số 81B2 – 625.49 vừa dùng chân đẩy xe gắn
máy biển số 81AA – 179.65 do T điều khiển đi theo chỉ dẫn của H. Đến khoảng 22 giờ
30 phút cùng ngày, B và T điều khiển xe chở H đi đến ngã tư đường liên thôn thuộc
15
Thôn 6, xã I B, huyện Đ Đ, tỉnh G L. Do thấy đoạn đường vắng, không có đèn đường
chiếu sáng, T và B lo sợ bị cướp nên dừng xe không đi nữa và yêu cầu H tự đi bộ về. H
giả vờ hỏi mượn điện thoại của B để gọi người nhà đến đón, B đồng ý và yêu cầu H đọc
số để B tự bấm gọi. H đọc số điện thoại của mẹ mình cho B bấm gọi nhưng không có ai
bắt máy. H 3 tiếp tục đề nghị T và B chở H về nhà và nói chở H đi tiếp một đoạn nữa
thì H mới trả tiền (mục đích dẫn dụ T và B đến đoạn đường vắng hơn) nhưng T và B
không đồng ý. Thấy không dẫn dụ được T và B đồng thời quan sát đoạn đường đã vắng
người qua lại nên H liền nảy sinh ý định chiếm đoạt điện thoại của B và T tại đây. H
tiếp tục giả vờ hỏi mượn điện thoại di động của B để gọi điện thì B đồng ý và đưa cho
H 01 điện thoại hiệu Samsung Galaxy A20S. Sau khi lấy được điện thoại của B thì H
nói với T: “Thằng kia đưa điện thoại đây”; T thấy đoạn đường vắng, trời tối, không có
người qua lại, T không dám phản kháng nên mở cốp xe để lấy điện thoại đưa cho H.
Thấy T mở cốp xe, H sợ T lấy hung khí trong cốp xe ra để phản kháng lại nên H cúi
xuống nhặt 01 cục đá ở dưới đường (kích thước 10cm x 10cm x 6,5cm) rồi nói: “Mày
mà cầm dao là tao giết mày”. T lấy trong cốp xe gắn máy ra 01 điện thoại di động hiệu
Redmi 9C đưa cho H. Thấy T không phản kháng nên H thả cục đá xuống rồi cầm điện
thoại di động của T bỏ chạy vào vườn cà phê cạnh đó và đi bộ về nhà tại Thôn 6, xã I
B, huyện Đ Đ.
Sau khi bị chiếm đoạt điện thoại, B và T đã đến Công an xã I B trình báo vụ việc. Cơ
quan CSĐT Công an huyện Đ Đ đã phối hợp cùng Công an xã I B tiến hành rà soát, cho
nhận dạng và xác định Nguyễn Đức H chính là người cướp điện thoại của T và B. Quá
trình điều tra, Nguyễn Đức H đã khai nhận toàn bộ hành vi như trên và giao nộp 02 chiếc
điện thoại di động đã chiếm đoạt của B và T.
Nhận định của hội đồng xét xử
Tại phiên tòa, sau khi đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ Đ công bố bản cáo trạng
thì bị cáo Nguyễn Đức H đã thừa nhận hành vi phạm tội như nội dung bản cáo trạng đã
nêu. Lời khai nhận tội đó của bị cáo phù hợp với lời khai của bị hại, người làm chứng,
vật chứng vụ án được thu giữ, phù hợp với kết luận điều tra của Công an huyện Đ Đ,
với bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đ Đ, kết luận định giá tài sản và
với các tài liệu chứng cứ khác đã thu thập được có trong hồ sơ vụ án. Vì vậy đã có đủ
cơ sở kết luận: Vào ngày 14/5/2023, tại Thôn 6, xã I B, huyện Đ Đ, tỉnh G L, Nguyễn
Đức H đã có hành vi dùng lời nói và dùng 01 cục đá để đe dọa dùng vũ lực ngay tức
khắc nhằm chiếm đoạt tài sản là 01 điện thoại di động nhãn hiệu Sam Sung A20S trị giá
16
700.000 đồng của Võ Phú T và 01 điện thoại di động nhãn hiệu Redmi 9C trị giá là
1.000.000 đồng của Nguyễn Quốc Huy B (Tại thời điểm bị chiếm đoạt tài sản thì B mới
15 năm, 10 tháng, 08 ngày tuổi). Tổng trị giá tài sản bị chiếm đoạt là 1.700.000 đồng.
Do đó, có đủ cơ sở pháp lý kết luận hành vi của bị cáo Nguyễn Đức H đã phạm tội
“Cướp tài sản” theo điểm d, e khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự.

QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào: điểm d, e khoản 2 Điều 168; điểm s khoản 1, 2 Điều 51; Điều 38; Điều 47
của Bộ luật hình sự; Điều 106, Điều 135, Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự; 6 Nghị quyết
số 326/2016/UBTVQH ngày 30-12-2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp,
quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Về tội danh: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Đức H phạm tội “Cướp tài sản”.
2. Về hình phạt: Xử phạt bị cáo Nguyễn Đức H 08 (Tám) năm tù. Thời hạn tù tính từ
ngày 15/5/2023.
3. Về xử lý vật chứng:
- Tịch thu tiêu huỷ: 01 cục đá kích thước (10 x 10 x 6,5)cm.
- Trả lại cho bị cáo Nguyễn Đức H 01 điện thoại di động nhãn hiệu Oppo A12, màu
xanh, ốp lưng màu nâu, số imei 1: 865194058826079, số imei 2: 865194058826061.
Theo biên bản giao nhận vật chứng giữ Công an huyện Đ Đ với Chi cục thi hành án dân
sự huyện Đ Đ, ngày 25 tháng 10 năm 2023.
4. Về án phí: Buộc bị cáo Nguyễn Đức H phải chịu 200.000 (Hai trăm nghìn) đồng tiền
án phí hình sự sơ thẩm.
5. Về quyền kháng cáo: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án (ngày 06/3/2024)
bị cáo có quyền làm đơn kháng cáo bản án lên Tòa án nhân dân tỉnh G L để yêu cầu xét
xử phúc thẩm. Riêng đối với bị hại, người đại diện hợp pháp cho bị hại vắng mặt tại
phiên tòa có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc
bản án được niêm yết công khai.

17
2.2.2 Vụ án 2
Bản án:số 17 ngày 28/02/2024 của TAND tỉnh Long An (09.03.2024)
Hà Thanh Thúy - phạm tội cướp tài sản (điều 168 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của BLHS năm 2015)
Tóm tắt vụ án
Vào tháng 03/2021, chị Nguyễn Thị H1, sinh năm 1980, cư trú tại Ấp A, xã K, huyện
U, tỉnh Cà Mau, với nơi tạm trú là Ấp A, xã N, huyện B, Long An, có nợ của Hà Kim
H 10.000.000 đồng và nợ tiền hụi của Hà Kim T2 37.500.000 đồng. H1 lánh mặt về Cà
Mau sinh sống. Đến sau Tết năm 2023, chị H1 được cho là đã xuất hiện tại quán của chị
T3 ở gần cầu B làm. Hà Thanh L1 (còn gọi là Út C1), anh ruột của H, được H thông báo
về việc này và được yêu cầu điều tra vụ nợ của H1.
Khoảng 19 giờ ngày 27/4/2023, H điện thoại cho anh Hà Thanh L2, anh ruột khác của
H, để báo cáo tình hình nợ của chị H1. H yêu cầu L2 tìm hiểu thông tin về chị H1 và
biết được rằng chị H1 đang bán hàng ở một quán ăn ở huyện T, tỉnh Long An. L2 sau
đó liên hệ với Nguyễn Ngọc P, một nhân viên phục vụ tại quán ăn ở huyện T, và được
xác nhận rằng chị H1 thật sự làm việc ở đó.
Trong khi đó, Hà Thanh T1, em ruột của H, được yêu cầu liên lạc với Út C1 để tìm kiếm
chị H1. Cuối cùng, thông tin về chị H1 được xác nhận, và H, T2 và T1 đã thống nhất
gặp chị H1 để giải quyết vụ nợ tiền hụi của H1.
Khoảng 14 giờ cùng ngày 28/4/2023, H, T2 và T1 đến quán ăn nơi chị H1 làm việc.
Trong quá trình nói chuyện, một cuộc ẩu đả xảy ra giữa T2, T1 và chị H1. Trong lúc cố
gắng giải quyết xung đột, T2 đã lấy một số tài sản của chị H1, bao gồm một sợi dây
chuyền vàng và chìa khóa xe, sau đó chạy trốn cùng với T1, sử dụng xe mô tô của chị
H1.
Sau khi xảy ra vụ việc, T2 đã giao nộp các tài sản đã lấy được, bao gồm chiếc xe mô tô
và sợi dây chuyền vàng, cho cơ quan công an để trả lại cho chị H1.
Nhận định của tòa án
Trong thời hạn quy định, bị cáo Hà Thanh T đã kháng cáo, do đó Tòa án nhân dân
tỉnh Long An đã chấp nhận và tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm theo
quy định của Điều 340 và Điều 344 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Về nội dung, lời khai của bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm đã phù hợp với lời khai tại
phiên tòa sơ thẩm và được xác minh bởi các chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Hành vi
của bị cáo và các đồng phạm đã được thừa nhận, và các bị cáo được xác định có đầy
18
đủ năng lực trách nhiệm hình sự và phạm tội cố ý. Do đó, bị cáo Hà Thanh T, Hà
Kim H và Hà Thanh T1 đã phạm tội "Cướp tài sản" theo quy định của Điều 168 Bộ
luật Hình sự. Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Trụ và bản án sơ
thẩm đều được xác nhận là có căn cứ và chính xác.
Trong quá trình xét xử sơ thẩm, Tòa án đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự đối với bị cáo Hà Thanh T, bao gồm thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải,
không tiền án tiền sự, khắc phục hậu quả và hợp tác tích cực với cơ quan điều tra.
Do đó, bị cáo được giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều
51 Bộ luật Hình sự.
Bị cáo Hà Thanh T đã nộp các tình tiết bổ sung sau khi xét xử sơ thẩm, bao gồm
hoàn cảnh khó khăn, thông tin về gia đình và công việc, và vai trò của bị cáo trong
vụ án. Mặc dù bị cáo đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại, nhưng vẫn
có nhiều tình tiết giảm nhẹ và việc không có tiền án cũng được xem xét. Do đó, Hội
đồng xét xử đã chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Hà Thanh T và cải sửa một
phần bản án sơ thẩm để cho bị cáo được hưởng án treo.
Quyết định
1. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355, điểm e khoản 1 Điều 357 của Bộ luật Tố tụng
hình sự;
Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Hà Thanh T; Cải sửa một phần Bản án
hình sự sơ thẩm số 14/2023/HS-ST ngày 27 tháng 11 năm 2023 của Tòa án nhân dân
huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, về hình phạt đối với bị cáo Hà Thanh T.
2. Tuyên bố: Bị cáo Hà Thanh T phạm tội “Cướp tài sản”.
Áp dụng khoản 1 Điều 168; điểm b, s và t khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17;
Điều 38; Điều 50; Điều 58 và Điều 65 Bộ luật Hình sự;
Xử phạt bị cáo Hà Thanh T 03 (ba) năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách
05 năm. Thời gian thử thách được tính từ ngày tuyên án phúc thẩm (28/02/2024).
Giao bị cáo Hà Thanh T về Ủy ban nhân dan xã P, huyện B, tỉnh Long An giám
sát, giáo dục trong thời gian thử thách.
Trong thời gian thử thách, nếu bị cáo T cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của
Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc bị cáo T
phải chấp hành hình phạt tù của bản án này. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội

19
mới thì Tòa án buộc bị cáo T phải chấp hành hình phạt của bản án này và tổng hợp
với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật Hình sự.
3. Về án phí: Áp dụng các Điều 135, Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều
23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bị cáo Hà
Thanh T không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.
4. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị theo thủ
tục phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm.

2.2.3 Vụ án 3
Bản án số: 06/2024/HS-PTngày 16/01/2024
Tên bản án: "Cướp tài sản" đối với bị cáo Phan Văn N - phạm tội cướp tài sản (điều 168
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015)
Tóm tắt vụ án:
Vào khoảng 15 giờ ngày 10/01/2022, sau khi nghỉ nhậu tại nhà ông Nguyễn Âu C ở
khóm T, Phường B, thị xã N, tỉnh Sóc Trăng, bị cáo Phan Văn N đã dẫn xe đạp trên
đường về. Trên đường về, khi đi ngang qua nhà bà Thiều Thị N1, bị cáo N đã thấy
bà N1 cùng cháu đứng ở sân trước nhà. Bị cáo N đã nảy sinh ý định lấy trộm con gà
mái đẻ của bà N1.
Bị cáo N đã đậu xe đạp cách nhà bà N1 khoảng 47 mét, sau đó đi theo đường vườn
đến cửa sau nhà bà N1. Bị cáo đã dùng tay kéo cửa ra phía ngoài tạo khoảng trống
để chui vào trong nhà. Khi bà N1 nghe tiếng chó sủa ở phía sau nhà và đi xuống
kiểm tra, bà N1 phát hiện bị cáo N đang chui vào nhà trộm cắp. Bà N1 đã truy hô và
bị cáo N tiến đến gần để đối diện.
Bà N1 đã đứng cách bị cáo N khoảng 03 mét. Bà N1 đã bước tới và đứng lại để tiếp
tục truy hô việc bị cáo N vào nhà trộm cắp. Trong khi đó, bị cáo N đã đứng dậy và
tiến đến gần bà N1. Bà N1 đã cố gắng đẩy bị cáo N, nhưng bị cáo đã câu vật làm bà
N1 té ngã xuống đất. Bị cáo N đã ngồi lên phần bụng của bà N1 để kiềm chế, đồng
thời cũng để bà N1 sợ và không kháng cự.
Bà N1 vẫn tiếp tục kháng cự và truy hô, nhưng bị cáo N đã đe dọa và cố gắng cởi
quần của bà N1. Trong lúc này, Phạm Thị Cẩm N2, cháu của bà N1, đã vào nhà và

20
đánh vào lưng của bị cáo N. Khi bị phát hiện, bị cáo N đã chui ra từ cửa sau và bỏ
chạy ra đồng ruộng.
Trong quá trình điều tra, bị cáo N đã thừa nhận hành vi của mình, giải thích rằng khi
bị bà N1 phát hiện lúc đang bắt gà, bị cáo vẫn muốn bắt được gà nên đã sử dụng vũ
lực để kiềm chế bà N1, nhưng không thành công và đã bị phát hiện nên phải bỏ chạy.
Nhận định của tòa án:
Dựa trên những chứng cứ và tài liệu trong hồ sơ vụ án cướp tài sản của bị cáo Phan
Văn N, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã thực hiện một quá trình phân tích chi tiết và
cẩn thận về các khía cạnh của vụ án.
Về sự vắng mặt của bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng đã xem xét đầy đủ
các quy định pháp lý liên quan và kết luận rằng sự vắng mặt của bị cáo không ảnh
hưởng đến việc tiến hành xét xử. Họ quyết định tiếp tục xét xử vụ án theo quy định,
tuân thủ Điều 351 và Điều 299 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2021).
Tiếp theo, việc xem xét tính hợp pháp của đơn kháng cáo và phạm vi xét xử phúc
thẩm đã được thực hiện một cách cẩn thận. Hội đồng đưa ra kết luận rằng đơn kháng
cáo của bị cáo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp luật và có nội dung phù hợp. Họ
cũng chấp nhận yêu cầu giảm hình phạt của bị cáo theo trình tự phúc thẩm, tuân thủ
các quy định tại các điều 331, 332 và 333 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2021).
Về hành vi phạm tội của bị cáo, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã phân tích chi tiết
từng khía cạnh của sự việc. Họ mô tả chi tiết về cách bị cáo đột nhập vào nhà bà
Thiều Thị N1 và sử dụng vũ lực đối với bà để chiếm đoạt tài sản. Dựa trên các bằng
chứng và chứng cứ, Hội đồng đưa ra kết luận rằng bị cáo đã phạm tội cướp tài sản,
tuân thủ Điều 168 (e khoản 2) của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017).
Mặc dù bị cáo đã kháng cáo và yêu cầu giảm hình phạt, Hội đồng xét xử phúc thẩm
quyết định không chấp nhận kháng cáo và duy trì phần quyết định về hình phạt đối
với bị cáo, tuân thủ các quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Cuối cùng, về án phí hình sự, bị cáo sẽ phải chịu án phí theo quy định của pháp
luật, tuân thủ các quy định tại khoản 2 Điều 135, khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) và điểm b khoản 2 Điều 23 của
21
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Các phần khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, do đó, đã có hiệu lực pháp
luật từ ngày hết thời hạn kháng cáo.
Quyết định:
1. Căn cứ vào Điều 356 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2021).
Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Phan Văn N, về việc xin giảm hình phạt.
Giữ nguyên quyết định về hình phạt đối với bị cáo Phan Văn N của Bản án hình sự
sơ thẩm số 36/2023/HS-ST ngày 28/9/2023 của Tòa án nhân dân thị xã N, tỉnh Sóc
Trăng.
2. Căn cứ vào điểm e khoản 2 Điều 168; Các điểm b, h và s khoản 1 Điều 51, khoản
2 Điều 51; Điểm h khoản 1 Điều 52; Điều 15 và Điều 37 của Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với bị cáo Phan Văn N. Xử phạt bị cáo Phan
Văn N 06 (sáu) năm tù về tội “Cướp tài sản”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính
từ ngày bị cáo tự nguyện thi hành án hoặc ngày bắt bị cáo đi thi hành án.
3. Về án phí hình sự phúc thẩm:
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 135, khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) và điểm b khoản 2 Điều 23 của Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định
về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
- Xử buộc bị cáo Phan Văn N chịu án phí hình sự phúc thẩm là 200.000 đồng (hai
trăm ngàn đồng).
4. Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xem
xét theo thẩm quyền đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 36/2023/HS-ST ngày
28/9/2023 của Tòa án nhân dân thị xã N, tỉnh Sóc Trăng về việc xác định bị cáo Phan
Văn N phạm tội chưa đạt và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối
với bị cáo N là phạm tội chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn và bị cáo
không biết chữ, nhận thức pháp luật còn hạn chế theo quy định tại điểm h khoản 1
Điều 51 và khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017).

22
5. Các phần Quyết định khác của bản án hình sự sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng
nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
6. Bản án phúc thẩm này có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

2.3 Kiến nghị, giải pháp để hạn chế các nạn cướp tài sản
Hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường xử lý nghiêm minh:
Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm cướp tài sản,
đảm bảo các quy định pháp luật đủ sức răn đe, trừng phạt nghiêm khắc các đối tượng
phạm tội.
Tăng cường xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng phạm tội, kể cả các đối
tượng chủ mưu, cầm đầu, đảm bảo không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia liên
quan đến cướp tài sản.
Đối với tội "Cướp tài sản" theo quy định tại Điều 168 BLHS “người nào dùng
vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn
công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản ”. Theo
quan điểm truyền thống thì đây là tội có cấu thành hình thức, chỉ cần người phạm
tội có hành vi “dùng vũ lực” hoặc đe dọa “dùng vũ lực” làm cho người bị tấn công
lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản là phạm tội
cướp, không cần xét đến hành vi đó thực tế có xâm phạm sức khỏe người khác hoặc
chiếm đoạt được tài sản hay không. Trên thực tế, có những trường hợp người phạm
tội chỉ có hành vi tát hay dùng dép đánh vào người để chiếm đoạt tài sản đều bị coi
là cướp tài sản. Những trường hợp này nếu áp dụng tội "Cướp tài sản" đối với họ là
quá nặng và hình phạt được tuyên không tương xứng với tính chất, mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Vì thế chúng ta chỉ nên coi hành vi dùng vũ
lực hoặc đe dọa dùng vũ lực có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe
người khác nhằm chiếm đoạt tài sản mới cấu thành tội cướp. Còn hành vi dùng vũ
lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhưng không chứa đựng tính gây nguy hiểm đến tính
mạng, sức khỏe người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì cấu thành tội "Cưỡng đoạt
tài sản". Có như vậy, việc phân biệt hai tội danh này sẽ dễ hơn trong thực tiễn áp
dụng. Đồng thời, về mặt ngôn ngữ diễn đạt cần bỏ từ “dùng” thay bằng cụm từ “sử
dụng” sẽ phù hợp hơn vì sử dụng là phát huy chức năng, công dụng của vũ khí,
phương tiện còn dùng có thể chỉ mới cầm vũ khí đe dọa. Vì vậy, cụm từ “sử dụng”
23
có ý nghĩa phù hợp hơn (5).Từ thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy cần quy định
cấu thành cơ bản của các tội cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản như sau:
Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào chiếm đoạt tài sản bằng cách sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực
ngay tức khắc có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác
hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể
chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì...”.
Tăng cường biện pháp an ninh và giám sát:
Tăng cường lực lượng công an tuần tra, đặc biệt ở những khu vực có nguy cơ cao
như các con đường vắng, khu vực ít người qua lại, khu vực có nhiều cửa hàng, khu
dân cư…
Lắp đặt camera giám sát ở những nơi trọng điểm như ngã tư, đường phố, khu vực
công cộng. Kết nối camera với trung tâm điều hành của công an để giám sát và ứng
cứu kịp thời.
Xây dựng hệ thống báo động và ứng cứu nhanh chóng khi xảy ra sự cố, như lắp
đặt các nút báo động khẩn cấp ở những nơi dễ bị tấn công như các ngân hàng, các
tiệm trang sức, …
Tăng cường kiểm soát, quản lý các đối tượng nghi vấn, đối tượng có tiền án tiền
sự.
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng:
Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về
phòng chống tội phạm cướp tài sản thông qua các phương tiện truyền thông tại các
địa phương, báo chí, truyền hình, các trang mạng xã hội, …
Khuyến khích người dân tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ an ninh
trật tự như tổ tuần tra dân phòng, tổ an ninh tự quản...
Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng tránh, tự
vệ khi bị cướp tài sản.
Hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và người dân:
Xây dựng các chính sách hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân của các vụ cướp tài sản như hỗ
trợ pháp lý, tâm lý, tài chính...
Tăng cường các biện pháp bảo vệ an toàn cho người dân, đặc biệt là những đối
tượng dễ bị tấn công như phụ nữ, người già, người khuyết tật…

24
Phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm:
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều cơ hội việc làm, giảm thiểu các nguyên
nhân dẫn đến tội phạm như nghèo đói, thất nghiệp.
Đẩy mạnh các chương trình giáo dục, đào tạo nghề nghiệp, tạo điều kiện cho người dân
có cuộc sống ổn định, tránh xa các hoạt động phạm tội.
Xây dựng các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đối tượng dễ bị tổn thương như
người nghèo, người khuyết tật, thanh thiếu niên... để họ có cơ hội lập thân, lập nghiệp.
Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần hạn chế tình trạng cướp tài sản,
bảo đảm an ninh trật tự và an toàn cho người dân.

25
KẾT LUẬN
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN
Tội cướp tài sản không chỉ là một vấn đề về pháp lý mà còn đặt ra một thách
thức vô cùng lớn đối với an ninh và trật tự an toàn xã hội tại Việt Nam. Từ việc phân
tích các nội dung trong chương 1 của tiểu luận, chúng ta đã có cái nhìn sâu sắc hơn
về bản chất và cấu thành của tội phạm này. Khái niệm và đặc điểm chung của tội
phạm cướp tài sản đã được làm sáng tỏ, cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên
nhân và hậu quả của hành vi này. Việc phân biệt tội phạm cướp tài sản với các tội
danh khác cũng giúp chúng ta nhận biết và xác định đúng hành vi phạm tội, từ đó có
những biện pháp phòng ngừa và xử lý hợp lý. Bằng cách nắm vững kiến thức về tội
phạm cướp tài sản, chúng ta có thể đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật này, góp
phần vào việc bảo vệ an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội, xây dựng một xã
hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

THỰC TRẠNG VỀ TỘI PHẠM CƯỚP TÀI SẢN TẠI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Tiếp theo ở chương 2 của tiểu luận, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan hơn về
thực trạng của tội phạm cướp tài sản tại Việt Nam hiện nay. Phân tích sâu hơn về
nguyên nhân và các điều kiện dẫn tới tội phạm cướp tài sản đã thể hiệ rõ sự phức tạp
và đa chiều của vấn đề này. Các vụ án cướp tài sản được trình bày giúp chúng ta hiểu
rõ hơn về bản chất và tính chất của tội phạm này trong thực tế, từ đó nhận thức được
những hậu quả đáng lo ngại mà nó mang lại cho xã hội.
Ngoài ra, trong phần hoàn thiện pháp luật về tội phạm cướp tài sản, các biện
pháp cải thiện đã được đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống pháp luật
trong việc ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm. Đề xuất này không chỉ dừng
lại ở mức độ lý thuyết mà còn đề cập đến các biện pháp thực tiễn và cụ thể, như việc
tăng cường kiểm soát và giám sát, nâng cao năng lực cảnh sát và hệ thống tư pháp,
cũng như tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền trong cộng đồng.
Bằng cách nắm bắt được tình hình thực tế và đề xuất các giải pháp cụ thể, chúng
ta có thể thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả trong việc đối phó với tội phạm
cướp tài sản, từ đó đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự, an toàn, xã hội được duy trì
và phát triển.

26
Tuy nhiên, để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ
từ cả cộng đồng và các cơ quan chức năng. Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục
và nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân, kèm theo việc cải thiện hệ thống
pháp luật và nâng cao chất lượng quản lý, kiểm soát từ phía cơ quan chức năng. Chỉ
khi có sự đồng lòng và hợp tác chặt chẽ, chúng ta mới có thể ngăn chặn và hạn chế
tối đa vấn đề tội cướp tài sản, góp phần xây dựng một xã hội an toàn, văn minh và
phát triển bền vững.

27
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bản án số: 06/2024/HS-PT ngày 16/01/2024 của TAND tỉnh Sóc Trăng Tên
bản án: "Cướp tài sản" đối với bị cáo Phan Văn N - phạm tội cướp tài sản (điều
168 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015) – Phạm Văn N –
phạm tội cướp tài sản.
2. Bản án số 10/2024/HSST ngày 06/03/2024 của TAND huyện Đăk Đoa, tỉnh
Gia Lai Nguyễn Đức Hải phạm tội “Cướp tài sản” - phạm tội cướp tài sản (điều
168 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015) - Nguyễn Đức Hải
phạm tội cướp tài sản
3. Bản án:số 17 ngày 28/02/2024 của TAND tỉnh Long An (09.03.2024) Hà
Thanh Thúy - phạm tội cướp tài sản (điều 168 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của BLHS năm 2015) - Hà Thanh Thúy - phạm tội cướp tài sản
4. Bộ luật hình sự năm 2015 điều 168 liên quan đến tội phạm cướp tài sản
5. Luật sư Nguyễn Thị Xuân - Cướp giật tài sản là gì? Giật tài sản là vi phạm hình
sự hay dân sự?, truy cập tại https://luatminhkhue.vn/cuop-giat-tai-san-la-gi.aspx
truy cập ngày 20/4/2024
6. ThS. Lê Đình Nghĩa ( Tòa án Quân sự khu vực 1, Quân khu 5) và ThS. Dương
Thị Cẩm Nhung ( Giảng viên Khoa Luật Hình sự, Đại học Luật, Đại học Huế ),
Hoàn thiện pháp luật hình sự đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt, truy cập tại https://lsvn.vn/hoan-thien-phap-luat-hinh-su-doi-voi-nhom-
toi-xam-pham-so-huu-co-tinh-chiem-doat1639922285.html. Truy cập ngày
20/4/2024
7. Phạm Kiều Diễm (2013). Luận văn về tội cướp tài sản trong luật hình sự Việt
Nam, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại học Cần Thơ.
8. Theo Tạp chí Cảnh sát nhân dân – Csnd.vn, Tội phạm xâm phạm sở hữu ở nước
ta và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh trong tình hình mới,
truy cập tại https://congan.travinh.gov.vn/ch26/304-Toi-pham-xam-pham-so-
huu-o-nuoc-ta-va-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-phong- ngua-dau-tranh-trong-
tinh-hinh-moi.html, truy cập ngày 16/4/2024.

28
9. Trang thông tin điện tử Ban Biên tập, Số liệu về công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm năm 2023, truy cập tại https://bocongan.gov.vn/thong-tin-
thong-ke/phong-chong-toi-pham-va-vppl/so-lieu-ve-cong-tac-dau-tranh-phong-
chong-toi-pham-nam-2023-d101-t37765.html, truy cập ngày 16/4/2024.
10. Trần Hữu Nghĩa (2014). Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội.

29

You might also like