You are on page 1of 75

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ


……….o0o……….

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA


TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

Lớp tín chỉ: KTE306(HK1-2324)1.2


Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Minh

Nhóm sinh viên thực hiện: 16


STT Họ tên Mã sinh viên SĐT
1 Ngô Đức Uy (Nhóm trưởng) 2215110410 0337346213
2 Nguyễn Bảo Thắng 2214110371
3 Lê Việt Anh 2211110017
4 Vũ Khánh Huyền 2214110160

Hà Nội, tháng 9 năm 2023


BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC
Nội dung công Mức độ đóng
STT Họ tên MSV
việc góp
Mở đầu + Kết
luận + Khái quát
TCH và TCH
Ngô Đức Uy (Nhóm
1 2215110410 Kinh tế, Các mục 25%
trưởng)
Liên hệ với Việt
Nam, Format tiểu
luận.

2 Lê Việt Anh 2211110017 Tác động tích cực 25%


và tiêu cực của
TCH kinh tế, tổng
hợp danh mục từ
3 Vũ Khánh Huyền 2214110160 25%
viết tắt.

Những xu hướng
của Toàn cầu hoá
4 Nguyễn Bảo Thắng 2214110371 kinh tế, tổng hợp 25%
Tài liệu tham
khảo.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................2
5. Kết cấu của tiểu luận.................................................................................................2
NỘI DUNG.....................................................................................................................3
I. Khái quát về toàn cầu hoá và toàn cầu hoá kinh tế....................................................3
1. Khái quát về toàn cầu hoá.........................................................................................3
1.1. Khái niệm toàn cầu hoá.....................................................................................3
1.2. Những yếu tố thúc đẩy toàn cầu hoá..................................................................3
1.3. Những nội dung của toàn cầu hoá.....................................................................7
1.4. Đặc điểm của toàn cầu hoá................................................................................8
2. Khái quát về toàn cầu hoá kinh tế.............................................................................8
2.1. Khái niệm toàn cầu hoá kinh tế.........................................................................8
2.2. Những nội dung của toàn cầu hoá kinh tế.........................................................9
2.3. Biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế..................................................................12
II. Tác động tích cực của toàn cầu hóa kinh tế............................................................13
1. Thúc đẩy sự hình thành các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế..................................13
1.1. Tổng quan........................................................................................................13
1.2. Liên hệ Việt Nam.............................................................................................15
2. Toàn cầu hóa thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.............................................16
2.1. Tác động tới thương mại hàng hóa..................................................................17
2.2. Tác động tới thương mại dịch vụ.....................................................................18
2.3. Liên hệ Việt Nam.............................................................................................19
3. Gia tăng dòng vốn đầu tư quốc tế...........................................................................20
3.1. Tổng quan về dòng vốn đầu tư Quốc tế...........................................................20
3.2. Liên hệ Việt Nam.............................................................................................22
4. Toàn cầu hóa kinh tế góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế các
nước.......................................................................................................................23
4.1. Nguyên nhân....................................................................................................23
4.2. Liên hệ với Việt Nam.......................................................................................24
5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ.................25
5.1. Tổng quan........................................................................................................25
5.2. Liên hệ Việt Nam.............................................................................................26
6. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập của người dân trên thế
giới.........................................................................................................................27
6.1. Tình hình chung của thế giới...........................................................................27
6.2. Liên hệ với Việt Nam.......................................................................................29
7. Thúc đẩy sự phát triển của KHCN..........................................................................30
7.1. Tăng cường hoạt động đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D)....................30
7.2. Gia tăng số lượng đăng ký sở hữu trí tuệ.........................................................31
7.3. Liên hệ Việt Nam.............................................................................................33
7.4. Một số thành tựu công nghệ trên thế giới........................................................34
III. Tác động tiêu cực..................................................................................................35
1. Gia tăng tình trạng phân hóa giàu nghèo và trình độ giữa các nước phát triển và
các nước đang phát triển........................................................................................35
1.1. Nguyên nhân....................................................................................................36
1.2. Liên hệ Việt Nam.............................................................................................37
2. Cạnh tranh gay gắt hơn dẫn đến nhiều thách thức trong quá trình phát triển kinh tế
- xã hội đối với các nước đang phát triển..............................................................38
2.1. Vấn đề chảy máu chất xám..............................................................................38
2.2. Gia tăng phụ thuộc vào nền kinh tế nước ngoài..............................................39
2.3. Liên hệ Việt Nam.............................................................................................39
3. Toàn cầu hóa kinh tế làm tăng thêm những thách thức có tính toàn cầu...............40
3.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường.............................................................................40
3.2. Liên hệ Việt Nam:............................................................................................41
3.3. Lây nhiễm dịch bệnh.......................................................................................41
3.4. Vấn đề văn hóa................................................................................................42
3.5. Liên hệ Việt Nam.............................................................................................43
IV. Những xu hướng của toàn cầu hoá trong bối cảnh hiện nay.................................43
1. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến xu thế toàn cầu hóa kinh tế.. .43
1.1. Tổng quan........................................................................................................43
1.2. Liên hệ Việt Nam:............................................................................................45
2. Tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng kinh tế đến xu thế toàn
cầu hóa kinh tế.......................................................................................................45
2.1. Tác động tiêu cực.............................................................................................45
2.2. Tác động tích cực.............................................................................................51
2.3. Liên hệ Việt Nam.............................................................................................53
3. Tác động của cuộc xung đột quân sự Nga và Ukraine đến toàn cầu hóa kinh tế....53
3.1. Việc Nga tấn công Ukraine đã khiến khủng hoảng chồng khủng hoảng dẫn đến
nền kinh tế thế giới tiếp tục chao đảo................................................................54
3.2. Thâm hụt ngân sách, nơ công và lạm phát gia tăng.........................................55
3.3. Gián đoạn thương mại và chuỗi cung ứng sản xuất, đe dọa an ninh lương thực
và an ninh năng lượng toàn cầu.........................................................................56
3.4. Liên hệ Việt Nam.............................................................................................57
4. Mâu thuẫn kinh tế Mỹ - Trung Quốc......................................................................58
4.1. Chiến tranh thương mại và tác động toàn cầu.................................................58
4.2. Liên hệ Việt Nam.............................................................................................62
KẾT LUẬN...................................................................................................................64
i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ST
T Từ viết tắt Ý nghĩa
1 AI Trí tuệ nhân tạo
2 AIFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ
3 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
4 CGI Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu
5 Công nghệ RFID Công nghệ nhận dạng qua tần số vô tuyến
6 EU Liên minh Châu Âu
7 EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu
8 FDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
9 FED Cục dự trữ liên bang
10 FTA Hiệp định thương mại tự do
11 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
12 GVC Chuỗi giá trị toàn cầu
13 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
14 IoT Internet vạn vật
15 IP Sở hữu trí tuệ
16 KHCN Khoa học công nghệ
17 M&A Mua bán và sáp nhập
18 MNC Công ty đa quốc gia
19 MNE Công ty đa quốc gia
20 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
21 R&D Nghiên cứu và phát triển
22 RTA Hiệp định thương mại khu
23 SHTT Sở hữu trí tuệ
24 UN WOMEN Phụ nữ Liên hợp quốc
25 UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
26 UNDP Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
27 VCFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê
28 VKFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc
29 VJEPA Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
30 WB Ngân hàng thế giới
31 WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
32 WTO Tổ chức thương mại thế giới
ii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ I.1: Biểu đồ về số lượng FTA và RTA trên thế giới giai đoạn 1975-2022
...............................................................................................................................4
Biểu đồ I.2: Tổng số đơn đăng ký bằng sáng chế trên thế giới 2012-2021...........6
Biểu đồ II.1: Số lượng hiệp định thương mại tự do và liên kết kinh tế quốc tế
trên thế giới (1975-2022).....................................................................................13
Biểu đồ II.2. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2005 – 2022.........16
Biểu đồ II.3: Tổng sản lượng thương mại hàng hoá thế giới giai đoạn 2005 -
2022.....................................................................................................................17
Biểu đồ II.4: Tỷ trọng thương mại dịch vụ thế giới giai đoạn 2005 – 2022.......18
Biểu đồ II.5: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa & dịch vụ của Việt
Nam giai đoạn 2005 – 2021................................................................................19
Biểu đồ II.6: Quy mô dòng vốn FDI của thế giới (tính theo tỷ USD).................21
Biểu đồ II.7: Lượng vốn đầu tư FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000-2022............22
Biểu đồ II.8: Tổng chi tiêu thế giới cho R&D giai đoạn 2010-2021...................23
Biểu đồ II.9: Số lượng doanh nghiệp mới ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. .24
Biểu đồ II.10: Cơ cấu kinh tế thế giới 2000-2021...............................................25
Biểu đồ II.11: Cơ cấu kinh tế Việt Nam 2000-2022...........................................26
Biểu đồ II.12: Thu nhập bình quân đầu người trên thế giới giai đoạn 2000-2022
.............................................................................................................................28
Biểu đồ II.13: Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2022.........................................................................................29
Biểu đồ II.14: Tổng giá trị chi tiêu cho R & D của cả thế giới 2000-2021.........30
Biểu đồ II.15: Tổng giá trị chi tiêu cho R & D của nước Mỹ 2000-2021...........31
Biểu đồ II.16: Tổng số đơn đăng ký Sở hữu trí tuệ trên thế giới 2012-2021......32
Biểu đồ II.17: Biểu đồ thể hiện số đơn đăng ký bằng SHTT tại Việt Nam........33
Biểu đồ III.1: Thu nhập bình quân đầu người giữa các nước phát triển và các
nước đang phát triển giai đoạn 2000 – 2020.......................................................35
Biểu đồ III.2: Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ và Việt Nam giai đoạn
2005-2022............................................................................................................37
Biểu đồ III.3: Tỷ lệ nhập cư lao động theo lãnh thổ năm 2019...........................38
Biểu đồ III.4: Lượng khí CO2 trong khí quyển...................................................40
Biểu đồ III.5: Diện tích rừng giai đoạn 2000 – 2020..........................................40
Biểu đồ III.6: Diện tích rừng ở Việt Nam...........................................................41
Biểu đồ IV.1: Biểu đồ về tỷ trọng thương mại hàng hóa và dịch vụ trong GDP
toàn thế giới giai đoạn 2005-2022.......................................................................46
Biểu đồ IV.2: Biểu đồ cán cân thương mại hàng hóa giữa các nước phát triển và
đang phát triển giai đoạn 2016-2021...................................................................47
Biểu đồ IV.3: Biểu đồ về tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu giai đoạn 2008-2022
.............................................................................................................................48
iii

Biểu đồ IV.4: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2019-2020...................48
Biểu đồ IV.5: Tốc độ tăng trưởng FDI giai đoạn 2008-2022..............................49
Biểu đồ IV.6: Các khả năng cho sự phục hồi của dòng vốn FDI thế giới vào năm
2021.....................................................................................................................50
Biểu đồ IV.7: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP..................................................54
Biểu đồ IV.8: Biểu đồ tỷ lệ lạm phát, giá tiêu dùng bình quân...........................55
Biểu đồ IV.9: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2005-2022.......................57
Biểu đồ IV.10: Xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ............................................59
Biểu đồ IV.11: Xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc............................................60
Biểu đồ IV.12: Hiệu ứng chuyển hướng thương mại của hàng nhập khẩu Mỹ. .62

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1: Xếp hạng 10 công ty/tập đoàn có nguồn vốn hoá thị trường lớn nhất...10
Bảng 2: Xếp hạng 10 ngân hàng có vốn hoá thị trường lớn nhất thế giới...........11
Bảng 3. Một số FTA mà Việt Nam đã tham gia..................................................15
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vận động đa chiều và theo nhiều chiều hướng
khác nhau, các quốc gia ngày càng phụ thuộc và liên kết với nhau về nhiều mặt từ
chính trị, kinh tế đến văn hoá xã hội. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia chính là
đặc trưng của quá trình toàn cầu hoá. Nói cách khác, quá trình toàn cầu hoá diễn ra
trên nhiều lĩnh vực, đem đến sự gắn bó chặt chẽ giữa các quốc gia, nhằm góp phần
khẳng định mỗi quốc gia là một mắt xích quan trọng của các hoạt động trên thế giới.
Đặc biệt, quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế. Toàn cầu
hoá kinh tế là quá trình tự do hoá kinh tế, kích thích sự phát triển phụ thuộc lẫn nhau
giữa các nền kinh tế. Mặt khác, toàn cầu hoá kinh tế là xu hướng tất yếu khi nền kinh
tế quốc gia bão hoà, hoặc đơn giản nhằm tăng cường, mở rộng các hoạt động kinh tế,
giao lưu văn hoá giữa các quốc gia. Toàn cầu hoá kinh tế mang nhiều đặc trưng cơ bản
là thúc đẩy sự giao thoa giữa các quốc gia trên nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư,
sản xuất, kinh doanh, …
Xét về góc độ tác động của toàn cầu hoá kinh tế, xu hướng này đem lại cả tác
động tích cực và tiêu cực tới nền kinh tế quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói
chung. Các tác động tích cực của toàn cầu hoá kinh tế đều có những đặc điểm chung là
góp phần tăng trưởng kinh tế, cải tiến lao động và đóng góp nhiều thành tựu khoa học
công nghệ. Bên cạnh đó, toàn cầu hoá kinh tế cũng đem tới một số tác động tiêu cực
và thách thức với nền kinh tế toàn cầu trong các vấn đề xã hội hay vấn đề môi trường.
Những tác động tích cực và tiêu cực cho thấy tầm quan trọng của việc vận dụng linh
hoạt các chính sách nhằm phát huy tối đa các tác động tích cực và giảm thiểu các rủi ro
thách thức.
Ngày nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động: cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0, dịch bệnh, xung đột quân sự và mâu thuẫn kinh tế Mỹ - Trung tác
động mạnh mẽ đến quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế chịu
sự chi phối chặt chẽ, nhiều chiều từ bối cảnh chung của thế giới.
Có thể nhận thấy, toàn cầu hoá kinh tế là một chủ đề quan trọng và cấp thiết vì sự
thay đổi liên tục của bối cảnh thế giới trong thời đại ngày nay. Chính vì vậy, nhóm tác
giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu những tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với
nền kinh tế thế giới” nhằm phân tích những mối quan hệ giữa toàn cầu hoá kinh tế đối
với nền kinh tế thế giới và xu hướng biến đổi của quá trình này trong thời đại ngày
nay.
2

2. Mục đích nghiên cứu


Tiểu luận làm rõ cơ sở lý thuyết về toàn cầu hoá và toàn cầu hoá kinh tế, phân
tích những tác động tích cực, tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế và xu hướng của toàn
cầu hoá kinh tế trong các bối cảnh hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là những tác động của toàn cầu hoá kinh tế
đối với nền kinh tế thế giới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: trên toàn thế giới và liên hệ với Việt Nam.
- Về thời gian: các dữ liệu được thu thập từ năm 2001 – nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua tổng hợp, phân
tích các dữ liệu thứ cấp có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Từ đó, khái quát nên
những ý chính của tiểu luận.
5. Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận có kết cấu gồm 4 phần chính:
Phần I: Khái quát về toàn cầu hoá và toàn cầu hoá kinh tế
Phần II: Tác động tích cực của toàn cầu hoá kinh tế
Phần III: Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế
Phần IV: Những xu hướng phát triển của toàn cầu hoá kinh tế trong bối cảnh
hiện nay.
3

NỘI DUNG
I. Khái quát về toàn cầu hoá và toàn cầu hoá kinh tế
1. Khái quát về toàn cầu hoá
1.1. Khái niệm toàn cầu hoá
Theo từ điển Cambridge, toàn cầu hoá (globalization) được định nghĩa là một
tình huống trong đó các hàng hoá và dịch vụ có mặt ở mọi nơi trên thế giới, hay những
yếu tố như xã hội và văn hoá dần trở nên giống nhau trên phạm vi toàn cầu. Thuật ngữ
“toàn cầu hoá” trở nên phổ biến từ những năm 1960, và là khái niệm được sử dụng
rộng rãi và là chủ đề của nhiều nghiên cứu. Theo Charles W.L. Hill (International
Business), toàn cầu hoá là xu hướng làm mất đi tính biệt lập của các nền kinh tế quốc
gia để hướng tới một thị trường khổng lồ trên phạm vi toàn cầu.
Tổng quan lại, toàn cầu hoá là quá trình mở rộng sự liên kết, hợp tác trên tất cả
các lĩnh vực giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Đây là một hiện tượng
gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và
hoạt động nhằm thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới, từ đó
thể hiện sự hội nhập về kinh tế, chính trị toàn cầu. Toàn cầu hóa thường được mô tả là
một trong những xu hướng quan trọng nhất của thời đại, với những hệ quả sâu rộng
đối với nhân loại.
1.2. Những yếu tố thúc đẩy toàn cầu hoá
Có ba yếu tố vĩ mô làm nền tảng cho xu hướng mở rộng toàn cầu hoá. Thứ nhất
là sự cắt giảm các rào cản về thương mại và đầu tư, điều này thúc đẩy dòng chảy tự do
của cả vốn và hàng hoá, dịch vụ. Yếu tố thứ hai là sự thay đổi của công nghệ, đặc biệt
trong những năm gần đây khi sự có phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong
sản xuất, truyền thông, vận tải, … Cuối cùng là sự liên kết giữa các quốc gia, yếu tố
này đóng vai trò quan trọng vì chính sách đối ngoại là một trong những thành phần
quan trọng của mỗi quốc gia. Mỗi yếu tố đều đóng vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy quá trình toàn cầu hoá diễn ra trên toàn cầu.
1.2.1. Sự cắt giảm rào cản về thương mại và đầu tư
Mỗi một quốc gia luôn có những mục tiêu, chiến lược riêng, trong đó, việc phát
triển kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Mong muốn mở rộng và phát triển kinh tế là
nguyên nhân của sự cắt giảm rào cản về thương mại và đầu tư, từ đó thúc đẩy toàn cầu
hoá phát triển. Các rào cản về thương mại bao gồm các rào cản thuế quan và rào cản
phi thuế quan. Việc giảm thiểu rào cản giúp hàng hoá và dịch vụ dễ dàng lưu thông
hơn giữa các quốc gia, từ đó tăng cường sự phụ thuộc và liên kết lẫn nhau giữa các nền
kinh tế. Thúc đẩy dòng chảy tự do của vốn theo hướng tự do hoá nhằm tăng cường quá
trình hợp tác giữa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực.
4

Đối với thương mại, rào cản được cắt giảm tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho
quá trình giao thương và hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia. Trong cả thương
mại hàng hoá và thương mại dịch vụ, sự cắt giảm thuế quan và phi thuế quan đều đem
đến sự gia tăng trong hoạt động thương mại.

Biểu đồ số lượng hiệp định thương mại tự do và hiệp định thương mại khu
vực
300 900
811
737 800
250 664 700
200 540 600
500
150 405 279
269 400
277 218
100 300
185 175
122 200
50 73 82 90
52 100
51
1 2 4 7 31
0 0
1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2022

Total of FTA Total of RTA

Biểu đồ I.1: Biểu đồ về số lượng FTA và RTA trên thế giới giai đoạn 1975-2022
Nguồn: aric.adb.org1 và WTO2

Cụ thể, sau cuộc Đại suy thoái và Thế chiến thứ hai, hầu hết các quốc gia đều tập
trung vào việc bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước nên thương mại quốc tế bị
cản trở bởi những hạn chế thương mại cứng nhắc. Để khắc phục tình trạng này, 23
quốc gia đã liên kết với nhau vào năm 1947 và ký Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại (GATT), khuyến khích thương mại tự do bằng cách điều chỉnh và cắt
giảm thuế quan. Một bằng chứng được đưa ra là sự gia tăng về số lượng FTA và RTA
trên thế giới. Các FTA và RTA ra đời ngày càng nhiều chứng tỏ cho việc nhu cầu về
việc cắt giảm rào cản thương mại lớn. Vào năm 1975, trên thế giới chỉ có 1 FTA được
kí kết tuy nhiên đến năm 2022, số lượng này tăng lên 279. Các FTA và RTA đều quy
định về các khoản thuế quan và các rào cản phi thuế quan, ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động thương mại quốc tế. Sau vòng đàm phán Urugoay, thuế quan của các nước
công nghiệp phát triển giảm còn dưới 4% so với mức thuế 40% của năm 1947. Kết quả
của quá trình cắt giảm rào cản thương mại là sự gia tăng tỉ trọng của thương mại trong
GDP thế giới, từ mức 9,2% năm 2000 đến 13,1% năm 2022.
Đối với đầu tư, dòng chảy vốn được tự do hoá nhằm tăng cường sự hợp tác giữa
các quốc gia. Các lĩnh vực đầu tư đa dạng: du lịch, sản xuất, giáo dục, cơ sở hạ tầng…
Toàn cầu hoá được tăng cường nhờ sự kết nối nguồn vốn giữa các quốc gia trên thế
giới. Cụ thể, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có sự gia tăng từ 843384 triệu USD
1
https://aric.adb.org/database/fta
2
http://rtais.wto.org/UI/charts.aspx
5

năm 2005 lên khoảng 1530000 triệu USD năm 2022. Hoạt động đầu tư diễn ra trên
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt phổ biến ở các quốc gia phát triển. Dòng vốn
FDI ở các quốc gia phát triển có sự thay đổi thất thường, nhưng nhìn chung có xu
hướng tăng từ 231000 triệu USD năm 1990 lên khoảng 1030000 triệu USD năm 2022.
Điều này chứng tỏ sự tăng cường hợp tác giữa các quốc gia đang ngày càng được chú
trọng.
1.2.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ tới quá
trình toàn cầu hoá. Những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ bao gồm
những bằng phát minh sáng chế, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, … được áp dụng vào
quá trình sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều giá trị thặng
dư cho xã hội với chi phí thấp hơn, giá rẻ hơn. Nhờ đó, các hoạt động về thương mại
và đầu tư ngày một tăng.
Sự phát triển khoa học công nghệ phải kể đến các cuộc cách mạng công nghiệp
của thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cơ khí hoá máy móc chạy
bằng thuỷ lực và hơi nước, điển hình là sự ra đời của tàu lửa, đã làm giảm thiểu đáng
kể thời gian của các quá trình vận tải. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra
từ khoảng 1870 đến đầu những năm chiến tranh thế giới thứ II, cuộc cách mạng này
mang đặc trưng của năng lượng điện và sự ra đời của dây chuyền sản xuất hàng loạt
trên quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra với đặc trưng ứng
dụng của công nghệ thông tin và tự động hoá sản xuất. Điều này đã thúc đẩy sản lượng
toàn cầu tăng nhanh, từ đó tác động tới GDP toàn cầu. Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư mang những đặc trưng của trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (Internet of
things), và dữ liệu lớn (Big data). Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống thông tin và
viễn thông toàn cầu đẩy nhanh tốc độ hội nhập giữa các quốc gia. Cuộc cách mạng này
đóng vai trò quan trọng trong việc định hình xu hướng phát triển của toàn cầu hoá.
Gắn liền với các cuộc cách mạng công nghiệp, các quốc gia tăng cường cho công
tác nghiên cứu và phát triển (R&D) và số lượng đơn đăng ký bằng sáng chế liên tục
gia tăng.
6

Tổng số đơn đăng ký SHTT trên thế giới


4,000,000

3,500,000

3,000,000

2,500,000

2,000,000

1,500,000

1,000,000

500,000

0
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Bằng sáng chế

Biểu đồ I.2: Tổng số đơn đăng ký bằng sáng chế trên thế giới 2012-2021
Nguồn: WIPO3
Năm 2012, số lượng đơn đăng ký là 2.356.500 và gia tăng lên 3.401.100 đơn
đăng ký vào năm 2021. Sự gia tăng này thể hiện sự quan tâm của các quốc gia tới việc
phát triển kinh tế theo những xu hướng tích hợp với khoa học và công nghệ, đi kèm
với sự gia tăng về bằng sáng chế là sự hội nhập của các quốc gia với thế giới. Sự đóng
góp về bằng sáng chế của mỗi quốc gia là động lực của quốc gia khác nhằm khai thác
mạnh mẽ những lợi ích của khoa học công nghệ đem lại. Đặc biệt, các sáng chế về
thông tin viễn thông đã kết nối các quốc gia với nhau, làm tăng tốc độ truyền tải thông
tin trên toàn thế giới, từ đó thúc đẩy tốc độ hội nhập với thế giới.
1.2.3. Sự tăng cường liên kết giữa các quốc gia
Các quốc gia luôn có xu hướng mở rộng và phát triển kinh tế. Chính vì vậy, sự
tăng cường trong hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực khác nhau là cần thiết
để phát triển kinh tế quốc gia. Trong lĩnh vực chính trị, các quốc gia tăng cường hoạt
động đối ngoại, tham gia vào các tổ chức liên kết thế giới và cùng đưa ra những chính
sách cho những vấn đề toàn cầu. Một ví dụ điển hình là Liên hợp quốc ra đời với mục
tiêu là ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ nhân quyền, cung cấp cơ cấu cho luật pháp quốc
tế từ đó thúc đẩy tăng cường tiến bộ kinh tế, xã hội. Trong lĩnh vực văn hoá, hoạt động
giao thương từ xa xưa đã dẫn đến sự giao thoa văn hoá giữa các quốc gia, sự liên kết
về văn hoá là yếu tố định hình đến những đặc trưng của các mối quan hệ trong toàn
cầu hoá.
Sự liên kết mạnh mẽ nhất giữa các quốc gia là sự liên kết về kinh tế. Các định
chế toàn cầu ra đời nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh tế giữa
các quốc gia. Năm 1947, hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) ra đời
3
https://www3.wipo.int/ipstats/key-search/search-result?type=KEY&key=201
7

quy định về sự cắt giảm rào cản thương mại và là tiền thân của tổ chức thương mại thế
giới (WTO). Năm 1944, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) được
thành lập bởi 44 quốc gia tham dự hội nghị tại Bretton Woods nhằm thiết lập trật tự
trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do (FTA) và
hiệp định thương mại khu vực (RTA) cũng tăng lên nhanh chóng về số lượng. Cụ thể,
số lượng FTA năm 2000 được ghi nhận ở mức thấp, chỉ 51 FTA còn năm 2022, số
lượng FTA ghi nhận là 279. Về RTA, số RTA có hiệu lực được thống kê năm 2022 là
357, tăng khoảng 3,5 lần số RTA có hiệu lực năm 2000.
1.3. Những nội dung của toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực, tuy nhiên có thể khái quát thành
ba lĩnh vực chính sau:
Thứ nhất, toàn cầu hoá trong lĩnh vực chính trị. Toàn cầu hoá trong lĩnh vực
chính trị thể hiện sự liên kết về chính trị trên toàn thế giới, mang tính phức tạp. Toàn
cầu hoá chính trị thể hiện ở sự ra đời của các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các tổ
chức phong trào xã hội. Các quá trình chính trị hoá toàn cầu là các quá trình diễn ra
trong bối cảnh toàn cầu hóa chính trị, dẫn đến sự chuyển đổi cấu trúc của hệ thống
quan hệ quốc tế thế giới và sự xuất hiện của các chủ thể chính trị toàn cầu mới, sự gia
tăng mối liên hệ chính trị và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng, và việc tạo ra một cấu
trúc và hệ thống chính trị toàn cầu. Toàn cầu hoá chính trị có thể là động cơ cho toàn
cầu hoá trong các lĩnh vực khác vì chính trị là yếu tố chi phối các yếu tố khác.
Thứ hai, toàn cầu hoá trong lĩnh vực văn hoá. Văn hoá bao gồm hệ thống ngôn
ngữ, tôn giáo, hay tập hợp các giá trị chuẩn mực được quy định. Sự giao thương trao
đổi giữa các vùng miền từ xa xưa dẫn tới sự giao lưu văn hoá và ngày nay khái quát
hơn thành toàn cầu hoá văn hoá. Toàn cầu hoá văn hoá dẫn tới sự hoà trộn về những
đặc trưng giữa các quốc gia, làm mờ đi khoảng cách giữa các quốc gia, làm hạn chế đi
khác biệt và thúc đẩy sự kết nối. Ngày nay, trong thời đại công nghệ 4.0, toàn cầu hoá
về văn hoá có sự thay đổi về xu hướng và hình thức, tốc độ toàn cầu hoá cũng được
thúc đẩy nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Thứ ba, toàn cầu hoá trong lĩnh vực kinh tế. Đây là lĩnh vực biểu hiện rõ nét nhất
của toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá kinh tế đề cập đến sự chuyển động mang tính vĩ mô
của các yếu tố kinh tế: hàng hoá, dịch vụ, vốn, lao động, … và có ảnh hưởng sâu sắc
đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá kinh tế là hệ quả tất yếu của
quá trình toàn cầu hoá. Biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế đa dạng và xuất hiện ở hầu
hết các quốc gia. Toàn cầu hoá trong lĩnh vực kinh tế mang cả tác động tích cực và tiêu
cực tới nền kinh tế thế giới và cả các lĩnh vực liên quan khác.
8

1.4. Đặc điểm của toàn cầu hoá


Thứ nhất, toàn cầu hoá khiến khoảng cách giữa các quốc gia bị thu hẹp, các rào
cản giữa các quốc gia được dỡ bỏ nhằm tạo điều kiện hợp tác. Toàn cầu hoá thúc đẩy
sự xuất hiện và nhân rộng của một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, vượt
qua biên giới về địa lý, văn hoá, kinh tế, chính trị. Ví dụ, hàng loạt các tổ chức trên
nhiều lĩnh vực ra đời như: WTO, WHO, UNWTO, … nhằm liên kết các quốc gia hợp
tác trong nhiều lĩnh vực. Toàn cầu hoá cũng đồng thời mở rộng tầm với cho các hoạt
động xã hội, chính trị, kinh tế vượt khỏi khuôn khổ biên giới nhà nước, khu vực và
châu lục.
Thứ hai, toàn cầu hoá khiến các quốc gia phụ thuộc vào nhau trên nhiều mặt:
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, … Một sự kiện xảy ra tại một địa phương có thể có
sức ảnh hưởng đến một nơi khác trên thế giới. Xét một cách toàn diện, con người chịu
ảnh hưởng và tương tác bởi tất cả các tác nhân từ xã hội, kinh tế, chính trị, thể chế, văn
hoá, tôn giáo, pháp luật, đạo đức, các thiết chế xã hội… Trong xu thế toàn cầu hoá, các
tác nhân này không chỉ gia tăng phạm vi, tốc độ, mức độ tương tác giữa chúng mà còn
chịu sự phụ thuộc vào các tác nhân bên ngoài, như bệnh dịch, vấn đề môi trường, nạn
khủng bố, di dân, …
Thứ ba, toàn cầu hoá thể hiện sự hội tụ các tiêu chuẩn. Sự giao thoa văn hoá giữa
các quốc gia và khu vực dần dẫn đến những điểm chung trong nhiều mặt. Trong
thương mại, việc hội tụ tiêu chuẩn đã tạo ra sự nhất quán và đồng đều trong cách tiếp
cận với các vấn đề chung, giúp giảm thiểu rào cản thương mại và tạo điều kiện tiếp cận
thị trường rộng hơn. Trong kinh doanh, hội tụ tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ người tiêu dùng bằng cách đảm bảo các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất
lượng và an toàn đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt chân vào các thị trường
quốc tế và mở rộng kinh doanh cho các công ty và doanh nghiệp.
Thứ tư, toàn cầu hoá hiện nay gắn liền với công nghệ. Sự phát triển khoa học kỹ
thuật công nghệ và toàn cầu hoá có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khoa học công
nghệ vừa là động cơ giúp toàn cầu hoá được diễn ra nhanh hơn, là cầu nối giữa các
quốc gia trên thế giới, đồng thời cũng là mục tiêu của nhiều chiến lược và hoạt động.
Ngày nay, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hoá công
nghệ đang dần là xu hướng của các quốc gia và là kim chỉ nam trong quá trình phát
triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới.
2. Khái quát về toàn cầu hoá kinh tế
2.1. Khái niệm toàn cầu hoá kinh tế
Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình phát triển về phạm vi, quy mô liên kết, hợp tác
trong lĩnh vực kinh tế giữa các nước, khu vực trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế
là một khí cạnh chuyên chỉ về các hoạt động kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Sự
9

chuyển động kinh tế vĩ mô mang tầm vóc thế giới không còn thuộc phạm trù của một
quốc gia. Trong đó, các lĩnh vực được liệt vào danh sách toàn cầu hóa kinh tế như:
dịch vụ, hàng hóa, tài chính, sản xuất, lao động, thể chế lao động, vốn đầu tư, công
nghệ, và thông tin truyền thông… Bản chất của toàn cầu hoá kinh tế là tự do hoá kinh
tế.
Ngày nay, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế do sự kết nối giữa các hoạt động sản
xuất kinh doanh và đầu tư giữa các quốc gia. Việc hội nhập kinh tế toàn cầu trở thành
một điều tất yếu của mỗi nền kinh tế quốc gia. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế cũng là
sự liên kết thị trường nội địa với thị trường thế giới trên các cấp độ đơn phương, song
phương và đa phương.
2.2. Những nội dung của toàn cầu hoá kinh tế
2.2.1. Toàn cầu hoá sản xuất và cung cấp
Toàn cầu hoá sản xuất đề cập đến nguồn cung ứng và dịch vụ từ nhiều địa điểm
trên khắp thế giới nhằm khai thác sự khác biệt quốc gia về chi phí và chất lượng. Biểu
hiện của toàn cầu hoá sản xuất là sự phân tán hoạt động sản xuất của các công ty,
doanh nghiệp sản xuất đến các quốc gia trên thế giới mang lợi thế so sánh về chi phí
và chất lượng các yếu tố sản xuất (như lao động, vốn, đất đai, bí quyết công nghệ).
Toàn cầu hoá sản xuất giúp các doanh nghiệp nói riêng, hay các quốc gia sở tại
nói chung khai thác được thế mạnh của mình, đem lại lợi ích cho đôi bên bằng cách
nâng cao chất lượng cạnh tranh. Ví dụ, hoạt động sản xuất điện thoại iPhone của Apple
được phân tán sang các quốc gia khác nhau để sản xuất các bộ phận khác nhau: Hàn
Quốc sản xuất màn hình, Trung Quốc lắp ráp, … nhằm tận dụng tối đa nguồn lực từ
nước ngoài. Một ví dụ khác như việc cung cấp dịch vụ là sự mở rộng quy mô hoạt
động của tập đoàn Microsoft, bằng việc sử dụng các nguồn nhân lực từ các quốc gia
khác nhau nhằm tối ưu hoá quá trình cung cấp phần mềm ứng dụng. Bên cạnh đó, còn
nhiều công ty đa quốc gia khác ra đời thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hoá
sản xuất, đa dạng các lĩnh vực từ phần mềm, thương mại điện tử đến ngành tiêu dùng
nhanh….
STT Công ty/Tập đoàn Lĩnh vực

1 Apple Thiết bị điện tử

2 Microsoft Thiết bị điện tử/phần mềm

3 Saudi Aramco Dầu khí

4 Alphabet (Google) Internet/Viễn thông

5 Amazon Công nghệ

6 NVDIA Thiết bị điện tử/công nghệ


10

7 Tesla Ô tô/linh kiện ô tô

8 Berkshire Hathaway Đầu tư

9 Meta Platforms Truyền thông xã hội

10 Eli Lilly Dược phẩm


Bảng 1: Xếp hạng 10 công ty/tập đoàn có nguồn vốn hoá thị trường lớn nhất
Nguồn: Market Cap4
Theo xếp hạng của Market Cap, chuyên trang đo lường vốn hoá thị trường của
các công ty lớn trên toàn cầu, danh sách 10 công ty, tập đoàn có vốn hoá thị trường lớn
nhất đa phần là các công ty công nghệ, phần mềm hoặc linh kiện điện tử và phần lớn
có trụ sở ở Mỹ. Điểm chung của các công ty này là đều có quá trình mở rộng mạnh mẽ
hoạt động sản xuất và đầu tư sang nhiều quốc gia khác nhau nhằm khai thác nguồn lợi
từ quốc gia đó. Từ đó, với tiềm lực kinh tế vững mạnh, quy mô của các công này
không ngừng lớn mạnh.
2.2.2. Toàn cầu hoá thị trường
Toàn cầu hoá thị trường đề cập đến sự sáp nhập mang tính lịch sử của các quốc
gia riêng biệt và tách rời nhau thành một thị trường khổng lồ toàn cầu. Hàng hoá và
dịch vụ không còn chỉ được tiêu dùng tại chỗ mà chuyển thành sự di chuyển trên phạm
vi toàn cầu nhờ sự cắt giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Mặt khác, toàn
cầu hoá thị trường gắn liền với toàn cầu hoá sản xuất nhờ việc thúc đẩy tiêu dùng tại
chính quốc gia tham gia sản xuất. Ngày nay, khi các doanh nghiệp đang gặp phải tình
trạng bão hoà thị trường trong nước, việc mở rộng thị trường ra nước ngoài là yếu tố
cần thiết. Toàn cầu hoá thị trường xuất hiện ở nhiều loại hàng hoá dịch vụ: từ may
mặc, thực phẩm, đồ dùng tới giáo dục, du lịch.
Ngoài ra, thị trường lao động cũng được mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Đây
cũng là hệ quả trực tiếp của toàn cầu hoá sản xuất. Việc sản xuất được phân tán kích
thích nguồn lao động tham gia vào nhiều hoạt động sản xuất đến từ các quốc gia khác
nhau. Mặt khác, dòng chảy lao động cũng được tăng cường nhờ toàn cầu hoá, tỉ lệ xuất
khẩu lao động tăng cao. Tổng số lao động nhập cư trên toàn thế giới có xu hướng tăng
dần qua các năm giai đoạn 2011-2019, cụ thể ước tính năm 2019 có sự gia tăng 64
triệu người so với năm 2011, tương đương 38% (theo UNDESA).
2.2.3. Toàn cầu hoá tài chính
Toàn cầu hoá tài chính là một quá trình mà thị trường tài chính trên khắp thế giới
liên kết và tương tác với nhau. Ngay từ năm 1944, khi các tổ chức lớn như Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) ra đời đã đóng vai trò quan trọng trong việc

4
https://companiesmarketcap.com/
11

định hình các chính sách về tiền tệ, chính sách tài khoá và các hoạt động tài chính
khác.
Thị trường tài chính toàn cầu có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt trong các giao
dịch cổ phiếu, trái phiếu. Hoạt động đầu tư cổ phiếu được mở rộng ra phạm vi toàn cầu
và đóng vai trò quan trọng cho nguồn tài chính của các doanh nghiệp. Hình thức giao
dịch cũng được đa dạng hoá bằng văn bản mềm, thư điện tử, giao dịch theo thuật toán.
Toàn cầu hoá tài chính mang cả tác động tiêu cực lẫn tính cực. Về tác động tích cực,
đây là nguồn vốn to lớn cho các quốc gia, hỗ trợ các chính phủ trong sự thâm hụt vốn
hoặc đơn giản là giúp các nhà đầu tư đa dạng hoá danh mục đầu tư. Về tác động tiêu
cực, toàn cầu hoá tài chính có thể dẫn tới sự mất cân bằng trong thị trường. Các quốc
gia có thể bị ảnh hưởng bởi tỉ giá hối đoái hoặc sự thay đổi lãi suất, dẫn tới sự thâu
tóm quyền lực vào các nền kinh tế lớn.
Đi kèm với hoạt động sản xuất và kinh doanh toàn cầu, tài chính cũng có sự phát
triển mạnh mẽ với sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng quốc tế cung cấp các dịch vụ
tài chính quốc tế như thanh toán ngoại tệ, tín dụng quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, …
Dưới đây là xếp hạng 10 ngân hàng quốc tế có vốn hoá thị trường lớn nhất hiện nay:

STT Ngân hàng Vốn hoá thị trường (tỷ USD)


1 JPMorgan Chase 427.60
2 Bank of America 222.89
3 ICBC 218.18
4 Agricultural Bank of China 168.87
5 Wells Fargo 154.83
6 HSBC 153.94
7 HDFC Bank 150.06
8 China Construction Bank 144.71
9 Morgan Stanley 140.64
10 Bank of China 139.17
Bảng 2: Xếp hạng 10 ngân hàng có vốn hoá thị trường lớn nhất thế giới
Nguồn: Market Cap5
Theo trang Market Cap, 10 ngân hàng trên có vốn hoá thị trường lớn nhất thế
giới và phần lớn là các ngân hàng của Mỹ và Trung Quốc. Lý giải cho điều này, Mỹ và
Trung Quốc đều là những quốc gia lớn và có sức mạnh kinh tế, việc cổ phiếu được
nhiều đối tượng nắm giữ chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của việc tài chính và đầu tư
toàn cầu. Ngoài ra, quy mô của các ngân hàng lớn mạnh hơn ảnh hưởng tới quyết định
đầu tư trong thị trường tài chính trên thế giới.

5
https://companiesmarketcap.com/banks/largest-banks-by-market-cap/
12

2.3. Biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế


Thứ nhất, toàn cầu hoá kinh tế thể hiện ở việc các rào cản thương mại giữa các
quốc gia được dỡ bỏ. Toàn cầu hoá kinh tế đi kèm với sự ra đời của hàng loạt các hiệp
định thương mại tự do. Ví dụ, sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
năm 1947 (GATT) đã thúc đẩy việc hạn chế các rào cản thương mại. Các hiệp định
FTA khác cũng đưa ra những quy định mới về hàng rào thuế quan và phi thuế quan
nhằm tăng cường sự giao lưu trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia.
Thứ hai, toàn cầu hoá kinh tế thể hiện ở việc các rào cản đầu tư được hạn chế.
Toàn cầu hoá kinh tế đi kèm với sự mở rộng về thị trường, từ đó thúc đẩy các công ty
mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh sang các quốc gia khác. Các quốc gia có tiềm
năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài là các quốc gia đang phát triển, với nhiều nguồn
lực chưa được khai thác hiệu quả. Cả hai hình thức đầu tư từ đầu tư trực tiếp (FDI),
đầu tư gián tiếp (FPI) đều có xu hướng gia tăng về giá trị và đa dạng hoá hình thức và
lĩnh vực đầu tư và phần lớn đều hướng tới các quốc gia đang phát triển.
Thứ ba, toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy sự lưu động của vốn và lao động. Không
chỉ bó hẹp trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) hay liên minh thuế quan, các
liên minh kinh tế hay thị trường chung cũng được mở rộng nhằm tăng cường sự di
chuyển tự do của dòng vốn và lao động. Việc tăng cường sự di chuyển tự do của vốn
và lao động thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển. Mặt khác, tăng cường các thị
trường chung hoặc liên minh kinh tế cũng góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các
quốc gia thành viên, từ đó đem đến hiệu quả trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia.
Thứ tư, toàn cầu hoá kinh tế được đặc trưng bởi sự tăng trưởng của các nước
công nghiệp mới (NIC). Các nước công nghiệp mới là các quốc gia đã vận dụng thành
công những thành tựu của khoa học công nghệ nhằm hiện đại hoá, công nghiệp hoá
phát triển kinh tế. Đây là một hệ quả tất yếu từ sự vận động và đi lên của khoa học
công nghệ khi các quốc gia luôn có xu hướng cải thiện và phát triển tích hợp với khoa
học công nghệ, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra.
Thứ năm, toàn cầu hoá kinh tế xuất hiện ở mọi ngành nghề, lĩnh vực. Ngày nay,
hầu như tất cả các hoạt động đều có sự hội tụ tiêu chuẩn toàn cầu, do đó, các hoạt động
đều được triển khai và mở rộng sang các quốc gia khác nhau. Sự phát triển các yếu tố
như: mở rộng hoạt động sản xuất sang các quốc gia, sự phát triển của mạng lưới thông
tin viễn thông, sự gia tăng về các hoạt động thương mại… đã đem các quốc gia đến
gần với nhau hơn và thúc đẩy sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Các hoạt động đặc thù
khác như y tế, giáo dục cũng có sự giao thoa trong hoạt động trao đổi, đàm phán và
hình thành chính sách.
Tổng quan lại, toàn cầu hoá và toàn cầu hoá kinh tế là xu hướng tất yếu hiện nay
khi các doanh nghiệp luôn có mục tiêu mở rộng thị trường ra quốc tế khi thị trường
trong nước đã bão hoà, đơn giản là muốn kéo dài vòng đời sản phẩm, hoặc là khi các
quốc gia đều muốn tăng trưởng kinh tế để tăng cường sức mạnh quốc gia. Toàn cầu
hoá và toàn cầu hoá kinh tế mang nhiều đặc trưng cơ bản là thúc đẩy sự giao thoa giữa
13

các quốc gia trên nhiều lĩnh vực, từ đó đem đến sự kết nối và hợp tác giữa các quốc
gia. Toàn cầu hoá kinh tế hiện nay cũng mang tới một số tác động cả tích cực và tiêu
cực đối với nền kinh tế thế giới.
II. Tác động tích cực của toàn cầu hóa kinh tế
1. Thúc đẩy sự hình thành các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế
1.1. Tổng quan
Liên kết kinh tế quốc tế là những mối quan hệ vượt ra khỏi phạm vi quốc gia,
được hình thành trên cơ sở các thỏa thuận giữa hai bên nhằm tạo điều kiện thuận lợi
phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước.
Tiến vào thế kỷ XXI, chúng ta dễ dàng nhận thấy ngày càng có nhiều sự hình
thành cũng như phát triển của các tổ chức và liên kết kinh tế quốc tế trên thế giới. Biểu
hiện cụ thể cũng như đặc trưng nhất chính là sự gia tăng mạnh mẽ của các hiệp định
thương mại tự do cùng (FTA) với các hiệp định thương mại khu vực (RTA)

Biểu đồ số lượng hiệp định thương mại tự do và hiệp định thương mại khu
vực
300 900
811
737 800
250 664 700
200 540 600
500
150 405 279
269 400
277 218
100 300
185 175
122 200
50 73 82 90
52 100
51
1 2 4 7 31
0 0
1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2022

Total of FTA Total of RTA

Biểu đồ II.3: Số lượng hiệp định thương mại tự do và liên kết kinh tế quốc tế trên thế
giới (1975-2022)
Nguồn: aric.adb.org6 và WTO7

Xu hướng hình thành các FTA khu vực và song phương trong nền kinh tế thế giới
bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1980 với số lượng hiệp định thương mại tự do
được ký kết còn hạn chế (1-4 FTA), nhưng sau năm 1995 khi Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) được thành lập số lượng FTA trên thế giới tăng mạnh gần gấp 5 lần so
với 5 năm trước đó 31 FTA). Đặc biệt trong những năm 1980-2005, cứ 5 năm số
lượng FTA được ký kết lại tăng gấp 2 lần. Mặc dù những năm sau đó tốc độ tăng giảm
dần nhưng các hiệp định thương mại vẫn có xu hướng tăng lên đáng kể. Đến năm 2022

6
https://aric.adb.org/database/fta
7
http://rtais.wto.org/UI/charts.aspx
14

số lượng FTA đã đạt đến 279. Hiện nay, gần như tất cả các nước trên thế giới là thành
viên hoặc đang đàm phán tham gia của ít nhất một FTAs hoặc RTAs. Tính đến thời
điểm hiện tại, hơn 50% các cuộc giao dịch thương mại quốc tế được tiến hành thông
qua các hiệp định thương mại trên.
Các RTA và FTA đều hướng tới mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do và hợp tác
kinh tế giữa các quốc gia thành viên, tạo ra lợi ích kinh tế và phát triển cho tất cả các
bên liên quan. Một số nội dung quan trọng, cơ bản của các hiệp định thương mại tự do
gồm:
Thứ nhất, quy định cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Ví dụ mức
thuế quan trung bình trong AFTA chỉ còn 0,6%.
Thứ hai, các thành viên vẫn duy trì chính sách thương mại độc lập trong quan hệ
với các nước ngoài liên kết.
Thứ ba, mức độ tự do hóa trong FTA cao hơn và rộng hơn WTO.
Theo tiêu chí về phạm vi và nội dung cam kết thì có các loại FTA sau:
- FTA truyền thống: Là các FTA được đàm phán, ký kết trong giai đoạn đầu,
thường có phạm vi hẹp, mức độ tự do hóa hạn chế.
- FTA thế hệ mới: Là các FTA được đàm phán, ký kết trong thời gian gần đây, có
phạm vi rộng, mức độ tự do hóa mạnh
Các lợi ích và quy định cụ thể của RTA và FTA có thể khác nhau tùy thuộc vào
các hiệp định và quốc gia liên quan, song đều nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác kinh tế
và mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho các nước thành viên.
Thứ nhất, các hiệp định tạo môi trường thuận lợ thúc đẩy xuất khẩu, góp phần
tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Thứ hai, FTA giúp nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nề kinh tế các
thành viên. Thị trường xuất khẩu rộng mở không chỉ đưa lại lợi thế canh tranh về quy
mô cho doanh nghiệp mà còn cho phép doanh nghiệp tiếp cận đầu vào giá rẻ để giảm
giá thành sản phẩm. Sự cạnh tranh liên tục tăng lên này đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn
đổi mới, sáng tạo nếu không sẽ bị bài trừ khỏi thị trường.
Thứ ba, các hiệp dịnh tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư, công nghệ
hiện đại của thế giới, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thị trường XNK mở rộng và đồng
thời sự được đảm bảo lợi ích an toàn trong khuôn khổ quy định của các thỏa thuận hấp
dẫn các đối tác nước ngoài
Thứ tư, sự ký kết các FTA góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế và môi trường
kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
15

1.2. Liên hệ Việt Nam


Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập kinh tế thế giới, việc tích cực đẩy mạnh
tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã góp phần thúc đẩy
nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt
Nam tham gia vào “sân chơi” mới, đưa những sản phẩm của Việt Nam đến gần hơn
với thị trường thế giới. Một số FTA mà Việt Nam tham gia:

STT Tên hiệp định thương mại tự do Năm có hiệu lực


1 Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN 1993
2 Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN- Trung Quốc 2003
3 Hiệp định thương mại Tự do ASEAN- Hàn Quốc 2007
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật
4 2008
Bản
5 Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản 2009
6 Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ 2010
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-
7 2010
New Zealand
8 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê 2014
9 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc 2015

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên


10 2016
minh Kinh tế Á Âu
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
11 2018
Bình Dương
Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng
12 2019
Kông (Trung Quốc)
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh
13 2020
Châu Âu
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương
14 2020
quốc Anh
Bảng 3. Một số FTA mà Việt Nam đã tham gia
Nguồn: ARIC8
Tất cả các FTA mà Việt Nam đã ký trước năm 2014 (bao gồm 06 FTA trong
khuôn khổ ASEAN và 02 FTA song phương với Nhật Bản (VJEPA) và với Chile
(VCFTA) đều là các FTA truyền thống, với nội dung chủ yếu là loại bỏ thuế quan cho
hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các thành viên.
Các FTA thế hệ mới (các FTA được ký sau 2014) bao gồm các cam kết tự do hóa
thương mại trong nhiều lĩnh vực. Bao trùm các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở
8
https://aric.adb.org/database/fta
16

hữu trí tuệ, lao động, môi trường… qua đó tiếp cận, khai thác triệt để các lợi thế trong
hoạt động thương mại, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Một ví dụ điển hình về hoạt động của Hiệp định EVFTA (hiệp định tự do giữa
Việt Nam - Liên minh Châu Âu (ký kết năm 2020) đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt
41,29 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, xuất khẩu đạt 28,85 tỷ
USD, tăng 11,7%. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ
giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (bình quân từ 2,18% đến 3,25% cho 5 năm đầu thực
hiện và khoảng 4,57% đến 5,3% cho 5 năm tiếp theo) và trao đổi thương mại hai chiều
(xuất khẩu sang EU tăng khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 trong
khi nhập khẩu từ EU tăng khoảng 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030).
2. Toàn cầu hóa thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
nghiệp hóa, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng
thuê nhân lực bên ngoài. Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, hệ thống
thương mại toàn cầu liên tục phát triển trong suốt 70 năm qua.

Xuất khẩu hàng hóa


(nghìn tỷ USD)
30

25 24.31
22.04
20 19.23 18.72
17.54 17.39
16.29 15.8
14.99
15
10.31
10

0
2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Biểu đồ II.4. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2005 – 2022
Nguồn: WORLDBANK9
Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới từ năm 2005 đến
năm 2022 tăng 2,4 lần, từ 10.31 nghìn tỷ USD lên 24.31 nghìn tỷ USD. Theo từng
năm, xuất khẩu hàng hóa tăng đều, chỉ có năm 2015, 2019 và 2020 giảm so với các
năm trước đó.

9
https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.MRCH.CD?fbclid=IwAR2qzxYkEZrdxt_hZRJR3eIqA--
trD6PB23yQoZEAHxiuL2LgMe0xai46Ck&most_recent_value_desc=true&start=2005&year_high_desc=false
17

Sự giảm xuất khẩu hàng hóa năm 2016 trước hết là do sự suy thoái kinh tế ở một
số quốc gia và khu vực dẫn đến sự giảm mạnh trong mua sắm và nhập khẩu hàng hóa
từ các quốc gia khác. Thứ hai, biến động tỷ giá hối đoái đã làm cho hàng hóa của một
số quốc gia trở nên đắt đỏ hoặc rẻ hơn thị trường thế giới, tác động đến sự cạnh tranh
và xuất khẩu. Hơn nữa, các biến động chính trị và thương mại, chẳng hạn như cuộc
chiến tranh thương mại và các biện pháp trừng phạt kinh tế, cũng đã giảm xuất khẩu
hàng hóa. Vì thế mà xuất khẩu hàng hóa năm 2016 đã giảm gần 0,5 nghìn tỷ USD so
với năm 2015, từ 16.29 nghìn tỷ USD xuống 15.8 nghìn tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2019 và năm 2020 giảm chủ yếu là do
tác động tiêu cực của Covid-19. Năm 2019, dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc và lây
lan sang nhiều quốc gia khác trên thế giới, điều này đã gây ra gián đoạn nghiêm trọng
trong chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến cho xuất khẩu hàng hóa trở nên khó khăn. Tắc
nghẽn cảng biển và vận chuyển quốc tế, sự thay đổi trong cung và cầu đã làm cho
ngành xuất khẩu phải đối mặt với nhiều khó khăn. Vì thế, xuất khẩu hàng hóa thế giới
năm 2019 và năm 2020 đã giảm xuống 18.72 nghìn tỷ USD và 17.39 nghìn tỷ USD
2.1. Tác động tới thương mại hàng hóa
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới đã tạo ra một khối lượng hàng
hóa, dịch vụ rất lớn đồng thời là tiền đề cho thương mại quốc tế phát triển.

Nghìn tỷ USD
Tổng sản lượng thương mại hàng hoá thế giới
30.00

24.90
25.00
22.34
19.55 19.01
20.00 18.34 18.51 18.96 19.00 17.74 17.65
16.17 16.55 16.04
15.30
15.00 14.03
12.13 12.56
10.51
10.00

5.00

0.00
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Tổng sản lượng thương mại hàng hoá

Biểu đồ II.5: Tổng sản lượng thương mại hàng hoá thế giới giai đoạn 2005 - 2022

Nguồn: WTO10
Năm 2005, sản lượng thương mại hàng hoá trên thế giới là 10.51 nghìn tỷ USD.
Việc mở cửa thị trường, tự do hoá thương mại, cắt giảm các rào cản thuế quan và phi
thuế quan làm sản lượng hàng hoá trao đổi có xu hướng tăng lên trong dài hạn. Vào
năm 2020, do hậu quả của dịch Covid-19, sản lượng thương mại hàng hoá giảm còn

10
https://stats.wto.org/
18

17.65 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, sau khi nền kinh tế được phục hồi, sản lượng tăng lên
24.9 nghìn tỷ USD, gấp hơn 2 lần so với năm 2005.
Như vậy, thương mại hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu
hóa thế giới. Khi các quốc gia trao đổi hàng hóa và dịch vụ với nhau, họ trở nên phụ
thuộc vào nhau hơn và muốn tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới.
Điều này thúc đẩy việc loại bỏ các rào cản thương mại và tạo ra các hiệp định thương
mại quốc tế như Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định Thương mại Thế
giới (WTO).
2.2. Tác động tới thương mại dịch vụ
Tự do hóa thương mại ngày càng tác động tới sự tăng trưởng và phát triển của
thương mại dịch vụ. Toàn cầu hóa đã loại bỏ nhiều rào cản thương mại, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự lan rộng của các dịch vụ qua biên giới quốc gia. Các doanh nghiệp
dịch vụ có thể tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới một cách dễ dàng hơn, mở ra cơ
hội thị trường mới và tăng doanh số bán hàng.

% Tỷ trọng Thương mại dịch vụ thế giới


16

14 13.6 13.7
13.1 13 13.2 13.1
11.7 11.8 12.1
12 11
10

0
2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Biểu đồ II.6: Tỷ trọng thương mại dịch vụ thế giới giai đoạn 2005 – 2022

Nguồn: World Bank11


Có thể thấy dịch vụ thương mại của thế giới có nhiều biến động từ năm 2005 đến
năm 2022. Nhìn chung, từ năm 2005 đến năm 2022, dịch vụ thương mại tăng 2,1%
GDP, từ 11% GDP lên 13.1% GDP. Theo số liệu của Worldbank, từ năm 2015 đến năm
2019, nhìn chung dịch vụ thương mại thế giới ở mức tăng trưởng ổn định, tăng từ
0,1% đến 0,5% theo từng năm. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid lây lan và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến kinh tế thế giới vì thế mà dịch vụ thế giới năm 2020 và 2021 đã
giảm xuống còn 11.8% và 12.1%. Vào năm 2022, khi mà nền kinh tế thế giới được hồi
phục sau dịch bệnh, dịch vụ thương mại thế giới đã trở về trạng thái ổn định, tăng 1%
so với năm trước (13.1%).
11
https://data.worldbank.org/indicator/BG.GSR.NFSV.GD.ZS
19

2.3. Liên hệ Việt Nam


Toàn cầu hóa đã có tác động đáng kể đối với thương mại Việt Nam. Việt Nam đã
trở nên mở cửa hơn và tiếp cận các thị trường quốc tế rộng lớn hơn thông qua xuất
khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Toàn cầu hóa cũng đã thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam, giúp
nâng cao hạ tầng kinh tế và tạo ra việc làm.
Đồng thời, toàn cầu hóa đã thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và đòi hỏi tuân
thủ các tiêu chuẩn và quy định thương mại quốc tế. Để tận dụng cơ hội và đối mặt với
thách thức này, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện năng lực sản xuất, quản lý, và thúc đẩy
sự đào tạo lao động để đảm bảo sự cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế.

triệu USD Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
900,000

800,000

700,000

600,000 384,715
500,000 351,862

272,421 281,026
400,000 255,361
229,689
300,000 191,248
181,324
200,000 384,193
41,211 339,651
94,741 258,479 280,920 288,919
100,000 189,072 228,074
173,306
36,707 79,697
-
2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Xuất khẩu Nhập khẩu

Biểu đồ II.7: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa & dịch vụ
của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2021
Nguồn: UNCTAD12
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam từ năm 2005
đến năm 2022 tăng khoảng 9,87 lần, từ 77.918 triệu USD lên 768.908 triệu USD. Mặc
dù năm 2019-2020, Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của Covid 19, nhưng theo
số liệu của UNCTAD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước ta
vẫn tăng từ 569.945 triệu USD (năm 2020) lên 691.513 triệu USD (năm 2021). Phục
12
https://unctadstat.unctad.org/datacentre/dataviewer/US.TradeServCatTotal
https://unctadstat.unctad.org/datacentre/dataviewer/US.TradeMerchTotal
20

hồi sau hơn 2 năm đầy khó khăn bởi dịch Covid 19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam đã cán mốc 768.908 triệu USD.
Với sự tăng trưởng ấn tượng kể trên, vị trí của Việt Nam trên bản đồ thương mại
toàn cầu có sự vươn lên mạnh mẽ. Năm 2006, WTO ghi nhận Việt Nam xếp hạng thứ
50 trên thế giới về xuất khẩu và 44 về nhập khẩu. Đến năm 2021, xuất khẩu của Việt
Nam xếp hạng thứ 23 trên thế giới và nhập khẩu của Việt Nam xếp hạng 20. Trong
ASEAN, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vượt qua nhiều nền kinh tế
lớn trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… để đứng vị trí thứ 2 (chỉ sau
Singapore). Những kết quả trên đã chỉ rõ toàn cầu hoá kinh tế toàn cầu hoá đã tác động
tích cực lên thương mại quốc tế nói chung và thương mại Việt Nam nói riêng.
3. Gia tăng dòng vốn đầu tư quốc tế
3.1. Tổng quan về dòng vốn đầu tư Quốc tế
Những điều kiện thuận lợi mà toàn cầu hóa đặt ra đã và đang kích thích mạnh mẽ
sự gia tăng của dòng vốn đầu tư:
Thứ nhất, sự gia tăng mạnh mẽ số lượng hiệp định thương mại tự do (FTA) và xu
hướng tự do hóa thương mại đã cho phép tiếp cận thị trường thế giới một cách dễ dàng
hơn. Việc dỡ bỏ hay giảm các loại thuế quan, phi thuế quan mang đến điều kiện thuận
lợi để xuất khẩu, phát triển hàng hóa - dịch vụ đến những thị trường ngoại quốc tiềm
năng.
Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới thúc đẩy dòng vốn đầu tư
từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.Do các nước phát triển chuyển
dịch cơ cấu kinh tế từ công nghiệp sản xuất sang dịch vụ nên họ tiến hành di chuyển
máy móc thiết bị đã cũ của mình ra nước ngoài để đầu tư, và trong nước dùng nguồn
lực cho phát triển ngành dịch vụ hoặc các ngành công nghiệp sử dụng ít lao động, ít ô
nhiễm môi trường.
Thứ ba, các cam kết quốc tế về tự do hóa đầu tư tạo môi trường thuận lợi cho
việc di chuyển vốn giữa các quốc gia. Các cam kết này không chỉ xoay quanh khía
cạnh thương mại, mà còn bao gồm tự do hóa đầu tư quốc tế, yêu cầu chính phủ các
nước thành viên tạo ra môi trường an toàn, hấp dẫn, chính trị ổn định, đối xử công
bằng, bình đẳng và loại bỏ các cản trở với tất cả các nước thành viên. Điều này giúp
tăng mức độ tín nhiệm của các nhà đầu tư nước ngoài, kích thích hoạt động đầu tư.
21

Dòng vốn FDI toàn cầu

3000 2760 2730


2500
2190 2100
2000 1930 1830
1700
1570 1560
Tỷ USD

1500 1280
942.71
1000

500

0
2000 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Dòng vốn FDI toàn cầu

Biểu đồ II.8: Quy mô dòng vốn FDI của thế giới (tính theo tỷ USD)
Nguồn:World Bank13
Sự gia tăng về vốn đầu tư trực tiếp toàn cầu diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng
trong những năm 2000-2015. Năm 2000, quy mô vốn đầu tư FDI đạt 1570 tỷ USD,
đến năm 2015 đã tăng mạnh đặt 2760 tỷ USD, gần 40% so với 2000 và tăng 12,5% so
với cùng kỳ năm 2014 nhờ những hoạt động mua bán và sát nhập M&A.
Tuy nhiên, năm 2016 ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn FDI 30 tỷ USD do giảm
mức giảm M&A xuống 29% với ít các thương vụ lớn và sự tái cơ cấu doanh nghiệp.
Đến năm 2018, quỹ vốn giảm gần 60% xuống còn 942 tỷ USD, đứng thứ 2 mức thấp
nhất kể từ 2005. Sự suy giảm này phản ánh những bất ổn địa chính trị như căng thẳng
thương mại Mỹ- Trung Quốc và tình trạng trì trệ đầu tư vào tài nguyên thiên nhiên.
Mặc dù đã có chuyển biến tích cực vào năm 2019, nhưng tốc độ gia tăng của dòng vốn
FDI vẫn thấp hơn so với mức trung bình những năm trước.
Năm 2020, việc đóng cửa biên giới trên khắp thế giới để đối phó với đại dịch
Covid-19 đã làm trì hoãn các dự án đầu tư hiện có và triển vọng suy thoái khiến các
doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) phải đánh giá lại các dự án mới. Tác động của đại
dịch khiến tất cả các thành phần của FDI đều giảm, nguồn vốn giảm 35% xuống còn
1700 tỷ USD.
Năm 2021, sau thời kỳ đại dịch Covid-19, việc phục hồi lại nền kinh tế suy thoái
trở thành mối quan tầm hàng đầu trên toàn thế giới, nguồn vốn FDI gia tăng hơn 65%
từ 1280 tỷ USD đạt 2100 tỷ USD. Nhưng đến năm 2022, chiến tranh giữa Ukraine và
Nga đẩy giá lương thực và nhiêu liệu lên cao khiến vòng xoáy nợ trở nên trầm trọng.
Điều này ảnh hưởng tới phục hồi FDI, làm tốc độ tăng trưởng âm 12%.

13
https://data.worldbank.org/indicator/BX.KLT.DINV.CD.WD
22

3.2. Liên hệ Việt Nam


Theo World Bank, Việt Nam có sự thay đổi từ vị trí thứ 123 lên thứ 28 trên thế
giới về vốn đầu tư nước ngoài từ giai đoạn 1989-2022, lọt top 3 quốc gia ở khu vực
ASEAN.

Lượng vốn FDI tại Việt Nam


tỷ USD
20
17.9
18
16.12 15.8 15.6
16 15.5
14.1
14 12.6
11.8
12
10
8
8
6
4
1.9
2 1.3
0
2000 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
FDI-Việt Nam

Biểu đồ II.9: Lượng vốn đầu tư FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000-2022
Nguồn: World Bank14
Nhờ sự đổi mới nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình nền kinh tế thị
trường cùng với nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ, Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của
các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2000 số vốn FDI ở Việt Nam đạt 1.3 tỷ USD và lượng
vốn tăng dần ngay sau đó. Vào năm 2010, hai năm sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức
thương mại thế giới, lượng vốn tăng gần 8 lần so với 5 năm trước đạt đến 8 tỷ USD.
Nguồn vốn FDI đăng ký vào Việt Nam không ngừng tăng từ 2015-2019, với mức
độ tăng trưởng ổn định giao động từ 6%-12%, trong 4 năm tăng gần 5 tỷ USD đạt
16,12 tỷ USD. Năm 2020-2021, do tác động của đại dịch toàn cầu Covid 19, dòng vốn
FDI ở Việt Nam có sự sụt giảm nhẹ còn 15,8 tỷ USD năm 2020 và 15,6 tỷ USD năm
2021. Tuy nhiên nguồn FDI vào Việt Nam đã có sự tăng trưởng trở lại mức 17,9 tỷ
USD năm 2022. Đây là sự hồi phục mạnh mẽ nhờ chính sách mở cửa, tích cực quan hệ
kinh tế đối ngoại với các quốc gia để phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam.

14
https://data.worldbank.org/indicator/BX.KLT.DINV.CD.WD?locations=VN
23

4. Toàn cầu hóa kinh tế góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
các nước
4.1. Nguyên nhân
Thứ nhất, toàn cầu hóa kinh tế bản chất là tự do hóa, là mở cửa thị trường, do đó
tạo ra áp lực cạnh tranh hết sức gay gắt, khốc liệt ở thị trường nội địa của từng nước
cũng như thị trường quốc tế. Vì vậy, để phát triển trong bối cảnh cạnh tranh như vậy,
buộc Chính phủ các nước phải có những chính sách, mô hình phát triển phù hợp và
doanh nghiệp phải đổi mới sáng tạo để có những sản phẩm chất lượng tốt hơn, giá
thành rẻ hơn, mẫu mã đa dạng hơn.
Thứ hai, nền kinh tế trong nước có sự bảo hộ của Chính phủ, có hỗ trợ từ các
nguồn lực trong và ngoài nước tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp, đồng
thời cũng gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Sự bảo hộ và hỗ trợ từ Chính
phủ có thể giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp
trong nước.
Thứ ba, toàn cầu hóa kinh tế mở ra thị trường mới, thúc đẩy vốn đầu tư nước
ngoài, cùng với việc thực hiện các cam kết quốc tế, các doanh nghiệp muốn tồn tại
phải tăng cường đầu tư nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học trình độ kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ (như phần mềm, thiết bị điện tử,…), tái cơ cấu công nghiệp và
tạo ra nhiều sản phẩm mới, hàng hóa mới, dịch vụ mới, từ đó có khả năng cạnh tranh
cao hơn.
USD 1,800,000.0
1,609,214.00
USD 1,600,000.0 1,536,781.00
1,505,857.00
1,437,204.00
USD 1,400,000.0 1,362,218.00
1,304,104.00
1,275,805.00
USD 1,200,000.01,114,343.00

USD 1,000,000.0

USD 800,000.0

USD 600,000.0

USD 400,000.0

USD 200,000.0

USD 0.0
2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Biểu đồ II.10: Tổng chi tiêu thế giới cho R&D giai đoạn 2010-2021
Nguồn: OECD15

15
https://data.oecd.org/rd/gross-domestic-spending-on-r-d.htm
24

Có thể thấy tổng chi tiêu thế giới cho R&D tăng rõ rệt qua từng năm. Năm 2010,
chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển là 1.11 triệu USD. Sau hơn một thập kỉ, con số
này đã tăng lên 1.61 triệu USD vào năm 2021. Từ đây có thể thấy rõ việc đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển KHCN ngày càng được chú trọng hơn.
Thứ tư, mở rộng thị trường thế giới tác động đến việc tiếp cận thị trường quốc tế
của các doanh nghiệp, cùng với đó là sự ra đời với tốc độ nhanh chóng của hàng loạt
công ty mới giàu tinh thần lập nghiệp và năng lực sáng tạo kỹ thuật cũng là một sự đe
dọa với các công ty cũ chưa phát triển.
4.2. Liên hệ với Việt Nam

nghìn DN Số lượng doanh nghiệp mới tại Việt Nam


120,000,000
111477000
111338000
106931000
102447000
100,000,000
87346000
80,000,000 73817000

60,000,000
54,756,000.00 56,982,000.00
56,370,000.00
51,382,000.00

40,000,000

20,000,000

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ II.11: Số lượng doanh nghiệp mới ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
Nguồn: CEIC16
Có thể thấy từ năm 2011 - 2013, số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam còn khá hạn
chế và việc thành lập những doanh nghiệp mới không tăng nhiều, thậm chí còn giảm ở
năm 2012. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến năm 2015 khi nền kinh tế ngày càng phát triển,
Việt Nam ghi nhận gần 20 nghìn doanh nghiệp mới được thành lập. Từ năm 2015 đến
2016, số lượng doanh nghiệp vẫn ngày càng được thành lập nhiều, từ hơn 73 nghìn
doanh nghiệp lên 102 nghìn doanh nghiệp. Các năm sau đó, 2016 - 2020, Việt Nam
ngày càng có nhiều doanh nghiệp, số lượng công ty được thành lập tăng đều theo từng
năm mặc dù Covid-19 diễn ra rất phức tạp.

16
https://www.ceicdata.com/en/vietnam/businesses-registered-statistics/vn-new-
businesses-registered
25

Như vậy, việc mở cửa thị trường vươn ra thế giới tạo ra nhiều doanh nghiệp mới
nhỏ lẻ, không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trên thế giới, dần dần tác
động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các quốc gia.
Tuy nhiên, theo báo cáo của tổ chức SIRO’s Data61 về R&D tại Việt Nam, các
doanh nghiệp Việt Nam đa phần còn hạn chế trong việc chi tiêu cho nghiên cứu và
phát triển. Tỉ lệ nhân lực làm R&D trên dân số của Việt Nam tương đối thấp so với các
quốc gia khác, tỉ lệ này chỉ tương đương 20% so với tỷ lệ trung bình của khu vực EU,
tương đương 7,6% của Hàn Quốc, tương đương 29,8% của Malaysia, tương đương
58% của Thái Lan. Nguồn nhân lực R&D của Việt Nam chủ yếu đến từ khu vực nhà
nước (84,13%), trong khi khu vực ngoài nhà nước chiếm 13,8%.
5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ
5.1. Tổng quan
Toàn cầu hóa, khu vực hóa đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các
nước đang phát triển phải tổ chức lại với cơ cấu hợp lý, phù hợp với xu hướng phát
triển của thế giới. Với sự đòi hỏi này, cơ cấu kinh tế thế giới thời gian qua đã đạt nhiều
chuyển biến.

Cơ cấu kinh tế thế giới


100% 5.2 5.7 4.74.599999999999994.7 4.09999999999999
4.74.59999999999999 4.6
5.9
90%
80%
70%
62.8 64.3 64.9 64.4 64.1 64.7 65.3 63.9
60% 63.6 63.6

50%
40%
30%
20% 27.8 27.6 26.8 26.3 26.8 27.2 26.7 26.2 27.2
27.3
10%
0% 3.4 3.2 3.9 4.2 4.2 4.1 4 4 4.4 4.3
2000 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Khác

Biểu đồ II.12: Cơ cấu kinh tế thế giới 2000-2021


Nguồn: World Bank17
Thứ nhất, ngành nông nghiệp và công nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm và xu
hướng giảm trong cơ cấu kinh tế: lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 3,4% - 4% ( năm
17
https://data.worldbank.org/indicator/NV.SRV.TOTL.ZS
https://data.worldbank.org/indicator/NV.AGR.TOTL.ZS
https://data.worldbank.org/indicator/NV.IND.TOTL.ZS
26

2000- 2019), trong đó nền công nghiệp thế giới đã giảm tỉ trọng từ 27,8% ( năm 2000)
xuống còn 26,7% ( năm 2019).
Thứ hai, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế thế giới, với
tốc độ tăng trưởng còn khá chậm: tăng từ 63,6% đến 64,7% (năm 2000-2019), mặc dù
đã giảm xuống 63% vào năm 2020,2021 vì khủng hoảng kinh tế do đại dịch covid 19
và chiến tranh xung đột giữa 2 nước Ukraine – Nga nhưng ngành dịch vụ vẫn được dự
đoán sẽ là ngành càng ngày càng giữ tỷ trọng cơ cấu kinh tế lớn.
Từ các số liệu này, ta có thấy nền cơ cấu kinh tế đang thay đổi theo hướng tăng tỷ
trọng trong lĩnh vực dịch vụ. Toàn cầu hóa đã cho phép mở rộng thị trường thương mại
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tự do giao thương hàng hóa,.. tất cả đã tạo cơ hội phát
triển ngành dịch vụ, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới theo hướng tăng tỷ
trọng lĩnh vực dịch vụ.
5.2. Liên hệ Việt Nam

Cơ cấu GDP Việt Nam


100% 0
0.0999999999999943
11 9 9.29.09999999999999 8.8 8.7 8.5
90%
38.7
80% 42.6
70% 40.6 42.2 42.9 42.6 42.3 42.5 41.8 41.2 41.3

60%
50%
40% 36.7 38.1
30% 33 34.3 34.1 35.4 36.5 36.8 36.7 37.5 38.3

20%
10% 24.5 19.3 15.4 14.5 13.8 12.9 12.3 11.8 12.7 12.6 11.9
0%
2000 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Khác

Biểu đồ II.13: Cơ cấu kinh tế Việt Nam 2000-2022


Nguồn: World Bank18
Việt Nam đã trải qua những chuyển biến trong cơ cấu kinh tế quan trọng trong
hơn 20 năm từ 2000-2022. Từ một nước phát triển kinh tế phần lớn dựa vào nông
nghiệp đã trở thành một một nước chú trọng gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ
18
https://data.worldbank.org/indicator/NV.IND.TOTL.ZS?locations=VN
https://data.worldbank.org/indicator/NV.AGR.TOTL.ZS?locations=VN
https://data.worldbank.org/indicator/NV.SRV.TOTL.ZS?locations=VN
27

cấu kinh tế, phù hợp với khuynh hướng phát triển toàn cầu. Ngoài ra, do tính chất nhà
nước là nhà nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Việt Nam cũng đi theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, do vậy, tỉ trọng khu vực công nghiệp cũng có sự gia
tăng.
Ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng âm, giảm trung bình 2% qua các năm
2000-2019, đặc biệt từ 2000-2005 đã giảm lớn nhất 3% do sự thay đổi để phù hợp với
quy luật chung của công nghiệp hóa tạo ra sự dịch chuyển bộ phận lao động làm nông
sang cách nghề khác. Năm 2020, đại dịch covid xảy ra, trong khi các ngành khác có
khuynh hướng giảm nhưng ngành nông nghiệp lại tăng, làm “trụ đỡ”, đóng góp gần
13% cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng đóng cửa biên giới này.
Tuy nhiên, tỷ trong công nghiệp vẫn giữ tốc độ tăng trưởng âm trong những năm tiếp,
xuống còn 11,9% vào năm 2022. Ngành công nghiệp chiếm tỷ trong cao hơn ngành
nông nghiệp trong cơ cấu GDP Việt Nam và có xu hướng tăng. Tuy từ năm 2000-2016,
tốc độ phát triển chưa ổn định, nhưng sau đó đã có xu hướng tăng tỷ trong đồng đều
gần 1% qua các năm, và đạt 38,3% vào năm 2022, hơn gấp 3 lần tỷ trọng nông nghiệp.
Ngành dịch vụ có sự tăng trưởng mạnh trong cơ cấu GDP Việt Nam. Chiếm tỷ
trọng từ 38,7% (năm 2000) - 41,3% (năm 2022). Mặc dù đã giảm 1% vào năm 2020,
và 0,1% năm 2021 do đại dịch covid-19 toàn cầu cùng với chiến tranh xung đột giữa
Nga-Ukraine khiến việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ đình trệ.
Đánh giá về sự thay đổi cơ cấu kinh tế, kinh tế Việt Nam đang thay đổi theo
hướng tích cực, phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và xu
hướng thay đổi trên thế giới, điều này mở ra một tiềm năng về sự phát triển kinh tế
trong tương lai.
6. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập của người dân trên
thế giới
6.1. Tình hình chung của thế giới
Việc tham gia vào quá trình toàn cầu hóa sẽ giúp các nước cải thiện, nâng cao
chất lượng kết cấu hạ tầng, chất lượng môi trường, cải thiện được mức lương của
người lao động, hoàn thiện về luật pháp, chống tham nhũng, thay đổi cơ cấu kinh tế
theo hướng phối hợp, hiệu quả hơn. Điều này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và tăng thu nhập của người dân trên thế giới.
28

Thu nhập bình quân đầu người


USD 14.00
12.647
12.282
USD 12.00 11.29 11.3
10.746 10.895
10.157 10.208
USD 10.00 9.558

USD 8.00 7.293

USD 6.00 5.508

USD 4.00

USD 2.00

USD 0.00
2000 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Biểu đồ II.14: Thu nhập bình quân đầu người trên thế giới giai đoạn 2000-2022
Nguồn: World Bank19
Thu nhập bình quân đầu người trên thế giới từ năm 2000 đến năm 2022 tăng
khoảng 2,3 lần, từ 5.508 USD đến 12.647 USD. Năm 2022, GDP của thế giới đạt cao
nhất là 12.647 USD.
Tuy nhiên, Covid 19 đã tác động mạnh mẽ lên thu nhập bình quân đầu người trên
thế giới thông qua việc suy giảm về việc làm, sản xuất và thương mại. Vì thế mà dựa
vào biểu đồ trên có thể thấy vào năm 2020, GDP đã giảm 0,5 USD so với năm trước
đó.
Vì tình hình dịch bệnh kéo dài đã khiến quá trình toàn cầu hóa chậm đi đáng kể.
Thậm chí còn có ý kiến cho rằng, đại dịch Covid 19 đã dẫn đến xu hướng đảo ngược
toàn cầu hóa. Ảnh hưởng rõ rang và cụ thể nhất của đại dịch đến xu hướng toàn cầu
hóa là dòng lưu chuyển hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia bị hạn chế đáng kể, điều
này khiến cho nền kinh tế của thế giới rơi vào suy yếu.

19
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD
29

6.2. Liên hệ với Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam
%8
7.2
7 6.5 6.5 6.4
5.9 5.9
6 5.6 5.6
5.3
5

3
1.9 1.7
2

0
2000 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Biểu đồ II.15: Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2022
Nguồn: World Bank20

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2022
tăng gần 2%. Năm 2022, chỉ số GDP đạt cao nhất là 7.2%, năm thấp nhất là năm 2021
với 1.7%. Từ năm 2000 đến năm 2019 có sự tăng giảm không ổn định, tuy nhiên sự
thay đổi không đáng kể. Ví dụ từ năm 2015 đến 2016 chỉ giảm 0.3%, từ 5.9% đến
5.6% hoặc từ năm 2018 đến 2019 chỉ giảm 0.1%, từ 6.5% đến 6.4%.
Đặc biệt, vào năm 2020 và 2021, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã
sụt giảm mạnh mẽ so với năm trước đó. Do biến động của Covid 19, tỷ lệ thất nghiệp
ngày càng cao, nền kinh tế vừa suy thoái vừa lạm phát. Theo số liệu của Tổng cục
thống kê, dịch Covid-19 làm tăng đáng kể số lao động thiếu việc làm ở cả ba khu vực
kinh tế. Tính chung năm 2020, số lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là gần
1,2 triệu người, tăng 277,8 nghìn người so với năm 2019. Năm 2022, sau khi chống
chọi với dịch bệnh, bằng các chính sách trợ cấp và tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp
cho người dân, tốc độ tăng trưởng tăng mạnh mẽ từ 1,7% đến 7,2% năm 2021 đến năm
2022.

20
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.KD.ZG?
end=2022&locations=VN&start=2000
30

7. Thúc đẩy sự phát triển của KHCN


7.1. Tăng cường hoạt động đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D)
Toàn cầu hóa cho phép các nước đang phát triển có điều kiện tiếp nhận các dòng
kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển để nâng cao trình độ kỹ
thuật - công nghệ của mình.
Xu thế toàn cầu hoá đã làm thay đổi căn bản quy mô, phương thức hoạt động
KHCN của mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu, thể hiện rõ nét ở nhiệm vụ
R&D.

Tổng giá trị chi tiêu cho R&D của cả thế giới
triệu USD % of GDP
1.8 3
2.7111
1.6 2.491 2.564
2.374
2.279 2.285 2.309 2.361 1.53
1.609 2.5
1.4 2.125 2.137 2.111 2.17
1.43
1.2 1.3 2
1.24
1.17
1 1.11 1.11
1.02 1.5
0.8 0.86 0.89 0.93

0.6 1
0.4
0.5
0.2
0 0
2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 2020 2021

Tổng chi tiêu cho R&D Phần trăm GDP chi tiêu cho R&D
( millions of USD)

Biểu đồ II.16: Tổng giá trị chi tiêu cho R & D của cả thế giới 2000-2021

Nguồn: OECD21
Giá trị đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển không ngừng gia tăng và
chiếm tỷ trọng ổn định trong GDP toàn cầu. Năm 2000 - 2021, con số đầu tư vào lĩnh
vực nghiên cứu đã tăng gấp đôi từ 0,86 triệu USD đến 1,6 triệu USD và giữ 2,1% đến
2,7% trong cơ cấu GDP thế giới.
Dựa trên các con số ta thấy lượng kinh phí R&D và quy mô luân chuyển công
nghệ từ các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển đều sẽ tăng đáng kể.
Tốc độ chuyển giao thành quả KHCN từ các nước phát triển sang các nước đang phát
triển cũng sẽ không ngừng tăng. Trong xu thế đó, sự lan truyền lợi ích R&D từ các
nước phát triển sang các nước đang phát triển và quá trình chuyển giao quốc tế đối với
công nghệ tất nhiên cũng sẽ tăng. Cho phép tất cả các quốc gia trên thế giới tiếp cận
hay thậm chí tận dụng những đổi mới sáng tạo trong khoa học kỹ thuật để tăng tốc độ
21
https://data.oecd.org/rd/gross-domestic-spending-on-r-d.htm
31

tăng trưởng kinh tế, không bị bỏ lại phía sau trong quá trình hội nhập đấu trường quốc
tế.
Mỹ là một trong những quốc gia đứng đầu trong đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu
phát triển.

Tổng giá trị chi tiêu cho R & D của nước Mỹ


tỷ USD % of GDP
0.8 4
3.468 3.457
0.7 3.5
3.101 0.7
0.67
0.6 2.745 2.714 2.673 2.718 2.854 3
2.62 2.547 2.487 2.545 0.59
0.5 0.53 2.5
0.48
0.4 0.45 0.44 0.45 2
0.41
0.36 0.36 0.37
0.3 1.5

0.2 1

0.1 0.5

0 0
2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 2020 2021
Tổng chu tiêu cho R&D Phần trăm GDP chi tiêu cho R&D

Biểu đồ II.17: Tổng giá trị chi tiêu cho R & D của nước Mỹ 2000-2021
Nguồn: OECD22
Từ năm 2000 Mỹ đã chi 0,36 triệu USD cho R&D, đến năm 2021 con số đã tăng
hơn 2 lần đạt 0,7 triệu USD. Chiếm từ 2,6% đến 3,4% GDP của Mỹ.
7.2. Gia tăng số lượng đăng ký sở hữu trí tuệ
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế. Để tối ưu hóa giá trị của đổi mới sáng tạo, mỗi nền kinh tế cần tập trung xây
dựng một hệ thống pháp lý rõ ràng, trong đó ghi nhận vai trò của sở hữu trí tuệ, đồng
thời xác định và bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cho tác giả và các nhà phát minh.
Vai trò của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển kinh tế, chuyển giao công
nghệ và nâng cao tốc độ đổi mới sáng tạo ngày càng được thừa nhận rộng rãi:
Thứ nhất, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài.

22
https://data.oecd.org/rd/gross-domestic-spending-on-r-d.htm
32

Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của một quốc gia là một trong những yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định chuyển giao công nghệ hoặc đầu tư vào một quốc gia của
các doanh nghiệp.
Thứ hai, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để thúc đẩy nghiên cứu & phát triển và
chuyển giao công nghệ.
Bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ thường là điều kiện tiên quyết để các nhà đầu tư
quốc tế chia sẻ bí mật công nghệ với các đơn vị được cấp phép tại các quốc gia đang
phát triển. Các quyền sở hữu trí tuệ cũng là công cụ thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu
độc lập của doanh nghiệp trong nước bởi những chủ thể này có xu hướng đầu tư nguồn
lực nghiên cứu & phát triển và nâng cấp công nghệ một khi được bảo hộ các phát sinh
sáng chế.
Thứ ba, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và xã
hội.
Quyền sở hữu trí tuệ hỗ trợ phát triển liên tục luồng sản phẩm, dịch vụ sáng tạo,
cạnh tranh, đem lại lợi ích, thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng và bảo vệ người tiêu
dùng hiệu quả hơn khỏi hiện tượng hàng giả, hàng lậu. Các bằng sáng chế thúc đẩy sản
xuất các sản phẩm, dịch vụ có ích cho xã hội trong lĩnh vực y tế, năng lượng, thông tin
liên lạc, giao thông vận tải và nhiều mục đích thương mại, nhân văn khác.
Vào năm 2021, số hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ (IP) trên thế giới đã tăng cao kỷ
lục, đặc biệt là đối với bằng sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp

Tổng số đơn đăng ký SHTT trên thế giới


20,000,000
18,000,000
16,000,000
14,000,000
12,000,000
10,000,000
8,000,000
6,000,000
4,000,000
2,000,000
0
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

kiểu dáng công nghiệp Bằng sáng chế Mẫu thiết kế hữu ích Nhãn hiệu

Biểu đồ II.18: Tổng số đơn đăng ký Sở hữu trí tuệ trên thế giới 2012-2021
Nguồn: WIPO23

23
https://www3.wipo.int/ipstats/key-search/search-result?type=KEY&key=201
33

Kiểu dáng công nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng đăng ký SHTT, tăng từ
1,258,500 (năm 2012) lên 1,515,200 (năm 2021) tăng gấp 1,2 lần. Bằng sáng chế
chiếm tỷ trọng tương đối trong việc nghiên cứu, tăng ổn định trong các năm 2012-
2021, tốc độ tăng giao động từ 150,000 đến 200,000 đơn từ 2,356,600 đến 3,401,1000
đơn đăng ký. Nhãn hiệu có mức tăng rõ rệt nhất và cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ
năm 2012-2021, số lượng nhãn hiệu tăng từ 6,657,000 đơn đến 18,182,300 đơn, tăng
gấp gần 3 lần.
Bất chấp khủng hoảng kinh tế do tác động của COVID-19 , hoạt động đổi mới
sáng tạo vẫn diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) cho
biết trong năm 2021, số lượng đơn đăng ký sáng chế trên thế giới đạt 3,4 triệu đơn,
đây là số đơn đăng ký sáng chế cao nhất từng được ghi nhận.
7.3. Liên hệ Việt Nam
Tại Việt Nam, sức ép cạnh tranh từ toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy các nhà nghiên
cứu, các nhà phát minh sáng chế tăng cường các hoạt động nghiên cứu và phát triển
nhằm cải thiện năng lực cốt lõi và năng lực cạnh tranh của mình.

Số đơn đăng kí SHTT


1400
1205
1200 1133

1000
838
800 749
685 663
633
600 562
498
426
400

200

0
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Số đơn đăng kí SHTT

Biểu đồ II.19: Biểu đồ thể hiện số đơn đăng ký bằng SHTT tại Việt Nam
Nguồn: WIPO24
Tại Việt Nam, số lượng đơn đăng kí sở hữu trí tuệ được thống kê từ năm 2012-
2021 ngày càng tăng. Năm 2012, số lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ là 426, năm
2019, số lượng này tăng 412 đơn lên 838 đơn. Toàn cầu hoá kinh tế đem đến nhiều cơ
hội tiếp xúc, giao lưu và học hỏi dẫn tới số lượng đơn đăng ký tăng lên. Vào những

24
https://www.wipo.int/edocs/statistics-country-profile/en/vn.pdf?
fbclid=IwAR1_UQ6LB4MrmSEjLd5YJoO5sRuUcQceZ2865kP6Z2Nyqqcy7Wuj3GcgvJM
34

năm 2020 và 2021, số lượng đơn đăng ký có sự mạnh mẽ lên tương ứng 1133 và 1205
đơn. Lý giải cho hiện tượng này, dịch bệnh Covid-19 mặc dù có thể làm giảm quy mô
GDP toàn cầu, song do hoạt động chi tiêu cho R&D vẫn có sự gia tăng nhằm sáng kiến
các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng với điều kiện của dịch bệnh.
7.4. Một số thành tựu công nghệ trên thế giới
Thế giới công nghệ đã thay đổi rất nhiều trong 25 năm qua với sự ra đời và phát
triển của hàng loạt ứng dụng công nghệ mới, góp phần không nhỏ làm thay đổi mọi
mặt của cuộc sống, đóng góp vào những thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Dưới đây là
một số thành tựu công nghệ đã thay đổi thế giới.
7.4.1. Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial intelligence)
Ngay từ đầu thập kỷ, Apple đã giới thiệu Siri, trợ lý ảo trên iPhone 4S vào năm
2011. Tuy nhiên trong suốt 10 năm qua, trí tuệ nhân tạo ngày càng mạnh mẽ và được
ứng dụng rộng rãi hơn trong các sản phẩm tiêu dùng.
7.4.2. Máy bay không người lái
Máy bay không người lái đã thực sự phổ biến trong những năm gần đây. Nó đã
trở thành loại hình công nghệ biến đổi các ngành công nghiệp, với các cảnh quay phim
máy bay không người lái, đưa người đến những nơi khó tiếp cận, khảo sát các công
trường xây dựng và phun thuốc trừ sâu trên cây trồng để bảo vệ trang trại.
7.4.3. Bộ dụng cụ xét nghiệm DNA
Với một mẫu nước bọt của bạn, bộ dụng cụ xét nghiệm DNA đã giúp con người
hiểu sâu hơn về tổ tiên, xác định quan hệ cha con, làm sáng tỏ vấn đề sức khỏe và bệnh
tật... Trong vài năm qua, bộ dụng cụ đã trở nên phổ biến. Các cơ quan thực thi pháp
luật nói riêng đã phát triển các bộ dụng cụ. Sử dụng một kỹ thuật gọi là phả hệ di
truyền, hàng chục vụ án giết người, hiếp dâm và tấn công, một số từ nhiều thập kỷ
trước đã được triệt phá. Các nhà điều tra sử dụng nghiên cứu phả hệ truyền thống để
xác định các nghi phạm, những người được kiểm tra sự trùng khớp DNA với hiện
trường vụ án.
7.4.4. Tính toán lượng tử
Năm ngoái, bộ xử lý lượng tử do Google thiết kế có tên Sycamore đã hoàn thành
một nhiệm vụ trong 200 giây, theo ước tính của Google, sẽ mất 10.000 năm để xử lý
trên siêu máy tính nhanh nhất thế giới
7.4.5. Công nghệ in 3D
Một số người gọi in 3D là cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư. Công ty tư vấn
Deloitte ước tính, chi tiêu trong lĩnh vực này tăng khoảng 13% mỗi năm trong số các
công ty lớn của Mỹ và có khả năng sẽ đạt 2 tỷ đô la vào năm 2020.
35

7.4.6. Xe tự lái
Ngay từ năm 2016, mảng phát triển xe ô-tô tự lái của Google đã tự tách ra thành
một công ty riêng chi nhánh của Alphabet, dự án Waymo tập trung cao hơn vào mảng
xe tự lái.
7.4.7. Công nghệ RFID (Công nghệ nhận dạng qua tần số vô tuyến)
Ngày nay, loại hình công nghệ nhận dạng qua tần số vô tuyến được cải tiến, được
áp dụng vào nhiều lĩnh vực hơn. Chúng được gắn vào động vật để giúp chủ xác định
hướng đi, nông dân sử dụng chúng để theo dõi cây trồng và vật nuôi, các công ty thực
phẩm thì dùng chúng để theo dõi nguồn hàng đóng gói.
III. Tác động tiêu cực
1. Gia tăng tình trạng phân hóa giàu nghèo và trình độ giữa các nước phát triển
và các nước đang phát triển.
Không thể phủ định toàn cầu hóa kinh tế đã mang lại những ảnh hưởng tích cực,
tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận và chỉ ra những tác động tiêu cực của quá trình này.
Trước hết, xu thế này góp phần gia tăng tình trạng phân hóa giàu nghèo và trình độ
phát triển giữa các nước.

Thu nhập bình quân đầu người


(nghìn USD)
USD 60
53.08
47.21
USD 50 48.08
43.9 52.38
42.16
48.36
USD 40 45.61
42.97
36.35
USD 30
27.73
USD 20

5.33 5.13 6.38


USD 10 4.7
1.41 3.95
USD 0 4.75 5.07 5.4 5.98
2000 2.1
2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Developped countries Developping countries

Biểu đồ III.20: Thu nhập bình quân đầu người giữa các nước phát triển và
các nước đang phát triển giai đoạn 2000 – 2020
Nguồn: IMF25

https://www.imf.org/external/datamapper/NGDPDPC@WEO/OEMDC/
25

ADVEC/WEOWORLD
36

Theo số liệu của IMF, trong giai đoạn 2000 – 2022, khoảng cách thu nhập bình
quân đầu người giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày càng lớn. Cụ thể là
năm 2000, tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người giữa các nước phát triển và đang phát
triển là 27.73:1.41, hơn 26 nghìn USD. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã tăng gấp nhiều lần
(6.38:53.08) vào năm 2022.
Có thể thấy, năm 2020, sau nhiều biến động của Covid 19, cả các nước phát triển
và các nước đang phát triển đều giảm thu nhập bình quân đầu người so với năm trước
đó. Tuy nhiên, khoảng cách giữa những nước phát triển và đang phát triển vẫn rất lớn
(47.21: 5.13).
1.1. Nguyên nhân
Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa kinh tế trên thế giới diễn ra sự cạnh tranh không
bình đẳng. Có thể thấy các nước phát triển luôn áp đặt các quy định quốc tế theo
hướng có lợi cho họ, vì thế các nước đang phát triển trở nên bị thua thiệt hơn. Hệ quả
là các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có, trong khi đó các nước đang phát triển
ngày càng khó phát huy các ưu điểm, dẫn đến khoảng cách giàu – nghèo trở nên sâu
rộng hơn.
Thứ hai, sự phát triển của khoa học – công nghệ làm cho lợi ích kinh tế của các
nước đang phát triển bị suy giảm, khả năng ngày càng bị hạn chế.
Theo số liệu của tổ chức Worldbank, từ năm 2000 đến năm 2020, số lượng bài
viết về chủ đề khoa học – công nghệ tăng 1,862,001 bài báo. Con số này thể hiện sự
quan tâm và hứng thú của các nước trên thế giới dành cho lĩnh vực này. Điều này cho
thấy khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng
trên thế giới. Vì thế các quốc giá đang phát triển cần phải đẩy mạnh phát triển khoa
học – công nghệ để tránh tụt hậu, dễ dàng bị đào thải trong xu hóa toàn cầu hóa.
Trong những năm 2019, 2020 khi mà Covid 19 đang hoành hành trên toàn thế
giới, khoa học – công nghệ cũng đóng vai trò vô cùng cần thiết, có thể khống chế sự
lây lan của dịch bệnh và sản xuất thành công vaccine phân phối toàn cầu. Điển hình là
Úc và Mỹ - nơi có ca nhiễm nhiều nhất trong cộng đồng đến nay, nhờ vào sự phát triển
của khoa học công nghệ mà dịch bệnh đã dần dần được ngăn ngừa.
Thứ ba, gia tăng tình trạng dịch chuyển lao động chất lượng cao từ các nước
đang phát triển sang các nước phát triển. Các nước đang phát triển thu hút lực lượng
lao động di cư lớn trong khu vực do mức chênh lệch thu nhập, xu hướng dân số và sự
gần gũi về mặt điạ lý. Di cư lao động từ nước có mức tiền lương thấp tới nước có mức
tiền lương cao hơn thể hiện sự phân bổ nguồn lực trong khu vực từ nơi có việc làm
năng suất thấp hơn tới nơi việc làm đạt năng suất cao hơn, đóng góp vào nâng cao mức
thu nhập, năng suất lao động và tạo thêm việc làm cho người lao động.
37

1.2. Liên hệ Việt Nam


Việt Nam cũng là một quốc gia đang phát triển với quy mô GPD năm 2022 đạt
408,8 tỷ USD, tăng 42,66 tỷ USD so với năm 2021. Điều này chỉ rõ quy mô nền kinh
tế đang có sự thay đổi tích cực. Tuy nhiên, xét toàn diện khi đặt trong so sánh tương
quan với các các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, thì khoảng cách
thu nhập bình quân đầu người tính theo năm ngày càng lớn:

GDP/người/năm Đơn vị: USD


90,000

80,000 76,348
70,160
70,000 65,077 63,577
62,788
59,879
60,000 56,730 57,840
51,737 53,246 55,084
48,586 50,008
50,000 44,034

40,000

30,000

20,000

10,000 3,216 3,439 3,549 3,753 4,087


873 1,628 1,950 2,198 2,370 2,567 2,582 2,720 2,958
0
2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Mỹ Việt Nam

Biểu đồ III.21: Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ và Việt Nam
giai đoạn 2005-2022
Nguồn: IMF26
Nhìn chung trong dài hạn, chỉ số GDP/người của cả hai quốc gia đều có sự gia
tăng theo thời gian, tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người của Mỹ và Việt Nam cho
thấy sự chênh lệch về khoảng cách thu nhập của người dân ngày một gia tăng. Năm
2005, độ chênh lệch GDP/người là 43.197 USD/năm. Sự chênh lệch này tiếp tục lên
61.638 USD/năm vào năm 2019. Năm 2020, thế giới chứng kiện sự bùng nổ của đại
dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc tới nền kinh tế Mỹ, khiến cho sự chênh lệch này
giảm xuống còn 60.028 USD. Tuy nhiên, hai năm sau đó chỉ số chênh lệch lại tăng lên
72.261 USD năm 2022.
Điều này có thể được lý giải bởi sự tác động của toàn cầu hoá đến nền kinh tế
từng quốc gia. Từ xa xưa, Mỹ vẫn là một cường quốc kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn tới
nền kinh tế toàn cầu. Điều này dẫn tới hiện tượng các nền kinh tế đang phát triển như

26
https://www.imf.org/external/datamapper/NGDPDPC@WEO/USA/VNM
38

Việt Nam chịu sự phụ thuộc vào kinh tế Mỹ trong quan hệ hợp tác kinh tế. Các mối
quan hệ hợp tác kinh tế thường đem lại lợi ích phần lớn cho các nước phát triển, bởi
trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và chuyên môn lao động tiên tiến.
2. Cạnh tranh gay gắt hơn dẫn đến nhiều thách thức trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội đối với các nước đang phát triển.
2.1. Vấn đề chảy máu chất xám.
Hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra khá phổ biến ở các nước đang phát triển
là do tác động của nhu cầu thị trường lao động thế giới.
Việc ra nước nước ngoài học tập và làm việc dần trở thành xu thế khi người dân
ở một số quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển nhận thấy họ có thể làm việc
trong môi trường tốt hơn. Trong khi đó, các quốc gia phát triển luôn có những chính
sách khuyến khích và lôi kéo nguồn lao động chất lượng từ nhiều quốc gia trên thế
giới.

Tỷ lệ nhập cư lao động theo lãnh thổ

8.10%
Châu Phi

Châu Mỹ
37.70%
25.60%
Ả Rập

Châu Á - Thái Bình Dương

14.30% Châu Âu và Trung Á


14.20%

Biểu đồ III.22: Tỷ lệ nhập cư lao động theo lãnh thổ năm 2019
Nguồn: ILO27
Hơn hai phần ba số lao động di cư ra nước ngoài tập trung tại các nước có thu
nhập cao. Trong tổng số 169 triệu lao động di cư ra nước ngoài có đến 63.8 triệu
(37,7%) làm việc tại châu Âu và Trung Á. 43.3 triệu người (25,6%) làm việc tại châu
Mỹ. Như vậy, tính trên tổng số lao động di cư ra nước ngoài, tỷ lệ lao động di cư tại
châu Âu, Trung Á và châu Mỹ chiếm 63,3%.
Đối với các quốc gia Ả-rập và khu vực châu Á và Thái Bình Dương, mỗi khu
vực hiện tiếp nhận khoảng 24 triệu lao động di cư, tổng cộng tương đương với 28,5%
tổng số lao động di cư. Châu Phi hiện tiếp nhận 13.7 triệu lao động di cư, chiếm 8,1%.

27
https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---dgreports/---dcomm/---publ/documents/
publication/wcms_808935.pdf
39

Nguyên nhân chủ yếu của sự dịch chuyển này là do các nước phát triển có điều
kiện sống, phúc lợi xã hội cao hơn, thu nhập cao hơn do sự chênh lệch giá trị đồng
tiền. Ngoài ra còn do chính sách khuyến khích thu hút nguồn nhân tài từ khắp nơi trên
thế giới: học bổng, trợ cấp của các nước phát triển.
Điều này dẫn đến tình trạng xói mòn nguồn nhân lực quý giá ở những nước đang
phát triển, gia tăng thêm khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc thế giới.
2.2. Gia tăng phụ thuộc vào nền kinh tế nước ngoài.
Thứ nhất, thị trường thế giới vừa là nơi cung ứng các đầu vào đồng thời là nơi
tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của kinh tế. Nơi cung ứng các đầu vào là nhập khẩu nguyên
liệu, năng lượng, hàng hóa, công nghệ, vốn đầu từ tư nước ngoài (FDI). Khi thị trường
thế giới thay đổi, biến động lập tức tác động đến nền kinh tế trong nước, đến cả cung
ứng lẫn đầu ra của nền kinh tế.
Thứ hai, nhiều nước trong đó có cả các nước phát triển (Mỹ, Anh, Nhật,…), bị
phụ thuộc bên ngoài. Một ví dụ điển hình là Mỹ là một nước có thể sản xuất được hầu
hết các mặt hàng trên thế giới (máy bay, tàu thủy, tên lửa,…) nhưng nhiều sản phẩm
thông thường lại phụ thuộc vào nước ngoài (đặc biệt là Trung Quốc) như khẩu trang,
thiết bị y tế. Hay năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ ở Thái Lan tác động
rất nhiều đến các nước châu Á như Singapore, Hàn Quốc,…Cuộc khủng hoảng này
làm suy giảm rõ rệt nền kinh tế thế giới một năm sau đó, ảnh hưởng đến sự phát triển
toàn cầu..
2.3. Liên hệ Việt Nam
Việt Nam nhìn chung được hưởng lợi từ các vốn đầu tư từ nước ngoài vì chúng
tạo ra việc làm và nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, đóng góp vào nguồn thu
thuế và tăng thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá nhiều vào FDI
của Việt Nam được coi là một vấn đề tiềm ẩn rủi ro đối với đất nước.
Trong khi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 20,3% GDP của Việt
Nam, họ đã đóng góp tới 67,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm
2019. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của
khu vực đầu tư nước ngoài đạt 276,5 tỷ USD, chiếm tới 74,4% kim ngạch xuất khẩu.
Như vậy chỉ trong thời gian ngắn, kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài
tăng mạnh. Điều này cho thấy rõ những thuận lợi mà Việt Nam đem tới cho các quốc
gia đầu tư, hay nói cách khác, Việt Nam đang có nguy cơ bị phụ thuộc quá mức vào
vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2022, phân hoá theo đối tác đầu tư, Việt Nam có 108
quốc gia và vùng lãnh thổ rót vốn vào, trong đó Sing-ga-po dẫn đầu với tổng vốn đầu
tư gần 6,46 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ
hai với gần 4,88 tỷ USD, tiếp theo là các quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kong,
Đài Loan,…
40

3. Toàn cầu hóa kinh tế làm tăng thêm những thách thức có tính toàn cầu
3.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường
Một trong những ảnh hưởng to lớn của toàn cầu hóa tới môi trường sinh thái
chính là sự cạn kiệt các nguồn năng lượng diễn ra với tốc độ không thể kiểm soát.Việc
tiêu hao các nguồn năng lượng như dầu lửa, than đá cũng đồng nghĩa với việc gia tăng
các khí hiệu ứng vào bầu khí quyển là nguyên nhân của những vấn đề môi trường toàn
cầu: suy giảm tầng ôzôn và thay đổi khí hậu toàn cầu trong đó có sự gia tăng khí CO2
trong khí quyển.

Tỷ m3 Khí thải CO2


40 37.49
36.83 37.08 37.12
35.56 35.52 36.1 35.26
35 33.36
29.61
30
25.45
25

20

15

10

0
2000 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Khí thải CO2

Biểu đồ III.23: Lượng khí CO2 trong khí quyển


Nguồn: STATISTA28
Toàn cầu hóa cũng là một nguyên nhân quan trọng gây nên sự tuyệt chủng của
nhiều loài động vật thực vật hoang dã. Không chỉ do tác động của nóng lên toàn cầu
mà việc khai thác rừng quá mức cho nhu cầu kinh tế đã khiến động thực vật hoang dã
mất đi môi trường sinh sống tự nhiên.

% Diện tích rừng


32.2
32
32
31.8
31.8
31.6
31.6
31.4
31.4 31.3 31.3 31.3
31.2 31.2
31.2

31

30.8

30.6
2000 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Diện tích rừng

Biểu đồ III.24: Diện tích rừng giai đoạn 2000 – 2020


Nguồn: STATISTA29

28
https://www.statista.com/statistics/1091926/atmospheric-concentration-of-co2-historic/
29
https://www.statista.com/statistics/1091926/atmospheric-concentration-of-co2-historic/
41

Việc phát triển công nông nghiệp cũng như càng ngành du lịch dịch vụ mạnh đã
đẩy tiến độ khai thác rừng lên cao, khiến diện tích rừng trên thế giới càng ngày càng
giảm, trung bình giảm 0,2% tương đương giảm 78.000 km2 mỗi năm từ 2000-2015, từ
2015-2020 con số đó đã giảm xuống còn xấp xỉ 47.000km2 tức 0,1%. Hiện nay, nhờ
có nhiều chính sách bảo vệ và trồng rừng, diện tích rừng đã không còn giảm và dừng
lại ở 31.2% nhưng số lượng rừng nguyên sinh trên thế giới gần như biến mất.
3.2. Liên hệ Việt Nam:
Toàn cầu hóa tạo ra những những cơ hội phát triển kinh tế mạnh mẽ cho Việt
Nam đồng thời cũng đã gây ra sức ép cho môi trường.

% Diện tích rừng ở Việt Nam


50 47
45 43 43

40 38

35 34
32 32
30
30 28 28

25

20

15

10

0
1943 1976 1980 1985 1990 1995 2000 2008 2010 2020

Diện tích rừng ở Việt Nam

Biểu đồ III.25: Diện tích rừng ở Việt Nam


Nguồn: UNEP
Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước khoảng 14,3 triệu ha (tỷ lệ che phủ đạt
43%, trên mức an toàn sinh thái là 33%); năm 1976 giảm xuống còn 11 triệu ha (34%);
1985 còn 9,3 triệu ha (30%); 1995 còn 8 triệu ha (28%); 1999 có 10,88 triệu ha (33%).
Trong 10 năm qua (2010-2019), diện tích rừng và độ che phủ rừng của Việt Nam liên
tục tăng đặt 47% nhờ kết quả của các chương trình phát triển lâm nghiệp, nhưng chất
lượng và tính đa dạng của rừng tự nhiên ngày càng suy giảm.
3.3. Lây nhiễm dịch bệnh
Toàn cầu hóa là một quá trình đang diễn ra trên khắp thế giới, thúc đẩy sự kết nối
và tương tác giữa các quốc gia và khu vực khác nhau trong nhiều lĩnh vực, bao gồm
kinh tế, văn hóa, công nghệ, và giao thông. Mặc dù toàn cầu hóa mang lại nhiều lợi ích
42

cho sự phát triển và tiến bộ, nó cũng có thể làm cho quá trình lây nhiễm các dịch bệnh
trở nên nặng hơn.
Thứ nhất là sự di chuyển nhanh chóng của người và hàng hóa. Toàn cầu hóa đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển nhanh chóng của người và hàng hóa qua biên
giới quốc gia. Điều này có thể dẫn đến việc dịch bệnh lây lan một cách nhanh chóng
hơn khi người bệnh hoặc người mang virus di chuyển từ nơi này sang nơi khác một
cách dễ dàng.
Thứ hai là tăng cường liên lạc và giao tiếp. Toàn cầu hóa đã làm tăng cường liên
lạc và giao tiếp giữa các quốc gia thông qua các phương tiện truyền thông và mạng
internet. Tuy nhiên, thông tin không chính xác hoặc không tin cậy có thể lan truyền
nhanh chóng và gây hoang mang trong tình hình dịch bệnh, khiến cho quá trình ứng
phó trở nên khó khăn hơn.
Ví dụ điển hình là dịch bệnh Covid-19, lần đầu xuất hiện tại thành phố Vũ Hán-
Trung Quốc, và sau đó nhanh chóng lan ra khắp cả nước. Trung Quốc, với vai trò là
một trong những nhà cung ứng hàng hóa và dịch vụ quan trọng nhất trên thế giới, đã
trải qua tình trạng vi khuẩn dịch bệnh lây lan thông qua hàng hóa xuất nhập khẩu. Ví
dụ, vào ngày 8/11, Trung Quốc đã thông báo về trường hợp mắc Covid-19 liên quan
đến thịt lợn đông lạnh nhập khẩu. Sự điều tra đã chỉ ra rằng, sản phẩm chân giò lợn
đông lạnh nhiễm virus Corona này đã được xuất khẩu từ cảng Bremen, Đức, và nhập
khẩu vào Thiên Tân ngày 19/10. Điều này đã chứng minh khả năng lây nhiễm của
Covid-19 từ đồ vật sang người trong điều kiện đông lạnh.
Ví dụ, thể thao vĩ đại như Thế vận hội Tokyo 2020, với sự tham gia của đoàn vận
động viên từ nhiều quốc gia, đã tạo ra nguy cơ lây nhiễm. Trong khoảng thời gian từ
ngày 1/7 đến ngày 26/7, đã có 148 trường hợp nhiễm bệnh liên quan đến Thế vận hội,
trong đó có 16 vận động viên. Chính phủ Nhật Bản đã không cho phép khán giả nước
ngoài tham dự và cả khán giả trong nước cũng bị hạn chế tới các sự kiện thể thao.
Trong bối cảnh này, ban tổ chức đã áp dụng biện pháp nghiêm ngặt để giảm thiểu nguy
cơ lây nhiễm trong các đoàn thể thao và giữa các đoàn thể thao với cư dân địa phương.
Mặc dù là một sự kiện toàn cầu mang tính kết nối và giao lưu, Thế vận hội cũng góp
phần đẩy mạnh việc lây lan dịch bệnh trong nước.
3.4. Vấn đề văn hóa
Toàn cầu hóa kích thích sự thâm nhập lẫn nhau của các xã hội trên thế giới và
quá trình gia tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước khiến nhiều mối quan hệ có xu
hướng vượt ra ngoài ranh giới quốc gia và châu lục. Câu hỏi đặt ra là, liệu sự “mở
cửa” của các thế giới văn hóa có đưa đến những khó khăn, bất ổn, xung đột thường
trực khi sự an toàn của nền văn hóa cũ đã bị đánh mất?
43

Chẳng hạn, toàn cầu hóa đang dẫn đến sự thay đổi trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ là
một phần quan trọng của bản sắc dân tộc, và khi người dân học và sử dụng ngôn ngữ
phương Tây khác một cách phổ biến, ngôn ngữ bản địa có thể trở nên suy yếu. Ngoài
ra, việc truyền tải thông tin và giáo dục bằng tiếng nước ngoài có thể dẫn đến việc mất
đi kiến thức và truyền thống địa phương. Theo CBS News, ước tính khoảng 3,4000-
6,200 ngôn ngữ có nguy cơ biến mất hoàn toàn trước năm 2100.
Không chỉ về ngôn ngữ, mà còn về trang phục và phong tục truyền thống. Với sự
lan truyền của thời trang toàn cầu và truyền hình quốc tế, trang phục truyền thống của
một dân tộc có thể bị thay đổi hoặc bỏ đi. Những phong tục truyền thống như lễ hội,
nghi lễ và tập quán cũng có thể trở nên ít quan trọng hoặc biến mất hoàn toàn trong
quá trình hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa.
Ngoài ra, toàn cầu hóa cũng ảnh hưởng đến ngành nghề truyền thống của các dân
tộc. Việc thúc đẩy tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, tiến độ sản phẩm hay áp lực thu
nhập cuộc sống đô thị có thể làm cho các ngành truyền thống thủ công mất đi nhân
công và các sản phẩm truyền thống trở nên không cạnh tranh, gây ra tình trạng suy
thoái cho ngành nghề truyền thống.
Ví dụ cụ thể về tác động của toàn cầu hóa đến bản sắc dân tộc có thể thấy ở nhiều
nơi trên thế giới. Ví dụ, ở Việt Nam, với sự bùng nổ của du lịch và tiếp xúc với các văn
hóa nước ngoài, một số trang phục và thực phẩm truyền thống đang trở nên ít phổ biến
trong các thế hệ trẻ.
3.5. Liên hệ Việt Nam
Là một quốc gia mở cửa thị trường từ năm 1986, Việt Nam tham gia nhiều mối
quan hệ kinh tế quốc tế, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng chia sẻ sự rủi ro
đến từ các dịch bệnh trên toàn cầu như dịch Sars năm 2003 hay gần đây nhất là dịch
Covid-19. Dịch bệnh làm hầu hết các chỉ số sụt giảm như tốc độ tăng trưởng thu nhập
bình quân đầu người năm 2019 là 6,4%, giảm còn 1,9% và 1,7% năm 2020 và 2021.
Toàn cầu hóa đã mở rộng cánh cửa biên giới, đem lại cho người Việt cơ hội được
mở mang kiến thức về những nét văn hóa mới nhưng đồng thời cũng khiến những bản
sắc riêng của truyền thống dân tộc ngày một phai nhòa, thâm chí có thể biến mất. Việc
du nhập vào Việt Nam nhiều loại hàng hóa - dịch vụ nước ngoài gây ra sức ép cạnh
tranh gay gắt cho những ngành nghề truyền thống.
IV. Những xu hướng của toàn cầu hoá trong bối cảnh hiện nay
1. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến xu thế toàn cầu hóa kinh tế.
1.1. Tổng quan
Thuật ngữ "Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" đã được áp dụng cho sự phát
triển công nghệ quan trọng một vài lần trong 75 năm qua, và là để thảo luận về học
44

thuật. Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra
tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. Công
nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công
nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến
khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự
nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô
toàn cầu. Sự phát triển của một số mô hình công nghệ mang tính đột phá trong cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ
mạng 5G, công nghệ sinh học, … đã và đang tác động mạnh mẽ tới toàn cầu hóa kinh
tế.
Thứ nhất, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã cải tiến việc kết nối và giao
thông thuận lợi hơn. Một số loại sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông tiên tiến
như Internet of Things (IoT), 5G và trí tuệ nhân tạo, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
quốc gia và người dân trên khắp thế giới trong việc kết nối với nhau một cách nhanh
chóng và hiệu quả hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng
hóa, dịch vụ và dòng vốn trên toàn cầu.
Thứ hai, cách thức sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng cũng đã thay đổi qua cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0. Các công nghệ như tự động hóa, robot, và hệ thống thông
tin quan lý đã giúp tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu thất thoát trong quá trình sản
xuất. Điều này thúc đẩy sự hợp tác trong chuỗi cung ứng toàn cầu để tối ưu hóa tài
nguyên và giảm chi phí.
Thứ ba, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra cơ hội cho các quốc gia và
doanh nghiệp tăng cường năng suất và tạo ra sản phẩm và dịch vụ sáng tạo hơn. Điều
này đồng nghĩa với việc tăng cường sự cạnh tranh quốc tế, khi các quốc gia phải cạnh
tranh để thu hút vốn đầu tư (FDI) và duy trì sự phát triển kinh tế.
Thứ tư, những yêu cầu về lao động cũng không phải là ngoại lệ khi nhắc đến
phạm vi ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Công việc yêu cầu kỹ
năng cao và linh hoạt đã trở nên phổ biến hơn, trong khi một số công việc truyền thống
có khả năng bị thay thế bởi các thiết bị tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Điều này sẽ đặt
ra nhiều thách thức cho việc đào tạo cũng như phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng
phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động mới.
Cuối cùng, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mang lại những cơ hội mới cho sự
phát triển kinh tế. Các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, trực tuyến hóa và
dịch vụ dựa trên nền tảng kỹ thuật số đã tạo ra những lĩnh vực mới để đầu tư và phát
triển.
45

Nhìn chung, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã có những tác động rất sâu rộng
đến xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. Nó đã thúc đẩy sự kết nối và hợp tác quốc tế, tạo
điều kiện cho chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng cường sự cạnh tranh quốc tế và đặt ra
những thách thức và cơ hội mới cho việc phát triển kinh tế.
1.2. Liên hệ Việt Nam:
Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội trong việc nâng
cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất; tham gia trực tiếp hơn trong chuỗi cung
ứng; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ và sản xuất
công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, đây cũng chính
là thách thức đối với sự chuyển đổi của nền công nghiệp đang thâm dụng vốn và lao
động của Việt Nam, đặc biệt là đối với Chính phủ và doanh nghiệp. Việc xây dựng
chính sách cần tầm nhìn ở góc độ cao hơn để đảm bảo các chính sách có thể hỗ trợ,
thúc đẩy hoặc ít nhất là không cản trở các doanh nghiệp phát triển và chuyển đổi
“thông minh” nhanh hơn, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trực tiếp hơn, đồng
thời các chính sách cũng cần thích ứng với xu hướng phát triển của công nghệ thông
tin như các vấn đề về an ninh mạng, sở hữu thông tin, dữ liệu…
Theo báo cáo của Cisco & IDC về mức độ tăng trưởng số của doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại châu Á – Thái Bình Dương, các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là 98%
doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của
chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện tại, có khoảng 31% doanh
nghiệp đang ở bước đầu của chuyển đổi số, 53% đang ở giai đoạn quan sát và chỉ 3%
đã hoàn thiện cơ bản quá trình này. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với
những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực
(17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật
số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong
doanh nghiệp (15,7%).
2. Tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng kinh tế đến xu thế toàn
cầu hóa kinh tế.
Vào ba năm trước, đại dịch COVID-19 đã trở thành mối nguy hại đối với toàn
cầu và cũng không có bất kỳ một nghì ngờ gì về việc nó là đại dịch lớn nhất toàn cầu.
Mức độ lây nhiễm của dịch bệnh và tốc độ của quá trình lây bệnh cần phải phù hợp với
các hình thúc và đặc điểm của toàn cầu hóa kinh tế, sự chênh lệch về trình độ phát
triển giữa các khu vực khác nhau trên thế giới và mức độ liên kết rất khác nhau giữa
chúng.
2.1. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, đại dịch COVID-19 đã là gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và lưu
lượng thương mại quốc tế cũng đã bị giảm mạnh.
46

Biện pháp phong tỏa và hạn chế di chuyển đã gây ra gián đoạn lớn trong chuỗi
cung ứng toàn cầu. Những quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ nước ngoài đã
phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt và ngừng sản xuất do không thể nhập khẩu các
thành phần cần thiết. Điều này đã thúc đẩy một số quốc gia xem xét việc tái cân nhắc
lại các mô hình chuỗi cung ứng của họ để đảm bảo tính đáng tin cậy và an toàn. Cụ
thể, vào năm 2019-2020, đại dịch COVID-19 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu dịch vụ từ 6.28 nghìn USD xuống còn 5.22 nghìn USD.

Tỷ trọng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên GDP toàn thế giới giai
đoạn 2005 -2022
Đơn vị: %
60
51.1 49.9 49.3 47.8 50.5
48.6
50 44.7 47.4 46.3 44.4 44 45.7 43.9 46.7
41.7 42.3 41.9
40

30
18.25
20
11.4 12.1 12.4 11.7 11.7 11.9 12 12.3 12.9 13.1 13 13.2 13.6 13.7 11.8 12.1 13.1
11
10

0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Hàng hoá Dịch vụ

Biểu đồ IV.26: Biểu đồ về tỷ trọng thương mại hàng hóa và dịch vụ trong GDP toàn thế
giới giai đoạn 2005-2022
Nguồn: https://data.worldbank.org/30
Đại dịch COVID-19 cũng tác động vô cùng lớn đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
hàng hóa toàn thế giới. Nếu như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giơi năm 2008 đã làm
tỷ trọng thương mại hàng hoá giảm từ 49,9% xuống 18,25% thì đại dịch năm Covid-19
cũng ảnh hưởng không kém với mức giảm từ 43,9% xuống 41,9% năm 2020.
Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng thương mại dịch vụ toàn thế giới có xu hướng tăng
tuy nhiên vì nhiều biến cố xảy ra trên thế giới nên tốc độ tăng trưởng thương mại dịch
vụ có xu hướng giảm ở một số năm như 2009, 2015 và đặc biệt là 2020 (4.95 nghìn
USD), giảm 0.99 nghìn USD so với năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

30
https://data.worldbank.org/indicator/BG.GSR.NFSV.GD.ZS
https://data.worldbank.org/indicator/TG.VAL.TOTL.GD.ZS
47

Biểu đồ cán cân thương mại hàng hóa giữa các nước phát
triển và đang phát triển giai đoạn 2016-2021 Đơn vị: Tỷ USD
800
650.3603
600 535.2333

400 360.9414
343.3144
Các nước đang 302.6216
300.7568
200 phát triển
0
Các nước phát triển
-200
-400
-600 -473.234
-536.693
-630.421
-666.559
-800 -765.402
-1000 -908.801

2016 2017 2018 2019 2020 2021

Biểu đồ IV.27: Biểu đồ cán cân thương mại hàng hóa giữa các nước phát triển
và đang phát triển giai đoạn 2016-2021
Nguồn: https://hbs.unctad.org/ 31
Tại các nước phát triển, bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thặng dư thương
mại của họ đã giảm từ 360.9414 tỷ USD xuống còn 343.3144 tỷ USD. Tuy nhiên, tại
các nền kinh tế đang phát triển ghi nhận thăng dư thương mại của họ tăng đáng kể vào
năm 2021. Cán cân thương mại của họ đứng ở mức 535 USD vào năm 2020 và đặt 650
tỷ USD vào năm 2021. Năm 2020 các nước đang phát triển vẫn chịu một số ảnh hưởng
từ đại dịch COVID-19 nhưng không đáng kể, chỉ làm chậm quá trình phát triển.
Thứ hai, sự bùng nổ của COVID-19 đã làm GDP sụt giảm một cách đáng kể

Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu giai đoạn 2008-2022


Đơn vị: %
8
6
6
4.5
4 3.3 3.1 3.1 3.4 3.3 3.1
2.7 2.8 2.8 2.6
2.1
2

0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
-2
-1.3
-4 -3.1

Tốc độ tăng trưởng GDP

31
https://hbs.unctad.org/total-merchandise-trade/
48

Biểu đồ IV.28: Biểu đồ về tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu giai đoạn 2008-2022
Nguồn: https://data.worldbank.org/ 32
Qua biểu đồ có thể nhìn rõ được hậu quả mà đại dịch COVID-19 đã gây ra cho
GDP toàn cầu. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 đã làm tốc độ tăng trưởng GDP
toàn cầu giảm từ 2.1% xuống còn -1.3%. Cứ ngỡ rằng cuộc khủng hoảng kinh tế năm
ấy đã gây ra nhiều sự thiệt hại về kinh tế nhất thì vào năm 2020, đại dịch COVID-19
đã gây ra sự sụt giảm lớn (từ 2.6% xuống -3.1%).

Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2019-2020 Đơn vị: %
8.00%
7.00%
7.00% 6.70%

6.00%
5.00% 4.80%

4.00%
3.30%
3.00% 2.70%

2.00%
1.00%
0.00%
2019 2020 trước COVID- 2020 sau COVID-19 2020 sau COVID-19 2020 sau COVID-19
19 (ADB-03/04/2020) (IMF - 06/04/2020) (Fitch - 08/04/2020)

GDP Việt Nam

Biểu đồ IV.29: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2019-2020
Nguồn: PwC33
Việt Nam cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề về mặt kinh tế
vì đại dịch COVID-19. Mặc dù Quý 1 của năm 2020 chỉ cho thấy một tác động nhỏ và
hạn chế đối với nền kinh tế Việt Nam, nhưng điều tồi tệ nhất đã xảy ra trong Quý 2 và
Quý 3 (Giảm từ 6.70% xuống 4.8% và xuống 2.7%).
Thứ ba, việc một số quốc gia đã áp đặt các biện pháp tăng cường bảo vệ chống
lại sự toàn cầu hóa đã làm vốn đầu tư quốc tế giảm xuống.

32
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD.ZG?end=2022&start=1999
33
https://www.pwc.com/vn/vn/publications/vietnam-publications/economy-covid19.html
49

Tốc độ tăng trưởng FDI giai đoạn 2008-2022


Đơn vị: triệu USD
2500000

2000000

1500000

1000000

500000

0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

-500000

EU G20 OECD Thế giới

Biểu đồ IV.30: Tốc độ tăng trưởng FDI giai đoạn 2008-2022


Nguồn: https://stats.oecd.org/ 34
Quan sát biểu đồ trên, ta thấy dòng vốn FDI theo dữ liệu của OECD. Năm 2020,
FDI thế giới giảm 36%, nhưng mức giảm rõ rệt hơn ở Liên minh Châu âu (EU), nơi
dòng vốn vào giảm 73%, đây là mức giảm lớn hơn so với mức giảm mà các nước
OECD nói chung đã từng chứng kiến (51%). Tuy nhiên, vào năm 2021, dòng vốn FDI
đã tăng trở lại như số liệu trong hai quý đầu năm. Nếu sư phục hồi được chứng kiến
trong nửa đầu năm tiếp tục diễn ra, điều này sẽ đưa dòng vốn FDI thế giới đáng lẽ phải
tăng 81%, trong khi con số tương ứng của các nước OECD sẽ là 118%. Tuy nhiên, tốc
độ tăng trưởng của dòng vốn FDI khó có thể tiếp tục tăng với tốc độ tương tự trong cả
năm, đặc biệt với sự không chắc chắn do sự xuất hiện của biến thể Omicron của virus
Corona. Đây là lý do tại sao biểu đồ thể hiện bốn khả năng về sự phục hồi của dòng
vốn FDI, trong đó kịch bản lạc quan nhất (khả năng 1) là tăng trưởng trong nửa sau sẽ
tiếp tục ở tốc độ tương tự như nửa đầu năm. Trong 3 trường hợp còn lại, mức tăng
trưởng trong nửa sau sẽ chi bằng một phần tăng trưởng trong nửa đầu.

34
https://stats.oecd.org/Index.aspx?QueryId=72055
50

Các khả năng cho sự phục hồi của dòng vốn FDI thế giới
Đơn vị: triệu USD
vào năm 2021
2500000

2000000

1500000

1000000

500000

0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Khả năng 1 Khả năng 2 Khả năng 3 Khả năng 4

Biểu đồ IV.31: Các khả năng cho sự phục hồi của dòng vốn FDI thế giới vào năm 2021
Nguồn: https://stats.oecd.org/ 35
Theo UNCTAD, sự phục hồi FDI sẽ không đồng đều, các chuyên gia dự đoán
rằng các nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy tăng trưởng FDI toàn cầu, cả do hoạt động
mua bán và sáp nhập xuyên biên giới (M&A) mạnh mẽ cũng như hỗ trợ đầu tư công
quy mô lớn. Tuy nhiên, triển vọng ấy rất không chắc chắn và sẽ phụ thuộc vào tốc độ
phục hồi kinh tế và khả năng tái phát đại dịch, tác động tiềm tàng của các gói chi tiêu
phục hồi đối với FDI và áp lực chính sách. Một yếu tố khác là sự không chắc chắn kéo
dài về khả năng tiếp cận vắc xin, sự xuất hiện của các biến thể virus và việc mở cửa trở
lại các thành phần kinh tế.
Trong biểu đồ trên, Có thể thấy rằng dòng vốn FDI không thể hiện bất kỳ xu
hướng lâu dài nào mà chúng di chuyển theo chu kỳ (điều này đã xảy ra ít nhất là từ
năm 2005). Các đỉnh chu kỳ xảy ra vào các năm 2007, 2011 và 2016, trong khi các đáy
chu kỳ có thể được nhìn thấy vào các năm 2009, 2014 và 2020. Có thể dễ dàng nhận ra
rằng hai đáy của năm 2009 và 2020 có liên quan đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu và đại dịch COVID. Kalotay và Sass cho rằng sự sụt giảm FDI năm 2020 là kết
quả của những diễn biến mới bắt đầu từ trước khi đại dịch xảy ra và rằng đại dịch đã
làm tình hình trở nên trầm trọng hơn để tạo ra cái mà họ gọi là “perfect storm”. Đây là
lý do tại sao họ tin rằng COVID không phải là “nhân tố thay đổi cuộc chơi” đối với
FDI về mặt khởi động các xu hướng mới trong dòng vốn FDI. Những phát triển mới
bao gồm số hóa và sự xuất hiện của Công nghiệp 4.0, khiến hoạt động của các tập
đoàn đa quốc gia (MNC) trở nên vô hình hơn và ít phụ thuộc hơn vào đầu tư vào tài

35
https://stats.oecd.org/Index.aspx?QueryId=72055
51

sản vật chất. Chú thích1 Một yếu tố góp phần khác là nhu cầu phát triển bền vững
ngày càng tăng, như điều này đã trở nên rõ ràng rằng tính bền vững có thể không
tương thích với việc tối đa hóa dòng vốn FDI. Một diễn biến khác là sự phân tán trong
hoạch định chính sách thương mại và đầu tư quốc tế, phản ánh áp lực bảo hộ và dân
túy. Đại dịch thực sự đã khuyến khích “phi toàn cầu hóa” và “làm chậm quá trình cân
bằng hóa”.
UNCTAD gợi ý rằng việc chuyển về nước, đa dạng hóa, khu vực hóa và nhân
rộng có thể dẫn đến giảm đầu tư xuyên biên giới. Việc quay trở lại nước ngoài dự kiến
sẽ dẫn đến các chuỗi cung ứng ngắn hơn, ít phân mảnh hơn và sự tập trung giá trị gia
tăng về mặt địa lý, chủ yếu trong các ngành công nghệ cao hơn 36. Quỹ đạo này có thể
dẫn đến thoái vốn nhiều hơn và nguồn vốn FDI tìm kiếm hiệu quả bị thu hẹp. Đa dạng
hóa, sẽ dẫn đến sự phân bổ rộng hơn các hoạt động kinh tế, chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến
các ngành dịch vụ và các ngành sản xuất thâm dụng chuỗi giá trị toàn cầu (GVC). Sự
phụ thuộc vào số hóa chuỗi cung ứng có thể khiến các GVC đó được quản lý lỏng lẻo
hơn, dựa trên nền tảng và ít tài sản hơn. Khu vực hóa sẽ làm giảm chiều dài vật lý
nhưng không làm giảm sự phân mảnh của nguồn cung 37. Việc nhân rộng dự kiến sẽ
dẫn đến chuỗi cung ứng ngắn hơn, tập hợp lại các công đoạn sản xuất và do đó dẫn
đến các hoạt động được phân bổ theo địa lý hơn và giá trị gia tăng tập trung hơn. Quỹ
đạo này ngụ ý sự chuyển đổi từ đầu tư vào hoạt động công nghiệp quy mô lớn sang
sản xuất phân tán, dựa vào cơ sở hạ tầng vật chất tinh gọn và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số
chất lượng cao.
Theo UNCTAD, sự sụt giảm dòng vốn FDI năm 2020 chủ yếu nghiêng về các
nền kinh tế phát triển, nơi dòng vốn này giảm mạnh 59% xuống còn 329 tỷ USD, mức
được nhìn thấy lần cuối vào năm 2003. Dòng vốn FDI vào châu Âu giảm 78%, phần
lớn là do FDI âm ở các quốc gia có dòng chảy dẫn đáng kể, chẳng hạn như Hà Lan và
Thụy Sĩ. FDI vào Bắc Mỹ giảm ít mạnh hơn, ở mức 42%. FDI vào các nền kinh tế
đang phát triển giảm với tốc độ vừa phải hơn là 9%, chủ yếu là do dòng vốn chảy
mạnh ở châu Á. Dòng vốn FDI giảm ở các khu vực đang phát triển không đồng đều,
với 45% ở Mỹ và 1% ở Châu Phi. Ngược lại, dòng chảy sang châu Á tăng 3%.
2.2. Tác động tích cực
Dịch bệnh COVID-19 đã tạo ra một loạt biến đổi toàn cầu và tác động mạnh mẽ
đối với kinh tế thế giới. Mặc dù tác động tiêu cực của dịch bệnh này rất rõ ràng và đã
gây ra những thách thức lớn, cũng không thể phủ nhận rằng có những tác động tích
cực mà COVID-19 đã mang lại cho mặt kinh tế.

36
Chuyển về nước đề cập đến hành động được các tập đoàn thực hiện để chuyển cơ sở sản xuất của họ trở
về nước sở tại do tắc nghẽn nguồn cung và các vấn đề do đại dịch gây ra liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
37
Khu vực hóa là sự dịch chuyển từ chuỗi cung ứng toàn cầu sang chuỗi cung ứng khu vực.
52

Một trong những tác động tích cực quan trọng là sự thúc đẩy của sự chuyển đổi
kỹ thuật số. Do những biện pháp hạn chế xã hội và lệnh cách ly, nhiều doanh nghiệp
đã tìm cách thích nghi bằng cách chuyển hóa hoạt động kinh doanh sang mô hình trực
tuyến. Việc này đã đẩy mạnh sự gia tăng của nền kinh tế số, thúc đẩy sự phát triển của
các ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông. Các công ty phải áp dụng
các giải pháp số hóa để duy trì hoạt động và tiếp cận khách hàng, đồng thời mở ra cơ
hội mới để phát triển các dịch vụ và sản phẩm dựa trên công nghệ.
Ngoài ra, dịch bệnh cũng đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của công
nghệ y tế. Nỗ lực toàn cầu để nghiên cứu và phát triển vacxin, phương pháp chẩn đoán
nhanh và các công cụ y tế mới đã trở thành một ưu tiên hàng đầu. Sự cần thiết này đã
tạo ra môi trường thuận lợi để đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực y tế, đồng thời tạo điều
kiện cho sự đổi mới trong việc chẩn đoán, điều trị và giám sát bệnh nhân. Sự phát triển
này không chỉ giúp ứng phó với dịch bệnh hiện tại mà còn tạo nền tảng cho việc cải
thiện hệ thống y tế trong tương lai.
Khả năng đổi mới của các doanh nghiệp cũng đã được khơi dậy bởi tình hình
khẩn cấp. Để thích nghi với tình hình mới, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách phát triển
các sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu mới. Điều này đã thúc đẩy sự sáng
tạo trong các ngành công nghiệp khác nhau, từ giáo dục trực tuyến đến giao hàng và
dịch vụ y tế từ xa. Điều này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển và mở rộng
hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Ngoài ra, tác động của dịch bệnh đã thúc đẩy việc tăng cường năng lực sản
xuất y tế tại nhiều quốc gia. Khám phá tính quan trọng của khả năng tự sản xuất các
vật tư y tế và thiết bị y tế cần thiết đã đẩy các quốc gia tăng cường sự đa dạng hóa
trong chuỗi cung ứng y tế. Việc đầu tư vào khả năng sản xuất trong lĩnh vực y tế giúp
giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt nguồn cung ứng trong tương lai và tạo ra sự an toàn trong
việc đối phó với các tình huống khẩn cấp.
Cuối cùng, dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong việc ứng phó
với thách thức toàn cầu. Các quốc gia đã cùng nhau chia sẻ thông tin, kinh nghiệm
và tài trợ để đối mặt với dịch bệnh. Sự hợp tác này đã thể hiện tầm quan trọng của sự
đoàn kết và cùng nhau giải quyết vấn đề toàn cầu. Nó cũng có thể tạo ra cơ hội để xây
dựng nền tảng cho sự hợp tác trong các lĩnh vực khác, như biến đổi khí hậu và phát
triển bền vững.
Tóm lại, mặc dù dịch COVID-19 đã mang lại nhiều khó khăn và tác động tiêu
cực cho kinh tế toàn cầu, nhưng cũng có những tác động tích cực mà không thể bỏ
qua. Sự thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số, phát triển y tế, khơi dậy sự đổi mới, tăng
cường khả năng sản xuất y tế và hợp tác quốc tế đã tạo ra cơ hội để xây dựng một
tương lai kinh tế bền vững và phát triển.
53

2.3. Liên hệ Việt Nam


Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế - xã hội có độ mở lớn, hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Vì vậy, khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái
nghiêm trọng sau dịch bệnh COVID-19 đã khiến cho kinh tế - xã hội Việt Nam cũng
chịu ảnh hưởng nặng nề.
Một là, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm. Theo số
liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019. Những mặt hàng
thiết yếu đối với cuộc sống như lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết
bị gia đình tăng; nhưng những mặt hàng như may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa
phẩm, giáo dục… có tốc độ giảm.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm tới
18,1% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu du lịch lữ hành giảm tới 53,2%. Đây là
lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh COVID-19 từ việc thực hiện
các biện pháp giãn cách xã hội. Chịu tác động nặng nề nhất trong năm 2021 là du lịch
lữ hành với mức tăng trưởng âm, lên tới 59,9% chủ yếu do lượng khách quốc tế đến
Việt Nam chỉ đạt 157,3 nghìn lượt khách, bằng 4,1% so với cùng kỳ.
Hai là, nhu cầu đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI sụt giảm.
Nhu cầu đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI sụt giảm trong 6 tháng
đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư khu vực FDI giảm mạnh nhất, từ
tăng trưởng 9,7% 6 tháng đầu năm 2019 xuống tăng trưởng âm 3,8% so với cùng kỳ
năm 2020.
Ba là, dịch bệnh COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao động.
Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có chuyên gia người nước ngoài và
người lao động nước ngoài chịu ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19 khi nguồn cung lao
động bị thiếu.
Bốn là, dịch bệnh COVID-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo về thu
nhập và làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao động. Theo kết
quả khảo sát của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Phụ nữ Liên hợp
quốc (UN WOMEN) (2020), trong tháng 12/2019, trung bình tỷ lệ hộ nghèo là 11,3%.
Tỷ lệ này tăng lên tới 50,7% trong tháng 4/2020. Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng từ 3,8% vào
tháng 12/2019 lên 6,5% vào tháng 4/2020. Tình trạng mất việc làm, giảm thu nhập do
COVID-19 tác động mạnh hơn tới các nhóm thu nhập thấp, không có hoặc ít tích lũy,
không tiếp cận được mạng lưới an sinh xã hội.
54

3. Tác động của cuộc xung đột quân sự Nga và Ukraine đến toàn cầu hóa kinh tế
Đã hơn 1 năm, kể từ ngày Tổng thống Nga Putin tuyên bố triển khai chiến dịch
quân sự đặc biệt đối với Ukraine (24/02/2022), chiến sự hiện vẫn diễn ra hết sức căng
thẳng và có nguy cơ trở thành ngòi nổ cho Chiến tranh thế giới lần thứ III. Dưới góc
nhìn của Tổng Giám đốc Hội đồng Đối ngoại Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC) -
Andrey Kortunov, cuộc xung đột đang gây hệ lụy nặng nề không chỉ cho các bên trực
tiếp tham chiến mà còn cho cả nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19
đang để lại hậu quả nghiêm trọng.
3.1. Việc Nga tấn công Ukraine đã khiến khủng hoảng chồng khủng hoảng dẫn
đến nền kinh tế thế giới tiếp tục chao đảo
Sau cú sốc mà đại dịch Covid-19 gây ra, nền kinh tế thế giới chưa kịp phục hồi
thì cuộc xung đột quân sự Nga và Ukraine bùng nổ đe dọa xảy ra một cuộc khủng
hoảng kinh tế tồi tệ. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các sự kiện diễn ra
từ ngày 24/02/2022 khi Nga tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt đối với Ukraine
đến nay, đã trở thành một trong những tác nhân chính cản trở sự phục hồi của nền kinh
tế toàn cầu sau khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra.

Tốc độ tăng trưởng GDP Đơn vị: %


10

0
80
82
84
86
88
90
92
94
96
98
00
02
04
06
08
10
12
14
16
18
20
22
24
26
28
-2
19
19
19
19
19
19
19
19
19
19
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20

-4

-6

Các nền kinh tế phát triển Các nền kinh tế đang phát triển Thế giới

Biểu đồ IV.32: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP


Nguồn: https://www.imf.org/ 38
Qua biểu đồ trên, GPD toàn cầu đã có sự suy giảm mạnh đúng như các chiến
lược gia về kinh tế cũng đã điều chỉnh dự báo chung về sự phát triển của nền kinh tế
thế giới trong năm 2022 theo chiều hướng giảm – từ 6.3% (2021) xuống 3.4% (2022)

38
https://www.imf.org/external/datamapper/NGDP_RPCH@WEO/OEMDC/ADVEC/WEOWORLD
55

và vào năm 2023, GDP thế giới đã giảm xuống 2.8%. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự báo
trong tương lai (2024 – 2028) GDP sẽ có xu hướng tăng nhưng sẽ không đáng kể.
3.2. Thâm hụt ngân sách, nơ công và lạm phát gia tăng
Thâm hụt ngân sách sẽ tiếp tục trầm trọng do nhiều nguyên nhân, nhất là việc
tăng chi tiêu quốc phòng ở nhiều nước sẽ dẫn đến việc gia tăng nợ công ở những quốc
gia này. Đặc biệt, trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine ngày càng dữ dội, Mỹ và các
nước phương Tây tăng cường viện trợ vũ khí, trang thiết bị quân sự cho Ukraine khiến
chi tiêu quốc phòng của các nước này tăng vọt. Chỉ riêng Mỹ đã cam kết viện trợ cho
Ukraine lên đến hơn 40 tỷ USD, trong đó có bản là viện trợ vũ khí và các phương tiện
chiến tranh.
Thâm hụt ngân sách cùng sự gia tăng nợ công dẫn đến nguy cơ lạm phát bùng nổ.
Andrey Kortunov dự báo, lạm phát toàn cầu, vốn đã tăng nhanh trong 30 tháng qua, có
khả năng sẽ tăng thêm.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hiện dự báo lạm phát trên toàn cầu trong năm nay sẽ
ở mức 7% và sẽ giảm xuống còn 4,9% trong năm 2024. Ông Pierre-Olivier
Gourinchas lưu ý lạm phát lõi trên toàn cầu chưa ghi nhận mức giảm đáng kể và tình
trạng lạm phát lõi cao dai dẳng này có thể kéo dài đến cuối năm 2024, thậm chí sang
năm 2025. Lạm phát lõi là sự biến động giá cả của các loại hàng hoá, dịch vụ nhưng
không bao gồm giá lương thực, thực phẩm tươi sống và giá năng lượng vốn dễ biến
động trong ngắn hạn.

Tỷ lệ lạm phát, giá tiêu dùng bình quân Đơn vị: %


120

100

80

60

40

20

0
80
82
84
86
88
90
92
94
96
98
00
02
04
06
08
10
12
14
16
18
20
22
24
26
28
19
19
19
19
19
19
19
19
19
19
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20

Emerging market and developing economies

Biểu đồ IV.33: Biểu đồ tỷ lệ lạm phát, giá tiêu dùng bình quân
56

Nguồn: https://www.imf.org/ 39
Theo đó, lạm phát lõi cao dai dẳng có thể buộc các ngân hàng trung ương tăng lãi
suất và duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ trong thời gian dài hơn. Những động thái
này sẽ gây thêm áp lực cho lĩnh vực tài chính trên quy mô toàn cầu. Thị trường tài
chính quốc tế vốn đã chao đảo sau khi liên tiếp 3 ngân hàng của Hoa Kỳ phá sản, gồm
Silicon Valley Bank, Signature Bank và Silvergate Bank trong tháng trước, và gần nhất
là cuộc khủng hoảng của ngân hàng thương mại lớn thứ hai Thuỵ Sĩ - Credit Suisse.
IMF cũng cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023 sẽ chỉ đạt dưới
3%. Trong giai đoạn 5 năm tới đây, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo sẽ ở mức yếu,
đạt trung bình khoảng 3%/năm, chủ yếu do tác động tiêu cực từ việc lãi suất tăng trên
quy mô toàn cầu. Đây có thể là giai đoạn tăng trưởng thấp nhất trong hơn 30 năm qua,
và thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3,8% mà nền kinh tế toàn cầu đạt được trong
20 năm gần nhất.
3.3. Gián đoạn thương mại và chuỗi cung ứng sản xuất, đe dọa an ninh lương
thực và an ninh năng lượng toàn cầu
Cuộc khủng hoảng đang tác động mạnh đến thương mại toàn cầu và chuỗi cung
ứng sản xuất, có tiềm năng gây hậu quả phức tạp cho nền kinh tế và xã hội. Trong lĩnh
vực an ninh lương thực, Nga và Ukraine chiếm hơn một nửa tổng giá trị nhập khẩu lúa
mì của 36 quốc gia. Do lúa mì liên quan mật thiết đến giá các sản phẩm lương thực
khác như gạo và ngô, nên không ngạc nhiên khi giá lương thực thế giới vào tháng
3.2022 tăng cao hơn một phần ba so với cùng kỳ năm trước. Thêm vào đó, Nga và
Belarus cung cấp khoảng 20% giá trị xuất khẩu phân bón khoáng chất, và bất kỳ sự
gián đoạn nào trong cung cấp từ hai quốc gia này có thể ảnh hưởng đến năng suất nông
nghiệp ở châu Phi, Trung Đông và thậm chí cả Mỹ Latinh.
Việc Ấn Độ, một quốc gia lớn trong xuất khẩu lúa mì thế giới, áp đặt lệnh cấm
xuất khẩu càng làm khan hiếm nguồn cung và kéo giá lên cao. Tình hình này đang đe
dọa đến an ninh lương thực toàn cầu.
Trong lĩnh vực an ninh năng lượng, các biện pháp trừng phạt từ phương Tây đã
dẫn đến suy giảm đáng kể trong nguồn cung cấp dầu mỏ toàn cầu. Vì Nga chiếm đến
40% nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu và việc này, chỉ trong vài ngày sau sự
kiện, đã làm giá dầu thế giới tăng lên mức 130 USD/thùng. Đây là lần thứ ba trong lịch
sử giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng, với lần gần đây nhất vào năm 2013. Theo
IMF, mỗi tăng 10 USD/thùng có thể dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu mỗi
năm 0,5%.

39
https://www.imf.org/external/datamapper/PCPIPCH@WEO/OEMDC
57

Xung đột tại châu Âu đã lan rộng và gây ảnh hưởng tiêu cực đến các vùng khác
trên thế giới. Mối quan hệ này có thể ảnh hưởng đến quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ về
việc thực hiện chiến dịch quân sự ở miền Bắc Iraq, góp phần làm gia tăng tình hình
căng thẳng ở Nagorno-Karabakh và khuyến khích Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm tên
lửa. Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay, Triều Tiên đã tiến hành gần 20 vụ thử nghiệm
tên lửa. Tuy nhiên, mối lo ngại lớn hơn cả là tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của
cuộc xung đột ở châu Âu có thể lan rộng đến các khu vực bất ổn thường xuyên, nơi có
sự hiện diện quan trọng của Nga trong lĩnh vực chính trị và quân sự, chẳng hạn như
Trung Đông và Bắc Phi, cũng như những quốc gia có nền kinh tế mỏng manh khác ở
châu Phi.
3.4. Liên hệ Việt Nam
Việt Nam là quốc gia mở cửa kinh tế, vì vậy chiến tranh Nga – Ucraina có những
tác động sâu sắc tới nền kinh tế Việt Nam.
Thứ nhất, chiến tranh khiến lạm phát gia tăng. Theo nguồn dữ liệu từ World
Bank, mức lạm phát ở Việt Nam năm 2020 sau khi dịch Covid-19 bùng nổ là 3,2%,
năm 2021 đã được kiểm soát còn 1,8%. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh Nga – Ucraina
bùng nổ, mức lạm phát đã tăng trở lại mức 3,2% vào năm 2022. Lý giải cho điều này,
chiến tranh Nga-Ucraina đi kèm với hàng loạt các biện pháp trừng phạt từ Mỹ và khối
NATO dành cho Nga như cấm vận việc nhập khẩu dầu thô hay khí đốt từ Nga,…Điều
này dẫn đến sự thiếu hụt một lượng lớn dầu thô trên toàn cầu, kéo theo chi phí vận
chuyển tăng dẫn tới giá cả các mặt hàng leo thang.

%
10 9.2
9 8.3
8
7
6
5 4.5

4 3.5
3.2 3.2
2.7 2.8
3
1.8
2
1 0.6

0
2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam

Biểu đồ IV.34: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2005-2022
Nguồn: World Bank40
Thứ hai, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có sự sụt giảm đáng kể. Lý giải
cho sự sụt giảm này, biến động về chính trị thế giới khiến cho cầu nhập khẩu hàng hoá

40
https://data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL.ZG?locations=VN
58

ở các quốc gia suy giảm, lạm phát ở châu Âu và Hoa Kỳ đều đạt mức cao sau nhiều
năm, sức mua giảm sút. Chiến tranh dẫn tới sự đứt gãy nguồn cung ứng cũng như việc
trả đũa giữa các quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã mở rộng thị trường xuất khẩu
sang các quốc gia mới nhờ sự kí kết các FTA. Kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN đạt
34 tỷ USD, tăng 17,8% so với năm 2021; Canada đạt 6,3 tỷ USD, tăng 19,8%; Hàn
Quốc đạt 24,3 tỷ USD, tăng 10,7%;….
Như vậy có thể nhận thấy, chiến tranh đem đến tác động tiêu cực cho nền kinh tế
Việt Nam, song bằng các điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế, đặc biệt là
việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu đã làm giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào các
quốc gia có ảnh hưởng bởi chiến tranh Nga – Ukraine.
4. Mâu thuẫn kinh tế Mỹ - Trung Quốc
4.1. Chiến tranh thương mại và tác động toàn cầu
4.1.1. Khái niệm:
Chiến tranh thương mại (Trade war) là hiện tượng trong đó hai hay nhiều nước
tăng hoặc tạo ra thuế hoặc các loại rào cản thương mại (Bao gồm: Giấy phép xuất nhập
khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, viện trợ đối với các ngành sản xuất trong nước/ nội địa,
hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập vào nội địa, lệnh
cấm vận, hạn chế thương mại, và sự làm mất giá tiền tệ) với nhau nhằm đáp trả những
rào cản thương mại của nước đối lập. Chế độ bảo hộ tăng cường làm cho sự sản xuất
hàng hóa của cả hai nước tiến dần đến mức tự cung tự cấp (để đáp ứng những nhu cầu
tiêu dùng không được thỏa mãn bởi nhập khẩu hạn chế).
Nhiều nhà kinh tế học cho rằng những sự bảo hộ nhất định (bảo hộ đối với một
số ngành nhất định) hao tốn tiền của hơn những sự bảo hộ khác (đối với các ngành
khác), bởi nó có thể gây ra chiến tranh thương mại.
4.1.2. Diễn biến và tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đối với
chính hai nước:
Tổng thống Donald Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 34 tỷ
USD của Trung Quốc vào ngày 6 tháng 7 năm 2018, dẫn đến việc Trung Quốc đáp lại
với mức thuế tương tự đối với các sản phẩm của Mỹ. Chính quyền Trump cho biết
thuế quan là việc cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và sở hữu trí tuệ của các doanh
nghiệp Mỹ, và giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc. Trong
tháng 8 năm 2017, ông Trump đã mở một cuộc điều tra chính thức về các vụ tấn công
vào tài sản trí tuệ của Mỹ và các đồng minh của mình, việc trộm cắp ước tính gây tốn
kém cho Mỹ khoảng 600 tỷ đô la một năm.
Vào ngày 14 tháng 8, Trung Quốc đã đệ đơn khiếu nại với WTO, tuyên bố rằng
thuế quan của Mỹ đối với các tấm pin mặt trời nước ngoài xung đột với phán quyết
của WTO và đã làm mất ổn định thị trường quốc tế về các sản phẩm điện mặt trời.
59

Trung Quốc bố rằng tác động trực tiếp của kết quả này làm hại lợi ích thương mại hợp
pháp của Trung Quốc.
Vào ngày 17 tháng 9, Mỹ đã công bố mức thuế 10% trị giá 200 tỷ USD của hàng
hóa Trung Quốc sẽ bắt đầu vào ngày 24 tháng 9, tăng lên 25% vào cuối năm nay. Họ
cũng đe dọa thuế nhập khẩu trị giá thêm 267 tỷ USD nếu Trung Quốc trả đũa. Vào
ngày 18 tháng 9, Trung Quốc đã nhanh chóng thực hiện hanh động đáp trả với thuế
suất 10% trên 60 tỷ đô la Mỹ nhập khẩu. Cho đến nay, Trung Quốc đã áp đặt hoặc đề
xuất mức thuế đối với hàng hóa trị giá 110 tỷ đô la Mỹ, đại diện cho hầu hết nhập khẩu
các sản phẩm của Mỹ.

Xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ Đơn vị: Triệu US$


9,000.00
8,000.00
7,000.00
6,000.00
5,000.00
4,000.00
3,000.00
2,000.00
1,000.00
0.00
2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ

Biểu đồ IV.35: Xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ


Nguồn: https://data.imf.org/ 41

41
https://data.imf.org/?sk=9d6028d4-f14a-464c-a2f2-59b2cd424b85&sid=1514498232936
60

Xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc: Hong Kong


45,000.00 Đơn vị: Triệu US$
40,000.00
35,000.00
30,000.00
25,000.00
20,000.00
15,000.00
10,000.00
5,000.00
0.00
2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc: Hong Kong

Biểu đồ IV.36: Xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc


Nguồn: https://data.imf.org/ 42
Qua biểu đồ trên, xung đột kinh tế Mỹ-Trung đã gây ra không ít hậu quả cho
chính hai nước. khoảng thời gian từ năm 2017 đến hết năm 2019 là lúc cuộc xung đột
căng thẳng nhất. Cụ thể, một sự tụt dốc lớn từ 7,554.07 (2017) xuống 4,713.23 (2019)
đối với xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ; từ 40,024.33 (2017) xuống 37,459.62
(2018) và 23,986.49 (2019) đối với xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc.
4.1.3. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến toàn cầu.
Mâu thuẫn kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã dẫn đến sự chuyển hướng
thương mại (Trade Diversion)
Thương mại nhiều hơn với các nước thứ ba. Phân tích những con số này nhằm
mục đích xác định những quốc gia nào hưởng được nhiều lợi ích nhất từ căng thẳng
thương mại về mặt xuất khẩu tăng sang Hoa Kỳ và Trung Quốc và những lĩnh vực nào
chủ yếu bị lo ngại bởi hiệu ứng chuyển hướng thương mại. Phân tích thương mại
chuyển hướng do thuế quan tăng, dữ liệu thu thập được chỉ khám phá những thay đổi
trong nhập khẩu từ các quốc gia khác của hàng hóa bị ảnh hưởng bởi biện pháp thuế
quan trong năm 2018. Cụ thể, những báo cáo về sự thay đổi trong nhập khẩu từ các
nước thứ ba so sánh hai quý đầu năm 2019 với hai quý đầu năm 2018.
Đối với Hoa Kỳ, hiệu ứng chuyển hướng lên tới khoảng 21 tỷ đô la với những
phát hiện trong Nicita (2019). Điều này có nghĩa là tổng mức giảm nhập khẩu từ Trung
Quốc là 35 tỷ đô la, so sánh hai quý đầu năm 2019 với hai quý đầu năm 2018, là được
bù đắp bằng sự gia tăng nhập khẩu từ các quốc gia khác ngoài Trung Quốc là 21 tỷ đô
la. Các bảng phía trên của Biểu đồ IV.11 cho thấy rằng các quốc gia tăng xuất khẩu
sang Hoa Kỳ hầu hết và do đó được hưởng lợi lớn từ căng thẳng thương mại là
42
https://data.imf.org/?sk=9d6028d4-f14a-464c-a2f2-59b2cd424b85&sid=1514498232936
61

Mexico, Liên minh châu Âu, Đài Loan và Việt Nam. Mexico xuất khẩu thêm 6,8 tỷ
USD sang Mỹ, chủ yếu ở lĩnh vực ô tô xe cộ, máy tính và các thiết bị điện tử. Liên
minh châu Âu, ngoại trừ Đức, theo sau thêm 6 tỷ USD chủ yếu xuất phát từ việc tăng
xuất khẩu thiết bị vận tải và máy móc. Đài Loan tăng xuất khẩu sang Mỹ thêm 4,5 tỷ
USD và Việt Nam tăng 2,8 tỷ USD với tỷ trọng lớn nhất trong lĩnh vực thiết bị điện và
máy móc.
Phần dưới của Biểu đồ IV.11 cho thấy tác động chuyển hướng thương mại
không đồng nhất giữa các ngành. Như đã xác định ở đoạn trước, các lĩnh vực nhập
khẩu từ nước thứ ba tăng nhất là các loại sau: xe có động cơ, máy móc, thiết bị vận tải
và điện thiết bị. Các ngành máy móc và thiết bị điện bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi
căng thẳng thương mại với nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc giảm lần lượt là 9,3 tỷ và
10 tỷ. Nhập khẩu tăng từ các nước thứ ba trị giá khoảng 7 tỷ USD trong ngành Máy
móc không bù đắp đầy đủ cho thương mại tổn thất do tác động chuyển hướng thương
mại giữa các quốc gia khác nhau như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Liên minh
châu âu (EU). Đây cũng là trường hợp của ngành Thiết bị điện nơi Đài Loan và Việt
Nam được hưởng lợi từ việc tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, tuy nhiên đi kèm với đó là
giảm xuất khẩu từ các nước Đông Nam Á khác và Mexico. Trong lĩnh vực Xe cơ giới,
Sự gia tăng 6,3 tỷ USD phần lớn là do lợi thế của Mexico góp phần tăng kim ngạch
xuất khẩu 5 tỷ USD. Điều này nhiều hơn bù đắp cho sự sụt giảm 1 tỷ USD nhập khẩu
từ Trung Quốc. Cuối cùng, trong lĩnh vực thiết bị Giao thông vận tải, Liên minh Châu
Âu là nước hưởng lợi chính và thương mại chuyển hướng sang các nước thứ ba bù đắp
cho tổn thất thương mại với Trung Quốc.
62

CácHiệu ứng chuyển hướng thương mại của hàng nhập khẩu Mỹ
nước khác
Đơn vị: Nghìn US$
Nam Phi
Úc
Thổ Nhĩ Kỳ
Liên Bang Nga
Thái Lan
Hàn Quốc
Nhật Bản
EU
Taiwan (Ngoại ô Trung Quốc)
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500

Máy móc văn phòng Loại máy móc khác Máy móc điện tử Hóa chất
Thiết bị liên lạc Kim loại và quặng Dụng cụ chính xác Đồ ăn nông nghiệp
Thiết bị vận chuyển Nội thất Dệt may Khác

Biểu đồ IV.37: Hiệu ứng chuyển hướng thương mại của hàng nhập khẩu Mỹ
Nguồn: UNCTAD 43
4.2. Liên hệ Việt Nam
Là hai quốc gia có quan hệ mật thiết với kinh tế Việt Nam, cuộc chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung cũng có những tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam.
Thứ nhất, cuộc chiến đem đến tác động tích cực trong ngắn hạn.
Khi Trung Quốc chịu gánh nặng thuế quan lớn từ Mỹ, các doanh nghiệp Việt
Nam có cơ hội mở rộng hoạt động xuất khẩu. Ví dụ với ngành hàng xuất khẩu máy
móc, thiết bị điện tử của Trung Quốc trị giá 62,9 tỷ USD bị Mỹ áp thuế suất 10% sẽ bị
tác động toàn bộ tại Trung Quốc tuy nhiên tác động với ngành xuất khẩu này của Việt
Nam là không nhiều do giá trị ngành hàng này xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ khá
khiêm tốn. Các đơn hàng đồ gỗ, nội thất của Mỹ có thể sẽ chuyển hướng sang các
nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia..., tạo cơ
hội mở rộng thị phần cho đồ gỗ, nội thất của Việt Nam xuất vào Mỹ. Cụ thể, qua các

43
https://unctad.org/publication/trade-and-trade-diversion-effects-united-states-tariffs-china
63

tháng năm 2018, giá trị xuất khẩu sang Mỹ có sự gia tăng: tháng 1 giá trị xuất khẩu là
3,63 tỷ USD thì tháng 12 tăng lên 4,07 tỷ USD.
Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng chảy khỏi
Trung Quốc và tìm đến các quốc gia lân cận có sự ổn định như Việt Nam. Điển hình có
thể thấy như trường hợp một số doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư tại Trung Quốc đã
chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam. Một ví dụ điển hình như Quỹ đầu cơ Kingsmead
rời bỏ thị trường chứng khoản Trung Quốc và đã tăng cường vào đầu tư ở Việt Nam.
Thứ hai, cuộc chiến tranh thương mại vẫn đem đến những tác động tiêu cực
trong dài hạn.
Sự cấm vận từ Mỹ khiến Trung Quốc tồn đọng một lượng lớn hàng hoá. Điều này
có thể đe doạ đến Việt Nam khi Trung Quốc lôi kéo ký kết các hiệp định thương mại
đầu tư và cố gắng thâm nhập vào thị trường Việt Nam các mặt hàng này. Điều này
được minh chứng ngay trong năm 2018, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu từ Trung
Quốc của Việt Nam là 65,4 tỷ USD trong khi năm 2017 con số này chỉ có 52,5 tỷ
USD.
Mặt khác, trong dài hạn, Việt Nam đối mặt với Mỹ trong các hoạt động trong thị
trường tài chính tiền tệ không thuận lợi. Sự sụt giảm giá chứng khoán và phá giá đồng
VNĐ gia tăng đi cùng với việc gia tăng nhập siêu và khan hiếm ngoại tệ. Sự bất lợi về
xuất khẩu của hàng Việt cũng đậm nét hơn và sức cản thu hút dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cũng lớn dần lên. Điều này đồng nghĩa với khả
năng thu hẹp sản xuất và xuất khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì bị thiệt
hại về tỷ giá khi đầu tư vào Việt Nam là lớn hơn trước đây.
64

KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy toàn cầu hoá kinh tế đem đến cả những tác động tích cực và
tiêu cực cho nền kinh tế thế giới thông qua các hoạt động như thúc đẩy sự hình thành
các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế, thúc đẩy thương mại quốc tế, gia tăng dòng vốn
đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, … hay toàn cầu hoá kinh tế cũng có thể làm gia
tăng tình trạng phân hoá giàu nghèo, làm quá trình cạnh tranh giữa các quốc gia trở
nên gay gắt hơn hoặc tác động tới các vấn đề môi trường, dịch bệnh, … Nhìn chung,
toàn cầu hoá kinh tế vẫn giúp gắn kết nền kinh tế giữa các quốc gia trên các cấp độ:
đơn phương, song phương và đa phương. Mặt khác, toàn cầu hoá kinh tế cũng có tác
động qua lại với các lĩnh vực khác như: chính trị, văn hoá, công nghệ.
Khái quát trong bối cảnh hiện nay, quá trình toàn cầu hoá kinh tế chịu sự chi phối
bởi các sự kiện, các quan hệ lớn trên toàn cầu như: cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
dịch bệnh Covid-19, chiến tranh Nga – Ukraina, mâu thuẫn kinh tế Mỹ Trung và nhiều
các sự kiện có phạm vi nhỏ khác. Trong các sự kiện này, nhìn chung, toàn cầu hoá kinh
tế có những thay đổi nhằm đáp ứng hoàn cảnh và đồng thời cũng chi phối các hoạt
động trong sự kiện. Ví dụ điển hình như toàn cầu hoá kinh tế dẫn tới nhiều quốc gia có
liên quan tới cuộc chiến tranh Nga – Ucraina, đặc biệt là các quốc gia phương Tây và
Mỹ. Một ví dụ khác như mâu thuẫn kinh tế Mỹ - Trung ảnh hưởng đến các chính sách
về thuế, chính sách về đầu tư trên thế giới. Các tác động này có tầm ảnh hưởng to lớn,
song vẫn hoàn toàn nằm trong khả năng chi phối của nền kinh tế thế giới và các tổ
chức.
Nghiên cứu về đề tài: “Nghiên cứu những tác động của toàn cầu hoá kinh tế
đối với nền kinh tế thế giới”, nhóm tác giả nhận thấy tầm quan trọng và sức ảnh
hưởng to lớn của toàn cầu hoá kinh tế, đồng thời nhận biết, nắm bắt được các xu
hướng phát triển hiện nay. Từ đó, tiểu luận này mang ý nghĩa lý luận về việc hệ thống
hoá lý thuyết về tác động của toàn cầu hoá kinh tế, xây dựng cơ sở cho sự phân tích về
những tác động hay những ảnh hưởng nổi bật trên toàn cầu. Về mặt ý nghĩa thực tiễn,
tiểu luận là nguồn tài liệu cho các báo cáo nhỏ về phân tích tác động của toàn cầu hoá
kinh tế, từ đó xây dựng và đưa ra giải pháp nhằm cải thiện các tác động tiêu cực hoặc
giải pháp cho những vấn đề của những doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực của
toàn cầu hoá kinh tế. Từ những tổng hợp, phân tích, nhóm tác giả đã truyền tải hết
những nội dung thiết yếu vào tiểu luận, song tiểu luận vẫn còn một số hạn chế về mặt
phân tích lý luận hay liên hệ thực tiễn còn chưa chặt chẽ, rất mong các tiểu luận sau sẽ
khắc phục được những hạn chế này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Quang Minh. “Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế”.
2.Quỳnh Như, “Nghiên cứu rất kỹ thói quen người dùng: “Thần chú" giúp TikTok nhanh
chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm
được”, 2019, Available at: https://cafebiz.vn/nghien-cuu-rat-ky-thoi-quen-nguoi-
dung-than-chu-giup-tiktok-nhanh-chong-chiem-linh-thi-truong-viet-nam-ai-cung-
biet-nhung-khong-phai-ai-cung-lam-duoc-20190714094121578.chn
3.Hammond, C. and Grosse, R, “Rich man, poor man: resources on globalization”,
Reference Services Review, Vol. 31 No.3, pp. 285-295, 2003. Available at
https://doi.org/10.1108/00907320310486881
4.Giáo trình KDQT hiện đại, Hill, 10.25204/iktisad.1088180, 7, 18, (298-315), (2022).
5.Cơ sở dữ liệu nguồn, “Khái niệm và đặc trưng của toàn cầu hóa.”, 2020. Available at:
http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tin-tuc/tin-tuc-ho-tro-boi-duong/item/1738-
khai-ni-m-va-d-c-trung-c-a-toan-c-u-hoa
6.Saylor Academy, “Exploring Business”, 2012. Available at:
https://saylordotorg.github.io/text_exploring-business-v2.0/s07-05-reducing-
international-trade-b.html
7.WTO, “An Economic Analysis of the US-China Trade Conflict”, 2020.
Available at https://unctad.org/system/files/official-document/osg2022d1_en.pdf
8.Tổng cục thống kê, “Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý IV và năm
2020”, 2021.
Available at https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/thong-cao-
bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-va-nam-2020/
9.International monetary fund, “GDP per capita, current prices”, 2023. Available at:
https://www.imf.org/external/datamapper/NGDPDPC@WEO/OEMDC/ADVEC/WE
OWORLD
10. The World Bank, “Scientific and technical journal articles”, 2023. Available at
https://data.worldbank.org/indicator/IP.JRN.ARTC.SC?
end=2020&most_recent_value_desc=false&start=2000
11. Minh Hà, “Di cư quốc tế với tác động từ biến cố toàn cầu”, 2022. Available at:
https://consosukien.vn/di-cu-quoc-te-voi-tac-dong-tu-bie-n-co-toan-
cau.htm#:~:text=Theo%20%C4%91%C3%B3%2C%20B%C3%A1o%20c
%C3%A1o%20di,th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20c%E1%BB%A7a%20n
%C4%83m%201970
12. Kiều Linh, “Phụ thuộc vào xuất khẩu của khối FDI và những rủi ro tiềm ẩn”, 2020.
Available at https://vneconomy.vn/phu-thuoc-vao-xuat-khau-cua-khoi-fdi-va-nhung-
rui-ro-tiem-an-646331.htm
13. OECD, “Regional trade agreements are evolving – why does it matter?”, 2023.
Available at https://www.oecd.org/trade/topics/regional-trade-agreements/
14. Minh Anh, “Những yếu tố tác động đến tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam”, 2023. Available at
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/1055/nhung-yeu-to-
tac-dong-den-tien-trinh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-viet-nam.aspx
15. Hữu Đức, “FTA là gì? Việt Nam đang tham gia những FTA nào?”, 2021. Available
at https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/fta-la-gi-561-31807-article.html#
16. Trung tâm Tin tức VTV24, “Dòng vốn FDI toàn cầu trong năm 2015 tăng kỷ lục”,
2016. Available at https://vtv.vn/kinh-te/dong-von-fdi-toan-cau-trong-nam-2015-
tang-ky-luc-20160623092627862.htm
17. FIA VIETNAM, “Số liệu FDI hàng tháng”, 2023. Available at
https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/457641e2-2605-4632-bbd8-39ee65454a06/
NewsID/a0361c8c-c0fe-48fe-9eb4-23ad640e666e
18. Vietnambiz, “20 nền kinh tế thu hút FDI nhiều nhất thế giới: Việt Nam vượt Nhật
Bản, là một trong ba đại diện Đông Nam Á lọt top”, 2021. Available at
https://trungtamwto.vn/tin-tuc/18164-20-nen-kinh-te-thu-hut-fdi-nhieu-nhat-the-gioi-
viet-nam-vuot-nhat-ban-la-mot-trong-ba-dai-dien-dong-nam-a-lot-top
19. WIPO, “Intellectual property statistical country profile 2021”, 2021. Available at
https://www.wipo.int/edocs/statistics-country-profile/en/cn.pdf
20. Sở Khoa học và công nghệ, “Khoa học và công nghệ và toàn cầu hóa”, 2016.
Available at:https://dost.hanoi.gov.vn/khoa-hoc-cong-nghe//news/0a1dDnsUqQBB/
421108.html;jsessionid=1Jqtdk+ZDiTNLgsbgaJK34M8.app2
21. Hường Hoàng, “Bằng sáng chế toàn cầu đạt số lượng cao kỷ lục”, 2022. Available
at: https://theleader.vn/bang-sang-che-toan-cau-dat-so-luong-cao-ky-luc-
1672127664402.htm#
22. Bộ công thương Việt Nam, “EVFTA là một trong những Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam tận dụng tốt nhất trong năm đầu thực thi”, 2021. Available at
https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/evfta-la-mot-trong-nhung-hiep-dinh-thuong-
mai-tu-do-viet-nam-tan-dung-tot-nhat-trong-nam-dau-thuc-thi.html
23. GeoJournal, “Economic globalization and the COVID-19 pandemic: global spread
and inequalities”, 2023 Available at:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8916502/
24. Steven A.Altman, “Will COVID-19 have a lasting impact on Globalization?”
Available at : https://hbr.org/2020/05/will-covid-19-have-a-lasting-impact-on-
globalization
25. Bộ Y tế, “Từ COVID-19 tới Ukraine, dấu hiệu phi toàn cầu hóa có thể là tương lai
kinh tế thế giới”, 2022. Available at : https://covid19.gov.vn/tu-covid-19-toi-ukraine-
dau-hieu-phi-toan-cau-hoa-co-the-la-tuong-lai-kinh-te-the-gioi-
171220326091007169.htm
26. Imad A. Moosa & Ebrahim Merza, “The effect of COVID-19 on foreign direct
investment inflows: stylized facts and some explanations”, 2022. Available at:
https://fbj.springeropen.com/articles/10.1186/s43093-022-00129-5#Fig1
27. Oscar Arce, Gerrit Koester & Christiane Nickel, “One year since Russia’s invasion of
Ukraine – the effects on euro area inflation”, 2023.
https://www.ecb.europa.eu/press/blog/date/2023/html/
ecb.blog20230224~3b75362af3.en.html#:~:text=The%20war%20triggered%20a
%20massive,of%20Russia's%20invasion%20of%20Ukraine.
28. Elsa Leromain & Marcus Biermann, “How has the Russian invasion of Ukraine
affected global financial markets?”, 2023. Available at
https://www.economicsobservatory.com/how-has-the-russian-invasion-of-ukraine-
affected-global-financial-markets
29. Nguyễn Lê Đình Quý, “Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến kinh
tế toàn cầu và Việt Nam”, pp. 73-80, 2020.
30. Ncqt (2020) SỰ Phụ Thuộc Quá mức Của Việt Nam vào xuất khẩu và FDI, Nghiên
cứu quốc tế. Available at: https://nghiencuuquocte.org/2020/09/08/su-phu-thuoc-qua-
muc-cua-viet-nam-vao-xuat-khau-va-fdi/ (Accessed: 15 September 2023).
31. Đỗ Mỹ Dung, “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và những tác động đến Việt Nam
năm 2018”, Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc gia.
32. Companies ranked by Market Cap (no date) CompaniesMarketCap.com - companies
ranked by market capitalization. Available at: https://companiesmarketcap.com/
(Accessed: 20 September 2023).
33. Thực trạng chuyển đổi SỐ trong Doanh Nghiệp 2022 VÀ ưu nhược điểm CĐS (no
date) TMA activities. Available at: https://www.tmasolutions.vn/tin-tuc/Thuc-trang-
chuyen-doi-so-trong-doanh-nghiep-2022-va-uu-nhuoc-diem-CDS/44042 (Accessed:
20 September 2023).
34. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2022 Detail. Available at:
https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/457641e2-2605-4632-bbd8-39ee65454a06/
NewsID/8dde962e-b940-4ac3-987e-df6d0346aeb3/MenuID/07edbbe1-67a3-484b-
a4e2-b5faef1b9de5 (Accessed: 20 September 2023).

You might also like