You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

________

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: So sánh sự khác nhau giữa gia đình Việt Nam truyền
thống và hiện đại. Điều kiện quan trọng nhất để bảo vệ và gìn giữ
hạnh phúc gia đình là gì?

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đào Thu Hà


Nhóm : 05
Lớp HP : 2304HCMI0121

Hà Nội – 2023
2
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


(lần 1)

Thời gian: 21h30’ ngày 10/02/2023


Địa điểm: Google Meet
Thành phần: Đầy đủ 19 thành viên nhóm 05
Nội dung chính:
1. Nhóm trưởng thông báo đề tài thảo luận và đề cương bài thảo luận.
2. Phân công công việc cho từng thành viên.
3. Giải đáp các thắc mắc về đề tài thảo luận và công việc được phân công.

Nhóm trưởng
Quyền
Trịnh Trọng Quyền

I
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THẢO LUẬN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
KHOA HỌC
LỚP: 2304HCMI0121 Nhóm: 05

Nhận
STT Họ và tên Nhiệm vụ Điểm
xét

74 Nguyễn Thị Thảo Nhi Lời mở đầu + Cảm ơn + Kết luận

Nguyễn Thị Hồng 2.3. Điều kiện quan trọng nhất để bảo vệ
75
Nhung và gìn giữ hạnh phúc gia đình

76 Nguyễn Trang Nhung Chương 1. Cơ sở lý luận

77 Phan Hồng Nhung Video tình huống

78 Đinh Đại Pháp Thuyết trình

2.4. Phương hướng, giải pháp xây dựng


Vương Thị Lan
79 gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ
Phương
lên chủ nghĩa xã hội
Trịnh Trọng Quyền Thuyết trình + Video tình huống + Chỉnh
80
(Nhóm trưởng) sửa, tổng hợp word
Đào Thị Hương 2.3. Điều kiện quan trọng nhất để bảo vệ
81
Quỳnh và gìn giữ hạnh phúc gia đình
2.1. So sánh gia đình Việt Nam truyền
82 Đinh Thị Trúc Quỳnh
thống và gia đình Việt Nam hiện đại
Nguyễn Thị Quỳnh 2.2. Đánh giá chung về hai loại hình gia
83
(F4) đình
Nguyễn Thị Quỳnh 2.1. So sánh gia đình Việt Nam truyền
84
(F5) thống và gia đình Việt Nam hiện đại
Đoàn Nguyễn Minh
85 Video tình huống
Quý

86 Vũ Anh Tài Powerpoint

87 Lương Thị Tuệ Tâm Video tình huống

Nguyễn Thị Thanh


88 Video tình huống
Thanh

II
89 Phạm Thị Thanh Chương 1. Cơ sở lý luận

2.4. Phương hướng, giải pháp xây dựng


90 Đoàn Phương Thảo gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội

91 Lê Thị Thảo Video tình huống

2.2. Đánh giá chung về hai loại hình gia


92 Nguyễn Phương Thảo
đình

III
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài thảo luận này, nhóm chúng em đã nhận được
sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm từ giáo viên bộ môn. Bài thảo luận cũng dựa
trên sự tham khảo, học tập và kinh nghiệm liên quan đến giáo trình, sách, báo… đặc
biệt là những hiểu biết thực tiễn mà nhóm chúng em nhận thấy được.
Nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên bộ môn Chủ
nghĩa xã hội khoa học ThS. Đào Thu Hà, đã luôn quan tâm, nhiệt tình truyền thụ đến
sinh viên chúng em những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt kỳ học tập vừa qua.
Những kiến thức hàn lâm tưởng chừng như khô cứng, khó hiểu trong giáo trình nhưng
dưới sự giảng dạy tận tâm, truyền cảm của cô đã mở ra một khung trời mới cho tụi em.
Tuy đã cố gắng hết sức nhưng bài thảo luận của nhóm chúng em không thể
không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong cô giáo và các bạn sẽ có
những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

IV
MỤC LỤC

BIÊN BẢN HỌP NHÓM.............................................................................i


BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THẢO LUẬN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI KHOA HỌC................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................iv
MỤC LỤC....................................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................2
1.1. Khái niệm gia đình, gia đình truyền thống, gia đình hiện đại.....2
1.2. Vị trí của gia đình.............................................................................2
1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội.....................................................2
1.2.2. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa
trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên................................................3
1.2.3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội.............................3
1.3. Chức năng của gia đình...................................................................4
1.3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người........................................4
1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục..............................................4
1.3.3. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng...................................4
1.3.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm
gia đình.........................................................................................................5
CHƯƠNG 2. SO SÁNH GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG
VÀ HIỆN ĐẠI. ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ BẢO VỆ VÀ GÌN
GIỮ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH..........................................................................6
2.1. So sánh gia đình Việt Nam truyền thống và gia đình Việt Nam
hiện đại.............................................................................................................6
2.1.1. Điểm giống..................................................................................6
2.1.2. Điểm khác...................................................................................7

V
2.1.3. Nguyên nhân sự khác nhau giữa gia đình Việt Nam truyền
thống và gia đình Việt Nam hiện đại.........................................................13
2.2. Đánh giá chung về hai loại hình gia đình.....................................14
2.2.1. Ưu điểm.....................................................................................14
2.2.2. Nhược điểm..............................................................................16
2.3. Điều kiện quan trọng nhất để bảo vệ và giữ gìn hạnh phúc gia
đình.................................................................................................................17
2.4. Phương hướng, giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.............................................................20
2.4.1. Phương hướng xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội..............................................................................20
2.4.2. Một số giải pháp chủ yếu để xây dựng và phát triển gia đình
Việt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội..................................................21
KẾT LUẬN................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................24

VI
LỜI MỞ ĐẦU
Douglas Jerrold đã từng nói: "Hạnh phúc sinh trưởng bên lò sưởi của chúng ta,
chứ không phải hái được trong vườn nhà người khác". Thật vậy, hạnh phúc luôn bắt
nguồn từ những điều bình dị ngay bên cạnh mỗi người mà đôi khi vì mơ ước lớn lao
mà chúng ta bỏ quên những điều nhỏ nhặt ấy. Gia đình không chỉ là chốn nương náu
bình yên mà còn giúp chúng ta vững vàng hơn trong cuộc sống. Bởi vậy, gia đình là
tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất mà mỗi người được ban tặng.
Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Mỗi cá
nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng
rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng
chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với mọi người xung quanh
và xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và
phát triển được. Chính vì vậy, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.
Song song với sự phát triển của xã hội, hội nhập thế giới thì thay đổi là điều tất
yếu và gia đình cũng từ đó mà phát triển nhằm phù hợp với xã hội và nhu cầu của con
người. Tuy nhiên hòa nhập chứ không hòa tan, dù có sự khác nhau nhưng gia đình
hiện đại vẫn dựa trên cơ sở của gia đình truyền thống để kế thừa và phát huy vậy nên
mà vẫn còn giữ được những bản chất tốt đẹp của gia đình Việt Nam, song vẫn còn
những mặt hạn chế cần nhận thức và khắc phục. Dựa trên cơ sở đó đánh giá điều kiện
quan trọng nhất để bảo vệ và giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Vì vậy, chúng em đã lựa chọn đề tài: “So sánh sự khác nhau giữa gia đình
Việt Nam truyền thống và hiện đại. Điều kiện quan trọng nhất để bảo vệ và gìn
giữ hạnh phúc gia đình là gì?”

1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm gia đình, gia đình truyền thống, gia đình hiện đại
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì
và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thông và quan hệ nuôi
dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia
đình.
Gia đình truyền thống là đại gia đình cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông
bà - cha mẹ - con cái mà người ta quen gọi là "tam, tứ, ngũ đại đồng đường". Đây là
kiểu gia đình khá phổ biến và tập trung nhiều nhất ở nông thôn, chứa nhiều yếu tố
dường như bất biến, ít đổi thay. Cơ sở phát sinh và tồn tại của nó xuất phát từ nền kinh
tế tiểu nông, ra đời từ nôi văn hoá bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
Gia đình hiện đại hay còn gọi là gia đình hạt nhân là gia đình chỉ có hai thế hệ,
bao gồm một cặp vợ chồng (bố mẹ) và con cái mà họ sinh ra, tồn tại như một đơn vị
độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội.
Gia đình hiện đại đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và cả ở nông thôn – thay cho
kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo trước đây.
1.2. Vị trí của gia đình
1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội
Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã
hội. Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: "Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch
sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự
sản xuất đó lại có 2 mặt. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm quần áo,
nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất
ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những trật tự xã hội, trong đó những
con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là
do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt
khác là do trình độ phát triển của gia đình."
Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người,
gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội. Không
có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Vì
vậy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia
đình tốt.
Mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản chất từng chế
độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, và phụ thuộc vào chính
2
bản thân mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong lịch sử. Vì vậy,
trong mỗi giai đoạn của lịch sử, tác động của gia đình đối với xã hội không hoàn toàn
giống nhau. Chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận trong gia đình thì mới có thể
yên tâm lao động, sáng tạo và đóng góp sức mình cho xã hội và ngược lại. Chính vì
vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn
đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
1.2.2. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời
sống cá nhân của mỗi thành viên
Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng,
chăm sóc, trưởng thành, phát triển. Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề,
điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở
thành công dân tốt cho xã hội. Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình, cá nhân mới
cảm thấy bình yên, hạnh phúc, có động lực để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt.
1.2.3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng
rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người. Chỉ trong gia đình
mới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng, cha mẹ
và con cái, anh chị em với nhau mà không cộng đồng nào có được và có thể thay thế.
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá
nhân. Mỗi cá nhân không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình mà còn có nhu
cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác ngoài các thành viên trong gia đình.
Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội.
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giữa các thành
viên của xã hội. Gia đình chính là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và
thực hiện quan hệ xã hội.
Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến
cá nhân. Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về mỗi cá nhân khi xem xét họ
trong các quan hệ xã hội và quan hệ với gia đình. Có những vấn đề quản lý xã hội phải
thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến cá nhân. Nghĩa vụ và quyền lợi của
mỗi cá nhân được thực hiện với sự hợp tác của các thành viên trong gia đình. Chính vì
vậy, ở bất cứ xã hội nào, giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội theo yêu cầu của
mình cũng đều coi trọng việc xây dựng và củng cố gia đình.

3
1.3. Chức năng của gia đình
1.3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người
Đây là chức năng đặc thù gia đình. Chức năng này không những đáp ứng những
nhu cầu tâm sinh lý tự nhiên của con người, duy trì nòi giống mà còn đáp ứng những
nhu cầu về sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội.
Ngoài ra chức năng này còn là vấn đề xã hội bởi vì nó quyết định đến mật độ dân
cư và nguồn lực lao động. Chức năng này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của mọi
mặt đời sống. Vì vậy tùy thuộc vào từng nơi, nhu cầu xã hội mà chức năng này được
thực hiện theo xu hướng hạn chế hoặc khuyến khích.
1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Chức năng thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái,
đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội. Vì vậy gia đình có ý nghĩa rất
quan trọng với sự hình thành nhân cách, đạo đức và lối sống của mỗi người. Những
hiểu biết đầu tiên của gia đình thường để lại nhiều dấu ấn sâu đậm và bền vững trong
cuộc đời mỗi con người.
Chức năng này ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đến cuộc đời của mỗi thành
viên. Mỗi thành viên trong gia đình đều có vị trí, vai trò nhất định, vừa là chủ thể vừa
là khách thể trong việc nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình. Đây là chức năng hết sức
quan trọng. Gia đình góp phần to lớn vào việc đào tạo thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của
xã hội, cung cấp và nâng cao nguồn lao động để duy trì sự trường tồn của xã hội.
Giáo dục gia đình gắn liền với giáo dục xã hội. Nếu giáo dục gia đình không
gắn liền với giáo dục xã hội thì mỗi cá nhân sẽ khó hòa nhập với xã hội và ngược lại
giáo dục của xã hội không đạt được hiệu quả cao khi không kết hợp với giáo dục gia
đình.
Vì vậy để thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng, giáo dục thì đòi hỏi mỗi bậc làm
cha, làm mẹ phải có kiến thức cơ bản tương đối toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là
phương pháp giáo dục.
1.3.3. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản
xuất và tư liệu tiêu dùng. Đây là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và
sản xuất ra sức lao động cho xã hội.
Gia đình không chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật
chất và sức lao động mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội. Gia đình thực hiện
chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của lao động sản xuất cũng
4
như các sinh hoạt trong gia đình. Nó được biểu hiện thông qua việc sử dụng hợp lý các
khoản thu nhập của các thành viên trong gia đình, sử dụng hợp lý quỹ thời gian nhàn
rỗi để tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, nhằm nâng cao sức khỏe,
duy trì sở thích,…
Chức năng kinh tế của gia đình có sự khác nhau tùy thuộc vào từng hình thức
gia đình khác nhau hay từng giai đoạn phát triển cả xã hội. Vậy nên, vị trí và vai trò
của kinh tế gia đình và mối quan hệ của kinh tế gia đình với các đơn vị kinh tế khác
trong xã hội cũng không hoàn toàn giống nhau.
Hiệu quả hoạt động kinh tế của gia đình quyết định hiệu quả đời sống vật chất
và tinh thần của mỗi thành viên gia đình. Gia đình đóng góp vào quá trình sản xuất và
tái sản xuất ra của cải, sự giàu có của xã hội. Chức năng này không những tạo cho gia
đình có cơ sở để tổ chức tốt đời sống, nuôi dạy con cái mà còn đóng góp to lớn đối với
sự phát triển của xã hội.
1.3.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Là chức năng thường xuyên của gia đình, được biểu hiện thông qua việc thỏa
mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm
lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người ốm, người già và trẻ em. Sự quan tâm ấy vừa là
nhu cầu tình cảm vừa là trách nhiệm, đạo lý, lương tâm của mỗi người. Vì vậy gia đình
là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nương tựa về mặt tinh thần, là yếu tố quyết
định đến sự ổn định và phát triển của xã hội. Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt,
quan hệ tình cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ.
Ngoài ra, gia đình còn có chức năng văn hóa, chức năng chính trị,…
Chức năng văn hóa: Gia đình là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc.
Gia đình không chỉ là nơi lưu giữ mà còn là nơi sáng tạo và thụ hưởng những giá trị
văn hóa của xã hội.
Chức năng chính trị: Gia đình là tổ chức chính trị của xã hội, là nơi tổ chức thực
hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy chế. Gia đình là cầu nối của mối quan
hệ giữa nhà nước với công dân.

5
CHƯƠNG 2. SO SÁNH GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN
ĐẠI. ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ BẢO VỆ VÀ GÌN GIỮ HẠNH
PHÚC GIA ĐÌNH
2.1. So sánh gia đình Việt Nam truyền thống và gia đình Việt Nam hiện đại
2.1.1. Điểm giống
- Đều là một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội.
Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển
được.
- Đều là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của
mỗi thành viên.
- Là cầu nối giữa cá nhân và xã hội.
- Đều mang đầy đủ các chức năng của gia đình như:
 Chức năng sinh sản: Đây là chức năng riêng của gia đình, nhằm duy trì nòi
giống, cung cấp sức lao động cho xã hội, cung cấp công dân mới, người lao
động mới, thế hệ mới đảm bảo sự phát triển liên tục và trường tồn của xã
hội loài người. Chức năng này đáp ứng nhu cầu của xã hội và nhu cầu tự
nhiên của con người. Nhưng khi thực hiện chức năng này cần dựa vào trình
độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và sự gia tăng dân số để có
chính sách nhân lực cho phù hợp.
 Chức năng nuôi dưỡng giáo dục: Đây là chức năng gia đình. Nội dung giáo
dục gia đình bao gồm tri thức, kinh nghiệm, đạo đức, lối sống, nhân cách,
thẩm mỹ,…Phương pháp giáo dục gia đình đa dạng, song chủ yếu là
phương pháp nêu gương thuyết phục lối sống, gia phong.
 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng: Đây là chức năng gia đình, bao
gồm hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tiêu dùng để thỏa mãn yêu
cầu thành viên. Sự tồn tại của kinh tế gia đình phát huy hiệu quả tiềm lực và
sức lao động gia đình từ đó tăng thêm của cải cho gia đình, xã hội. Thực
hiện tốt chức năng này sẽ tạo tiền đề sống, vật chất cho tổ chức đời sống gia
đình.
 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình: Đây là
chức năng có tính văn hóa – xã hội. Chức năng này kết hợp với các chức
năng khác tạo khả năng thực tế cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc.

6
2.1.2. Điểm khác
ST Gia đình truyền
Tiêu chí Gia đình hiện đại
T thống

- Quy mô gia đình lớn, - Quy mô gia đình giảm


trong gia đình có nhiều dần. thường chỉ có 2 thế hệ:
thế hệ. Thường là 3 bố mẹ và con cái sống
Quy mô
hoặc 4 thế hệ cùng chung với nhau.
gia đình
chung sống dưới một - Gia đình ít con, thường
mái nhà. chỉ sinh từ 1-2 con.
- Gia đình đông con.

- Là gia đình mở rộng, - Gia đình hạt nhân. Luật


một người chồng có pháp quy định phải tuân
thể lấy nhiều vợ. theo chế độ 1 vợ - 1 chồng.
- Thường đẻ rất nhiều - Số con trong gia đình
con, có những gia đình cũng không còn nhiều như
có tới gần chục người trước, mỗi gia đình thường
Cơ cấu
1 con. Con cái sống chỉ sinh 1 – 2 con.
gia đình
thiếu thốn, không - Bình đẳng hơn, con trai
Loại hình được đáp ứng các nhu hay con gái cũng đều như
cầu để phát triển đầy nhau.
đủ.
- Ít bình đẳng, trong
gia đình thì con trai
luôn được coi trọng
hơn con gái. Con trai
thì được đi học con gái
thì không.

Năm 1979 quy mô gia Năm 2019 quy mô gia đình


Ví dụ đình Việt nam là 5,22 việt nam là 3,6 người/hộ.
người/ hộ

2 Chức Chức + Gia đình truyền + Các gia đình Việt Nam
năng gia năng sinh thống trước kia hầu hiện nay đã không còn sinh
đình sản như nhà nào cũng sinh nhiều con như trước đây.

7
rất nhiều con. Mọi + Tỷ lệ số người đồng ý
người cho rằng số con rằng nhất định phải có con
càng nhiều, càng đông trai cũng đã giảm rất nhiều,
thì nhà ấy càng có con trai hay con gái cũng
phúc. đều bình đẳng như nhau.
+ Các gia đình sinh đẻ + Việc sinh con chịu sự
một cách tự do, không điều chỉnh bởi chính sách
có kế hoach, muốn xã hội của Nhà nước, tùy
sinh bao nhiêu thì theo tình hình dân số và
sinh. Gia đình truyền nhu cầu về sức lao động
thống có xu hướng tự của xã hội. Việc sinh đẻ
sinh con tại nhà gây ra được các gia đình thực hiện
những ảnh hưởng xấu một cách chủ động, tự giác.
tới sức khỏe cả bà mẹ
lẫn trẻ nhỏ.
+ Quan niệm “gia đình
nhất thiết phải có con
trai” vẫn được rất
nhiều người ủng hộ.
Lý do được cho là vì
để có người nối dõi
tông đường, để có
người nương tựa lúc
tuổi già.

+ Giáo dục chủ yếu Ngày càng được coi trọng


Chức theo tư tưởng Nho hơn. Nhưng gia đình lại chú
năng giáo giáo, theo những lễ ý đến việc học hành của
dục nghi. con cái trong trường như
+ Con cái sẽ được chỉ thế nào. Quá trình xã hội
bảo, dạy dỗ bằng hoá của đứa trẻ được diễn
những kinh nghiệm ra nhanh hơn, được gia đình
được truyền từ đời này cho tiếp xúc với xã hội, với
sang đời khác. Chỉ trai các nhóm xã hội nhiều hơn:
mới được đi học. Con nhà trẻ, nhà trường…Đã có
gái được giáo dục để sự bình đẳng giữa nam và

8
làm việc nhà. nữ trong vấn đề giáo dục.
Cả con trai và con gái đều
được đi học.

+ Chủ yếu hoạt động + Đã có những sự thay đổi


kinh tế nhỏ lẻ, riêng các thành viên trong gia
rẽ, tự cung tự cấp là đình đã thực hiện hoạt động
chính. kinh tế ngoài gia đình.
+ Đặc trưng của đơn vị + Chuyển từ sản xuất hàng
kinh tế truyền thống là hóa đáp ứng nhu cầu của thị
Chức sản xuất hàng hóa đáp trường quốc gia thành đáp
năng kinh ứng nhu cầu thị trường ứng nhu cầu của thị trường
tế quốc gia. toàn cầu.
+ Gia đình trở thành một
đơn vị tiêu dùng quan trọng
của xã hội vì sự phát triển
của kinh tế hàng hóa và
nguồn thu nhập ngày càng
tăng.

Chức + Trong gia đình Việt + Coi trọng những giá trị
năng tâm Nam truyền thống coi truyền thống nhưng bây giờ
lý tình trọng những giá trị về họ có thể tự do tìm một đối
cảm vợ chồng, con cái – bố tượng phù hợp.
mẹ theo những chuẩn + Gia đình hiện đại hay xảy
mực nhất định. Người ra rất nhiều tranh cãi, vấn
vợ kỳ vọng vào vai trò đề dẫn đến nhiều gia đình
trụ cột kinh tế của ly thân.
người chồng hơn là
tình yêu. Còn người
chồng lại coi trọng vai
trò làm mẹ, làm vợ của
người con gái.
+ Rất ít khi ly dị, Nên
có nhiều cuộc hôn
nhân chỉ sống trên

9
danh nghĩa, khiến cho
cả hai không hạnh
phúc. Gia đình không
mang lại sự ấm áp.

3 Mối + Ngày xưa có một + Hiện nay gần như đã


quan hệ hiện tượng đáng buồn
không còn các cuộc hôn
giữa các đó là hôn nhân không
nhân bị sắp đặt, ép buộc.
thành dự trên tình cảm mà là
Hầu như tất cả các cuộc
viên hôn nhân bị sắp đặt, ép
hôn nhân đều là tự nguyện,
trong gia buộc. Hiện tượng “bố
xuất phát từ tình cảm của cả
đình mẹ đặt đâu con ngồihai bên. Dù là hôn nhân tự
đấy” cộng với việc nguyện, không ép buộc
“trọng nam khinh nữ”
nhưng sức ép từ cuộc sống
phải chịu đựng cuộchiện đại đã khiến cho các
sống hôn nhân vô cùng
gia đình gánh chịu rất nhiều
bất hạnh. mặt trái như ly hôn, ly thân,
+Trong gia đình ngoại tình,…
Quan hệ
truyền thống, người + Trong gia đình Việt Nam
hôn nhân
chồng là trụ cột gia hiện đại, không nhất thiết
và quan
đình, mọi quyền lực người làm chủ gia đình phải
hệ vợ
trong gia đình đều là người đàn ông. Người
chồng
thuộc về người đàn phụ nữ cũng có làm chủ gia
ông. Người chồng là đình hoặc là cả hai vợ
người chủ sở hữu tài chồng cùng nhau làm chủ
sản của gia đình, gia đình
người quyết định các
công việc quan trọng
của gia đình.
+ Trái lại, người vợ
trong gia đình lại ít có
vị trí, tiếng nói. Hầu
như chỉ dám nhận các
công việc nhà và chăm
sóc con cái.

Quan hệ + Mối quan hệ giữa + Mối quan hệ giữa các cá


10
các thành viên được nhân trong gia đình đã trở
củng cố bằng chế độ nên bình đẳng hơn, tự do
tông pháp và chế độ hơn.
gia trưởng. + Vẫn còn những mâu
+ Có sự mâu thuẫn thuẫn tồn tại trong các mối
gay gắt trong các mối quan hệ nhưng đã bớt gay
giữa các quan hệ như: mẹ gắt hơn trước.
thế hệ, chồng – nàng dâu, em + Trong gia đình hiện đại,
các giá chồng – nàng dâu. việc giáo dục trẻ em gần
trị, chuẩn
Tuy nhiên thì trong gia như phó mặc cho nhà
mực văn
đình, một đứa trẻ sinh trường mà thiếu đi sự dạy
hóa của
ra và lớn lên dưới sự bảo thường xuyên của ông
gia đình
dạy bảo thường xuyên bà, cha mẹ. Còn người sống
của ông bà, cha mẹ cao tuổi phải đối mặt với sự
ngay từ khi còn nhỏ. cô đơn, thiếu thốn về mặt
Còn người cao tuổi vì tình cảm.
được sống cùng con
cháu nên nhu cầu về
tâm sinh lý, tình cảm
được đáp ứng đầy đủ.

4 Những - Chồng: Thường là - Chồng: Vẫn là người chủ


vấn đề chủ gia đình, có quyền trong gia đình.
khác quyết định mọi hoạt - Vợ: Đã có vai trò quan
động lớn nhỏ trong gia trọng trong sản xuất, tái sản
Vị trí -
đình. xuất, tiếp cận các nguồn lực
chức
- Vợ: Bị phụ thuộc vào phát triển, các quyết định,
năng của
chồng, không có vị trí các sinh hoạt cộng đồng và
vợ chồng
quan trọng trong gia thụ hưởng phúc lợi xã hội,
trong gia
đình (nếu không sinh gia đình.
đình
được con trai). Người
vợ phải có trách nhiệm
sinh con trai, làm mọi
việc trong nhà.

Nghề - Thường gia đình, -Các thành viên trong gia

11
dòng họ theo một nghề đình làm những công việc
nhất định, “cha truyền khác nhau. Mỗi thành viên
con nối”, tạo thành có quyền quyết định công
“nghề gia truyền”, hay việc của riêng mình.
nghiệp rộng hơn là thành một - Nghề nghiệp phong phú
làng nghề. hơn.
- Chủ yếu làm nghề
nông.

- Kinh tế nông nghiệp - Kinh tế nông nghiệp vẫn


là chủ yếu. chiếm phần lớn trong gia
Kinh tế - Kinh tế phụ thuộc đình, nhưng hiện nay còn
gia đình vào các thành viên thêm kinh tế phi nông
chính trong gia đình. nghiệp, hỗn hợp kinh tế phi
nông nghiệp - nông nghiệp.

Tư tưởng - Theo tư tưởng Nho - Tiếp thu tư tưởng, tinh


- Giá trị giáo là chủ đạo. hoa của cả phương Đông và
chuẩn - Tình yêu đôi lứa phương Tây, những giá trị
mực gia trong sáng. truyền thống và những giá
đình trị tiên tiến hiện đại như:
- Trách nhiệm và sự hi
sinh vô tận của cha mẹ + Tôn trọng tự do cá nhân.
với con cái. + Dân chủ trong mọi quan
- Con cái hiếu thảo với hệ.
cha mẹ. + Bình đẳng trong trách
- Con cháu kính trọng, nhiệm, nghĩa vụ.
biết ơn ông bà, tổ tiên. + Bình đẳng trong thừa kế,
- Tình yêu thương, không phân biệt đối xử
chăm lo, đùm bọc giữa đẳng cấp, thứ bậc giữa con
anh em. trai con gái, anh em.

- Đề cao lợi ích chung


gia đình.
- Tự hào truyền thống

12
gia đình, dòng họ.

- Vấn đề kết hôn: Tuổi - Vấn đề kết hôn: Tuổi kết


kết hôn sớm, “lấy hôn muộn hơn. Kết hôn
chồng từ thuở 13”. theo quy định của pháp
- Sinh con: Thể hiện luật.
vai trò của người bố - Sinh con: Gây nên những
mẹ. căng thẳng, sự thích ứng
Chu kì - Nuôi dạy con, giúp của những cặp vợ chồng
gia đình con cái hòa nhập vào trẻ.
cuộc sống của cộng - Sinh hoạt vợ chồng là vấn
đồng, làng xã, họ đề được các cặp vợ chồng
hàng. Có sự nuôi dạy quan tâm nhiều.
của ông bà.
- Sinh hoạt vợ chồng ít
bị ảnh hưởng.

2.1.3. Nguyên nhân sự khác nhau giữa gia đình Việt Nam truyền thống và gia
đình Việt Nam hiện đại
Xã hội luôn vận động và không ngừng biến đổi, đặc biệt trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan: sự phát
triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn liền với phát triển kinh tế, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cách mạng
khoa học công nghệ hiện đại, cùng với chủ trương và chính sách của Đảng về gia đình,
từ đó gia đình Việt Nam đã có sự thay đổi tương đối toàn diện về quy mô, kết cấu,
chức năng, cũng như quan hệ gia đình.
Trước hết nguyên nhân bắt đầu do yếu tố bên trong gây ra sự thay đổi. Sự thay
đổi này là do cuộc sống thực tế và nỗ lực của phụ nữ trong việc tham gia lao động có
thu nhập và nâng cao trình độ học vấn. Tỷ lệ biết chữ cũng như tỷ lệ có bằng cấp cao
của phụ nữ không thua nam giới. Những thay đổi cải thiện vị trí phụ nữ gia đình khiến
cho tiếng nói của họ càng ngày được tôn trọng.
Bên cạnh đó, quy trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến xu hướng người dân
di cư từ nông thôn sang thành thị làm việc, lập gia đình khiến cho điều kiện đất đai nhà
ở thành thị bị hạn chế  Quy mô gia đình thu hẹp lại.

13
Thứ hai, bối cảnh quy trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa không ngừng đẩy
mạnh nhiều lĩnh vực Việt Nam ngày càng quy mô. Gia đình truyền thống không còn
thích hợp với hoàn cảnh xã hội. Mà trái lại, gia đình hạt nhân lại dễ dàng thích hợp tồn
tại đơn vị độc lập, có khả năng thích ứng nhanh với chuyển biến xã hội. Cuối cùng,
vào năm đầu thời kì đổi mới, Chính phủ thực hiện chính sách mở cửa nhằm trao đổi
kinh tế, tiếp thu văn hóa nhân loại. Điều này đã giúp cho kinh tế xã hội Việt Nam phát
triển đáng kể, làm mức sống người dân nâng cao hơn, chất lượng sống được cải thiện.
Từ đó làm nhu cầu hưởng thụ người dân tăng  mang nét cá nhân  Cơ hội để làn
gió phương Tây “ thổi” vào Việt Nam. Trước làn sóng du nhập ồ ạt, Việt Nam đã áp
dụng lối sống, là “hòa nhập chứ không hòa tan”. Tiếp thu những văn hóa tích cực của
nước bạn, đồng thời tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
2.2. Đánh giá chung về hai loại hình gia đình
2.2.1. Ưu điểm
 Gia đình truyền thống:
 Gia đình truyền thống có các ưu điểm như có sự gắn bó cao về tình cảm
theo huyết thống, bảo lưu được các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ,
phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo.
 Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh
thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ. Đó là những giá trị rất
căn bản của văn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy.
 Lợi thế của một gia đình nhiều thế hệ là có thể chia sẻ công việc, tài chính,
tình yêu, tình cảm với nhau. Trẻ em không bao giờ cảm thấy bị bỏ quên và
dễ dàng xây dựng mối quan hệ với tất cả mọi người.
 Sự liên kết giũa các gia đình, hàng xóm có sự gắn bó, thân thiết.
 Có sự kiểm soát theo hướng từ trên xuống, bố mẹ kiểm soát con cái, thế hệ
trước kiểm soát thế hệ sau.
 Gia đình truyền thống vẫn coi trọng chữ tình. Cái tình, cái nghĩa là cần thiết
trong tất cả các mối quan hệ gia đình. Vì thế mà cái tình được nâng cao
trong quá trình xây dựng gia đình mới hiện nay. (Cái tình có thể là tình cảm
máu mủ ruột thịt, sự đoàn kết, cộng hưởng, chung sức, chung lòng cùng
nhau sinh sống và phát triển, sự chung thủy,… và cái tình lớn nhất là trong
quan hệ cha con, mẹ con, thứ tình cảm thiêng liêng nhất giữa bậc nhân sinh
và con cái).
 Trong một gia đình nhiều thế hệ, trẻ em nhận được hỗ trợ rất lớn từ những
người lớn tuổi:

14
- Kỹ năng xã hội và giao tiếp: Trẻ em có cơ hội để học các kỹ năng xã
hội và giao tiếp thông qua gia đình nhỏ trong một gia đình nhiều thế
hệ. Thông qua quá trình giao tiếp, trẻ em có cơ hội phát triển những
kỹ năng xã hội mạnh mẽ. Chúng sẽ biết cách để trò chuyện với mọi
người qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Gia đình truyền thống cung
cấp cho con trẻ một sân tập tuyệt vời để phát triển kỹ năng xã hội.
- Người lớn tuổi chăm sóc trẻ tốt hơn: Một gia đình nhiều thế hệ mang
lại bầu không khí an toàn và ấm áp cho trẻ em.
- Chia sẻ ý kiến: Trẻ em lớn lên trong một gia đình truyền thống sẽ
được dạy bảo về cách giao tiếp cởi mở cũng như trung thực với tất cả
mọi người.
- Tự nhận dạng: Cấu trúc của một gia đình nhiều thế hệ là cung cấp
cho con trẻ một bản sắc riêng, giúp chúng tự nhận biết giá trị của bản
thân và vai trò của mình với xã hội. Trẻ em sẽ cảm thấy có trách
nhiệm hơn với những người lớn tuổi, những anh chị em trong gia
đình và khao khát khẳng định vai trò của bản thân.
- An sinh xã hội: Gia đình nhiều thế hệ tạo nên an sinh xã hội và là một
môi trường sống chan hòa khi người già, người trẻ, người thất nghiệp
và góa phụ chung sống cùng nhau.
- Sự hỗ trợ lẫn nhau: Gia đình truyền thống sẽ dạy bạn về đạo đức xã
hội ngay từ khi còn nhỏ. Gia đình lớn nuôi dưỡng bạn, dạy bạn có
những hành vi tốt về đạo đức và nhân cách, giúp bạn tự điều chỉnh để
hỗ trợ các thành viên khác trong gia đình. Ưu điểm thú vị khác của
một gia đình chung là trẻ em có môi trường để phát triển đức tính xã
hội như sự đồng cảm, sự cảm thông, sự hy sinh, tình cảm, sự vâng lời
và quan điểm tự do. Trong gia đình lớn, mọi niềm vui và nỗi buồn
đều được sẻ chia và không ai cảm thấy bị bỏ quên cả.
 Gia đình hiện đại:
 Tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, hầu hết là gia đình hạt nhân bao
gồm bố mẹ và con cái sống chung, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh
với các biến đổi xã hội.
 Về quy mô đã được thu nhỏ hơn so với ngày xưa, luật pháp quy định phải
tuân theo chế độ một vợ - một chồng, số con trong gia đinh cũng chỉ từ 1-2
con. Gia đình hiện đại không còn sinh nhiều con như trước, số người đồng ý
rằng nhất định gia đình phải có con trai đã giảm đi. Việc sinh con cái chịu
sự điều chỉnh bởi chính sách của nhà nước, dựa trên tình hình dân số chung

15
và nhu cầu lao động xã hội. Mỗi gia đình tực hiện một cách tự giác, chủ
động không ép buộc.
 Gia đình hiện đại có sự độc lập về quan hệ kinh tế. Kiểu gia đình này tạo
cho mỗi thành viên khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự
do cá nhân. Chuyển từ sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường
quốc gia thành đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế.
 Gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã hội vì sự phát
triển của kinh tế hàng hóa và nguồn thu nhập ngày càng tăng.
 Xu hướng đầu tư tài chính của gia đình dành cho giáo dục của con cái đã
tăng lên nhiều, không chỉ giáo dục về đạo đức, kĩ năng giao tiếp mà còn về
tài năng kiến thức khoa học hiện đại. Con cái được đáp ứng đầy đủ về nhu
cầu, ưu tiên để phát triển.
 Vai trò cá nhân được đề cao, có sự bình đẳng hơn giữa cha mẹ và con cái,
không còn giữ nhiều phong tục cổ hủ, lạc hậu “cha mẹ đặt đâu con ngồi
đấy”,… như xưa nữa. Con trai con gái đều bình đẳng như nhau.
 Hôn nhân không còn bị sắp đặt, ép buộc, đều là xuất phát tự nguyện, tình
cảm từ hai phía. Trong gia đình không nhất thiết đàn ông làm chủ, phụ nữ
cũng được đề cao gia đình, thậm chí nhiều gia đình có cả vợ chồng đều là
chủ gia đình.

2.2.2. Nhược điểm


 Gia đình truyền thống:

Trong khi giữ gìn các truyền thống tốt đẹp cũng tồn tại những tập tục, tập quán
lạc hậu, lỗi thời.

 Sự khác biệt về tâm lí, tuổi tác, lối sống, thói quen cũng đưa đến một hệ quả
khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà - các cháu; giữa
mẹ chồng - nàng dâu,…
 Duy trì được tinh thần cộng đồng, gia đình truyền thống phần nào cũng hạn
chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.
 Việc bất bình đẳng giữa nam và nữ (“Trọng nam khinh nữ”, con trai trong
gia đình được xem trọng hơn con gái và có quyền quyết định mọi thứ, vai
trò của người phụ nữ không được nâng cao).
 Bất bình đẳng trong trách nhiệm, nghĩa vụ và bình đẳng trong việc kế thừa.
 Người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền lực trong gia đình đều thuộc
về người đàn ông. Người chồng là ngời chủ sở hữu tài sản của gia đình,

16
người quyết định các công việc quan trọng của gia đình, kể cả quyền dạy vợ
đánh con.
 Con cái trong gia đình truyền thống đặc biệt là người con gái phải tuân theo
lời của bố mẹ: “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.
 Sự khác biệt về tâm lí, tuổi tác, lối sống, thói quen, cũng đưa đến một hệ quả
khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà - các cháu; giữa
mẹ chồng - nàng dâu, em chồng - chị dâu,…Bên cạnh việc duy trì được tinh
thần cộng đồng, gia đình truyền thống phần nào cũng hạn chế sự phát triển
tự do của mỗi các nhân.
 Nghề nghiệp chính trong gia đình truyền thống là nghề nông. Sau vụ mùa
của nhà hoặc cả họ sẽ cùng nhau làm một nghề thủ công nên nghề nghiệp
trong gia đình truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác : “Cha
truyền con nối”, không có sự tự do trong công việc lựa chọn, làm cho tính
chất nghề nghiệp trong gia đình không còn đa dạng.
 Gia đình hiện đại:
 Do mức độ liên kết giảm sút và sự ngăn cách không gian giữa các gia đình
nên khả năng hỗ trợ lẫn nhau về vật chất và tinh thần bị hạn chế. Hầu hết
người trong gia đình hiện đại chỉ ở trong nhà hoặc ra ngoài khi làm việc nên
rất ít khi biết về hàng xóm, tình làng nghĩa xóm bị mai một.
 Sự liên kết giữa các gia đình hiện nay đang bị suy giảm làm cho khả năng
hỗ trợ lẫn nhau về vật chất và tinh thần bị hạn chế.
 Ảnh hưởng của các thế hệ tới nhau ít đi cũng làm giảm khả năng kế thừa,
phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong gia đình gặp khó khăn.
 Do gia đình hiện đại ít con, cháu nên điều kiện, thời gian chăm sóc, gần gũi
thể hiện tình cảm của con cháu đối với cha mẹ, ông bà ít hơn.
 Có sự gia tăng của các hiện tượng tệ nạn xã hội, tiêu cực trong nhà trường,
xã hội, kì vọng của cha mẹ quá cao trong rèn luyện đạo đức nhân phẩm làm
ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của các con. Vai trò của gia đình
trong việc thực hiện chức năng xã hội hóa giáo dục trẻ giảm sút.
 Sức ép từ đời sống hiện đại dẫn đến hay xảy ra vấn đề, tranh cãi nhiều gia
đình ly thân, ly hôn, ngoại tình, người già neo đơn,bạo lực gia đình vẫn còn.
Gia đình chỉ có 1-2 con thì đời sống, tình cảm gia đình ít phong phú hơn.
Giá trị truyền thống bị coi nhẹ.
 Người cao tuổi thường không được chăm sóc chu đáo, phải đối mặt với cô
đơn, thiếu thốn về mặt tình cảm, họ thường sống trong viện dưỡng lão,

17
2.3. Điều kiện quan trọng nhất để bảo vệ và giữ gìn hạnh phúc gia đình
Thực tế có rất nhiều điều kiện để bảo vệ và giữ gìn hạnh phúc gia đình, nổi bật
như:
Thứ nhất, tăng cường sẻ chia: Hãy luôn nhớ rằng, cho đi rồi sẽ nhận lại, chẳng
ai thiệt thòi cả khi cho đi, nhất là cho người thân trong gia đình. Vì vậy hãy tăng cường
chia sẻ với những người thân trong gia đình, đặc biệt là những người phụ nữ vốn tâm
lý nhạy cảm, hãy chia sẻ với họ nhiều hơn. 
Bắt đầu từ chuyện chia sẻ công việc nhà (sau khoảng thời gian ra ngoài làm
việc vất vả thì nên chia sẻ để hoàn thành công việc trong gia đình, không để một thành
viên phải hoàn thành tất cả những công việc chung), chia sẻ nhiệm vụ với nhau trong
gia đình: chăm sóc con cái, chia sẻ nghĩa vụ kinh tế.
Thứ hai, tôn trọng lẫn nhau: Sự tôn trọng là nền tảng để có một gia đình hạnh
phúc. Không chỉ những người lớn trong gia đình cần được tôn trọng để giữ đúng chữ
“lễ” mà tất cả các thành viên từ nhỏ tuổi đến lớn tuổi đều cần được tôn trọng, lắng
nghe những ý kiến, được quyền đóng góp để xây dựng một gia đình hạnh phúc.
Thứ ba, dành thời gian cho gia đình: Dành thời gian cho một mối quan hệ
chính là bản lề để mối quan hệ đó được duy trì, đặc biệt là gia đình thì điều này rất
quan trọng. Nếu một gia đình mà không có thời gian thì chất lượng các mối quan hệ
trong gia đình đó sẽ dần đi xuống: vợ chồng không quan tâm lẫn nhau, con cái không
được chăm sóc chu đáo, các công việc trong gia đình dần bị bỏ bê. Chính vì thế mà gia
đình trở nên lỏng lẻo, không gắn kết. dần mất đi những giá trị tốt đẹp và có nguy cơ
mất đi gia đình.
Thứ tư, yêu thương nhiều hơn và tránh trách móc: Dĩ nhiên rồi, chẳng đâu bằng
nhà của mình cả. Tình yêu là nền tảng của một gia đình hạnh phúc. Tình yêu giúp bạn
vượt qua mọi thách thức. Vì vậy hãy dành tình yêu cho gia đình mỗi ngày, chỉ thông
qua những việc làm nhỏ nhoi như hỏi thăm sức khỏe, chuẩn bị món ăn ngon, hỏi thăm
tình hình trong ngày,… Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng đủ năng lượng
để dành sự yêu thương dịu dàng cho các thành viên trong gia đình, gia đình cũng giống
như một chuyến tàu giữa biển khơi, có những ngày trời nắng đẹp thì cũng có những
ngày mưa giông, chúng ta nên bình tĩnh để suy xét mọi việc, để yêu thương lẫn nhau
chứ không nên trách móc, chỉ nhìn thấy những khuyết điểm của nhau.
Thứ năm, làm tròn nghĩa vụ, bổn phận của mình: Dù bạn là ai trong gia đình
cũng đều sẽ đóng một vai trò rất quan trọng, là đầu mối tương tác với những người
khác trong gia đình như một đầu mối mắt xích quan trọng. Hoàn thành nghĩa vụ bản

18
thân đối với gia đình cũng là bước đệm để công dân hoàn thành nghĩa vụ với xã hội,
bởi gia đình là một chỉnh thể xã hội thu nhỏ.
Thứ sáu, tài chính vững mạnh: Tài chính cũng là một trong những yếu tố quan
trọng để xây dựng nên hạnh phúc gia đình mỗi giai đoạn của cuộc sống sẽ có nhiều sự
thay đổi khác nhau chẳng hạn như việc con cái vào đại học/kết hôn/lập nghiệp mình
muốn mở rộng kinh doanh, xây nhà để làm được điều này thì đòi hỏi gia đình phải có
tài chính vững chắc nhằm ứng biến kịp thời trước những thay đổi và giữ gìn hạnh phúc
gia đình.
Trong tất cả những điều các điều kiện nhằm bảo vệ và giữ gìn hạnh phúc gia
đình thì việc quan tâm và tăng cường chia sẻ là yếu tố quan trọng nhất.
Quan tâm và san sẻ mỗi ngày giúp các thành viên liên kết, kết nối với nhau.
Cuộc sống gia đình có sự chia sẻ, kết nối giữa các thành viên trong gia đình
Trong một gia đình, vợ chồng hòa thuận tác động rất lớn đến các mối quan hệ
khác đặc biệt là sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của các con trong gia đình: cha
mẹ hòa thuận yêu thương nhau thì con trẻ mới có đủ yêu thương để phát triển
Nếu không hề sắp xếp thời gian bên nhau mỗi ngày, bạn hoàn toàn có thể tụ tập
những thành viên trong gia đình vào cuối tuần, hoàn toàn có thể cùng nhau ăn bữa tối
hoặc những chuyến picnic ngắn ngày cũng là một lựa chọn tốt .
Cuộc sống hiện đại ngày này, thời gian cha mẹ dành để chăm sóc và trò chuyện
với con cái mỗi ngày trở nên khan hiếm. Chính bởi nguyên do này, mối quan hệ giữa
những thành viên trong gia đình trở nên xa cách, lạnh nhạt. Biết phân bổ thời gian hợp
lý cho những mục đích khác nhau và gia đình luôn là ưu tiên hàng đầu
Ví dụ: Trong năm 2022, số liệu thống kê cho thấy, số vụ ly hôn ở Việt Nam
hiện ở mức 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết
hôn là 25%, có nghĩa rằng, cứ 4 cặp vợ chồng đi đăng ký kết hôn thì một đôi ra tòa.
Các nguyên nhân dẫn đến ly hôn bao gồm:
 Ngoại tình.
 Bạo lực gia đình.
 Vấn đề tài chính.
 Không có sự tin tưởng – Kiểm soát nhau quá mức.
 Vợ chồng không tôn trọng, chia sẻ, tin tưởng nhau.
 Áp lực trong cuộc sống vợ chồng.
 Kết hôn khi còn trẻ.
 Không hòa hợp trong chuyện chăn gối.

19
Và nguyên nhân được thống kê nhiều nhất chính là vợ chồng không tôn trọng
và chia sẻ lẫn nhau. Một mối quan hệ được duy trì hay một gia đình hạnh phúc thì chia
sẻ và yêu thương là điều không thể thiếu. Hơn nữa, trong một xã hội hiện đại và phát
triển như hiện nay thì khoảng cách giữa người với người càng được kéo xa hơn, những
áp lực công việc, cuộc sống cùng chủ nghĩa tôn thờ cái tôi đang ngày càng lớn mạnh
khiến cho sự kiên nhẫn để giải quyết vấn đề của con người ngày càng ít đi và vấn đề
không được giải quyết. Chính lúc này, sự quan tâm và chia sẻ sẽ phát huy tác dụng của
nó nhưng không phải ai cũng đủ chúng và sử dụng chúng đúng lúc. Không chỉ cặp vợ
chồng mà những đứa trẻ cũng trở thành nạn nhân của sự không yêu thương và chia sẻ
dù chúng là đối tượng cần nhận được nó nhất. Vì vậy, yêu thương, quan tâm, sẻ chia sẽ
luôn là bản lề cho tất cả các mối quan hệ trong gia đình và mỗi thành viên cần phải học
cách để yêu thương, quan tâm, chia sẻ.
2.4. Phương hướng, giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2.4.1. Phương hướng xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội
Thứ nhất, tuyên truyền Luật Hôn nhân và gia đình đến từng gia đình Việt Nam:
Luật lệ là cơ sở pháp lý toàn diện ảnh hưởng tới xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ
hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng những chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của
các thành viên trong gia đình. Đồng thời, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt
đẹp của Gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đồng, tiến bộ, hạnh
phúc, bền vững.
Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước có hệ thống chính sách
xây dựng gia đình Việt Nam: Nhà nước cần có một hệ thống chính sách cơ bản và đầy
đủ trên cơ sở một chiến lược quốc gia về gia đình gắn với chiến lược phát triển chung
của đất nước. Hệ thống chính sách về gia đình có thể bao gồm: chính sách tác động
trực tiếp, chính sách tác động gián tiến đến gia đình. Vậy nên, cần hoàn thiện và thực
hiện tốt có hệ thống chính sách xã hội là một phương phương hướng tích cực xây dựng
gia đình Việt Nam. Công tác xây dựng gia đình chỉ đạt hiệu quả cao một khi các cấp
uỷ Đảng và chính quyền đã dựa trên tính chất/đặc điểm của cộng đồng dân cư để đề
xuất và đưa vào thực tiễn các phương pháp giáo dục và tuyên truyền phù hợp nhằm
triển khai thành công các chính sách của Đảng và Nhà Nước về vấn đề xây dựng và
phát triển gia đình. Đặt ra các giá trị/tiêu chí cần vươn tới là: Ấm no, hạnh phúc, tiến
bộ, văn minh.
Thứ ba, quan tâm hơn nữa đến phụ nữ và sự nghiệp giải phóng phụ nữ: Nói
giải phóng phụ nữ là nói đến việc khắc phục bất bình đẳng nam nữ, và giảm bớt gánh
nặng nội trợ trên vai người phụ nữ. Biến lao động nội trợ thành lao động xã hội, tạo
20
điều kiện mọi mặt cho người phụ nữ có cơ hội phát triển trên một lĩnh vực đời sống xã
hội, trên cơ sở đồng tình, hỗ trợ, giúp đỡ của những người thân trong gia đình. Đó
chính là nội dung cơ bản của giải phóng phụ nữ.
Thứ tư, chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền và định hướng thông tin về
gia đình, về sử dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào các hoạt động của gia
đình: Sử dụng thành tựu khoa học và công nghệ để tuyên truyền, định hướng thông tin
nhằm tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa về gia đình. Giúp mỗi gia đình thực
hiện tốt chức năng gia đình nói chung một cách phù hợp nhất với điều kiện kinh tế,
yếu tố pháp lý, đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc. 
Thứ năm, kết hợp các lực lượng để xây dựng gia đình văn hóa: Xây dựng gia
đình, là sự cố gắng của mỗi gia đình, của từng thành viên trong gia đình. Đồng thời,
còn là sự cố gắng chung của nhiều lực lượng. Cần có chính sách, biện pháp thích hợp
tạo điều kiện để các công dân nam, nữ xác lập hơn nhận tự nguyện, tiến bộ và gia đình
thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
hôn nhân và gia đình, vận động xóa bỏ những hủ tục lạc hậu về bản nhân gia đình.
Khuyến khích phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp. Xây dựng và phát
triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ không chỉ là vấn đề của riêng mỗi gia
đình mà còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, cần thu hút được sự quan tâm và
chung tay của đoàn thể, cộng đồng dân cư và mỗi cá nhân
2.4.2. Một số giải pháp chủ yếu để xây dựng và phát triển gia đình Việt thời
kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Thứ nhất, nâng cao nhận thức và thực hiện nghĩa vụ gia đình đối với mọi công
dân: Cần hiểu được gia đình là nhân tố có vai trò và vị trí quan trọng trong toàn bộ
chính sách xây dựng, phát triển đất nước. Chủ nghĩa xã hội phải thực hiện xây dựng
gia đình hiện đại  khác về nhiều mặt so với gia đình truyền thống. Gia đình hiện đại,
hình thành phát triển gắn liền với sự phát triển toàn diện của chủ nghĩa xã hội, đây là
sự cố gắng chung của từng thành viên, từng gia đình, của Nhà nước, địa phương và các
tổ chức xã hội thì mới có thể có gia đình - no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh". Mỗi
công dân không chỉ cần nhận thức mà còn trong quá trình đó còn cần nâng cao chất
lượng của phong trào xây dựng gia đình: Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; Thực hiện
kế hoạch hoá gia đình; Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư. Khuyến khích việc
tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, nhân rộng các mô hình gia đình văn hoá ở thời đại công
nghiệp hoá, hiện đại hoá với những giá trị mới được lĩnh hội. 
Thứ hai, có chiến lược, kế hoạch cụ thể trong việc xây dựng gia đình hiện đại:
Để xây dựng gia đình hiện đại ở nước ta hiện nay, phải ngăn chặn những hiện tượng
tiêu cực, mạnh dạn lựa chọn và xử lý đúng đắn những yếu tố mới nảy sinh, trong đó
quan trọng là tiếp thu có chọn lọc những nội dung tiến bộ của thời đại phù hợp với
21
truyền thống, văn hóa dân tộc và sự phát triển của xã hội. Đồng thời có kết hợp, hiệu
chỉnh phù hợp với các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Đảng ta cần “Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần
giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hoá, con người Việt Nam, nuôi
dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ".
Thứ ba, xây dựng chung chiến lược bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ: Xây dựng
và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, ngăn chặn,
đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực gia đình. Đẩy mạnh việc tạo điều kiện
để phụ nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc,
nhiệm vụ, chức năng trong gia đình và xã hội.
Thứ tư, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân trong phong trào xây dựng gia
đình văn hóa, nâng cao chất lượng công cuộc xây dựng và phát triển gia đình văn
hoá: Cần tiếp tục đưa phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đi
vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả, thực hiện nghiêm chính sách và pháp luật về dân
số, duy trì mức sinh hợp lý, quy mô gia đình ít con. Làm tốt công tác chăm sóc sức
khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm mạnh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, góp
phần nâng cao chất lượng dân số phản đấu đạt mục tiêu “Chi số phát triển con người
(HDI) duy trì trên 0,7". Bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em, tạo môi trường lành
mạnh để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. 
Thứ năm, cần đẩy mạnh các hoạt động kinh tế-xã hội nhằm nâng cao chất
lượng đời sống vật chất và kinh tế của hộ gia đình: Xây dựng và hoàn thiện các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội để củng cố kinh tế hộ gia đình. Hỗ trợ, tạo điều kiện
cho các gia đình phát triển kinh tế, tham gia sản xuất kinh doanh hợp pháp, sản xuất
phục vụ xuất khẩu. Từ đó tạo cơ hội xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống ấm no cho
nhân dân, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mở rộng phạm vi phát triển kinh tế, đẩy mạnh
những loại hình kinh tế khác nhau. Đồng thời cần có chính sách riêng ưu tiên cho các
hộ gia đình liệt sĩ, thương binh bệnh binh; gia đình dân tộc thiểu số; hộ nghèo; gia đình
có nơi cư trú tại vùng sâu vùng xa, các khu vực gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh.

22
KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội,
gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là
gia đình". Một gia đình hạnh phúc, hoà thuận sẽ tác động tới cộng đồng, thúc đẩy xã
hội vận động tạo ra sự biến đổi và phát triển. Gia đình hạnh phúc bền vững không chỉ
có sự "no ấm, bình đẳng, tiến bộ" mà còn là nơi hội tụ tổng thể những nét đẹp văn hoá
của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Nó được thể hiện qua thái độ, hành vi, cách cư
xử trong gia đình, trong đó phải đảm bảo các nguyên tắc: Đối với người trên phải tôn
kính, lễ độ, khiêm tốn và quan tâm, chăm sóc; đối với người dưới phải biểu lộ thái độ
thông cảm, nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha; đối với người cùng thế hệ phải hết sức tôn
trọng, chân thành, bác ái; trong quan hệ vợ chồng phải hoà thuận trên cơ sở tình yêu
thương chung thuỷ và sự hiểu biết lẫn nhau.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Hoà Bình (2013), Giáo dục giá trị truyền thống trong gia đình hạt nhân ở
Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá, Đại học Văn hoá Hà Nội.
2. Vũ Ngọc Khánh (2008), Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
3. Đào Thị Mai Ngọc (2014), Văn hoá gia đình Việt Nam, các giá trị truyền thống và
hiện đại, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.
4. TS. Trần Tuyết Ánh (2021), Tiêu chí nào đảm bảo để gia đình hạnh phúc?, Báo
Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Phương Hoài (2021), Gia đình truyền thống Việt Nam, Trường Đại học Trà Vinh.
6. Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật (2021), Giáo trình học phần Chủ nghĩa xã
hội khoa học, Bộ giáo dục và đào tạo.
7.Võ Huỳnh Như Thiên (2022), Kết hợp giữa văn hóa truyền thống và hiện đại trong
việc xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay, Trang thông tin điện tử tổng
hợp Tuổi trẻ Bình Dương.

24

You might also like