You are on page 1of 2

1. Giới thiệu về doanh nghiệp.

- Giới thiệu chung: Các thông tin cơ bản như: về tên gọi, lĩnh vực kinh doanh, trụ sở, chiếm thị
phần thế nào ở các thị trường trên thế giới,…
- Quá trình kinh doanh: Các dấu mốc chính mang tính bước ngoặt của DN.
- Tầm nhìn, sứ mệnh và triết lý kinh doanh.
- Các thành tựu: Có mặt trên bao nhiêu quốc gia, vị trí thứ bao nhiêu trong danh mục doanh
nghiệp (VD: top 5 doanh nghiệp sản xuất bia lớn nhất thế giới, xếp thứ__ trong danh sách 500
doanh nghiệp thành công,…), quy mô thị trường (khoảng bao nhiêu), quy mô nhân sự (khoảng
bao nhiêu), quy mô sản xuất,…
2. Mô hình kinh doanh.
2.1. Khu vực hoạt động.
a) Nguồn lực chính: Là những năng lực cốt lõi tạo nên thành công của doanh nghiệp, là cơ sở
chủ chốt tạo nên lợi thế cạnh tranh. (Thiếu nó DN khó có thể thành công được bây giờ hoặc gần
như không thể hoạt động được). Và khi đi vào phân tích các nguồn lực này, ví dụ như là Nguồn
nhân lực, phải chỉ rõ ra, quy mô nguồn nhân lực thế nào, được tuyển dụng gắt gao và đào tạo
chất lượng ra sao mà có thể trở thành yếu tố đóng góp vào thành công của doanh nghiệp. Hoặc
ví dụ như Cơ sở vật chất, hoặc nguồn vốn: Hãy đưa các số liệu và ví dụ cụ thể vào. Đừng nói
chung chung kiểu như Nguồn nhân lực rất quan trọng vì nó giúp DN có thể sản xuất được sản
phẩm, giúp cho DN hoạt động trơn tru hơn; hoặc phải có nguồn vốn DN mới có tiền để sản xuất;
… những câu mà người ta đọc vào thấy sáo rỗng, và không có nhiều giá trị ấy. [ có thể tham khảo
mô hình: nguồn lực là gì -> các vận hành, tổ chức nguồn lực, đặc điểm của nguồn lực đó đặc biệt
ra sao -> đem tới giá trị gì cho doanh nghiệp ]

b) Mạng lưới đối tác chính: Là các tổ chức có quan hệ hợp tác với doanh nghiệp => đóng góp
vào khả năng phát triển, lớn mạnh của DN. Cần nêu ra nó sẽ có những đóng góp gì cho giá trị,
quan hệ khách hàng. ( kiểu như: hoạt động mạnh với đối tác phân phối => đóng góp vào giá trị:
giúp cho khách hàng ở mọi khu vực có thể dễ dàng tiếp cận được với spham của DN,… ) [ Có thể
tham khảo mô hình: Đối tác là gì -> các thức hợp tác -> ý nghĩa& kết quả hợp tác ]

c) Các hoạt động chính: mang tính chủ chốt, phải do chính DN làm. (VD như Apple, hoạt động
chính đó chính là marketing và thiết kế sản phẩm, còn việc sản xuất thì có thể ném qua cho các
bên đối tác làm, ai làm cũng được). Cần nêu rõ nguồn lực nào sẽ đóng vai trò chủ yếu trong hoạt
động đó => đóng góp gì cho giá trị, quan hệ khách hàng. (VD: tập trung đổi mới, sáng tạo ra
công thức đồ uống mới => thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng ở các phân khúc khác nhau,…)
2.2. Khu vực sản phẩm&dịch vụ.
- DN đưa ra các phân khúc sản phẩm/ dịch vụ gì ra thị trường, nhắm vào khách hàng nào, thỏa
mãn nhu cầu nào?
- Giá trị định vị của sản phẩm đối với từng phân khúc khách hàng [ cụ thể là đối với phân khúc
người tiêu dùng thì đem lại giá trị gì? Đối với phân khúc các doanh nghiệp, đối tác bán lẻ ( tạp
hóa, quán bar, khách sạn,…) thì đem lại giá trị gì? ]
2.3. Khu vực khách hàng.
a) Khách hàng mục tiêu: Đối tượng chính DN hướng tới. Ở đây có đề xuất là: Các cá nhân (21+)
và các đối tác doanh nghiệp, nhà bán lẻ. Nói sơ qua về đặc điểm, nhu cầu,…
b) Kênh phân phối: DN tìm tới thị trường và đem đến các giá trị cho khách hàng thông qua kênh
phân phối nào? Giá trị kênh phân phối đó mang lại cho doanh nghiệp& khách hàng? Từ đó, đánh
giá kênh phân phối đó hiệu quả hay không, tại sao?
c) Quan hệ khách hàng: Cần xác định được, đối với mỗi phân khúc khách hàng khác nhau thì
doanh nghiệp đối xử như thế nào, phát triển và duy trì mối quan hệ ra sao. (ở đây chưa làm tới
doanh nghiệp của mình nên t chưa dám lấy ví dụ về nó, nhưng hãy nhớ tới ví dụ của cô về
Facebook, đó là với khách hàng đóng phí thì nó hỗ trợ nhiệt tình, nhanh chóng ra sao, còn với
khách hàng không đóng phí thì nó không quan tâm tới khiếu nại lắm).
2.4. Khu vực tài chính.
a) Cấu trúc chi phí: Phải nói rõ ra là DN chi cho các khoản gì, phải dựa trên báo cáo chi tiêu của
doanh nghiệp (ví dụ cho mục Marketing, mua nguyên vật liệu, vận hành nhà máy,… cụ thể là bao
nhiêu). Trên mạng đã có sẵn số liệu, tuy nhiên phải chú ý xem đó là số liệu ở từng thị trường
riêng lẻ (US, Canada, EU,…) hay số liệu của chung tổng doanh nghiệp. Nếu là của riêng lẻ thì chủ
động cộng dồn hết vào nhá.
b) Cấu trúc doanh thu: Nêu rõ doanh thu của doanh nghiệp kiếm ở đâu ra, nhờ cung cấp giá trị
cho phân phúc khách hàng nào, chiếm bao nhiêu trong tổng doanh thu, số liệu cũng cụ thể
tương tự như cấu trúc chi phí.

3. Yếu tố mấu chốt quyết định thành công:


- Chỉ ra yếu tố đó
- Cách thức DN tận dụng yếu tố đó
- Thành tựu mà nó mang lại.
- Tiềm năng phát triển của nó trong tương lai.

Lưu ý: rằng mình làm cái mô hình này là đứng vào vị trí của doanh nghiệp để làm, tức nghĩa là
mọi quyết định mình đưa ra, mọi yếu tố mình đưa vào mô hình đều phải có căn cứ, cơ sở, phải
dựa trên số liệu, tình hình thực tế của doanh nghiệp chứ không phải cảm tính. Vậy nên hạn chế
hết mức các câu nói chung chung, không có nhiều giá trị, phân tích cái gì là phải phân tích triệt
để tới cùng để người nghe không cần phải thắc mắc gì thêm nữa.
- Mục đích của bài tập nhóm lần này là cô muốn chúng mình hiểu Điều gì khiến cho một
doanh nghiệp thành công? Vậy nên mỗi một yếu tố đưa vào bài viết đều phải lập luận để chỉ
rõ nó góp phần thế nào trong việc thỏa mãn các mục tiêu giá trị mà DN hướng tới, để từ đó
làm nên thành công của DN.
- Trên đây chỉ là gợi ý về hướng đi để cho mọi người hình dung rõ hơn. Có thể t không thể bao
quát được cụ thể, chính xác được hết tất cả các mục, vậy nên mọi người hãy xem lại record
bài giảng của cô về mô hình kinh doanh (chỉ 30-40’ đầu thôi), đồng thời xem cả trong giáo
trình (tr144 - trong giáo trình có đề xuất các câu hỏi mọi người cần đặt ra khi làm từng mục)
sẽ giúp mọi người có thể đi đúng hướng và tiết kiệm thời gian hơn. Vậy nên hãy xem qua
nhé! Cả nhà cố lên!!

You might also like