You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CLC VÀ POHE


----------

BÁO CÁO THỐNG KÊ


Môn: Thống kê trong kinh tế và kinh doanh

Đề tài: Khảo sát yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sắm online
của khách hàng (18-24 tuổi) trên các sàn TMĐT.

GVHD: ThS. Lê Hoàng Minh Nguyệt


Lớp: Quản trị kinh doanh CLC K63 (TKKD1129)
Nhóm: Nhóm 2
Các thành viên:
1. Phạm Quang Khải
2. Nguyễn Trúc Linh
3. Nguyễn Đắc Trung
4. Phan Bá Thái Dương
5. Nguyễn Ngân Bảo Anh

HN, 15/10/2022

1
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................3
2. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................3
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu................................................................................3
II. NỘI DUNG.................................................................................................................. 4
A. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................4
B. Nội dung điều tra.........................................................................................................4
a. Thông tin cá nhân.....................................................................................................4
b. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng..........................................................5
c. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định dựa theo thang đo.......................................5
1, Thang đo ảnh hưởng của chất lượng tới quyết định...........................................5
2, Thang đo ảnh hưởng của giá tới quyết định........................................................6
3, Thang đo ảnh hưởng của cảm xúc tới quyết định...............................................6
4, Thang đo ảnh hưởng của truyền miệng điện tử tới quyết định (e-WOM)........6
5, Thang đo ảnh hưởng của hành vi tới quyết định................................................6
C. Kết quả nghiên cứu.....................................................................................................6
a. Báo cáo tình trạng thu nhập.....................................................................................6
b. Báo cáo yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng............................................8
c. Báo cáo các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định dựa theo thang đo........................10
1, Thang đo ảnh hưởng của chất lượng tới quyết định.........................................10
2, Thang đo ảnh hưởng của giá tới quyết định......................................................12
3, Thang đo ảnh hưởng của cảm xúc tới quyết định.............................................14
4, Thang đo ảnh hưởng của truyền miệng điện tử tới quyết định (e-WOM)......16
5, Thang đo ảnh hưởng của hành vi tới quyết định..............................................17
III. KẾT LUẬN..............................................................................................................19
1. Đánh giá nghiên cứu...............................................................................................19
2. Hạn chế của nghiên cứu..........................................................................................19
3, Giải pháp cho nghiên cứu.......................................................................................20

2
I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một phương thức mua sắm phổ biến và ngày càng
phát triển trên thế giới trong những năm gần đây (đặc biệt là sau khi trải qua những làn
sóng mạnh mẽ của đại dịch COVID-19). Điều này được thể hiện qua số lượng người tiêu
dùng mua sắm trực tuyến cũng như doanh thu từ hoạt động bán lẻ trực tuyến không
ngừng gia tăng theo thời gian. Do đó, để thu hút người tiêu dùng mua sắm trực tuyến
nhiều hơn thì việc nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trên các
trang thương mại điện tử là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp và các nhà bán lẻ
trực tuyến.

Nghiên cứu này của chúng em nhằm xây dựng mô hình những nhân tố ảnh hưởng
đến ý định mua sắm của khách hàng trên các trang thương mại điện tử. Ngoài ra cũng
muốn hiểu thêm về nhu cầu và xu hướng của khách hàng với hình thức mua sắm online.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 biến độc lập tác động đến quyết định mua sắm của
khách hàng, gồm: (1) chất lượng sản phẩm; (2) giá cả; (3) cảm xúc; (4) Truyền miệng
điện tử (e-WOM); (5) hành vi. Trong đó, yếu tố truyền miệng điện tử (e-WOM) có tác
động mạnh nhất tới quyết định mua sắm của khách hàng.

2. Tính cấp thiết của đề tài

 Đối với nhóm thực hiện: Vận dụng kiến thức đã học từ môn Thống kê trong kinh
tế và kinh doanh; nắm được quy trình, cách thức làm báo cáo thống kê; hiểu rõ
hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm online của khách hàng trên
các sàn TMĐT.
 Đối với sinh viên: Thông qua kết quả thống kê, nhóm sẽ đưa ra cho các bạn sinh
viên các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng online của
khách hàng.

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng khảo sát: Học sinh - Sinh viên – Người đã đi làm

- Phạm vi: 50 công dân từ độ tuổi 18-24

- Thời gian: 5/10/2022 – 6/10/2022

3
II. NỘI DUNG

A. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu với nguồn
dữ liệu sơ cấp thông qua các mẫu câu hỏi điền form, với hình thức online.

- Phương pháp điều tra: áp dụng phương pháp định lượng và định tính để lập một biểu
mẫu khảo sát bằng Google Forms, khảo sát 50 người trong độ tuổi 18-24.

- Điều tra chọn mẫu: Tổng số người tham gia khảo sát: 50 người.

- Phương pháp phân tích: Phân tích số liệu thông qua bảng; bảng tần suất, tần số; đồ
thị;...

B. Nội dung điều tra

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sắm online của 50
công dân từ 18-24 tuổi trên các sàn TMĐT” từ đó tìm ra được những nguyên nhân và yếu
tố chính tác động đến quyết định mua sắm trên sàn TMĐT của người dân, và tác động
của nó tới hình thức mua trực tiếp.

Bảng khảo sát gồm các nội dung:

a. Thông tin cá nhân

1, Giới tính của bạn?

● Nam
● Nữ

2, Độ tuổi của bạn?

● 18 - 20 tuổi
● 20 - 24 tuổi

3, Thu nhập hàng tháng của bạn?

● Chưa có thu nhập


● ≤ 1 triệu VNĐ

4
● 2 - 3 triệu VNĐ
● 3 - 5 triệu VNĐ
● ≥ 5 triệu VNĐ

b. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

1, Những lo ngại của bạn khi mua hàng trực tuyến là gì?
● Lo lắng về chất lượng sản phẩm.
● Thời gian nhận hàng lâu.
● Uy tín của người bán.
● Sai lệch về mẫu mã

2, Yếu tố tích cực khiến bạn chọn mua hàng trên trang thương mại điện tử đó?

● Giao diện dễ sử dụng.


● Đa dạng sản phẩm.
● Độ uy tín cao.
● Sản phẩm chỉ bán trên các sàn TMĐT.

3, Yếu tố nào khiến bạn đưa ra quyết định mua sản phẩm?
● Giá cả
● Số lượng người mua
● Đánh giá của người mua
● Voucher (free ship, giảm giá,....)
● Ảnh hưởng từ KOLs

c. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định dựa theo thang đo
*Mức điểm tăng dần theo mức độ đồng ý với các nhận định:
(1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Bình thường; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn
toàn đồng ý).
1, Thang đo ảnh hưởng của chất lượng tới quyết định
1.1. Chất lượng  các mặt hàng trên các trang trực tuyến có ổn định hay không?
1.2. Theo bạn chất lượng sản phẩm trên các trang trực tuyến có xứng đáng với giá tiền
không?

5
2, Thang đo ảnh hưởng của giá tới quyết định
2.1. Giá cả của các sản phẩm trên các sàn TMĐT có giá cả hợp lý?
2.2. Khi mua hàng trên các trang trực tuyến bạn có tiết kiệm được nhiều chi phí không?
2.3. Sản phẩm trên các sàn TMĐT mang lại giá trị tương xứng với số tiền bạn bỏ ra?
2.4. Đánh giá của những người tiêu dùng khác trên sàn TMĐT sẽ giúp bạn lựa chọn
được sản phẩm phù hợp?

3, Thang đo ảnh hưởng của cảm xúc tới quyết định


3.1. Bạn thích mua sản phẩm được bán trên các sàn TMĐT?
3.2. Bạn cảm thấy tự tin hơn khi mua hàng trên các sàn TMĐT?

4, Thang đo ảnh hưởng của truyền miệng điện tử tới quyết định (e-WOM)
4.1. Quyết định mua hàng của bạn đến từ sự ảnh hưởng của các KOLs?
4.2. Quyết định mua hàng của bạn dựa trên đánh giá của những người tiêu dùng khác
trên sàn TMĐT?
4.3. Việc tham khảo những đánh giá trực tuyến giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trước khi
quyết định mua hàng trên các sàn TMĐT?
(WOM: Word of mouth)
5, Thang đo ảnh hưởng của hành vi tới quyết định
5.1. Bạn có thường xuyên mua hàng trên các trang trực tuyến không?
5.2. Bạn sẵn lòng mua sản phẩm trên các sàn TMĐT ngay cả khi giá cả của chúng cao
hơn khi mua trực tiếp?

C. Kết quả nghiên cứu


Bài báo cáo này tập trung vào các đối tượng mua sắm qua các sàn TMĐT. Vậy nên,
sau đây là các số liệu báo cáo về đối tượng mục tiêu của nhóm:

a. Báo cáo tình trạng thu nhập

6
Biểu đồ a.1: Tỉ số giới tính trong 50 người được khảo sát

Biểu đồ a.2: Độ tuổi các công dân được khảo sát

7
Biểu đồ a.3. Mức thu nhập hiện tại của những người được khảo sát

Nhận xét: Qua 3 biểu đồ phía trên (a.1,2,3) rút ra được cái nhìn tổng quan về độ tuổi
và mức thu nhập của 50 công dân được khảo sát. Phần lớn người điền khảo sát có độ tuổi
từ 18-20 (chiếm 90%) trong khi người từ 20-24 chỉ chiếm 10% (tương đương 5 người).
Khảo sát thu nhập hàng tháng cho thấy số người chưa có thu nhập hàng tháng và có thu
nhập từ 2-3 triệu VNĐ chiếm 64% (44% chưa có thu nhập và 20% thu nhập 2-3 triệu).
Lần lượt sau đó là có thu nhập ≤ 1 triệu VNĐ ( chiếm 16%), 3-5 triệu VNĐ (12%) và ít
nhất là ≥ 5 triệu VNĐ với chỉ 8%.

b. Báo cáo yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Biểu đồ b.1 Biểu đồ thể hiện mối lo ngại của mọi người khi mua sắm trực tuyến

8
Nhận xét: Có thể dễ dàng nhận thấy yếu tố lớn nhất khiến mọi người lo lắng khi mua
hàng online đó chính là lo về chất lượng của sản phẩm khi có tới 42 lượt bình chọn cho
yếu tố này (khoảng 84%). Sau đó mọi người cùng có những mối lo ngại khác về uy tín
của người bán, lo sợ bị sai lệch về mẫu mã khi hàng được chuyển đến (cùng có 33 lượt
bình chọn với 66%). Cuối cùng, kết quả trên cho thấy họ không quá ngại khi phải chờ đợi
lâu để nhận hàng (chỉ chiếm 34% với 17 lượt bình chọn).

Biểu đồ b.2. Biểu diễn những yếu tố tích cực có tác động vào quyết định mua sắm

Nhận xét: Dựa theo biểu đồ trên, có thể thấy lý đo chính khiến họ mua hàng online vì
sản phẩm trên các trang mua sắm trực tuyến rất đa dạng và phong phú (83% với 46 lượt
bình chọn). Ngoài ra, người mua hàng cũng tập trung vào giao diện của trang và độ uy tín
của người bán lần lượt là 52% và 28% số người tham gia khảo sát bình chọn. Cuối cùng,
số ít lại cho rằng một vài loại sản phẩm chỉ được bán ở trên các trang mua sắm trực
tuyến.

9
Biểu đồ b.3. Yếu tố dẫn đến quyết định mua sản phẩm trên các trang TMĐT

45
40 39
36
35
30 29
25
25 22
20
15
10
5 3
0
cả ua ua ) Ls
iá á,.
. ích
G ờim ờim gi K
O th
ư ư ảm từ Sở
ng n g gi ng
ợn
g ủa p ,
ưở
lư ái c hi h
g es nh
Số h ( fre Ả
án er
Đ ch
o u
V

Nhận xét: Yếu tố dẫn đến quyết định mua của mọi người phần lớn phụ thuộc vào giá
cá và đánh giá của những người mua trước đó (78% và 72%). Trong khi đó lại có những
người sẽ nhìn vào số lượng người mua sản phẩm đó (25 người bình chọn) và giá trị sử
dụng voucher giảm giá (29 lượt bình chọn) với lần lượt 50% và 58% lượt bình chọn. Có
khoảng 44% người quyết định mua sản phẩm vì ảnh hưởng bởi các KOLs (22 lượt bình
chọn) và khoảng 6% (3 người bình chọn) người làm khảo sát quyết định mua vì những lý
do khác.

c. Báo cáo các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định dựa theo thang đo
1, Thang đo ảnh hưởng của chất lượng tới quyết định

Bảng c1.1. Sự ổn định về chất lượng của các mặt hàng trên các trang trực tuyến
Thang đo Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
Hoàn toàn không ổn định 0 0 0
Không ổn định 3 6 6
Trung lập 21 42 48
Ổn định 25 50 98
Hoàn toàn ổn định 1 2 100
Tổng số 50 100

10
Nhận xét: ½ số bạn tham gia khảo sát nhận xét chất lượng các mặt hàng ổn định (4).
42% số bạn tham gia khảo sát thấy chất lượng của các mặt hàng tương đối ổn định (3).
Bên cạnh đó, số ít các bạn cho rằng chất lượng của các mặt hàng không ổn định (2) và
hoàn toàn ổn định (5), lần lượt là 6% và 2%. Không có ai cho rằng chất lượng các mặt
hàng hoàn toàn không ổn định (1).
aaa

Bảng c1.2. Sự tương xứng giữa chất lượng và giá tiền của sản phẩm
Thang đo Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
Hoàn toàn không xứng đáng 0 0 0
Không xứng đáng 0 0 0
Trung lập 21 42 42
Xứng đáng 20 40 82
Hoàn toàn xứng đáng 9 18 100
Tổng số 50 100

11
Nhận xét: Đa số các bạn tham gia khảo sát đều cho rằng chất lượng của các sản phẩm
tương đối xứng đáng (3) và xứng đáng (4) với giá tiền, chiếm tỉ lệ gần bằng nhau lần lượt
là 42% và 40%. Các bạn còn lại chiếm 18% tổng số đánh giá rằng chất lượng sản phẩm
hoàn toàn tương xứng với giá tiền (5). Cuối cùng, không có bạn nào thấy chất lượng sản
phẩm không phù hợp (2) và hoàn toàn không phù hợp (1) với giá tiền.

2, Thang đo ảnh hưởng của giá tới quyết định

Bảng c2.1. Bảng tần số nhận xét đối với giá cả của các sản phẩm trên các sàn TMDT
có hợp lý
Mức độ Tần số Tần suất Phần trăm tích lũy
Hoàn toàn không hợp lý 0 0 0
Không hợp lý 1 2 2
Trung lập 13 26 28
Hợp lý 26 52 80
Hoàn toàn hợp lý 10 20 100
Tổng số 50 100

Nhận xét: Có đến 26/50 người đánh giá giá cả của các sản phẩm này hợp lý chiếm
tổng số 52%. Ngoài ra, 26% số người mua sản phẩm với giá cả mà họ cảm thất khó có
thể đánh giá được mức độ hợp lý. Trong 50 người tham gia khảo sát thì có 10 người
cảm thấy mức giá là hoàn toàn hợp lý khi họ mua hàng trên các sàn TMDT. Bên cạnh
đó vẫn có 2% số người đánh giá mức giá chưa khiến họ thấy thỏa mãn.

12
Bảng c2.2. Bảng tần số câu trả lời về tiết kiệm được nhiều chi phí
Mức độ Tần số Tần suất Phần trăm tích lũy
Hoàn toàn không đồng ý 1 2 2
Không đồng ý 5 10 12
Trung lập 15 30 42
Đồng ý 15 30 72
Hoàn toàn đồng ý 14 28 100
Tổng số 50 100

Nhận xét: Số người đồng ý rằng họ tiết kiệm được tiền và số người có câu trả lời
trung lập đều là 15 người và chiếm 15%. Câu trả lời hoàn toàn đồng ý được ghi nhận bởi
28% số người tham gia khảo sát. Bên cạnh đó số người trả lời không đồng ý và hoàn toàn
không đồng là rất ít, lần lượt là 5 người và 1 người trên tổng số 50 người tham gia.

Bảng c2.3. Bảng tần suất câu trả lời với giá trị sản phẩm tương xứng với số tiền bỏ ra
Mức độ Tần số Tần suất Phần trăm tích lũy
Hoàn toàn không đồng ý 0 0 0
Không đồng ý 4 8 8
Trung lập 17 34 42
Đồng ý 24 48 90
Hoàn toàn đồng ý 5 10 100
Tổng số 50 100

Nhận xét: Tỉ lệ người cảm thấy giá trị mà sản phẩm mang lại xứng đá với số tiền mà
họ bỏ ra cao nhất, chiếm tới 48% (24 người). Số người hoàn toàn đồng ý với câu hỏi đó
là 5 người (10%). Bên cạnh đó, số người trung lập với nhận xét trên chiếm tới 34% trong
tổng số 17 người. Số người không đồng ý là 4 người và không có ai trả lời hoàn toàn
không đồng ý trong 50 người tham gia.

Bảng c2.4. Bảng tần suất câu trả lời về đánh giá của người tiêu dùng khác trên sàn
TMDT sẽ giúp lựa chọn được sản phẩm phù hợp

13
Mức độ Tần số Tần suất Phần trăm tích lũy
Hoàn toàn không đồng ý 1 2 2
Không đồng ý 0 0 2
Trung lập 8 16 18
Đồng ý 22 44 62
Hoàn toàn đồng ý 19 38 100
Tổng số 50 100

Nhận xét: Số người đồng ý với quan điểm đánh giá của người tiêu dùng khác trên sàn
TMDT sẽ giúp họ lựa chọn được sản phẩm phù hợp là 22/50 người tham gia, đạt tỉ lệ cao
nhất 44%. Theo sau đó là số người hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên với 19 người.
Bên cạnh đó, số người trung lập không có nhận xét cụ thể về quan điểm trên chiến 16%.
Ngoài ra, Có 2% số người trả lời hoàn toàn không đồng ý và không có ai có câu trả lời
không đồng ý.

3, Thang đo ảnh hưởng của cảm xúc tới quyết định

Bảng c3.1. Bảng tần số thể hiện sở thích mua sắm trên các sàn TMĐT của các cá
nhân được khảo sát
Thang đo Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
Hoàn toàn không đồng ý 2 4 4
Không đồng ý 4 8 12
Bình thường 20 40 52
Đồng ý 15 30 82
Hoàn toàn đồng ý 9 18 100
Tổng số 50 100

14
Nhận xét: Có tới 40% số người tham gia khảo sát cảm thấy khá bình thường với việc
mua sản phẩm trên các sàn TMĐT. Trong khi đó có người cho thấy thích và rất thích với
việc mua sản phẩm trên các sàn TMĐT, có 15 người đồng ý (chiếm 30%) và 9 người
hoàn toàn đồng ý (chiếm 18%). Còn lại khoảng 12% số người bình chọn không có sở
thích mua sắm trên các trang TMĐT vì nhiều lý do khác nhau.

Bảng c3.2. Đánh giá sự tự tin khi mua sắm trên các sàn TMĐT
Thang đo Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
Hoàn toàn không đồng ý 4 8 8
Không đồng ý 10 20 28
Bình thường 17 34 62
Đồng ý 10 20 82
Hoàn toàn đồng ý 9 18 100
Tổng số 50 100

15
Nhận xét: Đa phần mọi người cảm thấy khá tự tin hơn khi mua hàng trên các sàn
thương mại điện tử khi có tới 19 người trên tổng số 50 người (chiếm tổng 38%) cảm thấy
từ tự tin tới rất tự tin khi mua hàng với hình thức này (20% cảm thấy tự tin và 18% cảm
thấy rất tự tin). Trong khi đó cũng có số lượng người nhất định cảm thấy không tự tin khi
mua sắm với hình thức này (chiếm 28%) và 17 người (34%) cảm thấy bình thường khi
mua hàng với hình thức này.

4, Thang đo ảnh hưởng của truyền miệng điện tử tới quyết định (e-WOM)

Bảng 1: Bảng tần số nhận xét ảnh hưởng của KOL tới quyết định mua hàng

Thang đo Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Hoàn toàn không đồng ý 6 12 12
Không đồng ý 6 12 24
Bình thường 14 28 52
Đồng ý 19 38 90
Hoàn toàn đồng ý 5 10 100
Tổng số 50 100

Nhận xét: Có 24/50 người cho rằng KOL có ảnh hưởng nhất định đến quyết định mua
hàng của họ. Đúng vậy, hiện nay những review của KOL có tác động rất lớn đến lượt
tương tác sản phẩm trên các sàn TMĐT. Trong đó, có 12/50 người không bị ảnh hưởng
bởi các KOL nhưng nhìn chung KOL thực sự có một tác động nhất định đến quyết định
mua hàng của giới trẻ.

16
Bảng 2:  Bảng tần số câu trả lời cho rằng đánh giá của những người tiêu dùng khác
ảnh hưởng tới quyết định mua hàng

Thang đo Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Hoàn toàn không đồng ý 1 2 2
Không đồng ý 2 4 6
Bình thường 11 22 28
Đồng ý 21 42 70
Hoàn toàn đồng ý 15 30 100
Tổng số 50 100

Nhận xét: Ta có thể thấy rằng, đánh giá của những người tiêu dùng khác có ảnh
hưởng rất lớn tới quyết định mua hàng. Có đến 72% đồng ý rằng họ thường quyết định
mua hàng dựa trên các lượt đánh giá của những khách hàng khác trong khi chỉ số không
đồng ý chỉ chiếm 6%.

Bảng 3: Bảng tần suất câu trả lời về việc tham khảo những đánh giá trực tuyến giúp
bạn cảm thấy tự tin hơn trước khi quyết định mua hàng trên các sàn TMĐT

Thang đo Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Hoàn toàn không đồng ý 0 0 0
Không đồng ý 0 0 0
Bình thường 7 14 14
Đồng ý 25 50 64
Hoàn toàn đồng ý 18 36 100
Tổng số 50 100

Nhận xét: Nhìn bảng số liệu, ta thấy được số người đồng ý với việc tham khảo đánh
giá của những người đã mua hàng trước khiến họ tin tưởng và tự tin hơn khi mua hàng
chiếm đến 86%. Đánh giá từ số đông người mua hàng là khách quan, vì vậy hiện nay giới
trẻ thường tham khảo qua các lượt đánh giá trực tuyến từ những người mua hàng để tìm
ra sản phẩm bản thân mình ưng ý.

5, Thang đo ảnh hưởng của hành vi tới quyết định

Bảng c5.1. Thói quen mua hàng trên các trang TMĐT

17
Thang đo Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
Hoàn toàn không đồng ý 2 4 4
Không đồng ý 2 4 8
Bình thường 18 36 44
Đồng ý 15 30 74
Hoàn toàn đồng ý 13 26 100
Tổng số 50 100

Nhận xét: Mức độ không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý mua hàng trên các trang
trực tuyến chiếm tổng 8%, nhóm người mua đồ cả trực tuyến và trực tiếp chiếm đến 36%.
Trong khi đấy hơn 1 nửa còn lại là nhóm người đồng ý và hoàn toàn đồng ý với cách mua
hàng trực tuyến với 56%.

Bảng c5.2. Độ sẵn lòng mua sản phẩm trên các sàn TMĐT khi giá cả của chúng cao
hơn khi mua trực tiếp

18
Thang đo Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
Hoàn toàn không đồng ý 14 28 28
Không đồng ý 11 22 50
Bình thường 14 28 78
Đồng ý 6 12 90
Hoàn toàn đồng ý 5 10 100
Tổng số 50 100

Nhận xét: 28% số người sẽ hoàn toàn không chấp nhận giá cao để mua hàng online,
số người không đồng ý là 22%, trung lập chiếm tới 28% nghĩa là có thể sẽ chấp nhận giá
cao hoặc là cả mua hàng trực tiếp. Số người đồng ý và hoàn toàn đồng ý chấp nhận giá
cao khi mua hàng online đắt hơn offline là 22%.

III. KẾT LUẬN

1. Đánh giá nghiên cứu

Bài khảo sát trên cho thấy có đến 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của
khách hàng khi mua hàng trên các trang TMĐT tại độ tin cậy cao. Kết quả của bài
nghiên cứu trên cho thấy yếu tố truyền miệng điện tử (e-WOM) có tác động mạnh mẽ
nhất tới quyết định mua sắm của khách hàng, các doanh nghiệp nên phân bổ nguồn lực,
cũng như tập trung đầu tư cho cho yếu tố này nhiều hơn.

Khảo sát cũng cho thấy không có sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua sắm của khách hàng khi mua hàng trên các trang TMĐT so sánh theo giới
tính nam và nữ, giữa các nhóm theo thu nhập, giữa các nhóm theo độ tuổi.

2. Hạn chế của nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu chỉ thực hiện trong khu vực trường học, người thân trong gia
đình nên kết quả của nghiên cứu sẽ không tránh khỏi tính tổng quát cho các thị trường tại
những nơi khác.
Thứ hai, nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên kết quả nghiên
cứu chưa có tính đại diện cao nhất cho tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
sắm của khách hàng. Nếu sử dụng phương pháp chọn mẫu theo tỷ lệ phân nhóm thì kết
quả nghiên cứu có thể sẽ có một số khác biệt.

19
Thứ ba, việc khảo sát đối tượng còn ít nên việc nhận được sự phối hợp tích cực của
người trả lời còn hạn chế nên phần nào cũng sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả
khảo sát.

3, Giải pháp cho nghiên cứu

Từ các hạn chế trên của đề tài, nghiên cứu đề xuất gợi ý cho các đề tài nên mở rộng lý
thuyết và đưa thêm vào các yếu tố mới vì các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua
hàng trực tuyến luôn biến đổi không ngừng theo nhu cầu và mong muốn đa dạng của
khách hàng trong điều kiện thị trường ngày nay. Hơn nữa, có thể có nhiều nhân tố khác
chưa được nêu ra trong đề tài này. Các nhân tố đang được nghiên cứu là những nhân tố
cơ bản có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến của người tiêu dùng. Có
như vậy, những đề tài nghiên cứu sau mới đầy đủ và chính xác hơn.

20

You might also like