You are on page 1of 3

- Trong thời đại ngày này, vai trò của triết học Mác - Lênin không

giảm đi mà trái lại ngày càng được nâng cao. Điều đó, trước hết do những

đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại quy định.

* Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp

luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội

trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang

phát triển mạnh mẽ.

- Bản chất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự cải

biến về chất các lực lượng sản xuất trên cơ sở biến khoa học thành lực lượng sản

xuất trực tiếp. Đặc điểm nổi bật của nó là sự tăng lên mạnh mẽ quá trình toàn cầu

hoá, khu vực hoá nền sản xuất vật chất và các lĩnh vực đời sống xã hội, tạo thời

cơ và thách thức cho các quốc gia, dân tộc trên con đường phát triển.

* Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hoá xã hội đang không

ngừng tăng lên. Bản chất của toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ

các mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các khu

vực, các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới.

- Toàn cầu hoá là một qúa trình phức tạp, đầy mâu thuẫn, chứa đựng cả

tích cực và tiêu cực, cả thời cơ và thách thức đối với các quốc gia, dân tộc,

đặc biệt là các nước kém phát triển. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực tư bản

chủ nghĩa đang lợi dụng toàn cầu hoá để âm mưu thực hiện toàn cầu hoá tư

bản chủ nghĩa.

- Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và triết học Mác - Lênin nói

riêng là lý luận khoa học và cách mạng soi đường cho giai cấp công nhân

và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc

đang diễn ra trong điều kiện mới, dưới hình thức mới.

- Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây

dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Như vậy, bước vào thế kỷ XXI, những điều kiện lịch sử mới đã quy
định vai trò của triết học Mác - Lênin ngày càng tăng. Điều đó đòi hỏi phải

bảo vệ, phát triển triết học Mác - Lênin để phát huy tác dụng và sức sống của

nó đối với thời đại và đất nước.

2. Mối quan hệ vật chất và ý thức

2.1. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và duy vật siêu hình

- Đối với chủ nghĩa duy tâm, ý thức, tinh thần vốn có của con người đã

bị trừu tượng hoá, tách khỏi con người hiện thực thành một lực lượng thần bí,

tiên thiên. Họ coi ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó

sinh ra tất cả; còn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức

tinh thần, là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra.

- Chủ nghĩa duy vật siêu hình, tuyệt đối hoá yếu tố vật chất, chỉ nhấn

mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức, phủ

nhận tính độc lập tương đối của ý thức, không thấy được tính năng động,

sáng tạo, vai trò to lớn của ý thức trong hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực

khách quan. Do vậy, họ đã phạm nhiều sai lầm có tính nguyên tắc bởi thái độ

khách quan chủ nghĩa, thụ động, ỷ lại, trông chờ.

2.2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

- Vật chất và ý thức là hai hiện tượng đối lập nhau về bản chất, nhưng

giữa chúng luôn có mối quan hệ biện chứng, mặc dù vai trò không ngang

20

bằng nhau. Về mặt nhận thức luận, cần quán triệt sâu sắc tư tưởng biện chứng

của V.I. Lênin, rằng "sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt

đối trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này chỉ giới hạn

trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước và cái gì là

cái có sau? Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập

đó là tương đối" 7 .

- Các thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh được

rằng, giới tự nhiên có trước con người; vật chất là cái có trước, còn ý thức là
cái có sau; vật chất là tính thứ nhất, còn ý thức là tính thứ hai. Vật chất tồn

tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức.

- "Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý

thức" 8 . Ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan. Sự phát triển của

hoạt động thực tiễn cả về bề rộng và chiều sâu là động lực mạnh mẽ nhất

quyết định tính phong phú và độ sâu sắc của nội dung của tư duy, ý thức

con người qua các thế hệ, qua các thời đại từ mông muội tới văn minh, hiện

đại.

- Nhưng sau khi ra đời, ý thức không tồn tại thụ động mà có tính độc

lập tương đối tác động trở lại đối với thế giới vật chất, thông qua hoạt động

thực tiễn của con người, chỉ đạo hoạt động cải tạo thế giới trong hiện thực

theo nhu cầu của con người thông qua thực tiễn.

- Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động

của con người. Con người dựa trên những tri thức về thế giới khách quan,

hiểu biết những quy luật khách quan, từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng,

biện pháp và ý chí quyết tâm cao để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác

định.

You might also like