You are on page 1of 6

Đề thi trắc nghiệm tham khảo (ĐHCQ-K48-2022)

1. Cho A là ma trận vuông cấp 4 thỏa mãn A^2.A^T.A = 2.I_4, trong đó I_4 là ma trận đơn
vị cấp 4. Khi đó, định thức của ma trận (3A)^(–1) là
A. 1/162 hoặc −1/162
B. 1/54 hoặc −1/54
C. 1/162
D. −1/54
ANSWER: A

2. Xét A là ma trận vuông cấp 2. Ký hiệu P_(3A) là ma trận phụ hợp của 3A. Cho biết định
thức của ma trận P_(3A) là 108. Khi đó, định thức của ma trận A là
A. 18
B. 9 hoặc −9
C. 12
D. 6 hoặc −6
ANSWER: C

3. Cho hệ phương trình tuyến tính (I) có 3 phương trình 3 ẩn như sau: phương trình một x1
– x2 + x3 = m + 2, phương trình hai 2.x1 + (m + 3).x2 + x3 = − m − 3, phương trình ba
2.x1 + 2.x2 + (m + 2).x3 = −2. Tìm m để hệ (I) có vô số nghiệm.
A. m = −2
B. m = −1
C. m = 1
D. m = 0
ANSWER: B
4. Cho hệ phương trình tuyến tính (I) có 3 phương trình 3 ẩn như sau: phương trình một là
– x1 + 2.x2 + m.x3 = 3 + m, phương trình hai − 3.x1 + x2 + (2m − 2).x3 = 4, phương trình
ba x1 + x2 + 2.x3 = 2m − 1. Tìm m để hệ (I) có nghiệm duy nhất.
A. m ≠ −2
B. m = 1
C. m ≠ 1
D. m ≠ 2
ANSWER: A

5. Cho hệ phương trình tuyến tính (I) có 3 phương trình 3 ẩn như sau: phương trình một x1
+ 2.x2 – x3 = 2, phương trình hai 3.x1 + x2 = 5, phương trình ba 2.x1 + 9.x2 – 5.x3 = m +
1. Tìm m để hệ (I) có nghiệm.
A. m = 3
B. m = 4
C. m ≠ 3
D. m = 5
ANSWER: B

6. Cho A là ma trận vuông cấp 3 có ba dòng như sau: dòng một (4, −1, 2), dòng hai (2, −
m + 4, 4), dòng ba (1, m, 0). Ký hiệu I_3 là ma trận đơn vị cấp 3. Tìm m để (A − 3.I_3)^2
là ma trận khả nghịch.
A. m = 2
B. m = 4
C. m ≠ 4
D. m ≠ 3
ANSWER: D

7. Trong mô hình Intput-Output mở Leontief, cho ma trận hệ số đầu vào A có ba dòng như
sau: dòng một (0,1; 0,2; 0,3), dòng hai (0,3; 0,4; 0,2), dòng ba (0,2; 0,1; 0,3). Biết giá trị
sản lượng đầu ra của các ngành 1, 2, 3 lần lượt là 300, 400, 500. Tìm tổng giá trị nguyên
liệu của ngành 2 cung cấp cho ngành 3 và ngành 3 cung cấp cho ngành 1.
A. 210
B. 190
C. 160
D. 130
ANSWER: C

8. Trong mô hình Intput-Output mở Leontief, cho ma trận hệ số đầu vào A có ba dòng như
sau: dòng một (0,2; 0,3; 0,1), dòng hai (0,2; 0,1; 0,2), dòng ba (0,3; 0,2; 0,1). Biết giá trị
sản lượng đầu ra của các ngành 1, 2, 3 lần lượt là 120, 150, 200. Khi đó, yêu cầu của ngành
mở đối với ba ngành lần lượt là
A. 31, 71, 114
B. 32, 65, 118
C. 31, 70, 112
D. 33, 68, 116
ANSWER: A

9. Trong mô hình Intput-Output mở Leontief, cho ma trận hệ số đầu vào A có ba dòng như
sau: dòng một (0,2; 0,1; 0,3), dòng hai (0,3; 0,2; 0,1), dòng ba (0,2; 0,3; 0,2). Biết yêu cầu
của ngành mở đối với ba ngành là (180, 110, 260). Khi đó, giá trị sản lượng đầu ra của ba
ngành 1, 2, 3 lần lượt là
A. 600, 800, 1000
B. 500, 400, 600
C. 400, 700, 600
D. 700, 400, 800
ANSWER: B

10. Cho hàm f(x, y) = 8.x^3 + y^3 – 6xy. Chọn kết luận đúng:
A. hàm f đạt cực đại tại M(1/2, 1)
B. hàm f đạt cực tiểu tại M(1, 1/2)
C. hàm f đạt cực tiểu tại M(1/2, 1)
D. hàm f đạt cực đại tại M(1, 1/2)
ANSWER: C

11. Cho hàm số z = y^3 + x^2 – 6xy + 2x – 6y. Chọn kết luận đúng:
A. hàm z có một điểm dừng
B. hàm z không có điểm dừng
C. hàm z đạt cực trị tại M(–1, 0)
D. hàm z không đạt cực trị tại M(–1, 0)
ANSWER: D

12. Biết hàm f(x, y) = – x^3 + y^3 + 3xy có hai điểm dừng là A(–1, 1) và B(0, 0). Chọn kết
luận đúng:
A. hàm f không đạt cực trị tại A và đạt cực đại tại B
B. hàm f không đạt cực trị tại A và đạt cực tiểu tại B
C. hàm f không đạt cực trị tại B và đạt cực tiểu tại A
D. hàm f không đạt cực trị tại B và đạt cực đại tại A
ANSWER: C

13. Một xí nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm A và B với mức sản lượng lần lượt là Q1 và
Q2. Gọi P1 và P2 lần lượt là giá bán một đơn vị sản phẩm A và B. Cho biết Q1 = 80 –
(P1)/4 và Q2 = 80 – (P2)/3. Hàm tổng chi phí của xí nghiệp này là C(Q1, Q2) = (Q1)^2 +
2.Q1.Q2 + (Q2)^2 + 30.Q1 + 30.Q2 + 20. Tìm Q1 và Q1 để xí nghiệp này có lợi nhuận
tốt nhất.
A. (Q1, Q2) = (25, 20)
B. (Q1, Q2) = (25, 30)
C. (Q1, Q2) = (20, 25)
D. (Q1, Q2) = (30, 25)
ANSWER: A
14. Cho hàm cầu Q = 2250 – 4P. Tại mức giá P = 250, nếu giá tăng 0,5% thì lượng cầu
thay đổi thế nào?
A. Lượng cầu tăng xấp xỉ 0,1%
B. Lượng cầu giảm xấp xỉ 0,4%
C. Lượng cầu tăng xấp xỉ 0,4%
D. Lượng cầu giảm xấp xỉ 0,1%
ANSWER: B

15. Một xí nghiệp sản xuất một loại sản phẩm với mức sản lượng là Q. Gọi P là giá bán
một đơn vị sản phẩm này. Biết rằng Q = 1200 − P. Hàm tổng chi phí của xí nghiệp này là
C(Q) = Q^2 + 200Q + 35000. Gọi Q0 là mức sản lượng sao cho tại Q0, doanh thu biên
bằng chi phí biên. Tìm giá trị lợi nhuận của xí nghiệp tại mức sản lượng Q0.
A. 80000
B. 70000
C. 90000
D. 60000
ANSWER: C

16. Xét phương trình vi phân 5.y^4.(dy/dx) = 6.x^2 – 6x + 4 (*). Biết y = f(x) là một nghiệm
riêng của phương trình (*) thỏa điều kiện ban đầu f(1) = 1. Khi đó, giá trị của f(0) là
A. căn bậc năm của –3
B. căn bậc bốn của –2
C. căn bậc bốn của –3
D. căn bậc năm của –2
ANSWER: D

17. Xét phương trình vi phân (d^2)y/dx^2 – 6(dy/dx) + 13y = (2x – 5).e^(3x).cos2x (*),
trong đó (d^2)y/dx^2 là đạo hàm cấp hai của y. Khi đó, một nghiệm riêng của phương trình
(*) có dạng
A. y(x) = x.e^(3x).[(ax + b)cosx + (cx + d)sinx]
B. y(x) = x.e^(3x).[(ax + b)cos2x + (cx + d)sin2x]
C. y(x) = e^(3x).[(ax + b)cos2x + (cx + d)sin2x]
D. y(x) = x.e^(3x).(acos2x + bsin2x)
ANSWER: B

18. Xét phương trình vi phân (dy/dx) + 4y = 2x.e^(–4x) (1). Chọn phát biểu đúng.
A. Phương trình (1) có một nghiệm riêng thỏa điều kiện y(0) = 1 là y = 2.x^2.e^(–4x) +
e^(–4x)
B. Phương trình (1) có một nghiệm riêng thỏa điều kiện y(0) = 2 là y = x^2.e^(–4x) + 3.e^(–
4x)
C. Phương trình (1) có một nghiệm riêng thỏa điều kiện y(1) = 2.e^(–4) là y = x^2.e^(–4x)
+ e^(–4x)
D. Phương trình (1) có nghiệm tổng quát là y = 2.x^2.e^(–4x) + C.e^(–4x)
ANSWER: C

19. Cho hàm z = 3.x^2.y^3 – 4.x.y^2. Tính vi phân cấp hai (d^2)z tại (x, y) = (1, 2).
A. [(d^2)z](2, 1) = 48dx^2 + 112dxdy + 28dy^2
B. [(d^2)z](2, 1) = 24dx^2 + 112dxdy + 10dy^2
C. [(d^2)z](2, 1) = 48dx^2 + 56dxdy + 28dy^2
D. [(d^2)z](2, 1) = 24dx^2 + 56dxdy + 32dy^2
ANSWER: A

20. Cho hàm số y = y(x) thỏa mãn 2.x^3 + x.y^2 – 3x + 2y + 4y.e^x – 6 = 0. Khi đó giá
trị của đạo hàm dy/dx tại x = 0 là
A. 2/3
B. –1/3
C. –1
D. 2
ANSWER: B

You might also like