You are on page 1of 112

TẬP BÀI GIẢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

* Lời tựa:
Qua một chặng đường dài phát triển, nền kinh tế nước ta đã thật sự thay da đổi
thịt. Thêm vào đó, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng
như hiện nay đã tạo đà cho Việt Nam tiến một bước dài trên con đường phát triển đất
nước. Sự phát triển của quan hệ kinh tế đối ngoại đã khẳng định tầm quan trọng của
hoạt động thương mại quốc tế như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với các
nước trên thế giới. Để thực hiện vai trò cầu nối này, nghiệp vụ Thanh toán quốc tế giữ
một vị trí hết sức quan trọng.
Thanh toán quốc tế không chỉ có ý nghĩa là công cụ đối với hoạt động thương
mại quốc tế. Đây còn trở thành một dịch vụ quan trọng của các ngân hàng thương mại
ngày nay. Tập bài giảng Thanh toán quốc tế sẽ giúp các bạn tìm hiểu phần nào về hoạt
động này.
Nội dung tập bài giảng sẽ thể hiện các kiến thức liên quan đến hoạt động kinh
doanh ngoại tệ và nghiệp vụ thanh toán quốc tế; tuần tự từ những vấn đề cơ bản đến
các vấn đề nâng cao để giúp quý bạn đọc dễ dàng nắm bắt.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp và các cộng sự đã giúp đỡ chúng
tôi rất nhiều trong quá trình biên soạn. Trong lần xuất bản đầu tiên, tập bài giảng
không tránh khỏi những sai sót. Rất mong quý đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý
kiến để tập bài giảng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Nhóm tác giả biên soạn:
- ThS. Lê Việt An
- ThS. Bùi Thị Thu Ngân

1
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

Chương này sẽ trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến thanh toán quốc tế
như: khái niệm, đặc điểm, các chủ thể tham gia hoạt động. Ngoài ra, nội dung chương
cũng đề cập những điều kiện được áp dụng trong thanh toán quốc tế, một nội dung
quan trọng trong các hợp đồng thương mại quốc tế, như một tiền đề cơ bản để bước
vào môn học này.

1. Khái niệm về thanh toán quốc tế


Từ thời kỳ xa xưa, con người đã biết trao đổi sản phẩm, hàng hóa với nhau để
thỏa mãn nhu cầu. Việc trao đổi ban đầu chỉ diễn ra trong phạm vi nhỏ. Dần dà, phạm
vi trao đổi ngày càng lớn lên cùng với sự gia tăng nhu cầu của con người. Hoạt động
thanh toán cho các giao dịch trên cũng theo đó mà thay đổi, nó không dừng lại trong
một xóm làng, một thị trấn, một thành phố mà mở rộng đến các khu vực lân cận, rồi
vươn ra thế giới. Từ đó, nền kinh tế có thêm hoạt động thanh toán quốc tế.
Khi các quốc gia tiến hành trao đổi kinh tế và thương mại với nhau sẽ phát sinh
các khoản thu chi bằng tiền. Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải cùng
nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia, như: quy
định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn đơn vị tiền tệ, các công cụ và các
phương thức đòi và/hoặc chi trả tiền tệ. Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo
thành Thanh toán quốc tế giữa các quốc gia.
Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu và các khoản chi đối
ngoại của một nước với các nước khác để hoàn thành các mối quan hệ về kinh tế,
thương mại, hợp tác khoa học kỹ thuật, ngoại giao, xã hội giữa các nước.

2. Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế


Thanh toán quốc tế có 3 đặc điểm cơ bản sau:
● Một là, thanh toán quốc tế khác thanh toán quốc nội ở yếu tố nước ngoài.
Điều này thể hiện ở chủ thể tham gia thanh toán, đồng tiền sử dụng và cách thức thanh
toán.
Thứ nhất, chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế là những người cư trú
và người phi cư trú; hoặc giữa những người phi cư trú với nhau.
Theo Khoản 2, Điều 4, Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy
ban thường vụ quốc hội, ra ngày 13/12/2005 quy định: Người cư trú là tổ chức, cá
nhân thuộc các đối tượng sau đây:
a) Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam;

2
b) Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối
tượng quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
d) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài;
đ) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b
và c khoản này;
e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước
ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức
quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ;
g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước
ngoài;
h) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các
trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ
quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước
ngoài tại Việt Nam.
Thứ hai, tiền tệ thanh toán được thực hiện chủ yếu bằng hình thức chuyển
khoản hoặc bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng nội địa và các ngân hàng quốc tế.
Thứ ba, tiền tệ được sử dụng là ngoại tệ đối với một trong hai nước tham gia
thanh toán, hoặc là nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ. Nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ nằm
trong một trong các trường hợp sau:
+ Người nước ngoài xuất khẩu hàng hóa vào một nước, thu bằng đồng
nội tệ của nước đó; rồi dùng chính đồng nội tệ này để thanh toán cho hàng nhập
khẩu từ nước đó;
+ Theo luật đầu tư nước ngoài, các chủ đầu tư nước ngoài được chia lãi
đầu tư bằng nội tệ và được quyền chuyển đổi số lãi này ra bất cứ ngoại tệ nào
để chuyển về nước, tái đầu tư vào nước sở tại, mua hàng của nước sở tại để xuất
ra nước ngoài;
+ Theo phương thức Thư ủy thác mua, người mua nước ngoài phải
chuyển ngoại tệ vào “tài khoản ủy thác mua” tại ngân hàng nước người bán để
“mua” bộ chứng từ giao hàng, đồng tiền ghi trên “tài khoản ủy thác mua” có thể
là ngoại tệ, hoặc là nội tệ của nước người bán; đây được xem là nội tệ có nguồn
gốc ngoại tệ.
● Hai là, thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ của ngân hàng. Do vậy, nó cũng
mang những đặc điểm chung giống các dịch vụ khác. Nó mang tính vô hình; quá trình
cung ứng và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời; và nó không thể lưu trữ, cất giữ được.

3
Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế vẫn tồn tại một số đặc điểm riêng. Đây
là một dịch vụ quốc tế, do đó dịch vụ này được cung ứng qua biên giới quốc gia, nghĩa
là dịch vụ được chuyển qua biên giới, còn người cung ứng dịch vụ thì không dịch
chuyển. Bên cạnh đó, việc tiêu dùng dịch vụ sẽ diễn ra ở một nước khác, không cùng
lãnh thổ với người cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, các ngân hàng cũng sẽ hình thành đại
lý dịch vụ ở nước người tiêu dùng dịch vụ để đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế
được thuận tiện.
● Ba là, hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng phát triển.
Từ việc thanh toán bằng tiền được đúc bằng bạc hoặc vàng, hoạt động thanh
toán quốc tế đã tiến triển sang thanh toán bằng chứng từ, sau đó là thực hiện hoạt động
thanh toán điện tử như ngày nay.
Ngày nay, trong điều kiện hệ thống tài chính tiền tệ phát triển, thanh toán quốc
tế được thực hiện chủ yếu bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ qua hệ thống ngân
hàng. Thêm vào đó, thanh toán quốc tế được tiến hành bằng các phương thức tiên tiến,
hiện đại như hệ thống chuyển tiền điện tử quốc tế - International Electronic Funds
Transfer System – IEFTS, Hệ thống thanh toán bù trừ quốc tế và khu vực – Clearing
House Interbank Payment System – CHIPS. Điều này sẽ giúp hoạt động thanh toán
được nhanh chóng, an toàn, chính xác.

3. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế (Condition international payment)
3.1. Các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế
- Ngân hàng trung ương
Chính phủ các nước là chủ thể chủ yếu tham gia thanh toán quốc tế thông qua
Ngân hàng trung ương là người đại diện. Do vậy, nhiệm vụ của Ngân hàng trung ương
khi tham gia hoạt động thanh toán quốc tế, trước hết là thay mặt Chính phủ ký kết và
thực hiện các Hiệp định về tiền tệ và tín dụng quốc tế. Trên thực tế, các khoản thu chi
bằng tiền của Chính phủ chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cán cân thanh toán quốc tế
của mỗi quốc gia.
Bên cạnh đó, Ngân hàng trung ương còn là ngân hàng của các ngân hàng trong
hoạt động tiền tệ và thanh toán quốc tế.
- Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là chủ thể chủ yếu của các trung gian tài chính tham gia
thanh toán quốc tế. Ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ giao dịch thông
qua quan hệ đại lý ủy thác hoặc qua quan hệ tài khoản khách hàng với hai loại giao
dịch:
Giao dịch khách hàng (No bank transaction/ or Customer transaction): là giao
dịch được thực hiện trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng có mở tài khoản tại ngân
hàng.

4
Giao dịch liên hàng (Bank transaction/ or Cover transaction): là giao dịch giữa
các ngân hàng để thực hiện việc chuyển tiền giữa trong và ngoài nước.
- Các chủ thể khác
Các chủ thể khác ở đây bao gồm các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong các
lĩnh vực phi ngân hàng như: kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập khẩu lao
động và chuyên gia, du lịch, vận tải, giao nhận, bảo hiểm, đầu tư, các hoạt động ngoại
giao, quân sự, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật và xã hội.
Các chủ thể này ủy thác cho Ngân hàng thu hộ và chi hộ các khoản liên quan
đến nước ngoài.
3.2. Điều kiện về tiền tệ (Monetary condition)
a, Các loại tiền tệ chủ yếu trong thanh toán quốc tế
Việc phân loại này được tiến hành căn cứ vào khả năng chuyển đổi của các loại
đồng tiền. Theo cách thức này, có ba loại tiền tệ sau được sử dụng trong thanh toán
quốc tế:
* Tiền tệ tự do chuyển đổi (Free convertible currency):
Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về các loại ngoại tệ
tự do chuyển đổi. Tuy nhiên, theo tập quán quốc tế, ngoại tệ tự do chuyển đổi là ngoại
tệ được số đông các nước trên thế giới thừa nhận. Nói cách khác, đó là ngoại tệ được
dễ dàng tính ra những giá trị tương đương khác, tính ra những đồng tiền quốc tế khác
và được thị trường tiền tệ quốc tế chấp nhận chẳng hạn. Hoặc cũng có thể hiểu, tiền tệ
tự do chuyển đổi là loại tiền tệ được quyền chuyển đổi tự do đồng tiền này sang đồng
tiền nước khác mà không cần có giấy phép.
Có hai loại tiền tệ tự do chuyển đổi: tiền tệ tự do chuyển đổi toàn bộ (Total Free
convertible currency) và tiền tệ tự do chuyển đổi từng phần (Partial Free convertible
currency).
Vd: Một số đơn vị tiền tệ tự do chuyển đổi toàn bộ: USD, EURO, GBP, JPY, AUD,
SGD, CHF, ATS, MYR, CAD, SEK
Một số đơn vị tiền tệ chuyển đổi từng phần: PHP, TWD, THB, KRW, IDR,
EGP…
Đối với tiền tệ tự do chuyển đổi từng phần, sự chuyển đổi phụ thuộc vào một
trong ba yếu tố sau:
- Thứ nhất, chủ thể chuyển đổi. Nếu chủ thể chuyển đổi là người cư trú
(Resident) thì phải có giấy phép chuyển đổi ngoại tệ. Nếu chủ thể chuyển đổi là
người phi cư trú (Non- resident) thì được quyền chuyển đổi tự do.
- Thứ hai, mức độ chuyển đổi. Theo quy định, từ hạn mức nhất định nào đó, nếu
muốn chuyển đổi thì phải có giấy phép chuyển đổi ngoại tệ; còn dưới hạn mức
đó thì được chuyển tự do.

5
- Thứ ba, nguồn thu nhập tiền tệ. Với các nguồn thu nhập bằng tiền của người
phi cư trú từ hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ quốc tế, từ hoạt động
đầu tư nước ngoài… tại nước có tiền tệ đó sẽ được chuyển đổi tự do. Còn các
nguồn thu nhập khác phi thương mại dịch vụ, phi đầu tư muốn chuyển đổi phải
có giấy phép.
* Tiền tệ chuyển khoản (Transferable currency):
Tiền tệ chuyển khoản là đồng tiền được quyền chuyển khoản từ tài khoản này
sang tài khoản khác mà không cần giấy phép. Tiền tệ chuyển khoản không thể được tự
do chuyển đổi sang các ngoại tệ khác, nó chỉ được quyền chuyển nhượng quyền sở
hữu tiền tệ trên hệ thống tài khoản.
Như vậy, tiền tệ tự do chuyển đổi có thể chuyển khoản, nhưng tiền tệ chuyển
khoản thì chưa chắc là tiền tệ tự do chuyển đổi.
* Tiền tệ clearing (Clearing currency):
Tiền tệ clearing là tiền tệ quy định trong hiệp định thanh toán bù trừ hai bên ký
kết giữa Chính phủ hai nước với nhau. Tiền tệ clearing không được chuyển đổi sang
đồng tiền nước khác, cũng không được chuyển khoản; chỉ được sử dụng trong tài
khoản clearing do hiệp định quy định. Cuối năm sẽ tiến hành bù trừ; bên nào dư Nợ thì
trả bằng ngoại tệ tự do, hoặc chuyển sang tài khoản vay nợ năm sau, hoặc trả nợ bằng
hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của nước chủ nợ.
Tiền tệ clearing được lựa chọn có thể là tiền tệ của một trong hai nước ký hiệp
định, hoặc cả hai loại tiền tệ của hai nước ký hiệp định, hoặc tiền tệ của nước thứ ba.
b, Điều kiện về tiền tệ
Điều kiện về tiền tệ đề cập đến việc lựa chọn đồng tiền ghi sổ, đồng tiền thanh
toán và điều khoản đảm bảo hối đoái trong hoạt động thanh toán quốc tế.
● Đồng tiền ghi sổ và đồng tiền thanh toán:
Đồng tiền được chọn sử dụng trong thanh toán quốc tế phải là đồng tiền tự do
chuyển đổi vì chỉ những đồng tiền này mới có giá trị sử dụng rộng rãi, dễ dàng được
chuyển đổi sang đồng tiền khác.
Đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế gồm hai loại: đồng tiền ghi sổ và đồng
tiền thanh toán.
Đồng tiền ghi sổ (Account currency), còn gọi là tiền tệ tính toán, đồng tiền ghi
chép, đồng tiền ghi giá: là đồng tiền thể hiện giá cả, tính toán giá trị hợp đồng.
Đồng tiền thanh toán (Payment currency/ Paying currency): là đồng tiền dùng
để chi trả hợp đồng, thanh toán nợ nần trong các giao dịch mua bán.
Đồng tiền ghi sổ và đồng tiền thanh toán có thể là một hoặc hai đồng tiền khác
nhau tùy thỏa thuận, nhưng thông thường người ta chọn đồng tiền có uy tín và độ ổn
định cao. Việc lựa chọn này có thể dựa vào một số căn cứ sau:

6
- So sánh ưu thế giữa hai bên tham gia giao dịch
- Vai trò, vị trí của đồng tiền được lựa chọn trên thị trường quốc tế
- Tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh toán quốc tế
- Các thỏa thuận trong các liên minh kinh tế hay thương mại
● Điều khoản đảm bảo hối đoái (Exchange Proviso Clause):
Điều khoản đảm bảo hối đoái còn gọi là điều khoản đảm bảo tiền tệ. Khi các
bên tham gia giao dịch có sử dụng điều khoản đảm bảo hối đoái, nếu đồng tiền thanh
toán biến động so với loại tiền tệ đảm bảo thì giá trị thanh toán sẽ được điều chỉnh.
Điều khoản này xác định loại tiền tệ làm chuẩn và đảm bảo cho đồng tiền thanh toán,
cách điều chỉnh, giới hạn tối đa và tối thiểu của sự biến động. Có ba loại điều khoản
đảm bảo hối đoái, đó là:
+ Điều khoản đảm bảo bằng vàng (Gold Clause): vàng được sử dụng với vai trò
là tiền tệ đảm bảo hối đoái.
+ Điều khoản đảm bảo bằng ngoại tệ (Foreign Currency Clause): đồng ngoại tệ
dùng để đảm bảo có thể là một trong hai đồng tiền của hai quốc gia tham gia giao dịch
hay một đồng tiền khác ổn định hơn.
+ Điều khoản đảm bảo bằng rổ ngoại tệ (Basket Foreign Currency Clause): tiền
tệ đảm bảo gồm nhiều ngoại tệ khác nhau. Các bên tham gia giao dịch sẽ thỏa thuận
với nhau về việc lựa chọn ngoại tệ nào để đưa vào rổ tiền tệ đảm bảo; đồng thời thống
nhất cách xác định tỷ giá của đồng tiền thanh toán với các đồng tiền trong rổ vào thời
điểm ký kết hợp đồng và thời điểm thanh toán để làm căn cứ điều chỉnh trị giá hợp
đồng.
Các điều khoản đảm bảo này được ghi vào hợp đồng. Tuy nhiên với những giao
dịch không có thời hạn dài, có thể sử dụng các công cụ đảm bảo khác mà không cần
thiết phải thỏa thuận các điều khoản đảm bảo tiền tệ.
3.3. Điều kiện về địa điểm thanh toán
Trong thanh toán quốc tế, một vấn đề không kém phần quan trọng là lựa chọn
địa điểm thanh toán. Địa điểm thanh toán có thể ở ngân hàng của nước xuất khẩu, hoặc
ngân hàng nước nhập khẩu, hoặc ngân hàng ở nước thứ ba. Trong các hợp đồng mua
bán, các hiệp định thanh toán phải quy định rõ địa điểm thanh toán. Điều này phụ
thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên. Thông thường, đã lựa chọn đồng tiền thanh toán
của nước nào thì địa điểm thanh toán cũng là ở nước đó.
3.4. Điều kiện về thời gian thanh toán (Payment time condition)
Điều kiện về thời gian thanh toán trong ngoại thương bao gồm ba hình thức: trả
trước, trả ngay và trả sau. Các bên giao dịch có thể lựa chọn một hình thức hoặc kết
hợp các hình thức trên trong cùng một hợp đồng.
a, Trả tiền trước (Before payment)

7
Nội dung của trả tiền trước là bên nhập khẩu trả tiền một phần hay toàn bộ cho
bên xuất khẩu trước khi giao nhận hàng hóa.
Mục đích của việc này là người nhập khẩu cấp tín dụng thương mại cho người
xuất khẩu, hoặc để đảm bảo việc người nhập khẩu phải thực hiện hợp đồng.
Với hình thức trả trước, có thể phát sinh một số rủi ro cho người nhập khẩu
như: người xuất khẩu nhận ứng trước nhưng không giao hàng, hoặc giao hàng không
đúng hạn, hoặc giao hàng không đúng quy cách, phẩm chất.
Phân loại: trả tiền trước gồm hai loại
1- Trả trước nhằm mục đích cấp tín dụng thương mại cho người xuất khẩu
Với hình thức này, việc trả tiền được thực hiện x ngày sau ngày ký hợp đồng
hoặc sau ngày hợp đồng có hiệu lực.
Số tiền ứng trước phụ thuộc vào nhu cầu vốn của người xuất khẩu và khả năng
cấp tín dụng của người nhập khẩu.
Theo đó, người xuất khẩu phải trả khoản lãi tín dụng thương mại thông qua việc
giảm giá hàng, hay chiết khấu cho người nhập khẩu. Lúc này, lãi cho vay được khấu
trừ vào giá hàng nhập khẩu theo công thức giảm giá sau:
A [(1  R) N  1]
D
Q

Trong đó: D: phần giá trị chiết khấu trên mỗi đơn vị hàng hóa
A: số tiền ứng trước
R: lãi suất
N: thời gian cấp tín dụng ứng trước
Q: số lượng hàng hóa của hợp đồng
Vd: Có một hợp đồng xuất khẩu 1000 tấn hàng hóa trị giá 500.000USD. Nhà nhập
khẩu đã ứng cho nhà xuất khẩu 20% giá trị hợp đồng trước 5 tháng, lãi suất 5%/tháng.
Như vậy, ta có:
A=100.000USD (chiếm 20% tổng giá trị hợp đồng) R=5%/tháng
N=5 tháng Q=1000 tấn
=> Số tiền chiết khấu:
100000 [(1  0.05) 5  1]
D  27.6USD
1000
→ nghĩa là giá 1tấn hàng người mua nhập về phải được giảm 27.6USD
2- Trả trước như là tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng
Với hình thức này, thời gian trả tiền trước thường trước ngày giao hàng một
thời gian. Mục đích trả trước là nhằm ràng buộc người nhập khẩu thực hiện hợp đồng.

8
Lúc này, số tiền ứng trước nhiều hay ít phụ thuộc vào mối quan hệ và khả năng
thương lượng giữa hai bên tham gia giao dịch; đồng thời cũng không tính lãi với số
tiền ứng trước.
Việc đặt cọc diễn ra với hai trường hợp phổ biến sau:
i, Nếu ký được hợp đồng với giá cao hơn giá thị trường, để phòng ngừa người
mua từ chối thực hiện hợp đồng, người bán yêu cầu người mua đặt cọc một số tiền
theo công thức:
A = Q (P – Pa)
Trong đó: A: số tiền ứng trước
Q: số lượng hàng hóa của hợp đồng
P: giá ký kết hợp đồng ở mức cao
Pa: giá bình quân trên thị trường
Vd: Có một hợp đồng bán 1000 MT gạo trắng với giá 280 USD/MT FOB cảng Hải
Phòng. So với giá gạo bình quân cùng loại trên thị trường Thái Lan là 210 USD/MT,
thì có thể coi là ký được hợp đồng với giá rất cao. Để đề phòng người mua hủy hợp
đồng hoặc từ chối nhận hàng, công ty ở Hải Phòng yêu cầu người mua phải trả 10
ngày trước ngày giao hàng một số tiền ứng trước là:
A = 1000*(280-210) = 70.000 USD
ii, Nếu người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của người mua, họ
thường bắt buộc người mua ứng trước số tiền theo công thức:
A = TA [(1+R)N -1] + F
Trong đó: TA [(1+R)N -1]: tiền lãi vay ngân hàng
TA: tổng trị giá hợp đồng
R: lãi suất vay ngân hàng
N: thời hạn vay của người xuất khẩu
F: tiền phạt vi phạm hợp đồng
Vd: Có hợp đồng xuất khẩu với tổng giá trị hợp đồng là 100.000USD. Nhà xuất khẩu
yêu cầu nhà nhập khẩu đặt cọc một số tiền trước 5 tháng, lãi xuất 5%/tháng. Ngoài ra,
nếu vi phạm hợp đồng, nhà nhập khẩu sẽ bị phạt 6% giá trị hợp đồng. Như vậy, ta có:
TA=100.000USD, R=5%/tháng, N=5 tháng, F=6% tổng trị giá hợp đồng
=> Số tiền ứng trước:
A = 100000[(1+0.05)5 -1] + 6%*100000 = 33600 USD
b, Trả tiền ngay (Pay down)

9
Trả tiền ngay là loại trả tiền trong đó phải tiến hành đồng thời việc giao hàng
hóa, dịch vụ và việc trả tiền của người nhận. Khái niệm này chỉ có tính tương đối vì
còn bị giới hạn về mặt không gian.
Hình thức trả tiền ngay được chia làm 5 loại:
1- Trả tiền ngay sau khi giao hàng, không trên phương tiện vận chuyển, tại nơi
giao hàng chỉ định
Hình thức này còn gọi là C.O.D – Cash On Delivery.
Nơi giao hàng được chỉ định (named place): có thể là một trong các địa điểm
sau: + Giao tại xưởng – EXW (EX Works)
+ Giao dọc mạn tàu – FAS (Free Alongside Ship)
+ Giao tại biên giới – DAF (Delivered At Frontier)
+ Giao hàng cho người vận tải – FCA (Free Carrier)
Các giấy tờ để chứng nhận việc giao hàng gồm có một trong các loại sau:
+ Hóa đơn đã có xác nhận của người nhập khẩu
+ Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment bill of lading)
+ Vận đơn hàng không – AWB (Airway Bill), Vận đơn đường sắt –
RWB (Railway Bill), Post Receipt.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người bán phải thông báo ngay cho
người mua các chứng từ nói trên và yêu cầu trả tiền ngay.
2- Trả tiền ngay sau khi giao hàng, trên phương tiện vận chuyển, tại nơi giao
hàng quy định
Hình thức này chỉ thích hợp với phương thức vận tải biển, còn với các phương
thức vận tải khác, người bán chỉ được phép giao hàng vào kho của người chuyên chở.
Các giấy tờ để chứng nhận việc giao hàng gồm có:
+ B/L (Bill of Lading) “Shipped on board”
+ B/L “Received for shipment” đã có ghi chú của người chuyên chở cụm
từ “On board” (trên tàu), hoặc “Shipped on board” (được vận chuyển lên
tàu), hoặc “Laden on board” (chất đầy trên tàu).
Người bán phải thông báo việc hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua
nói trên.
3- Trả tiền ngay khi nhận được bộ chứng từ hàng hóa
Bộ chứng từ gửi hàng (Shipping Documents) do người bán lập ra còn gọi là bộ
chứng từ thương mại (Commercial Documents).
Bộ chứng từ gửi hàng thường gồm những loại sau:
+ Hóa đơn thương mại – Commercial invoice

10
+ Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải – Bill of lading, Transport document
+ Bảo hiểm đơn – Insurance policy
+ Giấy chứng nhận phẩm chất – Certificate of quality
+ Giấy giám định/ kiểm định – Test certificate/ Inspection certificate
+ Giấy chứng nhận xuất xứ - Certificate of origin
+ Giấy kê khai đóng gói – Packing list
+ Xác nhận thông báo bằng điện đã giao hàng – Confirmation of cable
advice for shipment
+ Một số giấy tờ khác
Chứng từ có thể được chuyển đi bằng cách: bằng đường bưu điện, qua người
chuyên chở, chuyển trực tiếp cho đại diện người mua tại nước người bán, qua hệ thống
ngân hàng.
Điều kiện nhận chứng từ: có một trong hai điều kiện sau:
+ Vô điều kiện, tức là chứng từ gửi hàng được giao trực tiếp cho người
mua không kèm theo điều kiện phải trả tiền. Trong trường hợp này, vận
tải đơn thường phải là loại đích danh người mua (Named B/L).
+ Có điều kiện, tức là người chuyển chứng từ chỉ trao chứng từ sau khi
người mua đã trả tiền nếu là hình thức trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả
tiền nếu là hình thức trả tiền sau.
* Ngoài ra việc Trả tiền ngay khi nhận được bộ chứng từ hàng hóa còn có hình
thức người mua trả tiền sau khi nhận được bộ chứng từ trong vòng 5-7 ngày. Hình
thức này gọi là D/P (Document against Payment) x ngày.
Hình thức này áp dụng cho các mặt hàng phức tạp về quy cách phẩm chất,
chủng loại, đơn giá như: linh kiện điện tử, hóa chất, thuốc bắc…
Lúc đó, ngân hàng trao chứng từ cho người mua (trừ vận tải đơn) để kiểm tra
chứng từ trong vòng 5-7 ngày. Khi nào người mua trả tiền thì ngân hàng mới ký hậu
hoặc trao B/L cho người mua.
4- Trả tiền ngay sau khi nhận được hàng tại nơi quy định hoặc cảng đến
Với hình thức này, địa điểm nhận hàng có thể tại địa điểm ở nước người bán,
hoặc ở nước người mua sau khi đã giám định hàng hóa, hoặc trên phương tiện vận tải
của người nhập khẩu điều đến để nhận hàng.
c, Trả tiền sau – After payment
Trả tiền sau cho phép người mua nhận hàng, rồi sau một thời gian nhất định
mới thực hiện việc trả tiền. Đây là hình thức bán chịu hàng hóa cho người mua, và là
tín dụng thương mại mà người bán cung cấp cho người mua.
Việc trả tiền sau được phân loại theo hai cách:

11
1, Phân loại theo thời gian trả:
Nếu lấy bốn loại trả tiền ngay làm mốc mà việc trả tiền xảy ra sau đó x ngày thì
có bốn loại trả tiền sau:
+ Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận được thông báo của người bán đã hoàn
thành nghĩa vụ gửi hàng tại cảng đi
+ Trả tiền sau x ngày kể từ ngày người bán hoàn thành việc giao hàng trên
phương tiện vận tải
+ Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận được chứng từ - D/A – Document against
Acceptance
+ Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận xong hàng hóa
2, Phân loại theo cách trả:
Người mua có thể trả tiền sau bằng một trong hai cách: hoặc trả một lần khi đáo
hạn hợp đồng, hoặc trả dần. Tùy theo tính chất hợp đồng, tính chất của loại hàng hóa
mà có thể vận dụng một trong các cách trên hoặc vận dụng tổng hợp các cách.
~ Trả 1 lần khi đáo hạn. Người mua nhận hàng rồi đến hạn mới trả tiền; người
bán lập hối phiếu kèm theo bộ chứng từ khi gửi hàng. Khi lập hối phiếu, lãi sẽ được
tính trên giá trị hàng hóa và thời gian bán chịu, lãi suất này do 2 bên thỏa thuận và
thường nhỏ hơn lãi suất ngân hàng. Trên hối phiếu chỉ được ghi số tiền chung, không
được phân tích tiền lãi.
Hình thức này khá phổ biến và có lợi cho đôi bên vì người bán có thể chuyển
nhượng hối phiếu để nhận tiền trước hạn, còn người mua chỉ trả tiền khi đến hạn.
Vd: Có lô hàng trị giá 800.000USD, thời gian bán chịu 6 tháng, lãi suất tín dụng
thương mại là 0.3%/tháng. Như vậy trên hóa đơn thương mại và hối phiếu sẽ ghi số
tiền là 814.400USD, tức là 800.000USD tiền gốc và 14.400USD tiền lãi do đã ứng
trước tiền.
~ Trả sau nhiều lần (trả dần). Lúc này, người mua trả tiền cho người bán nhiều
đợt đến khi hết nợ. Người bán sẽ không lập hối phiếu, người mua thì phải được bảo
lãnh bởi một ngân hàng (bảo lãnh trả chậm).
Hai bên thống nhất về điều khoản trả chậm (deferred payment clause) gồm thời
gian trả chậm, lãi suất trả chậm. Nếu không đúng hẹn, ngân hàng bảo lãnh phải trả
thay cho người mua.
Hình thức này giúp người mua thực hiện kinh doanh mà không đòi hỏi cần
nhiều vốn một lúc.
Vd: Có lô hàng trị giá 1.500.000USD, thời hạn trả chậm 12 tháng, trả ngay khi nhận
chứng từ số tiền 300.000USD, số còn lại trả chậm và trả đều trong 12 tháng,
100.000/tháng/lần, lãi suất trả chậm 0.3%/tháng tính trên số nợ thực tế.

12
Hàng đã được gửi đi ngày 21/3/2012, người mua được ngân hàng trao bộ chứng
từ ngày 29/3/2012. Việc trả tiền được thực hiện như sau:
Trả ngay 300.000 USD vào ngày 29/3/2008.
Trả chậm 12 tháng:
Lần 1: trả 100.000USD kèm lãi 1.200.000*0.3%=3.600USD vào ngày
29/4/2008
Lần 2: trả 100.000USD kèm lãi 1.100.000*0.3%=3.300USD vào ngày
29/5/2008
Lần …
Lần 12: trả 100.000USD kèm lãi 300USD vào ngày 29/3/2009
2.5. Các công cụ (phương tiện) thanh toán quốc tế
Việc phân loại các công cụ thanh toán quốc tế tùy thuộc vào các căn cứ sau:
Căn cứ vào quan hệ tín dụng thương mại thì sẽ có các công cụ tín dụng thương
phiếu (commercial bill). Bao gồm: hối phiếu thương mại (bill of exchange), kỳ phiếu
thương mại (promissory note).
Căn cứ vào quan hệ tín dụng ngân hàng thì sẽ có các công cụ tín dụng ngân
hàng. Bao gồm: hối phiếu ngân hàng (bank draft), kỳ phiếu ngân hàng (bank bond),
séc (cheque), chứng chỉ tiền gửi (certificate of deposit), thư tín dụng (letter of credit),
thư bảo lãnh (letter of guarantee), biên lai tín thác (trust receipt), thẻ tín dụng (credit
card)…
Căn cứ vào quan hệ tín dụng đầu tư sẽ có các công cụ như: cổ phiếu (stock), trái
phiếu (bond) và các chứng từ phái sinh như: quyền mua cổ phần (right certificate),
chứng quyền (warrant), hợp đồng quyền chọn (option contract), hợp đồng tương lai
(futures contract)…
2.6. Các phương thức thanh toán quốc tế (Payment Procedure)
Phương thức thanh toán là các cách thức, nội dung, điều kiện để tiến hành thu
và chuyển trả tiền giữa người mua và người bán. Việc phân loại phương thức thanh
toán quốc tế dựa vào ba cách chủ yếu sau:
a, Căn cứ vào việc thanh toán có kèm theo chứng từ hay không
● Phương thức thanh toán không kèm theo chứng từ thực hiện nghĩa vụ: nghĩa
là việc thanh toán của người có nghĩa vụ trả tiền không căn cứ vào các chứng từ thực
hiện nghĩa vụ do người thực hiện nghĩa vụ xuất trình. Bao gồm các loại sau:
- Chuyển tiền – Remittance
- Ghi sổ – Open accounce
- Nhờ thu phiếu trơn – Clean collection
- Thư bảo lãnh – Letter of guarantee

13
- Thư tín dụng dự phòng – Standby L/C
● Phương thức thanh toán kèm chứng từ thương mại: lúc này việc trả tiền chỉ
dựa vào các chứng từ thương mại do người thực hiện nghĩa vụ xuất trình. Bao gồm:
- Nhờ thu kèm chứng từ – Documentary collection
- Tín dụng chứng từ – Documentary credit
- Thư ủy thác mua – Letter of authority to purchase
b, Căn cứ vào vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán
● Phương thức thanh toán trực tiếp: người chi trả trực tiếp là người có nghĩa vụ
trả tiền theo quy định (quy định trong hợp đồng, theo phán quyết của tòa án hay của
trọng tài, theo thỏa ước ký kết giữa các bên), còn ngân hàng là trung gian thu và
chuyển trả tiền tệ theo sự ủy thác của khách hàng. Bao gồm các loại sau:
- Chuyển tiền – Remittance
- Ghi sổ – Open account
- Nhờ thu – Collection
● Phương thức thanh toán gián tiếp: người trả tiền hoặc cam kết trả tiền là một
người thứ ba – thường là NHTM, không phải trực tiếp là người có nghĩa vụ trả tiền
theo quy định, gồm:
- Thư bảo lãnh – Letter of guarantee
- Thư tín dụng dự phòng – Standby L/C
- Tín dụng chứng từ – Documentary credit
- Thư ủy thác mua – Letter of authority to purchase
c, Căn cứ vào các lệnh thanh toán là bằng thư hay bằng điện
● Phương thức thanh toán bằng thư truyền thống: gồm:
- Chuyển tiền bằng thư – Mail transfer
- Ghi sổ – Open accounce
- Nhờ thu bằng thư – Collection by mail
- Tín dụng chứng từ bằng thư – Documentary credit by mail
- Thư bảo lãnh – Letter of guarantee by mail
- Thư ủy thác mua – Letter of authority to purchase by mail
● Phương thức thanh toán điện tử: gồm:
- Chuyển tiền bằng điện – telegraphic transfer (T/T), gồm: telex, fax, SWIFT
MT 100 & 200 (SWIFT = Society for wal wide Interbank Financial
Telecommunication – hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng quốc tế), EFT –
Electronic Funds Transfer.
- Thanh toán bằng séc – SWIFT MT 110

14
- Nhờ thu bằng điện – Collection by MT 400
- Tín dụng chứng từ bằng điện – Documentary credit by MT 700
- Thư bảo lãnh – Letter of guarantee by MT 760

15
Chương 2:
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Khi tiến hành mua bán trao đổi hàng hóa, người ta luôn phải tính toán giá trị
của món hàng. Đối với các giao dịch quốc tế, điều này càng quan trọng hơn vì các giá
trị trong hợp đồng liên quan đến đồng tiền của cả hai quốc gia. Trong chương này,
chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thức so sánh giá trị đồng tiền giữa các nước như: khái
niệm, phương pháp niêm yết, phương pháp tính…

1. Khái niệm tỷ giá hối đoái – exchange rate


Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tỷ giá hối đoái, trong đó phổ biến là một
số cách hiểu sau:
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ (rate) chuyển đổi (exchange) từ đơn vị tiền tệ nước này
sang đơn vị tiền tệ nước khác.
Tỷ giá hối đoái là quan hệ tỷ lệ so sánh giữa đồng tiền nước này với đồng tiền
nước khác trên cơ sở hàm lượng vàng hoặc sức mua của các đồng tiền đó.
Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền
kia.
Tỷ giá hối đoái là giá cả mua bán của một đồng tiền trong quan hệ so sánh với
các đồng tiền khác.
Tỷ giá hối đoái là giá cả để mua bán trao đổi ngoại tệ.

2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái


Trong thời kỳ chế độ bản vị vàng (tồn tại từ tháng 12/1971 trở về trước), mỗi
nước đều quy định hàm lượng vàng cho một đơn vị tiền tệ. Theo đó, tỷ giá hối đoái là
sự so sánh hàm lượng vàng của hai đồng tiền nên còn gọi là ngang giá vàng (gold
parity) hay còn gọi là đồng giá vàng
Vd: Hàm lượng vàng của 1USD = 0,888671g vàng. Hàm lượng vàng của 1 DEM =
0,36g vàng. Vậy ngang giá vàng của USD so với DEM là: 0,888671/0,36 = 2,4685.
Lúc đó tỷ giá USD/DEM sẽ biến động xung quanh giá trị 2,4685.
Đến chế độ bản vị hối đoái vàng dựa vào USD (USD gold exchange standard
system), còn gọi là chế độ Bretton Woods (1944-1970). Chế độ tiền tệ Bretton-woods
đã thừa nhận USD là đồng tiền chuẩn, làm trụ cột cho chế độ tiền tệ này. Nó được coi
là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế, đóng vai trò chủ chốt trong các quan hệ
tiền tệ, thanh toán và tín dụng quốc tế. Bên cạnh đó, việc sử dụng USD trong thanh
toán quốc tế về ngoại thương và các quan hệ đối ngoại khác không hạn chế, các đồng
tiền của các nước khác phải liên hệ chặt chẽ với USD theo chế độ tỷ giá cố định. Chế

16
độ này quy định USD được tự do đổi ra vàng (với giá trị 1USD = 0,888671g vàng).
Các nước thành viên không được đổi tiền ra vàng nhưng có thể đổi gián tiếp thông qua
USD, tức là muốn có vàng thì các đồng tiền đó trước hết phải chuyển thành USD, tức
là các nước sẽ phải có USD, từ USD sẽ chuyển được thành vàng theo tỷ giá chính thức
(giá vàng chính thức) 35 USD = 1 ounce vàng (1 ounce vàng = 31,1035 gram vàng
nguyên chất).
Thời kỳ bản vị tiền giấy (bản vị pháp định – Fiat standard): cơ sở hình thành Tỷ
giá hối đoái là ngang giá sức mua (PPP – Purchasing Power Parity): tỷ giá hối đoái =
mức giá chung ở nước A/ mức giá chung ở nước B.

3. Cách công bố tỷ giá


● Cách công bố tỷ giá
Việc công bố tỷ giá được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, hoặc tách rời,
hoặc rút gọn.
Công bố 2 tỷ giá tách rời nhau: công bố riêng tỷ giá mua và tỷ giá bán.
Vd: Trên thị trường ngoại hối công bố tỷ giá như sau:
Tỷ giá mua: USD = 1,2312CHF
Tỷ giá bán: USD = 1,2317CHF
Công bố rút gọn: công bố cả tỷ giá mua và tỷ giá bán cùng lúc.
Vd: Trên thị trường ngoại hối công bố tỷ giá như sau:
USD = 1,2312CHF/1,2317CHF
Hoặc: USD/CHF = 1,2312/1,2317
Hoặc: USD/CHF = 1,2312/17
● Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá
Đồng tiền yết giá (commodity money): còn gọi là đồng tiền cơ bản, đồng tiền
hàng hóa: là đồng tiền đứng trước (ví dụ: USD) và là 1 đơn vị tiền tệ.
Đồng tiền định giá (term money): còn gọi là đồng tiền đối ứng, đối khoản của
đồng tiền yết giá: là đồng tiền đứng sau (ví dụ: CHF) và là một số đơn vị tiền tệ.
1,2 3 1 2
Đơn vị tiền tệ số điểm
(unit) (figure) (point)
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO quy ước tên đơn vị tiền tệ quốc gia có 3 ký tự,
2 chữ đầu là tên nước, chữ cuối là tên đơn vị tiền tệ.
● Yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp

17
Yết giá trực tiếp (certain quotation, direct quotation): là cách biểu thị giá trị một
đơn vị ngoại tệ thông qua một số lượng nội tệ nhất định; lúc đó đồng ngoại tệ là đồng
tiền yết giá, đồng nội tệ là đồng tiền định giá. Còn gọi là yết giá kiểu Châu Âu hay yết
giá ngoại tệ (foreign currency quotation). Đây là phương pháp yết giá phổ biến.
Công thức: 1 đồng ngoại tệ = x đồng nội tệ
Vd: tại Việt Nam, trên thị trường ngoại hối niêm yết tỷ giá: USD/VND = 16230
Yết giá gián tiếp – incertain quotation – indirect quotation: biểu thị giá trị một
đơn vị nội tệ thông qua một số lượng ngoại tệ nhất định; lúc đó đồng nội tệ là đồng
tiền yết giá, đồng ngoại tệ là đồng tiền định giá. Kiểu yết giá này còn gọi là yết giá
kiểu Mỹ, yết giá bản tệ (local currency quotation). Theo thông lệ các đồng tiền như
bảng Anh (GBP), dollar Mỹ (USD) và dollar Úc (AUD) thường yết giá gián tiếp còn
những đồng tiền khác thường yết giá trực tiếp. So với hầu hết các đồng tiền, đồng
USD đóng vai trò là đồng yết giá (đứng trước) ngoại trừ các đồng tiền sau: EUR, GBP,
AUD, NZD.
Công thức: 1 đồng nội tệ = x đồng ngoại tệ
Vd: tại Anh, trên thị trường ngoại hối niêm yết tỷ giá: GBP/USD = 1,6827

4. Các loại tỷ giá thông dụng


4.1. Tỷ giá chính thức (official exchange rate)
Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng trung ương xác định và công bố. Nó
được dùng làm tỷ giá tham khảo để hình thành các loại tỷ giá khác và dùng để tính
toán trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
Hiện nay ở Việt Nam, Ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá bình quân thị trường
liên ngân hàng (gọi là tỷ giá liên ngân hàng – Interbank market average rate) thay cho
tỷ giá chính thức mang nặng tính hành chính như trước đây. Đồng thời quy định biên
độ dao động của tỷ giá thị trường, đây là cơ sở để hình thành tỷ giá thương mại trên thị
trường, theo đó:
Tỷ giá kinh doanh = Tỷ giá chính thức  Biên độ giao dịch.
Vd: Ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá liên ngân hàng USD/VND = 16002 (biên độ
 0,25%). Lúc đó, các ngân hàng thương mại được quyền yết giá mua bán USD/VND
như sau:
Tỷ giá mua thấp nhất = 16002 – (16002 x 0,25%)
Tỷ giá bán cao nhất = 16002 + (16002 x 0,25%)
Trong những năm vừa qua, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành một số
Quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt
động ngoại hối. Theo đó, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép
giao dịch hối đoái được phép ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay của Đồng Việt

18
Nam so với đồng USD trong phạm vi biên độ dao động sau (các ngoại tệ khác do
Giám đốc các tổ chức tín dụng này quyết định).
QĐ số 2554/QĐ-NHNN ngày 31/12/2006: biên độ  0.5%
QĐ số 3039/QĐ-NHNN ngày 24/12/2007: biên độ  0.75%
QĐ số 504/QĐ-NHNN ngày 7/3/2008: biên độ USD  1%
QĐ số 1436/QĐ-NHNN ngày 26/6/2008: biên độ  2%
QĐ số 2635/QĐ-NHNN ngày 6/11/2008: biên độ  3%
QĐ số 622/QĐ-NHNN ngày 23/3/2009: biên độ  5%
QĐ số 2666/QĐ-NHNN ngày 25/11/2009: biên độ  3%
QĐ số 230/QĐ-NHNN ngày 11/2/2011: biên độ  1%
Để quản lý tỷ giá hối đoái trên thị trường, Ngân hàng nhà nước có thể sử dụng
một trong các cách sau:
- Cố định tỷ giá (fix): Ngân hàng nhà nước công bố và giữ nguyên hoặc không
cho tỷ giá biến động quá một biên độ nhất định trong một thời gian dài. Cơ chế này tạo
ra tỷ giá cố định (fixing exchange rate).
- Thả nổi tỷ giá (float): theo cơ chế này, tỷ giá được biến động lên xuống tự do,
từ đó hình thành nên tỷ giá thả nổi (floating exchange rate).
- Thả nổi có quản lý (managed floating exchange rate): trong cơ chế thả nổi có
quản lý, nếu tỷ giá biến động quá lớn thì ngân hàng nhà nước mới can thiệp để giữ ổn
định.
- Cơ chế điều chỉnh linh hoạt tỷ giá: phối hợp cả ba cách trên, lúc đó ta sẽ có tỷ
giá linh hoạt (flexible exchange rate). Phần lớn các nước áp dụng cơ chế này, trong đó
có nước ta.
4.2. Tỷ giá thương mại (commercial exchange rate)
Tỷ giá thương mại, còn gọi là tỷ giá thị trường, tỷ giá kinh doanh: là tỷ giá do
các ngân hàng thương mại xác định và công bố.
Tỷ giá thương mại được phân loại dựa trên các cách sau:
- Căn cứ vào phương thức kinh doanh:
Tỷ giá mua (buying rate, bid rate): là tỷ giá mà ngân hàng thương mại mua vào,
đây cũng là tỷ giá bán của khách hàng.
Tỷ giá bán (selling rate, ask rate): là tỷ giá mà ngân hàng bán ra, cũng đồng thời
là tỷ giá mua vào của khách hàng.
Tỷ giá mua phải nhỏ hơn tỷ giá bán, do vậy phần chênh lệch (spread) giữa tỷ
giá bán và tỷ giá mua phải lớn hơn 0.
- Căn cứ vào thời điểm công bố tỷ giá:

19
Tỷ giá mở cửa (opening rate): là tỷ giá được công bố vào giờ mở cửa thị
trường, hay đầu giờ giao dịch. Tỷ giá này mang tính báo giá và thăm dò, chưa phải là
giá thực hiện.
Tỷ giá đóng cửa (closing rate): là tỷ giá hình thành cuối phiên, cuối giờ giao
dịch và được sử dụng trong giao dịch ngoại tệ. Nó chịu ảnh hưởng của tình hình cung
cầu ngoại tệ trong phiên giao dịch: Nếu cung cầu ngoại tệ trong phiên giao dịch bằng
nhau, thì tỷ giá đóng cửa không thay đổi so với tỷ giá mở cửa. Nếu cung ngoại tệ lớn
hơn cầu ngoại tệ, thì tỷ giá đóng cửa sẽ nhỏ hơn tỷ giá mở cửa; và ngược lại.
- Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch:
Tỷ giá giao ngay (spot rate): là tỷ giá được hình thành tại thời điểm giao dịch,
tức là tỷ giá thực tế của ngày giao dịch.
Tỷ giá kỳ hạn (forward rate): là tỷ giá được xác định theo một kỳ hạn nhất định.
- Căn cứ vào việc giao dịch bằng tiền mặt hay chuyển khoản:
Tỷ giá ngoại tệ tiền mặt (cash rate): là tỷ giá được áp dụng khi ngân hàng mua
ngoại tệ tiền mặt cho khách hàng, bao gồm: ngoại tệ giấy, tiền kim loại, séc du lịch
(traveller’s check), thư tín dụng du lịch (traveller’s letter of credit).
Tỷ giá ngoại tệ chuyển khoản (transfer rate): là tỷ giá mà ngân hàng sử dụng
khi chuyển khoản ngoại tệ cho người thụ hưởng. Thông thường, tỷ giá chuyển khoản
được tính bằng tổng của tỷ giá tiền mặt và phí chuyển khoản.
- Căn cứ vào công cụ thanh toán quốc tế:
Tỷ giá chuyển tiền bằng điện (telegraphic transfer exchange rate – T/T rate):
còn gọi là tỷ giá điện hối. Đây là tỷ giá mà ngân hàng vừa mua bán ngoại tệ vừa
chuyển khoản bằng điện tử cho khách hàng.
Tỷ giá chuyển tiền bằng thư (mail transfer – M/T): còn gọi là tỷ giá thư hối. Đó
là tỷ giá mà ngân hàng mua bán ngoại tệ và chuyển tiền bằng thư cho khách hàng.
Tỷ giá séc: là tỷ giá mà ngân hàng bán và chuyển séc ngoại tệ đến người nhận.
Tỷ giá séc bằng tỷ giá điện hối trừ đi khoản tiền lãi phát sinh trên tỷ giá điện hối từ khi
mua đến khi séc được trả tiền (tương đương lãi huy động nội tệ).
Tỷ giá hối phiếu ngân hàng trả tiền ngay: là tỷ giá mà ngân hàng bán hối phiếu
ngoại tệ trả tiền ngay cho khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu. Tỷ giá hối phiếu
trả tiền ngay được tính tương tự tỷ giá séc, chỉ khác là lãi huy động ngoại tệ chứ không
phải lãi huy động nội tệ.
Tỷ giá hối phiếu ngân hàng trả chậm: được tính tương tự tỷ giá séc, khác ở thời
hạn. Thời hạn được tính bằng thời hạn trả tiền ghi trên hối phiếu cộng với thời gian
chuyển hối phiếu.

20
Ngoài ra trên thị trường tự do vẫn tồn tại việc mua bán ngoại tệ, tỷ giá được sử
dụng thường là tỷ giá tiền mặt, trường hợp này nó còn được gọi là tỷ giá thị trường tự
do.

5. Một số phương pháp xác định tỷ giá


5.1. Phương pháp xác định tỷ giá đối ứng – reciprocal exchange rate
Tỷ giá đối ứng, cũng có thể gọi là tỷ giá nghịch đảo: là tỷ giá mà vị trí của hai
đồng tiền yết giá và định giá được hoán đổi với nhau.
Giả sử ta có tỷ giá của cặp đồng tiền A/B. Tỷ giá đối ứng B/A được tính như
sau:
1
Tỷ giá mua B/A 
Giá bán A / B
1
Tỷ giá mua B/A 
Giá mua A / B
Vd: Trên thị trường ngoại hối niêm yết tỷ giá GBP/USD = 1,6440/50
1
=> Tỷ giá USD/GBP  1,6450  0,6079 / 0,6083
1
1,6440
5.2. Phương pháp xác định tỷ giá chéo – cross exchange rate
Tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền là tỷ giá được xác định thông qua một đồng tiền
thứ ba (tỷ giá bắc cầu).
a, Tỷ giá chéo của hai đồng tiền định giá
Tỷ giá chéo của hai đồng tiền định giá được xác định bằng cách cùng dựa vào
đồng tiền yết giá.
Giả sử trên thị trường ngoại hối ta có tỷ giá của đồng A/B và A/C. Lúc đó, tỷ
giá của đồng B/C được tính như sau:
Giá mua A / C
Tỷ giá mua B/C 
Giá bán A / B
Giá bán A / C
Tỷ giá bán B/C 
Giá mua A / B
Vd: Có tỷ giá USD/DEM = 1,6923/42 và USD/FRF = 6,1823/84. Hãy xác định tỷ giá
DEM/ FRF.
Giá mua USD / FRF 6,1823
=> Tỷ giá mua DEM/ FRF    3,6491
Giá bán USD / DEM 1,6942

21
Giá bán USD / FRF 6,1884
Tỷ giá bán DEM/ FRF    3,6568
Giá mua USD / DEM 1,6923
Như vậy, DEM/ FRF = 3,6491/3,6568
b, Tỷ giá chéo của hai đồng tiền yết giá
Tỷ giá chéo của hai đồng tiền yết giá được xác định cùng dựa vào đồng tiền
định giá.
Giả sử ta có tỷ giá của hai cặp đồng tiền A/B và C/B, lúc đó tỷ giá hối đoái của
đồng A/C được tính như sau:
Giá mua A / B
Tỷ giá mua A/C 
Giá bán C / B
Giá bán A / B
Tỷ giá bán A/C 
Giá mua C / B
Vd: Trên thị trường có tỷ giá của hai đồng tiền USD/DEM = 1,6923/42 và
EUR/DEM = 2,1231/54, hãy xác định tỷ giá EUR/USD.
mua EUR / DEM 2,1231
=> Tỷ giá mua EUR/USD    1,2532
bán USD / DEM 1,6942
bán EUR / DEM 2,1254
Tỷ giá bán EUR/USD    1,2559
mua USD / DEM 1,6923
=> EUR/USD = 1,2532/59
c, Tỷ giá chéo của hai đồng tiền ở hai vị trí khác nhau
Giả sử ta có tỷ giá của hai đồng tiền A/B và B/C.
- Tính tỷ giá của đồng tiền A/C.
Tỷ giá mua A/C = tỷ giá mua A/B * tỷ giá mua B/C
Tỷ giá bán A/C = tỷ giá bán A/B * tỷ giá bán B/C
- Tính tỷ giá của đồng tiền C/A.
1
Tỷ giá mua C/A 
Giá bán A / B * giá bán B / C
1
Tỷ giá mua C/A 
Giá mua A / B * giá mua B / C
Vd: Thị trường niêm yết tỷ giá GBP/USD = 1,7375/25 và USD/SEK = 8,7535/95.
=> GBP/SEK = 15,2092 / 15,2534, trong đó:
Tỷ giá mua = mua GBP/USD * mua USD/SEK = 1,7375*8,7535=15,2092
Tỷ giá bán = bán GBP/USD * bán USD/SEK = 1,7425*8,7595=15,2634
=> SEK/GBP = 0,0655 / 0,0675, với:

22
1 1
Tỷ giá mua    0,0655
Giá bán GBP/USD * giá bán USD/SEK 1,7425 * 8,7595
1 1
Tỷ giá bán    0,0675
Giá mua GBP/USD * Giá mua USD/SEK 1,7375 * 8,7535
5.3. Phương pháp xác định tỷ giá kỳ hạn
Tỷ giá hối đoái kỳ hạn (forward exchange rate) là tỷ giá áp dụng cho tương lai
nhưng được xác định ở hiện tại.
1  rd
Tỷ giá kỳ hạn được xác định F S (1)
1  ry

Tỷ giá này dựa trên lý thuyết cân bằng lãi suất (interest rate parity - IRP)
Từ công thức (1) có các cách diễn giải sau:
S (rd  ry ) N
- nếu coi ry là nhỏ → 1+ry xấp xỉ 1 → F S (NHTM ở VN áp dụng)
360 *100
S rd  ry  S (rd  ry ) N
- nếu bình thường, điểm kỳ hạn R  
1  ry 36000  ry N
=> các công thức này cho giá trị gần giống nhau

Trong phần này, chúng ta sẽ xác định tỷ giá kỳ hạn dựa vào phương pháp điểm kỳ hạn
theo công thức sau:
Tỷ giá kỳ hạn = tỷ giá giao ngay + điểm kỳ hạn
Cụ thể: Tỷ giá mua kỳ hạn = tỷ giá mua giao ngay + điểm kỳ hạn mua
Tỷ giá bán kỳ hạn = tỷ giá bán giao ngay + điểm kỳ hạn bán
S (rd  ry ) N
Điểm kỳ hạn: R
36000
Trong đó: R: Điểm kỳ hạn
S: Tỷ giá giao ngay
F: Tỷ giá kỳ hạn
rd: Lãi suất đồng định giá
ry: Lãi suất đồng yết giá
N: Số ngày của kỳ hạn
Sm (rd m  ry b) N
 điểm kỳ hạn mua 
36000
Sb (rd b  ry m) N
 điểm kỳ hạn bán 
36000

23
Vd: Trên thị trường có tỷ giá giao ngay USD/CHF = 1,5742/42. Lãi suất USD kỳ hạn
1 tháng 4-41/2 (tính theo năm), lãi suất CHF kỳ hạn 1 tháng 7-71/2 (tính theo năm). Thời
gian là 30 ngày. Hãy tính tỷ giá kỳ hạn 1 tháng USD/CHF.
1,5742 (7  4,5)30
Tỷ giá mua 1 tháng USD/CHF = 1,5742 +  1,5775
36000
1,5842 (7,5  4)30
Tỷ giá bán 1 tháng USD/CHF = 1,5842 +  1,5888
36000

Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá kỳ hạn có thể được niêm yết theo hai cách,
hoặc theo kiểu Outright, hoặc kiểu Swap.
Yết giá theo kiểu Outright: là công bố luôn tỷ giá từng kỳ hạn.
Yết giá theo kiểu SWAP: là công bố tỷ giá giao ngay kèm theo bảng điểm kỳ
hạn. Lưu ý:
▪ Nếu điểm kỳ hạn của giá bán lớn hơn điểm kỳ hạn của giá mua: điểm
kỳ hạn này gọi là điểm gia tăng (premium point). Lúc đó, tỷ giá kỳ hạn bằng tỷ
giá giao ngay cộng với điểm kỳ hạn.
▪ Nếu điểm kỳ hạn của giá bán nhỏ hơn điểm kỳ hạn của giá mua: điểm
kỳ hạn này gọi là điểm khấu trừ (discount point). Lúc đó, tỷ giá kỳ hạn bằng tỷ
giá giao ngay trừ đi điểm kỳ hạn.
Vd: Có bảng tỷ giá điểm kỳ hạn được yết giá theo kiểu SWAP như sau:
Tỷ giá Điểm kỳ hạn
1 tháng 2 tháng 6 tháng 12 tháng
USD/CHF=1,7218/39 16/11 29/22 69/59 132/112
EUR/USD=1,2124/35 15/23 29/49 92/107 129/145

Với USD/CHF: ta thấy điểm giá mua > điểm giá bán → tỷ giá kỳ hạn được tính
bằng F = S – R → như vậy, tỷ giá kỳ hạn 2 tháng của USD/CHF là:
Tỷ giá mua =1,7218 – 0,0029 = 1,7189
Tỷ giá bán =1,7239 - 0,0022 = 1,7217
Với EUR/USD: ta có điểm giá bán > điểm giá mua → tỷ giá kỳ hạn được tính
bằng F = S + R → tỷ giá kỳ hạn 12 tháng của EUR/USD là:
Tỷ giá mua = 1,2124 + 0,0129 = 1,2253
Tỷ giá bán = 1,2135 + 0,0145 = 1,2280

24
Chương 3:
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

Các giao dịch quốc tế sẽ diễn ra trên một thị trường đặc biệt – thị trường ngoại
hối. Đây là thị trường sôi động và có giá trị cực kỳ lớn. Trong chương này chúng ta sẽ
tìm hiểu các nội dung cơ bản về thị trường ngoại hối như khái niệm, đặc điểm, thành
phần tham gia giao dịch trên thị trường. Bên cạnh đó, nghiên cứu các nghiệp vụ hối
đoái cơ bản trên thị trường này như: nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn, hoán
đổi…

1. Giới thiệu về thị trường ngoại hối


1.1. Khái niệm
Ngoại hối (foreign exchange): là các phương tiện thanh toán được sử dụng
trong thanh toán quốc tế. Ngoại hối bao gồm:
- Ngoại tệ (foreign currency): là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền
chung châu Âu (EUR) và đồng tiền chung khác (chẳng hạn đồng SDR) được sử dụng
trong thanh toán quốc tế và khu vực. Đó có thể là tiền kim loại, tiền giấy, tiền trên tài
khoản, séc du lịch, tiền điện tử và các phương tiện khác được xem như tiền.
- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ: gồm séc (cheque), hối phiếu (bill of
exchange), thẻ thanh toán (payment card), thẻ tín dụng (credit card) và các phương tiện
thanh toán khác.
- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ: gồm trái phiếu Chính phủ (government
bond), trái phiếu công ty (corporate bond), kỳ phiếu (promissory note), cổ phiếu
(stock), chứng chỉ đầu tư (investment unit), chứng từ phái sinh (derivative documents)
và các loại giấy tờ có giá khác.
- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người
cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam;
- Đồng tiền quốc gia trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ
nước đó hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong
giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ một quốc gia, hoạt
động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.
Thị trường ngoại hối (foreign exchange market – FOREX, FX): (theo nghĩa
hẹp) là thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi các loại ngoại tệ
và các hoạt động kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ.

25
Ở nước ta, sự hình thành và phát triển thị trường ngoại hối gắn với công cuộc
đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là giai đoạn đầu những năm 90 của thế kỷ 20. Ngày
16/8/1991 Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành quyết định số 207/NH-QĐ thành
lập Trung tâm giao dịch ngoại tệ, hoạt động vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuần tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm này hoạt động như một thị trường ngoại hối chính
thức.
Đến ngày 20/9/1994 Ngân hàng nhà nước ban hành quyết định số 203/NH-QĐ
thành lập Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trước năm 1998 trên thị trường ngoại
hối nước ta chủ yếu thực hiện các giao dịch giao ngay. Từ năm 1998 có thêm nghiệp
vụ kỳ hạn và nghiệp vụ hoán đổi. Năm 2002, bổ sung thêm giao dịch quyền chọn với
sự thí điểm ban đầu của ngân hàng Eximbank, đến nay nghiệp vụ này đã được mở
rộng với nhiều ngân hàng cùng tham gia.
1.2. Đặc điểm
Thị trường ngoại hối là thị trường mua bán một loại hàng hóa đặc biệt – mua
bán đồng tiền, hơn thế nữa, đây là đồng tiền của các quốc gia khác nhau. Chính vì thế,
thị trường ngoại hối có những đặc điểm riêng biệt khác hẳn với các thị trường khác.
Thứ nhất, thị trường ngoại hối có phạm vi hoạt động rộng, không tồn tại trong
một không gian nhất định mà lan rộng khắp toàn cầu nhằm phục vụ cho nhu cầu mua
bán, giao dịch ngoại tệ trên toàn thế giới; chính vì vậy nó còn được gọi là thị trường
không gian.
Thứ hai, thị trường ngoại hối hoạt động liên tục 24/24 giờ. Do đặc điểm về điều
kiện địa lý có sự chênh lệch múi giờ giữa các khu vực khác nhau, cộng với sự hỗ trợ
của hệ thống thông tin viễn thông nên thị trường này mới có thể hoạt động liên tục như
vậy. Vì lý do đó, thị trường này còn gọi là thị trường toàn cầu, thị trường không ngủ.
Thứ ba, khối lượng giao dịch trên thị trường rất lớn cả về doanh số và số lượng
giao dịch tối thiểu. Đây là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, cực kỳ sôi động, đem
lại doanh thu cao với số lượng tiền giao dịch mỗi ngày lên đến 4,35 nghìn tỷ USD
(theo số liệu năm 2010).
Thứ tư, đây cũng là thị trường rất nhạy cảm với mọi sự thay đổi của nền kinh tế,
chính trị và xã hội.
1.3. Phân loại
Để tiến hành phân loại thị trường ngoại hối, chúng ta dựa vào các cơ sở sau:
Theo tính chất thị trường, thị trường ngoại hối được chia thành hai loại: thị
trường chính thức và thị trường tự do. Thị trường chính thức còn được gọi là thị
trường có tổ chức (organized market), ở nước ta đây là thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng. Thị trường tự do còn có thể gọi là thị trường chợ đen (unorganized market).

26
Theo nội dung giao dịch (nghiệp vụ kinh doanh), thị trường ngoại hối phân
thành thị trường giao ngay, thị trường kỳ hạn, thị trường hoán đổi tiền tệ, thị trường
giao sau, thị trường quyền chọn.
- Theo phạm vi hoạt động: thị trường ngoại hối bao gồm thị trường nội địa
(nghĩa là các thành viên tham gia ở trong cùng 1 nước); và thị trường quốc tế (các
thành viên tham gia giao dịch ở cả trong và ngoài nước).
1.4. Các thành phần tham gia giao dịch
* Căn cứ vào mục đích tham gia mua bán ngoại tệ, các thành phần tham gia
giao dịch được phân loại thành bốn nhóm sau:
Ngân hàng trung ương (central bank): Ngân hàng trung ương làm nhiệm vụ tổ
chức, giám sát, điều hành và điều tiết thị trường nhằm ổn định hoạt động thị trường
ngoại hối, giá cả và tỷ giá hối đoái.
Ngân hàng thương mại (commercial bank): Ngân hàng thương mại là những
đơn vị trực tiếp kinh doanh ngoại tệ nhằm kiếm lời hoặc thực hiện môi giới ngoại tệ
cho khách hàng. Để ngăn chặn hành vi đầu cơ ngoại tệ của các ngân hàng thương mại
(nếu có), Ngân hàng trung ương thường quy định “giới hạn trạng thái ngoại tệ” (limit
of foreign currency position), hay cũng có thể gọi là giới hạn trạng thái ngoại hối. Đây
là giới hạn cao nhất của trạng thái ngoại tệ dương hoặc âm so với vốn tự có của ngân
hàng.
Trạng thái ngoại tệ
Giới hạn trạng thái ngoại tệ =
Vốn tự có của ngân hàng
Trạng thái ngoại tệ = Tài sản có ngoại tệ - Tài sản nợ ngoại tệ
Nếu tổng tài sản Có lớn hơn tổng tài sản Nợ thì ngoại tệ có trạng thái dương,
còn gọi là trường thế (long position).
Nếu tổng tài sản Có nhỏ hơn tổng tài sản Nợ thì ngoại tệ có trạng thái âm, còn
gọi là đoản thế (short position).
Nếu tổng tài sản Có bằng tổng tài sản Nợ thì ngoại tệ có trạng thái cân bằng
(square position).
Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tổng trạng thái ngoại tệ cuối ngày so
với vốn tự có của các tổ chức tín dụng là ± 30%; của các tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài là ± 20%. Riêng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt
Nam có vốn tự có từ 25 triệu USD trở xuống, mức giới hạn trạng thái ngoại tệ dương
và âm cuối ngày quy ra USD không vượt quá 5 triệu USD.
Các nhà thương mại và đầu tư: gồm các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, nhà đầu tư.
Đây là những người kinh doanh ngoại tệ để kiếm lời hoặc dùng ngoại tệ để thanh toán
cho các hợp đồng mua bán hàng hóa.

27
Các cá nhân: là những người mua bán ngoại tệ vì nhu cầu cá nhân như: học tập,
du lịch, công tác…
* Căn cứ vào chức năng hoạt động trên thị trường, trừ ngân hàng trung ương
ra, các chủ thể còn lại tham gia giao dịch trên thị trường được chia thành bốn nhóm
sau:
Nhà kinh doanh (dealer): là những người kiếm lời từ chênh lệch giá bán và giá
mua và họ phải chấp nhận rủi ro nếu có.
Nhà môi giới (broker): là trung gian trong các giao dịch mua bán hoặc mua bán
thay cho người khác nhằm thu hoa hồng trong các giao dịch. Khác với nhà kinh doanh,
nhà môi giới chỉ là trung gian nên không phải chấp nhận rủi ro.
Nhà đầu cơ (speculator): cũng là những người kiếm lời từ dự đoán chênh lệch
giá bán và giá mua. Tuy nhiên khác với nhà kinh doanh, khoảng cách thời gian giữa
lúc mua và lúc bán dài hơn nhà kinh doanh. Nếu các nhà đầu cơ dự báo trong tương
lai, đồng USD lên giá so với đồng VND; lúc đó nhà đầu cơ sẽ mua USD, chờ đến khi
USD lên giá sẽ bán lại nhằm kiếm lời. Đây là hành vi đầu cơ giá lên. Nếu các nhà đầu
cơ dự báo tương lai của đồng GBP sẽ giảm giá so với đồng USD, khi ấy họ sẽ tranh
thủ bán GBP, rồi chờ khi GBP xuống giá sẽ mua lại nhằm kiếm lời. Đây là hành động
đầu cơ giá xuống.
Nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageur): là những người khai thác sự mất
cân bằng tỷ giá giữa các khu vực nhằm kiếm lợi nhuận phi rủi ro trong thời gian rất
ngắn. Nghĩa là họ sẽ mua ngoại tệ ở nơi này nhưng lại bán ở nơi khác.

2. Các nghiệp vụ giao dịch hối đoái (FOREX transaction/ FOREX operation)
2.1. Nghiệp vụ hối đoái giao ngay (spot transaction/ spot operation)
a, Khái niệm
Nghiệp vụ hối đoái giao ngay, hay cũng có thể gọi là giao dịch giao ngay, là
nghiệp vụ mua hoặc bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay
hoặc chậm nhất là trong hai ngày làm việc kể từ khi ký kết hợp đồng giao ngay.
Theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 của Thống đốc
Ngân hàng nhà nước về Giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt
động ngoại hối, Giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán
một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán
trong vòng 2 (hai) ngày làm việc tiếp theo.
Trong nghiệp vụ hối đoái giao ngay có một số điểm cần lưu ý sau:
- Ngày giao dịch (trade date), còn gọi là ngày thỏa thuận, ngày hợp đồng
(contract date): là ngày bên mua và bên bán ký kết hợp đồng.

28
- Ngày giá trị (value date), còn gọi là ngày thực hiện (realize date): là ngày
chuyển giao ngoại tệ. Việc chuyển giao được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản.
Theo quy ước quốc tế, ngày giá trị bằng ngày giao dịch cộng thêm 2 ngày làm việc,
không kể ngày nghỉ (lễ, tết, cuối tuần, nghỉ bù).
- Tỷ giá giao dịch: áp dụng tỷ giá thực tế của ngày ký hợp đồng, tức là tỷ giá
giao ngay (spot rate).
- Hợp đồng giao ngay (spot contract): là hợp đồng bắt buộc phải thực hiện,
không được thay đổi các điều khoản trong hợp đồng, không được hủy hợp đồng.
Lưu ý: Thông thường thì các ngân hàng không thu phí giao dịch hay hoa hồng
mà sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và mua (ask-bid spread) để trang trải chi phí
giao dịch và thu lợi nhuận.
Ở nước ta, giao dịch giao ngay đã được đưa vào thực hiện từ năm 1994.
b, Tác dụng của giao dịch giao ngay
Trên thị trường ngoại hối, giao dịch giao ngay sẽ đem lại những tác dụng nhất
định cho người sử dụng chúng. Đó là:
Nếu khách hàng muốn mua hoặc bán ngoại tệ ở thời điểm hiện tại, sự lựa chọn
thích hợp nhất dành cho họ là một hợp đồng giao ngay. Nó sẽ giúp khách hàng có
được số tiền cần mua hoặc bán được số tiền cần bán ngay lập tức, hoặc chậm nhất là
trong vòng hai ngày làm việc. Hay nói khác đi, giao dịch giao ngay sẽ đáp ứng nhu cầu
mua bán ngoại tệ giao ngay cho khách hàng.
Bên cạnh đó, giao dịch này cũng góp phần tránh rủi ro do tỷ giá thay đổi trong
tương lai. Trên thực tế, sự biến động của tỷ giá hối đoái đôi khi khó lường trước được
vì nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, cách tốt nhất để đảm bảo an
toàn trước những thay đổi này là sử dụng một hợp đồng giao ngay nhằm bảo vệ giá trị
đồng tiền của mình.
Không chỉ có tác dụng đối với các nhà kinh doanh, giao dịch giao ngay còn có
tác dụng với riêng các ngân hàng thương mại. Theo quy định của ngân hàng nhà nước,
ngân hàng thương mại phải duy trì trạng thái ngoại tệ của mình ở một mức độ nhất
định. Để thực hiện điều này, các ngân hàng thương mại buộc phải thực hiện việc mua
bán ngoại tệ giao ngay để kịp thời quản lý trạng thái ngoại hối của mình hợp lý.
Tuy nhiên vì đây là một hợp đồng giao ngay, nên nó chỉ đáp ứng nhu cầu mua
bán ngoại tệ giao ngay chứ không thỏa mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ trong
tương lai cho khách hàng.
c, Ứng dụng nghiệp vụ hối đoái giao ngay
Nghiệp vụ hối đoái giao ngay được ứng dụng trong nhiều hoạt động khác nhau,
mà cơ bản là tìm kiếm lợi nhuận acbit trong kinh doanh chênh lệch tỷ giá và trong
thanh toán các hợp đồng thương mại quốc tế.

29
● Kinh doanh chênh lệch tỷ giá:
Kinh doanh chênh lệch tỷ giá, còn gọi là kinh doanh acbit (currency arbitrage)
là hình thức kinh doanh bằng cách mua ngoại tệ ở một thị trường và bán ngoại tệ ở
một thị trường khác. Việc tận dụng chênh lệch giá giữa các thị trường khác nhau như
thế là để tìm kiếm lợi nhuận acbit.
Kinh doanh acbit bao gồm các phân loại chính sau:
Phân loại theo nghiệp vụ: kinh doanh acbit chia thành acbit thông thường và
acbit đầu cơ. Kinh doanh acbit thông thường được thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu
kinh doanh ngoại tệ và tránh rủi ro khi tỷ giá biến động; lúc này việc mua bán thường
bắt đầu từ một đồng ngoại tệ và kết thúc ở một đồng tiền khác. Chẳng hạn, kinh doanh
qua các đồng tiền sau: bắt đầu từ GBP, tiếp đó là đồng CHF, đồng NOK, kết thúc ở
một đồng tiền khác là đồng USD… Kinh doanh acbit đầu cơ nhằm tận dụng mức
chênh lệch tỷ giá để kiếm lợi. Kinh doanh acbit đầu cơ thường bắt đầu và kết thúc
cùng 1 đồng tiền, chẳng hạn việc kinh doanh bắt đầu từ đồng GBP, rồi tiếp tục ở các
đồng CHF – NOK – USD… và kết thúc cũng ở đồng GBP.
Phân loại theo loại hình: kinh doanh acbit gồm có acbit đơn giản và acbit phức
tạp. Kinh doanh acbit đơn giản là việc kinh doanh mua bán ngoại tệ diễn ra trên hai thị
trường. Kinh doanh acbit phức tạp là việc kinh doanh mua bán ngoại tệ diễn ra từ ba
thị trường trở lên.
# Tìm lợi nhuận acbit giản đơn:
Để tìm kiếm lợi nhuận acbit giản đơn, người ta xem xét đối chiếu chuyển tỷ giá
ở hai thị trường về một thị trường, sau đó so sánh mua ở nơi rẻ và bán ở nơi giá cao
hơn.
Vd: Tại thị trường A: tỷ giá giao ngay GBP/USD=1,5795/05.
Tại thị trường B: tỷ giá giao ngay GBP/USD=1,5835/48
 Ta thấy có cơ hội kinh doanh acbit vì mua 1£ tại thị trường A với giá
1,5805$, bán 1£ tại thị trường B với giá 1,5835$. Lợi nhuận thu về là
0,0030$/£.
# Tìm lợi nhuận acbit phức tạp:
Tương tự việc tìm kiếm lợi nhuận acbit giản đơn, nhà kinh doanh cũng tìm mua
ngoại tệ ở nơi rẻ và bán ở nơi giá cao hơn, tuy nhiên việc này diễn ra trên ít nhất là ba
thị trường.
Vd: Trên các thị trường ngoại hối niêm yết tỷ giá giao ngay như sau:
Thị trường A: EUR/USD=1,1245/75.
Thị trường B: USD/CHF=1,6225/55.
Thị trường C: EUR/CHF=1,8545/95

30
Một nhà kinh doanh có số vốn ban đầu là 10.000€. Ông có lợi nhuận acbit khi
kinh doanh ngoại tệ ở các thị trường trên hay không?
Nhà kinh doanh này có thể tiến hành kinh doanh acbit với các phương án sau:
 Phương án 1:
Ở thị trường A: bán 10.000 EUR = 10.000€ *1,1245 = 11.245$
Ở thị trường B: bán 11.245 USD = 11.245$ *1,6225 = 18.245 f
1
Ở thị trường C: bán 18.245 CHF = 18.245f *  9.811,78 €
1,8595

Ta thấy số EUR thu về ít hơn số bỏ ra, do đó không có lợi nhuận acbit.


 Phương án 2:
Ở thị trường C: bán 10.000 EUR = 10.000€ *1,8545 = 18.545f
1
Ở thị trường B: bán 18.545 CHF = 18.545f *  11.408,8$
1,6255

1
Ở thị trường A: bán 11.408,8 USD = 11.408,8$ *  10.118,67 €
1,1275

Với phương án này, số EUR thu về lớn hơn số bỏ ra, như vậy nhà kinh doanh
có lợi nhuận acbit là 118,67€.

● Ứng dụng acbit trong thanh toán


Khi thực hiện lệnh thanh toán cho các hợp đồng xuất nhập khẩu, một vấn đề mà
các nhà thương mại quan tâm là nên sử dụng đồng tiền nào để thanh toán cho đồng
tiền nào, và kết quả cuối cùng của tài khoản sau giao dịch là bao nhiêu. Việc ứng dụng
acbit sẽ giúp nhà thương mại lựa chọn được cách thức thanh toán hiệu quả nhất.
Việc ứng dụng acbit trong thanh toán phải lưu ý hai nguyên tắc cơ bản. Thứ
nhất, dùng những ngoại tệ có để thanh toán cho những ngoại tệ cần chi trả, phần thiếu
dùng bản tệ trả. Thứ hai, chỉ bán số ngoại tệ có và mua lượng ngoại tệ cần chi trả vừa
đủ, không bán dư và cũng không mua dư.
Vd: Công ty X trong cùng ngày nhận thông báo thu được khoản tiền xuất khẩu hàng trị
giá 50.000.000HKD và 100.000USD, đồng thời họ phải chi trả 30.000GBP. Hãy ứng
dụng acbit trong thanh toán và chuyển thành CHF để trả nợ cho đối tác khác.
Tỷ giá giao ngay trên thị trường:
GBP/USD = 1,7550/50 USD/CHF = 1,3836/36
USD/HKD = 7756/7759 EUR/USD = 1,2235/75
 Phương án 1:

31
Thanh toán qua bản tệ (nếu biết) bằng cách quy đổi giá trị các khoản ngoại tệ
thu về và các ngoại tệ cần chi trả sang đồng bản tệ, sau đó tiến hành bù trừ các khoản
thu chi.
Giả sử công ty X là công ty của Thụy Sỹ, lúc này đồng bản tệ là đồng CHF.
Công ty X sẽ tiến hành các nghiệp vụ sau:
Đổi HKD sang CHF theo tỷ giá mua giao ngay HKD/CHF:
DmUSD/ CHF 1,3836
Sm HKD/CHF    0,00017832
DbUSD/ HKD 7759
50.000.000HKD x 0,00017382 = 8.916,097 f
Đổi 100.000USD sang CHF theo tỷ giá mua giao ngay USD/CHF:
100.000USD x 1,3836 = 138.360 f
Đổi 30.000GBP sang CHF theo tỷ giá bán GBP/CHF:
Sb GBP/CHF = 1,7650 x 1,3936 = 2,4597
30.000£ x 2,4597 = 73.791,12 f
Tiến hành bù trừ các khoản thu chi:
8.916,097 f + 138.360 f - 73.791,12 f = 73.484,977 f
Như vậy, số tiền CHF cuối cùng thu về sẽ là 73.484,977 f.
 Phương án 2:
Ứng dụng acbit trong thanh toán.
Công ty X bán HKD theo tỷ giá mua giao ngay HKD/GBP, với:
1 1
Sm HKD/GBP    0,000073021
DbGBP / USD * DbUSD / HKD 1,7650 * 7759

Số GBP được thanh toán là: 50.000.000*DmHKD/GBP = 3.651,06 £


Số GBP chưa được thanh toán = 30.000 – 3651,06 = 26.348,94£
Công ty mua GBP theo tỷ giá bán giao ngay GBP/USD, với:
Db GBP/USD = 26.348,94*1,7650= 46.505,88 $
Số USD còn lại chưa sử dụng = 100.000 – 46.505,88 = 53.494,12 $
Công ty bán USD theo tỷ giá mua USD/CHF
Dm USD/CHF = 1,3836*53.494,12=74.014,47CHF
Như vậy, số tiền trên tài khoản để công ty trả cho đối tác là 74.014,47CHF

2.2. Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn – forward transaction/ forward operation


a, Khái niệm

32
Giao dịch hối đoái kỳ hạn, còn gọi là giao dịch kỳ hạn, là giao dịch mua hoặc
bán ngoại tệ mà việc thanh toán được thực hiện vào một ngày nhất định trong tương
lai.
Theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 của Thống đốc
Ngân hàng nhà nước về Giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt
động ngoại hối, Giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán
với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được
thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.
Trong nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Thời hạn thanh toán: vào một ngày nhất định trong tương lai. Nếu sau ngày
đến hạn hai ngày làm việc mà chưa thanh toán, người chậm trễ sẽ bị phạt. Thông
thường thời hạn của hợp đồng có kỳ hạn là bội số của 30 ngày (một tháng, hai tháng,
ba tháng…) để tiện dụng và chính xác. Ngoài ra, cũng có một số hợp đồng với thời
hạn không phải là bội số của 30 ngày, nhưng không phổ biến.
- Tỷ giá kỳ hạn (forward rate): tỷ giá kỳ hạn được niêm yết theo kiểu swap
(niêm yết tỷ giá giao ngay và điểm kỳ hạn), hoặc theo kiểu outright (ghi cụ thể tỷ giá
kỳ hạn).
- Hợp đồng kỳ hạn (forward contract): không được hủy bỏ vì bất kỳ lý do gì, trừ
phi một trong các bên của hợp đồng bị tuyên bố phá sản hoặc bị mất khả năng thanh
toán hoàn toàn.
b, Tác dụng của giao dịch kỳ hạn
Cũng như các thời hạn kinh doanh ngoại tệ khác, kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn
cũng nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Đây là giao dịch được ký kết trong hiện tại, nhưng việc chuyển giao ngoại tệ
được tiến hành trong tương lai. Chính vì thế nó vừa đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ
vừa giúp phòng chống rủi ro do tỷ giá biến động trong tương lai. Ngược lại, chính vì
việc mua bán diễn ra ở hiện tại nên nhiều khi làm mất cơ hội kinh doanh trong tương
lai nếu tỷ giá biến động ngược chiều dự đoán.
Tuy nhiên do đây là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi vẫn
phải thực hiện hợp đồng. Nó cũng chỉ đáp ứng nhu cầu chuyển giao ngoại tệ trong
tương lai, không trong hiện tại.
c, Phân loại
Trên thị trường kỳ hạn có hai loại hợp đồng giao dịch kỳ hạn là hợp đồng
outright và hợp đồng swap.
Hợp đồng outright là thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng không phải
ngân hàng (nonbank customer) nhằm phòng ngừa rủi ro hối đoái cho khách hàng.

33
Hợp đồng swap là thỏa thuận giữa hai ngân hàng theo đó hai bên đồng ý hoán
đổi một số lượng ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định và sau đó hoán đổi ngược
lại ở một ngày trong tương lai theo tỷ giá khác với tỷ giá hoán đổi lần đầu. Như vậy,
trong hợp đồng swap có hai lần hoán đổi ngoại tệ, gồm: hợp đồng hoán đổi giao ngay
– có kỳ hạn (spot-forward swaps) và hợp đồng hoán đổi có kỳ hạn – có kỳ hạn
(forward-forward swaps).
Ở Việt Nam, nghiệp vụ kinh doanh hối đoái kỳ hạn đã được thực hiện từ năm
1998.
d, Ứng dụng nghiệp vụ kỳ hạn
# Kinh doanh acbit kỳ hạn:
Vd: Cho biết thông tin về lãi suất và tỷ giá trên thị trường như sau:
Tỷ giá giao ngay: USD/SEK = 8,7435/8,9120
Lãi suất kỳ hạn 1 tháng: USD: 4 – 4,5 SEK: 8 -8,5
Là một nhà kinh doanh với số vốn ban đầu là 100.000USD, bạn lựa chọn
phương án kinh doanh nào cho đạt lợi nhuận cao hơn sau 1 tháng nữa?
Trong trường hợp này, nhà kinh doanh có thể thực hiện một trong hai phương
án sau:
- Một là, nhà kinh doanh gửi USD vào ngân hàng với kỳ hạn 1 tháng.
Số tiền USD sau khi gửi vào ngân hàng 1 tháng đạt được:
100.000 x (1 + 0,04) = 104.000$
- Hai là, nhà kinh doanh đổi đồng USD sang đồng SEK, rồi gửi SEK vào ngân
hàng, sau 1 tháng sẽ lấy SEK đổi về đồng USD.
Số SEK thu về sau khi bán USD (theo tỷ giá mua Sm USD/SEK):
100.000 x 8,7435 = 874.350 SEK
Gửi SEK vào ngân hàng với kỳ hạn 1 tháng:
874.350 x (1 + 0.08) = 944.298 SEK
Chuyển số SEK thu được sang đồng USD (theo tỷ giá mua Fm SEK/USD):

1
1 * 4  8,5 30
8,7435
Fm SEK/USD =   0,1139
8,7435 36000
944.298 SEK x 0,1139 = 107.595$
- So sánh hai phương án để lựa chọn cách thức hiệu quả hơn. Ta thấy kinh
doanh đồng USD qua một ngoại tệ khác (đồng SEK) sẽ đạt lợi nhuận cao hơn.

# Ứng dụng trong thanh toán:

34
Vd: Một công ty của Thụy Sỹ nhận được thông báo rằng: trong vòng 30 ngày tới họ
được thanh toán khoản tiền hàng trị giá 150.000EUR, đồng thời họ phải chi trả
45.000GBP và 15.000CAD. Hãy ứng dụng acbit trong thanh toán và chuyển số ngoại
tệ còn lại sang CHF. (giả thiết mọi số dư TK không sinh lãi).
Thông tin trên thị trường ngoại hối về tỷ giá giao ngay và lãi suất kỳ hạn 1
tháng như sau:
GBP/USD=1,7550/50 USD/CHF=1,3836/36
USD/CAD=1,1255/95 EUR/USD=1,2235/75
EUR: 5¼ -5½ CHF: 7-7 ½
CAD: 6-6½ GBP: 9-91/8(chưa đổi tương đương)
Tương tự nghiệp vụ giao ngay, trong trường hợp này, chúng ta cũng ứng dụng
acbit trong thanh toán.
Trước hết, công ty mua 45.000GBP kỳ hạn 1 tháng theo Fb GBP/EUR:
Fb1tháng GBP/EUR = Sb + Rb

Rb 
S b (rd b  ry m) N

1, 7650
1, 2235 5,5  9 * 360 36530  0,0040633
36000  ry N 36000

Fb1tháng GBP/EUR= 1,4426 - 0,0040633 = 1,4385


Số EUR sẽ chi thanh toán cho GBP: 45.000 x 1,4385 = 64.733,38€
Công ty mua 15.000CAD kỳ hạn 1 tháng theo Fb CAD/EUR:
Fb1tháng CAD/EUR= Sb + Rb
S b (rd b  ry m) N 1 5,5  6 30
Fb  S b   0,7262   0,7259
1, 2235*1,1255

36000  ry N 36000

Số EUR sẽ chi thanh toán cho CAD: 15.000 x 0,7259 = 10.888,32€


Số EUR còn lại sau thanh toán: 150.000 – 64.733,38 – 10.888,32 = 74.378,3€
Công ty bán số EUR còn lại kỳ hạn 1 tháng theo Fm EUR/CHF
Fm1th EUR/CHF = Sm + Rm
S m (rd m  ry b) N 1,2235 *1,3836 7  5,5 30
Fm  S m   1,6928   1,69495
36000  ry N 36000

Số CHF thu về sau 1 tháng khi bán EUR: 74.378,3 x 1,69495 = 126.067.55f

2.3. Nghiệp vụ hoán đổi (swap transaction/ swap operation)


a, Khái niệm
Giao dịch hối đoái hoán đổi, còn gọi là giao dịch hoán đổi, là giao dịch mua bán
ngoại tệ, thực chất là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kép bằng cách phối hợp một giao

35
dịch giao ngay với một giao dịch kỳ hạn, trong đó các đồng tiền tham gia giao dịch
vận động ngược chiều nhau và các chủ thể trong giao dịch này hoán đổi vai trò cho
nhau.
Theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 của Thống đốc
Ngân hàng nhà nước về Giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt
động ngoại hối, Giao dịch hối đoái hoán đổi là giao dịch đồng thời mua và bán cùng
một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ
hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác
định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Ở nước ta sau khi Ngân hàng nhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch
hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1988/QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998, giao dịch
hoán đổi chính thức ra đời cùng với nghiệp vụ kinh doanh hối đoái kỳ hạn.
Trong giao dịch hoán đổi cần lưu ý một số điểm sau:
- Điều kiện thực hiện: Giao dịch hoán đổi áp dụng đối với khách hàng có đủ các
điều kiện sau: 1- Có giấy phép kinh doanh; 2- Xuất trình các chứng từ chứng minh nhu
cầu sử dụng ngoại tệ; 3- Mở tài khoản ngoại tệ và VND ở ngân hàng; 4- Trả phí giao
dịch theo quy định; 5- Duy trì tỷ lệ đặt cọc tối đa không quá 5% giá trị hợp đồng để
đảm bảo việc thực hiện hợp đồng; 6- Ký hợp đồng giao dịch hoán đổi với ngân hàng.
- Thời hạn giao dịch: thông thường từ 3 ngày đến 6 tháng. Nếu ngày đáo hạn rơi
vào ngày nghỉ thì hai bên sẽ thỏa thuận chọn ngày đáo hạn thích hợp và thời hạn hợp
đồng sẽ tính trên số ngày thực tế.
- Ngày thanh toán: gồm hai loại ngày là ngày hiệu lực và ngày đáo hạn. Ngày
hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao dịch giao ngay. Ngày đáo hạn là ngày thực
hiện thanh toán giao dịch kỳ hạn.
- Tỷ giá hoán đổi (swap rate): gồm tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn.
- Hợp đồng hoán đổi (swap contract): là hợp đồng bắt buộc phải thực hiện.
- Quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi: 1- Khách hàng liên hệ với ngân hàng.
2- Ngân hàng chào giá và kỳ hạn cụ thể cho khách hàng. 3- Nếu khách hàng đồng ý thì
hai bên sẽ ký hợp đồng hoán đổi.
b, Tác dụng của giao dịch hoán đổi
Là sự kết hợp giữa hai loại giao dịch nên giao dịch hoán đổi có tác dụng kép
như giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn, tức là vừa đáp ứng nhu cầu ngoại tệ
trước mắt vừa thỏa mãn nhu cầu kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn cho khách hàng.
Sử dụng hợp đồng hoán đổi sẽ đáp ứng yêu cầu kinh doanh, đồng thời duy trì
trạng thái vốn khi kết thúc hợp đồng.
Giao dịch này là công cụ kinh doanh và phòng ngừa rủi ro hối đoái hiệu quả
cho các nhà kinh doanh → hạ thấp chi phí.

36
Tuy nhiên nó bắt buộc các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá trên
thị trường giao ngay lúc đó như thế nào, do đó nó tránh được rủi ro tỷ giá, nhưng có
khi lại đánh mất cơ hội kinh doanh nếu tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách
hàng. Đồng thời nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời
điểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong quãng thời gian đó.
c, Phân loại
Giao dịch hoán đổi gồm hai loại: hoán đổi tiền tệ và hoán đổi lãi suất.
Hoán đổi tiền tệ (currency swap) – còn gọi là swap tiền tệ, swap ngoại hối: là sự
kết hợp một giao dịch giao ngay (spot transaction) và 1 giao dịch kỳ hạn (forward
transaction) – đổi một lượng cố định ngoại tệ này lấy một lượng biến đổi ngoại tệ khác
trong thời gian xác định bằng cách ký cùng lúc hai hợp đồng: một hợp đồng mua – bán
giao ngay và một hợp đồng bán – mua kỳ hạn tương ứng. Đó là hình thức kết hợp
đồng thời hai giao dịch giao ngay và kỳ hạn theo chiều ngược nhau, được thực hiện
với cùng một khoản đối ứng (cùng một đồng tiền). Do vậy, nó không làm ảnh hưởng
đến khả năng vay nợ của hai bên và có thể loại trừ rủi ro ngoại hối.
Hoán đổi lãi suất (interest swap) – swap lãi suất: tương tự swap tiền tệ. Phí tổn
của giao dịch phụ thuộc vào chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền tính theo số ngày
trên cơ sở tỷ giá giao ngay (là điểm swap).
Trong phạm vi chương này chúng ta chỉ tập trung vào phân tích hoán đổi tiền
tệ.
d, Ứng dụng
Công thức tính điểm swap (điểm kỳ hạn) cũng tương tự như tính điểm kỳ hạn,
chỉ có một số điểm cần lưu ý sau:
N: số ngày của kỳ hạn hợp đồng hoán đổi
So sánh lãi suất: Nếu rd > ry: ta có điểm gia tăng.
Nếu rd < ry: ta có điểm khấu trừ
Vd: Một công ty của Việt Nam có nhu cầu giao dịch như sau:
- Bán 80.000USD giao ngay để lấy VND chi tiêu hiện tại.
- Mua 80.000USD để thanh toán hợp đồng sẽ đến hạn sau 3 tháng nữa.
Biết các thông tin trên thị trường ngoại hối như sau:
Tỷ giá giao ngay: USD/VND: 15.805/15.810
Lãi suất kỳ hạn 3 tháng: USD: 4,6-5,2 VND: 7,8-10,6
Căn cứ vào các nhu cầu trên, công ty sẽ tiến hành các nghiệp vụ sau:
Vào ngày hiệu lực: công ty bán USD/VND theo Sm USD/VND.
Số VND thu được là: 15.805 x 80.000 = 1.264.400.000 đ

37
Vào ngày đáo hạn (tức là 3 tháng sau): Ngân hàng giao lại 80.000USD cho
công ty theo Fb USD/VND = Sb USD/VND + Rswap
S b (rd b  ry m) N 15.81010,6  4,6 90
Fb  S b   15.810   16.047,15
36000 36000
Số VND phải bỏ ra = 16.047,15 x 80.000 = 1.283.772.000 đ

2.4. Nghiệp vụ quyền chọn (options transaction/ options operation)


a, Khái niệm
Giao dịch quyền chọn, còn gọi là giao dịch quyền lựa chọn, là giao dịch mua
bán ngoại tệ có kỳ hạn, nhưng người mua quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện
hợp đồng đã ký kết.
Theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 của Thống đốc
Ngân hàng nhà nước về Giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt
động ngoại hối, Giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ là một giao dịch giữa bên mua quyền
và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua
hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng
thời gian thoả thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình,
bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã
thoả thuận trước.
Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên tỷ giá hối đoái được Sở giao dịch chứng
khoán Philadelphia đưa ra đầu tiên vào 1983. Ở nước ta, hợp đồng quyền chọn được
Eximbank đưa ra giao dịch thí điểm 2002, sau đó là Citibank, ACB, Techcombank…
và chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đến đồng Việt Nam).
Khi thực hiện giao dịch quyền chọn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thời hạn của quyền chọn (maturity): là thời hạn hiệu lực của quyền chọn. Hết
thời hạn này thì hợp đồng quyền chọn không còn giá trị.
- Tỷ giá thực hiện (exercise rate/ strike rate): là tỷ giá sẽ được áp dụng nếu
người mua quyền yêu cầu thực hiện quyền chọn.
- Hợp đồng quyền chọn tiền tệ (currency options contract): không bắt buộc phải
thực hiện.
- Người mua quyền (holder): người bỏ ra chi phí để được nắm giữ quyền chọn
và có quyền yêu cầu người bán có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo ý mình.
- Người bán quyền (writer): người nhận chi phí mua quyền của người mua và
có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền.
- Tài sản cơ sở (underlying asset): dựa vào giá cả trên thị trường của tài sản này
để xác định giá trị của quyền chọn. Đây có thể là hàng hóa như cà phê, dầu hỏa,
vàng…, chứng khoán hoặc ngoại tệ.

38
- Trị giá hợp đồng quyền chọn (volume): trị giá được chuẩn hóa theo từng loại
ngoại tệ và thị trường giao dịch.
- Phí mua quyền (premium): chi phí mà người mua quyền phải trả cho người
bán quyền để được nắm giữ hay sở hữu quyền chọn. Khoản phí này đối với người bán
quyền, vừa là phí cam kết (undertake cost) vừa là chi phí bù đắp thiệt hại khi người
mua hủy bỏ hợp đồng. Chi phí này thường được tính bằng một số nội tệ trên mỗi ngoại
tệ giao dịch.
- Loại quyền chọn: loại quyền mà người mua nắm giữ, gồm quyền chọn mua và
chọn bán.
- Kiểu quyền chọn: kiểu giao dịch cho phép người mua được lựa chọn thời điểm
thực hiện quyền, gồm quyền chọn kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu.
b, Tác dụng
Giao dịch quyền chọn cho phép khách hàng đảm bảo nhu cầu ngoại tệ trước
mắt hoặc trong tương lai, đồng thời lựa chọn phương án giao dịch ngoại tệ tối ưu.
Đây cũng là công cụ phòng chống rủi ro hối đoái, kinh doanh ngoại tệ linh hoạt
và hiệu quả.
Vì đây không phải là một cam kết chắc chắn, nhà kinh doanh có quyền thực
hiện hoặc không thực hiện hợp đồng, nên dù ít vốn họ vẫn có thể tham gia kinh doanh.
c, Phân loại
Theo tính chất quyền chọn: hợp đồng quyền chọn được chia thành quyền chọn
kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ.
- Quyền chọn kiểu Châu Âu (European options): là kiểu quyền chọn chỉ cho
phép người mua quyền chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đáo hạn của
hợp đồng.
- Quyền chọn kiểu Mỹ (American options): là kiểu quyền chọn cho phép người
mua quyền chọn thực hiện quyền của mình vào bất kỳ ngày nào trong thời hạn của hợp
đồng quyền chọn.
Theo đối tác mua quyền chọn: phân thành quyền chọn mua và quyền chọn bán.
- Quyền chọn mua (call options): cho phép khách hàng được quyền mua hoặc
không mua ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết nếu thấy có lợi cho mình.
- Quyền chọn bán (put options): cho phép khách hàng được quyền bán hoặc
không bán ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết nếu thấy có lợi cho mình.
d, Một số điểm lưu ý
● Tỷ giá thực hiện
Giá trị của quyền chọn phụ thuộc vào tỷ giá thực hiện – ký hiệu là E, và sự biến
động của tỷ giá trên thị trường. Giao dịch quyền chọn có thể xảy ra các tình huống sau:

39
Nếu giao dịch mà không phát sinh lãi lỗ kinh doanh ngoại hối nào, gọi là ngang
giá quyền chọn (at the money – ATM), lúc đó hợp đồng hòa vốn.
E = S → ngang giá quyền chọn giao ngay (at the money spot – ATM-S).
E = F → ngang giá quyền chọn kỳ hạn (at the money forward – ATM-F).
Nếu giao dịch mà có lãi thì gọi là được giá quyền chọn (in the money – ITM),
hay nói cách khác, hợp đồng có sinh lãi.
Em < S, Eb > S → được giá quyền chọn giao ngay (in the money spot
ITM-S).
Em < F, Eb > F → được giá quyền chọn kỳ hạn (in the money forward
ITM-F).
Nếu giao dịch mà bị lỗ thì gọi là giảm giá quyền chọn (out of the money –
OTM), hợp đồng lỗ vốn.
Em > S, Eb < S → giảm giá quyền chọn giao ngay (out of the money
spot OTM-S).
Em > F, Eb < F → giảm giá quyền chọn kỳ hạn (out of the money
forward OTM-F).
● Thông số biến động tỷ giá kỳ vọng – expected volatility
Việc định giá quyền chọn không chỉ dựa vào sự chênh lệch giữa tỷ giá thực
hiện và tỷ giá giao ngay trên thị trường mà còn phụ thuộc khả năng phán đoán của nhà
dự báo (forcaster). Ngoài ra họ còn dựa vào thông số biến động tỷ giá kỳ vọng để dự
đoán.
Thông số biến động tỷ giá trong quá khứ (historical volatility): được xác định
dựa vào việc phân tích số liệu lịch sử thu thập được.
Thông số biến động ngầm định (implied volatility): những thông tin hiện tại về
giá cả của quyền chọn và tỷ giá được kết hợp với những thông tin khác được đưa vào
mô hình để ước lượng thông số này.
Sau đó nhà kinh doanh so sánh thông số ngầm định với thông số mong đợi để ra
quyết định.
e, Ứng dụng
Vd: Khách hàng A đến ngân hàng ACB mua quyền chọn mua với các điều khoản sau:
Người bán quyền : ACB
Người mua quyền : khách hàng A
Loại quyền : chọn mua – call
Kiểu quyền : kiểu Mỹ
Số lượng ngoại tệ : 100.000€
Tỷ giá thực hiện: EUR/USD = 1,2502

40
Tỷ giá giao ngay trên thị trường: EUR/USD = 1,2412/82
Thời hạn hiệu lực của quyền chọn: 90 ngày kể từ ngày thỏa thuận
Phí mua quyền: 0,02USD cho mỗi EUR
 Cách 1:
Nếu không dùng hợp đồng quyền chọn, số USD anh A phải bỏ ra để mua
100.000€:
100.000 x 1,2482 = 124.820$
Nếu dùng quyền chọn, anh A không mua 100.000€ mà chỉ mua quyền được
mua EUR ở mức tỷ giá EUR/USD=1,2502 với chi phí mua quyền:
0,02 x 100.000 = 2.000$
Số USD anh A phải bỏ ra để mua 100.000€:
100.000 x 1,2202 = 122.020$
Tổng cộng số USD phải chi ra = 2000 + 122020 = 124020$
Lợi nhuận chênh lệch giữa hai trường hợp:
124.820 – 124.020 = 800$
=> Như vậy, sử dụng quyền chọn có lợi hơn
 Cách 2:
Tỷ giá hòa vốn của anh A: 1,2202 + 0,02 = 1,2402
Đến hạn hợp đồng (90 ngày sau), tỷ giá 1,2402 (E) < 1,2482 (S) → được giá
quyền chọn → anh A nên thực hiện hợp đồng, lợi nhuận đạt được là:
100.000 x (1,2482 – 1,2402) = 800$

2.5. Nghiệp vụ giao sau (future transaction/ future operation)


a, Khái niệm
Giao dịch giao sau (giao dịch tương lai) là giao dịch mua bán ngoại tệ được
thực hiện qua sàn giao dịch của Sở giao dịch hối đoái, nó mua bán một số lượng ngoại
tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao
ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai.
Trong giao dịch giao sau cần lưu ý một số điểm sau:
- Hợp đồng giao sau (futures contract): giao dịch giao sau chỉ áp dụng với một
vài loại ngoại tệ. Là hợp đồng bắt buộc thực hiện khi đến hạn.
- Thị trường ngoại tệ giao sau (currency futures market): thị trường giao dịch
các hợp đồng mua bán ngoại tệ giao sau. Đây thực chất chính là thị trường kỳ hạn
được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao
ngoại tệ. Vd: thị trường Chicago chỉ giao sau với một số đồng tiền như GBP, CAD,
EUR, JPY, CHF, AUD.

41
- Ngày chuyển giao ngoại tệ: cố định vào một ngày nhất định: ngày thứ tư của
tuần thứ 3 của tháng thực hiện hợp đồng. Tháng thực hiện hợp đồng (contract month):
là tháng cuối của các quý (tháng 3, 6, 9, 12).
- Đơn vị giao dịch: số lượng giao dịch đối với từng loại ngoại tệ được lượng
hóa (gọi là đơn vị giao dịch – unit of trading), các bên giao dịch chỉ được thực hiện
theo đơn vị giao dịch này.
Đơn vị GBP DEM CHF FRF JPY AUD
giao dịch 62.500 125.000 125.000 500.000 12.500.000 100.000
- Tỷ giá thực hiện: việc thanh toán được thực hiện hàng ngày nếu có sự chênh
lệch giữa tỷ giá hợp đồng với tỷ giá thị trường.
+ Nếu tỷ giá hợp đồng > tỷ giá thị trường, người mua phải thanh toán số
chênh lệch, họ sẽ bị lỗ.
+ Nếu tỷ giá hợp đồng < tỷ giá thị trường, người mua được nhận số
chênh lệch, họ có lãi.
- Thành phần tham gia giao dịch: gồm:
+ nhà kinh doanh ở sàn giao dịch (floor traders): giao dịch với tư cách cá
nhân, thường là các nhà đầu cơ hoặc đại diện NH, cty sử dụng thị trường giao sau để
bổ sung cho các giao dịch kỳ hạn.
+ nhà môi giới ở sàn giao dịch (floor brokers).
- Quy chế giao dịch: được thực hiện tại Sở giao dịch. Sở giao dịch giới hạn số
lượng hội viên, quyền hội viên có thể được mua bán, cho thuê, ủy quyền giao dịch cho
các nhà giao dịch không phải hội viên. Ở Mỹ việc thực hiện thông qua hệ thống “open
outcry” – rao giá công khai, dựa trên cơ sở dấu hiệu bằng tay và tiếng reo hò. Trong hệ
thống này, lời chào giá được thực hiện công khai cho tất cả các bên tham gia giao dịch.
Các giao dịch được thực hiện thông qua phòng giao hoán (clearing house). Phòng này
xác nhận giao dịch và bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bằng cách làm trung
gian giữa các bên, nó phải chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu một bên tham gia hợp đồng
thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Do vậy, giao dịch phải được thực hiện
thông qua thành viên của phòng giao hoán. Các thành viên này phải là hội viên của Sở
giao dịch, phải thỏa mãn những điều kiện của phòng giao hoán và phải ký quỹ ở phòng
giao hoán.
Hợp đồng này được Thị trường tiền tệ quốc tế IMM đưa ra lần đầu tiên năm
1972 ở Chicago nhằm cung cấp cho nhà đầu cơ phương tiện kinh doanh và cho những
người ngại rủi ro (hedgers) công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái.
 Phân biệt thị trường giao sau và thị trường kỳ hạn
Tiêu chí Thị trường kỳ hạn Thị trường giao sau
Thời hạn Bất kỳ kỳ hạn nào Chỉ có một số thời hạn nhất định,
thường ngắn ngày.

42
Ngoại tệ giao Bất kỳ ngoại tệ nào Một số loại chỉ định: USD, GBP,
dịch CAD, JPY, CHF, AUD
Khối lượng Khối lượng lớn (thường 1 triệu Không quy định số tối thiểu, quy
giao dịch USD trở lên) định đơn vị giao dịch cố định
Phương thức Qua quầy hoặc không qua quầy Qua quầy giao dịch
giao dịch (Over The Counter - OTC)
Việc thanh Được thực hiện khi hợp đồng đến Việc thanh toán được thực hiện hàng
toán và hạn ngày nếu có chênh lệch tỷ giá hợp
chuyển giao đồng – tỷ giá thực tế. Việc chuyển
ngoại tệ giao ngoại tệ được thực hiện khi đáo
hạn, đồng thời với việc thanh toán
cuối cùng.

b, Tác dụng
Giao dịch này có giá trị không lớn, do đó thu hút được nhiều người tham gia mà
không cần có vốn lớn.
Cho phép sang nhượng lại ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hết hạn hợp đồng.
Đây là công cụ xử lý rủi ro hối đoái linh hoạt.
Hợp đồng giao sau có tính thanh khoản cao hơn hợp đồng kỳ hạn vì phòng giao
hoán sẵn sàng “đảo hợp đồng” bất cứ khi nào có một bên yêu cầu (hợp đồng kỳ hạn
thường linh hoạt về thời hạn và số tiền giao dịch nhưng hạn chế về tính thanh toán vì
các bên không thể bán hợp đồng khi có lời cũng như không thể xóa bỏ hợp đồng khi
bất lợi). Khi đảo hợp đồng thì hợp đồng cũ bị xóa bỏ và hai bên thanh toán cho nhau
phần chênh lệch giá trị tại thời điểm đảo hợp đồng. Do đó hầu hết các hợp đồng giao
sau đều tất toán thông qua đảo hợp đồng, chỉ khoảng 1.5% được thực hiện thông qua
chuyển ngoại tệ vào ngày đến hạn nên thích hợp với các nhà đầu cơ.
Tuy nhiên trong hợp đồng này, các loại ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao
ngoại tệ hạn chế.

43
Chương 4:
RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ

1. Quan niệm về rủi ro và rủi ro trong thanh toán quốc tế


1.1. Khái niệm rủi ro
Trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất kinh doanh có những sự
cố, tai họa, tai nạn bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản không
thể dự báo trước. Những tình huống bất ngờ như vậy gọi là rủi ro.
Khi nói đến rủi ro người ta thường nghĩ đến điều không tốt lành hoặc một thiệt
hại, tổn thất nào đó về vật chất hữu hình hoặc vô hình bất ngờ mang đến do những
nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây nên.
Để đối phó với rủi ro con người đã dùng các biện pháp như:
Tránh rủi ro: không làm việc gì đó quá mạo hiểm, không chắc chắn. Điều này
gây ra tình trạng né tránh, không làm tất yếu sẽ không đạt được kết quả gì. Trong kinh
doanh đồng nghĩa với không có lợi nhuận, tự bị thủ tiêu trong cạnh tranh.
Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro: điều này thể hiện trong hoạt động của công ty
hay của cá nhân mỗi người là dùng những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và hậu
quả của nó. Ví dụ như hệ thống phòng cháy, chữa cháy, biện pháp an toàn lao động,
biện pháp hạn chế tai nạn giao thông… các luật và quy tắc trong hoạt động kinh tế.
Song những biện pháp này không thể ngăn hoàn toàn rủi ro xảy ra.
Tự khắc phục rủi ro: lập ra các quỹ dự phòng, dự trữ một khoản tiền nhất định
để khi có rủi ro thì dùng quỹ đó bù đắp. Biện pháp này không phải bất cứ cá nhân hay
tổ chức nào cũng làm được, nếu có rủi ro lớn như thảm họa thì quỹ riêng biệt không
thể bù đắp nổi. Hơn nữa, nếu cá nhân nào, tổ chức nào cũng lập quỹ riêng như vậy sẽ
dẫn đến tình trạng gây ứ đọng vốn lớn trong xã hội.
Chuyển nhượng rủi ro: là việc cá nhân hay tổ chức thuê các công ty bảo hiểm
chuyên nghiệp chịu trách nhiệm về các rủi ro thay mình. Biện pháp này không gây ứ
đọng vốn cho xã hội, phạm vi bù đắp rộng lớn, có thể bù đắp rủi ro có tính chất thảm
họa.
1.2. Khái niệm rủi ro trong thanh toán quốc tế
Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực
hiện thanh toán quốc tế liên quan đến các giao dịch quốc tế, nguyên nhân phát sinh từ
quan hệ giữa các bên tham gia như: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các ngân hàng, các
tổ chức và tác nhân trung gian… hoặc do những nhân tố khách quan như thiên tai,
chiến tranh, chính trị…

44
Như vậy, rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, đem lại
những hậu quả mà người ta không thể đoán được. Rủi ro trong giao dịch quốc tế cũng
giống như rủi ro trong giao dịch thương mại trong nước, nhưng khoảng cách về địa lý,
khác biệt về văn hóa, luật pháp… càng làm tăng thêm các khó khăn.

2. Phân loại rủi ro – Nguyên nhân


Để đánh giá được rủi ro và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa và
hạn chế rủi ro, chúng ta có thể phân loại rủi ro theo những nguyên nhân phát sinh ra
nó.
2.1. Rủi ro thương mại
Loại rủi ro này hiện diện trong tất cả các giao dịch giữa các thương gia. Rủi ro
trong giao dịch quốc tế cũng giống như những rủi ro trong giao dịch nội địa. Tuy nhiên
nó phức tạp hơn nhiều trong xử lý. Rủi ro này được xem xét một cách khác nhau từ
phía người xuất khẩu và từ phía người nhập khẩu.
2.1.1. Đối với người xuất khẩu
Sự suy yếu tài chính của con nợ (người mua)
Người mua hàng bất ngờ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong kỳ
hạn đã thỏa thuận. Khi ngân quỹ của họ hết tiền, họ sẽ đề nghị xin gia hạn nợ.
Những quy định pháp lý
Trong trường hợp người mua tuyên bố không còn khả năng chi trả, doanh
nghiệp đó sẽ bị giải thể theo luật pháp. Nợ của nhà xuất khẩu chỉ được thanh toán sau
khi các khoản nợ được gọi là ưu tiên giải quyết xong như: các khoản tiền lương, các
khoản nợ tổ chức xã hội, thuế… Nhà xuất khẩu rất ít cơ hội thu hồi dù nhỏ các khoản
mà người mua đã nợ. Trước sự mất khả năng chi trả của người mua, có rất ít biện pháp
hữu hiệu nếu người xuất khẩu không thực hiện các điều kiện an toàn về thanh toán
trước khi thực hiện hợp đồng thương mại hoặc không mua bảo hiểm của các công ty
chuyên trách.
2.1.2. Đối với người nhập khẩu
Rủi ro xảy ra khi người bán vi phạm các điều khoản của hợp đồng thương mại.
Các vi phạm đó có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
Thời hạn gửi hàng
Mọi sự chậm trễ trong quá trình vận chuyển từ người xuất khẩu đều gây khó
khăn cho nhận hàng hóa theo đúng hạn của hợp đồng. Điều này sẽ gây tổn thất khi
người mua không thực hiện đúng thời hạn đã thỏa thuận với đối tác.
Vận chuyển hàng từng phần

45
Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển làm nhiều lần theo Incoterm sự
vận chuyển hàng thuộc trách nhiệm người nhập khẩu thì người nhập khẩu sẽ không
được giá ưu đãi so với khi vận chuyển hàng với khối lượng lớn.
Số lượng hàng
Nếu người nhập khẩu nhận được hàng với số lượng ít hơn như đã thỏa thuận
trong hợp đồng thì có thể sẽ gây ra hậu quả:
 Lượng hàng thiếu gây tổn hại cho người nhập khẩu vì không thể thực hiện
đầu tư hay dự án đã định trước, ngược lại vẫn bỏ ra một khoản chi phí, trả lãi cho
khoản vay để mua hàng.
 Nguy cơ đối tác của người nhập khẩu sẽ hủy bỏ hợp đồng, điều này gây ảnh
hưởng rất lớn đến uy tín của người nhập khẩu trên thị trường.
Sự thay đổi về điều kiện và thời gian thanh toán
Nhiều khi hợp đồng thương mại đã ký quy định cụ thể về các điều kiện và thời
gian thanh toán, song người xuất khẩu đơn phương thay đổi buộc nhà nhập khẩu phải
thanh toán luôn một lần toàn bộ số tiền mới nhận được hàng. Điều này khiến cho nhà
nhập khẩu bị động, phải có khoản vay từ ngân hàng để tài trợ cho việc thanh toán. Nếu
khoản vay lớn sẽ gây khó khăn trong việc vay vốn và ảnh hưởng đến khả năng nhận
hàng.
Yếu tố giá cả
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, với lý do đặc biệt như chính trị, thiên tai…
người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu phải trả theo một giá cao hơn so với giá
thỏa thuận. Trong trường hợp này người nhập khẩu có thể từ chối hợp đồng và tìm
người cung cấp mới, song sẽ bị nhận hàng chậm hơn so với quy định với đối tác. Đôi
khi người nhập khẩu không có sự lựa chọn nào khác, buộc phải chấp nhận giá cao và
tổn thất trong lợi nhuận.
Những thay đổi trong điều kiện vận chuyển hàng hóa
Tuy hợp đồng đã chỉ ra cụ thể phương tiện vận chuyển, song trong quá trình
vận chuyển hàng có những tình huống thay đổi chuyển hàng bằng phương tiện chậm
hơn, gây sự chậm trễ trong nhận hàng, ảnh hưởng đến việc giao hàng.
Yếu tố chất lượng của hàng hóa
Hàng hóa với chất lượng không như chuẩn mực đã ký kết hay như theo tên gọi
gốc sẽ gây ra những rắc rối đối với người nhập khẩu trong quan hệ với cơ quan chức
năng (hải quan, thuế…)
Nguồn gốc của hàng hóa
Khi hợp đồng hàng hóa đã ký nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa tại một nước nào
thì không thể thay thế việc nhập hàng từ nước khác. Trường hợp hải quan xác định

46
nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa không đúng như hợp đồng, người nhập khẩu phải trả
thêm lệ phí.
Điều kiện về vệ sinh, y tế
Việc thực hiện kiểm định về an toàn vệ sinh y tế của hàng hóa không được như
trong giấy chứng nhận của người xuất khẩu, hàng hóa sẽ không được nhập vào nước
nhận hàng.
Rủi ro liên quan đến chi phí hàng phải lưu kho
Trong trường hợp vận đơn hàng hóa chuyển đến sau khi hàng đã đến nơi nhận
hàng, người nhập khẩu chưa thể nhận được hàng vì hồ sơ chứng từ đến chậm. Người
nhận hàng phải trả một khoản phát sinh mới là tiền lưu kho. Chi phí này cũng là gánh
nặng cho người nhập khẩu.
2.2. Rủi ro trong thanh toán
Đây là những bất ngờ, gây hậu quả tổn thất cho các bên tham gia thanh toán,
đặc biệt đối với các ngân hàng khi thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán.
2.2.1. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro mất khả năng thanh toán của một trong các bên tham
gia vào thanh toán, đặc biệt trong phương thức tín dụng chứng từ.
Nguyên nhân gây ra loại rủi ro tín dụng:
Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cũng như các ngân
hàng thương mại phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt nên phải chịu sự
rủi ro từ mọi phía (do giá cả thay đổi, công nghệ lạc hậu, khả năng quản lý và điều
hành yếu kém, khủng hoảng tài chính… gây phản ứng dây chuyền khiến các doanh
nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ trong kinh doanh, thậm chí vỡ nợ, phá sản).
Thứ hai, do thông tin tín dụng không đầy đủ. Nếu một bên không nắm vững
tình hình tài chính, uy tín, khả năng thanh toán của đối tác, không am hiểu, không
kiểm tra được các thông số kỹ thuật và hiệu quả của dự án mà mình tài trợ thì rủi ro tín
dụng là điều khó tránh khỏi. Đây chính là thông tin bất cân xứng. Vì vậy việc lựa chọn
khách hàng và ngân hàng nước ngoài có quan hệ tín dụng tốt là điều vô cùng quan
trọng trong thanh toán quốc tế.
Rủi ro tín dụng của nhà nhập khẩu
Khi nhà nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của mình bị vỡ nợ, phá sản, mất
khả năng thanh toán sẽ gây rủi ro cho ngân hàng mở L/C. Ngân hàng mở L/C thay mặt
người nhập khẩu cam kết trả tiền cho bên xuất khẩu. Nếu ngân hàng không yêu cầu ký
quỹ 100% mà tài trợ cho vay đối với người nhập khẩu, gặp trường hợp mất khả năng
thanh toán của người nhập khẩu thì rủi ro trong thanh toán hàng nhập sẽ xảy ra, gây
không ít khó khăn, tổn thất cho ngân hàng.
Rủi ro tín dụng của nhà xuất khẩu

47
Rủi ro này thường xảy ra trong trường hợp ngân hàng thực hiện chiết khấu
chứng từ đối với hàng xuất khẩu. Sự thiếu sót trong khâu kiểm tra chứng từ, gây tình
trạng sai sót trong hồ sơ thanh toán, bị từ chối thanh toán. Trường hợp này ngân hàng
chiết khấu có quyền truy đòi lại số tiền đã thanh toán cho người xuất khẩu, song nếu
người xuất khẩu không còn khả năng thanh toán sẽ gây hậu quả rủi ro cho ngân hàng
chiết khấu.
Rủi ro tín dụng của ngân hàng mở L/C
Nếu ngân hàng mở L/C bị mất khả năng thanh toán vì một lý do nào đó, hoặc bị
vỡ nợ, phá sản sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng chiết khấu và người xuất khẩu. Điều
này phụ thuộc nhiều vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng phát hành.
2.2.2. Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực
hiện đúng nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác. Đạo đức hay
còn được hiểu là tín nhiệm, uy tín trong kinh doanh. Đây là vấn đề quan trọng trong
thương mại và thanh toán quốc tế, vì các bên đối tác tham gia thương vụ thường ở rất
xa nhau, thậm chí không hề gặp mặt nhau trong quá trình thực hiện thương vụ.
Rủi ro đạo đức của nhà nhập khẩu
Nhà nhập khẩu có thể có những hành vi lừa người bán xếp hàng lên tàu, rồi trì
hoãn, từ chối thanh toán bằng những thủ đoạn nghiệp vụ bắt lỗi sai sót chứng từ, ép giá
người bán để thu lợi cho mình. Trong nhiều trường hợp nhà xuất khẩu đành chịu bán
lỗ còn hơn thuê tàu chở hàng về. Hoặc do giá cả của hàng nhập khẩu giảm, người mua
cố tình không nhận bộ chứng từ để lấy hàng hoặc trì hoãn không thanh toán, đẩy ngân
hàng vào tình thế khó khăn, đặc biệt trong nghiệp vụ trả chậm. Ngoài ra tính chân thực
của hồ sơ chứng từ rất quan trọng vì có những sự lừa đảo trong lập chứng từ của ngân
hàng “ma”.
Rủi ro đạo đức của nhà xuất khẩu
Nhà xuất khẩu cố ý giao hàng không phù hợp với hợp đồng nhưng lại xuất trình
bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với các điều khoản ký kết của hợp đồng thương mại
hoặc nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ khống giả mạo. Ngân hàng theo bộ hồ sơ hoàn hảo
vẫn buộc phải thực hiện thanh toán cho người hưởng lợi, nhưng người nhập khẩu phải
gánh chịu rủi ro. Nếu ngân hàng tài trợ cho người nhập khẩu thì rủi ro này ngân hàng
cũng phải chịu đựng. Bởi vậy người mua phải có những biện pháp kiểm tra thông tin
qua các hãng vận tải xem hàng hóa có thực sự được giao lên phương tiện vận tải hay
không. Nếu phát hiện có dấu hiệu lừa đảo thì cần kết hợp với ngân hàng đưa ra những
biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Trong trường hợp giá cả hàng xuất khẩu tăng, người bán sợ thiệt hại không
muốn giao hàng cho người mua nữa, làm thiệt hại cho người mua vì kế hoạch sản xuất

48
kinh doanh bị phá vỡ. Tất cả những vi phạm trên của nhà xuất khẩu đều được coi là rủi
ro đạo đức.
Rủi ro đạo đức của nhà chuyên chở
Người bán giao hàng cho người chuyên chở nhưng bị nhà chuyên chở lừa đảo,
nhận hàng lấy tiền rồi biến mất hoặc bán mất hàng. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải
thực hiện việc thanh toán cho người bán theo hồ sơ chứng từ, còn việc kiện hãng
chuyên chở hoặc chờ bảo hiểm hoàn toàn tách rời nhau. Việc chờ đợi, kiện tụng rất
mất thời gian và tốn kém, gây thiệt hại cho cả người mua và người bán.
Rủi ro đạo đức của ngân hàng
Trong nhiều trường hợp ngân hàng mở L/C cũng vi phạm cam kết của mình
như trì hoãn hoặc từ chối thanh toán bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu hoặc ngược lại,
đối với sự thiếu trung thực của ngân hàng chiết khấu khi bộ hồ sơ không hoàn hảo
nhưng vẫn gửi điện cam kết hồ sơ chuẩn đòi tiền ngân hàng mở L/C. Nếu ngân hàng
mở L/C tin tưởng thanh toán thì sẽ gặp rủi ro. Việc đòi lại được tiền rất khó khăn.
Nguyên nhân sâu xa của rủi ro đạo đức là vấn đề thông tin không đầy đủ, không
cân xứng, thiếu thông tin chính xác về khả năng tài chính, tình hình hoạt động kinh
doanh cũng như uy tín, tính trung thực của đối tác. Vì vậy đã đưa ra những quyết định
sai lầm gây nên rủi ro trong thanh toán. Đặc biệt phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ theo UCP 600 quy định việc thanh toán dựa hoàn toàn vào chứng từ hồ sơ
thanh toán mà không căn cứ vào thực trạng hàng hóa. Sự tách biệt giữa thanh toán theo
hồ sơ và hàng hóa đã tạo ra khe hở cho một số tổ chức, cá nhân tiến hành lừa đảo, vì
thế rủi ro đạo đức vẫn còn cơ sở tồn tại.
2.2.3. Rủi ro quốc gia
Rủi ro quốc gia là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế,
chính sách quản lý ngoại hối, ngoại thương của một quốc gia khiến cho nhà xuất khẩu
không nhận được tiền hàng, nhà nhập khẩu không nhận được hàng hóa.
Nguyên nhân chính gây ra rủi ro quốc gia:
 Mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo đe dọa sự ổn định nội bộ của một
nước.
 Xung đột xã hội thông qua các cuộc biểu tình, đình công, bạo động, chiến
tranh.
 Vấn đề nợ nước ngoài chồng chất khiến cho Chính phủ nước nhập khẩu buộc
phải đưa ra các biện pháp cấm thanh toán hoặc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
 Sự cấm vận về kinh tế của quốc tế đối với nước nhập khẩu khiến cho mọi
hoạt động thương mại quốc tế và các tài khoản nước đó bị nước ngoài kiểm soát gắt
gao, thậm chí bị phong tỏa.

49
 Chính sách quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu đột ngột thay đổi, thực
hiện chính sách ngoại hối thắt chặt hoặc cấm vận trong thanh toán, gây ra rủi ro cho
nhà nhập khẩu và ngân hàng của họ.
2.2.4. Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý xảy ra trong trường hợp có tranh chấp hay khiếu kiện giữa các
bên tham gia thanh toán. Khi đó vấn đề đặt ra là tòa án nước nào thụ lý và xử lý vụ án
trên cơ sở pháp lý nước nào.
Nguyên nhân sâu xa của rủi ro pháp lý là môi trường pháp lý và luật pháp của
các bên tham gia khác nhau. UCP và luật pháp quốc gia tạo thành hành lang pháp lý
cho giao dịch L/C của các ngân hàng thương mại khi tham gia thanh toán quốc tế. Tuy
nhiên, mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của các nước rất khác nhau, tùy thuộc vào
luật pháp của nước đó. Luật quốc gia thông thường tôn trọng và ít khi đối đầu với
thông lệ quốc tế nhưng không phải hoàn toàn không có mâu thuẫn. Nếu có sự khác
biệt thậm chí là đối nghịch với UCP thì luật quốc gia sẽ vượt lên trên tất cả và phải
được tuân thủ. Quan điểm của ICC (Phòng thương mại quốc tế) và UCP (Quy tắc thực
hành thống nhất tín dụng chứng từ) không thể làm thay đổi luật quốc gia. Những tranh
chấp nếu có tốt nhất là để tòa án xem xét và phán quyết. Vì vậy rủi ro về pháp lý là
không thể tránh khỏi.
2.2.5. Rủi ro ngoại hối
Rủi ro ngoại hối là rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng ngoại tệ
nào đó. Khi tỷ giá biến động sẽ gây tổn thất cho một trong hai phía đối tác tham gia
thanh toán. Trong giao dịch thanh toán L/C ngân hàng cũng gặp phải rủi ro về ngoại
hối. Rủi ro này xuất hiện khi các ngân hàng có trạng thái “đoản” về ngoại tệ nếu ngoại
tệ này lên giá, hoặc khi trạng thái “trường” về ngoại tệ nếu ngoại tệ đó mất giá, ngân
hàng phải gánh chịu tổn thất.
2.2.6. Rủi ro về tác nghiệp
Rủi ro về tác nghiệp là những rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia
gây ra. Rủi ro này được thể hiện trong việc lập các hồ sơ chứng từ không hoàn hảo,
không đáp ứng đầy đủ các điều khoản và điều kiện của L/C hoặc hành động không
theo đúng các thông lệ, tập quán quốc tế khác.
Đặc biệt rủi ro tác nghiệp thường xảy ra nhiều trong phương thức tín dụng
chứng từ. Đặc thù của phương thức này là các ngân hàng chỉ thực hiện nghiệp vụ
thanh toán trên bề mặt các chứng từ. Vì vậy, phương thức này đòi hỏi một cách khắt
khe về sự phù hợp tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán và L/C. Một sự sai khác dù
nhỏ cũng có thể bị người mua và ngân hàng mở L/C bắt lỗi và từ chối thanh toán. Đây
là trở ngại lớn nhất đối với người xuất khẩu vì họ khó khăn trong việc đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu khắt khe đó như các sai sót liên quan đến hồ sơ chứng từ do trực tiếp
người bán lập (hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết hàng hóa…).

50
Người bán có thể chủ động sửa chữa sai sót này, song có những chứng từ không phải
do người bán lập mà có sai sót như sai sót trong vận đơn, xuất xứ hàng hóa, phiếu
kiểm định hàng hóa… hoặc các chứng từ do bên thứ ba lập thì người bán không thể
khắc phục được.
Trường hợp nếu các ngân hàng tham gia thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ
không phát hiện ra sai sót hoặc bỏ qua các lỗi cho là nhỏ, sau khi thực hiện thanh toán
hoặc chiết khấu cho người bán, ngân hàng đó sẽ chịu mọi rủi ro nếu ngân hàng mở
L/C từ chối thanh toán. Đặc biệt trong trường hợp ngân hàng chiết khấu L/C đồng thời
là ngân hàng xác nhận L/C thì nó sẽ không có quyền truy đòi lại người xuất khẩu số
tiền đã chiết khấu.
Rủi ro có thể xảy ra đối với ngay cả ngân hàng mở L/C cũng như trong kiểm tra
chứng từ mở L/C, đối với loại L/C không thể hủy ngang khi đã được phát hành thì
ngân hàng không thể tự ý hủy bỏ hoặc sửa đổi, chỉ được phép thông báo sai sót trong
vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ chứng từ. Nếu quá thời hạn quy định
đó, ngân hàng mất quyền từ chối và chịu mọi rủi ro.

3. Rủi ro tỷ giá
3.1. Khái niệm
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị
kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá xuất hiện khi ngân lưu thu vào và ngân lưu chi
ra phát sinh bằng hai loại đồng tiền khác nhau.
Ví dụ: Một công ty đa quốc gia (Unilever) bỏ vốn ra bằng ngoại tệ (USD) để kinh
doanh tại Việt Nam. Doanh thu bằng VND trong khi đại bộ phận chi phí của Unilever
phát sinh bằng ngoại tệ, do vậy công ty phải đối mặt thường xuyên với rủi ro tỷ giá.
Rủi ro tỷ giá cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư gián tiếp, tức là đầu
tư trên thị trường tài chính. Chẳng hạn một nhà đầu tư Singapore vừa rút vốn đầu tư
300.000 USD khỏi thị trường Mỹ do tình hình kinh tế Mỹ đang lâm vào khả năng
khủng hoảng nợ. Giả sử nhà đầu tư này chọn Việt Nam làm điểm đến tiếp theo và
muốn đầu tư vào cổ phiếu Vinamilk (VNM). Giá thị trường của VNM hiện tại là
50.000 VND/cổ phiếu và tỷ giá USD/VND = 20.000. Như vậy với 300.000 USD nhà
đầu tư mua được (300.000 * 20.000)/ 50.000 = 120.000 cổ phiếu. Giả sử một năm sau,
nhà đầu tư muốn bán cổ phiếu VNM để rút vốn về nước. Giá cổ phiếu của VNM lúc
này tăng lên đến 52.000 VND/cổ phiếu, trong khi USD cũng tăng giá so với VND lên
đến 22.000 VND/USD. Số USD nhà đầu tư rút về nước sẽ là: (120.000 * 52.000)/
22.000 = 283.636 USD – thấp hơn vốn đầu tư ban đầu là 300.000 USD, mặc dù giá cổ
phiếu VNM tăng. Nhà đầu tư bị tổn thất 16.364 USD vì sự tăng giá cổ phiếu không bù
đắp đủ sự mất giá của đồng Việt Nam.

51
Đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh thì rủi ro tỷ giá thường
xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay
đổi giá trị kỳ vọng của các khoản phải thu hoặc chi ngoại tệ trong tương lai, khiến cho
hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể.
Ngoài ra, hoạt động tín dụng quốc tế cũng chứa đựng rủi ro tỷ giá rất lớn. Điều
này thể hiện rõ trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại
hoặc của các doanh nghiệp. Chẳng hạn có thời điểm Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ
hạ lãi suất xuống mức thấp chỉ còn 1,25%/năm. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp
Việt Nam có thể vay vốn ngoại tệ với chi phí thấp. Tuy nhiên, nếu vay USD trong thời
gian dài và số lượng lớn, doanh nghiệp cần lưu ý đến tác động của rủi ro tỷ giá.
Thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro có thể chia thành ba loại:
Thích rủi ro: nhà quản lý sẵn sàng chấp nhận rủi ro với kỳ vọng tỷ giá biến
động theo chiều hướng có lợi cho mình. Khi đó doanh nghiệp có thể kiếm thêm phần
lợi nhuận kỳ vọng do tăng doanh thu hoặc giảm chi phí từ kết quả biến động thuận lợi
của tỷ giá.
Ngại rủi ro: nhà quản lý sợ bị tổn thất cũng như không kỳ vọng lợi nhuận có
được từ sự biến động của tỷ giá. Vấn đề mà họ quan tâm chỉ là lợi nhuận chắc chắn
của kết quả sản xuất kinh doanh, không phải là lợi nhuận kỳ vọng phụ thuộc vào rủi ro
tỷ giá.
Bàng quan với rủi ro: nhà quản lý tỏ ra không tách biệt được giữa thái độ thích
hay ngại rủi ro.
3.2. Sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Sự biến động của tỷ giá gây ra rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp. Rủi ro tác động
đến năng lực cạnh tranh, sự tự chủ về tài chính và giá trị doanh nghiệp nếu như tổn
thất quá lớn. Từ đó ảnh hưởng đến giá trị thị trường của doanh nghiệp. Do vậy cần có
các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá để chống lại sự sụt giảm giá trị doanh nghiệp.
3.3. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Nhà đầu tư có thể sử dụng một trong các giải pháp sau
- Hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng hoán đổi
- Hợp đồng giao sau
- Hợp đồng quyền chọn
- Sử dụng kết hợp các giao dịch trên thị trường tiền tệ
Tình huống:
Tỷ giá bán giao ngay USD/VND là 19.500.

52
Công ty của bạn cần thanh toán 1.000.000 USD cho hợp đồng nhập khẩu đến
hạn sau 6 tháng nữa. Bạn dự đoán rằng trong tương lai USD sẽ giảm giá. Có 4 phương
án như sau:
a) Thả lỏng hoàn toàn, tức là không phòng chống rủi ro gì cả.
b) Phòng chống rủi ro toàn bộ trị giá hợp đồng bằng hợp đồng kỳ hạn,
Fb USD/VND = 19.500
c) Phòng chống 50% bằng hợp đồng kỳ hạn và thả lỏng 50%
d) Phòng chống rủi ro bằng hợp đồng quyền chọn E = 19.500, phí 3% giá trị hợp
đồng
- Nếu lựa chọn thì bạn sẽ chọn phương án nào để phòng chống rủi ro? Giải thích.
- Giả sử tỷ giá giao ngay USD/VND sau 6 tháng là 18.000. Hãy cho biết phương án
nào trong 4 phương án trên sẽ đem lại hiệu quả cao nhất?

53
Chương 5:
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP

1. Đối với các khoản phải thu ngoại tệ


Tình huống:
Vào ngày xxx, công ty xuất khẩu ABC ký một hợp đồng xuất khẩu trị giá
1.000.000 USD, thời hạn thanh toán sau 3 tháng. Biết tỷ giá giao ngay
USD/VND = 19.500/50, lãi suất tiền gửi và cho vay của USD: 3% - 4%/năm; VND:
12% - 14%/năm.
Hãy nhận dạng rủi ro tỷ giá và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá
đối với công ty ABC.
1.1. Nhận dạng rủi ro
Trong tình huống trên, do chưa biết được tỷ giá giao ngay USD/VND khi hợp
đồng đến hạn thanh toán nên công ty đứng trước rủi ro nếu USD giảm giá so với VND
ở thời điểm thanh toán. Sự giảm giá này của USD có thể gây ra cho công ty ABC tổn
thất giao dịch bằng trị giá hợp đồng nhân cho chênh lệch tỷ giá giữa hai thời điểm
thanh toán và ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu đến thời điểm thanh toán USD không
giảm mà lên giá so với VND thì công ty có lợi. Do đó công ty ABC phải lựa chọn: (1)
chủ động phòng ngừa rủi ro ngoại hối nhằm ngăn chặn tổn thất giao dịch, (2) thụ động
chờ đến khi hợp đồng đến hạn, nhận USD và bán theo tỷ giá giao ngay ở thời điểm đáo
hạn.
Nếu chủ động phòng ngừa, công ty có thể sử dụng các giải pháp như sử dụng
hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng giao sau, thị
trường tiền tệ. Các giải pháp đó sẽ được trình bày sau đây.

1.2. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn


Sử dụng hợp đồng kỳ hạn, công ty ABC sẽ lần lượt thực hiện các giao dịch ở
hai thời điểm ký kết và đến hạn hợp đồng.
Ở thời điểm ký kết (hiện tại): công ty bán 1.000.000 USD cho ngân hàng theo
hợp đồng kỳ hạn 3 tháng với tỷ giá mua kỳ hạn được xác định
Fm USD/VND = 19.500 + 19.500 * (12 – 4) * 90/36000 = 19.890
Lưu ý ở thời điểm này chưa có chuyển giao ngoại tệ giữa hai bên, nhưng với tỷ
giá biết trước và cố định F m USD/VND = 19.890, công ty ABC biết chắc sẽ nhận được
số tiền xuất khẩu là 1.000.000 * 19.890 = 19.890 triệu VND bất chấp tỷ giá giao ngay
USD/VND lúc hợp đồng đến hạn là bao nhiêu.

54
Ở thời điểm đáo hạn (3 tháng sau): công ty nhận 1.000.000 USD từ hợp đồng
xuất khẩu; đồng thời chuyển giao 1.000.000 USD cho ngân hàng theo hợp đồng bán
ngoại tệ kỳ hạn. Công ty nhận được từ ngân hàng số tiền là 19.890 triệu VND. Như
vậy, qua hợp đồng kỳ hạn công ty ABC đã loại trừ được rủi ro tỷ giá.
Nhận xét ưu, nhược điểm
Việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn để tránh rủi ro và ngăn ngừa tổn thất giao dịch
đối với công ty xuất khẩu trên có ưu điểm là rất hiệu quả, đơn giản, dễ sử dụng và dễ
thương lượng hợp đồng với các ngân hàng thương mại. Nhưng giải pháp này có hai
nhược điểm là:
Thứ nhất, chỉ áp dụng được trong trường hợp hai bên tham gia hợp đồng không
có nhu cầu chuyển giao ngoại tệ ở thời điểm thỏa thuận ký hợp đồng.
Thứ hai, khách hàng có thể bị thiệt nếu như tỷ giá mua giao ngay ở thời điểm
đáo hạn không giảm xuống thấp hơn tỷ giá mua kỳ hạn.
Tư vấn lựa chọn
Khách hàng nên lựa chọn hợp đồng kỳ hạn như là giải pháp phòng ngừa rủi ro
tỷ giá khi hai bên tham gia hợp đồng, đặc biệt là khách hàng không có nhu cầu chuyển
giao ngoại tệ ở thời điểm giao dịch. Đồng thời, khách hàng sẵn sàng chấp nhận thiệt
hại nếu như tỷ giá mua giao ngay ở thời điểm đáo hạn không giảm xuống thấp hơn tỷ
giá mua kỳ hạn và đổi lại nhận được sự yên tâm do đã loại trừ được rủi ro và tổn thất
ngoại hối. Số tiền thiệt hại này, nếu có, như là chi phí mua bảo hiểm rủi ro biến động
tỷ giá.

1.3. Sử dụng hợp đồng hoán đổi


Cách thức sử dụng hợp đồng hoán đổi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cũng tương
tự như là sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Điểm khác biệt là hợp đồng hoán đổi nên được sử
dụng thay vì sử dụng hợp đồng kỳ hạn khi khách hàng vừa có nhu cầu mua ngay ở thời
điểm hiện tại, vừa có nhu cầu bán kỳ hạn cùng số lượng ngoại tệ ấy ở thời điểm đáo
hạn.
Giả sử công ty ABC cần mua giao ngay 1.000.000 USD ở thời điểm hiện tại
đồng thời cần bán kỳ hạn 1.000.000 USD ở thời điểm tương lai 3 tháng. Các giao dịch
cụ thể như sau:
Ở thời điểm hiện tại: công ty ABC mua giao ngay 1.000.000 USD theo tỷ giá
bán USD/VND = 19.550. Do đó công ty phải chi ra cho ngân hàng 19.550 triệu USD.
Đối ứng lại, ngân hàng bán giao ngay cho công ty 1.000.000 USD và nhận được
19.550 triệu USD từ công ty.
Đồng thời công ty ABC bán kỳ hạn 1.000.000 USD cho ngân hàng theo tỷ giá
mua kỳ hạn 3 tháng Fm USD/VND = 19.890

55
Ở thời điểm đáo hạn: công ty nhận được 1.000.000 USD từ hợp đồng xuất khẩu
đến hạn do nhà nhập khẩu chi trả. Công ty chuyển giao 1.000.000 USD cho ngân hàng
theo hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn và nhận được 19.890 triệu VND. Đối ứng lại, ngân
hàng nhận 1.000.000 USD từ công ty ABC và chi trả 19.890 triệu VND theo tỷ giá
mua kỳ hạn Fm USD/VND = 19.890, bất chấp tỷ giá giao ngay lúc này là bao nhiêu.
Nhận xét ưu, nhược điểm
Việc sử dụng hợp đồng hoán đổi để tránh rủi ro và ngăn ngừa tổn thất giao dịch
đối với công ty trên có ưu điểm là rất hiệu quả, dễ sử dụng, dễ thương lượng hợp đồng
với các ngân hàng thương mại, đặc biệt là khắc phục được nhược điểm khi khách hàng
vừa có nhu cầu mua ngoại tệ giao ngay và bán ngoại tệ kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn.
Tuy nhiên, giải pháp này vẫn còn nhược điểm, đó là khách hàng có thể bị thiệt nếu như
tỷ giá mua giao ngay ở thời điểm đáo hạn không giảm xuống thấp hơn tỷ giá mua kỳ
hạn đã thỏa thuận với ngân hàng.
Tư vấn lựa chọn
Từ những phân tích trên, khách hàng nên lựa chọn hợp đồng hoán đổi như là
giải pháp phòng ngừa tổn thất giao dịch khi hai bên tham gia hợp đồng, đặc biệt là nhà
xuất khẩu vừa có nhu cầu mua (bán) giao ngay ngoại tệ ở thời điểm thỏa thuận vừa có
nhu cầu bán (mua) ngoại tệ kỳ hạn ở thời điểm tương lai. Khách hàng sẵn sàng chấp
nhận thiệt hại nếu như tỷ giá mua giao ngay ở thời điểm đáo hạn không giảm xuống
thấp hơn tỷ giá mua kỳ hạn và đổi lại, nhận được sự yên tâm do đã loại trừ được rủi ro
và tổn thất ngoại hối.

1.4. Sử dụng hợp đồng giao sau


Công ty có thể bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau, có trị giá và thời hạn tương
đương với trị giá và thời hạn thanh toán của hợp đồng xuất khẩu. Khi đó, cùng một lúc
công ty xuất khẩu nắm giữ hai loại hợp đồng: (1) hợp đồng xuất khẩu sẽ đến hạn sau 3
tháng, (2) hợp đồng giao sau được ghi nhận và thanh toán hàng ngày. Có hai khả năng
có thể xảy ra:
Nếu ngoại tệ giảm giá so với nội tệ thì công ty có lãi từ hợp đồng giao sau
nhưng bị thiệt hại từ hợp đồng xuất khẩu.
Nếu ngoại tệ lên giá so với ngoại tệ thì công ty có lãi do chênh lệch tỷ giá từ
khoản phải thu của hợp đồng xuất khẩu nhưng bị lỗ từ hợp đồng giao sau.
Lấy lãi từ hợp đồng này bù đắp cho lỗ từ hợp đồng kia, kết quả là rủi ro tỷ giá
và tổn thất giao dịch được kiểm soát.
Nhận xét ưu, nhược điểm
Sử dụng hợp đồng giao sau ngoại tệ có ưu điểm là tận dụng được cơ hội đầu cơ
nếu tỷ giá biến động đúng dự đoán. Đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro nếu
như tỷ giá biến động ngược dự đoán. Tuy nhiên, giải pháp này có nhược điểm sau:

56
 Thị trường giao sau chỉ giao dịch những hợp đồng chuẩn hóa về loại ngoại tệ,
trị giá hợp đồng và thời hạn hợp đồng nên đôi khi nhà xuất khẩu không thể thương
lượng được hợp đồng phù hợp với nhu cầu của mình.
 Giải pháp này chỉ giúp nhà xuất khẩu kiểm soát rủi ro chứ không thể loại trừ
rủi ro như trong hợp đồng kỳ hạn.
 Hợp đồng giao sau mang tính chất bắt buộc nên dù muốn hay không công ty
xuất khẩu vẫn phải thực hiện hợp đồng khi đến hạn.
Tư vấn lựa chọn
Sử dụng hợp đồng giao sau cho mục đích đầu cơ hơn là phòng ngừa rủi ro tỷ
giá. Nếu công ty kỳ vọng tỷ giá biến động và mong muốn kiếm thêm lợi nhuận tích lũy
từ biến động tỷ giá, đồng thời vẫn muốn kiểm soát được tổn thất giao dịch thì có thể sử
dụng hợp đồng giao sau.

1.5. Sử dụng hợp đồng quyền chọn


Công ty có thể mua quyền chọn bán ngoại tệ, có trị giá và thời hạn tương đương
với trị giá và thời hạn thanh toán của hợp đồng xuất khẩu. Lúc này, công ty nắm giữ
đồng thời hai loại hợp đồng: (1) hợp đồng xuất khẩu sẽ đến hạn thanh toán sau 3
tháng, (2) hợp đồng quyền chọn bán sẽ đáo hạn cùng lúc với hợp đồng xuất khẩu.
Trị giá hợp đồng quyền chọn: 1.000.000 USD
Tỷ giá thực hiện E = 19.600
Phí mua quyền: 20 VND/USD. Tổng chi phí mua quyền chọn bằng 20 triệu
VND.
Kiểu quyền chọn: kiểu Mỹ
Thời hạn hiệu lực của quyền chọn: 3 tháng
Ở thời điểm đáo hạn:
Nếu tỷ giá giao ngay Sm USD/VND < E = 19.600 thì công ty sẽ thực hiện quyền
chọn bán. Khi ấy khoản phải thu là 106 (19.600 – 20) = 19,4 triệu VND.
Nếu tỷ giá mua giao ngay Sm USD/VND > E = 19.600 thì công ty không thực
hiện quyền chọn bán. Công ty sẽ bán ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Ví dụ Sm =
19.700 thì công ty sẽ được khoản phải thu là (19.700 – 20) 106 = 19,68 triệu VND.
Như vậy dù tỷ giá giao ngay khi hợp đồng xuất khẩu đến hạn là bao nhiêu đi
nữa thì trị giá hợp đồng xuất khẩu quy ra VND vẫn nằm ở mức tối thiểu là 19,4 triệu
VND. Do đó, rủi ro tỷ giá được kiểm soát.
Nhận xét ưu, nhược điểm
Sử dụng hợp đồng quyền chọn có ưu điểm là giúp công ty vừa kiểm soát được
rủi ro ngoại hối vừa tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu như tỷ giá biến động thuận lợi.

57
Tuy nhiên, nhược điểm của hợp đồng quyền chọn là công ty phải bỏ ra chi phí mua
quyền chọn, cho dù có thực hiện hay không.
Tư vấn lựa chọn
Nếu sự biến động tỷ giá của một loại ngoại tệ nào đó so với nội tệ rất khó dự
đoán thì công ty nên chọn hợp đồng quyền chọn.

1.6. Sử dụng thị trường tiền tệ


Muốn sử dụng thị trường tiền tệ để phòng ngừa rủi ro ngoại hối khi có hợp
đồng xuất khẩu sẽ đến hạn thanh toán trong tương lai, công ty có thể sử dụng các giao
dịch vay và gửi ngoại tệ trên thị trường tiền tệ, kết hợp với mua và bán ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối để biết trước giá trị hợp đồng xuất khẩu quy ra nội tệ, bất chấp tỷ giá
giao ngay khi hợp đồng đến hạn là bao nhiêu.
Ở thời điểm hiện tại:
Công ty vay số tiền 1.000.000 USD/ (1 + 4%.3/12) = 990.100 USD
Công ty mang số USD vừa vay trên bán trên thị trường giao ngay theo tỷ giá
mua Sm USD/VND = 19.500 thu được 990.100 * 19.500 = 19.306.950.000 VND
Đây chính là trị giá doanh thu xuất khẩu quy ra VND ở thời điểm hiện tại. Công
ty có thể sử dụng số tiền này theo mục đích riêng của mình hoặc gửi vào ngân hàng kỳ
hạn 3 tháng, với lãi suất 12%/năm.
Ở thời điểm đáo hạn:
Công ty nhận được 1.000.000 USD từ hợp đồng xuất khẩu.
Sử dụng số tiền này để trả nợ vay cả gốc và lãi là: 990.100 (1 + 4%.3/12) =
1.000.000 USD
Thu tiền gửi VND từ ngân hàng cả gốc và lãi là: 19.306.950.000 (1 +
12%.3/12) = 19.886.158.500 VND
Với các giao dịch thực hiện ở trên, công ty biết trước mình sẽ có được doanh
thu xuất khẩu quy ra nội tệ là 19.886.158.500 VND. Nhờ vậy, hoàn toàn có thể loại bỏ
được rủi ro tỷ giá.
Nhận xét ưu, nhược điểm
Sử dụng các giao dịch trên thị trường tiền tệ có ưu điểm là có thể thực hiện
được trong điều kiện không có thị trường ngoại hối phái sinh hoặc công ty không thể
thương lượng được các hợp đồng phái sinh với ngân hàng. Tuy nhiên giải pháp này có
nhược điểm là không thể áp dụng được khi thị trường tiền tệ bị kiểm soát chặt chẽ
khiến cho các giao dịch vay và mua bán ngoại tệ không thực hiện được một cách tự
do.
Tư vấn lựa chọn

58
Nên sử dụng trong trường hợp công ty không thể thương lượng được việc sử
dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

2. Đối với các khoản phải trả ngoại tệ


Tình huống:
Vào ngày xxx, công ty xuất nhập khẩu XYZ ký một hợp đồng nhập khẩu trị giá
1.000.000 USD, thời hạn thanh toán sau 3 tháng. Biết tỷ giá giao ngay USD/VND =
19.500/50, lãi suất tiền gửi và cho vay của USD: 3% - 4%/năm; VND: 12% -
14%/năm.
Hãy nhận dạng rủi ro tỷ giá và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá
đối với công ty XYZ.
2.1. Nhận dạng rủi ro
Trong tình huống trên, do chưa biết được tỷ giá giao ngay USD/VND khi hợp
đồng đến hạn thanh toán nên công ty đứng trước rủi ro nếu USD lên giá so với VND ở
thời điểm thanh toán. Sự lên giá này của USD có thể gây ra cho công ty ABC tổn thất
giao dịch bằng trị giá hợp đồng nhân cho chênh lệch tỷ giá giữa hai thời điểm thanh
toán và ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu đến thời điểm thanh toán USD không lên mà
giảm giá so với VND thì công ty có lợi. Do đó công ty ABC phải lựa chọn: (1) chủ
động phòng ngừa rủi ro ngoại hối nhằm ngăn chặn tổn thất giao dịch, (2) thụ động chờ
đến khi hợp đồng đến hạn và thanh toán theo tỷ giá giao ngay ở thời điểm đáo hạn.
Nếu chủ động phòng ngừa, công ty cũng có thể sử dụng các giải pháp tương tự
như trên, đó là sử dụng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn,
hợp đồng giao sau, thị trường tiền tệ. Cụ thể như sau:

2.2. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn


Sử dụng hợp đồng kỳ hạn, công ty ABC sẽ lần lượt thực hiện các giao dịch ở
hai thời điểm ký kết và đến hạn hợp đồng.
Ở thời điểm ký kết (hiện tại): công ty mua 1.000.000 USD tại ngân hàng theo
hợp đồng kỳ hạn 3 tháng với tỷ giá bán kỳ hạn được xác định
Fb USD/VND = 19.550 + 19.550 * (14 – 3) * 90/36000 = 20.088
Lưu ý ở thời điểm này chưa có chuyển giao ngoại tệ giữa hai bên, nhưng với tỷ
giá biết trước và cố định Fb USD/VND = 20.088, công ty ABC biết chắc chắn số tiền
sẽ thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu là 1.000.000 * 20.088 = 20.088 triệu VND bất
chấp tỷ giá giao ngay USD/VND lúc hợp đồng đến hạn là bao nhiêu.
Ở thời điểm đến hạn (3 tháng sau): công ty nhận 1.000.000 USD từ hợp đồng
mua ngoại tệ kỳ hạn và chi trả 20.088 triệu VND; đồng thời sử dụng 1.000.000 USD
để thanh toán hợp đồng nhập khẩu. Qua hợp đồng kỳ hạn công ty ABC biết trước và

59
chắc chắn chi phí nhập khẩu của mình quy ra VND là 20.088 triệu VND cho dù tỷ giá
giao ngay USD/VND lúc đến hạn thanh toán là bao nhiêu. Nhờ vậy, công ty đã loại trừ
được rủi ro tỷ giá.
Nhận xét ưu, nhược điểm
Việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn để tránh rủi ro và ngăn ngừa tổn thất giao dịch
đối với công ty nhập khẩu có ưu điểm là rất hiệu quả, đơn giản, dễ sử dụng và dễ
thương lượng hợp đồng với các ngân hàng thương mại. Nhưng giải pháp này có hai
nhược điểm là:
Thứ nhất, chỉ áp dụng được trong trường hợp hai bên tham gia hợp đồng không
có nhu cầu chuyển giao ngoại tệ ở thời điểm thỏa thuận ký hợp đồng.
Thứ hai, khách hàng có thể bị thiệt nếu như tỷ giá bán giao ngay ở thời điểm
đáo hạn không lên đến mức bằng hoặc cao hơn tỷ giá bán kỳ hạn đã ký kết với ngân
hàng.
Tư vấn lựa chọn
Khách hàng nên lựa chọn hợp đồng kỳ hạn như là giải pháp phòng ngừa rủi ro
tỷ giá khi hai bên tham gia hợp đồng, đặc biệt là khách hàng không có nhu cầu chuyển
giao ngoại tệ ở thời điểm giao dịch. Đồng thời, khách hàng sẵn sàng chấp nhận thiệt
hại nếu như tỷ giá bán giao ngay ở thời điểm đáo hạn không lên đến mức bằng hoặc
cao hơn tỷ giá bán kỳ hạn và đổi lại nhận được sự yên tâm do đã loại trừ được rủi ro và
tổn thất ngoại hối. Số tiền thiệt hại này, nếu có, như là chi phí mua bảo hiểm rủi ro
biến động tỷ giá.

2.3. Sử dụng hợp đồng hoán đổi


Cách thức sử dụng hợp đồng hoán đổi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cũng tương
tự như là sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Điểm khác biệt là hợp đồng hoán đổi nên được sử
dụng thay vì sử dụng hợp đồng kỳ hạn khi khách hàng vừa có nhu cầu bán giao ngay ở
thời điểm hiện tại, vừa có nhu cầu mua kỳ hạn cùng số lượng ngoại tệ ấy ở thời điểm
đáo hạn.
Giả sử công ty ABC cần bán giao ngay 1.000.000 USD ở thời điểm hiện tại
đồng thời cần mua kỳ hạn 1.000.000 USD ở thời điểm tương lai 3 tháng. Các giao dịch
cụ thể như sau:
Ở thời điểm hiện tại: công ty ABC bán giao ngay 1.000.000 USD theo tỷ giá
mua USD/VND = 19.500 và nhận được từ ngân hàng 19.500 triệu USD. Đối ứng lại,
ngân hàng mua giao ngay của công ty 1.000.000 USD và phải trả 19.500 triệu USD.
Đồng thời, công ty ABC mua kỳ hạn 1.000.000 USD từ ngân hàng theo tỷ giá
bán kỳ hạn 3 tháng Fb USD/VND = 20.088

60
Ở thời điểm đáo hạn: công ty nhận được 1.000.000 USD từ hợp đồng mua
ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng và chi trả 20.088 triệu VND. Công ty dùng 1.000.000
USD để thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu. Đối ứng lại, ngân hàng nhận 20.088 triệu
VND từ công ty ABC và chi 1.000.000 USD. Bất chấp tỷ giá bán giao ngay lúc này là
bao nhiêu, công ty vẫn không lo ngại vì đã có sẵn 1 triệu USD để thanh toán cho hợp
đồng nhập khẩu.
Nhận xét ưu, nhược điểm
Việc sử dụng hợp đồng hoán đổi để tránh rủi ro và ngăn ngừa tổn thất giao dịch
đối với công ty trên có ưu điểm là rất hiệu quả, dễ sử dụng, dễ thương lượng hợp đồng
với các ngân hàng thương mại, đặc biệt là khắc phục được nhược điểm khi khách hàng
vừa có nhu cầu bán ngoại tệ giao ngay và mua ngoại tệ kỳ hạn theo hợp đồng kỳ hạn.
Tuy nhiên, giải pháp này vẫn còn nhược điểm, đó là khách hàng có thể bị thiệt nếu như
tỷ giá bán giao ngay ở thời điểm đáo hạn không lên đến mức cao hơn tỷ giá bán kỳ hạn
đã thỏa thuận với ngân hàng.
Tư vấn lựa chọn
Từ những phân tích trên, khách hàng nên lựa chọn hợp đồng hoán đổi như là
giải pháp phòng ngừa tổn thất giao dịch khi hai bên tham gia hợp đồng, đặc biệt là nhà
xuất nhập khẩu vừa có nhu cầu bán giao ngay ngoại tệ ở thời điểm thỏa thuận vừa có
nhu cầu mua ngoại tệ kỳ hạn ở thời điểm tương lai. Khách hàng sẵn sàng chấp nhận
thiệt hại nếu như tỷ giá bán giao ngay ở thời điểm đáo hạn không lên đến mức cao hơn
tỷ giá bán kỳ hạn đã thỏa thuận và đổi lại, nhận được sự yên tâm do đã loại trừ được
rủi ro và tổn thất ngoại hối.

2.4. Sử dụng hợp đồng giao sau


Để tránh tổn thất giao dịch do biến động tỷ giá ngoại tệ, công ty có thể mua
ngoại tệ theo hợp đồng giao sau, có trị giá và thời hạn tương đương với trị giá và thời
hạn thanh toán của hợp đồng nhập khẩu. Khi đó, cùng một lúc công ty nhập khẩu nắm
giữ hai loại hợp đồng: (1) hợp đồng nhập khẩu sẽ đến hạn sau 3 tháng, (2) hợp đồng
giao sau được ghi nhận và thanh toán hàng ngày. Có hai khả năng có thể xảy ra:
Nếu ngoại tệ lên giá so với nội tệ thì công ty có lãi từ hợp đồng giao sau nhưng
bị thiệt hại từ hợp đồng nhập khẩu.
Nếu ngoại tệ giảm giá so với ngoại tệ thì công ty có lãi do chênh lệch tỷ giá từ
khoản phải trả của hợp đồng nhập khẩu nhưng bị lỗ từ hợp đồng giao sau.
Lấy lãi từ hợp đồng này bù đắp cho lỗ từ hợp đồng kia, kết quả là rủi ro tỷ giá
và tổn thất giao dịch được kiểm soát.
Nhận xét ưu, nhược điểm
Sử dụng hợp đồng giao sau ngoại tệ có ưu điểm là tận dụng được cơ hội đầu cơ
nếu như tỷ giá biến động đúng dự đoán. Đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro

61
nếu tỷ giá biến động ngược lại so với dự đoán. Tuy nhiên, giải pháp này có nhược
điểm sau:
 Thị trường giao sau chỉ giao dịch những hợp đồng chuẩn hóa về loại ngoại tệ,
trị giá hợp đồng và thời hạn hợp đồng nên đôi khi nhà nhập khẩu không thể thương
lượng được hợp đồng phù hợp với nhu cầu.
 Giải pháp này chỉ giúp nhà nhập khẩu kiểm soát rủi ro chứ không thể loại trừ
rủi ro như trong hợp đồng kỳ hạn.
 Hợp đồng giao sau mang tính chất bắt buộc nên dù muốn hay không công ty
nhập khẩu vẫn phải thực hiện hợp đồng khi đến hạn.
Tư vấn lựa chọn
Nếu công ty kỳ vọng tỷ giá biến động đúng như dự đoán và mong muốn kiếm
thêm lợi nhuận tích lũy từ biến động tỷ giá, đồng thời vẫn muốn kiểm soát được tổn
thất giao dịch thì có thể sử dụng hợp đồng giao sau.

2.5. Sử dụng hợp đồng quyền chọn


Ở thời điểm hiện tại:
Công ty có thể mua quyền chọn mua ngoại tệ, có trị giá và thời hạn tương
đương với trị giá và thời hạn thanh toán của hợp đồng nhập khẩu. Lúc này, công ty
nắm giữ đồng thời hai loại hợp đồng: (1) hợp đồng nhập khẩu sẽ đến hạn thanh toán
sau 3 tháng, (2) hợp đồng quyền chọn mua sẽ đáo hạn cùng lúc với hợp đồng nhập
khẩu.
Trị giá hợp đồng quyền chọn: 1.000.000 USD
Tỷ giá thực hiện E = 19.600
Phí mua quyền: 20 VND/USD. Tổng chi phí mua quyền chọn bằng 20 triệu
VND.
Kiểu quyền chọn: kiểu Mỹ
Thời hạn hiệu lực của quyền chọn: 3 tháng
Ở thời điểm đáo hạn:
Nếu tỷ giá giao ngay Sb USD/VND > E = 19.600 thì công ty sẽ thực hiện quyền
chọn mua. Khi ấy khoản phải trả là 106 (19.600 + 20) = 19,62 triệu VND.
Nếu tỷ giá giao ngay Sb USD/VND < E = 19.600 thì công ty không thực hiện
quyền chọn mua. Khi đó, công ty sẽ mua ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Ví dụ Sm
= 19.500 thì khoản phải trả của công ty sẽ là 106 (19.500 + 20) = 19,52 triệu VND.
Như vậy dù tỷ giá giao ngay khi hợp đồng xuất khẩu đến hạn là bao nhiêu đi
nữa thì trị giá hợp đồng nhập khẩu quy ra VND bị chận trên ở mức tối đa là 19,62 triệu
VND. Do đó, rủi ro tỷ giá được kiểm soát.

62
Nhận xét ưu, nhược điểm
Sử dụng hợp đồng quyền chọn có ưu điểm là giúp công ty vừa kiểm soát được
rủi ro ngoại hối vừa tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu như tỷ giá biến động thuận lợi.
Tuy nhiên, nhược điểm của hợp đồng quyền chọn là công ty phải bỏ ra chi phí mua
quyền chọn, cho dù có thực hiện hay không.
Tư vấn lựa chọn
Nếu sự biến động tỷ giá của một loại ngoại tệ nào đó so với nội tệ rất khó dự
đoán thì công ty nên chọn hợp đồng quyền chọn.

2.6. Sử dụng thị trường tiền tệ


Muốn sử dụng thị trường tiền tệ để phòng ngừa rủi ro ngoại hối khi có hợp
đồng nhập khẩu sẽ đến hạn thanh toán trong tương lai, công ty có thể sử dụng các giao
dịch vay và gửi ngoại tệ trên thị trường tiền tệ, kết hợp với mua và bán ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối để biết trước giá trị hợp đồng nhập khẩu quy ra nội tệ phải thanh
toán, bất chấp tỷ giá giao ngay khi hợp đồng đến hạn là bao nhiêu.
Ở thời điểm hiện tại:
Công ty vay số tiền x (VND) để mua y (USD). Dùng số tiền USD này gửi vào
ngân hàng kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 3%/năm, thu được z (USD) = 1.000.000 USD. Đây
chính là số tiền công ty phải thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu sau 3 tháng nữa.
Vậy x = 1.000.000 /(1 + 3%.3/12) * 19.500 = 19.354.842.000 VND
y = 1.000.000 /(1 + 3%.3/12) = 992.556 USD
Ở thời điểm đáo hạn:
Công ty thu về số USD gửi ngân hàng cả gốc lẫn lãi được:
992.556 (1 + 3%.3/12) = 1.000.000 USD
Sử dụng số tiền 1 triệu USD này để thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu đến
hạn.
Trả nợ VND cho ngân hàng cả gốc và lãi là: 19.354.842.000 (1 + 14%.3/12) =
20.032.261.470 VND
Với các giao dịch thực hiện ở trên, công ty biết trước mình sẽ phải thanh toán
cho hợp đồng nhập khẩu quy ra nội tệ là 20.032.261.470 VND. Nhờ vậy, hoàn toàn có
thể loại bỏ được rủi ro tỷ giá.
Nhận xét ưu, nhược điểm
Sử dụng các giao dịch trên thị trường tiền tệ có ưu điểm là có thể thực hiện
được trong điều kiện không có thị trường ngoại hối phái sinh hoặc công ty không thể
thương lượng được các hợp đồng phái sinh với ngân hàng. Tuy nhiên giải pháp này có
nhược điểm là không thể áp dụng được khi thị trường tiền tệ bị kiểm soát chặt chẽ

63
khiến cho các giao dịch vay và mua bán ngoại tệ không thực hiện được một cách tự
do.
Tư vấn lựa chọn
Nên sử dụng trong trường hợp công ty không thể thương lượng được việc sử
dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

64
Chương 6:
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ
ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Phân tích và đo lường rủi ro tỷ giá đối với ngân hàng thương mại
Khác với doanh nghiệp, giao dịch ngoại tệ của ngân hàng thương mại thường
liên quan đến nhiều loại ngoại tệ khác nhau với kỳ hạn khác nhau. Do đó việc phòng
ngừa tổn thất ngoại hối đối với ngân hàng thương mại trở nên khó khăn và phức tạp.
Hầu hết các dịch vụ ngân hàng thương mại hình thành nên tài sản nợ, tài sản có
hay các khoản thanh toán bằng ngoại tệ đều chịu ảnh hưởng của rủi ro và tổn thất
ngoại hối. Rủi ro tỷ giá của ngân hàng thương mại có thể phát sinh qua những hoạt
động dưới đây:
 Hợp đồng với khách hàng nội địa liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và các
giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ.
 Hợp đồng với khách hàng nước ngoài liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và
các giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ.
 Mua và bán ngoại tệ giao ngay và kỳ hạn với khách hàng hoặc cung cấp dịch
vụ phòng ngừa tổn thất ngoại hối cho khách hàng.
 Giao dịch ngoại tệ trên tài khoản riêng của ngân hàng thương mại như giao
dịch kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trên thị trường quốc tế.
Các giao dịch trên hình thành nên các khoản phải thu và phải trả bằng ngoại tệ
đối với ngân hàng, từ đó gây ra rủi ro tỷ giá. Tổn thất ngoại hối trong giao dịch của
ngân hàng thương mại được chia thành 2 loại: tổn thất giao dịch (transaction
exposure) và tổn thất kế toán (accounting exposure). Trong phạm vi chương này,
chúng ta chỉ xem xét tổn thất giao dịch vì tổn thất kế toán hầu như chưa phát sinh đối
với các ngân hàng thương mại Việt Nam (do ngân hàng Việt Nam chỉ hoạt động trong
nước, chưa mở rộng hoạt động ra nước ngoài).
Tổn thất giao dịch (transaction exposure) có thể xem xét dưới hai góc độ: tổn
thất ròng giao dịch cùng thời hạn (net exposure) và tổn thất ròng giao dịch gộp (net
total exposure).
Tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn đối với một loại ngoại tệ nào
đó (NE) được xác định bằng chênh lệch giá trị giữa tài sản có và tài sản nợ, cộng với
trạng thái ròng mua bán ngoại tệ đó, xét trong cùng một thời hạn nhất định.
Công thức:
NEi = (Ai – Li) + (CLi – CSi)
Với: Ai, Li lần lượt là tài sản có và tài sản nợ của ngoại tệ i.

65
CLi, CSi lần lượt là trạng thái mua và bán đối với ngoại tệ i.
Nếu NEi > 0 ta nói ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời
hạn dương. Ngược lại nếu NEi < 0 thì ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ
cùng thời hạn âm.
Nếu ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch cùng thời hạn dương đối với một
loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó xuống giá, ngân hàng sẽ bị tổn thất ròng giao
dịch với ngoại tệ đó.
Ngược lại, nếu ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch cùng thời hạn âm đối với
một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó lên giá, ngân hàng sẽ bị tổn thất ròng giao
dịch với ngoại tệ đó.
Ví dụ: Vào ngày xxx, ngân hàng XYZ có các giao dịch USD cùng thời hạn 1 tháng
như sau:
- Mua 500.000 USD
- Bán 200.000 USD
- Cho vay 250.000 USD
- Nhận gửi 100.000 USD
Tổn thất ròng giao dịch USD cùng thời hạn 1 tháng là:
NEUSD = (250.000 – 100.000) + (500.000 – 200.000) = 450.000 USD
Với trạng thái dương này, nếu 1 tháng sau, khi đến hạn USD xuống giá so với
nội tệ thì ngân hàng XYZ sẽ bị tổn thất ròng đối với các giao dịch USD cùng thời hạn
1 tháng.
Trên thực tế, nhu cầu mua bán ngoại tệ cũng như tiền gửi và vay nợ của khách
hàng thường có kỳ hạn rất khác nhau. Điều này khiến cho việc xác định tổn thất ròng
giao dịch ngoại tệ gộp của ngân hàng trở nên phức tạp. Chẳng hạn ngân hàng nhận tiền
gửi USD của khách hàng A kỳ hạn 3 tháng nhưng lại cho vay USD khách hàng B kỳ
hạn 1 tháng, hoặc mua USD kỳ hạn 2 tháng của khách hàng C và bán USD kỳ hạn 5
tháng cho khách hàng D, …
Để xác định tổn thất giao dịch trong trường hợp này chúng ta dùng chỉ tiêu tổn
thất ròng giao dịch gộp.
Tổn thất ròng giao dịch gộp đối với một loại ngoại tệ nào đó (NTE) được xác
định bằng tổn thất ròng của từng giao dịch ngoại tệ đó sau khi đã hiệu chỉnh theo thời
lượng của từng giao dịch.
Công thức:
NTEi = ∑ Ri Ni / D - ∑ Pj Nj / D
Trong đó:

66
Ri là giao dịch thứ i hình thành nên khoản phải thu ngoại tệ kỳ hạn của
ngân hàng (như cho vay, mua trái phiếu, kỳ phiếu, đầu tư bằng ngoại tệ... và các
giao dịch mua ngoại tệ kỳ hạn).
Pj là giao dịch thứ j hình thành nên khoản phải trả ngoại tệ kỳ hạn của
ngân hàng (như nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, thu hút đầu tư
nước ngoài ... và các giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn).
Ni, Nj là thời hạn tương ứng với giao dịch khoản phải thu thứ i và khoản
phải trả thứ j.
D là thời lượng trung bình của tất cả các loại giao dịch (tài sản có, tài sản
nợ, mua và bán ngoại tệ).
Nếu NTE > 0 thì ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp dương đối với một loại
ngoại tệ nào đó. Khi đó, nếu ngoại tệ này xuống giá so với nội tệ thì ngân hàng sẽ bị
tổn thất ngoại hối gộp đối với ngoại tệ đó.
Ngược lại, nếu NTE < 0 thì ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp âm đối với
một loại ngoại tệ nào đó. Khi ngoại tệ này lên giá so với nội tệ thì ngân hàng sẽ bị tổn
thất ngoại hối gộp đối với ngoại tệ đó.
Ví dụ: Ngày xxx, ngân hàng ABC có các giao dịch tiền gửi và kinh doanh USD sau:

Giao dịch Số tiền (USD) Kỳ hạn (tháng)


Nhận gửi của khách hàng A 100.000 3
Nhận gửi của khách hàng B 50.000 4
Cho vay công ty C 200.000 1
Cho vay công ty D 150.000 2
Mua kỳ hạn với doanh nghiệp E 170.000 2
Mua kỳ hạn với doanh nghiệp F 70.000 3
Bán kỳ hạn cho công ty G 220.000 4
Bán kỳ hạn cho công ty H 140.000 5

Xác định NTE đối với USD của ngân hàng ABC vào ngày xxx.

Ta lập bảng tính giá trị NTE như sau:

67
Giao dịch hình thành Số tiền Kỳ hạn Trọng Thời Giá trị hiệu
khoản phải thu (USD) (tháng) số lượng chỉnh (USD)
Cho vay công ty C 200.000 1 0,18 0,18 71.942
Cho vay công ty D 150.000 2 0,14 0,27 107.914
Mua kỳ hạn doanh nghiệp E 170.000 2 0,15 0,31 122.302
Mua kỳ hạn doanh nghiệp F 70.000 3 0,06 0,13 50.360
Tổng cộng 352.518
Giao dịch hình thành
khoản phải trả
Nhận gửi khách hàng A 100.000 3 0,09 0,27 109.914
Nhận gửi khách hàng B 50.000 4 0,05 0,18 71.942
Bán kỳ hạn công ty G 220.000 4 0,2 0,8 316.547
Bán kỳ hạn công ty H 140.000 5 0,13 0,64 251.799
Tổng cộng 1.100.00 1 2,78 748.202
0
NTE (395.684)

Trọng số = Giá trị giao dịch / ∑ Giá trị giao dịch


Thời lượng = Kỳ hạn * Trọng số
Thời lượng trung bình = ∑ Thời lượng
Giá trị hiệu chỉnh = Giá trị giao dịch * Kỳ hạn / Thời lượng trung bình

2. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với tổn thất ròng giao dịch cùng kỳ hạn
2.1 Với trạng thái ngoại tệ dương (long position)
Về nguyên tắc, cách thức phòng ngừa rủi ro ở đây cũng tương tự như cách thức
ngân hàng cung cấp dịch vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng trong trường hợp
khách hàng có khoản phải thu đến hạn trong tương lai.
Ví dụ: Ngày xxx, ngân hàng ABC có nhận gửi của công ty A số tiền 300.000 USD kỳ
hạn 3 tháng, đồng thời cho công ty B vay 700.000 USD cùng kỳ hạn. Ngoài ra, trong
cùng ngày, ngân hàng còn mua của công ty C 100.000 USD và bán cho công ty D
200.000 USD kỳ hạn 3 tháng.
Cho biết thông tin vào ngày xxx như sau:

68
Tỷ giá Mua Bán Lãi suất (3 tháng) Tiền gửi Cho vay
USD/VND 19.600 19.650 VND 1% 1,2%
GBP/USD 1,5115 1,5135 USD 3,5% 4,5%

Yêu cầu: Phân tích rủi ro tỷ giá đối với ngân hàng ABC và đưa ra các biện pháp
phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Giả sử rằng ngân hàng chỉ thực hiện các giao dịch trên, ngoài
ra không thực hiện giao dịch nào khác.
Bước 1: Xác định trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng kỳ hạn 3 tháng của
ngân hàng
Nhận gửi của công ty A 300.000 USD kỳ hạn 3 tháng. Như vậy ngân hàng có
khoản phải trả cho công ty A cả gốc lẫn lãi đến hạn sau 3 tháng nữa là:
300.000 (1 + 3,5% * 3/12) = 302.625 USD
Cho vay công ty B 700.000 USD kỳ hạn 3 tháng. Như vậy ngân hàng có khoản
phải thu từ công ty B cả gốc lẫn lãi đến hạn sau 3 tháng nữa là:
700.000 (1 + 4,5% * 3/12) = 707.875 USD
Mua kỳ hạn 3 tháng của công ty C: 100.000 USD
Bán kỳ hạn 3 tháng cho công ty D: 200.000 USD
Áp dụng công thức tính NE, ta có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng kỳ
hạn 3 tháng của ngân hàng ABC là:
NEUSD = (AUSD – LUSD) + (CLUSD – CSUSD)
= (707.875 – 302.625) + (100.000 – 200.000)
= 305.250 USD > 0
Bước 2: Để tránh rủi ro USD xuống giá so với VND, ngân hàng ABC có thể:
 Bán ngoại tệ kỳ hạn 3 tháng trị giá 305.250 USD
 Hoặc mua quyền chọn bán kỳ hạn 3 tháng trị giá 305.250 USD

2.2. Với trạng thái ngoại tệ âm (short position)


Về nguyên tắc cách thức phòng ngừa ở đây tương tự như cách thức mà ngân
hàng cung cấp dịch vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng trong trường hợp
khách hàng có một khoản phải trả sẽ đến hạn trong tương lai.
Ví dụ: Ngày xxx, ngân hàng ABC có nhận gửi kỳ hạn 2 tháng của khách hàng tổng
cộng 1.000.000 USD, đồng thời cho khách hàng vay 500.000 USD cùng kỳ hạn. Ngoài
ra, ngân hàng mua kỳ hạn 2 tháng 100.000 USD và bán cho khách hàng 300.000 USD
cùng kỳ hạn.

69
Yêu cầu: Phân tích rủi ro tỷ giá đối với ngân hàng ABC và đưa ra các biện pháp
phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Giả sử rằng ngân hàng chỉ thực hiện các giao dịch trên, ngoài
ra không thực hiện giao dịch nào khác.
Bước 1: Xác định trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng kỳ hạn 2 tháng của
ngân hàng
Nhận gửi 1.000.000 USD kỳ hạn 2 tháng. Như vậy ngân hàng có khoản phải trả
cho khách hàng cả gốc lẫn lãi đến hạn sau 2 tháng nữa là:
1.000.000 (1 + 3,5% * 3/12) = 1.005.833 USD
Cho vay 500.000 USD kỳ hạn 2 tháng. Như vậy ngân hàng có khoản phải thu từ
khách hàng cả gốc lẫn lãi đến hạn sau 2 tháng nữa là:
500.000 (1 + 4,5% * 3/12) = 503.750 USD
Mua kỳ hạn 2 tháng của khách hàng: 100.000 USD
Bán kỳ hạn 2 tháng cho khách hàng: 300.000 USD
Áp dụng công thức tính NE, ta có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng kỳ
hạn 2 tháng của ngân hàng ABC là:
NEUSD = (AUSD – LUSD) + (CLUSD – CSUSD)
= (503.750 – 1.005.833) + (100.000 – 300.000)
= - 702.083 < 0
Bước 2: Để tránh rủi ro USD lên giá so với VND, ngân hàng ABC có thể:
 Mua ngoại tệ kỳ hạn 2 tháng số tiền trị giá 702.083 USD
 Hoặc mua quyền chọn mua kỳ hạn 2 tháng trị giá 702.083 USD

3. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với tổn thất ròng giao dịch gộp
Trong trường hợp các giao dịch ngoại tệ không cùng thời hạn, chúng ta có thể
sử dụng khái niệm thời lượng để quy các giao dịch không cùng thời hạn ra thành các
giao dịch có thời hạn tương đương. Sau đó áp dụng công thức để xác định xem trạng
thái ngoại tệ dương hay âm. Cuối cùng là lựa chọn giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá cho
phù hợp.
Ví dụ: Ngày xxx, tại ngân hàng ABC có các giao dịch tiền gửi và kinh doanh USD sau
Giao dịch Số tiền (USD) Kỳ hạn (tháng)
Nhận gửi khách hàng M 200.000 2
Nhận gửi khách hàng N 120.000 1
Cho vay công ty O 200.000 3
Cho vay công ty P 150.000 4

70
Mua kỳ hạn công ty Q 500.000 3
Mua kỳ hạn công ty R 300.000 3
Bán kỳ hạn công ty S 50.000 4
Bán kỳ hạn công ty T 100.000 2
Yêu cầu: Hãy phân tích rủi ro tỷ giá ảnh hưởng đến ngân hàng ABC và đưa ra
các biện pháp để đối phó với rủi ro tỷ giá.
Bước 1: Xác định trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ gộp như trong bảng tính
dưới đây
Giao dịch hình thành Số tiền Kỳ hạn Trọng Thời Giá trị hiệu
khoản phải thu (USD) (tháng) số lượng chỉnh
Cho vay công ty O 200.000 3 0,12 0,37 215.054
Cho vay công ty P 150.000 4 0,09 0,37 215.054
Mua kỳ hạn công ty Q 500.000 3 0,31 0,93 537.634
Mua kỳ hạn công ty R 300.000 3 0,19 0,56 322.581
Tổng 1.290.323
Giao dịch hình thành
khoản phải trả
Nhận gửi khách hàng M 200.000 2 0,12 0,25 143.369
Nhận gửi khách hàng N 120.000 1 0,07 0,07 43.011
Bán kỳ hạn công ty S 50.000 4 0,03 0,12 71.685
Bán kỳ hạn công ty T 100.000 2 0,06 0,12 71.685
Tổng 1.620 1 2,79 329.750
NTE 960.573

NTEUSD = 960.573 USD > 0. Do đó ngân hàng đối mặt với rủi ro là USD xuống
giá so với nội tệ.
Bước 2: Để tránh tổn thất, ngân hàng ABC có thể thực hiện các giải pháp sau
 Bán ngoại tệ kỳ hạn 2,79 tháng = (2 + 0,79). 30 = 84 ngày số tiền 960.573
USD
 Hoặc mua quyền chọn bán kỳ hạn 84 ngày trị giá 960.573 USD

71
Chương 7:
NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ

1. Hối phiếu (Bill of exchange)


1.1. Khái niệm
Theo luật hối phiếu 1882 của Anh, hối phiếu là tờ mệnh lệnh vô điều kiện do
một người ký phát để đòi tiền người khác bằng việc yêu cầu người này, khi nhìn thấy
hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định, hoặc đến một ngày có thể xác định trong
tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi quy định trên hối phiếu;
hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác; hoặc trả cho người cầm phiếu.
Các bên liên quan đến việc tạo lập hối phiếu bao gồm:
Người ký phát (Drawer), còn gọi là người phát lệnh: là chủ nợ ký phát hành hối
phiếu để đòi tiền người mắc nợ. Có thể là người bán, người xuất khẩu, người cung ứng
dịch vụ... Người ký phát có quyền và nghĩa vụ sau:
Quyền - Chuyển nhượng hối phiếu cho người khác.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tờ hối phiếu do mình ký phát.
Nghĩa vụ
- Ký phát hối phiếu đúng luật, đúng thực tế giao dịch.

Người trả tiền (Drawee): là người nhận ký phát. Đó là người thiếu nợ hay người
nào khác, do người thiếu nợ chỉ định ra, có trách nhiệm trả tiền hối phiếu. Có thể là
người mua, người nhập khẩu, người nhận dịch vụ cung ứng hoặc ngân hàng.
- Từ chối trả tiền, hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu nếu hối phiếu
ký phát không đúng.
Quyền
- Được nhận bộ chứng từ hoặc được cung cấp các thông tin có
liên quan đến việc trả tiền.
- Trả tiền theo hối phiếu.
Nghĩa vụ
- Chấp nhận vô điều kiện vào hối phiếu

Người hưởng lợi (Beneficiary): là người được thụ hưởng số tiền ghi trên hối
phiếu. Có thể là người ký phát hối phiếu hoặc một người khác do người ký phát chỉ
định trên hối phiếu.
- Nhận được tiền thanh toán khi hối phiếu đến hạn
Quyền - Chuyển nhượng hối phiếu bằng cách ký hậu hoặc trao tay
- Mang hối phiếu đi cầm cố để vay nợ ở ngân hàng
- Xuất trình hối phiếu đúng hạn, đúng địa chỉ
Nghĩa vụ - Thông báo kịp thời cho người trả tiền nếu hối phiếu bị thất lạc
để ngăn chặn việc trả tiền sai đối tượng

72
Người cầm phiếu (bearer): chỉ xuất hiện đối với hối phiếu vô danh, chính là
người hưởng lợi của hối phiếu vô danh.
Người chuyển nhượng (endorser): đây vốn là người hưởng lợi, nhưng chuyển
quyền hưởng lợi cho người khác. Tên, địa chỉ và chữ ký của người chuyển nhượng ghi
ở mặt sau của hối phiếu.
Các văn bản liên quan đến luật về hối phiếu bao gồm:
- Công ước Geneva 1930: luật thống nhất hối phiếu và kỳ phiếu – Uniform law
for Bill of exchange – ULB
- Luật hối phiếu của Anh năm 1882 – Bill of Exchange Act of 1882 – BEA
1882
- Luật thương mại thống nhất năm 1962 của Mỹ - Uniform Commercial Code
of 1962 – UCC 1962
1.2. Đặc tính của hối phiếu
Tính trừu tượng: hối phiếu không cần phải ghi nội dung kinh tế mà chỉ cần ghi
rõ số tiền phải trả là bao nhiêu, trả cho ai, ai sẽ thanh toán, thời gian thanh toán...
Tính bắt buộc trả tiền: theo định nghĩa, hối phiếu là “tờ mệnh lệnh trả tiền vô
điều kiện”. Người trả tiền của hối phiếu phải trả tiền đầy đủ theo đúng yêu cầu, không
được viện lý do riêng của bản thân đối với người ký phát. Với tính chất này, hối phiếu
trở thành phương tiện thanh toán có uy tín cao và càng được sử dụng phổ biến.
Tính lưu thông: hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong
thời hạn của nó bằng thủ tục ký hậu, điều đó giúp hối phiếu có tính thanh khoản cao.
Ký hậu là hành vi pháp lý dùng để chuyển nhượng hối phiếu từ người hưởng lợi này
sang người hưởng lợi khác. Người ký hậu sẽ ký vào vị trí quy định ở mặt sau hối
phiếu.
1.3. Nội dung của hối phiếu
Căn cứ vào ULB 1930, hối phiếu gồm các nội dung chính như sau:
Tiêu đề: Bill of Exchange hoặc Exchange for. Ghi với cỡ chữ to. Nếu không có
tiêu đề thì hối phiếu vô giá trị.
Số hiệu: được ghi sau chữ No, đặt góc trái của hối phiếu
Địa điểm ký phát: nơi hối phiếu được lập ra, được ghi dưới tiêu đề. Nếu trên hối
phiếu không ghi nơi ký phát thì địa chỉ bên cạnh tên của người ký phát được xem như
địa điểm ký phát. Nếu không có địa chỉ người ký phát thì hối phiếu không có giá trị.
Ngày ký phát: là thời điểm hối phiếu được lập, thường ghi bên cạnh địa điểm ký
phát. Ngày ký phát có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định kỳ hạn trả tiền của hối
phiếu.
Vd: Trong hối phiếu ghi thời hạn trả tiền là “Sau 60 ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu
này...”. Do vậy cần ghi rõ ngày ký phát để có thể xác định ngày trả tiền.

73
Số tiền bằng số: ghi sau chữ For, đặt bên trái ngay dưới số hiệu, có đầy đủ tên
của đơn vị tiền tệ (USD, GBP...)
Thời hạn trả tiền: được ghi tiếp ngay cạnh chữ At.
Nếu trả ngay: At ... sight…, At xxx sight of…, After sight of…
Nếu trả chậm: thời hạn trả tiền được ghi cụ thể bao nhiêu ngày vào sau chữ At:
At 90days sight of…, At xx days after sight of…, On dd mm yy of this first…
Thứ tự số bản của hối phiếu: hối phiếu thường được lập thành hai bản và đánh
số thứ tự bằng chữ FIRST hoặc SECOND. Giá trị thanh toán của hai bản đều như
nhau. Người trả tiền nhận được bản nào thì trả tiền bản ấy, đã trả tiền bản này thì khỏi
trả tiền bản kia. Lưu ý:
• Trên bản thứ nhất ghi: “At … sight of this first bill of exchange (second of the
same tenor and date being unpaid).
• Trên bản thứ hai ghi: “At … sight of this second bill of exchange (first of the
same tenor and date being unpaid).
Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện: Pay to... / Pay to the order of... Mr/Mrs A hoặc
ABC Corporation hoặc tên ngân hàng thụ hưởng.
Tên người thụ hưởng: được ghi tiếp sau câu lệnh và chỉ định cụ thể.
Số tiền bằng chữ: tiếp theo sau tên người thụ hưởng. Nếu số tiền bằng số và
bằng chữ không khớp nhau thì có thể lựa chọn các tình huống sau:
• Nếu không ghi số tiền bằng số thì trả tiền theo số tiền bằng chữ.
• Nếu số tiền bằng số khác số tiền bằng chữ thì trả tiền theo số tiền bằng chữ.
• Nếu số tiền được ghi 2 lần bằng số hoặc bằng chữ khác nhau thì được quyền
lựa chọn số tiền nhỏ hơn nhưng phải nhỏ hơn hoặc bằng số tiền ghi trên hóa đơn và
số tiền ghi trên L/C (nếu hối phiếu được sử dụng trong phương thức L/C).
Lưu ý: số tiền của hối phiếu là số tiền mà người bị ký phát phải trả, không phân
biệt gốc và lãi.
Tham chiếu chứng từ kèm theo.
Tên người nhận ký phát: đặt dưới cùng bên trái hối phiếu, sau chữ To: ...
Tùy theo phương thức thanh toán, tên người nhận ký phát có thể là tên doanh
nghiệp (trong phương thức nhờ thu); tên ngân hàng phát hành L/C; hoặc tên ngân hàng
khác (hối phiếu ngân hàng)
Tên và chữ ký người ký phát: đặt ở góc dưới bên phải.

* Lưu ý:
- Hối phiếu có thể được viết tay hay in sẵn theo mẫu. Không được sử dụng mực
đỏ hay bút chì để viết hối phiếu.
- Ngôn ngữ lập hối phiếu phải thống nhất với ngôn ngữ in sẵn trên hối phiếu.

74
* Mẫu hối phiếu (dùng trong phương thức nhờ thu)
No: BILL OF EXCHANGE
For:……………… ……………, …….. 2008
At …..sight of this first Bill of Exchange (Second of the same tenor and date
being unpaid). Pay to ………………………………………………………….
The sum of ……………………………………………..

To:……………………… (Signature)

Vd:
No. 123/2011 BILL OF EXCHANGE
For US$ 20,000.00 Ho Chi Minh City, September 22, 2011
At xxx sight of this FIRST bill of exchange (SECOND of the same tenor and
date being unpaid) pay to the order of Asia Commercial Bank the sum of UNITED
STATES DOLLARS TWENTY THOUSAND ONLY.
Drawn under our invoice No.123 dated August 22, 2011.
TO: YAMAGUCHI CO.LTD For and on behalf of Coopmart
TOKYO, JAPAN (Authorized signature)

Nguyen Van A

* Mẫu hối phiếu (dùng trong phương thức tín dụng chứng từ)
Trong loại này cần ghi thêm những căn cứ để lập hối phiếu như:
- Số và ngày tháng của hợp đồng thương mại.
- Số hiệu, loại và ngày mở L/C.
No: BILL OF EXCHANGE
For:……………… ……………, …….. 2008

At …..sight of this first Bill of Exchange (Second of the same tenor and date
being unpaid). Pay to
…………………………………………………………..
The sum of ……………………………………………..
Value received as per our invoice(s) No: …………….
Dated: …………………………….……………………
Drawn under: ………………………………………….
Confirmed / Irrevocable / Without recourse L/C No: ..…
Dated/ Wired: …………………………

To:……………………… (Signature)

75
Vd:
No. 123/2011 BILL OF EXCHANGE
For US$ 20,000.00 Ho Chi Minh City, September 22, 2011
At 90 days after sight of this FIRST bill of exchange (SECOND of the same
tenor and date being unpaid) pay to the order of Asia Commercial Bank the sum of
UNITED STATES DOLLARS TWENTY THOUSAND ONLY.
Drawn under Irrevocable L/C No.123 dated August 22, 2011 issued by bank of
Tokyo-Mitsubushi.
TO: BANK OR TOKYO-MITSUBISHI For and on behalf of Coopmart
TOKYO, JAPAN (Authorized signature)

Nguyen Van A

1.4. Phân loại


1.4.1. Căn cứ vào người ký phát hối phiếu:
Căn cứ vào người ký phát thì hối phiếu gồm hai loại:
Hối phiếu thương mại (Commercial bill): do người bán ký phát đòi tiền người
mua, việc tạo lập hối phiếu không có sự tham gia của ngân hàng.
Hối phiếu ngân hàng (Bank bill): do ngân hàng ký phát đòi tiền người khác.
Trên thực tế, sự phân biệt được thể hiện ở góc dưới bên phải, nếu người ký phát
đại diện cho một ngân hàng thì đó là hối phiếu ngân hàng. Nếu người ký phát đại diện
cho một doanh nghiệp thì đó là hối phiếu thương mại.
1.4.2. Căn cứ vào thời hạn trả tiền:
Căn cứ vào thời hạn trả tiền (nội dung kỳ hạn trả tiền được thể hiện sau chữ At),
hối phiếu cũng được chia làm hai loại:
Hối phiếu trả ngay (ai sight bill, at sight draft): người trả tiền phải trả tiền ngay
sau khi hối phiếu được xuất trình. Trên hối phiếu không ghi thời hạn trả.
Hối phiếu có kỳ hạn (usance bill, usance draft, time draft): người trả tiền được
phép trả tiền sau một thời hạn nhất định ghi trên hối phiếu.
1.4.3. Căn cứ vào phương thức thanh toán:
Dựa vào chứng từ tham chiếu (là hóa đơn thương mại hay thư tín dụng) và tên
người nhận ký phát (là doanh nghiệp hay ngân hàng), hối phiếu gồm hai loại, đó là:
Hối phiếu sử dụng trong phương thức nhờ thu: chứng từ tham chiếu là hóa đơn
thương mại, người nhận ký phát là doanh nghiệp.
Hối phiếu sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ: chứng từ tham chiếu
là L/C, người nhận ký phát là ngân hàng phát hành L/C.

76
1.4.4. Căn cứ vào chứng từ kèm theo
Dựa vào dấu hiệu điều kiện trả tiền kèm theo (thường ghi cạnh thời hạn trả
tiền), có hai loại hối phiếu:
Hối phiếu trơn (clean bill, clean draft): là loại hối phiếu gửi đến người trả tiền
mà không kèm theo bộ chứng từ hàng hóa, việc thanh toán chỉ dựa vào tờ hối phiếu.
Hối phiếu này không chỉ rõ điều kiện trả tiền và được dùng trong phương thức nhờ thu
trơn. Hối phiếu không chỉ rõ điều kiện trả tiền: D/A (Documents against Acceptance),
hay D/P (Documents against Payment).
Hối phiếu kèm chứng từ (documentary bill): được gửi đến người trả tiền có kèm
theo bộ chứng từ hàng hóa, được dùng trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ và
L/C. Riêng với hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, điều kiện trả
tiền D/A hay D/P được ghi bên cạnh thời hạn trả tiền.
1.4.5. Căn cứ vào người thụ hưởng (tính chất chuyển nhượng)
Dựa vào người thụ hưởng, hối phiếu gồm ba loại:
Hối phiếu đích danh (name bill, nominal bill): trên hối phiếu có ghi “pay to…”.
Hối phiếu này không được chuyển nhượng.
Hối phiếu vô danh (nameless bill, no-nominal bill): trên hối phiếu có ghi “pay
to the bearer”. Hối phiếu này được chuyển nhượng tự do, ai cầm hối phiếu sẽ là người
hưởng lợi.
Hối phiếu trả theo lệnh: trên hối phiếu có ghi “pay to the order of…”. Loại này
được chuyển nhượng dưới hình thức ký hậu. Loại này được sử dụng khá phổ biến
trong thanh toán quốc tế.
1.5. Các nghiệp vụ có liên quan đến việc lưu thông hối phiếu
Trong quá trình sử dụng và lưu thông, có một số nghiệp vụ có thể phát sinh liên
quan đến hối phiếu.
a, Chấp nhận hối phiếu (Acceptance)
Hối phiếu sau khi ký phát, trong một thời hạn nhất định, phải được xuất trình
cho người trả tiền để người này ký chấp nhận – đó là sự đồng ý và cam kết trả tiền của
người trả tiền khi hối phiếu đến hạn. Hối phiếu sau khi chấp nhận sẽ trở thành chứng
từ có giá trị trong thanh toán.
Để chấp nhận hối phiếu, người chấp nhận ghi vào mặt trước của hối phiếu dòng
chữ “Accepted” và ký tên bên cạnh. Với hối phiếu trả tiền ngay, không cần ghi ngày
chấp nhận. Với hối phiếu trả sau, phải ghi ngày ký chấp nhận để làm căn cứ xác định
mốc thời gian trả tiền.
b, Ký hậu hối phiếu (Endosement)
Ký hậu là thủ tục chuyển nhượng hối phiếu bằng cách ký vào mặt sau của tờ hối
phiếu. Người chuyển nhượng (người ký hậu) phải chịu trách nhiệm về quyền lợi của

77
người thụ hưởng kế tiếp. Nghĩa là nếu người trả tiền vì lý do nào đó không thanh toán
được thì người ký hậu phải có trách nhiệm thanh toán cho người được chuyển nhượng.
Việc ký hậu có thể được thực hiện bằng một trong các hình thức sau:
Ký hậu để trắng (Blank endosement): không ghi tên người thụ hưởng mà chỉ ký
tên vào mặt sau của hối phiếu. Lúc đó, người cầm phiếu sẽ là người hưởng lợi, việc
chuyển nhượng hối phiếu (nếu có) sau này được thực hiện bằng cách trao tay, không
cần ký hậu nữa, chỉ có người hưởng lợi cuối cùng sẽ phải ghi tên mình vào ô chuyển
nhượng.
Ký hậu theo lệnh (Order endosement): không chỉ định cụ thể mà chỉ định suy
đoán người thụ hưởng số tiền của hối phiếu. Vd: trên hối phiếu ghi câu “Pay to the
order of Mr. Thanh…”, lúc đó người thụ hưởng phải suy luận theo chỉ định của ông
Thanh. Nếu ông Thanh chỉ rõ người nào thì người đó sẽ là người thụ hưởng (đây có
thể là người hưởng lợi, hoặc là người thu hộ), nếu ông Thanh không nói gì thì chíng
ông Thanh là người thụ hưởng.
Ký hậu hạn chế (Restrictive endosement): chỉ định rõ người thụ hưởng và đó là
người thụ hưởng duy nhất. Hình thức này được thể hiện bằng câu “Pay to Mr. Thanh
only…”, lúc đó hối phiếu sẽ không còn chuyển nhượng được nữa.
Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endosement): người thụ hưởng không
được đòi tiền người ký hậu trong trường hợp người trả tiền không trả tiền. Lúc đó trên
hối phiếu ghi thêm chữ “Without recourse” vào một trong ba hình thức ký hậu đã nói ở
trên.
Chuyển nhượng có điều kiện (Conditional endosement): việc chuyển nhượng
hối phiếu cho một người có kèm theo những điều kiện và người được chuyển nhượng
phải thực hiện đúng các điều kiện đó thì việc chuyển nhượng mới có giá trị.
c, Bảo lãnh hối phiếu (Aval)
Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ ba về việc trả tiền cho người thụ
hưởng khi hối phiếu đến hạn. Điều này được thực hiện để đảm bảo tính chắc chắn về
việc trả tiền của người trả tiền. Về mặt hình thức, bảo lãnh thường được thực hiện
bằng văn bản riêng.
Thông thường các ngân hàng sẽ đứng ra bảo lãnh hối phiếu theo yêu cầu của
người trả tiền. Khi ngân hàng bảo lãnh hối phiếu thì phải ghi chữ bảo lãnh “good as
aval) và ký tên vào tờ hối phiếu. Hối phiếu khi được bảo lãnh thì càng có giá trị và tính
lưu thông càng cao. Việc chuyển nhượng chiết khấu hay cầm cố hối phiếu tại các ngân
hàng thương mại cũng dễ dàng hơn.
d, Từ chối trả tiền và kháng nghị (Protest)
Khi đến hạn trả tiền mà người trả tiền không thức hiện thanh toán cho người thụ
hưởng thì người thụ hưởng có quyền kháng nghị hối phiếu. Tờ kháng nghị do người
thụ hưởng lập trong vòng hai ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thanh toán và phải

78
chuyển đến cho người chuyển nhượng trực tiếp trong vòng 4 ngày làm việc để người
này đòi tiền người chuyển nhượng trước nữa hoặc đòi tiền người ký phát.
e, Chiết khấu hối phiếu (Discount)
Chiết khấu hối phiếu là việc trả tiền trước cho hối phiếu chưa đến hạn thanh
toán theo phương thức tính lãi khấu trừ.
Đây là nghiệp vụ phổ biến của ngân hàng thương mại. Người thụ hưởng sẽ
chuyển nhượng hối phiếu chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng, đổi lại, anh ta sẽ
được nhận một số tiền nhất định. Phần khấu trừ của ngân hàng bao gồm lãi chiết khấu,
tiền hoa hồng và lệ phí chiết khấu. Nghiệp vụ này giúp quá trình chuyển hóa giữa hình
thức tín dụng thương mại (Commercial Credit) sang tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn.

2. Lệnh phiếu (Promissory note)


2.1. Khái niệm
Khác với hối phiếu, lệnh phiếu không phải là giấy đòi tiền mà là cam kết trả
tiền.
Lệnh phiếu là loại chứng từ, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền
nhất định vào một ngày nhất định cho người thụ hưởng có ghi tên trên lệnh phiếu,
hoặc cho một người khác theo lệnh của người thụ hưởng.
Các đối tượng liên quan đến lệnh phiếu:
+ Người ký phát: đây vừa là người ký phát (drawer) lập giấy nhận nợ, vừa là
người trả tiền (drawee) cam kết trả nợ.
+ Người hưởng lợi (beneficiary): người được người lập lệnh phiếu trả tiền khi
đáo hạn. Đó là người bán hoặc người khác do người bán chỉ định.
2.2. Nội dung
- Tiêu đề: Promissory note
- Thời gian và địa điểm ký phát
- Thời hạn trả tiền
- Cam kết trả tiền
- Tên, địa chỉ người hưởng lợi
- Địa điểm trả tiền
- Số tiền phải trả
- Chữ ký người ký phát

79
* Mẫu lệnh phiếu
No: BILL OF EXCHANGE
For:……………… ……………, …….. 2008
At …..sight of this Promissory Note, we promiss to pay to ………………..
The sum of ……………………………………………..

To:……………………… (Signature)

Vd:
No. 123/2011 PROMISSORY NOTE
For US$ 5,543.00 London, 15th November, 2011
On the 15th March 2012 fixed by the promissory-note, we promise to pay to
Food Company or order in Ho Chi Minh City the sum of FIVE THOUSAND FIVE
HUNDRED FORTY THREE UNITED STATES DOLLARS.
For and on behalf of Johnsons Ltd.

2.3. Phân biệt hối phiếu và lệnh phiếu


Hối phiếu Lệnh phiếu
- Là mệnh lệnh đòi tiền, trả ngay hoặc trả - Là cam kết trả tiền, có ghi rõ thời hạn
sau một kỳ hạn
- Do một người ký phát - Do một hoặc nhiều người ký phát
- Có 2 chữ ký: của người ký phát và người - Có 1 chữ ký: của người ký phát
nhận ký phát
- Thường gồm hai bản - Chỉ có một bản
- Được chuyển nhượng - Không được chuyển nhượng

3. Séc (Cheque)
3.1. Khái niệm
Séc là mệnh lệnh vô điều kiện do chủ tài khoản ký phát yêu cầu ngân hàng trích
tiền từ tài khoản của mình để trả cho người cầm séc hoặc cho người có tên trên séc,
hoặc trả theo lệnh của người này.
3.2. Thành phần tham gia
Người ký phát hành séc: là chủ tài khoản, người ký tên và đóng dấu khi phát
hành séc, người chịu trách nhiệm hoàn toàn về tờ séc do mình phát hành. Đó là người
mua, người nhận cung ứng, người trả tiền nói chung.
Ngân hàng chi trả séc (ngân hàng thanh toán – payment bank).
Người thụ hưởng: là người bán, người cung cấp dịch vụ.

80
Người chuyển nhượng séc.
3.3. Điều kiện sử dụng séc
Người sử dụng séc phải là khách hàng của ngân hàng có tiền trên tài khoản mở
tại ngân hàng.
Số tiền ghi trên tờ séc chỉ được phép trong phạm vi số dư tài khoản, trừ trường
hợp được ngân hàng cho vay hoặc được thấu chi (overdraft).
Séc được in theo mẫu. Nếu séc viết sai thì gạch chéo (bỏ, không dùng nhưng
không xé rời khỏi cuống séc) và viết lại tờ khác cho đúng.
Séc được sử dụng để thay thế tiền mặt trong lưu thông nên séc cũng có khả
năng chuyển nhượng trong thời hạn xuất trình séc.
Các nội dung ghi trên tờ séc bằng một loại mực (trừ mực đỏ), không được tẩy
xóa.
3.4. Thời hạn xuất trình
* Thời hạn xuất trình (present time limit): là hạn thời gian mà người thụ hưởng
phải chuyển giao tờ séc cho ngân hàng để nhận tiền. Nếu trễ hạn thì bị từ chối thanh
toán hoặc bị chậm trễ thanh toán. Theo luật séc ban hành theo công ước Geneve, thời
hạn xuất trình là:
Đối với séc lưu thông trong một quốc gia: 8 ngày kể từ ngày ghi séc.
Đối với séc lưu thông giữa các nước cùng châu lục: 20 ngày kể từ ngày ghi séc.
Đối với séc lưu thông giữa các nước khác khu vực: 70 ngày kể từ ngày ghi séc.
Ở Việt Nam: 15 ngày làm việc.
* Thời hạn hiệu lực (effect time limit): là thời gian tờ séc vẫn còn giá trị. Trong
thời gian này, người thụ hưởng có thể được thanh toán với điều kiện phải có xác nhận
lý do trễ hạn. Nếu hết hạn hiệu lực thì tờ séc không còn được thanh toán. Là 1 năm kể
từ ngày phát hành séc, ở Việt Nam là 6 tháng.
3.5. Nội dung của séc
- Tiêu đề
- Tên, địa chỉ của ngân hàng thanh toán
- Số hiệu của séc: được in sẵn
- Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản (nếu có) của người thụ hưởng
- Số tiền: được ghi bằng số và bằng chữ, phải khớp nhau.
- Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người phát hành séc
- Địa điểm và ngày tháng phát hành séc, trong đó ngày và năm được ghi bằng
số, còn tháng ghi bằng chữ.
- Ngày tháng năm và tên ngân hàng bảo chi séc (nếu có).
- Chữ ký, con dấu của người ký phát.

81
- Các đối tượng liên quan khác (người chuyển nhượng, người nhận tiền…)
3.6. Phân loại séc
3.6.1. Căn cứ vào người thụ hưởng (tính chất chuyển nhượng): 3 loại
Séc ký danh (Named check): ghi rõ tên người hưởng lợi, do đó loại séc này
không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu.
Séc vô danh (Bearer check): không ghi tên người thụ hưởng, “Trả cho người
cầm séc”. Ngược lại, loại séc này có thể chuyển nhượng qua hình thức trao tay, không
cần ký hậu.
Séc trả theo lệnh (To order check): không chỉ định người thụ hưởng mà chỉ ghi
trả theo lệnh của người thụ hưởng. Loại séc trả theo lệnh có thể chuyển nhượng được
thông qua thủ tục ký hậu.
3.6.2. Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc:
Séc gạch chéo (crossed cheque): là loại séc mà trên mặt trước của séc có hai
gạch song song. Loại séc này không được rút tiền mặt mà chỉ dùng để thanh toán qua
ngân hàng. Có 2 loại:
▪ Séc gạch chéo thường: giữa hai gạch chéo không ghi tên ngân hàng lĩnh hộ
tiền.
▪ Séc gạch chéo đặc biệt: giữa hai gạch chéo có ghi cụ thể tên ngân hàng thanh
toán.
Séc xác nhận (certified cheque, confirming check): séc bảo chi, là loại séc được
ngân hàng xác nhận đảm bảo việc trả tiền, tránh trường hợp séc phát hành quá số dư
trên tài khoản của người ký séc.
Séc du lịch: (traveller cheque): là loại séc do một ngân hàng phát hành và được
trả tiền tại bất cứ chi nhánh hay đại lý nào của ngân hàng đó. Thời hạn hiệu lực của séc
du lịch là vô thời hạn.
Séc tiền mặt (cash check): người thụ hưởng được thanh toán bằng tiền mặt hoặc
là loại séc dùng để rút tiền mặt ở ngân hàng.
Séc chuyển khoản (transfer check): chỉ được thanh toán bằng chuyển khoản.

4. Thẻ ngân hàng (Bank card)


4.1. Khái niệm
Thẻ thanh toán ngân hàng là một phương tiện thanh toán mà người sở hữu có
thể sử dụng để rút tiền mặt tại các máy, các quầy tự động của ngân hàng; đồng thời có
thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ và
giao dịch với ngân hàng không qua nhân viên ngân hàng.
Các đối tượng liên quan đến thẻ ngân hàng:

82
+ Ngân hàng phát hành thẻ
+ Chủ thẻ
+ Cơ sở tiếp nhận thẻ
+ Ngân hàng đại lý
4.2. Các loại thẻ
4.2.1. Thẻ rút tiền (ATM – Automatic Teller Machine Card)
Chủ thẻ có thể rút tiền có giới hạn ở các máy rút tiền tự động hoặc tại các ngân
hàng và sử dụng các dịch vụ khác do máy ATM cung cấp (kiểm tra số dư, chuyển
khoản...)
4.2.2. Thẻ thanh toán (Payment Card)
Thẻ ghi nợ (Debit card): đặc điểm khi chủ thẻ thanh toán, số tiền đó sẽ được ghi
nợ ngay vào tài khoản của chủ thẻ. Loại này không có hạn mức tín dụng.
Thẻ tín dụng (Credit card): chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng (credit
line) tuần hoàn để mua sắm hàng hóa dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ. Cuối mỗi
tháng ngân hàng sẽ gởi cho chủ thẻ một bảng kê hóa đơn yêu cầu chủ thẻ thanh toán.
Đây là một công cụ cho vay tiêu dùng, lãi suất tín dụng tùy thuộc vào mỗi ngân hàng.
Thẻ thông minh (Smart card): trên thẻ có gắn bộ nhớ đặc biệt, khi thanh toán
máy sẽ khấu trừ ngay vào bộ nhớ của thẻ để giảm số dư hoặc khi gởi tiền máy sẽ ghi
vào bộ nhớ của thẻ để tăng số dư.
Thẻ quốc tế (International card): được dùng để rút tiền, thanh toán trong và
ngoài nước. Vd: Visa card, Master card, American card, Express card, ICB card...
4.3. Những lợi ích của việc sử dụng thẻ
Cùng với sự phát triển của các phương tiện thanh toán hiện đại, thẻ thanh toán
của ngân hàng giờ đây đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nó đem lại nhiều
tiện ích khác nhau cho những người sử dụng.
4.3.1. Đối với chủ thẻ
Thuận tiện cho việc thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiện đại.
Có thể sử dụng thẻ trên phạm vi toàn quốc và quốc tế.
Có thể được ngân hàng cho vay tiền để sử dụng trước, trả sau mà không cần tài
sản thế chấp.
4.3.2. Đối với ngân hàng phát hành thẻ
Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, thu hút thêm khách hàng.
Thu được phí cả hai bên: chủ thẻ và đại lý chấp nhận thẻ.
Tăng khả năng huy động vốn trên tài khoản tiền gửi của chủ thẻ với lãi suất
thấp, mở rộng tín dụng thông qua thấu chi (thẻ tín dụng).

83
4.3.3. Đối với cơ sở chấp nhận thẻ
Thu hút nhiều khách hàng sử dụng thẻ, tạo thuận tiện cho khách hàng trong việc
thanh toán.
4.3.4. Đối với xã hội
Với việc thanh toán bằng hình thức chuyển khoản dựa trên số tiền trong tài
khoản thẻ, lượng tiền thanh toán chỉ di chuyển giữa các ngân hàng với nhau nên nó
giúp làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, do vậy cũng giảm được nhiều chi
phí cho xã hội.
Mọi chủ tài khoản đều phải để lại trên tài khoản của mình một số tiền tối thiểu
để duy trì thẻ, ngoài ra còn có tiền để phục vụ nhu cầu thanh toán của chủ thẻ. Đây là
lượng tiền nhàn rỗi rất hấp dẫn đối với các ngân hàng. Do đó, nhờ vào việc thanh toán
qua thẻ, hệ thống ngân hàng thu hút được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để tài trợ cho
nền kinh tế với lãi suất thấp.
Sử dụng thẻ ngân hàng cũng là một cách thức đem lại nền văn minh lịch sự
trong thanh toán, thể hiện trình độ phát triển của ngành ngân hàng nói riêng và nền
kinh tế nói chung trong hoạt động thanh toán.

5. Giấy chuyển tiền


Giấy chuyển tiền – còn gọi là lệnh chi, giấy chuyển ngân: là lệnh chi của chủ tài
khoản yêu cầu ngân hàng thực hiện việc chi trả tiền cho người khác.
Phân loại:
- Chuyển tiền bằng thư (thư hối: mail transfer – M/T): ngân hàng chuyển tiền
gửi cho ngân hàng nơi nhận chuyển tiền bằng thư qua đường bưu chính.
- Chuyển tiền bằng điện báo (điện hối: telegraphic transfer – T/T): bằng telex
- Chuyển tiền điện tử (electronics transfer – E/T): qua hệ thống vi tính nối mạng

84
Chương 8:
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

Một trong các điều kiện của thanh toán quốc tế là tìm được cách thức thanh
toán hợp đồng sao cho đảm bảo độ tin cậy, chính xác và hiệu quả nhất. Do đó, trong
chương này chúng ta sẽ nghiên cứu về khái niệm, quy trình thực hiện cũng như ưu
nhược điểm của các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế.

Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng
xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của
người nhập khẩu chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng
thương mại và chứng từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng.
1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
1.1. Khái niệm
Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người chuyển
tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ
hưởng ở một địa điểm nhất định.
Các bên tham gia:
- Người chuyển tiền (Remitter, Remittancer): là người mua, người nhập khẩu,
người trả nợ.... Đây là người chủ động trả tiền.
- Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): là ngân hàng phục vụ người chuyển
tiền, ngân hàng của người mua (Buyer’s bank). Nhiệm vụ của ngân hàng chuyển tiền
là kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của lệnh chuyển tiền, nếu đúng thì sẽ thực hiện
- Ngân hàng đại lý (Ngân hàng trả tiền – Paying bank): là ngân hàng phục vụ
cho nguời thụ hưởng (Beneficiary’s bank).
- Người thụ hưởng (Beneficiary): có thể là người bán, người xuất khẩu, chủ
nợ...
1.2. Quy trình chuyển tiền

(1)
Người chuyển tiền Người thụ hưởng
(người nhập khẩu) (người xuất khẩu)

(2) (4)

(3)
Ngân hàng chuyển Ngân hàng đại lý
tiền

85
Chú thích:
(1): người xuất khẩu giao hàng hóa và chuyển bộ chứng từ cho người nhập
khẩu
(2): người nhập khẩu kiểm tra hàng hóa, bộ chứng từ. Nếu thấy phù hợp, lập thủ
tục chuyển tiền
(3): ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý
(4): ngân hàng đại lý thanh toán tiền cho người thụ hưởng
1.3. Phân loại
Trên thực tế, việc chuyển tiền có thể thực hiện theo một trong hai hình thức:
chuyển tiền trả sau và chuyển tiền trả trước.
Chuyển tiền trả sau là hình thức chuyển tiền trả cho người xuất khẩu sau khi
nhận hàng. Điều này thuận lợi cho người nhập khẩu và bất lợi cho người xuất khẩu,
nếu người nhập khẩu gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí trong thanh toán,
làm chậm lệnh chuyển tiền.
Chuyển tiền trả trước: ngược lại với chuyển tiền trả sau, người xuất khẩu nhận
tiền trước khi giao hàng. Điều này tiện lợi cho người xuất khẩu song lại bất lợi cho
người nhập khẩu, vì người nhập khẩu bị ghim giữ vốn lưu động trong khoảng thời gian
dài, nếu hàng hóa kém chất lượng hay người xuất khẩu bị phá sản không còn khả năng
giao hàng..., không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng ngoại thương.
1.4. Ưu, nhược điểm của phương thức chuyển tiền
Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện việc
chuyển tiền và nhận hoa hồng chứ không bị ràng buộc gì cả.
Ưu điểm: thủ tục thanh toán đơn giản, thời gian thanh toán nhanh chóng.
Nhược điểm: việc giao hàng của bên xuất khẩu và trả tiền của bên nhập khẩu
hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của mỗi bên. Vì vậy quyền lợi của
người xuất khẩu khó được đảm bảo nếu sử dụng hình thức chuyển tiền sau. Ngược lại,
quyền lợi của người nhập khẩu khó đảm bảo nếu sử dụng hình thức chuyển tiền trước.
Do vậy, chỉ nên sử dụng phương thức này trong trường hợp hai bên mua bán có
quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hoặc khi trị giá hợp đồng không lớn lắm.

2. Phương thức nhờ thu (Collection of payment)


2.1. Khái niệm
Nhờ thu (ủy thác thu) là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau
khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình
thu hộ tiền từ người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người xuất khẩu
lập ra.

86
Các bên tham gia phương thức nhờ thu:
- Người ủy nhiệm thu (Principal): là bên ủy quyền nhờ thu cho ngân hàng
(người xuất khẩu).
- Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank): là ngân hàng của bên xuất
khẩu: tiếp nhận bộ chứng từ của người xuất khẩu và chuyển đến ngân hàng phục vụ
người nhập khẩu.
- Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): ngân hàng phục vụ người xuất khẩu. Có
thể có quan hệ đại lý với Remitting bank.
- Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): tiếp nhận bộ chứng từ do exporter’s
bank gửi đến, xuất trình chứng từ cho người trả tiền để yêu cầu trả hoặc chấp nhận trả
tiền. Thông thường việc xuất trình và thu hộ do 1 ngân hàng thực hiện.
- Người trả tiền (Drawee): là người sử dụng dịch vụ cung ứng (người nhập
khẩu)
Các văn bản quy định có liên quan đến phương thức nhờ thu: Luật thống nhất
về nhờ thu (Uniform Rules for Collection - URC) do Phòng thương mại quốc tế
(International Chamber of Commerce - ICC) xuất bản năm 1978 – URC 332, sau đó
bổ sung sửa đổi 1995 thành URC 522.
2.2. Các phương thức nhờ thu
2.2.1. Nhờ thu trơn (Clean collection)
a) Khái niệm
Nhờ thu trơn là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu ủy thác cho
ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn
chứng từ hàng hóa thì gửi thẳng cho người nhập khẩu, không gửi cho ngân hàng.
b) Quy trình nhờ thu trơn

Người nhập khẩu (1) Người xuất khẩu

(4) (5) (2) (7)

(3)
Ngân hàng xuất trình Ngân hàng thu hộ
(ngân hàng đại lý)
(6)

Chú thích:
(1): người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu.

87
(2): người xuất khẩu lập hối phiếu (clean bill of exchange) và chỉ thị nhờ thu
nộp vào ngân hàng, ủy nhiệm ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu.
(3): ngân hàng thu hộ chuyển chỉ thị nhờ thu và hối phiếu cho ngân hàng xuất
trình (ngân hàng đại lý) để thông báo cho người nhập khẩu biết.
(4): ngân hàng xuất trình (ngân hàng đại lý) đòi tiền người nhập khẩu hoặc yêu
cầu ký chấp nhận hối phiếu.
(5): người nhập khẩu thanh toán tiền (D/P) hoặc chấp nhận trả tiền (D/A).
(6): ngân hàng xuất trình trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu sang ngân
hàng thu hộ.
(7): ngân hàng thu hộ ghi có và báo có cho người xuất khẩu, hoặc thông báo
việc từ chối trả tiền của người nhập khẩu.
c) Ưu, nhược điểm:
Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán.
Ưu điểm: phương thức nhờ thu trơn có ưu điểm hơn phương thức chuyển tiền ở
chỗ người xuất khẩu có thể chủ động đòi tiền sau khi giao hàng.
Nhược điểm: không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, nếu như vì lý do
nào đó người nhập khẩu đã nhận được hàng mà vẫn từ chối thanh toán. Ở đây, sự trả
tiền và nhận hàng là tách rời, không có sự ràng buộc lẫn nhau.
Phương thức nhờ thu trơn được áp dụng trong các trường hợp:
▪ Đòi tiền dịch vụ đã cung ứng. Vì dịch vụ đã được xác định giá trị và khối
lượng tương đối chặt chẽ nên hai bên khó có thể tranh chấp.
▪ Người mua người bán thuộc cùng một tổng công ty, tập đoàn, hãng…
▪ Hàng hóa là hàng thứ phẩm, phế phẩm… những điều kiện mua bán đã được
thống nhất cao, ít khi có tranh chấp.
▪ Đòi tiền phạt, tiền bồi thường theo phán quyết của cơ quan có thẩm quyền.

2.2.2. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)


a) Khái niệm
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức nhờ thu trong đó, người xuất khẩu ủy
thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà
còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện nếu người nhập khẩu
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người
nhập khẩu nhận hàng.

88
b) Quy trình nhờ thu kèm chứng từ

Người nhập khẩu (1) Người xuất khẩu

(4) (5) (6) (3) (2)


Ngân hàng xuất trình Ngân hàng thu hộ
(ngân hàng đại lý)
(7)

Chú thích:
(1): người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao bộ
chứng từ.
(2): người xuất khẩu gửi chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ hàng hóa đến
ngân hàng thu hộ.
(3): ngân hàng thu hộ chuyển chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ sang
ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu.
(4): ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu đến người nhập khẩu yêu cầu trả tiền
hoặc chấp nhận trả tiền.
(5): người nhập khẩu thanh toán tiền (D/P với trả ngay) hoặc chấp nhận trả tiền
(D/A với trả chậm).
(6): ngân hàng đại lý trao bộ chứng từ để người nhập khẩu nhận hàng.
(7): ngân hàng đại lý trích tài khoản người nhập khẩu sang ngân hàng thu hộ.
(8): ngân hàng thu hộ báo có hoặc thông báo việc từ chối trả tiền cho người
xuất khẩu.
c) Ưu, nhược điểm
Ưu điểm: ngân hàng ngoài đóng vai trò trung gian thanh toán còn thực hiện việc
khống chế bộ chứng từ hàng hóa để buộc người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả
tiền. Do đó quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn.
Nhược điểm:
▪ Người xuất khẩu chỉ đảm bảo được quyền lợi sở hữu hàng hóa của mình chứ
chưa khống chế được việc trả tiền của người nhập khẩu.
▪ Người nhập khẩu có thể sẽ kéo dài việc trả tiền khi thị trường biến động bất
lợi cho họ.

89
3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (D/C: Documentary credit)
3.1. Khái niệm
Thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những phương thức thanh toán phổ
biến và được ưa chuộng vì độ tin cậy cao hiện nay. Nội dung phương thức này được
thực hiện theo bản “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform
customs and practice for documentary credits) do ICC phát hành.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó
một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng
(người xin mở thư tín dụng) cam kết hoặc cho phép ngân hàng khác chi trả cho người
hưởng lợi khi những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng được thực
hiện đúng và đầy đủ.
Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C): là văn bản pháp lý trong đó một ngân
hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số
tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định đã
nêu trong văn bản đó.
Các văn bản tham chiếu cho phương thức tín dụng chứng từ: ICC đã ban hành
“Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - Uniforms Customs and
Practice fos Documentary Credits – UCP lần đầu 1931, đến nay đã qua 6 lần sửa đổi.
Hiện nay có UCP 500 và UCP 600, các văn bản này chỉ mang tính hướng dẫn, không
bắt buộc; nếu đã đồng ý sử dụng thì bắt buộc phải dẫn chiếu các chương, mục, điều
khoản đã ghi trong văn bản.
3.2. Các bên tham gia
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có những chủ thể cơ bản tham gia
như sau:
- Người xin mở L/C (Applicant): là người mua, người nhập khẩu
- Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán, người xuất khẩu
- Ngân hàng mở L/C (The issuing bank): là ngân hàng phục vụ người nhập
khẩu, cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu
- Ngân hàng thông báo L/C (The advising bank): là ngân hàng phục vụ người
xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết L/C đã mở. Ngân hàng này thường ở
nước người xuất khẩu và có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại lý của ngân hàng mở
L/C.
Ngoài ra, trong phương thức này có thể có một số ngân hàng khác cũng tham
gia như:
 Ngân hàng xác nhận (The confirming bank): là ngân hàng bảo đảm việc trả
tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả

90
năng thanh toán. Đây thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng
quốc tế.
 Ngân hàng thanh toán (The paying bank): là ngân hàng được ngân hàng mở
thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán trả tiền hoặc chiết khấu hối phiếu cho
người xuất khẩu.
 Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank): là ngân hàng đứng ra
thương lượng bộ chứng từ và thường là ngân hàng thông báo.
 Và một số ngân hàng khác như: Ngân hàng chuyển nhượng (The transfering
bank), ngân hàng chỉ định (The nominated bank), ngân hàng hoàn trả (The
reimbursing bank), ngân hàng đòi tiền (The claiming bank), ngân hàng chấp nhận (The
accepting bank), ngân hàng chuyển chứng từ (The remitting bank). Các ngân hàng này
đều có trách nhiệm cụ thể trong phương thức L/C.
3.3. Chức năng và đặc điểm của thư tín dụng chứng từ
a, Các chức năng cơ bản của L/C:
 Chức năng thanh toán: bộ chứng từ xuất trình đòi tiền theo L/C thông thường
là những chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa, chứng minh việc người bán hàng
đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng đã ký với người mua, là cơ sở để ngân
hàng thực hiện thanh toán.
 Chức năng tín dụng: thư tín dụng là văn bản thể hiện loại tín dụng do ngân
hàng cung cấp cho người nhập khẩu và là sự cam kết của ngân hàng với nhà xuất khẩu.
Trong nghiệp vụ này từ “tín dụng” được hiểu theo nghĩa rộng là “tín nhiệm” chứ
không hẳn là khoản tiền vay theo nghĩa thông thường. Ví dụ như khi nhà nhập khẩu
yêu cầu mở thư tín dụng, ngân hàng chỉ chấp nhận nếu khách hàng ký quỹ 100% giá
trị của thư. Ngân hàng trong trường hợp này không cung cấp cho nhà nhập khẩu một
khoản tín dụng nào.
 Chức năng đảm bảo thanh toán: tín dụng chứng từ là sự cam kết độc lập của
ngân hàng mở L/C đối với nhà xuất khẩu. Trong đó, ngân hàng mở L/C đảm bảo nghĩa
vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu ngay khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp mà không
phụ thuộc vào ý muốn hay khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. Mặt khác, thông
qua phương thức thanh toán này, quyền lợi của nhà nhập khẩu cũng được bảo vệ vì
ngân hàng mở L/C đóng vai trò trung gian kiểm soát chứng từ liên quan đến hợp đồng
thương mại và L/C.
b, Một số đặc điểm của L/C:
Ngân hàng và các bên tham gia chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không dựa
trên hàng hóa hoặc dịch vụ.
L/C phải chỉ rõ là hủy ngang hay không hủy ngang. Nếu không chỉ rõ thì được
coi là L/C không hủy ngang.
Chứng từ được coi là không phù hợp nếu như chứng từ mâu thuẫn với các điều

91
khoản quy định trong L/C hoặc các chứng từ mâu thuẫn với nhau.
Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từ, ngân hàng mở L/C
phải kiểm tra và xác định chứng từ có phù hợp hay không. Nếu quá thời hạn này, ngân
hàng không có quyền thông báo sai sót.
Nếu ngân hàng quyết định từ chối chứng từ, ngân hàng phải thông báo bằng
phương tiện truyền thông trước lúc đóng cửa ngày làm việc thứ bảy.
Ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không quy định trong
L/C.
Ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do truyền tin, lỗi chính tả
phát sinh trong quá trình chuyển giao hoặc truyền tin.
3.4. Nội dung phương thức tín dụng chứng từ

(1)
Người nhập khẩu Người xuất khẩu

(5)
(2) (10) (11) (4) (6) (9)
(3)
Ngân hàng mở L/C (7) Ngân hàng thông báo
(8) L/C

Chú thích:
(1): người xuất khẩu và người nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại
(2): người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C mở L/C cho người
xuất khẩu thụ hưởng
(3): ngân hàng mở L/C chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người
nhập khẩu
(4): ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã
mở
(5): dựa vào nội dung L/C, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu
(6): người xuất khẩu lập bộ chứng từ gửi vào ngân hàng thông báo để được
thanh toán
(7): ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán để ngân hàng mở L/C
xem xét trả tiền
(8): ngân hàng mở L/C trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo nếu thấy
chứng từ phù hợp
(9): ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người xuất khẩu
(10): ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người nhập khẩu

92
(11): người nhập khẩu chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ
để người nhập khẩu nhận hàng
3.5. Một số loại thư tín dụng đặc biệt
a, Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C):
L/C có thể hủy ngang (Revocable letter of credit): là loại L/C mà ngân hàng mở
L/C và tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà
không cần báo trước cho người hưởng lợi.
Loại L/C này ít được sử dụng. Nó chứa đựng rủi ro đối với người bán vì việc
sửa đổi hoặc hủy thư tín dụng có thể xảy ra khi hàng hóa đang trên đường vận chuyển
hoặc trước khi việc thanh toán được thực hiện. Đây chỉ là lời hứa trả tiền chứ không
phải là sự cam kết. Ngược lại thư tín dụng hủy ngang tạo cho người mua sự chủ động
tối đa vì nó có thể được sửa đổi hoặc hủy bỏ mà không cần thông báo cho người bán.
Vì vậy, L/C có thể hủy ngang chỉ được sử dụng trong trường hợp việc giao
hàng được thực hiện giữa công ty mẹ và công ty con, hoặc giữa người mua và người
bán có quan hệ tín dụng rất tốt.
b, Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C):
L/C không thể hủy ngang (Irrevocable letter of credit): là loại L/C mà ngân
hàng phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người xuất khẩu trong thời gian hiệu
lực của L/C, không có quyền đơn phương tự ý sửa đổi hay hủy bỏ L/C đó nếu chưa có
sự thỏa thuận của các bên tham gia.
Loại L/C này đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu và đang được sử dụng
phổ biến hiện nay.
c, Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C):
Thư tín dụng xác nhận (Confirming L/C): là loại L/C không hủy ngang và được
một ngân hàng khác ngoài ngân hàng phát hành L/C xác nhận. Ngân hàng này có uy
tín hơn nên sẽ đứng ra đảm bảo việc trả tiền nếu ngân hàng mở L/C bị mất khả năng
chi trả hoặc phá sản.
Nguyên nhân của loại hình này có thể là do người hưởng lợi nghi ngờ khả năng
thanh toán và uy tín của ngân hàng mở L/C, hoặc giá trị của L/C tương đối lớn, hoặc
họ lo lắng về tình hình chính trị và khả năng an toàn của nước người nhập khẩu.
Khi ngân hàng xác nhận đã thanh toán cho người hưởng lợi theo đúng quy định
của L/C, nó có quyền truy đòi lại số tiền đã thanh toán từ ngân hàng mở L/C.
Để đảm bảo an toàn, ngân hàng xác nhận yêu cầu ngân hàng mở L/C phải ký
quỹ trước và phải trả phí. Phí xác nhận L/C thường được tính trên cơ sở xác định mức
rủi ro cao nhất có thể xảy ra. Mức phí này căn cứ vào độ rủi ro tại nước của ngân hàng
mở L/C, thời hạn hiệu lực của L/C, mức xếp hạng của ngân hàng mở L/C, uy tín trong
giao dịch với ngân hàng mở L/C, hạn mức tín dụng cho phép.

93
Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi của mình, ngân hàng mở L/C sẽ thỏa thuận
với khách hàng để chọn ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu làm ngân
hàng xác nhận, tránh những rủi ro về vốn ký quỹ tại ngân hàng xác nhận. Với L/C này,
người hưởng lợi được đảm bảo chắc chắn của ngân hàng xác nhận cộng thêm sự cam
kết của ngân hàng mở L/C. Do đó người hưởng lợi sẽ được ngân hàng xác nhận thanh
toán miễn truy đòi nếu họ xuất trình chứng từ phù hợp, ngay cả trong trường hợp ngân
hàng mở L/C không thanh toán được. Hơn nữa, người thụ hưởng còn tránh được rủi ro
về ngoại hối (như chính sách hạn chế chuyển đổi ngoại tệ của nước nhập khẩu) hay rủi
ro quốc gia của ngân hàng mở L/C.
d, Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được truy đòi lại tiền (Irrevocable
without recourse L/C):
Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được truy đòi lại tiền: là loại L/C
không thể hủy bỏ, trong đó quy định ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho
người xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền trong bất kỳ trường hợp nào.
Khi ký phát hối phiếu, người xuất khẩu phải ghi câu “without recourse to drawers”
(không được truy đòi lại tiền người ký phát).
e, Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C):
Thư tín dụng tuần hòa: là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định rằng sau
khi sử dụng xong hoặc L/C hết hạn hiệu lực thì sẽ tự động có giá trị như cũ mà không
cần mở L/C mới và tuần hoàn như vậy đến khi nào hoàn tất giá trị hợp đồng. Loại L/C
tuần hoàn này được áp dụng trong trường hợp hai bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan
hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán (số lượng, chủng loại hàng) không thay đổi
trong thời gian dài.
Khi áp dụng L/C tuần hoàn, người nhập khẩu có lợi ở hai điểm đó là không bị
đọng vốn và giảm được phí tổn do mở L/C.
L/C tuần hoàn có thể khống chế việc thực hiện tuần hoàn theo hai cách:
Theo thời gian: khống chế thời hạn hiệu lực của L/C trong mỗi lần tuần hoàn và
tổng giá trị L/C. Theo cách này có thể là L/C tích lũy hoặc không tích lũy. L/C tuần
hoàn tích lũy cho phép cộng dồn số tiền của L/C trước vào L/C sau nếu các L/C trước
chưa sử dụng hết. L/C tuần hoàn không tích lũy không cho phép cộng dồn số tiền của
L/C trước để tăng giá trị của L/C sau nếu L/C trước chưa sử dụng hết.
Theo giá trị: L/C tuần hoàn theo giá trị là L/C được phép khôi phục lại giá trị
ngay khi giá trị cũ đã được sử dụng. Loại L/C này ít được sử dụng vì nó tạo ra một
cam kết vô hạn của ngân hàng phát hành. Do đó, thông thường khi phát sinh nhu cầu
thanh toán L/C tuần hoàn, các ngân hàng thường phát hành L/C khống chế theo thời
gian hoặc vừa khống chế số tiền vừa khống chế theo thời gian.
Có ba cách tuần hoàn:

94
Tuần hoàn tự động: nghĩa là L/C tiếp sau tự động có giá trị, không cần sự thông
báo của ngân hàng mở L/C.
Tuần hoàn không tự động: chỉ khi nào ngân hàng mở L/C thông báo cho người
bán thì L/C mới có giá trị hiệu lực.
Tuần hoàn bán tự động: sau vài ngày kể từ ngày L/C cũ hết hạn hiệu lực hoặc
đã sử dụng hết mà không có ý kiến gì của ngân hàng mở L/C thì L/C kế tiếp có giá trị
hiệu lực.
Rủi ro trong thanh toán L/C tuần hoàn là với khoảng thời gian dài như vậy thì
tình hình tài chính của người nhập khẩu có thể xấu đi hoặc do những biến động trên thị
trường tiêu thụ, hàng hóa bị ứ đọng mà người nhập khẩu vẫn phải tiếp tục nhập hàng
về, không hủy bỏ L/C được. Tất cả những rủi ro đó của nhà nhập khẩu sẽ dẫn đến rủi
ro cho ngân hàng mở L/C. Vì vậy, loại L/C này chỉ được sử dụng trong việc mua bán
những hàng hóa với số lượng đều đặn và nhiều lần trong năm. Để giảm bớt rủi ro cho
mình, ngân hàng mở L/C nên chỉ định L/C tuần hoàn bán tự động hoặc không tự động.
f, Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C):
Thư tín dụng chuyển nhượng: là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó người
hưởng lợi đầu tiên có thể yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển nhượng toàn bộ
hoặc một phần giá trị L/C gốc cho một hoặc nhiều người hưởng lợi thứ hai. Việc
chuyển nhượng chỉ được phép tiến hành một lần, nghĩa là người hưởng lợi thứ hai
không được chuyển nhượng cho người hưởng lợi thứ ba, thứ tư… Các bên tham gia
trong phương thức L/C chuyển nhượng gồm:
 Nhà nhập khẩu
 Ngân hàng mở L/C
 Nhà xuất khẩu (người hưởng lợi thứ nhất)
 Ngân hàng thông báo/ chuyển nhượng L/C
 Người cung cấp (người hưởng lợi thứ hai)
Mục đích của loại L/C này nhằm giúp cho nhà xuất khẩu (thực chất là đối tác
trung gian) tiến hành dịch vụ xuất khẩu mà không cần đến vốn của mình. Trong L/C
chuyển nhượng, người hưởng lợi thứ nhất không tự cung cấp hàng hóa được mà chỉ là
trung gian môi giới giữa người cung cấp hàng hóa và người mua cuối cùng. L/C này
thường được sử dụng khi mua hàng qua các đại lý, mua hàng qua trung gian, hàng do
các công ty con, chi nhánh giao nhưng công ty mẹ là người hưởng lợi.
Người hưởng lợi thứ hai là người chịu nhiều rủi ro hơn cả vì họ chỉ nhận được
tiền khi người hưởng lợi thứ nhất được thanh toán. Do vậy, họ gánh chịu rủi ro không
những về phía người mua và ngân hàng mở L/C mà cả về người hưởng lợi thứ nhất và
ngân hàng chuyển nhượng.

95
Trong trường hợp người hưởng lợi thứ hai không giao hàng hoặc giao hàng
không đúng hoặc bộ chứng từ không hoàn hảo thì người hưởng lợi thứ nhất phải chịu
trách nhiệm đối với người nhập khẩu theo hợp đồng đã ký. Chi phí chuyển nhượng do
người xuất khẩu trả.
Để thực hiện tốt nghiệp vụ thư tín dụng chuyển nhượng, trong điều 38 của UCP
600 đã quy định khá đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia.
Với vai trò của ngân hàng chuyển nhượng, ngân hàng cần lưu ý các nghĩa vụ và
quyền lợi của việc chuyển nhượng như sau:
 Khi được người hưởng lợi thứ nhất yêu cầu chuyển nhượng, ngân hàng có
quyền chấp nhận hoặc từ chối.
 Ngân hàng không chịu trách nhiệm gì về hệ quả phát sinh do hành động
chuyển nhượng của mình vì đơn giản nó chỉ là ngân hàng được chỉ định. Ngân hàng
này không bị ràng buộc về việc thanh toán, chấp nhận hay chiết khấu chứng từ của
người hưởng lợi thứ hai.
 Ngân hàng phải kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng trước khi chuyển
nhượng, đảm bảo không có điều gì là bất hợp lý.
g, Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C):
Khi người hưởng lợi nhận được một L/C gốc không chuyển nhượng được song
họ không thể tự mình cung cấp hàng hóa, họ có thể thỏa thuận với ngân hàng của mình
phát hành một L/C thứ hai (L/C giáp lưng) với nội dung tương tự cho người cung cấp.
Như vậy điều khác biệt cơ bản và quan trọng nhất so với L/C chuyển nhượng là
L/C gốc và L/C giáp lưng hoàn toàn độc lập nhau. Ngân hàng mở L/C giáp lưng hoàn
toàn chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ hợp lệ của L/C giáp lưng, hay nói cách
khác nghĩa vụ của hai ngân hàng mở L/C gốc và L/C giáp lưng hoàn toàn độc lập với
nhau. Vì vậy, người cung cấp hàng hóa (người hưởng lợi trong L/C giáp lưng) có thể
yên tâm về mặt thanh toán.
Về nguyên tắc, L/C gốc sẽ là vật thế chấp hoặc sự đảm bảo cho việc thanh toán
L/C giáp lưng, song việc thanh toán cho nhà cung cấp sẽ được thực hiện trước khi
ngân hàng phát hành L/C giáp lưng nhận được thanh toán từ L/C gốc. Đây cũng là một
rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C giáp lưng nếu ngân hàng mở L/C gốc từ chối
thanh toán.
Để đảm bảo an toàn cho mình, ngân hàng phát hành L/C giáp lưng phải kiểm
tra chặt chẽ chứng từ của L/C giáp lưng, phối hợp với khách hàng để hoàn thiện các
chứng từ thanh toán L/C gốc hoặc phải thực hiện ký quỹ và thế chấp đối với người
hưởng lợi thứ nhất.
h, Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause L/C):
Thư tín dụng có điều khoản đỏ: là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt,
trong đó người mở thư tín dụng cho phép người xuất khẩu được quyền ứng trước một

96
số tiền nhất định trước khi giao hàng. Thông thường số tiền ứng trước tính theo tỷ lệ
phần trăm so với giá trị L/C và phải xuất trình chứng từ tại ngân hàng mà họ đã nhận
tiền ứng trước, đồng thời phải bồi hoàn lại số tiền này nếu không xuất trình đủ chứng
từ hợp lệ trong thời gian quy định.
Ví dụ: “Người xuất khẩu được ứng trước 50% giá trị của L/C, bằng cách xuất trình hối
phiếu kèm theo cam kết các chứng từ giao hàng sẽ được xuất trình qua ngân hàng chiết
khấu trong thời hạn hiệu lực cho phép”.
Rủi ro trong thanh toán L/C có điều khoản đỏ là tiền ứng trước có thể bị sử
dụng không đúng mục đích, chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình có thể không phù
hợp hoặc người xuất khẩu không hoàn thành việc sản xuất hàng hóa cũng như không
hoàn lại được tiền ứng trước cho ngân hàng.
Để tăng thêm độ an toàn cho khoản tiền ứng trước, các bên có thể thỏa thuận về
việc mở một L/C có điều khoản đỏ có bảo đảm, còn gọi là tín dụng điều khoản xanh.
Nghĩa là bên cạnh các chứng từ như trên, người hưởng lợi còn phải xuất trình thêm thư
bảo lãnh của một ngân hàng hoặc giấy nhập kho chứng minh việc hàng tập kết chuẩn
bị giao cho người mua. Điều khoản ứng trước này phải được người yêu cầu mở L/C
quy định cụ thể và chịu trách nhiệm đối với ngân hàng mở L/C về điều khoản đó.
i, Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C):
Để đảm bảo quyền lợi cho người nhập khẩu trong trường hợp người xuất khẩu
không giao hàng theo đúng hợp đồng, người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu mở
một thư tín dụng dự phòng, trong đó quy định rằng nếu người xuất khẩu không thực
hiện hợp đồng, ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại
cho người nhập khẩu.
Khoản tiền này bao gồm: tiền đặt cọc, tiền ứng trước, mọi khoản liên quan đến
mở một thư tín dụng thương mại và những chi phí khác cùng những thiệt hại mà người
nhập khẩu phải gánh chịu do không được cung cấp hàng.
Thư tín dụng thương mại và thư tín dụng dự phòng khác nhau ở các điểm chính
sau:
- Trong thư tín dụng thương mại yêu cầu bộ chứng từ xuất trình để thanh toán
phải chứng minh việc người hưởng lợi đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
- Trong thư tín dụng dự phòng việc xuất trình chứng từ nhằm mục đích chứng
minh việc người yêu cầu mở thư tín dụng không thực hiện cam kết trong hợp đồng.
Khi đó ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng phải thanh toán ngay số tiền mở L/C cho
người thụ hưởng.

3.6. Những lợi ích và bất lợi trong phương thức tín dụng chứng từ
3.6.1. Đối với nhà nhập khẩu

97
Lợi ích: chắc chắn nhà xuất khẩu phải đáp ứng các quy định của L/C, người
mua chỉ phải thanh toán khi nhận được bộ chứng từ phù hợp để đi nhận hàng. Người
mua được sự trợ giúp của ngân hàng trong việc bảo đảm các điều kiện của L/C được
tuân thủ, được ngân hàng tài trợ về vốn.
Bất lợi: ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ nên buộc phải thanh toán
bất kể hàng hóa tốt hay xấu. Rủi ro thuộc về phía người mua. Nếu người bán cố ý lập
các chứng từ hàng hóa giả tạo, người mua sẽ gánh chịu những thiệt hại do lừa đảo từ
phía người bán.
3.6.2. Đối với nhà xuất khẩu
Lợi ích: được đảm bảo thanh toán khi tuân thủ các điều khoản và điều kiện của
L/C và được nhận thanh toán nhanh nhất. Được ngân hàng giúp đỡ và tư vấn, giảm
thiểu được các rủi ro. Ngoài ra người bán có thể sử dụng L/C như là một phương thức
tài trợ cho xuất khẩu như: chiết khấu bộ chứng từ, bán bộ chứng từ cho ngân hàng hay
vay vốn ngân hàng bằng cách thế chấp bộ chứng từ…
Bất lợi: đôi khi không đáp ứng được các quy định của L/C nên việc thanh toán
có thể bị trì hoãn, thậm chí bị từ chối thanh toán.
3.6.3. Đối với ngân hàng
Lợi ích: khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng cũng thu được lợi ích khá lớn
từ các khoản thu phí dịch vụ, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, bảo lãnh quốc tế kinh
doanh ngoại tệ…
Bất lợi: bị ràng buộc bởi trách nhiệm của mình đối với người mua và người bán
với tư cách là một thành viên tham gia vào phương thức thanh toán.
Tóm lại, chúng ta thấy phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều ưu
việt hơn cả, bởi vì phương thức này đã dung hòa, cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ
của các bên tham gia. Nghĩa vụ và trách nhiệm được đan xen, ràng buộc lẫn nhau tạo
nên một sự đảm bảo chắc chắn hơn cả cho việc thanh toán tiền hàng, nâng cao quyền
bình đẳng trong quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán. Hơn nữa, trong
phương thức này, các ngân hàng tham gia không chỉ đơn thuần là trung gian thanh
toán mà chính là những thành viên thực sự, bên xuất khẩu được ngân hàng đứng ra
cam kết trả tiền, còn bên nhập khẩu được ngân hàng đứng ra kiểm tra, xem xét bộ
chứng từ. Vì vậy đôi khi ngân hàng cũng phải chịu rủi ro trong quá trình thực hiện
nghiệp vụ này.
Với tất cả những ưu nhược điểm đó, đây vẫn là phương thức được sử dụng
nhiều nhất trong thanh toán quốc tế.

4. Phương thức ghi sổ


4.1. Khái niệm

98
Là phương thức thanh toán trong đó người bán xin mở một tài khoản (hoặc sổ)
để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung ứng
dịch vụ, và việc thanh toán được thực hiện định kỳ (hàng tháng, quý, bán niên…).
4.2. Đặc điểm
Phương thức này không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người
mở tài khoản và thực thi thanh toán.
Trong phương thức ghi sổ, chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song
biên.
Nếu người mua mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi,
không có giá trị thanh quyết toán.
Chỉ có 2 bên tham gia thanh toán là người mua và người bán.
Do đó, phương thức này chứa đựng nhiều rủi ro. Nó chỉ áp dụng trong thanh
toán giữa 2 đơn vị có quan hệ mua bán thường xuyên và tin cậy lẫn nhau.

99
Chương 9:
BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

Trong thanh toán quốc tế, bộ chứng từ có vai trò rất quan trọng. Nó là cơ sở để
các nhà xuất khẩu có thể xuất hàng hóa ra nước ngoài, còn các nhà nhập khẩu có thể
nhập hàng hóa vào trong nước. Bộ chứng từ thanh toán quốc tế gồm những loại gì,
nội dung, tác dụng… của từng loại ra sao. Tất cả những điều đó sẽ được nghiên cứu
này.

1. Tác dụng của bộ chứng từ


Phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại quốc tế là
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Chứng từ là cơ sở đảm bảo cho hợp đồng thanh toán quốc tế diễn ra suôn sẻ. Đó
là công cụ để người bán chứng minh nó đã thay thế nghĩa vụ trả tiền của người mua.
Đồng thời, nó cũng xác nhận quyền sở hữu giấy tờ cần thiết đảm bảo cho hợp đồng
nhập khẩu diễn ra thuận lợi. Thêm vào đó, các thông tin từ bộ chứng từ cho biết hàng
đã được gửi đi và đến nơi an toàn. Ngoài ra, chứng từ là cơ sở để người nhập khẩu đối
chiếu số lượng và chất lượng hàng hóa đã nhập với những thỏa thuận trong hợp đồng
ngoại thương.
Bộ chứng từ gồm một số chứng từ chính như: hóa đơn thương mại, chứng từ
vận tải, chứng từ bảo hiểm, giấy chứng nhận hàng hóa…

2. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)


Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản trong các chứng từ hàng hóa. Hóa đơn
do người bán lập xuất trình cho người mua sau khi gởi hàng, yêu cầu người mua trả
tiền theo tổng số hàng ghi trên hóa đơn.
Trong hoạt động thanh toán quốc tế, hóa đơn thương mại có những tác dụng
sau:
+ Hóa đơn đóng vai trò trung tâm của bộ chứng từ trong thanh toán. Thông qua
hóa đơn, người trả tiền có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong hối phiếu hoặc thay thế cho
hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền (trường hợp không dùng hối phiếu để
thanh toán).
+ Làm cơ sở cho việc giám sát và tính thuế trong khai báo hải quan.
+ Cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa, thuận lợi cho việc thống kê, đối chiếu
với hợp đồng ngoại thương.
+ Thông báo cho người mua về kết quả giao hàng.

100
Trên một hóa đơn thương mại có những nội dung sau:
▪ Ngày tháng lập hóa đơn
▪ Tên, địa chỉ người mua, người bán. Tên người mua phải ghi đúng với người
đã ký kết hợp đồng với mình hoặc tên người mua đã quy định trong L/C.
▪ Tên hàng, dịch vụ mua bán: phải được mô tả chi tiết và chính xác như trong
hợp đồng hoặc L/C.
▪ Số lượng, trọng lượng hàng: phải phù hợp với số lượng, trọng lượng trong vận
đơn.
▪ Giá đơn vị, tổng giá trị... Cần ghi rõ giá FOB, CIF, C and F… Tổng trị giá
trên hóa đơn không vượt giá trị của L/C kể cả phần được phép dung sai, nếu quá thì
người bán và người mua phải thỏa thuận cách thức thanh toán phần đó.
▪ Ngoài ra, trên hóa đơn có thể có các thông tin về số lượng kiện hàng, bao bì,
ký mã hiệu, trọng lượng tinh, tổng trọng lượng, số và ngày ký hợp đồng mua bán có
liên quan, ngày gởi hàng, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán…

3. Chứng từ vận tải (Bill of transport)


Chứng từ vận tải còn gọi là vận đơn, vận tải đơn (transport receipt): bằng chứng
về sự vận chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua.
3.1. Vận đơn đường biển (Marine/ Ocean Bill of lading – B/L)
Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa trên biển do người vận
tải cấp cho người gởi hàng.
Vận đơn đường biển có những tác dụng sau:
+ Làm căn cứ khai báo hải quan hoặc thủ tục xuất nhập khẩu
+ Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán
gửi cho người mua hoặc ngân hàng để thanh toán
+ Làm chứng từ cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa
+ Làm căn cứ xác định hàng đã gửi
Nội dung của một tờ vận đơn đường biển bao gồm:
- Tên tàu, tên người vận tải, người gửi hàng
- Cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng
- Tên người nhận hàng
- Tên, ký hiệu mã hàng
- Số lượng, trọng lượng hàng
- Cước phí vận tải, điều kiện thanh toán...
Vận đơn đường biển có nhiều loại. Trong thực tế có thể tiến hành phân loại vận

101
đơn đường biển theo cách chuyển nhượng sở hữu hàng hóa, theo những ghi chú trên
vận đơn, theo sự chuyên chở, theo thời gian cấp vận đơn và thời gian bốc xếp, theo
những ghi chú trên vận đơn.
Theo cách chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa, vận đơn gồm bốn loại:
▪ Vận đơn đích danh (straight bill of lading): ghi rõ tên người nhận hàng
▪ Vận đơn theo lệnh (order bill of lading): gồm: giao hàng theo lệnh người nhận
hàng (to order of consignee), giao hàng theo lệnh của người gửi hàng (to order of
shipper), giao hàng theo lệnh của ngân hàng và phải ghi rõ tên ngân hàng (to order of
name’s bank). Chủ hàng ghi “theo lệnh” (to order) người thứ hai, người thứ hai có thể
ký chuyển cho người thứ ba, thứ tư… cho đến khi chỉ đích danh người nhận hàng.
▪ Vận đơn xuất trình (bearer bill of lading): không ghi tên người nhận hàng.
Hàng hóa sẽ được giao cho người nào xuất trình vận đơn.
▪ Vận đơn đường biển không lưu thông (non-negotiable sea way bill): không
được chuyển nhượng.
Theo những ghi chú trên vận đơn, vận đơn đường biển gồm hai loại:
~ Vận đơn hoàn hảo (Clean bill of lading): không có ghi chú xấu về tình trạng
của hàng hóa, bao bì. Loại vận đơn này được bên mua, hoặc ngân hàng mở L/C chấp
nhận thanh toán.
~ Vận đơn không hoàn hảo (Unclean bill of lading): có ghi chú bất thường về
tình trạng hàng hóa, bao bì (hàng bị ẩm mốc, bể, móp méo, thùng bị vỡ, đọng nước…).
Loại vận đơn này sẽ bị người mua, hoặc ngân hàng của người mua từ chối thanh toán.
Theo sự chuyên chở, có hai loại vận đơn đường biển:
• Vận đơn chở suốt (Through bill of lading), vận đơn chuyển tải (transhipment
B/L): dùng trong trường hợp chuyên chở hàng từ cảng xếp đến cảng dỡ phải chuyển
tải qua nhiều tàu khác, người vận tải đầu tiên phải ký phát một vận đơn đại diện cho tất
cả chuyến đi đó.
• Vận đơn đi thẳng (Direct bill of lading): khi hàng hóa trên một tàu đi thẳng từ
cảng xếp đến cảng dỡ mà không qua phương tiện nào khác.
Theo thời gian cấp vận đơn và thời gian bốc xếp, có 2 loại vận đơn:
▪ Vận đơn xếp hàng (Shipped on board bill of lading): vận đơn được cấp sau khi
hàng hóa đã được xếp xuống tàu nào đó. Loại vận đơn này chỉ được ngân hàng chấp
nhận nếu có đóng dấu “on board” hoặc “shipped on board” của chủ tàu hoặc thuyền
trưởng.
▪ Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment bill of lading): vận đơn
được cấp khi nhận hàng chưa xếp xuống tàu. Trong thực tế, khi gửi hàng, lúc đầu
người gửi hàng sẽ nhận “vận đơn nhận hàng để xếp” và sau khi xếp xong thì đổi lấy
“vận đơn xếp hàng”. Ngân hàng chỉ chấp nhận thanh toán khi đã đổi được vận đơn xếp

102
hàng.
Ngoài ra, còn có một số loại vận đơn sau:
~ Vận đơn liên hợp (Combined transport bill of lading): theo điều 26 UCP còn
được gọi là chứng từ vận tải đa phương thức (multimodel transport document) hay là
vận đơn chuyển tải trong trường hợp kết hợp hai hay nhiều phương thức vận tải khác
nhau từ chỗ nhận hàng đến chỗ giao hàng.
~ Vận đơn rút gọn (Short bill of lading), còn gọi là vận đơn đơn giản: không ghi
đầy đủ các chi tiết các điều khoản, chỉ bao gồm các điều khoản chung, nhưng vận đơn
này vẫn có giá trị.
~ Vận đơn đến chậm (Stale bill of lading): vận đơn đến chậm so với hàng hóa.
~ Vận đơn hợp đồng thuê tàu (Charter party bill of lading): được sử dụng trong
trường hợp thuê tàu chuyến, được lập trên cơ sở các điều khoản hợp đồng thuê tàu.
Vận đơn này được xem như biên lai nhận hàng, nên khi xuất trình thường bị ngân hàng
từ chối trừ khi có quy định vụ thể trong L/C.
~ Vận đơn bên thứ ba (Third party bill of lading): là vận đơn được lập mà người
hưởng lợi L/C không phải là người gửi hàng mà là người thứ ba do người hưởng lợi
chỉ định. Loại này được sử dụng trong mua bán trung gian.
3.2. Các chứng từ vận tải khác
Chứng từ vận tải hàng không (Air transport document), còn gọi là vận đơn hàng
không (Airway bill): là chứng từ vận tải xác nhận việc chuyên chở hàng hóa bằng
đường hàng không do hãng hàng không phát hành.
Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt hay đường thuỷ nội địa (Road, Rail or
Inland waterway transport document).
Biên lai bưu điện và biên nhận chuyển hàng (Courier and post receipts)

4. Chứng từ bảo hiểm (Insurance document)


Chứng từ bảo hiểm: là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo
hiểm.
Chứng từ bảo hiểm đem lại nhiều tác dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế,
đó là:
+ Xác nhận đã ký kết một hợp đồng bảo hiểm
+ Xác nhận việc trả phí bảo hiểm
+ Là chứng từ cần thiết để khiếu nại hãng bảo hiểm và để nhận tiền bồi thường
Chứng từ bảo hiểm gồm hai loại: Bảo hiểm đơn (Insurance policy), Giấy chứng
nhận bảo hiểm (Insurance certificate).

103
5. Giấy chứng nhận hàng hóa
5.1. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin – C/O)
Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do phòng thương mại của nước xuất nhập
khẩu cấp cho chủ hàng, xác nhận nơi sản xuất hoặc nguồn gốc xuất phát của hàng hóa.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ làm căn cứ tính thuế cho hải quan.
Nội dung của một giấy chứng nhận xuất xứ gồm có:
+ Tên, địa chỉ người mua, người bán
+ Tên hàng, số lượng, trọng lượng hàng
+ Ký mã hiệu hàng
+ Lời khai của chủ hàng và xác nhận của phòng thương mại về nơi sản xuất
hàng...
5.2. Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
Phiếu đóng gói hàng hóa là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại
hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định, do người xuất khẩu lập ra khi đóng
gói hàng hóa.
Phiếu đóng gói hành hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra hàng hóa
trong mỗi kiện hàng.
Trên phiếu đóng gói hàng hóa phải đảm bảo các nội dung sau:
+ Tên người bán, tên hàng, tên người mua
+ Số hiệu hóa đơn
+ Số thứ tự kiện hàng
+ Số lượng hàng trong kiện
+ Trọng lượng hàng, thể tích hàng...
+ Ngoài ra có thể có: tên xí nghiệp sản xuất, người đóng gói, người kiểm tra kỹ
thuật.
Để thuận tiện cho quá trình kiểm tra, phiếu được lập thành ba bản:
▪ 1 bản để trong kiện hàng
▪ 1 bản được tập hợp cùng với các phiếu đóng gói của kiện hàng khác thành một
bộ đầy đủ và xếp trong kiện thứ nhất của lô hàng
▪ 1 bản được tập hợp thành một bộ khác các phiếu đóng gói của lô hàng và gửi
đến tổng cty xuất khẩu, sau này làm chứng từ thanh toán.
5.3. Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity)
Giấy chứng nhận số lượng là chứng từ xác định số lượng hàng hóa mà người
bán giao cho người mua.
Giấy chứng nhận số lượng có các nội dung sau:

104
+ Tên người gởi hàng, người nhận hàng
+ Tên hàng hóa cảng đi, cảng đến
+ Ký mã hiệu, số lượng hàng hóa tổng cộng và từng loại...
5.4. Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of weight)
Giấy chứng nhận trọng lượng là chứng từ xác nhận khối lượng hàng hóa.
Giấy chứng nhận trọng lượng là cơ sở để người mua đối chiếu giữa khối lượng
hàng mà người bán gửi với hàng thực nhận.
Nội dung:
+ Tên người gởi, tên người nhận
+ Tên phương tiện vận tải
+ Ngày bốc hàng
+ Tên hàng
+ Trọng lượng tịnh...
5.5. Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality)
Giấy chứng nhận phẩm chất là chứng từ xác nhận chất lượng hàng hóa.
Giấy chứng nhận phẩm chất được dùng để chứng minh sự phù hợp giữa chất
lượng thực của hàng hóa và những quy định trong hợp đồng.
Nội dung:
+ Tên người gởi hàng, tên người nhận hàng
+ Tên hàng
+ Số hiệu hợp đồng
+ Ký mã hiệu hàng hóa
+ Số lượng, trọng lượng hàng
+ Kết quả kiểm tra phẩm chất...
5.6. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật/ động vật (Phytosanitary/ Veterinary
certificate)
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là chứng từ xác nhận hàng hóa có nguồn
gốc từ thực vật đã được kiểm tra xử lý như chống bệnh dịch, nấm độc… Giấy do cơ
quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp.
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật là chứng từ xác nhận hàng hóa động vật
hoặc có nguồn gốc từ động vật đã được kiểm tra và xác định là không mang vi trùng
gây bệnh, hoặc đã được tiêm chủng phòng bệnh do cơ quan kiểm tra động vật cấp.

105
Chương 10:
GIỚI THIỆU TÓM LƯỢC INCOTERMS 2000

INCOTERMS: International Commerce Terms: Các điều kiện thương mại quốc
tế.
Chương này được đưa ra nhằm giúp bạn đọc có thể nắm bắt sơ qua về một văn
bản quan trọng trong thanh toán quốc tế - Incoterms. Văn bản này quy định các điều
khoản liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế, giúp các nhà thương mại ở các
quốc gia khác nhau có thể làm việc cùng nhau bằng cách sử dụng chung một hệ thống
quy tắc.

1. Khái niệm và lịch sử ra đời Incoterms


Khi đề cập đến những khác biệt trong việc áp dụng luật, điều quan trọng nhất
cần biết rõ: ai là người chịu trách nhiệm về hàng hóa?; ai phải chịu rủi ro mất mát
trong trường hợp có tổn thất bất ngờ trên đường vận chuyển?; ai sẽ chịu chi phí phát
sinh?...
Ví dụ: Ở Pháp quy định khi hàng hóa được đưa ra khỏi cửa hàng hoặc ra khỏi phạm vi
trách nhiệm của người bán hoặc đang trên đường đi thì mọi rủi ro, hiểm họa đều do
chủ sở hữu chịu.
Luật ở Đức quy định mọi rủi ro hiểm họa là do người bán chịu.
Như vậy khi một thương nhân Pháp đàm phán với người mua Đức thì họ buộc
phải chấp nhận sự mâu thuẫn này.
Để giảm bớt khó khăn trong việc hiểu những quy định của các nước, phòng
thương mại quốc tế ICC đã soạn thảo ra Incoterms năm 1936, nhằm giải quyết những
vấn đề tồn tại do những bất đồng giữa luật địa phương gây ra và cũng để quy chuẩn
nhiều cách hiểu khác nhau cho một thuật ngữ.
Bằng cách tạo lập những điều kiện thống nhất cũng như đảm bảo tối đa tính
khách quan và an toàn của các giao dịch quốc tế, Incoterms đã được công nhận ở hầu
hết các nước trên thế giới. Phiên bản mới nhất là Incoterms 2000.
Vậy: Incoterms là tập hợp một bộ quy tắc quốc tế để giải thích những điều kiện
thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương, tạo điều kiện cho các giao dịch
thương mại quốc tế diễn ra một cách trôi chảy, tránh những hiểu lầm, tranh chấp do
tập quán thương mại khác nhau giữa các nước khác nhau.
Incoterms được tạo ra với mục đích mở rộng các nơi diễn ra những thỏa thuận
về chi phí, rủi ro tiềm ẩn trong việc lưu kho hàng hóa, sản phẩm công nghiệp và vận
tải, cũng như thỏa thuận về chi phí lập và sở hữu các chứng từ liên quan.

106
2. Chuyển giao chi phí
Mặc dù người bán và người mua đã ký kết hợp đồng, cả hai bên đều hy vọng
kiếm được một khoản lời dự tính trước, họ không muốn trả những chi phí dịch vụ bổ
sung dù chúng có thể đã được họ ước lượng trước trong giá bán dự kiến.
Việc quy định rõ khi nào người bán không phải trả chi phí nữa và khi nào người
mua bắt đầu trả chi phí sẽ đảm bảo cho sự thành công và kết quả của một hợp đồng
tiện lợi, thỏa mãn cả hai bên.
2.1. Về phần người bán
Người bán phải biết rõ ai sẽ trả cho các khoản sau:
 Bao gói
 Phí chuyển hàng
 Phí chuyên chở (xếp hàng lên tàu, trong chuyến đi, dỡ hàng tại cảng đến)
 Bảo hiểm hư hỏng hàng hóa
 Thủ tục hải quan (phía nhập khẩu, phía xuất khẩu)
 Phí lưu kho (dự tính trước hoặc phát sinh)
 Phí bảo quản hàng hóa
2.2. Về phần người mua
Người mua phải biết liệu giá bán đã bao gồm các khoản sau chưa
 Phí bao gói
 Phí làm visa hoặc giấy chứng nhận phân tích hàng hóa
 Phí vận chuyển
 Bảo hiểm hư hỏng hàng hóa
 Phí thủ tục hải quan xuất khẩu
 Thuế hải quan hoặc thuế nhập khẩu
Một chi phí phát sinh dù nhỏ cũng điều chỉnh rõ rệt giá bán và làm giảm lợi
nhuận.
Người mua phải chú ý: người bán có thể có nhiều nhà máy hoặc kho chứa hàng
gần hoặc xa nhau. Người mua có thể sai lầm nghĩ rằng chính nhà máy gần sẽ giao
hàng cho mình trong khi trên thực tế nhà máy ở xa mới chế tạo ra sản phẩm. Điều này
làm cho chi phí vận tải tăng mặc dù Incoterms đã quy định trước về giá giao hàng.

3. Những quy ước liên quan đến rủi ro


3.1. Giao hàng ở cảng đi

107
Điều này quy định đối với cả hai bên rằng người mua sẽ phải chịu mọi rủi ro từ
việc bảo quản cũng như vận chuyển hàng hóa ngay khi họ nhận hàng từ người chuyên
chở đầu tiên.
Địa điểm diễn ra việc chuyển giao này được quy định xa nhất là tại biên giới
của lãnh thổ xuất khẩu. Hai bên sẽ thỏa thuận trực tiếp ngay cả khi việc thanh toán đã
được quy định trước trong tín dụng chứng từ.
Vận đơn sẽ quy định rõ địa điểm cũng như ngày chuyển giao rủi ro. Nó chỉ rõ
liệu phí vận tải đã được trả hay chưa hoặc hàng hóa đã đến đúng nơi chưa.
Vận đơn này là bằng chứng cho thấy người bán đã thực hiện đúng các quy định
trong hợp đồng và có quyền đòi hỏi thanh toán tiền hàng.
3.2. Giao hàng tại cảng đến
Điều này quy định đối với cả hai bên rằng người bán sẽ phải chịu mọi rủi ro từ
việc bảo quản cũng như vận chuyển hàng hóa cho đến khi việc giao hàng diễn ra tại
cảng đến.
Địa điểm diễn ra việc chuyển giao này được quy định gần nhất là tại cửa khẩu
của lãnh thổ nhập khẩu. Việc chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện ngay khi nhận
hàng từ trên tàu tại cảng đến cho tới tận nhà máy của người mua.

4. Những quy ước liên quan đến những nghĩa vụ khác


Ngay cả khi một hợp đồng gồm rất nhiều khoản mục, nó vẫn còn chứa đựng
nghi ngờ trong việc chuyển giao trách nhiệm giữa các bên. Ví dụ như: Ai sẽ trả tiền ký
mã hiệu lô hàng khi nhà chức trách tại nước nhập khẩu yêu cầu? Ai lo thủ tục giấy
phép xuất khẩu để xuất trình tại hải quan cho quyền xuất khẩu hàng? Ai lo thủ tục giấy
phép nhập khẩu để xuất trình tại hải quan cho quyền nhập khẩu hàng?
Việc nhận hàng là khá phức tạp hoặc do lý do kiểm định hoặc do những tính
chất đặc biệt của hàng hóa như thực phẩm hiếm, động vật sống…
Incoterms chỉ khẳng định trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải tạo điều kiện
chuyên chở tốt. Điều này cho phép áp dụng luật nội địa nhưng phải ghi rõ nước nào
ban hành luật, ai cho phép thực hiện và ai chịu trách nhiệm của bên bán hoặc bên mua.

5. Điều kiện trong giao hàng


Những người tham gia ngoại thương cần nhận thức rằng việc chọn Incoterms
nào cũng phải được ghi rõ lý do trong hợp đồng thương mại và ngoài việc chuyển giao
rủi ro cũng như chi phí, không thể bỏ qua những điều kiện khác không kém quan
trọng, đó là việc chỉ định người vận tải và hãng tàu thủy.

108
Phí vận tải được tính trên hóa đơn mà người vận tải cung cấp. Incoterms quy
định một điều không thành văn: “Ai trả phí vận tải chỉ trách nhiệm người đó có quyền
yêu cầu và đòi hỏi người vận tải”.
Trách nhiệm người bán: họ phải chịu trách nhiệm về vận tải và trả cước phí cho
tới khi hàng tới cảng đến trong tất cả các Incoterms bắt đầu bằng chữ C và D.
Trách nhiệm người mua: họ phải chịu trách nhiệm về vận tải và trả cước phí
cho tới khi hàng tới cảng đến trong tất cả các Incoterms bắt đầu bằng chữ E và F.
Nhờ vào những chỉ dẫn ngắn gọn trong bản Incoterms sửa đổi, những người
tham gia ngoại thương thấy rằng việc lựa chọn Incoterms phải được phản ảnh một
cách chính xác, nhất là những điều kiện về chuyển giao cước phí và rủi ro, việc chỉ
định phương tiện vận tải, cách thức và người vận tải cũng phải được xác định rõ ràng.

6. Sự phân biệt những Incoterms khác nhau


6.1. Những Incoterms bán tại cảng đi
Bao gồm 8 Incoterms chia thành các nhóm E, F, C.
Người bán phải chỉ định vận tải và trả cước phí.
EXW Giao tại xưởng (Ex works)
Người bán phải chịu trách nhiệm ít nhất. Trách nhiệm duy nhất của người bán
là giao hàng thuộc sự quản lý của người mua tại nhà máy của chính mình.
Tất cả những chi phí cũng như rủi ro tiềm ẩn trong việc chuyên chở đến cảng
đến đều thuộc trách nhiệm của người mua và họ cũng chính là người cung cấp phương
tiện. Ngoại trừ có quy ước ngược lại, còn không người mua sẽ chịu trách nhiệm.
FAC Giao cho người chuyên chở (Free Carrier)
Người mua lựa chọn cách thức vận tải và người vận tải. Họ phải trả phí vận tải
từ nơi lưu kho của người vận tải cho tới địa điểm giao hàng.
Người bán phải giao hàng cho người vận tải do người mua chọn.
Tại thời điểm người vận tải nhận hàng hóa, chi phí và rủi ro được chuyển giao.
Trong trường hợp vận tải hoàn toàn bằng xe tải hoặc hàng đóng container,
người bán có trách nhiệm chất hàng lên và người mua dỡ hàng xuống, mỗi bên chịu
các phí tổn tương ứng. Những thủ tục hải quan xuất khẩu thuộc trách nhiệm của người
bán.
FAS Giao hàng dọc mạn tàu (Free Alongside Ship)
Người bán phải giao hàng dọc chiều dài tàu, ở trên cảng bốc dỡ hoặc trên xà
lan.
Từ thời điểm đó, người mua sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí và rủi ro mất
mát hay thiệt hại của hàng hóa.

109
Người mua trả chi phí làm thủ tục hải quan xuất khẩu, cước phí vận chuyển,
chọn tàu vận tải. Tất cả các chi phí và rủi ro liên quan đến vận tải và bốc dỡ tại cảng
đến đều do người mua chịu.
FOB Giao hàng trên tàu (Free On Board)
Người bán giao hàng trên boong tàu ở cảng bốc hàng được quy định trước trong
hợp đồng. Họ phải chịu chi phí hải quan xuất khẩu.
Người mua sẽ chọn tàu vận tải và trả cước phí.
Ngay khi hàng hóa được đưa lên tàu, mọi chi phí và rủi ro được chuyển giao
cho người mua.
Người mua phải chọn phương thức vận tải và trả cước phí vận chuyển hàng tới
cảng đến.
CFR Tiền hàng và cước phí (Cảng đến quy định – Cost & Freight)
Người bán chọn tàu vận tải và trả cước phí vận chuyển tới tận cảng đến đã định
trước. Họ cũng chịu trách nhiệm bốc hàng và làm các thủ tục xuất khẩu, trả thuế xuất
khẩu hàng hóa.
Ngay khi hàng hóa được đưa lên tàu tại cảng bốc dỡ, mọi rủi ro về việc mất mát
hư hại hàng hóa và chi phí phát sinh được chuyển giao cho người mua.
CIF Tiền hàng, phí bảo hiểm và phí vận tải (Cost, Insurance & Freight)
Giống như quy định ở CFR nhưng người bán có trách nhiệm mua một bảo hiểm
đường biển để tránh những rủi ro mất mát hàng hóa trên đường vận chuyển.
Ngay khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển, người mua sẽ phải chịu
trách nhiệm về những hư hại hay mất mát hàng hóa cũng như những chi phí gia tăng
trên đường đi.
CPT Cước phí trả tới (Cảng đến quy định – Carriage Paid To)
Người bán chọn tàu vận tải và trả cước phí vận chuyển tới tận cảng đến đã định
trước. Họ cũng chịu trách nhiệm bốc hàng và làm các thủ tục xuất khẩu, trả thuế xuất
khẩu hàng hóa.
Ngay khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển, người mua sẽ chịu trách
nhiệm về những hư hại hay mất mát hàng hóa cũng như những chi phí gia tăng trên
đường đi. Họ cũng chịu trách nhiệm trả thuế nhập khẩu và chi phí dỡ hàng xuống.
CIP Cước phí vận chuyển hoặc bốc dỡ và phí bảo hiểm trả tới (Cảng đến
quy định – Cost, Insurance & Freight)
Ngoài những trách nhiệm phải thực hiện trong CPT, người mua phải cung cấp
một hợp đồng bảo hiểm cho những mất mát, hư hại hàng hóa vận chuyển. Hợp đồng
này phải bảo hiểm cho ít nhất 10% tổng giá trị hàng hóa.
6.2. Những Incoterms bán tại địa điểm đến

110
Bao gồm 5 Incoterms bắt đầu bằng chữ cái “D” nghĩa là “giao hàng”
DAF Giao hàng tại biên giới (Delivered At Frontier)
Khi vượt qua một biên giới nhất định, việc chuyển giao rủi ro và chi phí được
thực hiện.
Người bán trả chi phí và chịu những rủi ro cho tới biên giới. Họ cũng chịu
những chi phí làm thủ tục xuất khẩu.
Người mua chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu và nộp thuế trực thu, gián
thu kèm theo.
Người bán không bắt buộc phải mua bảo hiểm cho hàng hóa.
DES Giao hàng tại tàu (Delivered Ex Ship)
Người mua chọn tàu, trả cước vận chuyển và chịu những rủi ro vận chuyển trên
biển cũng như làm các thủ tục xuất khẩu.
Việc chuyển giao rủi ro và chi phí diễn ra khi hàng hóa vẫn nằm trên tàu tại
cảng đến và chưa được dỡ xuống.
Người mua chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu và nộp thuế trực thu, gián
thu kèm theo.
DEQ Giao tại cầu cảng (Đã nộp thuế, cảng đến quy định – Delivered Ex
Quay)
Việc chuyển giao rủi ro và chi phí ngay khi người bán chuyển hàng dưới sự
quản lý của người mua tại cầu cảng được chỉ định trước ở nước nhập khẩu.
Người bán làm thủ tục nhập khẩu và trả các loại thuế nhập khẩu kèm theo.
DDP Giao hàng đã nộp thuế (Delivered Duty Paid)
Incoterm này quy định trách nhiệm lớn nhất của người bán.
Người bán sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi việc, chỉ định và trả cước vận
chuyển.
Ngay khi hàng hóa được đưa lên tàu tại cảng bốc dỡ, rủi ro về việc mất mát, hư
hại hàng hóa cũng như mọi chi phí phát sinh được chuyển giao cho người mua.
Người bán cũng chịu trách nhiệm làm các thủ tục hải quan nhập khẩu, trả thuế
và phí yêu cầu cũng như chịu trách nhiệm dỡ hàng. Họ chịu tất cả những rủi ro cho tới
khi giao hàng tới tận nơi cho người nhận.
DDU Giao hàng chưa nộp thuế (Delivered Duty Unpaid)
Khác với DDP, chuyển giao hết tất cả trách nhiệm về thuế và lệ phí kèm theo
cho người mua.

111
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn, (2006), Thanh toán quốc tế, Nxb Tổng hợp tp Hồ
Chí Minh.
2. TS. Nguyễn Minh Kiều, (2008), Thanh toán quốc tế, Nxb Thống kê.
3. TS. Nguyễn Minh Kiều, (2006), Bài tập và bài giải Thanh toán quốc tế, Nxb
Thống kê.
4. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, (2009), Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ
ngoại thương, Nxb Thống kê.

112

You might also like